HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 117/NQ-HĐND
|
Vĩnh Long, ngày
06 tháng 7 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI TỈNH
VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA IX, KỲ HỌP LẦN THỨ 08
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 101/TTr-UBND
ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết
thông qua điều chỉnh Quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân
sách, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Có Phụ lục nội dung Quy hoạch
kèm theo).
Điều 2.
Điều khoản thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực, các Ban, Tổ
đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa IX, kỳ họp lần thứ 08 thông qua ngày 06 tháng 7
năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI TỈNH VĨNH
LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 06/7/2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
1. Quan
điểm quy hoạch
- Phát triển toàn diện và có bước
đột phá về tổ chức vận tải trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện những mục tiêu
của chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) Quốc gia, vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Phát triển các loại hình vận
tải đường bộ và đường thủy theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng
cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Tăng sức cạnh tranh để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải trong
khu vực và quốc gia.
- Phát triển vận tải thủy đồng
bộ trên cơ sở ứng dụng và phát triển công nghệ vận tải tiên tiến. Trong đó, chú
trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để tạo nên một hệ
thống vận tải liên hoàn, hiệu quả.
- Đầu tư phát triển đội phương
tiện có cơ cấu hợp lý, hiện đại, có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tập
trung đầu tư các công trình bến bãi phục vụ vận tải ở các vị trí đầu mối và thu
hút vận tải.
- Mạng lưới luồng tuyến vận tải
được xây dựng phải tận dụng được và khai thác các lợi thế tiềm năng của địa
phương nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng
hóa của tỉnh.
- Phát triển vận tải theo hướng
bền vững kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn giao thông và bảo vệ môi
trường.
- Cơ chế, chính sách quản lý và
khai thác hoạt động phải phù hợp, hiệu quả trên cơ sở xã hội hóa tối đa việc đầu
tư phát triển vào vận tải.
2. Mục
tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng hiệu quả nhu cầu vận tải,
phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lưu
thông thuận lợi giữa các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, giữa tỉnh với các tỉnh
trong vùng và cả nước. Các dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo chất
lượng, giá thành hợp lý và góp phần hiệu quả vào việc giải quyết nhu cầu đi lại,
vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về cơ cấu đảm nhận vận tải
- Đến 2020: Hàng hóa đường bộ đạt
khoảng 21 - 23%, đường thủy nội địa đạt khoảng 77 - 79%. Hành khách đường bộ đạt
khoảng 84 - 86%, đường thủy nội địa đạt khoảng 14 - 16%.
- Đến 2030:
+ Trường hợp 1 chưa có đường sắt
thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Hàng hóa đường bộ đạt khoảng 26 - 28%, đường
thủy nội địa đạt khoảng 72 - 74%. Hành khách đường bộ đạt khoảng 87 - 89%, đường
thủy nội địa đạt khoảng 11 - 13%.
+ Trường hợp 2 đã có đường sắt
thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Hàng hóa đường bộ đạt khoảng 25 - 27%, đường
thủy nội địa đạt khoảng 70 - 72% và đường sắt 4 - 5%. Hành khách đường bộ đạt
khoảng 85 - 87%, đường thủy nội địa đạt khoảng 11 - 13% và đường sắt 1 - 2%.
b) Về vận tải hành khách
- Đến năm 2020: Sản lượng vận tải
đạt 41.742 nghìn lượt hành khách. Trong đó đường bộ 35.481 nghìn lượt, đường thủy
6.261 nghìn lượt về sản lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân chuyển của
đường bộ đạt 922.506 nghìn lượt.km, đường thủy đạt 13.774 nghìn lượt.km.
- Đến năm 2030:
+ Trường hợp 1 chưa có đường sắt
thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Sản lượng vận tải 47.899 nghìn lượt hành
khách. Trong đó đường bộ 42.151 nghìn lượt, đường thủy 5.748 nghìn lượt về sản
lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân chuyển của đường bộ đạt 1.138.077
nghìn lượt.km, đường thủy đạt 13.920 nghìn lượt.km.
