Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Dự thảo Nghị định quy định hoạt động đào tạo sát hạch lái xe

Số hiệu: 160/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 18/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2024

DỰ THẢO LẦN 1
Ngày 5.9.2024

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Bảo vệ môi trường  ngày 17 tháng 11 năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, gồm: hình thức đào tạo lái xe; điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép xe tập lái; quy định tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe; điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sát hạch cho Trung tâm sát hạch lái xe; điều kiện sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Xe tập lái là xe ô tô dùng để đào tạo lái xe ô tô.

2. Xe sát hạchxe ô tô dùng để sát hạch lái xe.

3. Lưu lượng đào tạo là số lượng học viên lớn nhất mà cơ sở được phép đào tạo tại một thời điểm, được xác định bằng tổng số học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe, bao gồm cả học viên học lý thuyết và thực hành tại thời điểm xác định lưu lượng đào tạo.

4. Trung tâm sát hạch lái xe là cơ sở được xây dựng đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch, cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe và được phân loại như sau:

a) Trung tâm sát hạch loại 1: Cung cấp dịch vụ sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1, B, C1, C, D2, D1, D và các hạng BEC1E, CE, D2E, D1E, DE;

b) Trung tâm sát hạch loại 2: Cung cấp dịch vụ sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1, B, C1 và hạng C;

c) Trung tâm sát hạch loại 3: Cung cấp dịch vụ sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A và B1.

5. Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô là hoạt động của cơ sở đào tạo cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe mô tô và được phân loại như sau:

a) Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô loại 1: Được phép sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1;

b) Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô loại 2: Được phép sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A;

b) Sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô loại 3: Được phép sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1.

6. Dữ liệu giám sát sát hạch: Bao gồm dữ liệu về kết quả sát hạch và dữ liệu hình ảnh của hệ thống camera giám sát sát hạch.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

Mục 1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

Điều 4. Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe

1. Điều kiện về loại hình

Cơ sở đào tạo lái xe ô tô là cơ sở thuộc: cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học hoặc doanh nghiệp.

2. Điều kiện về nhân lực

a) Giám đốc, phó giám đốc;

b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Các tổ bộ môn;

d) Các đơn vị phục vụ đào tạo.

Điều 5. Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô

1. Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô là người đứng đầu đơn vị, đại diện cho đơn vị trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của đơn vị.

2. Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

d) Có đủ sức khỏe.

3. Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

c) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của đơn vị; ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo;

đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe ô tô theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định như sau:

Người có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở đào tạo lái xe ô tô bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô trực thuộc.

5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định trong Điều lệ của cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

Điều 6. Điều kiện về giáo viên

1. Cơ sở đào tạo phải có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái sử dụng để đào tạo lái xe

Điều 7. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

1. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2, không bao gồm diện tích đất sân tập lái quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.

2. Vốn đầu tư thành lập cơ sở đào tạo lái xe được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng.

3. Hệ thống phòng học chuyên môn

a) Phòng sử dụng học lý thuyết: có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về các nội dung: pháp luật giao thông đường bộ, Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông, phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và phòng chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ; trường hợp, các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình, thì phải có hệ thống tranh vẽ; cabin học lái xe. Diện tích phòng học không nhỏ hơn 48m2/phòng;

b) Phòng sử dụng học Kỹ thuật ô tô: có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về cấu tạo, sửa chữa thông thường và kỹ thuật lái xe; có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực và mô hình hệ thống điện; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học sinh thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra dầu xe, nước làm mát (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có cabin học lái xe (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); trường hợp, các thiết bị công nghệ thông tin chưa có sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...), thì phải có hệ thống tranh vẽ. Diện tích phòng học không nhỏ hơn 100 m2/phòng;

c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô bố trí số lượng phòng học lý thuyết và phòng học kỹ thuật ô tô phù hợp với lưu lượng và chương trình đào tạo; số lượng phòng học tính theo đơn vị lưu lượng (dưới 500 học viên), mỗi đơn vị lưu lượng phải có ít nhất 02 phòng học.

