HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2023/NQ-HĐND
|
Lạng Sơn, ngày 08
tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ
CHUẨN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2024-2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI MỐT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 210/TTr-UBND
ngày 25 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết
phê chuẩn Đề án xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì cầu trên đường giao thông
nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2024-2030; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án xây dựng, quản lý, khai thác, bảo
trì cầu trên đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2024-2030 với
những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp,
kết hợp xây dựng mới đồng bộ hệ thống cầu trên đường giao thông nông thôn của tỉnh
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách, đảm bảo lưu
thông hàng hóa, góp phần giảm nghèo, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn, nâng cao đời sống của đồng bào vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa.
- Tập trung các nguồn
lực đầu tư xây dựng mới đồng bộ hệ thống cầu trên đường
giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và Nhân
dân cùng làm” tạo thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo
trì cầu trên đường giao thông nông
thôn nhằm góp phần giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và nâng cao tuổi thọ giá
trị sử dụng của cầu.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Giai đoạn 2024 - 2030, toàn tỉnh
đầu tư xây dựng khoảng 110 cây cầu. Trong đó:
+ Trong hai năm
(2024 - 2025): mỗi năm xây dựng thí điểm 10 cầu trên địa bàn các huyện, sau đó
tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án để có cơ sở triển khai giai đoạn tiếp
theo.
+ Giai đoạn từ
năm 2026 - 2030: sau khi tổng kết giai đoạn 2024 - 2025, tiếp tục rà soát để
cân đối kinh phí đầu tư xây dựng với các cầu còn lại trên đường GTNT theo Đề
án.
- 100% cầu trên đường GTNT đã được xây dựng kiên cố được
quản lý, bảo trì theo quy định.
3. Cơ cấu nguồn vốn
- Phát triển cầu trên đường giao
thông nông thôn chủ yếu với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Phần
cầu chính: đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 30%; ngân sách
huyện, xã 30% trở lên; phần còn lại (40%) huy động từ nguồn xã hội
hoá. Nhân dân tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí thực hiện thi công nền, mặt
đường hai bên đầu cầu, mỗi bên 10m tính từ đuôi mố ra.
- UBND cấp huyện cử cán bộ kỹ thuật
của cơ quan chuyên môn thực hiện công tác giám sát.
- Cấp xã thực hiện giám sát cộng đồng.
4.
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật
Thực hiện phương án
xây dựng cầu với các thông số kỹ thuật chủ yếu sau:
- Tải trọng thiết kế: 0,65HL93.
- Khổ cầu từ 3,0m trở lên, lan can
hai bên rộng 0,25m x 2 = 0,5m.
- Chiều dài cầu: lựa chọn định
hình chung là L = 6m đến 36m.
- Mố cầu có cấu
tạo bằng bê tông, bê tông cốt thép, đá xây. Việc xử lý nền móng công trình sẽ
căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất, thủy văn… và tính toán cụ thể đối với từng
vị trí cầu để đưa ra phương án xử lý phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng.
- Dầm cầu bằng bê tông cốt thép, dầm
liên hợp, dầm thép.
- Đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài
10m tính từ đuôi mố ra mỗi bên và có quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp A (Bnền= 5,0m, Bmặt=
3,5m), mặt đường bằng BTXM M250, dày 20cm; trên lớp móng cấp phối đá dăm (hoặc
sỏi suối), dày 12cm.
5. Phạm vi
công việc và phương thức thực hiện
- Phạm vi công việc
+ Phần cầu chính: nhân dân tự nguyện hiến đất, tự nguyện đóng góp kinh phí, giải phóng mặt bằng. Lựa
chọn đơn vị thi công có năng lực đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để thực hiện.
+ Phần đường dẫn đầu
cầu (đắp sau mố và móng, mặt đường) tính từ mố cầu trở ra mỗi bên 10m do nhân
dân tự thực hiện.
+ Phần nền, mặt đường
tiếp theo được thực hiện theo Đề án phát triển giao thông nông thôn (Nhà nước
và nhân dân cùng làm).
- Phương thức thực
hiện
+ Phần cầu chính:
ngân sách tỉnh chuyển về UBND huyện quản lý và triển khai thực hiện; đối với
nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo trình tự, thủ tục đầu tư, thanh
toán, quyết toán đảm bảo theo các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và
các quy định khác của pháp luật liên quan.
+ Phần nền, mặt đường
hai đầu cầu tính từ đuôi mố trở ra mỗi bên 10m: do UBND cấp xã chủ trì vận động
nhân dân tự nguyện hiến đất, tự nguyện đóng góp kinh phí, giải phóng mặt bằng
và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thi công đảm bảo đúng quy định. UBND cấp
huyện có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình thi công.
6. Nhu cầu vốn
đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu
tư: khối lượng thực hiện cho cả giai
đoạn 2024 - 2030 đầu tư xây dựng 110 cây cầu (với dự
toán xuất đầu tư là 25 triệu đồng/1m² cầu) tổng kinh phí xây dựng cầu chưa
bao gồm kinh phí xây dựng đường dẫn hai bên đầu cầu là 162.618,75 triệu
đồng cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 2024 -
2025 là 36.750,00 triệu đồng, cụ thể: ngân sách tỉnh tối đa là 11.025,00 triệu
đồng, tỷ lệ 30%; ngân sách huyện, xã 11.025,00 triệu đồng, tỷ lệ 30%; Phần còn
lại huy động từ nguồn xã hội hoá 14.700,0 triệu đồng. Kinh phí nhân dân tự nguyện
đóng góp và hiến đất thực hiện phần đường dẫn hai bên đầu cầu là: 1.635,00 triệu
đồng.
+ Giai đoạn 2026 -
2030 là 125.868,75 triệu đồng. Trong đó ngân sách tỉnh tối đa là 37.760,63 triệu
đồng, tỷ lệ 30%; ngân sách huyện, xã 37.760,63 triệu đồng, tỷ lệ 30%. Phần còn
lại huy động từ nguồn xã hội hoá 50.347,5 triệu đồng. Kinh phí nhân dân tự nguyện
đóng góp và hiến đất thực hiện phần đường dẫn hai bên đầu cầu là: 6.829,00 triệu
đồng.
- Nguồn vốn: ngân sách tỉnh; ngân
sách huyện, xã và nguồn huy động xã hội hoá.
- Kinh phí bảo trì:
kinh phí quản lý, bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thực hiện theo
nguồn phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương hằng năm và nguồn vốn
hợp pháp khác. Cụ thể:
+ Giai đoạn 2024 -
2025: thực hiện định mức theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12
năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
+ Giai đoạn 2026 -
2030: thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về thời kỳ ổn định
ngân sách nhà nước.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện
theo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Lạng Sơn khoá XVII, kỳ họp thứ hai mươi mốt thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023
và có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, GTVT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lạng Sơn, Công báo tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng
Sơn;
- Lưu: VT, HSKH.
|
CHỦ
TỊCH
Đoàn Thị Hậu
|