ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 120/2004/QĐ-UB
|
Pleiku , ngày 11 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ''
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003;
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29-6-2001;
- Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19-11-2002 của Chính phủ về các giải pháp
kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
- Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19-02-2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Giao thông-vận tải tỉnh
Gia Lai ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy định đối với việc sử
dụng vỉa hè, lòng đường, họp chợ
1. Nghiêm cấm việc tự ý cơi nới, che chắn cứng phần
không gian vỉa hè tại tất cả các tuyến đường và cấm sử dụng lòng đường, vỉa hè
để dựng lều, quán, làm sân phơi, họp chợ, buôn bán, sản xuất, gia công, sửa
chữa xe và các hoạt động dịch vụ khác, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3,
khoản 4, khoản 5 điều này.
2. Trung tâm thương mại thành phố, huyện, thị xã được
đặt ở đúng vị trí quy hoạch; Các chợ khác chỉ được tiến hành họp ở những địa
điểm cố định do ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn quy định.
3. Những vỉa hè có chiều rộng lớn hơn 3 mét, thì dành
tối thiểu 3 mét tính từ mép bó vỉa trở vào cho người đi bộ, phần còn lại UBND
huyện, thị xã, thành phố có thể cho phép đăng ký kinh doanh, buôn bán. Người sử
dụng vỉa hè phải nộp phí theo quy định. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sử dụng
vỉa hè trước trụ sở để cho thuê kinh doanh dưới mọi hình thức.
UBND huyện, thị xã, thành phố quy
định cụ thể các điểm vỉa hè cho phép sử dụng kinh doanh, buôn bán. Đồng thời,
hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép sử dụng vỉa hè theo quy định này.
4. Được sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để tổ chức
lễ hội, hội thao, bán hoa phục vụ Tết nguyên đán ... trên một số đoạn trong khi
có nhu cầu và phải được phép của UBND huyện, thị xã, thành phố.
Đối với các đoạn đường đang trong
thời gian tổ chức các hoạt động trên, UBND huyện, thị xã,thành phố phải có biện
pháp hạn chế các loại xe lưu thông và các biện pháp khác để ổn định trật tự, an
toàn giao thông .
5. Trường hợp các gia đình có đám cưới, đám tang...mà
diện tích nhà ở quá hẹp, nếu có nhu cầu thì được phép sử dụng một phần vỉa hè
để dựng rạp nhưng phải xin phép UBND phường, thị trấn và không được gây cản
trở, ách tắc giao thông .
Điều 2: Quy định về điểm dừng xe, đỗ
xe trong khu vực đô thị
1. Nghiêm cấm các loại xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên
dùng và các loại xe tương tự đỗ xe dưới lòng đường và trên vỉa hè trong khu vực
nội thị thành phố Pleiku, thị xã An Khê và thị trấn các huyện, trừ xe phục vụ
đám cưới, đám tang, đoàn xe diễu hành, xe được quyền ưu tiên và ở một số nơi đã
được quy hoạch được phép dừng, đỗ xe.
Ở khu vực không có địa điểm dừng,
đỗ, khi thật cần thiết xe có thể dừng với thời gian tối đa không quá 5 phút và
phải dừng sát lề dường bên phải theo chiều đi của mình, Trong thời gian dừng
xe, lái xe vẫn phải ngồi sau tay lái và không được tắt máy xe.
2. Tất cả các loại xe ô tô tải, xe ô tô khách khi tham
gia giao thông trên địa bàn thành phố Pleiku, thị xã An Khê nếu có nhu cầu đón,
trả khách hoặc bốc, dỡ hàng hóa thì chỉ được dừng, đỗ xe ở các bến xe, bãi đỗ
xe đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động (trừ xe chở khách từ 12 chỗ
ngồi trở xuống thực hiện đón, trả khách theo hợp đồng) .
3. Các loại xe mô tô, xe gắn máy phải dừng, đỗ trên hè
phố; trường hợp đường không có hè phố thì xe mô tô, xe máy chỉ được dừng, đỗ
sát mép đường và không được gây trở ngại, nguy hiểm cho các phương tiện và
người tham gia giao thông khác. Không áp dụng quy định trên đối vời
những nơi công cộng có dịch vụ giữ xe mô tô, xe máy đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép hoạt động (như cổng chợ, công viên, nhà sách ...); Hoạt
động dịch vụ giữ xe phải chấp hành các quy định chung về an toàn giao thông, bảo
đảm phần hè phố dành cho người đi bộ và không gây trở ngại, ách tắc giao thông.
Từ nay trở đi, việc xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm
dịch vụ thương mại, văn hóa và khu dân cư phải có nơi để xe phù hợp với quy mô
công trình.
