Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 12/2018/QĐ-UBND trật tự an toàn giao thông kiểm soát tải trọng Thái Bình

Số hiệu: 12/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 24/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2018/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 24 tháng 09 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, TRONG KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN, QUẢN LÝ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 85/TTr-SGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai Quy chế này đến các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban, ngành: An toàn giao thông tỉnh, Giao thông Vận tải, Công an, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban ATGT quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT TBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng CBTT, TH;
- Lưu VT, CTXDGT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, TRONG KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN, QUẢN LÝ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Mục tiêu phối hợp

1. Tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong công tác phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

2. Bảo đảm sự thống nhất, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng mất trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Cấp tỉnh

a) Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Ban An toàn giao thông tỉnh.

c) Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh.

2. Cấp huyện, thành phố

a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

b) Ban An toàn giao thông huyện, thành phố.

c) Các phòng, ban, đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, thành phố.

3. Cấp xã, phường, thị trấn

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,

b) Ban An toàn giao thông xã, phường, thị trấn

c) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp

1. Các đơn vị căn cứ vào nội dung, trách nhiệm được phân công tại Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10 Quy định này chủ động xây dựng Quy chế phối hợp với các đơn vị khác cùng cấp có liên quan và xây dựng quy chế phối hợp trong nội bộ đơn vị. Quy chế phối hợp phải được gửi, báo cáo lên đơn vị cấp trên trực tiếp để theo dõi, giám sát, kiểm tra.

2. Các đơn vị được yêu cầu phối hợp theo đúng trách nhiệm được giao tại Điều 8; Điều 9; Điều 10 Quy định này mà không thực hiện phối hợp hoặc chậm trễ, tắc trách trong công tác phối hợp sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.

3. Trong quá trình phối hợp nếu phát sinh tình huống phức tạp, khó khăn trong việc xử lý thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp để chỉ đạo xử lý.

4. Sự phối hợp phải đảm bảo tính thống nhất về kế hoạch chỉ đạo, thực hiện phân công nhiệm vụ, phân giao trách nhiệm rõ ràng trong quá trình phối hợp.

Điều 5. Hình thức phối hợp

1. Phối hợp theo Quy chế, chương trình, kế hoạch bảo đảm trật tự ATGT đã định sẵn hoặc phối hợp đột xuất theo yêu cầu công việc.

2. Phối hợp theo chuyên đề, hội thảo, hội nghị các nội dung, lĩnh vực trong Điều 7 Quy định này.

3. Sở Giao thông Vận tải và Công an tỉnh ngoài việc xây dựng Quy chế phối hợp theo Quy chế này còn phải tham gia và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế phối hợp giữa các đơn vị của ngành dọc cấp trên về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Điều 6. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo gồm:

a) Báo cáo định kỳ: Báo cáo hàng Quý, báo cáo 06 tháng, báo cáo 09 tháng và báo cáo 12 tháng (cả năm).

b) Báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu).

2. Thời gian, thời điểm báo cáo cụ thể của từng loại báo cáo giao cho Ban ATGT tỉnh hướng dẫn thực hiện.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 7. Nội dung phối hợp bao gồm các lĩnh vực

1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

2. Bảo đảm an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông (bao gồm toàn bộ hệ thống các tuyến đường, cầu, cống, bến phà trên Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường nội thị).

3. Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường thủy (bao gồm toàn bộ hành lang các tuyến đường, cầu, cống, bến phà trên Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường nội thị; hành lang các tuyến sông nội đồng).

4. Phát hiện, xử lý kịp thời các điểm, vị trí mất an toàn giao thông, các “điểm đen” trên các tuyến đường bộ.

5. Bảo đảm trật tự an toàn trong hoạt động vận tải bộ, vận tải thủy (bao gồm an toàn trong vận tải khách bằng ô tô, hệ thống phụ trợ vận tải - bến xe khách, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt, điểm dừng đỗ đón trả khách; vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoạt động của xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ; an toàn trong hoạt động phương tiện vận tải thủy nội địa, luồng, lạch, bến sông, bến cảng thủy nội địa, bến khách ngang sông).

