Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa

Số hiệu: 57/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 20/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa

Ngày 20/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa

Theo đó, hoạt động nạo vét liên quan đến kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước đường thủy nội địa cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:
 
- Hoạt động nạo vét phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 57/2024/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thông số kỹ thuật luồng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa và các công trình khác, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
 
- Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh, trú của tàu thuyền vào mùa lũ bão, trong thời gian xảy ra thiên tai.
 
- Hoạt động nạo vét duy tu vùng nước trước bến cảng, cầu cảng biển; vùng nước của cảng, bến thủy nội địa; luồng chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện lập, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định tại Chương II Nghị định 57/2024/NĐ-CP và quy định có liên quan của pháp luật chuyên ngành về hàng hải, quy định về sửa chữa, cải tạo cảng, bến thủy nội địa.
 
- Hoạt động nạo vét sử dụng vốn đầu tư công phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
 
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện nạo vét, duy tu, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa và tự chịu trách nhiệm về kinh phí, hiệu quả đầu tư; Tăng cường vai trò của tổ chức, doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của tổ chức, doanh nghiệp.

- Khu vực, địa điểm tiếp nhận, nhận chìm chất nạo vét được tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần chất nạo vét của các dự án, công trình trên địa bàn của tỉnh và các tỉnh lân cận.
 
Xem chi tiết nội dung tại Nghị định 57/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2024 và thay thế Nghị định 159/2018/NĐ-CP .

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động nạo vét liên quan đến kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng nước cảng biển là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, bến phao, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác.

2. Vùng nước đường thủy nội địa bao gồm đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

3. Nạo vét là hoạt động xây dựng sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi chất nạo vét, gồm nạo vét duy tu, nạo vét cơ bản và nạo vét khẩn cấp.

4. Nạo vét cơ bản là hoạt động nạo vét được thực hiện lần đầu tiên nhằm tạo ra một khu nước, vùng nước mới đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng hoặc thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng phạm vi của khu nước, vùng nước hiện có.

5. Nạo vét duy tu là hoạt động nạo vét bảo trì công trình theo thông số thiết kế hoặc chuẩn tắc, thông số kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền công bố.

6. Nạo vét theo chất lượng thực hiện là hoạt động nạo vét duy tu khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định.

7. Nạo vét luồng hàng hải bao gồm nạo vét luồng hàng hải và các vùng quay trở gắn với luồng hàng hải.

8. Nạo vét khẩn cấp là nhiệm vụ đột xuất phải thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, tai nạn bất ngờ, sự cố trên luồng gây ách tắc, cản trở đến hoạt động giao thông hàng hải, đường thủy nội địa hoặc sự kiện bất khả kháng khác để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình.

9. Chất nạo vét là toàn bộ chất thu được từ hoạt động nạo vét.

10. Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm là hoạt động nạo vét có tận thu chất nạo vét.

11. Sản phẩm tận thu là phần chất nạo vét được tận thu để sử dụng theo mục đích và nhu cầu sử dụng chất nạo vét được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc phê duyệt.

12. AIS là Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System), bao gồm các thành phần cơ bản: thiết bị AIS, trạm bờ AIS và trung tâm dữ liệu AIS.

Chương II

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN, VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

1. Hoạt động nạo vét phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thông số kỹ thuật luồng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phòng chống sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, kết cấu hạ tầng hàng hải, đường thủy nội địa và các công trình khác, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

2. Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh, trú của tàu thuyền vào mùa lũ bão, trong thời gian xảy ra thiên tai.

3. Hoạt động nạo vét duy tu vùng nước trước bến cảng, cầu cảng biển; vùng nước của cảng, bến thủy nội địa; luồng chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện lập, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định tại Chương II Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật chuyên ngành về hàng hải, quy định về sửa chữa, cải tạo cảng, bến thủy nội địa.

4. Hoạt động nạo vét sử dụng vốn đầu tư công phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện nạo vét, duy tu, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa và tự chịu trách nhiệm về kinh phí, hiệu quả đầu tư; Tăng cường vai trò của tổ chức, doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của tổ chức, doanh nghiệp.

6. Khu vực, địa điểm tiếp nhận, nhận chìm chất nạo vét được tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần chất nạo vét của các dự án, công trình trên địa bàn của tỉnh và các tỉnh lân cận.

Điều 5. Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét

1. Trước khi tiến hành thi công nạo vét, Chủ đầu tư thông báo kế hoạch triển khai thực hiện (thời gian, tiến độ thi công, quy mô công trình, chủng loại và số lượng phương tiện thi công, hình thức thực hiện, khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển) đến cơ quan quản lý chuyên ngành (Cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình và lắp đặt biển báo tại khu vực gần công trường thi công. Biển báo công trình thể hiện các nội dung về cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, nhà đầu tư, đơn vị quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị thi công, quy mô công trình, tiến độ thi công, thời gian bắt đầu thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn thực hiện, hình thức thực hiện, khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển.

2. Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa chịu trách nhiệm tổ chức giám sát công tác thi công, đổ chất nạo vét trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoạt động nạo vét, bao gồm các nội dung sau:

a) Giám sát chặt chẽ phương tiện, thiết bị thi công nạo vét bảo đảm thi công đúng phạm vi, thiết kế công trình;

b) Giám sát chặt chẽ hành trình của các phương tiện, thiết bị vận chuyển, hoạt động nhận chìm chất nạo vét ở biển, hoạt động đổ chất nạo vét vào khu vực, địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phê duyệt hoặc chấp thuận;

c) Kiểm tra, giám sát lắp đặt, duy trì hoạt động thiết bị giám sát nạo vét, tổ chức quản lý dữ liệu giám sát nạo vét để đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra giám sát;

d) Giám sát thi công nạo vét bảo đảm các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường và các yêu cầu khác theo quy định pháp luật.

3. Phương tiện, thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển chất nạo vét phải lắp đặt thiết bị giám sát nạo vét và bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật.

4. Yêu cầu đối với thiết bị giám sát nạo vét:

a) Thiết bị giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện thi công: thiết bị AIS để tự động cung cấp thông tin về vị trí thi công của phương tiện thông qua trạm bờ AIS đến trung tâm dữ liệu AIS;

b) Thiết bị giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển, đổ chất nạo vét gồm: thiết bị AIS cung cấp thông tin về hành trình di chuyển của phương tiện thông qua trạm bờ AIS đến Trung tâm dữ liệu AIS; thiết bị ghi hình cung cấp các hình ảnh khoang chứa chất nạo vét từ khi bắt đầu tiếp nhận chất nạo vét, trong suốt hành trình di chuyển đến vị trí đổ, bắt đầu đổ cho đến khi kết thúc đổ chất nạo vét tại vị trí quy định;

c) Thiết bị giám sát nạo vét phải được lắp đặt tại vị trí phù hợp, cố định trên phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển đổ chất nạo vét, thuận lợi cho việc ghi nhận lưu trữ đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, có biện pháp chống các tác động làm sai lệch dữ liệu (như kẹp chì, niêm phong,...), bảo đảm điều kiện hoạt động liên tục và ổn định trong suốt thời gian thi công.

d) Thiết bị giám sát trên phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển do nhà thầu chịu trách nhiệm đầu tư. Trạm bờ AIS và Trung tâm dữ liệu AIS do chủ đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đầu tư hoặc thuê dịch vụ.

Điều 6. Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường của các dự án, công trình nạo vét liên quan đến kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 7. Quy định về khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét

1. Trình tự, thủ tục công bố khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ

a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải thông tin về nhu cầu tìm kiếm khu vực, địa điểm để tiếp nhận chất nạo vét trên địa bàn tỉnh trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tổ chức, cá nhân có khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét gửi hồ sơ đề nghị tiếp nhận chất nạo vét trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị tiếp nhận chất nạo vét theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản cho phép sử dụng khu đất của cơ quan có thẩm quyền;

c) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân về khu vực, địa điểm đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện tiếp nhận chất nạo vét;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập danh mục, công bố khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, bao gồm các khu vực, địa điểm do tổ chức, cá nhân đề xuất và khu vực, địa điểm thuộc đất do nhà nước quản lý đủ điều kiện tiếp nhận chất nạo vét. Việc công bố này phải được ban hành thành Quyết định và niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Công bố khu vực, địa điểm nhận chìm chất nạo vét ở biển

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố, niêm yết công khai danh mục khu vực, địa điểm nhận chìm chất nạo vét ở biển bao gồm vùng biển ngoài 06 hải lý trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển

a) Căn cứ danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm chất nạo vét ở biển do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, chủ đầu tư gửi văn bản đề nghị trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét cho dự án, công trình. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa công bố danh mục hoặc khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển đã được công bố không bảo đảm yếu tố kinh tế, kỹ thuật của dự án, công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư.

b) Trong thời gian 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời về việc chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ, nhận chìm ở biển phù hợp cho chủ đầu tư dự án, công trình; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân có khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét.

4. Đối với việc chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét cho dự án, công trình nạo vét khẩn cấp: sau khi nhận được đề xuất của chủ đầu tư, chậm nhất sau 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời về việc chấp thuận khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét cho dự án, công trình.

Điều 8. Quy định về quản lý chất nạo vét

1. Trường hợp chất nạo vét đổ vào khu vực, địa điểm trên bờ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, chủ đầu tư dự án, công trình, tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất nạo vét không phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản. Sau khi kết thúc dự án, công trình chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao lại khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp nhận để quản lý và có biện pháp lưu giữ hoặc xử lý chất nạo vét đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trường hợp bàn giao cho tổ chức, cá nhân, chủ đầu tư báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết để quản lý theo quy định.

2. Trường hợp chất nạo vét nhận chìm ở biển, sau khi hết thời gian nhận chìm chất nạo vét, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện nhận chìm, quan trắc, giám sát môi trường của dự án tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển.

Chương III

NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI CÔNG CỘNG, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1. NẠO VÉT DUY TU TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 9. Nguồn vốn thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa

Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng là dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải, nạo vét duy tu đường thủy nội địa là dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 10. Phân công tổ chức thực hiện

1. Cơ quan giao kế hoạch, dự toán:

a) Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch nạo vét duy tu, dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch nạo vét duy tu, dự toán chi ngân sách nhà nước đối với nạo vét duy tu đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia được phân cấp.