4. Ở những nơi có trường học, các xe mô tô, xe máy có
thể dừng, đỗ trên hè phố, nơi không có hè phố thì được dừng, đỗ sát mép đường
(với chiều rộng không quá l mét, được tính từ mép đường ra tim đường phía bên
trường học) để đón học sinh khi tan trường; Không được dừng, đỗ ngay trước cổng
trường. Riêng các trường đã quy hoạch sân để đón học sinh khi tan trường thì
phải chấp hành theo nội quy về đưa đón học sinh của trường.
Điều 3 Phạm vi và thời gian hoạt
động của một số loại phương tiện
1. Cấm các loại xe ô tô tải có tải trọng từ 2,5 tấn trở
lên và có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên lưu thông từ 6 giờ đến 19 giờ 30 phút
hàng ngày trong khu vực đô thị .
Cấm các loại xe ô tô tải có trọng
tải dưới 2,5 tấn, xe Lambro lưu thông từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ 30 phút
đến 19 giờ 30 phút hàng ngày trong khu vực đô thị .
2. Các xe chở nguyên vật liệu, phế thải (trừ xe vệ sinh
công cộng và xe chuyên dùng cho công ích của Công ty công trình đô thị) chỉ
được lưu thông từ 22 giờ đêm đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau trong khu vực đô
thị .
3. Cấm các loại xe khách từ 30 chỗ ngồi trở lên lưu
thông từ 6 giờ đến 19 giờ 30 phút hàng ngày trong khu vực đô thị (trừ xe buýt,
xe đưa đón công nhân, xe đưa đón học sinh).
4. Các loại xe sau đây chỉ được lưu thông trong khu vực
đô thị từ sau 22 giờ đêm đến trước 5 giờ sáng ngày hôm sau: Xe bông sen, xe ba
bánh dùng chở hàng, chở khách, xe độ chế, xe công nông máy ngang, máy dọc và
các loại xe tự đóng có kết cấu tương tự.
Tùy tình hình thực tế của địa
phương, UBND huyện, thị xã, thành phố có thể quy định các tuyến đường dành
riêng cho các loại xe quy định tại khoản này.
5. Khu vực đô thị thành phố Pleiku, thị xã An Khê và
thị trấn các huyện do UBND huyện, thị xã, thành phố quy định giới hạn cụ thể đối
với UBND các huyện, thị xã khi quy định giới hạn khu vực đô thị, cần tính đến
các tuyến đường quốc lộ, đường vào các kho bãi, khu công nghiệp...
Điều 4: Quy định đối với xe công
nông và các loại xe có kết cấu tương tự
1. Xe công nông và các loại xe có kết cất tương tự chỉ
đuợc tham gia giao thông khi đủ các điều kiện sau:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như đối với xe cơ giới; Xe có kết cấu
tương tự ô tô phải được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn kỹ thuật;
- Phải có đăng ký và gắn biển số do
Công an huyện, thị xã, thành phố cấp; Người điều khiển xe phải học pháp luật về
giao thông đường bộ, dự kiểm tra và được cấp Giấy phép lái xe phù hợp theo quy
định .
2. Kể từ nay, nghiêm cấm sản xuất các loại xe công nông
(trừ xe máy kéo nhỏ). đối với số xe đã sản xuất hiện chưa có đăng ký, nếu đạt
yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quy định thì cho
đăng ký sử dụng cho đến khi có quy định khác của Nhà nước.
3. Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với Công an tỉnh có
trách nhiệm:
- Hướng dẫn cụ thể việc đăng ký, cấp
biển số đối với các loại xe quy định tại điều này .
- Hướng đẫn việc thống kê, kiểm tra
chất lượng , an toàn kỹ thuật xe công nông để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số
trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, xử lý các vi phạm của cơ
sở sản xuất chủ xe và người điều khiển xe công nông theo quy định hiện hành.
Điều 5: Quy định đối với kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ
1. Các đơn vị thi công đường, hệ thống cấp thoát nước,
điện chiếu sáng, điện thoại...phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc
xây dụng kế hoạch và triển khai thi công theo đúng kế hoạch; bảo đảm không gây
ách tắc, cản trở giao thông; Kịp thời đặt các biển báo theo quy định để người
và phương tiện tham gia giao thông phòng ngừa nguy hiểm; hạn chế tối đa việc
làm mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị .
Trong thời gian tiến hành thi công
mà vi phạm các quy định trên để xảy ra tai nạn giao thông thì người trực tiếp
vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính theo quy định của pháp
luật ; đơn vị tổ chức thi công có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự.