6. Bảo đảm chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

7. Công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ.

8. Công tác tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm (bao gồm các lực lượng của Công an tỉnh, Công an huyện, Công an xã, phường, thị trấn; Thanh tra Giao thông, Thanh tra trật tự đô thị và các lực lượng khác theo quy định).

9. Thống kê, theo dõi, báo cáo, phối hợp trao đổi thông tin, số liệu, dữ liệu về ATGT (bao gồm số liệu, dữ liệu về số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa theo thời gian và địa điểm; nguyên nhân của các vụ tai nạn; quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện).

10. Hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

11. Các lĩnh vực cần thiết khác có liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị cấp tỉnh

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Chỉ đạo chung, toàn diện đối với các sở, ban, ngành của tỉnh; chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

b) Ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch của tỉnh về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

c) Triển khai và kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về đảm bảo trật tự ATGT theo các quy định và chương trình, kế hoạch của tỉnh đã ban hành.

d) Báo cáo tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh cho Chính phủ; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban ATGT Quốc gia.

e) Khen thưởng, kỷ luật các đơn vị, cá nhân theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chỉ đạo thực hiện đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh nếu không đạt các tiêu chí quy định.

2. Trách nhiệm của Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh. Làm đầu mối triển khai kịp thời các quy định, văn bản đến các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức thực hiện.

b) Có trách nhiệm chỉ đạo, dự trù kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật và công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo các đơn vị thành viên của Ban và Văn phòng Ban ATGT tỉnh trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

d) Có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, các ngành chức năng, các huyện, thành phố theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu về ATGT.

đ) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2017 về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều.

e) Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các địa phương, tổ chức cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

g) Tập hợp đề xuất, kiến nghị các hình thức khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự ATGT báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

a) Là cơ quan thường trực của Ban ATGT tỉnh, nơi đặt trụ sở Văn phòng Ban ATGT tỉnh.

b) Bảo đảm an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; bảo vệ hành lang ATGT đường bộ; hành lang ATGT đường thủy nội địa và các bến phà, bến khách ngang sông.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý kịp thời các điểm, vị trí mất ATGT, các “điểm đen” trên các tuyến Quốc lộ ủy thác, tỉnh lộ.

d) Chịu trách nhiệm chính trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm xe cơ giới đường bộ.

đ) Bảo đảm chất lượng dịch vụ vận tải khách; quản lý vận tải hàng hóa đường bộ, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng xe công-ten-nơ.

e) Chỉ đạo Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý các vi phạm và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của các sở, ban, ngành có liên quan, đặc biệt là các đơn vị của ngành Công an, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết, xử lý vi phạm liên quan tới trật tự ATGT theo thẩm quyền và theo từng lĩnh vực nêu tại Điều 7 Quy định này.

g) Chỉ đạo lực lượng của Trạm kiểm tra tải trọng xe cơ giới đường bộ, Thanh tra giao thông kết hợp chặt chẽ với các lực lượng của ngành công an, quân sự tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tải trọng xe, cơi nới thành thùng hàng.

Triển khai thực hiện nghiêm các Quyết định, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng tại Trạm kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ tỉnh Thái Bình; Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 09/5/2017 về tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

h) Thực hiện và theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2017 về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều.

i) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn đối với các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan về công tác bảo đảm trật tự ATGT.

k) Phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

l) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, kỷ luật và trực tiếp khen thưởng, kỷ luật các đơn vị, cá nhân theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của Công an tỉnh

a) Chỉ đạo lực lượng công an nói chung, lực lượng cảnh sát nói riêng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

b) Là lực lượng chủ chốt trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật tự ATGT đường bộ, đường thủy nội địa, phương tiện giao thông (đặc biệt là “giao thông động”).

c) Phối hợp, chỉ đạo các lực lượng tham gia bảo vệ hành lang ATGT, kết cấu hạ tầng giao thông với Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

d) Phát hiện, phối hợp xử lý kịp thời các điểm, vị trí mất ATGT, các “điểm đen” trên các tuyến đường bộ.

