UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/2010/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 19 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07.9.2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số
01/2007/TT-BKH ngày 07.02.2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11.01.2008
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07.9.2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16.10.2006 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại tờ trình số 678/TTr-SGTVT ngày
10.12.2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư:
Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh.
3. Mục tiêu:
Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hạn chế sử dụng
các phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm
bảo vệ sinh môi trường và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.
4. Định hướng
phát triển và các mục tiêu chủ yếu:
4.1. Duy trì hoạt động, tăng tần
xuất xe chạy và mở mới các tuyến giai đoạn đến năm 2010.
STT
|
Tên
tuyến, tần xuất hoạt động
|
Lộ
trình lượt đi
|
Lượt
về
|
01
|
Long Biên (HN) - Thành phố Bắc
Ninh (54)
126 chuyến/ngày
|
Long Biên - Gia lâm - Yên Viên
- Từ Sơn - Thành phố Bắc Ninh
|
Ngược
lại
|
02
|
Long Biên (HN) - Thị xã Từ Sơn
174 chuyến/ngày
|
Long Biên - Gia lâm - Yên Viên
- Thị xã Từ Sơn
|
Ngược
lại
|
03
|
Bến xe Lương yên (HN) - Thị trấn
Hồ (202)
82 chuyến/ngày
|
Bến xe Lương Yên - Cầu chui
Gia lâm - QL5 - Keo - Dâu - TT Hồ (Thuận Thành)
|
Ngược
lại
|
04
|
Thành phố Hải Dương - Thành phố
Bắc Ninh (217)
68 Chuyến/ngày
|
Thành phố Hải Dương - QL5 -
QL38 - Cầu Hồ - Thành phố Bắc Ninh
|
Ngược
lại
|
05
|
Bến xe Lương yên (HN) - Thành
phố Bắc Giang (202) Chạy qua thành phố Bắc Ninh
78 chuyến/ngày
|
Bến xe Lương Yên - Gia Lâm -
Yên Viên - Từ Sơn - TP Bắc Ninh - Thành phố Bắc Giang
|
Ngược
lại
|
06
|
Thành phố Bắc Ninh - Thị trấn
Thứa (Lương Tài)
64 chuyến/ngày
|
Bến xe Bắc Ninh - Đường Kinh
Dương Vương - Lý Thái Tổ - QL38 - Đông Côi - Đông Bình - Bến xe Thứa
|
Ngược
lại
|
07
|
Thành phố Bắc Ninh - Thị trấn
Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương)
64 chuyến/ngày
|
Bến xe Bắc Ninh - Đường Trần Hưng
Đạo - QL18 - Phố Mới - Phả Lại - Thị trấn Sao dỏ
|
Ngược
lại
|
08
|
Thành phố Bắc Ninh - Yên Phong
36 chuyến/ngày
|
Bến xe Bắc Ninh - Đường Thiên
Đức - TL286 - Thị trấn Chờ - Yên Phụ
|
Ngược
lại
|
09
|
TP Bắc Ninh - Kênh Vàng
40 chuyến/ngày
|
Bến xe Bắc Ninh - Đường Kinh
Dương Vương - Lý Thái Tổ - QL38 - Phố núi - Đông Bình - Ngụ - Kênh Vàng
|
Ngược
lại
|
10
|
Thị trấn Thứa - Kênh Vàng
28 chuyến/ngày
|
Bến xe Thứa - Cầu Phương -
Kênh Vàng
|
Ngược
lại
|
- Các tuyến mở mới:
STT
|
Tên
tuyến, tần xuất hoạt động
|
Lộ
trình lượt di
|
Lượt
về
|
01
|
Thành phố Bắc Ninh - Thị xã Từ
Sơn - Đông Xuyên (Yên phong)
64 chuyến/ngày
|
Đáp cầu - Từ Sơn - Chờ - Đông
Xuyên
|
Ngược
lại
|
02
|
Lim - Phật Tích - Đình Bảng -
Châu Khê
40 Chuyến/ngày
|
Lim - Đông Sơn - Phật Tích - Từ
Sơn - Đình Bảng - Châu Khê
|
Ngược
lại
|
03
|
Thành phố Bắc Ninh - Thành phố
Bắc Giang
64 chuyến/ngày
|
Bến xe thành phố Bắc Ninh -
QL1A cũ - Thành phố Bắc Giang
|
Ngược
lại
|
- Tăng thời gian phục vụ của các
tuyến xe buýt nội tỉnh từ 12h/ngày lên 14h/ngày (5h30 - 19h30)
- Tăng tần suất hoạt động của
các tuyến:
+ TP Bắc Ninh - Lương Tài từ 64
chuyến/ngày lên 72 chuyến/ngày.
