Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1281/QĐ-UBND tái cơ cấu ngành giao thông vận tải công nghiệp hóa hiện đại hóa Cà Mau

Số hiệu: 1281/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Dương Tiến Dũng
Ngày ban hành: 04/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1281/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 04 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1210/QĐ-TTG NGÀY 24/7/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát trin bền vững giai đoạn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 134/TTr-GTVT ngày 17/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau, Thủ trưởng các sở, ngành và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này./. 


Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
-
Bộ Giao thông vận tải;
-
Thường trực Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND tnh;
-
Cổng TT-ĐT tỉnh;
-
Trung tâm CB-TH;
-
CVP, PVP UBND tnh (Th);
-
Phòng Xây dựng (Ng);
-
Lưu: VT. Tr 06/9.

KT. CHTỊCH
PHÓ CHỦ TCH




Dương Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1210/QĐ-TTG NGÀY 24/7/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1281/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải (GTVT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, y ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1210/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đ án tng thtái cơ cấu kinh tế gắn với chuyn đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

- Tái cơ cấu đu tư công kết hợp huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo đột phá trong phát trin kết cấu hạ tầng giao thông, làm cơ sở cơ cấu lại phương thức vận tải. Tập trung đầu tư các công trình trọng đim đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông cửa ngõ, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo;

- Phát triển hợp lý các phương thức vận tải, chú trọng khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh;

- Gắn nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, nhm tăng năng lực của cả hệ thống làm cơ sở cơ cấu lại thị phần vận tải giữa các lĩnh vực;

- Kết hp hài hòa giữa mục tiêu quan trọng, cấp bách với các mục tiêu cơ bản, dài hạn theo hướng phát triển bền vững; coi trọng khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, kết hp đầu tư mới để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực; gắn phát trin giao thông vận tải với mục tiêu đm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sdụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;

- Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thng giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển giao thông vận tải theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và đảm bảo môi trường, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát trin theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải; đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế;

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ hiện đại trên cơ sở sử dụng ngun lực hợp lý đđầu tư, ưu tiên cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng; tăng cường công tác bảo trì các công trình hiện có để nâng cao năng lực thông qua;

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, đi mới thchế, hỗ trợ tối đa cho tchức và nhân dân thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát trin sản xuất trong thời kỳ mới. Nâng cao hiệu quả, cải thiện năng lực sản xut kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành;

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong xây dựng phát triển và quản lý giao thông vận tải. Đào tạo phát trin nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nâng cao năng lực hoạch định chính sách, dự báo, tư vấn, tổ chức quản lý đu tư phát trin và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý vận tải.

II. NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải giai đoạn đến năm 2020 như sau:

1. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh:

- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Theo dõi và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2015 - 2016: Đường Hành lang ven biển phía Nam; đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi; cầu Hòa Trung II; cầu Phụng Hiệp (Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 63);

- Đôn đốc, phối hợp với Bộ GTVT triển khai thực hiện đầu tư: Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn tránh qua thành phố Cà Mau; đường Hành lang ven biển phía Nam (đoạn nối từ Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đến Quốc lộ 1); nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63; nâng cấp và kéo dài đường băng Sân bay Cà Mau đảm bảo máy bay tm trung hoạt động; nạo vét tuyến đường thủy từ Khánh An - Năm Căn, luồng hàng hải, khu neo đậu, chuyển tải, tránh trú bão kết hợp tận thu sản phẩm, gồm: Cửa Bồ Đ(xã Tam Giang Tây), cửa Vàm Xoáy (xã Đất Mũi), cửa biển Khánh Hội, cửa biển Sông Đốc...