đ) Chỉ đạo các lực lượng, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên, tích cực phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông Vận tải trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về tải trọng xe, xe cơi nới thành thùng hàng trên đường bộ.

e) Thống kê, theo dõi, báo cáo số liệu ATGT về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban ATGT tỉnh; báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng để kịp thời chỉ đạo xử lý, đồng thời nhanh chóng tổ chức việc phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh.

g) Phối hợp tổ chức thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2017 về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều.

h) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các Quyết định, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng tại Trạm kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ tỉnh Thái Bình; Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 09/5/2017 về tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

i) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, kỷ luật và trực tiếp khen thưởng, kỷ luật các đơn vị, cá nhân theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của Sở Tài chính

a) Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với Ban ATGT tỉnh trong công tác bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

b) Theo dõi, kiểm tra việc thu, sử dụng và quyết toán tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT.

c) Lên kế hoạch và phân bổ kinh phí kịp thời đáp ứng cho các hoạt động bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong các cấp trường học.

b) Xây dựng chương trình học cụ thể đối với nội dung ATGT để giảng dạy chính khóa tại các cấp trường học. Sau khi học phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh.

c) Giao trách nhiệm bảo đảm trật tự ATGT tại khu vực cổng các trường học ven đường giao thông cho Hiệu trưởng các trường vào lúc học sinh đến trường và khi tan trường.

d) Phối hợp tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật trật tự ATGT.

đ) Tổ chức các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về ATGT trong các trường học.

e) Có các biện pháp quản lý không để học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện đi và đến trường học.

7. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh

a) Là lực lượng chủ đạo tham gia và phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

b) Tăng cường thời lượng phát sóng chuyên mục ATGT, hướng dẫn an toàn giao thông, hội thi tìm hiểu về ATGT, những tấm gương người tốt, việc tốt trong đảm bảo trật tự ATGT.

c) Công bố phát sóng công khai những trường hợp vi phạm về trật tự ATGT theo tài liệu thống kê, báo cáo của Công an tỉnh.

8. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

a) Thẩm định tính pháp lý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định liên quan tới công tác trật tự ATGT trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

b) Tham gia, phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

9. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

a) Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện của quân đội tham gia giao thông.

b) Tham gia, phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

c) Chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông Vận tải trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về tải trọng xe trên đường bộ (theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng tại Trạm kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ tỉnh Thái Bình).

d) Hướng dẫn, phát động phong trào thi đua giữ gìn trật tự ATGT trong các đơn vị.

10. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.

11. Trách nhiệm của Văn phòng Ban ATGT tỉnh

a) Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Ban ATGT tỉnh về công tác bảo đảm trật tự ATGT.

b) Tổng hợp, thống kê, theo dõi, báo cáo số liệu về ATGT hàng tháng, hàng quý, cả năm và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Ban ATGT tỉnh.

c) Tham mưu các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Lãnh đạo Ban ATGT để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Tỉnh ủy và Ủy ban ATGT Quốc gia.

d) Tham gia phối hợp với các đơn vị trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

đ) Thường trực, báo cáo, ghi nhận những phản ánh của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh về tình hình trật tự ATGT báo cáo Lãnh đạo Ban ATGT.

e) Tham mưu các văn bản quy định có liên quan về trật tự ATGT trên phạm vi toàn tỉnh cho Ban ATGT, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

12. Các sở, ban, ngành khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức có liên quan

a) Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT.

b) Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để bảo đảm trật tự ATGT trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị cấp huyện

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm ATGT trên các tuyến đường huyện, thành phố được giao quản lý.

b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và giám sát việc thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương.

c) Tham gia đảm bảo ATGT trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn huyện, thành phố.

d) Bảo vệ, giải tỏa, cưỡng chế các công trình vi phạm trong hành lang ATGT đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý.