4. Xe tập lái

a) Có xe tập lái các hạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy thực hành lái xe;

b) Xe tập lái, gồm các hạng: A1, A (loại ly hợp điều khiển tự động, loại ly hợp điều khiển bằng tay), B1, B (loại số tự động và số cơ khí), C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE;

c) Xe tập lái các hạng sử dụng các loại xe tương ứng với hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật trật tự an toàn gia thông đường bộ;

d) Ô tô tải sử dụng để làm xe tập lái hạng B phải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 2.500 kg đến 3.500 kg với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo. Xe tập lái hạng B và BE có niên hạn không quá 25 năm (tính từ năm sản xuất); xe tập lái hạng C1, C, D2, D1, D, BE, C1E, CE, D2E, D1E, DE có niên hạn theo quy định tại Nghị định số /2024/NĐ-CP ngày tháng năm 2024 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người;

đ) Xe tập lái được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định nàycó hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe; xe tập lái trên đường giao thông có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên; xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.

5. Sân tập lái xe

a) Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô bố trí số lượng sân tập lái phù hợp với lưu lượng và chương trình đào tạo; số lượng sân tập lái tính theo đơn vị lưu lượng (dưới 1000 học viên), mỗi đơn vị lưu lượng phải có ít nhất 01 sân tập lái;

c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;

d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;

đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;

e) Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B là 8.000 m2; hạng B và C1, C là 10.000 m2; hạng B, C1, C, D2, D1, D, BE, C1E, CE, D2E, D1E, DE là 14.000 m2;

g) Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe có thể sử dụng sân sát hạch để đào tạo lái xe.

Điều 8. Điều lệ và quy chế hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe ô tô

1. Điều lệ của cơ sở đào tạo lái xe ô tô có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục tiêu;

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

c) Tổ chức các hoạt động đào tạo;

d) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý;

đ) Nhiệm vụ và quyền của người học;

e) Tổ chức và quản lý của cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

g) Tài chính và tài sản.

2. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô căn cứ vào Điều lệ của cơ sở đào tạo lái xe xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

Mục 2. TIÊU CHUẨN GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE Ô TÔ; THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE, GIẤY PHÉP XE TẬP LÁI, GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ, GIẢI THỂ CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Điều 9. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô

 1. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

 2. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề trở lên;

b) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B;

c) Giáo viên dạy các hạng B, C1 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D2, D1, D, BE, C1E, CE, D2E, D1E, DE phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;

d) Có một trong các văn bằng, chứng chỉ về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau: Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp; Chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 trở lên. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề;

đ) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định.

Điều 10. Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô và thẩm quyền cấp

1. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được Sở Giao thông vận tải cấp cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các cá nhân trên địa bàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6, Điều 9 của Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. 

Điều 11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

b) Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính);

c) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính);

d) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c khoản này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

2. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến cơ sở đào tại lái xe;

b) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, bảo đảm tiêu chuẩn đối với người tham dự tập huấn theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và tổ chức tập huấn theo chương trình tập huấn về nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc chương trình tập huấn, cơ sở đào tạo có văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này và hồ sơ của cá nhân tham dự tập huấn gửi Sở Giao thông vận tải đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bằng một trong các hình thức: Trực tiếp, bưu chính, văn bản điện tử;

d) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận danh sách do cơ sở đào tạo lập và hồ sơ cá nhân; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác, trong thời hạn 02 ngày làm việc phải có văn bản nêu rõ nội dung, lý do đề nghị cơ sở đào tạo lái xe bổ sung đầy đủ, chính xác; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở đào tạo và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe và trả trực tiếp cho cá nhân hoặc gửi qua đường bưu chính, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân.

3. Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý hoặc các cá nhân.

Điều 12. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

1. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng hoặc có sự thay đổi về nội dung.

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng bao gồm các thành phần quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung bao gồm các thành phần quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 11 của Nghị định này và tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi tương ứng, cụ thể như sau: Thay đổi tên của cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe: Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên; thay đổi ngày tháng năm sinh, xuất trình căn cước công dân.

Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b khoản này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

2. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, hoặc qua đường bưu chính, hoặc qua hệ thống dịch công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải;

b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, trả kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích và vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

Điều 13. Thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

1. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian lận để được tham dự tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

b) Cấp cho người không đủ một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Nghị định này;

c) Do cơ quan hoặc người không có thẩm quyền cấp;

d) Bị tẩy xóa, sửa chữa;

đ) Cho cơ sở đào tạo khác thuê, mượn để sử dụng nhưng không tham gia giảng dạy; hoặc cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn để sử dụng.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;

b) Người được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe phải nộp lại giấy chứng nhận cho cơ quan cấp, đồng thời dừng tham gia giảng dạy ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm.

3. Xử lý đối với trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Cơ quan quản lý giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe phải tập huấnkiểm tra lại như trường hợp cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe lần đầu.

Điều 14. Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái

1. Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý theo mẫu quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định này; có hiệu lực tương ứng với thời gian được phép lưu hành ghi trên Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhưng không vượt quá thời hạn sử dụng hợp pháp đối với xe tập lái.

2. Trường hợp cấp giấy phép xe tập lái điện tử (có mã hai chiều (QR)) được kết nối với trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải để truy xuất thông tin về xe ô tô, tuyến đường tập lái và hiệu lực lưu hành ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Sở Giao thông vận tải phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn thi hành và cấp giấy phép xe tập lái điện tử trên Trang thông tin điện tử để cơ sở đào tạo in hoặc lưu trữ trên thiết bị điện tử.

Điều 15. Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái

1. Hồ sơ bao gồm: thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

2. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức gửi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này được gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải;

b) Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;

c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Sở Giao thông vận tải lập Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái (bản giấy) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Thủ tục cấp lại giấy phép xe tập lái, bổ sung xe tập lái

1. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo nghị định này;

b) Giấy đăng ký xe (bản chính xuất trình tại thời điểm kiểm tra để đối chiếu).

2. Trình tự thực hiện

a) Cơ sở đào tạo gửi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải;

b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Sở Giao thông vận tải lập Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái (bản giấy) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 17. Thu hồi Giấy phép xe tập lái

1. Giấy phép xe tập lái bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Cấp cho xe tập lái không đáp ứng một trong điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này;

b) Bị tẩy xóa, sửa chữa;

c) Để cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe;

d) Cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo;

đ) Theo đề nghị của cơ sở đào tạo;

e) Xe tập lái có lắp đặt và sử dụng từ 2 thiết bị DAT trở lên để gian lận trong quá trình đào tạo thực hành lái xe.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xe tập lái, thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;

b) Cơ sở đào tạo lái xe được cấp Giấy phép xe tập lái phải dừng sử dụng xe ô tô đã bị thu hồi giấy phép xe tập lái trong hoạt động giảng dạy ngay sau khi cơ quan có thm quyền phát hiện hành vi vi phạm, đồng thời nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp ngay sau khi quyết định thu hồi giấy phép xe tập lái có hiệu lực.

Điều 18. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên địa bàn đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này.

2. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định này. 

Điều 19. Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính);

c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở đào tạo lái xe của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.

Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê;

d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính);

đ) Giấy đăng ký xe (bản chính xuất trình tại thời điểm kiểm tra để đối chiếu).

Trường hợp giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d, khoản này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

2. Trình tự thực hiện

a) Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 20. Thủ tục cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi điều chỉnh hạng xe đào tạo, lưu lượng đào tạo

a) Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất);

b) Trình tự thực hiện

Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI  kèm theo Nghị định này;

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác

a) Cơ sở đào tạo có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô và nêu rõ lý do hỏng, mất hoặc nội dung cần thay đổi, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;

b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 21. Thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Cơ sở đào tạo bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô không thời hạn khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô;

b) Cơ sở đào tạo lái xe không tổ chức hoạt động đào tạo lái xe trong thời gian 24 tháng liên tục;

c) Bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ô tô từ 02 lần trở lên trong thời gian 18 tháng;

d) Giấy phép được cấp không đúng với thẩm quyền hoặc sai quy định;

đ) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên giấy phép được cấp;

e) Cho thuê, mượn giấy phép;

g) Cơ sở đào tạo lái xe giải thể theo quy định của pháp luật;

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô thực hiện việc thu hồi theo trình tự sau:

a) Ban hành quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô, thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải nộp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ quan cấp giấy phép, đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe ô tô theo giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

Điều 22. Giải thể cơ sở đào tạo lái xe

1. Cơ sở đào tạo lái xe bị giải thể trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe.

2. Cơ sở đào tạo lái xe được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo lái xe đó.

3. Quyết định giải thể cơ sở đào tạo lái xe phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở đào tạo lái xe phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Cơ sở đào tạo lái xe giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều này:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể, lập 01 bộ Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể và kèm theo Quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe gửi Sở Giao thông vận tải để theo dõi quản lý.