2. Đối với dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng; Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Đối với dự án nạo vét duy tu đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia được phân cấp cho địa phương quản lý (sau đây gọi là đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý): Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư và giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư.

Điều 11. Hình thức thực hiện

1. Hình thức nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước gồm nạo vét theo khối lượng thực tế và nạo vét theo chất lượng thực hiện.

2. Bộ Giao thông vận tải:

a) Quyết định hình thức thực hiện nạo vét duy tu đối với luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia;

b) Quy định chi tiết về nạo vét theo chất lượng thực hiện, nạo vét khẩn cấp.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thực hiện nạo vét duy tu đối với đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Điều 12. Trình tự thực hiện

Dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện theo các bước sau:

1. Lập kế hoạch nạo vét duy tu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.

4. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

6. Bàn giao mặt bằng, tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công công trình theo quy định tại các Điều 17, 18 Nghị định này.

7. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

8. Thực hiện các quy định về quản lý chất nạo vét theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 13. Lập kế hoạch nạo vét duy tu

1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia do Bộ Giao thông vận tải quản lý trong kế hoạch bảo trì hằng năm.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch nạo vét duy tu đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trong kế hoạch bảo trì hằng năm.

Điều 14. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước

1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập dự toán chi ngân sách nhà nước trình Bộ Giao thông vận tải tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.

2. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giao dự toán chi cho các dự án nạo vét duy tu đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

4. Việc giao dự toán chi các dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa căn cứ trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình hàng hải, đường thủy nội địa được duyệt, không bắt buộc phải có Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thiết kế bản vẽ thi công của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở bình đồ độ sâu kèm theo thông báo hàng hải luồng hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa gần nhất trong năm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc thực hiện khảo sát đo đạc. Khối lượng nạo vét thiết kế gồm khối lượng tính toán theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và khối lượng sa bồi dự kiến từ thời điểm khảo sát đo đạc thông báo hàng hải, thông báo luồng đường thủy nội địa đến thời điểm khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng.

Điều 16. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Chủ đầu tư tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật. Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quốc gia, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 17. Bàn giao mặt bằng thi công

Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác khảo sát đo đạc để xác định khối lượng bàn giao mặt bằng. Công tác khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng được triển khai trước thời điểm bắt đầu thi công nạo vét tối đa không quá 15 ngày. Khối lượng bàn giao mặt bằng là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng chính thức.

Điều 18. Tổ chức kiểm tra, giám sát và quản lý thi công

Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý thi công đối với nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa, thực hiện theo quy định tại các Điều 4, Điều 5 Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật liên quan.

Điều 19. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán

1. Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình được thực hiện trên cơ sở các quy định của hợp đồng đã ký kết, khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu phù hợp với phạm vi, yêu cầu của thiết kế; các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu áp dụng cho công trình; phù hợp với hồ sơ mời thầu, hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về quản lý chi phí, về hợp đồng xây dựng áp dụng cho công trình và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu giai đoạn thi công (nếu có), hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng theo quy định.

3. Đối với nạo vét theo chất lượng thực hiện, công tác nghiệm thu được thực hiện như sau:

a) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét theo giai đoạn thực hiện đối với từng giai đoạn thi công (06 tháng, 01 năm);

b) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành dự án nạo vét khi kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng;

c) Việc nghiệm thu quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này được căn cứ trên cơ sở chất lượng công việc thực hiện (không xác định trên cơ sở khối lượng nạo vét) và phải lập thành Biên bản.

Mục 2. NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỪ NGUỒN VỐN HỢP PHÁP KHÁC

Điều 20. Nạo vét luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia

1. Thủ tục chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia (bao gồm cả nạo vét cơ bản, nạo vét duy tu và nạo vét khẩn cấp) bằng kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp (không kết hợp thu hồi sản phẩm), gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 (một) văn bản đề xuất theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Giao thông vận tải. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét luồng, Bộ Giao thông vận tải xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

2. Quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trình tự thực hiện nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 12 Nghị định này.

4. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

5. Sau khi hoàn thành công tác nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình và bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải để tổ chức quản lý, sử dụng.

Đối với tuyến luồng chỉ phục vụ cho một nhà đầu tư cảng, Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận cho doanh nghiệp khai thác cảng đó chịu trách nhiệm nạo vét duy tu hằng năm, đảm bảo chuẩn tắc, thông số kỹ thuật luồng được cơ quan có thẩm quyền công bố

Trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn lực bố trí để nạo vét duy tu hoặc không tiếp tục nạo vét duy tu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét cân đối nguồn vốn Ngân sách nhà nước để nạo vét duy tu tuyến luồng.

Điều 21. Nạo vét đường thủy nội địa địa phương

1. Thủ tục chấp thuận đề xuất thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương.

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tự thực hiện nạo vét đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cả nạo vét cơ bản, nạo vét duy tu và nạo vét khẩn cấp) bằng kinh phí của tổ chức, doanh nghiệp (không kết hợp thu hồi sản phẩm), gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 (một) văn bản đề xuất theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để nạo vét tuyến luồng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ và có văn bản chấp thuận trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời tổ chức, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

2. Quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về đường thủy nội địa và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trình tự thực hiện nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 12 Nghị định này.

4. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

5. Sau khi hoàn thành công tác nạo vét, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức quản lý, sử dụng.

Đối với tuyến luồng chỉ phục vụ cho một nhà đầu tư cảng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận cho doanh nghiệp khai thác cảng đó chịu trách nhiệm nạo vét duy tu hằng năm, đảm bảo chuẩn tắc, thông số kỹ thuật luồng được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn lực bố trí để nạo vét duy tu hoặc không tiếp tục nạo vét duy tu, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cân đối nguồn vốn Ngân sách nhà nước để nạo vét duy tu tuyến luồng.

Chương IV

NẠO VÉT KẾT HỢP THU HỒI SẢN PHẨM

Điều 22. Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm

1. Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý phải được lập thành dự án và thực hiện theo quy định tại Chương này (sau đây gọi là dự án do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý).

2. Nạo vét vùng nước trước bến cảng, cầu cảng biển; vùng nước của cảng, bến thủy nội địa; luồng chuyên dùng có kết hợp thu hồi sản phẩm:

a) Chủ đầu tư dự án nạo vét tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và không phải thực hiện dự án theo trình tự quy định tại Điều 23 Nghị định này;

b) Chủ đầu tư dự án nạo vét phải thực hiện khảo sát địa chất, lấy mẫu phân tích thành phần, tính chất cơ lý, tính chất hóa học của chất nạo vét theo quy định. Đối với phần chất nạo vét tận thu thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản.

3. Không thực hiện bán đấu giá đối với phần chất nạo vét tận thu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Đối với phần chất nạo vét không tận thu của các dự án được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, thực hiện theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.

Điều 23. Trình tự thực hiện dự án

1. Lập và công bố danh mục dự án theo quy định tại Điều 26, 27 Nghị định này.

a) Bộ Giao thông vận tải lập và công bố danh mục dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và công bố danh mục dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

2. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án theo quy định tại Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định này.

3. Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 32, 33, 34, 35 Nghị định này.

4. Triển khai thực hiện hợp đồng dự án, bàn giao dự án, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại Điều 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 Nghị định này.

Điều 24. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án

1. Đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục.

a) Trường hợp dự án nằm trên phạm vi của 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án.

b) Đối với dự án nằm trên phạm vi từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan đến phạm vi dự án để quyết định 01 (một) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo tiêu chí sau: căn cứ vào năng lực và nguồn lực thực hiện dự án; có hiệu quả về kinh tế xã hội; Địa phương có cầu cảng, bến cảng bảo đảm tiếp nhận được tàu có trọng tải theo công bố phù hợp chuẩn tắc, thông số kỹ thuật của tuyến luồng sau khi hoàn thành dự án.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đối với các dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục.

3. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khoản 2, 3, 4 Điều 23 Nghị định này.

Điều 25. Chi phí dự án

1. Chi phí dự án theo quy định của pháp luật xây dựng, bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan, bao gồm:

a) Chi phí lập, thẩm tra (nếu có), thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;

b) Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép nhận chìm ở biển, hoặc giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và các quy định liên quan;

c) Chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

d) Chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức quản lý dự án; chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư;

đ) Chi phí thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện một số hoạt động thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý dự án;

e) Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đàm phán hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan;

g) Chi phí nạo vét;

h) Các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác liên quan đến dự án.

2. Chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được bố trí từ các nguồn vốn sau:

a) Chi phí tại điểm a, b khoản 1 Điều này lấy từ nguồn vốn của doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Nguồn chi thường xuyên ngân sách địa phương cấp trong kế hoạch hằng năm của địa phương thực hiện dự án được sử dụng trong trường hợp không có doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

b) Chi phí tại điểm c khoản 1 Điều này từ nguồn chi thường xuyên ngân sách địa phương thực hiện dự án, nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư (nếu có);

c) Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án thì chi phí tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này từ nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả theo chi phí thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí do nhà đầu tư hoàn trả được thực hiện như sau:

Đối với chi phí tại điểm a, b khoản 1 Điều này: Trường hợp doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đồng thời là nhà đầu tư được lựa chọn thì không phải thực hiện hoàn trả; trường hợp doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không phải là nhà đầu tư được lựa chọn thì nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả cho doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án; trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả theo hình thức nộp ngân sách địa phương thực hiện dự án.

Đối với chi phí tại điểm c khoản 1 Điều này: nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả theo hình thức nộp ngân sách địa phương thực hiện dự án;

d) Chi phí tại điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này lấy từ nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án chi trả.

3. Cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện dự án lập dự toán chi phí tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương theo quy định.

Điều 26. Lập danh mục dự án

1. Đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này: Trong quý I hằng năm, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức xây dựng danh mục dự án cho năm tiếp theo trình Bộ Giao thông vận tải xem xét lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và công bố danh mục dự án.

2. Đối với dự án quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này: Trong quý I hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố danh mục dự án cho năm tiếp theo.

3. Điều kiện lựa chọn dự án đưa vào danh mục:

a) Sự cần thiết đầu tư;

b) Không trùng lặp với dự án nạo vét đã được quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án hoặc dự án bảo trì công trình hàng hải, đường thủy nội địa sử dụng vốn ngân sách nhà nước hằng năm đã được phê duyệt kế hoạch bảo trì;

c) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác.

