ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2018/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
31 tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM, KỶ
LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, GIẢI TỎA
LẤN CHIẾM, CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày
26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 16/11/2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số
157/2007/NĐ-CP ngày 12/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; số
23/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã; số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; số 91/2017/NĐ-CP
ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen
thưởng;
Căn cứ Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày
16/12/2017 của HĐND tỉnh Nghệ An về quy định một số biện pháp giải tỏa vi phạm
hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hè phố trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Công văn số 2829-CV/TU ngày 09/01/2018
của Tỉnh ủy Nghệ An cho ý kiến đối với Quy định xử lý trách nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa
lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 302/TTr-SNV ngày 10/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời xử lý
trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 10/02/2018;
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Thường trực Ban An toàn
giao thông tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ
trưởng các đơn vị, các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI TẬP
THỂ, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG,
GIẢI TỎA LẤN CHIẾM, CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định việc khen thưởng, xử lý trách nhiệm, kỷ
luật đối với tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa
lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an
toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông,
giải tỏa lấn chiếm, chống
tái lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
a) Các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp;
các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã); các
đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là tập thể).
b) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong
các tập thể theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều này và những người hoạt động
không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (gọi chung là cá nhân).
2. Tập thể, cá nhân thuộc lực lượng vũ
trang; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông,
giải tỏa lấn chiếm, chống
tái lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông.
Điều 3. Nguyên tắc khen
thưởng, xử lý trách nhiệm, kỷ luật
1. Đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, kịp
thời, đúng pháp luật.
2. Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân tiêu cực,
sai phạm trong bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái
lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Điều 4. Các thành tích được
khen thưởng
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông.
2. Có sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm,
chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
3. Các thành tích khác nhằm nâng cao hiệu quả
nhiệm vụ nêu trên được cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động suy tôn.
Điều 5. Các hành vi bị phê
bình, không xem xét khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Đối với tập thể: Những trường hợp vi phạm hoặc
có cá nhân trực tiếp quản lý vi phạm; không hoàn thành nhiệm vụ về bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông.
2. Đối với cá nhân: thiếu quan tâm chỉ đạo, tổ
chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải
tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, để xảy ra tình
trạng vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên lĩnh vực,
địa bàn phụ trách nhưng chưa tới mức diễn ra phổ biến, phức tạp như: không ban
hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện hoặc ban hành văn bản có nội dung
làm ảnh hưởng, hư hỏng đến kết cấu hạ tầng giao thông; không có các hoạt động
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, giải
tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông…
Điều 6. Các hành vi bị xử lý
kỷ luật
1. Kỷ luật cá nhân thuộc khoản 1, Điều 2 Quy định
này
a) Thiếu quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện các nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống
tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, để tình trạng vi phạm lấn chiếm,
tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách diễn
ra phổ biến, phức tạp.
b) Đã bị khiển trách theo Quy định này, nhưng
không chấn chỉnh, khắc phục, tiếp tục thiếu quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển
khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông,
giải tỏa lấn chiếm, chống
tái lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông, để tình trạng vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông trên địa bàn phụ trách diễn ra phổ biến.
c) Đã bị giáng chức theo Quy định này, nhưng vẫn
không khắc phục, tiếp tục thiếu quan tâm chỉ
đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm
vụ bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông, để tình trạng vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách diễn ra phổ biến, phức tạp, nghiêm
trọng.
2. Kỷ luật cá nhân thuộc khoản 2, Điều 2 Quy định
này: Tùy theo mức độ sai phạm để yêu cầu thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có biện pháp phê bình, xử lý kỷ luật
phù hợp theo quy định của ngành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Hình thức, thủ tục,
kinh phí khen thưởng
1. Hình thức khen thưởng
a) Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Giấy khen của Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ
quan, đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là
cấp huyện); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp
xã).
c) Số lượng khen theo chuyên đề hàng năm không
quá 12 trường hợp (cả tập thể và cá nhân). Hình thức khen thưởng được xét mỗi
năm một lần.
2. Thủ tục, hồ sơ khen thưởng
a) Thủ tục đề nghị tặng Bằng khen, giấy khen thực
hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
b) Trường hợp tập thể, cán bộ, công chức, viên
chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, nhân viên phục vụ trong lực lượng vũ trang và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thành tích xuất sắc đột xuất, thủ
trưởng cơ quan, tổ chức báo cáo tóm tắt thành tích, đề nghị các cấp có thẩm quyền
khen thưởng theo thủ tục đơn giản nhất.
3. Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen được
trích từ nguồn Thi đua Khen thưởng tỉnh.
Điều 8. Xử lý trách nhiệm
1. Đối với tập thể: Phê bình đối với những tập
thể thuộc khoản 1, Điều 5 Quy định này.
2. Đối với cá nhân
a) Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực các
Sở; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực các ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã; Trưởng các phòng, ban chức năng hoặc tương đương liên quan thuộc các Sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Khiển trách: đối với cá nhân vi phạm điểm a,
khoản 1, Điều 6 Quy định này.
- Giáng chức: đối với cá nhân vi phạm điểm b,
khoản 1, Điều 6 Quy định này.