6. Cơ sở đào tạo lái xe giải thể theo quy định tại khoản 2 Điều này

a) Cơ sở đào tạo lái xe gửi văn bản thông báo kế hoạch giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể kèm và phương án giải thể về Sở Giao thông vận tải ngay khi có kế hoạch giải thể;

b) Phương án giải thể cơ sở đào tạo lái xe bao gồm: Phương án giải quyết tài sản; phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể, lập 01 bộ Hồ sơ gồm: Văn bản thông báo giải thể và kèm theo Quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền gửi Sở Giao thông vận tải để theo dõi quản lý.

Chương III

Mục 1. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 23. Điều kiện về nhân lực

1. Nhân lực của Trung tâm sát hạch loại 1 và loại 2 gồm:

a) Giám đốc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên;

b) Phải có tối thiểu 12 nhân sự bảo đảm hỗ trợ Hội đồng sát hạch thực hiện đủ các nội dung sát hạch;

c) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc: quản lý thí sinh, nhận, trả và lưu trữ hồ sơ.

2. Nhân lực của Trung tâm sát hạch loại 3 gồm:

a) Giám đốc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên;

b) Phải có tối thiểu 6 nhân sự bảo đảm hỗ trợ Tổ sát hạch thực hiện đủ các nội dung sát hạch;

c) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc: quản lý thí sinh, nhận, trả và lưu trữ hồ sơ.

Điều 24. Điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm sát hạch

1. Được đặt ở nơi có đường giao thông thuận tiện, có điều kiện về cung cấp điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, không bị nhiễu loạn điện từ ảnh hưởng đến các thiết bị báo lỗi và chấm điểm lắp đặt tại Trung tâm.

2. Có đầy đủ các hạng mục công trình cơ bản như: Sân sát hạch, nhà điều hành và các công trình phụ trợ.

3. Có đủ phương tiện, thiết bị, lực lượng lao động thu gom, lưu giữ rác thải sinh hoạt theo quy định; trồng cây xanh xung quanh sân sát hạch hoặc có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi và khí xả từ xe cơ giới dùng để sát hạch; niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.

4. Xây dựng, lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống chống sét và các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đảm bảo an toàn.

5. Xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, đường truyền trực tuyến để truyền trực tiếp dữ liệu giám sát sát hạch về Sở Giao thông vận tải (cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động trung tâm sát hạch) và Công an tỉnh, thành phố để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm.

6. Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm sát hạch lái xe loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2.

7. Xe sát hạch

a) Xe sát hạch, gồm các hạng: A1, A (loại ly hợp điều khiển tự động, loại ly hợp điều khiển bằng tay), B1, B (loại số tự động và số cơ khí), C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE;

b) Số lượng xe sát hạch trong hình hạng A1, A (loại ly hợp điều khiển bằng tay), B1, B, C1 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe (được phép kết hợp sát hạch trong hình và trên đường);

c) Xe sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe (được phép kết hợp sát hạch trong hình và trên đường);

d) Xe sát hạch thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác (trừ sử dụng vào mục đích kinh doanh đào tạo lái xe);

đ) Xe sát hạch hạng B và BE có niên hạn không quá 25 năm (tính từ năm sản xuất); xe sát hạch lái xe hạng C1, C, D1, D2, D và CE, D1E, D2E, DE có niên hạn theo quy định tại Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày tháng năm 2024 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người;

e) Xe sát hạch được gắn 02 biển “SÁT HẠCH” trước và sau xe, xe sát hạch các hạng B, C1, C, D1, D2, D và BE, CE, D2E, D1E, DE có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.

8. Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy tính làm chức năng máy chủ; tối thiểu 10 máy tính làm chức năng máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy tính làm chức năng máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 loại 2.

9. Thiết bị sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông: Trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2 trang bị tối thiểu 02 máy tính làm chức năng máy chủ; tối thiểu 10 máy tính làm chức năng máy trạm.

10. Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính; thiết bị trên xe sát hạch có số lượng tối thiểu tương ứng với số lượng xe sát hạch; thiết bị trên sân sát hạch.

11. Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Tối thiểu 02 máy tính, thiết bị trên xe sát hạch có số lượng tối thiểu tương ứng với số lượng xe sát hạch.

12. Trang bị và duy trì hệ thống thông tin giám sát sát hạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

13. Trang bị các thiết bị hỗ trợ:

a) Bộ đàm thông tin nội bộ: tối thiểu 02 bộ đối với Trung tâm sát hạch loại 3 và 04 bộ đối với Trung tâm sát hạch loại 1 và loại 2;

b) Hệ thống âm thanh để thông báo công khai kết quả, lỗi trừ điểm của người dự sát hạch: tối thiểu 01;

c) Hệ thống màn hình hiển thị: tối thiểu 03 màn hình đối với Trung tâm sát hạch loại 3 và 05 màn hình đối với Trung tâm sát hạch loại 1 và loại 2;

d) Hệ thống camera giám sát: Lắp đặt tại phòng sát hạch lý thuyết, phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông, sân sát hạch;

đ) Máy phát điện dự phòng: Tối thiểu 01 máy;

e) Thiết bị lưu điện: có số lượng tối thiểu tương ứng với các máy tính sử dụng phục vụ công tác tổ chức sát hạch.

Điều 25. Điều kiện kỹ thuật

Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Mục 2. THỦ TỤC CHẤP THUẬN BỐ TRÍ MẶT BẰNG TỔNG THỂ HÌNH SÁT HẠCH; CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP SÁT HẠCH

Điều 26. Chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch loại 1, loại 2

1. Chấp thuận lần đầu

a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải; hồ sơ, gồm: (1) Quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) trừ các dự án không phải phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên) (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); (2) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể; (3) Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được chứng thực điện tử từ bản chính); (4) Hồ sơ thiết kế hình sát hạch, bản kê khai loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động;

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận gửi tổ chức, cá nhân; trường hợp không chấp thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Chấp thuận khi có sự thay đổi về bố trí mặt bằng tổng thể hoặc kích thước hình sát hạch

a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải; hồ sơ, gồm: (1) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể; (2) Hồ sơ thiết kế hình sát hạch, bản kê khai loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động (nếu có thay đổi);

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận gửi tổ chức, cá nhân; trường hợp không chấp thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 27. Giấy phép sát hạch, thẩm quyền cấp giấy phép sát hạch

1. Giấy phép sát hạch được Sở Giao thông vận tải cấp cho trung tâm sát hạch lái xe đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này.

2. Giấy phép sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục XII kèm theo Nghị định này; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép hoặc có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng ô tô sử dụng để sát hạch lái xe. Giấy phép cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của giấy phép đã cấp trước đó.

3. Sở Giao thông vận tải cấp, cấp lại Giấy phép sát hạch trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 28. Thủ tục cấp giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2

1. Trên cơ sở bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận, sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy phép sát hạch.

2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và cấp Giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 29. Thủ tục cấp giấy phép cho trung tâm sát hạch lái xe loại 3   

1. Sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp Giấy phép sát hạch; hồ sơ bao gồm:

a) Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

b) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.