4. Các trường hợp đưa dự án ra khỏi danh mục:

a) Dự án không khả thi;

b) Đối với dự án không sử dụng nguồn vốn ngân sách để thanh toán phần chênh lệch cho nhà đầu tư hoặc dự án nạo vét duy tu sử dụng nguồn chi thường xuyên để thanh toán phần chênh lệch cho nhà đầu tư: không phê duyệt dự án trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công bố danh mục dự án đối với dự án do nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi; 02 năm kể từ ngày công bố danh mục dự án đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Đối với dự án nạo vét cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thanh toán phần chênh lệch cho nhà đầu tư: không hoàn thành việc lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công bố danh mục dự án; không bố trí được nguồn vốn ngân sách nhà nước để thanh toán phần chênh lệch cho nhà đầu tư; không phê duyệt dự án trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày dự án được bố trí vốn;

d) Không lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 27. Công bố danh mục dự án

1. Đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này: Định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hằng năm, Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục dự án. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải, đường thủy nội địa thực hiện công bố danh mục dự án trên Trang thông tin điện tử của cơ quan. Danh mục dự án được công bố phải có những nội dung: Tên, địa điểm, phạm vi, thời gian thực hiện dự án; chuẩn tắc nạo vét; tên, địa chỉ liên hệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định này.

2. Đối với dự án quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này: Định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố danh mục dự án trên Trang thông tin điện tử của cơ quan. Danh mục dự án được công bố phải có những nội dung: Tên, địa điểm, phạm vi, thời gian thực hiện dự án; chuẩn tắc nạo vét; tên, địa chỉ liên hệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

3. Trường hợp điều chỉnh danh mục dự án, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải, đường thủy nội địa thực hiện công bố danh mục dự án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 28. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do doanh nghiệp đề xuất lập:

a) Doanh nghiệp gửi văn bản đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, báo cáo tài chính 02 năm liền kề, báo cáo năng lực thực hiện dự án tương tự đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này;

b) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm: Tên doanh nghiệp được giao lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thời hạn, địa điểm nộp báo cáo nghiên cứu khả thi; cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận báo cáo nghiên cứu khả thi, thực hiện thủ tục trình thẩm định và trình phê duyệt dự án; trách nhiệm, cách thức phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu khả thi; các nội dung khác có liên quan;

c) Doanh nghiệp được chấp thuận thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;

d) Doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu khả thi chịu mọi chi phí, rủi ro khi dự án không được phê duyệt hoặc dự án được phê duyệt mà không lựa chọn được nhà đầu tư.

2. Sau 60 ngày kể từ ngày công bố danh mục dự án mà không có doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án xem xét, quyết định việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ nguồn chi thường xuyên ngân sách địa phương.

3. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Sự cần thiết đầu tư, lợi thế của việc đầu tư so với hình thức đầu tư khác.

2. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

3. Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; khối lượng nạo vét; thành phần chất nạo vét theo số liệu khảo sát địa chất; mục đích và nhu cầu sử dụng chất nạo vét; khối lượng sản phẩm tận thu.

4. Tiến độ, thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian thi công.

5. Thuyết minh yêu cầu về phương án tổ chức quản lý, phương án kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, phương án xử lý đối với phần chất nạo vét không tận thu (nếu có). Hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan.

6. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).

7. Chi phí thực hiện dự án (bao gồm các chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này; thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản liên quan đến dự án theo quy định; lãi vay huy động vốn thực hiện dự án, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư); giá trị sản phẩm tận thu được xác định theo quy định tại Điều 41 Nghị định này; dự kiến sử dụng vốn nhà nước trong dự án (nếu có); phương án thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu.

a) Việc xác định lãi vay huy động vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được tính trong thời gian thi công của dự án và theo khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được quy định tại pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

8. Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án.

9. Phân tích rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro của dự án.

10. Các hình thức ưu đãi (nếu có).

11. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 30. Tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và phê duyệt dự án

1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và phê duyệt dự án theo quy định pháp luật xây dựng, pháp luật liên quan và Nghị định này.

2. Đối với báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do doanh nghiệp lập thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Trước khi phê duyệt dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý, cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong trường hợp dự án nằm trên phạm vi từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Không phê duyệt dự án có kinh phí thanh toán phần chênh lệch quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này lớn hơn 50% tổng chi phí thực hiện dự án.

Điều 31. Điều chỉnh dự án

1. Dự án được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;

b) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án;

c) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;

d) Không lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án.

2. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và phê duyệt điều chỉnh dự án theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đối với nội dung điều chỉnh.

Điều 32. Lựa chọn nhà đầu tư

1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu.

2. Điều kiện, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và ưu đãi đối với nhà đầu tư trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.

3. Trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư để thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền căn cứ mức độ cần thiết của dự án để bố trí ngân sách nhà nước được cấp để thực hiện, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.

Điều 33. Ký kết hợp đồng dự án

1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư còn hiệu lực.

2. Cơ quan ký kết hợp đồng là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án hoặc cơ quan được cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án giao ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.

3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.

Điều 34. Nội dung hợp đồng dự án

1. Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án:

a) Thông tin về các bên trong hợp đồng;

b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; khối lượng nạo vét và phương án điều chỉnh khối lượng nạo vét, khối lượng sản phẩm tận thu và điều chỉnh khối lượng sản phẩm tận thu; mục đích sử dụng sản phẩm tận thu, phương án xử lý đối với phần chất nạo vét không tận thu (nếu có); tiến độ, thời gian thực hiện dự án gồm thời hạn hợp đồng, thời hạn thi công; điều chỉnh tiến độ, thời gian thực hiện dự án;

c) Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình dự án;

d) Chi phí thực hiện dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Nghị định này, đối với chi phí nạo vét thì đơn giá thi công nạo vét được thực hiện theo hình thức đơn giá cố định, phương án điều chỉnh chi phí thực hiện dự án khi điều chỉnh khối lượng nạo vét;

đ) Giá trị sản phẩm tận thu; giá trị thanh toán và phương án thanh toán phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm tận thu và chi phí thực hiện dự án; hình thức và thời hạn thanh toán;

e) Nguồn vốn thực hiện dự án, kế hoạch thu xếp tài chính;

g) Bàn giao mặt bằng xây dựng; bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có);

h) Thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án; bàn giao dự án;

i) Bảo đảm thực hiện hợp đồng;

k) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan;

l) Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện dự án; phạt hợp đồng;

m) Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;

n) Sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;

o) Các hình thức ưu đãi (nếu có);

p) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; quyền và nghĩa vụ các bên khi thanh lý hợp đồng;

q) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp;

r) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án; sửa đổi hợp đồng; chấm dứt hợp đồng;

s) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết bảo đảm phù hợp quy định pháp luật.

2. Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án bao gồm phụ lục, tài liệu có liên quan là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.

3. Nhà đầu tư thực hiện nộp ngân sách địa phương thực hiện dự án tiền phạt theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Thời hạn hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng, sửa đổi hợp đồng dự án, chấm dứt hợp đồng dự án

1. Thời hạn hợp đồng dự án do các bên thỏa thuận trên cơ sở dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về đấu thầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Hợp đồng dự án được sửa đổi khi điều chỉnh dự án và các trường hợp khác được các bên thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Chấm dứt hợp đồng dự án

a) Việc chấm dứt hợp đồng dự án thực hiện theo quy định tại hợp đồng.

b) Việc chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án;

Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;

Khi nhà đầu tư mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng;

Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự. Các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.

Điều 36. Điều kiện triển khai và lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án

1. Dự án được triển khai sau khi hợp đồng dự án được ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường, tài nguyên khoáng sản và các thủ tục khác theo quy định.

2. Nhà đầu tư tự thực hiện hoặc lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công, nhà thầu khác để thực hiện các công việc của dự án với yêu cầu đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định pháp luật. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với quyết định của mình.

Điều 37. Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án.

2. Nhà đầu tư lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gửi cơ quan ký kết hợp đồng để thống nhất trước khi phê duyệt. Sau khi phê duyệt, nhà đầu tư gửi cơ quan ký hợp đồng hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở để giám sát, kiểm tra. Việc thay đổi thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải được sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

3. Việc lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 38. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án

1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ của dự án; tổ chức lựa chọn tư vấn độc lập để giám sát môi trường, giám sát thi công xây dựng theo thiết kế, phương án thi công, hợp đồng dự án; phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn giám sát môi trường, giám sát thi công sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan ký kết hợp đồng.

2. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng dự án và quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ký kết hợp đồng được thuê tư vấn hỗ trợ giám sát thực hiện hợp đồng dự án.

3. Chi phí thuê tư vấn hỗ trợ giám sát thực hiện hợp đồng dự án quy định tại khoản 2 Điều này được nhà đầu tư chuyển vào tài khoản của cơ quan ký kết hợp đồng để thực hiện thanh toán cho đơn vị tư vấn.

4. Đối với luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia, trước khi triển khai thi công dự án, cơ quan ký kết hợp đồng cung cấp hồ sơ dự án cho Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để phối hợp quản lý, kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án.

Điều 39. Bàn giao dự án

1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn tư vấn độc lập để thực hiện khảo sát phục vụ nghiệm thu giai đoạn và hoàn thành dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn độc lập để thực hiện khảo sát phục vụ nghiệm thu giai đoạn và hoàn thành dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhà đầu tư báo cáo cơ quan ký kết hợp đồng để tổ chức khảo sát đo đạc, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án, bàn giao dự án.

3. Trách nhiệm tổ chức khảo sát đo đạc, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án, bàn giao dự án: cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án có trách nhiệm tổ chức khảo sát đo đạc, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án và nhận bàn giao từ nhà đầu tư; thanh quyết toán theo hợp đồng dự án; thanh lý hợp đồng dự án; bàn giao cho Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.

4. Sau khi tiếp nhận dự án, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo chức năng, thẩm quyền.

Điều 40. Xác định giá trị sản phẩm tận thu

1. Giá trị sản phẩm tận thu được xác định như sau:

Giá trị sản phẩm tận thu

=

(bằng)

Khối lượng sản phẩm tận thu

x

(nhân)

Giá sản phẩm tận thu

2. Giá sản phẩm tận thu là giá tính thuế tài nguyên của loại tài nguyên, sản phẩm tài nguyên tương ứng với sản phẩm tận thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án ban hành theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.

3. Khối lượng sản phẩm tận thu là khối lượng của phần chất nạo vét thu hồi từ dự án, trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất.

