UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2006/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 06 tháng 01 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN NINH HÒA ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn
cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ “Về công
tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010”;
Căn
cứ Quyết định số 3958/QĐ-UB ngày 05/11/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa, về việc
Phê duyệt phát triển Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010;
Xét
Tờ trình số 723/TT-UBND ngày 17/10/2005 của UBND huyện Ninh Hòa “Về việc xin
phê duyệt dự án Quy hoạch Giao thông nông thôn huyện Ninh Hòa giai đoạn 2010 và
định hướng đến 2020”; Văn bản số 1858/SGTVT-GT ngày 01/12/2005 của Sở Giao
thông vận tải Khánh Hòa “Về việc Phê duyệt Quy hoạch Giao thông nông thôn huyện
Ninh Hòa giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2020”. Theo hồ sơ Dự án: Quy
hoạch giao thông nông thôn huyện Ninh Hòa giai đoạn 2010 và định hướng đến năm
2020 số 208/CTTV-QH ngày 24/11/2005 do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao
thông Khánh Hòa và Trung tâm tư vấn và phát triển giao thông vận tải - Đại học
Giao thông vận tải lập.
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Nay phê duyệt Quy hoạch Giao thông nông
thôn huyện Ninh Hòa với những nội dung chủ yếu sau:
1.1.
Phạm vi Quy hoạch: Được xác định trên cơ
sở ranh giới hành chính theo Quyết định số 364 ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng nay là Chính phủ, cho toàn huyện đến năm 2020, bao gồm 26 xã và thị trấn
Ninh Hòa.
1.2.
Mục tiêu:
a)
Mạng lưới giao thông :
-
Gắn hệ thống giao thông của huyện với hệ thông giao thông của tỉnh và Quốc gia,
khai thác tối đa các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ;
-
Phát triển những tuyến đường giao thông mới và nâng cấp, cải tạo các tuyến cũ,
ưu tiên phục vụ các khu: công nghiệp, du lịch, dân cư mới, vùng sản xuất nguyên
liệu mía đường, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng lúa chuyên canh;
-
Tập trung cải tạo và nâng cấp các đầu mối giao thông, phát triển hệ thống giao
thông tĩnh, đặc biệt là các khu dân cư tập trung và các khu du lịch;
-
Xác định được lộ giới và nhu cầu sử dụng đất để phát triển giao thông trong
tương lai.
b)
Lực lượng vận tải: Thiết lập cơ cấu phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách
trên địa bàn huyện hợp lý, đáp ứng nhu cầu vận tải của huyện và khu vực, các
vùng phụ cận đảm bảo giao thông thông suốt, nhanh chóng và an toàn.
-
Vận tải hàng hóa:
+ Đến
2010 đạt : 50.929 Tấn-km; đến năm 2020 đạt : 71.840 Tấn-km;
+
Trong đó : Phương tiện 5-7 tấn : 75%; phương tiện 1,5-3 tấn : 25%.
-
Vận tải hành khách:
+ Đến
2010 đạt : 45.440 HK.Km; đến 2020 đạt : 64.098 HK.Km;
+
Trong đó : Phương tiện 40-50 ghế : 30%; phương tiện 12-30 ghế : 70%
c)
Công nghiệp giao thông : Phát triển công nghiệp giao thông vận tải theo hướng
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tập trung vào công nghiệp cơ khí, bảo dưỡng
sửa chữa các loại phương tiện vận tải thông dụng trên địa bàn huyện.
d)
Tổ chức quản lý: Tổ chức sắp xếp lại các hoạt động của hộ kinh doanh, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác trong
lĩnh vực giao thông vận tải; tăng cường công tác quản lý giao thông vận tải,
chống lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ nhằm thực hiện tốt trật tự xã hội và
an toàn giao thông.
1.3.
Chỉ tiêu phát triển giao thông vận tải:
a)
Chỉ tiêu phát triển mạng đường giao thông nông thôn của huyện đến 2020:
- Mật độ đường giao thông nông thôn : 950 km/1.195 km2 : 0,79
km/km2
- Bình quân số Km đường trên 1.000 dân : 3,43 km/1000 dân
b) Hệ thống giao thông tĩnh :
- Diện tích giao thông tĩnh đến năm 2020 đạt : 33.600 m2
- Tỷ lệ diện tích giao thông tĩnh : 0,73%
c) Chỉ tiêu phát triển phương tiện vận tải đến năm 2020 :
- Hành khách : 8 - 10 lượt/người/năm.
- Hàng hoá : 4 - 5,5 tấn/người/năm.
- Tốc độ kỹ thuật xe: Cơ giới: 50 km/h; Thô sơ: 20 km/h.
d) Mức độ đầu tư cho giao thông :
- Tỷ lệ tổng vốn đầu tư so với GDP (huyện) : 8% - 10%.
Trong đó phân ra:
+ Mạng lưới giao thông : 6%
- 7,0%;
+ Giao thông tĩnh : 1% -
1,5%;
+ Vận tải công cộng : 1% -
1,5%.
- Mức vốn đầu tư giao thông vận tải bình quân hàng năm:
+ Giai đoạn đến năm 2010:
46,91 tỷ đồng/năm.
+ Giai đoạn đến năm 2020 :
64,51 tỷ đồng/năm.
- Vốn đầu tư bình quân đầu người năm : (chỉ tính đường huyện)
+ Giai đoạn đến 2010:
190.000 đồng/người/năm.
+ Giai đoạn đến 2020 :
233.000 đồng/người/năm.
- Quan hệ giữa mức tăng dân số và mức tăng vốn đầu tư giao thông vận tải:
0,8 lần
- Quan hệ giữa mức tăng GDP bình quân và mức tăng vốn đầu tư xây dựng
giao thông vận tải : 1,2 lần.
1.4.
Phân cấp mạng đường huyện quản lý
Tổng
chiều dài đường huyện quản lý đến 2020:
-
Đường huyện: 18 tuyến dài: 186,70 km
+ Giai
đoạn đến năm 2010 nâng cấp và làm mới : 95,70 km
+ Giai
đoạn đến năm 2020 nâng cấp và làm mới : 95,00 km
-
Đường liên xã, đường xã do các xã quản lý (27 xã, TT) : 763,60 km
-
Đến năm 2020 hoàn chỉnh nâng cấp mạng lưới đường huyện quản lý đúng tiêu chuẩn.
1.5.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải của đường huyện:(tỷ đồng)
CƠ CẤU ĐẦU TƯ
|
2006 - 2010
|
2011 - 2020
|
CỘNG
|
-
Đường và cầu cống nhỏ
|
133,87
|
263,02
|
396,89
|
-
Hệ thống giao thông tĩnh
|
0,50
|
1,70
|
2,20
|
-
Phương tiện tàu thuyền
|
15,00
|
45,00
|
60,00
|
-
Phương tiện vận tải bộ
|
85,00
|
335,00
|
420,00
|
-
Cơ khí và nguồn nhân lực
|
0,20
|
0,40
|
0,60
|
Tổng cộng
|
234,58
|
645,12
|
879,69
|
Điều 2: Quy
hoạch giao thông nông thôn huyện Ninh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển giao thông vận tải cho các xã và
thị trấn, cắm mốc lộ giới theo qui định hiện hành.
Điều 3: Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh
văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hòa, Giám
đốc các Sở: Giao thông- Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.