2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp Giấy phép sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 30. Thủ tục cấp lại Giấy phép sát hạch

1. Giấy phép sát hạch được cấp lại khi có sự thay đổi về thiết bị sát hạch, chủng loại, số lượng xe cơ giới sử dụng để sát hạch lái xe

a) Trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép sát hạch trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;

b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Giấy phép sát hạch được cấp lại khi bị hỏng, mất, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép sát hạch ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 của Điều này.

a) Trung tâm sát hạch lái xe có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sát hạch và nêu rõ lý do hỏng hoặc mất hoặc nội dung thay đổi, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;

b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 31. Thu hồi Giấy phép sát hạch

1. Trung tâm sát hạch lái xe bị thu hồi không thời hạn Giấy phép sát hạch trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian lận để được cấp Giấy phép sát hạch;

b) Không triển khai hoạt động sát hạch lái xe sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép sát hạch;

c) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép sát hạch từ 02 lần trở lên trong thời gian 18 tháng;

d) Giấy phép sát hạch được cấp không đúng thẩm quyền hoặc sai quy định;

đ) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên Giấy phép sát hạch được cấp;

e) Cho thuê, mượn Giấy phép sát hạch;

g) Trung tâm sát hạch lái xe giải thể theo quy định của pháp luật.

2. Sở Giao thông vận tải thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

a) Ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;

b) Trung tâm sát hạch lái xe phải nộp lại giấy phép sát hạch cho cơ quan cấp, đồng thời dừng toàn bộ hoạt động sát hạch lái xe theo giấy phép đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

3. Trong trường hợp cơ quan cấp Giấy phép sát hạch đã sát nhập, chia tách, giải thể hoặc không còn thẩm quyền, cấp, thu hồi Giấy phép sát hạch thì Sở Giao thông vận tải quản lý Trung tâm sát hạch thực hiện thu hồi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SÂN TẬP LÁI ĐỂ SÁT HẠCH LÁI XE MÔ TÔ

Điều 32. Điều kiện về cơ sở vật chất

1. Được đặt ở nơi có đường giao thông thuận tiện, có điều kiện về cung cấp điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, không bị nhiễu loạn điện từ ảnh hưởng đến các thiết bị báo lỗi và chấm điểm lắp đặt tại Trung tâm.

2. Có các hạng mục công trình cơ bản như: Sân sát hạch thực hành lái xe mô tô, phòng sát hạch lý thuyết, phòng điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình (trong trường hợp tổ chức sát hạch thực hành lái xe trong hình bằng phương pháp chấm điểm tự động).

3. Xây dựng, lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống chống sét và các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đảm bảo an toàn.

4. Diện tích sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô: Sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô loại 1 có diện tích tối thiểu 3000 m2, sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô loại 2 có diện tích tối thiểu 2000 m2, sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô loại 3 có diện tích tối thiểu 1000 m2.

5. Xe cơ giới dùng để sát hạch

a) Số lượng xe sát hạch trong hình tối thiểu mỗi hạng 02 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác (trừ xe sử dụng để đào tạo lái xe);

b) Xe sát hạch thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có sân tập lái dùng để thực hiện sát hạch lái xe mô tô;

c) Được gắn 02 biển “SÁT HẠCH” trước và sau xe.

6. Thiết bị sát hạch lý thuyết (đối với trường hợp sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính): Tối thiểu 02 máy tính làm chức năng máy chủ; tối thiểu 10 máy tính làm chức năng máy trạm.

7. Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình (đối với trường hợp sát hạch thực hành lái xe trong hình bằng phương pháp chấm điểm tự động): Tối thiểu 02 máy tính; thiết bị trên xe sát hạch có số lượng tối thiểu tương ứng với số lượng xe sát hạch; thiết bị trên sân sát hạch thực hành lái xe mô tô.

8. Trang bị các thiết bị hỗ trợ

a) Bộ đàm thông tin nội bộ: tối thiểu 02 bộ đối với Trung tâm sát hạch loại 3 và 04 bộ đối với Trung tâm sát hạch loại 1 và loại 2;

b) Hệ thống âm thanh để thông báo công khai kết quả, lỗi trừ điểm của người dự sát hạch: tối thiểu 01;

c) Hệ thống màn hình hiển thị: tối thiểu 03 màn hình;

d) Hệ thống camera giám sát: Lắp đặt tại phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch thực hành lái xe mô tô;

đ) Máy phát điện dự phòng: Tối thiểu 01 máy;

e) Thiết bị lưu điện: có số lượng tối thiểu tương ứng với các máy tính sử dụng phục vụ công tác tổ chức sát hạch.