+ TP Bắc Ninh - Sao Đỏ từ 64
chuyến/ngày lên 72 chuyến/ngày.
+ Thành phố Bắc Ninh - Yên phong
từ 36 chuyến/ngày lên 44 chuyến/ngày
4.2. Các tuyến mở đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
STT
|
Tên
tuyến, tần xuất hoạt động
|
Lộ
trình lượt di
|
Lượt
về
|
01
|
Đền Đô - Phật Tích - Dâu -
Chùa Bút Tháp
40 chuyến/ngày
|
Đền Đô - Đền Đầm - Phật Tích -
Cầu Hồ - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp
|
Ngược
lại
|
02
|
Phù Khê - Thị xã Từ Sơn - KCN
VSIP
54 chuyến/ngày
|
Phù Khê (Khu lưu niệm Nguyễn
Văn Cừ) - Đồng Kỵ - Từ Sơn - TL277 - Đền Đô - KCN VSIP (Phù Chẩn)
|
Ngược
lại
|
03
|
Đáp Cầu - Phố Mới - Chợ Chì
40 chuyến/ngày
|
Đáp Cầu - Nội Doi - Phố Mới -
TL279 - Chợ Chì
|
Ngược
lại
|
04
|
Thị xã Từ Sơn - Phố Mới QL18)
40 Chuyến/ngày
|
Thị xã Từ Sơn - TL287 - QL38 -
KCN Hạp Lĩnh - Thị trấn Phố Mới (QL18)
|
Ngược
lại
|
05
|
Kéo dài tuyến Bắc Ninh - Yên phong
- Sóc Sơn (HN)
64 chuyến/ngày
|
Bến xe Bắc Ninh - TL286 - Chờ
- Yên Phụ - Đò Lo - Sóc Sơn (HN)
|
Ngược
lại
|
06
|
Thị trấn Thứa - Thành phố Hải
Dương
40 chuyến/ngày
|
Thị trấn Thứa - TL280 - QL5 -
Thành phố Hải Dương
|
Ngược
lại
|
07
|
Nội đô Thành phố Bắc Ninh
80 chuyến/ngày
|
Chạy vòng tròn khép kín trong
Thành phố
|
Ngược
lại
|
08
|
Nội đô thị xã Từ Sơn
60 chuyến/ngày
|
Chạy vòng tròn khép kín trong
Thị xã
|
Ngược
lại
|
- Tăng thời gian phục vụ của các
tuyến xe buýt nội tỉnh lên 16h/ngày (từ 5h - 21h)
- Củng cố và nâng cao chất lượng
dịch vụ các tuyến xe buýt đã hoạt động, tăng tần suất hoạt động và điều chỉnh
các tuyến theo sự phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thu hút hành khách sử dụng
loại hình dịch vụ xe buýt công cộng.
4.3. Nhu cầu phương tiện vận tải
cho các giai đoạn:
- Giai đoạn từ 2010 đến 2015:
Tổng số 152 xe, trong đó loại xe
buýt chuẩn (80 chỗ) 20 chiếc; xe buýt loại trung bình (55 - 60 chỗ) 92 chiếc và
xe buýt loại nhỏ (40 chỗ) 40 chiếc.
- Giai đoạn từ 2015 đến 2020:
Tổng số 300 xe, trong đó loại xe
buýt chuẩn (80 chỗ) 40 chiếc; xe buýt loại trung bình (55 - 60 chỗ) 185 chiếc
và xe buýt loại nhỏ (40 chỗ) 75 chiếc.
4.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Quy hoạch các bến xe khách:
+ Bến xe Buýt Bắc Ninh (Bến xe Bắc
Ninh cũ): 5.000m2.
+ Bến xe Khách Bắc Ninh (Phuờng
Đại Phúc TPBN): 18.000m2.
+ Bến xe khách huyện Lương Tài:
20.000m2.
+ Bến xe khách huyện Thuận
Thành: 30.000m2.
+ Bến xe khách huyện Quế Võ:
30.000 m2.
+ Bến xe khách huyện Yên Phong:
30.000m2.
+ Bến xe khách Thị xã Từ Sơn:
20.000m2.
+ Bến xe khách huyện Tiên Du :
20.000m2.
+ Bến xe khách KCN Tiên Sơn:
35.000m2.
- Quy hoạch các điểm bảo dưỡng,
sửa chữa và tập kết xe buýt đến năm 2015:
STT
|
Địa
điểm
|
Chức
năng
|
Loại
trạm
|
1
|
Công ty CPXK Bắc Ninh
|
BDSC/ Tập kết xe
|
Loại
1
|
2
|
Bến xe Gia Bình
|
BDSC/ Tập kết xe
|
Loại
1
|
3
|
Bến xe Bắc Ninh
|
BDSC/ Tập kết xe
|
Loại
1
|
4
|
Bến xe Kênh Vàng
|
BDSC/ Tập kết xe
|
Loại
2
|
- Các điểm đầu, điểm cuối, các điểm
dừng đỗ dọc đường và hệ thống nhà chờ cho hành khách đầu tư theo từng giai đoạn
phù hợp với việc mở thêm các tuyến mới.