2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải địa phương:

2.1. Các công trình đường bộ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:

a) Tranh thủ Trung ương hỗ trợ vốn có mục tiêu từ ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng một số dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như:

- Đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc;

- Đường Vành đai Tây Nam;

- Đường phía bNam sông Ông Đốc nối vào Quốc lộ 1A;

- Tuyến đường nối các tuyến quốc lộ qua nội ô thành phố Cà Mau;

- Xây dựng 13 nút kênh hóa, 5 nút hình xuyến, 2 nút giao cắt khác mức, 34 nút giao cắt giản đơn, 8,1km đường vào nút, 38,4km đường gom đấu nối vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đu tư đường trên đê biển Tây, kết hợp với các chương trình phát triển thủy lợi để bồi trúc, hoàn thiện nền đường đất đen trên tuyến đê biển Đông.

b) Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án từ nguồn vốn ngân sách địa phương, gồm:

- Cầu Rạch Sao 2, huyện Đầm Dơi;

- Cầu Bạch Ngưu, huyện Thới Bình;

- Các cầu trên tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi;

- Cầu Nhị Nguyệt, cầu Xóm Ruộng trên tuyến đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi (ĐT.988);

- Các cầu trên tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc (ĐT.985C);

- Các cầu, cống trên tuyến đường Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm (ĐT.986);

- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Quảng trường văn hóa Trung tâm tỉnh.

c) Tranh thủ nguồn vốn ODA (vay, viện trợ) thuộc ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ:

- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh, công trình trọng điểm đạt tiêu chuẩn cấp IV, V, gồm: Đường Cà Mau - Đầm Dơi (ĐT.990); đường U Minh - Tân Bằng (ĐT.984C); đường U Minh - Khánh Hội (ĐT984); đường Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc (ĐT.985B); đường Láng Trâm - Thới Bình (ĐT.983B); đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi (ĐT.988); đường Thới Bình - Trí Phải (ĐT.983); đường Đầm Dơi - Năm Căn (ĐT.990); đường T29 đoạn từ Khai Hoang - Đê biển Tây (ĐT.983B); đường Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm (ĐT.986); đường đê Tây sông Bảy Háp (ĐT.987); đường Cái Nước - Đầm Dơi đoạn Rau Dừa - Gành Hào (ĐT.988B) và đường Chợ Hội - Ranh Hạt.

- Xây dựng kế hoạch ưu tiên nạo vét các tuyến đường thủy để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, đáp ứng yêu cầu phục vụ Cảng Năm Căn, Nhà máy đạm Cà Mau và nhu cu vận chuyn vật liệu xây dựng như: Sông Ông Định, sông Đầm Dơi, sông Rạch Gốc, sông Bảy Háp, sông Cái Tàu...

2.2. Các công trình đường bộ đầu tư từ nguồn vốn tư nhân và nhân dân:

a) Các dự án thực hiện đầu tư theo hình thức BOT, gồm: Cầu bắc qua sông Trẹm (hoàn thành năm 2015); cầu Hòa Trung I bc qua sông Bảy Háp (hoàn thành năm 2016); cầu Chà Là (hoàn thành năm 2016); cầu sông Ông Đốc; cu Vàm xáng Cái Ngay; cu bắc qua sông Cái Tàu (tuyến Thới Bình - U Minh); cầu Rạch Đường Kéo (huyện Ngọc Hiển); cầu Cửa Gành Hào; cầu Vàm Đầm.

b) Các dự án thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), gồm: đường bờ Bắc Sông Đốc; đường Vành Đai số 3; Bến xe - tàu Quản lộ Phụng Hiệp, Bến xe tàu Phường 7.

2.3. Hệ thng đường ô tô đến trung tâm xã:

Xây dựng Kế hoạch từng bưc đầu tư nâng cấp các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V theo thứ tự ưu tiên.

2.4. Hệ thống giao thông nông thôn:

- Tính đến tháng 6/2015 trên địa bàn tỉnh có 11 xã đạt tiêu chí về giao thông theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 13,45%. Trong đó:

+ Chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật chiếm 67,57%;

+ Chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật chiếm 48,32%;

+ Chỉ tiêu tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa chiếm 42,12%;

+ Chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi chiếm 0% (trên địa bàn tỉnh không có).

- Phấn đấu từ nay đến năm 2020 tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành 1.800km đường giao thông nông thôn (tổng kinh phí thực hiện khoảng 5.000 tỷ đồng) để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mi, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát trin kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cơ chế huy động vốn: Ngân sách nhà nước hỗ trợ, lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ có mục tiêu; huy động đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân và các nguồn vốn vận động hợp pháp khác.