Điều 33. Điều kiện kỹ thuật

Sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 34. Chấp thuận hoạt động của sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô

1. Tổ chức, cá nhân có sân tập lái gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải đề nghị kiểm tra, chấp thuận sử dụng sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô; hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận hoạt động của sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô;

b) Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

c) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.

2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra sân tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV kèm theo Nghị định này và ban hành Quyết định chấp thuận hoạt động của sân tập lái dùng để sát hạch lái xe mô tô đủ điều kiện hoạt động theo mẫu tại Phụ lục XV kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải

a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định tại Nghị định này;

b) Quy định quy chuẩn về ca bin học lái xe để đào tạo lái xe, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên; hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thời gian học lý thuyết đối với học viên của các cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

c) Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện về hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

2. Cục Đường bộ Việt Nam

a) Tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này;

b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Sở Giao thông vận tải và trung tâm sát hạch lái xe trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động theo quy định;

c) Định kỳ tổ chức kiểm chuẩn các trung tâm sát hạch lái xe, đảm bảo theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

d) Công bố và thực hiện cập nhật danh sách các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe được cấp hoặc bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.

4. Sở Giao thông vận tải

a) Tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này. Trường hợp địa phương không có trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động thì tổ chức sát hạch tại địa phương khác;

b) Công bố và thực hiện cập nhật danh sách các cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe được cấp hoặc bị thu hồi trong phạm vi quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

c) Xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, đường truyền để tiếp nhận, lưu trữ dữ liệu giám sát sát hạch để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và tổng hợp, báo cáo;

d) Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe;

đ) Cấp mới, cấp lại giấy phép sát hạch theo mã số quản lý Trung tâm sát hạch trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép sát hạch đã cấp kèm biên bản kiểm tra Trung tâm sát hạch quy định tại Phụ lục XIII và Phụ lục XIV Nghị định này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép sát hạch;

e) Lưu trữ danh sách cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe và danh sách xe tập lái quy định tại Phụ lục IV và Phụ lục VII này.

5. Cơ sở đào tạo

Duy trì, tăng cường vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm điều kiện theo quy định; có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ theo quy định của pháp luật; định kỳ 3 năm 1 lần tổ chức tập huấn để nâng cao nghiệp vụ đối với giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định.

6. Trung tâm sát hạch lái xe

a) Duy trì cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan;

b) Duy trì hệ thống thông tin giám sát sát hạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ cơ sở đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ; Nghị định số 41/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024.

Điều 37. Quy định chuyển tiếp

1. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, Giấy phép xe tập lái, Giấy phép đào tạo lái xe ô tô do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục còn giá trị sử dụng; cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều kiện về niên hạn sử dụng của xe tập lái hạng B quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2028.

2. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục còn giá trị sử dụng và phải được cấp lại giấy phép trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 sau khi đáp ứng đủ các điều kiện đối với trung tâm sát hạch lái xe quy định trong Nghị định này, trừ các trường hợp sau:

a) Đáp ứng điều kiện về niên hạn sử dụng của xe sát hạch hạng B quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 24 Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2028;

b) Đáp ứng điều kiện về duy trì hệ thống thông tin, đường truyền để kết nối và truyền dữ liệu giám sát sát hạch quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2026.

3. Sở Giao thông vận tải xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, đường truyền để tiếp nhận, lưu trữ dữ liệu giám sát sát hạch quy định tại điểm c khoản 4 Điều 35 Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2026. Sở Giao thông vận tải đang quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch, được tiếp tục quản lý và thực hiện thủ tục cấp lại, thu hồi giấy phép sát hạch theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định này.

4. Học phí đào tạo lái xe thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, Giấy phép xe tập lái, Giấy phép đào tạo lái xe ô tô, Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động đã nộp tại cơ quan có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 138/2018/NĐ-CP và Nghị định số 41/2024/NĐ-CP.

6. Trung tâm sát hạch có đủ điều kiện để tổ chức sát hạch các hạng giấy phép lái xe theo loại hình Trung tâm quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định này; trường hợp, chưa có nhu cầu sát hạch, số hạng giấy phép lái xe được phép sát hạch có thể ít hơn.

Điều 38. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Đường bộ Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (3b) pvc

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG


 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 160/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


489

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.201.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!