+ Trường hợp 2 đã có đường sắt
thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Sản lượng vận tải 48.470 nghìn lượt hành
khách. Trong đó đường bộ 42.151 nghìn lượt, đường thủy 5.748 nghìn lượt, đường
sắt 571 nghìn lượt về sản lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân chuyển của
đường bộ đạt 1.138.077 nghìn lượt.km, đường thủy đạt 13.920 nghìn lượt.km, đường
sắt đạt 17.126 nghìn lượt.km.
- Về tuyến cố định: Đến năm
2020 và 2030 đảm nhận 88% và 82% cầu vận tải hành khách trên địa bàn (tương ứng
85 - 93 nghìn lượt khách/ngày).
- Về VTHKCC bằng xe buýt: Đến
năm 2020 và 2030 đảm nhận 7% và 10% nhu cầu vận tải hành khách (tương ứng 8 -
13 nghìn lượt khách/ngày).
- Phấn đấu đạt tỉ lệ về số lượng
taxi trên 1.000 dân đến năm 2020 ở mức 0,3 -0,4 và đến năm 2030 là 0,7 - 0,8
(tương ứng vận chuyển 7 - 9 nghìn lượt khách/ngày).
c) Về vận tải hàng hóa
- Đến năm 2020: Sản lượng vận
chuyển đạt 5.976 nghìn tấn hàng hóa. Trong đó đường bộ đáp ứng 1.315 nghìn tấn,
đường thủy 4.661 nghìn tấn về sản lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân
chuyển của đường bộ đạt 144.650 nghìn tấn.km, đường thủy đạt 302.965 nghìn tấn.km.
- Đến năm 2030:
+ Trường hợp 1 chưa có đường sắt
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Sản lượng vận chuyển đạt 7.834 nghìn tấn hàng
hóa. Trong đó đường bộ đáp ứng 2.115 nghìn tấn, đường thủy 5.719 nghìn tấn về sản
lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân chuyển của đường bộ đạt 232.650
nghìn tấn.km, đường thủy đạt 371.735 nghìn tấn.km.
+ Trường hợp 2 đã có đường sắt
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Sản lượng vận chuyển đạt 8.166 nghìn tấn hàng
hóa. Trong đó đường bộ đáp ứng 2.115 nghìn tấn, đường thủy 5.719 nghìn tấn, đường
sắt 332 nghìn tấn về sản lượng vận chuyển. Tương ứng khối lượng luân chuyển của
đường bộ đạt 232.650 nghìn tấn.km, đường thủy đạt 371.735 nghìn tấn.km và đường
sắt 9.965 nghìn tấn.km.
3. Nội dung
quy hoạch
3.1. Quy hoạch phát triển
VTHKCC đường bộ
a) Quy hoạch VTHKCC trên tuyến
cố định
* Quy hoạch VTHKCC trên tuyến
cố định liên tỉnh:
- Duy trì hoạt động các tuyến cố
định liên tỉnh hữu: Đảm bảo chất lượng phục vụ của từng tuyến đạt chuẩn quy định
(Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
- Cập nhật các tuyến VTHK cố định
liên tỉnh theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 của Bộ GTVT phê duyệt
Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
* Quy hoạch VTHKCC trên tuyến
cố định nội tỉnh:
- Giai đoạn nay đến 2020: Duy
trì hoạt động của các tuyến VTHK nội tỉnh “Vĩnh Long - Hiếu Nghĩa”, nâng cao mức
độ phục vụ, tần suất hoạt động.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Dừng
hoạt động của tuyến VTHK cố định nội tỉnh, thay thế bằng mạng lưới tuyến VTHKCC
bằng buýt để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
* Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục
vụ VTHKCC trên tuyến cố định:
- Hệ thống bến xe: 11 bến xe
(Quy hoạch bến loại V - II). Bến xe cần phải đảm bảo diện tích tối thiểu và các
bộ phận phục vụ cần thiết theo tiêu chuẩn của từng loại bến xe theo Thông tư số
18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ GTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
(Có Phụ lục số 1 đính kèm)
- Hệ thống các trạm dừng chân:
Theo Quyết định số 2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch
hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có các trạm dừng chân sau:
+ Trạm dừng chân trên Quốc lộ 1
có: Trạm dừng chân Bình Minh, tại km 2061+100 (bên phải QL1 thuộc địa bàn thị
xã Bình Minh), quy mô 10.000m2. Trạm dừng chân Bình Minh cách trạm dừng
chân Cái Bè theo hướng Bắc - Nam là 50 km, giai đoạn đầu tư 2026 - 2030.