5. Tổng mức đầu
tư, vốn đầu tư:
* Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu
tư khoảng 368.540 triệu đồng (Ba trăm sáu mươi tám tỷ, năm trăm bốn mươi triệu
đồng).
Trong đó:
- Đầu tư mua sắm phương tiện:
360.950 triệu đồng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
7.590 triệu đồng.
Được phân ra cho các giai
đoạn như sau:
- Giai đoạn đến năm 2010: 48.570
triệu đồng, bao gồm:
+ Đầu tư mua sắm phương tiện:
46.040 triệu đồng.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
2.530 triệu đồng.
- Giai đoạn đến năm 2010: 77.690
triệu đồng, bao gồm:
+ Đầu tư mua sắm phương tiện:
75.160 triệu đồng.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
: 2.530 triệu đồng.
- Giai đoạn đến năm 2020: 242.280
triệu đồng, bao gồm:
+ Đầu tư mua sắm phương tiện:
239.750 triệu đồng.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
2.530 triệu đồng.
* Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn đầu tư mua sắm
phương tiện bằng vốn của các doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng bằng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung theo kế hoach hàng năm.
6. Cơ chế, chính
sách:
- Cấp đất và miễn tiền thuê đất
cho các hạng mục như Quỹ đất dành cho xây dựng các điểm đầu, cuối, nhà chờ, bãi
đỗ xe và trạm BDSC phương tiện.
- Các tuyến buýt nội tỉnh được
trợ giá từ nguồn ngân sách nhà nước bằng hình thức trợ giá trực tiếp theo khối
lượng vận chuyển hành khách hàng năm và thời gian tính trợ giá ổn định trong 3
năm.
- Đối với các tuyến có trợ giá từ
nguồn ngân sách nhà nuớc UBND tỉnh sẽ quyết định giá vé lượt, vé tháng và đối
tượng phục vụ vé tháng, đối tượng được miễn, giảm vé (Thương binh, người tàn tật,
trẻ em dưới 6 tuổi v.v…).
7. Tổ chức thực
hiện:
7.1. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì thực hiện các nội dung
quản lý Quy hoạch theo quy định; thực hiện công bố quy hoạch mở tuyến, xây dựng
lộ trình tuyến, điều chỉnh điểm dừng, đỗ, tần xuất, biểu đồ chạy xe phù hợp với
tình hình thực tế; quản lý hạ tầng, chất lượng dịch vụ;
- Tổ chức áp dụng, triển khai thực
hiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với hoạt động vận tải khách công cộng
bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì phối hợp với các ngành
liên quan nghiên cứu xây dựng các phương án trợ giá, triển khai các cơ chế,
chính sách huy động nguồn lực phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt,
báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định;
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất,
trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông
phục vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
- Phối hợp các cơ quan thông tin
đại chúng ở địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về
hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
7.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cân đối nhu cầu vốn, đề xuất với
UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách tỉnh hàng năm cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật phục vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
7.3. Sở Tài chính.
Nghiên cứu, đề xuất và trình
UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển vận tải
khách công cộng bằng xe buýt; phối hợp các ngành, địa phương trong thực hiện quản
lý giá vé và quyết toán kinh phí trợ giá vé cho các doanh nghiệp vận tải khách
công cộng.
7.4. Sở Xây dựng.
Chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch chi tiết các đô thị có xét đến quy hoạch vị trí các trạm trung chuyển,
nhà chờ, bãi đỗ, điều kiện hạ tầng phục vụ người tàn tật phục vụ hoạt động vận
tải khách công cộng bằng xe buýt.
7.5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
hướng dẫn và quản lý việc tổ chức quảng cáo trên phương tiện và tại các khu vực
bến bãi, nhà chờ, biển báo.
7.6. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch chi tiết vị trí các trạm trung chuyển,
nhà chờ, bãi đỗ xe buýt (theo phân cấp);
- Phối hợp với Sở Giao thông vận
tải trong quản lý, giám sát hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên
địa bàn.
Điều 2.
Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai thực
hiện Quy hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện, đề xuất
giải pháp với UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc
(nếu có).
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Thủ trưởng các cơ quan: Văn
phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở
Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh, các ngành liên quan,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị được giao nhiệm vụ vận
hành khai thác các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi
hành./.
|
TM.
UBND TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuý
|