2. Các đơn vị quản lý đường bộ có trách nhiệm thường
xuyên theo dõi tình trạng, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất các tuyến
đường tỉnh, huyện, xã.
3. Sở Giao thông-vận tải thường xuyên tổ chức thanh
tra, kiểm tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh; Kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả.
Điều 6: Xử lý số xe vi phạm bị tạm
giữ, tịch thu
1. Đối với các phương tiện bị tạm giữ, nếu sau 3 lần
được cơ quan ra quyết định tạm giữ mời, nhưng chủ xe không đến giải quyết, thì
cơ quan ra quyết đinh tạm giữ thông báo công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Sau 30 ngày, kể từ khi có thông báo nhưng chủ phương tiện vẫn
không đến giải quyết, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phương tiện đề xuất
UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định tịch thu, giao cơ quan chức
năng bán đấu giá sung công quỹ Nhà nước .
2. Đối với các phương tiện không rõ nguồn gốc, cơ quan ra
quyết định tạm giữ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Sau 30 này, kể từ khi có thông báo nhưng chủ phương tiện không đến giải
quyết hoặc không chứng minh được nguồn gốc, không xuất trình được giấy tờ hợp
pháp, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phương tiện đề xuất UBND tỉnh, UBND
huyện, thành phố, thị xã quyết định tịch thu, giao cơ quan chức năng bán đấu
giá sung công quỹ Nhà nước .
Điều 7: Một số biện pháp hạn chế tai
nạn giao thông.
1. Sở Giao thông vận tải tổ chức cắm các biển báo hiệu
đường bắt buộc người ngồi trên mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Công an tỉnh
tăng,cường tuần tra, kiểm soát dọc các tuyến đường này. Người vi phạm quy định
về bắt buộc đội mũ bảo hiểm ngoài việc bị xử phạt theo quy định còn bị buộc
phải quay về, không được tiếp tục lưu thông.
2. UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Cảnh sát
giao thông bố trí lực lượng điều khiển giao thông tại khu vực trước các trường
học vào giờ tan trường, hạn chế các loại xe cơ giới lưu thông tại các đoạn
đường này vào giờ tan trường .
Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo
Hiệu trưởng các trường học tổ chức cho học sinh của trường xếp hàng trật tự khi
ra cổng trường để tránh gây ách tắc giao thông .
3. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh và các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm tra và có biện pháp xử lý tốt các điểm
đen về an toàn giao thông theo phạm vi trách nhiệm quản lý.
Điều 8: Trách nhiệm quản lý và tổ
chức tuyên truyền
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tai nạn giao thông trên địa
bàn .
2. Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Giao thông-vận tải,
Giám đốc Công an tỉnh ,Giám đốc Sở Văn hóa-thông tin, Giám đốc Đài phát thanh
Truyền hình tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo, Tổng biên tập Báo Gia Lai tổ
chức phổ biến và tuyên truyền sâu rộng quyết định này và các quy định khác của
pháp luật về trật tư an toàn giao thông đường bộ .
3. Công an tỉnh tăng cường tuần tra, canh gác và phát
hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi vi phạm. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao
thông khi thi hành công vụ mà lơ là, để xảy ra vi phạm không xử lý hoặc bản bản
thân có vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật theo
quy định
4. Các thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về an
toàn giao thông phải được kịp thời tổng hợp và đưa tin hàng ngày trên các phương
tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Điều 9: Điều khoản thi hành
1 . Mọi hành vi vi phạm Quyết định này và các quy định
khác của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ phải bị xử lý nghiêm theo các
quy định hiện hành của pháp luật .
Học sinh, học viên, sinh viên nếu vi
phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì ngoài việc bị xử lý theo quy
đinh hiện hành, còn bị thông báo đến nhà trường để xem xét hạ hạnh kiểm.
Cán bộ, công chức, viên chức, chiến
sĩ lực lượng vũ trang nếu vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì
ngoài việc bị xử lý theo quy định hiện hành, còn bị thông báo về cơ quan, đơn
vị để xem xét thi đua hàng năm; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Hiệu trưởng các
trường học có nhiều cán bộ, công chức, viên chức, học sinh vi phạm pháp luật về
an toàn giao thông cũng phải liên đới chịu trách nhiệm, coi đây là một yếu tố
trong việc xem xét thành tích thi đua.
2. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc Công
an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân khác
trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Gia Lai tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận
+ VPCP
+ TTTU, TTHĐND tỉnh
+ Các sở, ban,ngành tỉnh
+ Báo Gia Lai, Đài PTTH tỉnh
+ UBND các huyện ,thị xã ,thành phố
+ Lưu VT- NC.
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|