- Cách chức: đối với cá nhân vi phạm điểm c, khoản
1, Điều 6 Quy định này.
b) Cán bộ,
công chức, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được
giao nhiệm vụ trực tiếp thực thi nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa
lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an
toàn giao thông.
- Khiển trách: Do thiếu tinh thần trách nhiệm trong tham
mưu, chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông.
- Hạ bậc lương: Đã bị khiển trách nhưng không chấn chỉnh, khắc phục, tiếp tục không hoàn
thành nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa
lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an
toàn giao thông trên địa bàn phụ trách.
3. Đối với tập thể, cá nhân thuộc cơ quan Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh; sỹ quan, hạ sỹ
quan và nhân viên phục vụ trong lực lượng vũ trang được tập hợp qua Ban
An toàn giao thông cùng cấp để đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý công chức,
viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan xử lý theo quy định của ngành.
4. Việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể,
cá nhân thực hiện ngay sau mỗi chiến dịch giải tỏa hành lang an toàn giao thông
kết thúc hoặc thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và sơ, tổng
kết hàng năm.
Điều 9. Các trường hợp được
miễn, giảm nhẹ trách nhiệm
1. Các tập thể, cá nhân được miễn trách
nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Việc giải tỏa
lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông không thực hiện triệt
để do thiên tai, các tai nạn rủi ro khác hoặc vướng mắc vào các quy định hiện vẫn
còn hiệu lực thi hành.
b) Thủ trưởng
vắng mặt tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản ủy quyền cho cấp phó trong
thời gian vắng mặt; cấp phó của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về hành
vi, quyết định của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng
đầu trong văn bản ủy quyền.
c) Trường hợp
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn
chiếm hành lang an toàn giao thông, cán bộ, công chức, viên chức và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải chấp hành quyết định của cấp trên,
khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với
người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành thì phải báo cáo lên cấp
trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả
của việc thi hành quyết định đó.
d) Trường hợp
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn
chiếm hành lang an toàn giao thông, cán bộ, công chức, viên chức và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không biết hoặc đã làm hết trách nhiệm và
áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm trong
giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
2. Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông; cán bộ, công chức, viên chức và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã vi phạm chế độ trách nhiệm được xem xét giảm nhẹ một
mức kỷ luật khi người đó đã tự nhận hành vi vi phạm, có đơn xin từ chức và đã
khắc phục hậu quả do mình gây ra, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 10. Các trường hợp
tăng nặng trách nhiệm
1. Báo cáo sai
sự thật về tình hình thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, tái lấn
chiếm hành lang an toàn giao thông.
2. Phương tiện
thông tin đại chúng đưa tin nhiều về hiện tượng vi phạm pháp luật tại cơ quan,
tổ chức, đơn vị và qua xác minh thấy phản ánh đúng sự thật hoặc cấp trên phát
hiện và đã kịp thời có ý kiến chỉ đạo nhưng người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu không thực hiện hoặc không áp dụng ngay biện pháp xử lý, dẫn đến xảy ra hậu
quả.
3. Các cá nhân
đã bị xử lý trách nhiệm, kỷ luật về
hành vi vi phạm chế độ trách nhiệm mà lại tái phạm hoặc thiếu trung thực trong
báo cáo, tường trình, tiếp thu phê bình, kiểm điểm hoặc cố tình né tránh, đùn đẩy
trách nhiệm.
Điều 11. Thẩm quyền khen
thưởng, xử lý trách nhiệm, kỷ luật.
1. Khen thưởng
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen
cho các tập thể, cá nhân thuộc Điều 2 Quy định này có thành tích xuất sắc trong
việc thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông.
b) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tặng giấy khen cho
các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý có thành tích xuất sắc trong việc thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
2. Xử lý trách nhiệm, kỷ luật
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hình
thức xử lý trách nhiệm, kỷ luật đối với Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban,
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ
trách lĩnh vực giao thông cấp huyện; Phê bình tập thể có các cá nhân nêu trên.
b) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã quyết định hình thức xử lý trách nhiệm,
kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
3. Trường hợp vi phạm đến mức phải áp dụng hình
thức kỷ luật đối với cán bộ diện cấp ủy quản lý cán bộ đó thì phải báo cáo Thường
trực cấp Ủy cùng cấp trước khi tiến hành xử lý kỷ luật.
Điều 12. Khiếu nại, tố cáo
1. Các tập thể, cá nhân có quyền khiếu nại theo
quy định của pháp luật về quyết định xử lý trách nhiệm, kỷ luật của cơ quan,
người có thẩm quyền.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy
chế này của tập thể, cá nhân liên quan.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện
theo Luật khiếu nại, Luật tố cáo hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi
hành
1. Các tập thể, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thi hành các quy định của Quy định này.
2. Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
3. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp
với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh kiểm tra, rà soát, tổng hợp trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ) tặng bằng
khen cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý, giải tỏa vi phạm,
chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; hoặc đề xuất hình thức kỷ luật
đối với tập thể, cá nhân không chấp hành hoặc để tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông trên địa bàn tỉnh.
4. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ
các quy định để chỉ đạo các tập thể, cá nhân thuộc địa bàn quản lý thực hiện tốt
việc khen thưởng, xử lý trách nhiệm. kỷ luật theo thẩm quyền.
5. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội
vụ) để xem xét, giải quyết./.