Điều 41. Nguyên tắc thanh toán giá trị phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu

1. Trường hợp chi phí thực hiện dự án nhỏ hơn giá trị sản phẩm tận thu thì nhà đầu tư có trách nhiệm nộp phần chênh lệch vào ngân sách của địa phương thực hiện dự án. Phần chênh lệch này không thấp hơn giá trị trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký kết.

2. Trường hợp chi phí thực hiện dự án lớn hơn giá trị sản phẩm tận thu thì cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị phần chênh lệch và thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư. Kinh phí thanh toán phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn vốn như sau:

a) Đối với dự án nạo vét duy tu kết hợp thu hồi sản phẩm: sử dụng ngân sách địa phương để thanh toán phần chênh lệch. Phần chênh lệch này không cao hơn giá trị trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký kết. Cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp dự toán chi phí thực hiện dự án phải thanh toán cho nhà đầu tư trong chi ngân sách địa phương thực hiện dự án theo quy định và thanh toán cho nhà đầu tư sau khi được bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương thực hiện dự án.

b) Đối với dự án nạo vét cơ bản kết hợp thu hồi sản phẩm: sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán phần chênh lệch. Phần chênh lệch này không cao hơn giá trị trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký kết. Cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp dự toán chi phí thực hiện dự án phải thanh toán cho nhà đầu tư trong chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công và thanh toán cho nhà đầu tư sau khi được bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Điều 42. Kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư

1. Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.

2. Quyết toán vốn đầu tư là việc xác định phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu sau khi hoàn thành dự án do cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và nhà đầu tư ký kết phù hợp quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án giám sát nhà đầu tư thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa theo quy định.

2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Giao thông vận tải.

3. Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan phân cấp theo quy định.

4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

5. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

6. Chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải, đường thủy nội địa phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện dự án và tổ chức tiếp nhận, bàn giao sau khi hoàn thành dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

7. Hướng dẫn chi tiết công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý thi công đối với công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quy định tại Điều 18 Nghị định này và hướng dẫn tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đề xuất lập báo cáo nghiên cứu khả thi quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Tổ chức quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng quân sự (phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng).

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải công cộng và đường thủy nội địa (bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin cho công tác giám sát quản lý nhà nước) theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nạo vét luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.

2. Chủ trì xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật đánh giá, phân tích thành phần, hàm lượng, khối lượng khoáng sản đối với các dự án, công trình nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chuẩn và các điều kiện cần thiết để có thể tận dụng sản phẩm nạo vét vào mục đích san lấp, xây dựng.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định trong phạm vi vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa có hoạt động nạo vét.

2. Kiểm tra, xử lý vi phạm về an ninh, trật tự theo quy định đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Hướng dẫn trình tự, thủ tục và xác nhận đăng ký khối lượng sản phẩm tận thu đối với các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

2. Quản lý khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ theo quy định.

3. Công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét trên bờ và nhận chìm chất nạo vét ở biển chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và trước ngày 15 tháng 5 hằng năm cập nhật bổ sung nếu có thay đổi so với khu vực, địa điểm đã được công bố.

4. Tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2024, thay thế Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

2. Bãi bỏ Điều 11 Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải và Điều 10 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng

3 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

3. Các quy định pháp luật khác liên quan đến tổ chức thực hiện nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa trái với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 51. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng đã được Cục Hàng hải Việt Nam ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải trước khi Nghị định này có hiệu lực thực hiện như sau:

a) Công trình có thời gian thực hiện theo kế hoạch bảo trì được phê duyệt năm 2023-2024 hoặc năm 2024 thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ đến khi hoàn thành hợp đồng.

b) Công trình có thời gian thực hiện theo kế hoạch bảo trì được phê duyệt năm 2024-2025 thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cục Hàng hải Việt Nam và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải thanh lý hợp đồng đã ký.

2. Đối với công trình nạo vét duy tu đường thủy nội địa đã được ký Hợp đồng tư vấn, thi công nạo vét trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ đến khi hoàn thành Hợp đồng.

3. Đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án theo quy định trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đáp ứng điều kiện tiếp tục triển khai dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ thì không phải thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, các bước tiếp theo thực hiện như sau:

a) Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

b) Cục Hàng hải Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước đường thủy nội địa) bàn giao nguyên trạng hồ sơ dự án đang quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và thông báo cho nhà đầu tư.

c) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án: yêu cầu nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 29 Nghị định này; tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trường hợp kết quả thẩm định là khả thi và giá trị sản phẩm tận thu đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì phê duyệt dự án theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 30 Nghị định này và ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư, nội dung hợp đồng phải đảm bảo quy định tại Điều 34, 35 Nghị định này. Trường hợp kết quả thẩm định không khả thi hoặc giá trị sản phẩm tận thu không đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì chấm dứt dự án, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về tài chính, không được nhà nước bồi hoàn các chi phí liên quan đến dự án.

Thời hạn tổ chức lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tối đa là 18 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tiếp nhận hồ sơ dự án từ Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

d) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án, bàn giao dự án, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40, khoản 1 Điều 41, 42 Nghị định này.

4. Đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề xuất dự án hoặc chấp thuận dự án hoặc đã ký kết hợp đồng dự án theo quy định trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đáp ứng điều kiện tiếp tục triển khai dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ thì không phải thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, các bước tiếp theo thực hiện như sau:

a) Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

b) Cục Hàng hải Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước đường thủy nội địa) bàn giao nguyên trạng hồ sơ dự án đang quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và thông báo cho nhà đầu tư.

c) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án yêu cầu nhà đầu tư rà soát, lập hồ sơ đề xuất dự án điều chỉnh theo các nội dung quy định tại Điều 29 của Nghị định này và tổ chức thẩm định hồ sơ đề xuất dự án điều chỉnh. Trường hợp hồ sơ được đánh giá khả thi và giá trị sản phẩm tận thu đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm d, đ khoản này. Trường hợp hồ sơ được đánh giá không khả thi hoặc giá trị sản phẩm tận thu không đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì chấm dứt dự án.

Thời hạn thực hiện lập và thẩm định hồ sơ đề xuất dự án điều chỉnh tối đa là 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tiếp nhận hồ sơ dự án từ Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Sau thời hạn trên nếu hồ sơ đề xuất dự án điều chỉnh do nhà đầu tư lập không đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định này thì chấm dứt dự án.

Trường hợp chấm dứt dự án, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về tài chính, không được nhà nước bồi hoàn các chi phí liên quan đến dự án.

d) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án phê duyệt điều chỉnh dự án, ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư, nội dung hợp đồng phải đảm bảo theo quy định tại Điều 34, 35 Nghị định này. Trường hợp dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, Cục Hàng hải Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước đường thủy nội địa) và nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng 03 bên, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng ký kết.

đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án, bàn giao dự án, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40, khoản 1 Điều 41, 42 Nghị định này.

5. Đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã được cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đáp ứng điều kiện tiếp tục triển khai dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ thì không phải thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, các bước tiếp theo thực hiện như sau:

a) Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

b) Cục Hàng hải Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước đường thủy nội địa) bàn giao nguyên trạng hồ sơ dự án đang quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và thông báo cho nhà đầu tư.

c) Trên cơ sở hồ sơ điều chỉnh dự án đã được cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đáp ứng điều kiện tiếp tục triển khai dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án rà soát chi phí thực hiện dự án, giá trị sản phẩm tận thu, phương án thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu theo quy định tại khoản 7 Điều 29 của Nghị định này. Trường hợp giá trị sản phẩm tận thu đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm d, đ khoản này. Trường hợp giá trị sản phẩm tận thu không đủ bù đắp chi phí thực hiện dự án thì chấm dứt dự án.

Thời hạn rà soát và phê duyệt điều chỉnh dự án tối đa là 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án tiếp nhận hồ sơ dự án từ Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Trường hợp chấm dứt dự án, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về tài chính, không được nhà nước bồi hoàn các chi phí liên quan đến dự án.

d) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án phê duyệt điều chỉnh dự án, ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư, nội dung hợp đồng phải đảm bảo theo quy định tại Điều 34, 35 Nghị định này. Trường hợp dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, Cục Hàng hải Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước đường thủy nội địa) và nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng 03 bên, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng ký kết.

đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án, bàn giao dự án, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40, khoản 1 Điều 41, 42 Nghị định này.

6. Đối với dự án nạo vét vùng nước cảng biển kết hợp thu hồi sản phẩm thuộc danh mục đã được Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định của Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ thì triển khai thực hiện như sau:

a) Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Trình tự thực hiện dự án theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, không phải thực hiện các công việc đã hoàn thành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện: bàn giao nguyên trạng hồ sơ dự án đang quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án để tiếp tục tổ chức thực hiện dự án. Đối với các Hợp đồng tư vấn thực hiện dự án đã ký, Cục Hàng hải Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và đơn vị tư vấn ký Phụ lục Hợp đồng 03 bên, trong đó Cục Hàng hải Việt Nam chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo Hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án và thanh toán chi phí đối với công việc đã thực hiện đến thời điểm bàn giao theo quy định tại Hợp đồng cho đơn vị tư vấn, đơn vị tư vấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại Hợp đồng.

Điều 52. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT.THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN CHẤT NẠO VÉT TỪ HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Nghị định số 57/2024/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

….(1)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

V/v đề nghị tiếp nhận chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa

…..(2)…, ngày… tháng… năm…..

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...(3)...

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số …/...../NĐ-CP ngày …. tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

...(1)... đề nghị được tiếp nhận chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh/thành phố ….. (3)… với các thông tin chi tiết như sau:

1. Khu vực, địa điểm đề nghị tiếp nhận:

2. Địa chỉ:

3. Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực, địa điểm đề nghị tiếp nhận: sử dụng hệ tọa độ quốc gia VN-2000

4. Diện tích: …. héc ta (ha) hoặc m2

5. Khả năng tiếp nhận: …. m3

6. Hiện trạng khu vực, địa điểm đề nghị tiếp nhận: mô tả hiện trạng khu đất...

7. Thời gian dự kiến tiếp nhận:

8. Các văn bản pháp lý của khu vực, địa điểm đề nghị tiếp nhận: nêu và gửi kèm bản sao các văn bản pháp lý của khu vực, địa điểm đề nghị tiếp nhận như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản cho phép sử dụng khu đất của cơ quan có thẩm quyền.