2.5. Hệ thống giao thông đô thị:

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng đồng bộ hệ thống đường trong nội ô thành phố Cà Mau theo quy hoạch được phê duyệt; có kế hoạch lập dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai để từng bước nâng cấp đạt tiêu chí đô thị loại I sau năm 2020; các huyện xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng đường nội ô thị trấn, trung tâm xã và cụm kinh tế;

- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Năm Căn và Sông Đốc để đạt tiêu chí đô thị loại 4.

2.6. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông:

- Xây dựng kế hoạch duy tu sửa chữa, quản lý thường xuyên cho các tuyến đường tỉnh, kịp thi kiểm tra, thay thế các biển báo không còn phù hợp để phân khai thực hiện bằng nguồn vốn sửa chữa đường bộ từ ngân sách tỉnh và Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương hỗ trợ;

- Lập định mức duy tu bảo dưỡng đáp dụng trên địa bàn tỉnh; từng bước xã hội hóa công tác bảo trì hệ thống đường tỉnh và các đường địa phương, đặc biệt đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên; triển khai phương thức đấu thầu thay cho phương thức đặt hàng hiện nay;

- Triển khai thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh theo các quy định của pháp luật hiện hành;

- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất dành cho đường bộ; các huyện, thành phố Cà Mau rà soát đất dành cho hành lang bảo vệ đường bộ để xây dựng kế hoạch giải tỏa; ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện lập lại trật tự hành lang đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020.

2.7. Hoạt động vận tải:

a) Lĩnh vực đường bộ:

- Thực hiện quy hoạch bến xe trên địa bàn tỉnh, hiện đại hóa các bến xe hiện có, đáp ứng nhu cầu đưa đón khách đi lại, phù hợp với quy chun kỹ thuật quốc gia; khảo sát, xác định vị trí các đim dừng đón trả khách tuyến cố định trên đường quốc lộ đi qua địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phương tiện, khai thác có hiệu quả, tránh tình trạng cung vượt cầu. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ hành khách: Đầu tư bến, các trạm dừng, phương tiện mới, hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực... đảm bảo phục vụ, đáp ứng tt nhu cu của nhân dân;

- Phát triển phương tiện vận tải đường bộ theo hướng ưu tiên vận tải công cộng, phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thân thiện với môi trường;

- Tập trung phát triển hệ thống xe buýt, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, đầu tư các tuyến xe buýt theo quy hoạch được phê duyệt;

- Phát triển hiệu quả mạng lưới vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh. Tăng cường quản lý vận tải qua thiết bị giám sát hành trình và trật tự vận tải, nhất là tại các đô thị; có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm nạn xe “dù”, bến “cóc”, xe núp bóng xe hợp đồng theo quy định.

b) Lĩnh vực đưng thủy nội địa:

- Phát triển phương tiện thủy nội địa theo hướng phát triển du lịch, đáp ứng nhu cu dân sinh của địa phương; nâng cấp và xây dựng các bến thủy để phục vụ nhu cu vận chuyn hàng hóa, hành khách;

- Nâng cấp các bến dân sinh; tổ chức, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, mở các lp đào tạo thuyền máy trưởng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội;

- Triển khai đồng bộ các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông từ khâu thiết kế, thi công công trình giao thông, nghiên cứu tchức quản lý giao thông hp lý đến công tác cấp đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải thủy.

2.8. Tái cơ cu các doanh nghiệp:

- Ổn định hoạt động, nâng cao năng lc cạnh tranh, năng lực quản lý điều hành của các doanh nghiệp, hp tác xã hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ;

- Nâng cao năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa gặp khó khăn trong hoạt động;

- Chú trọng đầu tư nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh, không những đáp ứng nhu cầu hoạt động trước mắt mà còn có tính chiến lược, chun bị cho các bước phát trin lâu dài v sau.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thc hiện đổi mới thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát trin ngành giao thông vận tải:

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản liên quan đến công tác quản lý ngành GTVT trên địa bàn tỉnh; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Trung ương để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và kinh doanh vận tải;

