ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 01/2013/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 07
tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005
của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005
của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy
sản;
Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày
13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành
nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều
kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng
dẫn thực hiện Nghị đinh số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm
bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày
06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày
03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và
Thuyền viên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 383/TTr-SNN ngày 12/12/2012 và Báo cáo thẩm
định số 271/BC-STP ngày 23/11/2012 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy
định phân cấp đăng ký, quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Quyết đinh này có hiệu lực sau 10 ngày,
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định phân cấp đăng ký, quản lý tàu cá
trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số
01/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy và TT. HĐND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Báo, Đài, Website tỉnh (đăng, phát nội dung);
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- CV (L, T);
- Lưu: VT, L12/01.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Dũng
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP ĐĂNG KÝ,
QUẢN LÝ TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định trình tự, thủ tục và thẩm
quyền đăng ký, quản lý tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và
tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà
nước về thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân sử dụng
tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá có chiều dài
đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Tàu cá: Là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác
chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.
2. Đăng ký tàu cá: Là thực hiện nhiệm vụ quản lý
hành chính nhà nước đối với tàu cá.
3. Hoạt động thủy sản: Là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất
khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Khai thác thủy sản: Là việc khai thác thủy sản
trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Chương 2.
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ TÀU CÁ
Điều 3. Nguyên tắc quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách
nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác đăng ký, quản lý tàu cá có
tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá có chiều dài đường nước
thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy trong phạm vi quản lý.
Quản lý hoạt động khai thác thủy sản nhằm bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, phát triển thủy sản bền vững, đảm bảo an toàn cho người và
tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt
Nam.
Điều 4. Điều kiện hoạt động
Chủ tàu cá chỉ được đưa tàu vào hoạt động khai thác
thủy sản sau khi đã hoàn tất việc đăng ký tàu cá, được cấp giấy phép khai thác
thủy sản theo quy định (trừ các tàu có trọng tải nhỏ hơn 0,5 tấn và các tàu
hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá) và đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước Việt Nam trong hoạt động nghề cá.
Điều 5. Đăng ký tàu cá
1. UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký,
quản lý tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá có chiều
dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy.
2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý, đăng
ký tàu cá theo thẩm quyền.
3. Trong cùng một thời điểm, mỗi tàu cá chỉ được
đăng ký tại một cơ quan đăng ký tàu cá và chỉ mang một số đăng ký duy nhất.
Điều 6. Số và ký hiệu đăng ký tàu cá
1. Số đăng ký tàu cá gồm ba nhóm (tính từ trái sang
phải), quy định như sau:
a) Nhóm thứ nhất: Gồm hai chữ “CM” (viết tắt của
địa danh tỉnh Cà Mau).
b) Nhóm thứ hai: Gồm bốn chữ số theo thứ tự từ 0001
đến 1999, được quy định cụ thể như sau:
- Huyện U Minh: Từ 0001 đến 0299.
- Huyện Năm Căn: Từ 0300 đến 0399.
- Huyện Đầm Dơi: Từ 0400 đến 0499.
- Huyện Trần Văn Thời: Từ 0500 đến 1299.
- Huyện Phú Tân: Từ 1300 đến 1799.
- Huyện Ngọc Hiển: Từ 1800 đến 1999.
c) Nhóm thứ ba: Gồm hai chữ “TS” (Thủy sản).
2. Khoảng cách giữa các nhóm chữ và nhóm số là dấu
gạch ngang. Dấu gạch ngang đặt ở giữa chiều cao của chữ và số. Chiều rộng dấu
gạch ngang bằng chiều rộng nét chữ; chiều dài dấu gạch ngang bằng 2 lần chiều
rộng.
3. Tên và số đăng ký phải kẻ bằng nước sơn hoặc làm
thành biển gắn cố định vào tàu theo quy định sau:
a) Tên tàu: Tên tàu cá do chủ tàu tự đặt, có thể
lấy số đăng ký tàu làm tên gọi cho tàu. Tên tàu viết trên phía ngoài vách cabin
hoặc vách buồng ngủ.
b) Số đăng ký viết hai bên mạn phía mũi tàu. Trường
hợp tàu nhỏ không thể viết số đăng ký ở mạn mũi tàu thì làm biển số gắn cố định
ở phía ngoài vách cabin hoặc vách buồng ngủ. Nếu tàu không có cabin và buồng
ngủ thì viết hoặc gắn cố định ở bất kỳ vị trí nào dễ nhìn thấy nhất trên thân
tàu.
c) Chữ, số viết ngay ngắn, rõ ràng bằng kiểu chữ in
đều nét; màu chữ và số phải tương phản với màu nền.
d) Kích cỡ chữ và số phải tương xứng với kích cỡ
tàu, bề dày nét chữ và số không nhỏ hơn 30 mm, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn
200 mm. Đối với tàu quá nhỏ, kích cỡ chữ và số có thể nhỏ hơn quy định trên
nhưng phải đảm bảo rõ ràng, dễ thấy.
Điều 7. Hồ sơ, trình tự đăng ký tàu cá
Hồ sơ phải nộp mỗi thứ 01 bản, gồm:
1. Tờ khai đăng ký tàu cá theo quy định tại khoản
2, mục II Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về
đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:
- Đối với tàu cá cải hoán:
+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản
chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cũ (bản gốc).
- Đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu:
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy
định hiện hành của Nhà nước (bản chính);
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cũ (bản chính) kèm
theo hồ sơ đăng ký nguồn gốc của tàu (bản chính).
3. Trình tự đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định
tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định
về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày
15/12/2010 của Chính phủ.
Điều 8. Cấp lại Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá
1. Các trường hợp cấp lại Giấy xác nhận đã đăng ký
tàu cá và hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá thực hiện theo
khoản 4 Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Giấy xác nhận đăng ký tàu cá được cấp lại phải
giữ nguyên số đăng ký đã được cấp lần trước, đồng thời ghi rõ số lần cấp lại.
Điều 9. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp mới,
cấp lại và gia hạn giấy phép khai thác thủy sản
1. Điều kiện cấp mới, gia hạn và cấp lại giấy phép
khai thác thủy sản thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày
04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề
thủy sản, được cụ thể hóa tại: khoản 2, khoản 4 mục II Thông tư số
02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất,
kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định số
14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một
số ngành nghề thủy sản; Điều 9 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết
số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
2. Thủ tục và trình tự thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về thủy sản.
Điều 10. Xóa tên tàu trong sổ đăng ký tàu cá
Việc xóa tên trong sổ đăng ký tàu cá thực hiện theo
quy định tại Điều 12 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng
Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên.
Chương 3.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện
1. UBND cấp huyện được phân cấp quản lý tàu cá chịu
trách nhiệm tổ chức đăng ký tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa
và tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy theo
đúng các quy định hiện hành.
2. Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các loại ấn
chỉ; thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí đăng ký tàu cá và báo cáo kết quả cho cơ
quan chuyên môn cấp trên theo đúng quy định.
3. Lập và quản lý sổ đăng ký tàu cá theo phân cấp;
tổng hợp thống kê tàu cá trên địa bàn huyện.
4. Trực tiếp thực hiện công tác quản lý tàu cá có
công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế
dưới 15 mét mà không lắp máy.
6. Báo cáo công tác quản lý tàu cá theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Quản lý chặt chẽ số lượng phương tiện hoạt động
khai thác thủy sản trên địa bàn có công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu
cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy.
2. Ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu để phát sinh trên địa bàn phương
tiện khai thác thủy sản mới có công suất máy chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá
có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy.
3. Phối hợp với Biên phòng, Thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
quản lý chặt chẽ phương tiện hoạt động khai thác thủy sản có công suất máy
chính dưới 20 sức ngựa và tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét
mà không lắp máy.
Điều 13. Trách nhiệm của Chi cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Theo dõi, thống kê tình hình đăng ký tàu cá trên
địa bàn tỉnh;
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký tàu cá
cho cơ quan đăng ký tàu cá cấp huyện;
3. Thống nhất quản lý và hướng dẫn sử dụng các mẫu
biểu, giấy tờ trong công tác đăng ký tàu cá.
Điều 14. Nghĩa vụ của chủ tàu cá
1. Đăng ký tàu cá tại cơ quan đăng ký tàu cá theo
Điều 7 của Quy định này.
2. Bảo quản và mang theo tàu: Giấy phép khai thác
thủy sản, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá
và các giấy tờ khác có liên quan do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Chương 4.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện
Quy định này và các quy định khác có liên quan đến công tác quản lý tàu cá sẽ
được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, đăng ký
tàu cá. Nếu sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, thì tùy theo tính chất,
mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành./.
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về
việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……….., ngày …….
tháng …... năm ……
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ
TÀU CÁ
Kính gửi: …………….(1)………………………
Tên tôi
là:...................................................................................................................
Thường trú
tại:...........................................................................................................
Chứng minh nhân dân
số:.........................................................................................
Xin đăng ký tàu cá
Mẫu thiết kế: ………………………………………… Vật liệu
vỏ:.................................
Kích thước: ………………………………………….. Công suất
máy..........................
Nghề..........................................................................................................................
Vùng hoạt
động:........................................................................................................
Các trang thiết bị an toàn tàu cá:
TT
|
Tên loại
|
Số lượng
|
Hiện trạng
|
01
|
|
|
|
02
|
|
|
|
03
|
|
|
|
04
|
|
|
|
05
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan những nội dung đã khai ở trên là
hoàn toàn chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai.
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
TÀU
(Ký tên và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1): Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
địa phương
PHỤ LỤC V
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về
việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ
ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
(Tên cơ quan đăng
ký)..............................................................................
xác nhận :
Ông
(bà):....................................................................................................................
Địa chỉ
:......................................................................................................................
Đã hoàn thành thủ tục đăng ký tàu cá cho tàu
Kích thước LxBxD,
m:................................................................................................
Công suất máy, sức
ngựa:.........................................................................................
Vật liệu vỏ:…………………………………………………… Năm
đóng........................
Loại nghề:...................................................................................................................
Số đăng ký:
................................................................................................................
Đã vào sổ
……………
|
Ngày …… tháng
…… năm …..
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
(Chữ ký và đóng dấu)
|