9. Thông tin liên hệ: họ tên, chức vụ, điện thoại, email,…

…(1)… cam kết chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Nghị định số …../..../NĐ-CP ngày…. về việc quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

...(1)… kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(3)…. xem xét, chấp thuận.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…

……..(4)…..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu, hoặc chữ ký số hợp lệ của tổ chức, doanh nghiệp nếu thực hiện trên môi trường điện tử)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị tiếp nhận chất nạo vét.

(2) Tên địa danh nơi lập văn bản.

(3) Tên địa danh nơi có khu vực đề nghị tiếp nhận chất nạo vét.

(4) Người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, doanh nghiệp đề nghị tiếp nhận chất nạo vét.

PHỤ LỤC II

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC KHU VỰC, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN CHẤT NẠO VÉT, NHẬN CHÌM CHẤT NẠO VÉT
(Kèm theo Nghị định số 57/2024/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ
...(1)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../QĐ-UBND

…..(1)…, ngày… tháng… năm….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét …..(1)…..

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ….(1)….

Căn cứ Nghị định số …./.../NĐ-CP ngày…. tháng…. năm ... của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

Căn cứ …. (các căn cứ pháp lý khác có liên quan);

Theo đề nghị của …..(2)….. tại văn bản số …..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét tại tỉnh/thành phố …(1)….

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. …(2)….:

- Chủ trì, phối hợp với …(các sở, ngành có liên quan của tỉnh)… hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp đổ chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét thực hiện theo quy định.

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(1)… cập nhật danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét trước ngày 15 tháng 5 hàng năm nếu có thay đổi khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét so với danh mục nêu trên.

- …(các nội dung khác nếu có)….

2. …(các sở, ngành có liên quan của tỉnh/thành phố)…

3. Đơn vị quản lý khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét của tỉnh/thành phố:

4. Đơn vị có nhu cầu đổ chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét:

- Căn cứ danh mục tại Quyết định này, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đổ chất nạo vét lựa chọn khu vực, địa điểm phù hợp với dự án, công trình của mình, có văn bản đề xuất tới Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(1).. để được chấp thuận trước khi triển khai thực hiện các thủ tục tiếp theo. Việc thi công, đổ chất nạo vét phải tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường, an toàn hàng hải, xây dựng và các quy định có liên quan khác.

- …(các nội dung khác nếu có)….

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu:…

…..(3)…..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tỉnh/thành phố thực hiện công bố danh mục khu vực, địa điểm đổ chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét.

(2) Tên cơ quan tham mưu được giao chủ trì thực hiện.

(3) Người có thẩm quyền ký, đóng dấu.

DANH MỤC CÁC KHU VỰC, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN CHẤT NẠO VÉT, NHẬN CHÌM CHẤT NẠO VÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ

…(1)….

(Kèm theo Quyết định số …. ngày… tháng…. năm… của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(1)…)

STT

Địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét

Tọa độ các điểm góc

Khối lượng tiếp nhận

Giới hạn cao độ đổ chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét (nếu có)

Ghi chú

1

2

3

Ghi chú: Tọa độ các điểm góc sử dụng hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

PHỤ LỤC III

VĂN BẢN ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI/ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA QUỐC GIA/ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 57/2024/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

….(1)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

V/v đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải….(3)…./đường thủy nội địa quốc gia …(3)…/đường thủy nội địa địa phương…(3)…

…..(2)…, ngày… tháng… năm…..

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...(4)...

Căn cứ Nghị định số …/.../NĐ-CP ngày…. tháng …. năm ... của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

...(1)... đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải/đường thủy nội địa quốc gia/đường thủy nội địa địa phương với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Sự cần thiết:

2. Phạm vi:

3. Quy mô thực hiện:

4. Nguồn vốn và khả năng huy động vốn thực hiện:

5. Thời gian thực hiện:

6. Phương án khai thác, vận hành (nếu có):

7. Thông tin liên hệ: Họ tên, chức vụ, điện thoại, email,…

(1)… cam kết tuân thủ quy định tại Nghị định số …../..../NĐ-CP ngày…. về việc quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa; không lợi dụng thực hiện nạo vét để thu hồi, tận thu sản phẩm nạo vét; thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan; tự chịu trách nhiệm hiệu quả đầu tư và kinh phí đầu tư; không yêu cầu nhà nước bồi hoàn chi phí.

...(1)… kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(4)…. xem xét, chấp thuận.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…

……..(5)…..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu, hoặc chữ ký số hợp lệ của tổ chức, doanh nghiệp nếu thực hiện trên môi trường điện tử)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề xuất thực hiện nạo vét.

(2) Tên địa danh nơi lập văn bản.

(3) Tên luồng đề xuất nạo vét đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.

(4) Tên địa danh nơi có khu vực đề xuất thực hiện nạo vét.

(5) Người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, doanh nghiệp đề xuất thực hiện nạo vét.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 57/2024/ND-CP

Hanoi, May 20, 2024

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF DREDGING OPERATIONS WITHIN SEAPORT WATER AND INLAND WATER AREAS

Pursuant to the Law on Government Organization of June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to the Law on Marine and Island Resources and Environment dated June 25, 2015;

Pursuant to the Construction Law dated June 18, 2014; Law on amendments to the Construction Law dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Bidding dated June 23, 2023;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Investment under Public-Private Partnerships dated June 18, 2020;

Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 15, 2004 and the Law on amendments to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 17, 2014;

At the request of the Minister of Transport;

The Government hereby promulgates the Decree on management of dredging operations within seaport water and inland water areas.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Regulated entities

This Decree shall apply to Vietnamese and overseas entities and persons involved in dredging operations related to maritime infrastructure and inland waterway infrastructure within seaport water and inland water areas.

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:

1. “seaport waters” refers to an enclosed area of water used for forming the sea space facing against wharves, floating terminals, or used as turning basin, anchorage, transshipment, storm shelter, pilot embarkation or disembarkation, phytosanitary inspection area, navigational channel, and for construction of other auxiliary facilities.

2. “inland water area” includes inland waterways, channel protection corridors, water areas of inland water ports, inland wharves.

3. “dredging operation” refers to the use of mechanical and hydraulic equipment and instruments operating underwater to remove sediment and debris from bottom areas (dredged materials), which includes maintenance dredging, capital dredging, and emergency dredging.

4. “capital dredging” refers to the primary dredging for the purpose of creating a new water body or area to meet demands of use and operation thereof, or deepening or expanding the territory of an existing water body or area.

5. “maintenance dredging” refers to the dredging operation to maintain a work according to design parameters or standards, technical specifications announced by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. “navigation channel dredging” includes dredging of shipping channels and turning basins associated with navigable channels.

8. “emergency dredging” is an urgent task undertaken to address immediate issues or mitigate the consequences of unforeseen events such as natural disasters, accidents, navigational obstructions disrupting maritime and inland waterway traffic, or other force majeure incidents to ensure traffic and construction safety.

9. “dredged material” encompasses the entirety of substances obtained from dredging operations.

10. “dredging combined with product recovery” is a dredging operation that recovers dredged material.

11. “recovered dredged material” is the portion of dredged material that is recovered for use in accordance with an intended use and that has been approved or permitted by the competent authority.

12. Automatic Identification System (AIS) includes the following basic components: AIS device, AIS shore station, and AIS data center.

Chapter II

MANAGEMENT OF DREDGING OPERATIONS WITHIN SEAPORT WATER AND INLAND WATER AREAS

Article 4. Principles of dredging operations within seaport water and inland water areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Avoid carrying out dredging operations within seaport water and inland water areas which are likely to hinder vessels from sheltering in the flood season or in case of calamities that may occur.

3. Maintenance dredging of sea waters facing against wharves, harbors; waterways of inland ports and wharves, and dedicated channels of organizations and individuals shall only be carried out after the preparation and approval of economic and technical reports in accordance with construction law, Chapter II of this Decree, and relevant provisions of maritime law and regulations on the repair and renovation of inland ports and wharves.

4. Dredging operations using public investment capital must comply with the law on public investment.

5. Encourage and enable organizations and enterprises of all economic sectors to dredge, maintain, and invest in developing maritime and inland waterway infrastructure, and take responsibility for investment costs and effectiveness; enhance the role of organizations and enterprises in sharing the responsibility for investing in and maintaining national maritime and inland waterway infrastructure as part of port development projects.

6. Dredged material disposal sites (hereinafter referred to as disposal sites) may receive all or a portion of dredged material from projects and works within the province and neighboring provinces.

Article 5. Requirements concerning dredging, disposal and placement of dredged materials

1. Before carrying out dredging operations, the project owners shall notify their action plans (including such information as schedule, duration, progress, scale, type and quantity of dredging equipment, dredging forms, onshore or offshore disposal sites) to specialized regulatory authorities (e.g. regional maritime administrations and regional inland waterway administrations) and provincial People’s Committees where dredging projects are located, and installing project signboards near project sites. The project signboard must give information about the approval-granting authority, project owners, investors, project management units, supervisors, contractors, project scale, schedule, commencement time, completion time, funding sources, project implementation forms, onshore or offshore disposal sites.

2. Owners, stakeholders and investors in projects for dredging of navigable channels within seaport water and inland water areas shall be responsible for supervising dredging, disposal and placement of dredged materials from the beginning to the end of dredging operations, including but not limited to the following tasks:

a) Conducting the close supervision of dedicated dredging equipment in order to ensure dredging operations are carried out within the boundaries of the approved projects and in compliance with project designs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) the management of dredging surveillance system data in order to meet demands of management, examination, surveillance;

d) Conducting the supervision of dredging operations to ensure conformance to safety, environmental protection and other requirements in accordance with legislative regulations in force.

3. Dredging equipment, dredged material carriers must be equipped with dredging surveillance equipment and comply with all operational requirements as stipulated by law.

4. Requirements of dredging surveillance systems:

a) Dredging surveillance equipment installed on dredging equipment:  must include AIS devices in order to provide information about positions of dredging equipment via AIS shore station to AIS data center;

b) Dredging surveillance equipment installed on carriers intended for transport and disposal of dredged materials must include AIS devices in order to provide information about courses, routes and journeys of these carriers via AIS shore station to AIS data center; cameras providing images of dredged material holds upon receipt of dredged materials along the route to dumping sites, and from the beginning to the end of disposal of dredged materials at the prescribed locations;

c) Dredging surveillance equipment must be fixed in the appropriate position on dredging equipment and dredged material carriers in order to facilitate recording of all necessary data and images, and must be designed with measures for preventing and controlling any impact that may falsify data (e.g., security lead or seal attachments, etc.), and ensure they work under continuous and stable conditions during the project execution period.

d) The cost of installing surveillance equipment on dredging equipment and carriers shall be borne by the contractor. The AIS shore station to AIS data center shall be either invested in or outsourced by the project owner or investor.