+ Các trạm dừng chân trên các
Quốc lộ khác: Trạm dừng chân Trà Ôn, bố trí trong khoảng từ km 60+00 đến 66+00,
Quốc lộ 54 thuộc địa bàn huyện Trà Ôn với quy mô 3.000 m2, giai đoạn
đầu tư 2026 - 2030.
b) Quy hoạch VTHKCC bằng xe
buýt
Quy hoạch phát triển 20 tuyến buýt
trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 888km (gồm 11 tuyến nội tỉnh và 9 tuyến liền
kề):
(Có Phụ lục số 2 đính kèm)
- Giai đoạn từ nay đến 2020: Tiếp
tục khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến hiện có nhằm thu hút lượng
hành khách cao hơn. Rà soát và tổ chức lại các tuyến nhằm đảm bảo những quy định
của nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các đơn vị khai thác vận
tải. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt; Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hình thức đấu thầu cho
phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Cần tập
trung cải thiện và phát triển hạ tầng buýt theo mô hình tiên tiến (các điểm đầu,
cuối, các điểm trung chuyển, nghiên cứu các làn đường dành riêng cho xe buýt, hệ
thống nhà chờ và giao thông tiếp cận,…) đồng bộ với hệ thống điểm, bãi đổ xe và
hạ tầng giao thông tiếp cận tới khu vực dân cư nhằm tăng cường năng lực và cải
thiện chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, phải đảm bảo được kết nối thuận tiện với
các loại hình vận chuyển hành khách khác.
c) Quy hoạch xe taxi trên địa
bàn tỉnh
- Số lượng taxi trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020 đạt ngưỡng 0,13 -0,18 xe/1000 dân (khoảng 150 - 200 xe),
định hướng đến 2030 đạt ngưỡng 0,35 - 0,40 xe/1000 dân (khoảng 450 - 500 xe)
phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh.
- Số lượng doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh không quá 10 đơn vị; đồng
thời các đơn vị đang hoạt động phải có số lượng tối thiểu là 10 xe và đảm bảo đầy
đủ các điều kiện theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Từng bước đầu tư thay thế xe
cũ bằng xe chất lượng cao và xe sử dụng năng lượng sạch; các đơn vị cung ứng dịch
vụ vận tải từng bước thay đổi hệ thống quản lý thủ công, điều hành taxi từ hệ
thống thông tin liên lạc bộ đàm sang quản lý, điều hành trên phần mềm kết nối mạng
internet, bộ đàm và gắn kết với thiết bị GPS để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm
chi phí về lao động và nhiên liệu, từng bước triển khai phương thức thanh toán
bằng thẻ, in hóa đơn…
- Giai đoạn 2021 - 2030: Ổn định
mức tăng trưởng xe taxi từ 8% - 10%/năm (khoảng 450 - 500 xe)
+ Tiếp tục duy trì số lượng
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh.
+ Thành lập Trung tâm Quản lý vận
tải khách công cộng để quản lý hoạt động xe buýt và taxi.
+ Số xe có chất lượng tốt (sử dụng
dưới 5 năm) đạt trên 80% và có từ 3% - 5% xe taxi có thiết bị hỗ trợ người tàn
tật; 100% các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh phải ứng dụng hệ
thống quản lý, điều hành trên phần mềm kết nối mạng internet, bộ đàm và gắn kết
với thiết bị GPS tính tiền và in hóa đơn tự động, sử dụng thiết bị thanh toán bằng
thẻ…
3.2. Quy hoạch phát triển vận
tải hàng hóa đường bộ
- Luồng hàng: Quy hoạch phát
triển luồng vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, cũng như liên
tỉnh từ Vĩnh Long đến các tỉnh thành trong khu vực và quốc tế.