- Có chính sách phù hợp và đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển ngành GTVT và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện rà soát thủ tục hành chính tại Sở GTVT, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT;

- Ban hành kịp thời cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa khi lượng lớn và vận tải đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, trong đó gắn cụ thtrách nhiệm người đứng đầu ở địa phương và các chủ ththam gia giải phóng mặt bằng; củng cố hoạt động của các Trung tâm Phát trin quỹ đất tại địa phương nhằm tạo quỹ đất, kinh phí xây dựng khu tái định cư;

- Kiện toàn công tác đăng ký, đăng kiểm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý phương tiện giao thông vận tải.

2. Nâng cao chất lưng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành, lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Tăng cường công tác kim tra, giám sát thực hiện quy hoạch đảm bảo tính công khai, minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch;

- Tăng cường sự phối kết hp giữa các sở, ngành và địa phương trong việc xây dựng, quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả và phát triển hài hòa các phương thức vận tải:

- Ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng kết nối các phương thức vận tải; trong đó, chú trọng kết nối vận tải hành khách công cộng đô thị với bến xe, bến tàu, cảng hàng không, cảng sông;

- Tái cơ cấu phương tiện vận tải hàng hóa theo hướng chú trọng đầu tư phương tiện vận tải đường thủy nội địa và đường biển; nâng cao năng lực xếp dỡ tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông, lâm, hải sản;

- Hiện đại hóa hệ thống điều hành và phân phối dịch vụ vận tải; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống vận tải hàng không; mở rộng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện kinh doanh vận tải và hình thành trung tâm tích hợp dữ liệu chung ngành giao thông vận tải; đầu tư hệ thống vé xe điện tử liên thông giữa nhiều phương thức vận tải và giữa dịch vụ vận tải liên tỉnh với vận tải đô thị.

4. Khai thác và đầu tư có hiu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông:

- Tổ chức thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo chất lượng công trình, tăng cường năng lực vận tải, khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố, điểm đen tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông;

- Tăng cường công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông để phục vụ khai thác, đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khi có điều kiện;

- Đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn; tham gia góp vốn, ngày công lao động thi công đường nối liền ấp, khóm, khu dân cư bằng nhiều loại vật liệu như: bê tông xi măng, láng nhựa, các vật liệu mới phù hợp vi điều kiện tự nhiên tại địa phương, đắp nền đường đất đen;

- Đôn đốc UBND các huyện, thành phố Cà Mau rà soát hiện trạng giao thông nông thôn và xây dựng kế hoạch phối hợp với công trình thủy lợi nạo vét kênh, rạch đbồi trúc nền đường đất đen. Quy hoạch mạng lưi giao thông nông thôn đảm bảo đấu nối với các tuyến đường chính hp lý và phù hợp với quy hoạch phát trin nông thôn mi.

5. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công:

- Tập trung đầu tư các công trình trọng yếu theo định hướng Nghị quyết s13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam và các quy hoạch được phê duyệt, chống đầu tư dàn trải. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ để bố trí tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư;

- Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp tác phát triển trong đầu tư công. Ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn không cao hoặc không thể huy động đầu tư tư nhân;

- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông; thực hiện đồng bộ các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã ban hành;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

6. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách:

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan đầu mối quản lý đầu tư theo hình thức PPP; khn trương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án BOT, BT...trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và hoàn thiện khung chính sách về đầu tư theo hình thức PPP trong ngành giao thông vn tải.

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối với các dự án đặc biệt quan trọng, kết hp bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ưu tiên cho khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ (trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, quảng cáo, các công trình khác...), miễn giảm thuế, thưởng tiến độ các dự án, hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng...;

- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP; kiện toàn các tổ chức huy động vốn, xây dựng trang thông tin điện tử để xúc tiến đầu tư và các chính sách có liên quan;

- Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vào thời điểm thích hp trên cơ sở các nguồn thu có phát sinh liên quan đến sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông (nguồn thu từ phương tiện lưu hành, chuyển nhượng và cho thuê tài sản kết cấu hạ tng giao thông, khai thác quỹ đt hai bên đường, khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ...).