Article 6. Regulations on environmental protection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Regulations on dredged material disposal sites

1. Procedures for announcing onshore disposal sites

a) Every year, the Provincial People's Committee shall post information about the need to find disposal sites in the province on their website and at their headquarters.

b) The disposal site supplier shall send an application for disposal of dredged materials to the Provincial People's Committee in person, by post, or via the online public service system. The application includes: An application for disposal of dredged materials using the form specified in Appendix I to this Decree, a certified copy or an electronic copy certified from the original certificate of land use rights or documents permitting the use of land from competent authorities;

c) Within 30 days of receiving a complete application as prescribed in Point b of this Clause, the provincial People's Committee shall respond in writing to the applicant if they are qualified to dispose of dredged materials;

d) The Provincial People's Committee shall synthesize, list, and announce disposal sites, including sites proposed by entities and sites on state-managed land qualified to dispose of dredged materials. This announcement must be issued as a Decision and publicly posted on the website and at the headquarters of the Provincial People's Committee using the form specified in Appendix II issued with this Decree.

2. Announcement of offshore disposal sites

The Provincial People's Committee shall make, announce, and publicly post the list of offshore disposal sites (including sea areas beyond 06 nautical miles) on the website and at the headquarters of the Provincial People's Committee using the form specified in Appendix II issued with this Decree.

3. Procedures for approving onshore and offshore disposal sites

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within duration of 30 working days, the Provincial People’s Committee shall send an approval for a given onshore or offshore disposal site to the project owner; in case of rejection, the Provincial People’s Committee shall send an explanation in writing.

c) The Provincial People's Committee shall send a notice to the disposal site supplier.

4. For approval for disposal sites for emergency dredging projects/works: Upon receiving an application from the project owner, within 3 working days, the Provincial People’s Committee shall send a response if they approve a disposal site for that project/work.

Article 8. Regulations on dredged material management

1. If dredged materials are disposed into an onshore disposal site approved by the Provincial People's Committee, the project owner and the disposal site supplier are not required to comply with the regulations on natural resources and minerals. Upon completion of the project/work, the project owner shall hand over the disposal site to the Provincial People's Committee or an entity authorized by the Provincial People's Committee to manage, retain, or dispose of dredged materials without polluting the surrounding environment.  If the disposal site is handed over to the mentioned entity, the project owner shall report the Provincial People's Committee on such handover as per regulations.

2. In case of offshore disposal, upon completion of the disposal operation, the project owner shall submit a report on the project's dredging, monitoring, and environmental surveillance activities to the competent authority that issued the offshore disposal permit and allocated the marine area.

Chapter III

DREDGING OF PUBLIC MARINE NAVIGATION CHANNELS, NATIONAL INLAND WATERWAYS, AND LOCAL INLAND WATERWAYS

Section 1. MAINTENANCE DREDGING FUNDED BY STATE BUDGET

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Maintenance dredging of public marine navigation channels is a public administration service that ensures maritime safety, while maintenance dredging of inland waterways is a public administration service that manages and maintains inland waterways funded by state budget from current expenditures and other legal sources.

Article 10. Assignment of tasks of implementation

1. Task assignment and budget allocation bodies:

a) The Ministry of Transport assigns maintenance dredging plans and gives budget allocations for maintenance dredging of public marine navigation channels and national inland waterways;

b) Provincial People’s Committees assigns maintenance dredging plans and gives budget allocations for maintenance dredging of local inland waterways, national inland waterways.

2. Regarding projects for maintenance dredging of public marine navigation channels, national inland waterways: Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Vietnam Inland Waterway Administration shall exercise the authority delegated to the investment decision maker as per the construction law; Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterway Administration shall exercise the authority delegated to the project owner as per the construction law.

3. Regarding projects for maintenance dredging of local inland waterways, national inland waterways under management of local governments (hereinafter referred to as inland waterways managed by provincial People’s Committees): The Provincial People’s Committee shall exercise the authority delegated to the investment decision maker and designate their affiliated entities to exercise the authority delegated to the project owner.

Article 11. Implementation forms

1. Maintenance dredging of public marine navigation channels and inland waterways which is funded by the state budget shall take the following forms: based on the actual dredging volume and based on the dredging quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Decide the form of maintenance dredging of public marine navigation channels and national inland waterways;

b) Regulate in detail dredging based on the dredging quality, emergency dredging.

3. Provincial People’s Committees shall be authorized to decide the specific form of maintenance dredging of inland waterways in their provinces.

Article 12. Implementation procedures

Projects for maintenance dredging of public marine navigation channels and inland waterways funded by the state budget shall only require the preparation of an economic-technical construction report and be carried out by performing the following steps:

1. Preparing the maintenance dredging plan as outlined in Article 13 hereof.

2. Giving estimated state budget allocations as outlined in Article 14 hereof.

3. Following environmental protection procedures as prescribed.

4. Preparing, appraising, approving economic-technical construction report as outlined in Article 15 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Carrying out the handover of the cleared project site, organizing inspection, surveillance, and management activities as outlined in Articles 17 and 18 hereof.

7. Performing the acceptance testing, making payments and fulfilling financial obligations as outlined in Article 19 hereof.

8. Complying with regulations on management of dredged materials as outlined in Article 8 hereof.

Article 13. Formulation of maintenance dredging plans

1. The Ministry of Transport shall prepare and approve maintenance dredging plans of public marine navigation channels and national inland waterways under their management in the annual maintenance plan.

2. The Provincial People's Committees shall prepare and approve maintenance dredging plans of inland waterways under their management in the annual maintenance plan.

Article 14. Assignment of estimated state budget spending tasks

1. Vietnam Maritime Administration and Vietnam Inland Waterway Administration shall prepare an estimate of state budget spending for submission to the Ministry of Transport for making a consolidated estimate of state budget expenditures in accordance with regulations in force.

2. In reference to the assigned estimate of state budget spending, the Ministry of Transport shall assign estimated state budget spending tasks to the Vietnam Maritime Administration and Vietnam Inland Waterway Administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Provision of state budget expenditures for projects in maintenance dredging of public marine navigation channels and inland waterways shall be based on the approved plan for maintenance of maritime and inland waterway infrastructure; shall not need the economic-technical construction report or project cost estimate approved by a competent authority.

Article 15. Preparing, appraising, approving economic-technical construction report

1. The economic-technical construction report shall be prepared, appraised, and approved as per the construction law.

2. Construction design of economic-technical construction report shall be made on the basis of the topographical map giving the latest notice of depths of marine navigation channels and inland navigation channel in the year of preparing the economic-technical construction report or carrying out measurement survey. The dredging volume specified in the design includes the calculated volume based on the applicable technical standards and regulations for the project and the alluvial soil volume estimated from the date of the measurement survey giving the marine and inland navigation channel notice to the date of the measurement survey for handover of the cleared site.

Article 16. Selection of contractors

Project owners shall select contractors as per the law in force. Regarding maintenance dredging of public marine navigation channels, national inland waterways, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Vietnam Inland Waterway Administration shall exercise the authority of competent persons as per the bidding law.

Article 17. Handover of cleared project sites

Project owners shall conduct the measurement survey for determination of site land handover volume.  The measurement survey intended for handover of cleared project sites shall be carried out no more than 15 days before the project commencement date.  Site land handover volume shall be a basis for determination of the official contractual value.

Article 18. Inspection, supervision, and management of project execution

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Project acceptance testing, payment, financial finalization

1. Project acceptance testing, payment, financial finalization shall be carried out based on the provisions of the signed contract, dredging volume which is accepted in compliance with the scope and requirements of the design; applicable design, construction, and acceptance standards and regulations for the project; the bidding documents, construction contract, legal regulations on cost management, construction contracts applicable to the project, and relevant legal regulations.

2. The project owner shall organize the acceptance of the construction phase (if applicable) and complete the project for commissioning in accordance with the regulations.

3. As for the maintenance dredging based on dredging quality, the project acceptance testing shall be carried out as follows:

a) Conducting the acceptance testing of completion of dredging project based on execution stage (6 months or 1 year);

b) Conducting the acceptance testing of completion of dredging project upon completion of contract duration;

c) The acceptance testing outlined in points a, b clause 3 of this Article shall be based on the dredging quality (not based on the dredging volume) and must be documented in a written report.

Section 2. DREDGING OF NAVIGATION CHANNELS, INLAND WATERS FROM OTHER LEGAL CAPITAL SOURCES

Article 20. Dredging of navigation channels, national inland waters

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Any organizations and enterprises that need to perform self-dredging of navigation channels, national inland waters (including capital dredging, maintenance dredging, and emergency dredging) using their own funds (without product recovery) shall submit directly or by post or through the online public service system 01 (one) application using the form specified in Appendix III issued herewith to the Ministry of Transport. Based on the approved strategies, plans, and capital mobilization solutions for the development of maritime and inland waterway infrastructure, and the availability of state budget funds for channel dredging, the Ministry of Transport shall review the application and issue an approval document within 15 (fifteen) days from the date of receipt of the application. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall issue a response to the applicant with clear explanation.

2. The project execution process shall comply with the law on maritime, inland water areas and relevant legal regulations.

3. Organizations and enterprises shall follow dredging procedures specified in clauses 3, 4, 6, 7, and 8 of Article 12 of this Decree.

4. Inspection and surveillance shall be subject to Article 18 hereof.

5. Upon completion of the dredging works, the organization or enterprise shall conduct acceptance testing and handover of the completed project to the Ministry of Transport for management and utilization.

For a channel solely serving a single port investor, the Ministry of Transport shall consider approving the port operator to assume responsibility for annual maintenance dredging, ensuring adherence to the channel's established standards and technical specifications as published by the competent authority.

In case an organization or enterprise lacks the necessary resources to conduct maintenance dredging or are unable to continue performing maintenance dredging operations, they shall submit a report to the Ministry of Transport for evaluation and consideration of allocating state budget funds for maintenance dredging of the channel.

Article 21. Dredging of local inland waterways

1. Procedures for approval for applications for dredging of local inland waters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The project execution process shall comply with the law on inland waterways and relevant legal regulations.

3. Organizations and enterprises shall follow dredging procedures specified in clauses 3, 4, 6, 7, and 8 of Article 12 of this Decree.

4. Inspection and surveillance shall be subject to Article 18 hereof.

5. Upon completion of the dredging works, the organization or enterprise shall conduct acceptance testing and handover of the completed project to the Provincial People's Committee for management and utilization.