+ Luồng hàng hóa liên tỉnh đi
qua những tuyến vận tải chính của tỉnh như: QL1, QL80, QL53, QL54 và một số tuyến
đường tỉnh như ĐT902, ĐT906… kết nối Vĩnh Long với các tỉnh Miền Tây Nam bộ,
Đông Nam bộ và Tây Nguyên, thu hút một lượng lớn hàng hóa vận chuyển, luân chuyển
qua những trục đường này.
+ Luồng hàng hóa nội tỉnh dựa
trên cơ sở hệ thống đường tỉnh và một số tuyến đường huyện, với chức năng phân
phối hàng hóa từ các nhà bán lẻ tới người dân và và thu gom hàng hóa từ người
dân đến các chợ đầu mối tập trung.
- Khả năng kết hợp với vận tải
thủy: Quy hoạch các bến xe hàng (xe tải) phải có vị trí thuận tiện trong việc kết
hợp với vận tải thủy. Kết hợp giao thông thủy bộ sao cho vừa bảo đảm thời gian
vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm chi phí.
- Phát triển vận tải hàng hóa bằng
xe taxi tải, chú trọng phát triển các loại phương tiện mới phù hợp với mạng lưới
cầu đường theo cấp tải trọng, đặc biệt chú trọng công tác đăng kiểm phương tiện
cơ giới để nâng cao an toàn vận tải.
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật bến
xe hàng theo Điều 57 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT ngày 07/11/2014
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ.
3.3. Quy hoạch phát triển vận
tải hành khách đường thủy
Định hướng phát triển hoạt động
vận tải hành khách đường thủy theo hình thức du lịch sông nước trong tỉnh (từ
phía bờ Vĩnh Long sang Cù Lao An Bình, khu du lịch sinh thái Vinh Sang, Chợ nổi
Cái Bè, các vườn trái cây,…), đến các tỉnh lân cận (Cần Thơ, Bến Tre, Tiền
Giang, Đồng Tháp…).
* Hệ thống bến tàu khách
- Nâng cấp các bến hành khách
thủy nội địa hiện trạng, dừng hoạt động các bến không đạt tiêu chí bến hành
khách theo TCVN 10305:2015 và mở mới một số bến TNĐ phục vụ du lịch.
- Xây dựng cảng hành khách Vĩnh
Long là cảng cấp I - ĐTNĐ theo Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 phê
duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Vị trí: Khu vực bờ kè Phường
9, thành phố Vĩnh Long.
+ Giai đoạn nay đến 2020 xây dựng
bến cho tàu đến 100 ghế cập bến, dài 30m với 1 cầu cảng, công suất năm 2020 là
1,0 triệu Hk/năm.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Duy
trì quy mô với 1 bến cho tàu 100 ghế, dài 30m. Mở rộng nhà chờ, nâng cấp chất
lượng dịch vụ. Công suất dự kiến 1,5 triệu Hk/năm.
- Ngoài vai trò là một điểm đón
trả khách, bến còn là trung tâm điều khiển việc chạy tàu, điểm neo đậu tàu và
phải đủ diện tích để thực hiện những chức năng khác như văn phòng làm việc, điểm
gửi giữ xe gắn máy, băng ghế chờ.
- Bến hành khách đa chức năng
cũng sẽ thực hiện thêm những chức năng dịch vụ kết hợp như quầy giao dịch du lịch,
hàng lưu niệm, quầy bán giải khát, thức ăn nhanh, vị trí tập luyện thể dục thể
thao. Diện tích tối thiểu của bến khoảng 2.000m2.
- Sau khi cảng hành khách Vĩnh
Long đi vào hoạt động đề xuất các tuyến vận tải hành khách du lịch trên tuyến
sông Cổ Chiên từ cầu Mỹ Thuận đến chợ Vĩnh Long sẽ tập trung về đây để đảm bảo
công tác quản lý và khai thác đạt hiệu quả.