7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bo vệ môi trường:

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong thiết kế, đầu tư, xây dựng, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành công trình; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới;

- Hiện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành và khai thác các hệ thống giao thông vận tải;

- Tăng cường thu hút mạnh các nguồn vốn ODA, tiếp cận công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải.

8. Phát triển nguồn nhân lực:

- Mở rộng các hình thức đào tạo; xã hội hóa đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyn dụng công khai thông qua thi tuyn;

- Tập trung đầu tư nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo; tăng cường phối hợp và gn kết giữa đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo để đảm bảo nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo;

- Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm...

- Đẩy mạnh triển khai Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ Kế hoạch này tham mưu UBND tỉnh xây dng kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông hàng năm;

- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực giao thông vận tải thực hiện đầu tư đi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và hoạt động kinh doanh vận tải đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh;

- Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp cần bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và các cơ quan liên quan tham mưu phân bổ vốn hàng năm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đđáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Kế hoạch;

- Tham mưu UBND tỉnh xem xét đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của Luật Đầu tư công;

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho công tác bảo trì kết cấu hạ tng giao thông, hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí, hỗ trợ tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ phương tiện, trợ giá xe buýt;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện Đán “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định số 2174/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 của Thủ tưng Chính phủ).

4. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: GTVT, Khoa học và Công nghệ tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng liên quan đến tiêu chí đảm bảo điều kiện kết nối giữa các phương thức vận tải hàng hóa, hành khách và ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị;

- Phối hợp Sở GTVT và địa phương thực hiện rà soát, di chuyển và quy hoạch bến xe khách liên tỉnh, bến xe hàng... ra ngoài trung tâm đô thị.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Phi hợp Sở GTVT tổ chức nghiên cứu, thnghiệm các công nghệ, vật liệu mới sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải;

- Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và các cơ quan liên quan rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan về tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ ngành GTVT thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu phát triển hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh;

- Quản lý việc sản xuất, đóng mới, nhập khẩu phương tiện vận tải theo hướng ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường;

- Phối hợp với các Sở: GTVT, Thông tin và Truyền thông trong việc hỗ trợ pháp lý về thương mại điện tử để hình thành các sàn giao dịch vận tải hàng hóa.

7. STài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Sở GTVT và địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đất giao thông đô thị; đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải hành khách công cộng đô thị, hoạt động logistics;

- Phối hợp với Sở GTVT trong xây dựng quy hoạch, lập dự án đầu tư nhm tăng cường năng lực thích ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông với hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Tham mưu kiện toàn bộ máy các trung tâm phát triển quỹ đất tại địa phương để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tạo quỹ đất, kinh phí xây dựng khu tái định cư.

8. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau:

- Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn ưu tiên tập trung vốn cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải hành khách công cộng, vận tải đa phương thức và dịch vụ Logistics theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải về các cơ chế chính sách tín dụng để hỗ trợ ngành giao thông vận tải thực hiện Kế hoạch.

9. Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các s, ngành khác:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở GTVT, UBND các huyện, thành phố Cà Mau tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông; tuyên truyền chủ trương khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và thực hiện các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải.

10. UBND các huyện, thành phố Cà Mau:

- Căn cứ Kế hoạch này kết hợp với các chương trình mục tiêu tại địa phương, xây dựng kế hoạch phát trin hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 tại địa phương;

- Rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải của địa phương mình và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện;

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính khuyến khích đu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương mình; ưu tiên hỗ trợ phát trin vận tải hành khách công cộng, sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, GTVT và các doanh nghiệp lập kế hoạch di dời một số kết cấu hạ tầng giao thông đầu mối ra khỏi trung tâm nội thị; ưu tiên bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu bến, bãi đỗ xe công cộng đô thị, quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất sửa đi, bsung cho phù hợp, thì các cơ quan, đơn vị kịp thời, chủ động báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) đtổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1281/QĐ-UBND ngày 04/09/2015 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1210/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.760

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.121.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!