đ) Phát hiện, phối hợp xử lý kịp thời các điểm, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, các “điểm đen” trên các tuyến đường.

e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có bến khách ngang sông đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình vận chuyển.

g) Tham gia bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải bộ, vận tải thủy trên địa bàn.

h) Chỉ đạo lực lượng Công an và các lực lượng chức năng của huyện, thành phố thường xuyên, phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự ATGT trên địa bàn huyện, thành phố; phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông Vận tải trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về tải trọng xe, xe cơi nới thành thùng hàng trên đường bộ trên địa bàn quản lý.

i) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2017 về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều.

k) Triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các lực lượng trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

l) Chỉ đạo Đài Phát thanh huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT trên hệ thống truyền thanh của huyện.

m) Thống kê, theo dõi, báo cáo và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu về ATGT trên địa bàn gửi về Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh theo quy định.

n) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, kỷ luật và trực tiếp khen thưởng, kỷ luật, các đơn vị, cá nhân theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm Ban ATGT huyện, thành phố

a) Thường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết những nhiệm vụ liên quan tới trật tự ATGT trên địa bàn huyện, thành phố.

b) Báo cáo, tham mưu cho Ban ATGT tỉnh giải quyết kịp thời những tình huống, sự việc liên quan tới bảo đảm trật tự ATGT.

c) Tham mưu các văn bản quy định có liên quan về trật tự ATGT trên phạm vi huyện, thành phố quản lý để Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành cho phù hợp. Dự toán kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.

d) Đề xuất, kiến nghị lên cấp trên khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan tới trật tự ATGT trên địa bàn.

3. Trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, thành phố

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia tích cực trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn huyện, thành phố.

b) Tích cực phối hợp với các đơn vị trong huyện, thành phố và các đơn vị cấp trên trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, bảo vệ hành lang đường bộ; đặc biệt là các đơn vị Công an huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng (Quản lý đô thị), Phòng Tài chính Kế hoạch.

Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị cấp xã, phường, thị trấn

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

a) Chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm ATGT trên các tuyến đường xã, đường thôn, tổ dân phố, khu dân cư do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.

b) Phát hiện, báo cáo kịp thời về tình trạng mất trật tự ATGT trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện qua địa bàn quản lý lên đơn vị cấp trên (Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Sở Giao thông Vận tải) để xử lý.

c) Phát hiện kịp thời, phối hợp chặt chẽ để giải tỏa và báo cáo lên cấp trên các trường hợp vi phạm về hành lang ATGT đường bộ, đường thủy nội địa.

d) Phát hiện, báo cáo, phối hợp xử lý kịp thời các điểm, vị trí mất ATGT, các “điểm đen” trên các tuyến đường.

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về ATGT tại các bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý.

e) Chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương.

g) Quản lý, hướng dẫn, thành lập các tổ tự quản về ATGT và các mô hình khác.

h) Tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/5/2017 về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều.

i) Đề xuất, kiến nghị lên cấp trên khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan tới trật tự ATGT trên địa bàn.

2. Trách nhiệm của Ban ATGT xã, phường, thị trấn

a) Thường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết những nhiệm vụ liên quan tới trật tự ATGT trên địa bàn.

b) Thường xuyên báo cáo, tham mưu cho Ban ATGT huyện giải quyết kịp thời những tình huống, sự việc liên quan tới bảo đảm trật tự ATGT.

3. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

a) Tham gia công tác vận động, tuyên truyền thực hiệp pháp luật về trật tự ATGT theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Ban ATGT xã, phường, thị trấn.

b) Vận động nhân dân tham gia các phong trào tự quản về trật tự ATGT, nếp sống văn minh, sạch đẹp, thông thoáng, an toàn nơi cư trú.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Các đơn vị nêu tại Điều 3, căn cứ quy định này tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 12. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12/2018/QĐ-UBND ngày 24/09/2018 về Quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.951

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!