(Có Phụ lục số 3 đính kèm)
3.4. Quy hoạch phát triển vận
tải hàng hóa đường thủy
a) Đối với luồng hàng hải
- Luồng vào cảng trên sông Hậu
qua cửa Định An duy trì cho tàu 5.000 đến 10.000 tấn lợi dụng thủy triều để ra,
vào.
- Luồng vào các cảng trên sông
Tiền: Duy trì độ sâu luồng cho tàu 5.000 tấn ra vào thường xuyên có lợi dụng thủy
triều.
b) Các tuyến vận tải quốc gia
đi qua địa bàn tỉnh
Quy hoạch cập nhật theo Quyết định
số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
c) Quy hoạch các tuyến vận tải
nội tỉnh
Quy hoạch 9 tuyến vận tải thủy
nội tỉnh với tổng chiều dài 220,85km.
(Có Phụ lục số 4 đính kèm)
d) Quy hoạch hệ thống cảng biển
Cập nhật theo Quyết định số
3383/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng
biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 và Quyết định số 480/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2017 của Bộ GTVT về việc công
bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Cụ thể có 2 khu bến:
- Khu bến Vĩnh Thái: Tiếp nhận
tàu đến 5.000 tấn, đầu tư thiết lập mới 02 bến phao chuyển tải cho tàu trọng tải
5.000 tấn.
- Khu bến Bình Minh: Tiếp nhận
tàu đến 10.000 - 20.000 tấn, đầu tư thiết lập mới 01 bến phao chuyển tải cho
tàu trọng tải 10.000 - 20.000 tấn.
đ) Quy hoạch cảng thủy nội địa
Theo Quyết định 1108/QĐ-BGTVT
ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống
cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030.
(Có Phụ lục số 5 đính kèm)
3.5. Quy hoạch phát triển vận
tải đường sắt
Cập nhật theo Quyết định số
214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến
lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể có 2 ga:
- Ga thành phố Vĩnh Long: Thuộc
xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Ga Bình Minh: Thuộc xã Tân
Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3.6. Quy hoạch phát triển
công nghiệp cơ khí giao thông vận tải
a) Cơ khí giao thông vận tải
- Củng cố các cơ sở hiện có, đầu
tư thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại, tổ chức đào tạo nâng
cao tay nghề cho lao động công nghiệp tại địa phương.
- Khuyến khích đầu tư, trang
thiết bị và hoàn thiện công nghệ cho xí nghiệp cơ khí công nông tại các huyện,
thị, thành phố có khả năng đóng mới và đại tu các loại phương tiện giao thông vận
tải.
- Nâng cấp và xây dựng xưởng sửa
chữa nhỏ tại mỗi địa phương và phục vụ sửa chữa gia công cơ khí nhỏ.
b) Kiểm định phương tiện
* Đối với đường bộ
- Đến năm 2020: Tỉnh có 2 dây
chuyền đăng kiểm và 1 trung tâm đăng kiểm tại thành phố Vĩnh Long.
- Đến năm 2030: Tỉnh có 4 dây
chuyền đăng kiểm và 2 trung tâm đăng kiểm (thêm 1 trung tâm đăng kiểm tại huyện
Trà Ôn).
* Đối với đường thủy: Nâng
cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyên môn để đảm nhận được các phương tiện thủy
có tải trọng lớn.
c) Công nghiệp vật liệu xây dựng
Phát triển các chủng loại vật
liệu xây dựng, trong đó loại vật liệu thô như đá, cát…. phục vụ xây dựng giao
thông. Chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Hướng phát
triển là giảm nhịp độ khai thác các loại tài nguyên, sản xuất các loại vật liệu
xây dựng mới, chất lượng cao,…
d) Công tác đào tạo
- Hình thành các trung tâm phục
vụ cho đào tạo nguồn nhân lực điều khiển phương tiện vận tải bộ, thủy, bảo dưỡng
sửa chữa các loại phương tiện cơ giới và đào tạo công nhân kỹ thuật cho xây dựng
công trình giao thông.
- Phát triển mạng lưới cơ sở
đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe với năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, phân bố
hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân.
- Đầu tư các cơ sở đào tạo và
trung tâm sát hạch có quy mô phù hợp, hiện đại, bảo đảm nâng cao chất lượng nhằm
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giảm
thiểu tai nạn giao thông, phát triển kinh tế xã hội.