For a channel solely serving a single port investor, the Provincial People's Committee shall consider approving the port operator to assume responsibility for annual maintenance dredging, ensuring adherence to the channel's established standards and technical specifications as published by the competent authority.

In case an organization or enterprise lacks the necessary resources to conduct maintenance dredging or are unable to continue performing maintenance dredging operations, they shall submit a report to the Provincial People's Committee for evaluation and consideration of allocating state budget funds for maintenance dredging of the channel.

Chapter IV

DREDGING COMBINED WITH PRODUCT RECOVERY

Article 22. Dredging combined with product recovery

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Dredging of sea waters facing against wharves, harbors; waterways of inland ports and wharves; and dedicated channels combined with product recovery:

a) The owner of dredging project shall execute the project as per the investment and construction law, without following the procedures as outlined in Article 23 hereof;

b) The owner of dredging project carry out geological surveys, take samples to analyze the composition, physical and mechanical properties, and chemical properties of the dredged materials as per regulations in force.  Regarding recovered dredged materials, the relevant provisions of mineral and natural resource laws shall apply.

3. Do not auction the recovered dredged materials specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Regarding the non-recovered dredged materials of the projects specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the provisions of Articles 7 and 8 of this Decree shall apply.

Article 23. Project execution procedures

1. Prepare and announce a list of projects in accordance with Articles 26 and 27 of this Decree.

a) The Ministry of Transport shall prepare and announce the list of projects managed by the Ministry of Transport;

b) The Provincial People's Committee shall prepare and announce the list of projects managed by the Provincial People's Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Select investors and sign project contracts in accordance with Articles 32, 33, 34, 35 hereof.

4. Execute the project contract, hand over the project, audit and settle investment capital in accordance with Articles 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 hereof.

Article 24. Regulatory authorities that have competence in executing projects (hereinafter referred to as project executing authorities)

1. As for projects included in the list announced by the Ministry of Transport.

a) For projects situated within the jurisdiction of a single province or centrally affiliated city (hereinafter referred to as province), the Provincial People's Committee where the project is located shall serve as the project executing authority).

a) For projects situated within the jurisdiction of at least two provinces, the Ministry of Transport shall solicit the opinions of the involved Provincial People's Committees and designate one Provincial People's Committee as the project executing authority based on the following criteria: evaluate the capacity and resources to execute the project; assess the potential socio-economic benefits;  consider the availability of suitable ports or harbors within the province capable of accommodating vessels with the specified tonnage in compliance with channel standards and specifications following project completion.

2. The Provincial People's Committee shall serve as the project executing authority included in the list announced by the Provincial People's Committee.

3. The project executing authority shall be accountable for carrying out Clauses 2, 3, and 4 of Article 23 hereof.

Article 25. Project costs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Costs of formulation, assessment (if any), appraisal of feasibility study reports, approval for projects;

b) Costs of formulation, appraisal, approval for environmental impact assessment reports, offshore disposal permits, or environment permits or environment registration as per the environment law and relevant regulations;

c) Costs of selection of investors;

d) Overheads of competent authorities, representatives of competent authorities and project management agencies; costs of audit of final accounts of investment capital;

dd) Costs of hiring of consulting bodies giving support to certain operations within the scope of responsibilities of project management agencies;

e) Costs of organization of conferences, workshops, negotiation of project execution and other relevant contracts;

g) Dredging costs;

h) Costs of construction consultancy and other costs related to the project.

2. Costs referred to in clause 1 of this Article shall be covered by using the following funding sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The costs specified in point c, clause 1 of this Article shall be covered by using current expenditures from the local budget to execute the project, revenue from selling bidding documents for selection of investors (if any);

c) If an investor is selected to execute the project, the costs incurred under points a, b, and c of Clause 1 of this Article shall be reimbursed by the selected investor based on the actual project executed costs approved by the competent authority. The costs reimbursed by the selected investor:

Regarding the costs specified in points a and b of Clause 1 of this Article: If the enterprise that proposes the preparation of the project feasibility report is also selected as the investor, reimbursement is not required; if the enterprise that proposes the preparation of the project feasibility report is not selected as the investor, the selected investor shall reimburse the proposing enterprise under the supervision of the project executing authority; if the project executing authority prepares the project feasibility report, the selected investor shall reimburse the costs by making payments to the local budget of the locality executing the project.

Regarding the costs specified in point c of Clause 1 of this Article: the selected investor shall reimburse the costs by making payments to the local budget of the locality executing the project;

d) The costs specified in points d, dd, e, g, h, Clause 1 of this Article shall be covered from the capital provided by the selected investor.

3. The agency assigned by the Provincial People's Committee to execute the project shall prepare a cost estimate for the items specified in points a, b, and c of Clause 1 of this Article and submit it to the Provincial People's Committee for consolidation into the local budget estimate in accordance with regulations in force.

Article 26. Preparation of project lists

1. For projects specified in Clause 1 of Article 24 of this Decree: During the first quarter of each year, the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterways Administration shall compile a list of projects for the following year and submit it to the Ministry of Transport for review; the Ministry of Transport shall then seek feedback from relevant Provincial People's Committees and announce the project list.

2. For projects specified in Clause 2 of Article 24 of this Decree: During the first quarter of each year, the Provincial People's Committee shall formulate and announce the list of projects for the following year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Investment necessity;

b) Do not duplicate or overlap with projects that have already received investment policy approvals or project approval decisions or projects on maintenance of maritime or inland waterway works funded by the annual state budget that have already received the maintenance plan approval;

c) Have advantages compared to other forms of investment.

4. Circumstances for removing projects from the list:

a) Infeasible projects;

b) For projects that do not use state budget funds for investor compensation or for maintenance dredging projects using regular budget funds to compensate the investor: If the project of which the feasibility report is prepared by the investor is not approved within one year from the date of project list announcement, it will be removed from the mentioned list; if the project of which the feasibility report is prepared by the Provincial People’s Committee is not approved within two years from the date of project list announcement, it will be removed from the mentioned list;

c) For capital dredging projects using state budget funds for investor compensation: If the project feasibility report and its review process are not completed within one year from the date of project list announcement, the project will be removed from the list; if sufficient state budget funds are not allocated to compensate the investor for the project's cost differential, the project will be removed from the list; if the project is not approved within six months from the date of funding allocation, the project will be removed from the list;

d) If a suitable investor cannot be selected within six months from the date of project approval by the competent authority, the project will be removed from the list.

Article 27. Project list announcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For projects specified in Clause 2 of Article 24 of this Decree: The Provincial People's Committee shall announce the project list on its respective website annually before April 30th. The announced project list must include the following information: Project name, project location, project scope, project execution timeline; dredging standards; name and contact details of the provincial People's Committee as specified in Clause 2 of Article 24 hereof.

3. In the event of any modifications to the project list, the Ministry of Transport, provincial People's Committees, and relevant maritime and inland waterway management agencies shall follow the announcement procedures outlined in Clauses 1 and 2 hereof.

Article 28. Preparation of project feasibility report

1. Project feasibility report requested to prepare by the enterprise:

a) The enterprise shall submit a written request for the preparation of the project feasibility report, together with the enterprise registration certificate, financial statements for the two consecutive preceding years, and a report on the capacity to execute similar projects, to the project executing authority specified in Clause 3 of Article 24 of this Decree;

b) The project executing authority shall review and issue a written response approving or disapproving the enterprise's request to prepare the project feasibility report.  The content of the approval letter shall include the following: Name of the enterprise assigned to prepare the project feasibility report; deadline and location for submitting the project feasibility report; agency responsible for receiving the project feasibility report, carrying out the project appraisal and approval procedures; responsibilities and coordination methods of relevant agencies in guiding the enterprise in preparing the project feasibility report; other relevant matters;

c) The enterprise approved to prepare the project feasibility report shall do so in accordance with Article 29 hereof;

d) The enterprise preparing the project feasibility report shall bear all costs and risks if the project is not approved or if the project is approved but no investor is selected.

2. If no enterprise proposes to prepare the project feasibility report within 60 days after the announcement of the project list, the project executing authority shall review and decide on the preparation of the project feasibility report from the regular budget of the local government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 29. Contents of project feasibility report

The project feasibility report shall include the following main contents:

1. Investment necessity and advantages of investment compared to other investment forms.

2. Project's compliance with the sectoral and local socio-economic development planning.

3. Project objectives, scale, location; dredging volume; dredged material composition according to geological survey data; purpose and demand for dredged material utilization; volume of recovered products.

4. Project progress and execution timeline, including: contract duration and execution period.

5. Explanation of requirements for project management plan, technical plan, project quality standards, and disposal plan for non-recoverable dredged material (if applicable). Design documents comply with the construction law and other relevant laws.

6. Compensation and site clearance plan (if any).

7. Project execution costs (including costs specified in Clause 1, Article 25 hereof; taxes, fees, charges for granting mineral extraction right related to the project as prescribed; interests on loans for project execution, return on equity of investors); recovered product value determined in accordance with Article 41 hereof; intended use of state capital in the project (if any); payment plan for the difference between project execution costs and recovered product value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Return on investor's equity is calculated during the project's execution period and according to the return on equity framework of investors in the transportation sector prescribed by law on investment in the public-private partnership method.

8. Project financing capability.

9. Project risk analysis and risk management measures.

10. Forms of incentives (if any).

11. Socio-economic efficiency of the project; environmental impact assessment report in accordance with law on environmental protection.

Article 30. Appraisal of project feasibility report and project approval

1. The project executing agency shall conduct the appraisal of the project feasibility report and approve the project in accordance with the laws on construction, related laws, and this Decree.

2. For a project feasibility report prepared by the enterprise, the project executing agency shall conduct the appraisal of the project feasibility report within 30 days of receiving a complete and valid application in person or by post.

3. Prior to approving a dredging project combined with product recovery for maritime infrastructure, inland waterway infrastructure in the seaport water area and inland water area managed by the Ministry of Transport, the competent authority shall consult the opinions of the specialized management agency for maritime and inland waterways in accordance with the laws on maritime and inland waterways and the People's Committees of relevant provinces in case the project is located in the scope of at least 02 (two) provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. Project revision

1. A project is considered for revision under the following circumstances:

a) The project is affected by a force majeure event;

b) The emergence of factors that lead to greater financial and socio-economic efficiency for the project;

c) Modifications to relevant planning, policies, or laws that directly affect the project's objectives, location, or scope;

d) Failure to select an investor to execute the project.