- Ưu tiên đầu tư nâng cấp các
cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch hiện tại, hạn chế đầu tư mới ở các khu vực
đã dư thừa năng lực, khuyến khích đầu tư mới ở các khu vực có nhu cầu nhưng
chưa có cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.
3.7. Định hướng phát triển dịch
vụ hỗ trợ vận tải và logistic
a) Liên kết vận tải
Phối hợp và liên kết giữa các
phương thức GTCC tại các trạm dừng GTCC (bến tàu, điểm trung chuyển xe buýt) đảm
bảo việc chuyển tuyến, chuyển phương thức thuận tiện, dễ tiếp cận với người
dân. Cụ thể:
- Bến tàu: Cần đảm bảo sự kết nối
của đường sông với GTCC như xe buýt, taxi, xe ôm và xe cá nhân (ô tô, xe máy và
xe đạp).
+ Bến đa chức năng: Trong thiết
kế đã có các vị trí đỗ xe ô tô và xe cá nhân, với diện tích tối thiểu 100m2.
Kết hợp nhà chờ xe buýt ở ngay bến.
+ Bến lên xuống của hành khách:
Bố trí nhà chờ xe buýt gần bến (<50m). Tại các bến cần có số điện thoại của
loại hình bổ trợ (taxi, xe ôm).
- Bến xe: Cần phải có các vị
trí đậu, đỗ cho các loại hình bổ trợ và xe cá nhân với diện tích tối thiểu 300m2.
Bến đầu, cuối: Đề xuất xây dựng bãi đỗ xe cá nhân với diện tích khoảng 50 -
100m2.
- Trạm trung chuyển xe buýt: Cần
có số điện thoại của loại hình bổ trợ, xem xét kết hợp bãi đỗ xe cá nhân với diện
tích khoảng 50 - 100m2.
b) Định hướng phát triển vận tải
Container
Định hướng phát triển vận chuyển
hàng hóa vận tải Container, tạo điều kiện đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container trên địa bàn tỉnh. Hình thành trung
tâm logistic tại khu cảng Bình Minh.
c) Định hướng phát triển vận tải
đa phương thức
Vận tải đa phương thức phát triển
theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng
góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế. Ưu
tiên phát triển vận tải đa phương thức với nhiều mô hình vận tải khác nhau,
khai thác tối đa hiệu quả kinh tế mang lại.
3.8. Phát triển nguồn nhân lực
trong ngành vận tải
Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp
vụ ngắn hạn hàng năm cho lực lượng tài xế, tiếp viên đang phục vụ trên các tuyến
xe buýt và được cấp giấy chứng nhận.
Đào tạo nâng cao trình độ trong
tổ chức quản lý và khai thác của các đơn vị kinh doanh, bồi dưỡng các nghiệp vụ
như tiếp thị hành khách đi xe buýt, nâng cao chất lượng phục vụ trên xe buýt,
chính quy hóa trong phục vụ xe buýt…, tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh,
thành phố có hoạt động GTCC phát triển.
4. Kinh phí
và nguồn kinh phí thực hiện quy hoạch
* Kinh phí thực hiện: Tổng nhu
cầu vốn đầu tư để phát triển dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là
776,36 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn từ nay đến 2020:
320,83 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2021 - 2030: 455,53
tỷ đồng.
* Cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn xã hội hóa (tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp tham gia đầu tư): 770 tỷ đồng, chiếm 99,2%.
- Vốn ngân sách nhà nước: 6,35
tỷ đồng, chiếm 0,8% (hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng).
5. Cơ chế
chính sách phát triển vận tải trên địa bàn tỉnh
- Ban hành hoặc đẩy mạnh thực
hiện các cơ chế, chính sách nhà nước đã ban hành nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh
doanh vận tải trên địa bàn tỉnh; các quy chế trong hoạt động vận tải khách tuyến
cố định, hành khách bằng xe buýt…, quy định về ưu tiên quyền sử dụng cơ sở hạ tầng
đường bộ cho dịch vụ vận tải.
- Có các chính sách khuyến
khích người dân sử dụng GTCC: Hỗ trợ giá vé cho người tham gia phương tiện công
cộng như xe buýt, miễn giảm giá vé đối với các đối tượng ưu tiên theo quy định.
- Ưu tiên và khuyến khích sử dụng
các phương tiện bảo vệ môi trường.
6. Về các
giải pháp thực hiện quy hoạch
6.1. Giải pháp về vốn
- Huy động nguồn vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn để phát triển mạng lưới vận tải của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 khoảng
776.35 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu để đầu tư cho phương tiện xe buýt, xe
taxi, bến xe khách, bãi đỗ xe taxi qua đêm, trạm dừng nghỉ, điểm đón khách và
điểm dừng xe buýt.
- Nguồn huy động vốn đầu tư dự
kiến từ xã hội hóa là 770 tỷ đồng (99,182%) và từ ngân sách 6,35 tỷ đồng
(0,818%).
6.2. Giải pháp về đầu tư cơ
sở hạ tầng phục vụ vận tải
- Việc đầu tư xây dựng bến bãi,
điểm dừng, nhà chờ, sẽ được thực hiện từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn xã hội
hóa kết hợp với các nguồn thu từ các dịch vụ kèm theo (quảng cáo, căng tin…).
- Ưu tiên cho thuê đất theo giá
ưu đãi cho các doanh nghiệp vận tải để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ
trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Huy động bằng nhiều hình thức
để tận dụng mọi nguồn lực như: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tự
huy động thông qua khai thác quỹ đất, đầu tư theo hợp đồng PPP, BOT; liên
doanh, liên kết góp vốn đầu tư, vốn vay ưu đãi trong nước, hỗ trợ lãi suất vay,
…
6.3. Giải pháp về đầu tư
phương tiện
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đầu
tư phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ GTCC. Miễn giảm thuế nhập khẩu
phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp
ráp phương tiện phục vụ giao thông công cộng; hỗ trợ lãi suất vay đầu tư cho
phương tiện, giảm mức phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện xe buýt,...
6.4. Giải pháp về quản lý
các loại hình vận tải
- Thành lập Trung tâm quản lý
và điều hành vận tải ô tô tỉnh Vĩnh Long với chức năng nhiệm vụ về quản lý tuyến,
kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, phương tiện, thống kê dự báo nhu
cầu vận tải,...
- Về quản lý hạ tầng vận tải:
Có chính sách linh hoạt về mức phí, tăng cường quản lý bến bãi bởi một cơ quan
thống nhất, có đơn vị chuyên kinh doanh, khai thác bến bãi,...
- Có chính sách về mức phí linh
hoạt (theo khu vực, theo thời điểm, theo loại phương tiện) trên cơ sở công bố
công khai, đảm bảo đúng giá quy định và tạo động lực đầu tư hoàn vốn.
6.5. Giải pháp về khai thác
các loại hình vận tải
- Đảm bảo chất lượng về phương
tiện: trong quá trình vận tải, chất lượng phương tiện có ảnh hưởng trực tiếp
quyết định đến chất lượng dịch vụ GTCC. Chất lượng phương tiện phải đảm bảo các
đặc tính kĩ thuật an toàn vận hành, thân thiện môi trường, về số chỗ, điều hòa,
vệ sinh, thông tin.
- Lịch trình đúng theo quy định,
được công bố
- An toàn giao thông/thông suốt
vận hành.
6.6. Giải pháp phát triển
nguồn nhân lực
- Hỗ trợ 50 - 70% kinh phí đào
tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, người lao động
tham gia hoạt động quản lý điều hành và vận hành khai thác trong lĩnh vực GTCC.
- Hình thành các trung tâm phục
vụ cho đào tạo nguồn nhân lực điều khiển phương tiện vận tải bộ, thủy, bảo dưỡng
sửa chữa các loại phương tiện cơ giới và đào tạo công nhân kỹ thuật cho xây dựng
công trình giao thông.
- Phát triển mạng lưới cơ sở
đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe với năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, phân bố
hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân./.