2. The competent authority shall conduct the appraisal of the revised feasibility study report and approve the revised project in accordance with Article 30 of this Decree for the revised content.

Article 32. Investor selection

1. The competent authority shall conduct the investor selection process in accordance with the Bidding Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In the event that no qualified investor is selected through the bidding process to undertake the project, the Ministry of Transport or the provincial People's Committee, under their competent authority, shall assess the project's criticality and, if deemed necessary, allocate state budget funds for project execution. The procedures for such execution shall follow the provisions of Chapter III hereof.

Article 33. Signing of project contract

1. The contract is signed based on the following documents: the decision approving the investor selection results, the contract negotiation outcomes, the bidding documents, the bids, the valid investor proposals.

2. The contracting agency is the project executing agency or the agency authorized by the project executing agency to sign a contract with the investor.

3. For joint venture investors, all joint venture members must directly sign and stamp (if any) the contract.

Article 34. Contents of project contract

1. Basic contents of project contract:

a) Information about the parties to the contract;

b) Project objectives, scale, and location; dredging volume and dredging volume adjustment plan, recovered product volume and recovered product volume adjustment plan; intended use of recovered products, treatment plan for non-recoverable dredged material (if any); project progress and execution time, including contract duration and execution duration; project progress and duration adjustment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Project execution costs are as prescribed in Clause 7, Article 29 hereof. For dredging costs, the dredging unit price shall be applied in the form of a fixed unit price. Plan to adjust project execution costs when adjusting dredging volume;

dd) Value of recovered products; payment value and payment method for the difference between the value of recovered products and the project execution cost; payment method and period;

e) Project execution fund sources, financial arrangement plans;

g) Construction site handover; compensation and site clearance (if any);

h) Design, execution, inspection, supervision, quality management, project acceptance testing, project finalization; project handover;

i) Contract performance security;

k) Rights and obligations of the parties to the contract; responsibilities for carrying out licensing procedures according to relevant laws;

l) Action plan in case of fundamental changes in circumstances in accordance with civil law to continue performing the contract; actions against violations during project execution; contract penalties;

m) Responsibilities of the parties related to information security; reporting requirements; provision of relevant information and documents, explanation of contract performance at the request of competent authorities, inspection, examination, audit and supervision agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



o) Forms of incentives (if any);

p) Principles and requirements for amendments, termination of contract ahead of its scheduled expiry; rights and obligations of the parties upon contract liquidation;

q) Governing law of the contract and dispute resolution mechanisms;

r) Validity and duration of the project contract; contract amendment; contract termination;

s) Other contents as agreed upon by the parties to the contract to ensure compliance with legal regulations.

2. Documents attached to the project contract, including appendices and related documents, are an integral part of the project contract.

3. The investor shall remit to the local budget the project penalty fee in accordance with the project contract and as stipulated by law.

Article 35. Contract duration, contract performance security, contract amendment, contract termination

1. The project contract duration is agreed upon by the parties on the basis of the project's approval by the competent authority and the law on bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The project contract may be amended when the dredging project is adjusted and in other cases agreed upon by the parties in the contract in accordance with law.

4. Termination of the project contract

a) The project contract shall be terminated in accordance with the contract.

b) Termination of the project contract before the expiration date shall only be applied in the following cases:

The project is affected by force majeure events for which the parties have taken remedial measures but cannot guarantee the continued performance of the project contract;

For the benefit of the nation; to ensure national defense, national security, and protection of state secrets;

When the investor defaults in making payments in accordance with bankruptcy law;

When one of the parties to the contract seriously breaches the performance of the obligations stipulated in the contract;

In other cases due to fundamental changes in circumstances in accordance with the civil law.  The parties to the contract shall agree on the termination of the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Project execution shall commence upon the signing of the project contract and the completion of all required environmental, mineral resource procedures, and other procedures as mandated by regulations.

2. Investors shall either execute the project themselves or select consultants, execution contractors, and other contractors to carry out the project work, ensuring that these contractors meet the required qualifications as prescribed by law.  Investors shall be legally responsible for their decisions.

Article 37. Preparation of construction design following the fundamental design

1. The project executing agency shall determine the number of construction design phases when approving the project.

2. The investor shall prepare the construction design following the fundamental design and submit it to the contracting agency for agreement before approval.  Upon approval, the investor shall submit the contracting agency the construction design following the fundamental design for supervision and inspection.  Any changes to the construction design following the fundamental design must be approved in writing by the competent authority.

3. The preparation, verification of and approval for construction design following the fundamental design shall be carried out in accordance with the law on construction.

Article 38. Supervision of project contract performance

1. The investor shall be responsible for the quality and progress of the project and shall select independent consultants to supervise the environment, supervise the execution in accordance with the design, execution plan, and project contract. The investor shall approve the results of the selection of environmental and construction supervision consultants after obtaining the consent of the contracting agency.

2. The contracting agency shall supervise the investor's compliance with the obligations as stipulated in the project contract and the provisions hereof.  If necessary, the contracting agency may hire consultants to support the supervision of the project contract performance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. For maritime channels and national inland waterways, before initiating the project execution, the contracting agency shall provide project documents to the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterway Administration for coordination in management and inspection during project execution.

Article 39. Project handover

1. The investor shall be responsible for selecting independent consultants to conduct surveys for stage acceptance testing and project completion, audit the completed project settlement report; approve the results of the selection of independent consultants to conduct surveys for stage acceptance testing and project completion, audit the completed project settlement report after having the consensus of the competent authority.

2. The investor shall report to the contracting agency to organize the measurement survey, acceptance of the project execution results, and project handover.

3. Responsibility for organizing the measurement survey, acceptance of project execution results, and project handover:  the project executing agency shall be responsible for organizing the measurement survey, acceptance of the project execution results, and receiving handover from the investor; final settlement according to the project contract; project contract termination; handover to the Vietnam Maritime Administration, Vietnam Inland Waterway Administration for management of projects specified in Clause 1 of Article 24 hereof.

4. After receiving the project, the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterway Administration shall organize the management, operation, and maintenance of the works in accordance with their functions and competence.

Article 40. Determination of recovered product value

1. The value of recovered product is determined as follows:

Recovered product value

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(equal to)

Volume of recovered product

x

(times)

Recovered product price

2. The price of recovered product is the resource tax price of the type of resource, resource product corresponding to the recovered product, promulgated by the People's Committee of the province where the project is located in accordance with the law on resource tax.

3. The volume of recovered product is the mass of the dredged material recovered from the project, based on the results of geological surveys.

Article 41. Principles for payment of the difference between project execution cost and the value of recovered products

1. If the project execution cost is less than the value of the recovered products, the investor shall be responsible for paying the difference into the budget of the locality where the project is executed. This difference shall not be lower than the value stipulated in the signed contract and annexes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For projects on maintenance dredging combined product recovery:  use the local budget to pay the difference.  This difference shall not be higher than the value stipulated in the signed contract and annexes. The agency assigned by the Provincial People's Committee to execute the project shall submit to the Provincial People's Committee a summary of the estimated project execution costs to be paid to the investor within the local budget of the project execution area in accordance with regulations. Payment shall be made to the investor after funds have been allocated from the local budget of the project execution area.

b) For projects on capital dredging combined product recovery:  use the state budget to pay the difference.  This difference shall not be higher than the value stipulated in the signed contract and annexes. The agency assigned by the Provincial People's Committee to execute the project shall submit to the Provincial People's Committee a summary of the estimated project execution costs to be paid to the investor within the state budget in accordance with the Law on Public Investment. Payment shall be made to the investor after funds have been allocated from the state budget.

Article 42. Audit and settlement of investment capital

1. The investor shall be responsible for arranging the audit of the project settlement report.

2. Project capital settlement is the process of determining the difference between the project execution cost and the value of recovered products after project completion, by the project executing agency and the investor in accordance with the law.  The project executing agency shall supervise the investor in fulfilling the rights and obligations as stipulated in the Contract.

Chapter V

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES

Article 43. Responsibilities of the Ministry of Transport

1. The Ministry of Transport shall carry out specialized state management of dredging operations in seaport waters and inland water areas in accordance with regulations in force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Exercise the rights and responsibilities of a delegated agency as prescribed.

4. Inspect, examine and handle violations in accordance with law for dredging operations in seaport waters and inland water areas.

5. Review, develop and complete the system of standards, technical regulations, unit prices, economic and technical norms related to dredging in seaport waters and inland water areas.

6. Direct specialized management agencies for maritime and inland waterways to coordinate with competent agencies during project execution and organize reception and handover after completion of dredging projects combined with product recovery for maritime infrastructure, inland waterway infrastructure in seaport waters and inland water areas under the management of the Ministry of Transport.

7. Provide detailed guidance on the inspection, supervision and organization of construction management for public maritime and inland waterway dredging works specified in Article 18 hereof and provide guidance on the criteria for selecting enterprises proposing to prepare feasibility reports specified in Clause 3 of Article 28 hereof.

Article 44. Responsibilities of the Ministry of National Defense

Organize the management of dredging activities in military port waters (for military and defense purposes).

Article 45. Responsibilities of the Ministry of Finance

Balance and allocate annual state budget capital to carry out maintenance dredging of public navigation channels and inland water areas (including information infrastructure for state management supervision) according to the proposal of the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Direct relevant agencies under the Ministry of Natural Resources and Environment to implement environmental protection regulations for dredging operations in public maritime and inland waterways as prescribed in this Decree.

2. Take the lead in developing and issuing technical guidelines for assessing, analyzing the composition, content, and volume of minerals for dredging projects and works in seaport waters and inland waterway areas.

Article 47. Responsibilities of the Ministry of Construction

Take the lead in developing and issuing standards and necessary conditions for the utilization of dredged products for filling and construction purposes.

Article 48. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Maintain security and order in accordance with established regulations within the seaport waters and inland waterway areas where dredging operations are conducted.

2. Investigate and address security and order violations as per the regulations governing dredging operations in seaport waters and inland waterway areas.

Article 49. Responsibilities of the Provincial People's Committee

1. Provide guidance on the procedures, processes, and registration confirmation for the volume of recovered products for combined dredging and product recovery projects in seaport waters and inland waterway areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Announce a list of onshore and offshore disposal sites within one year of the effective date of this Decree and This list should be updated annually before May 15th to reflect any changes in announced disposal sites.

4. Organize preliminary evaluations of the execution of combined dredging and product recovery projects for maritime infrastructure and inland waterway infrastructure within seaport waters and inland waterway areas.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 50. Entry into force

1. This Decree comes into effect on July 5, 2024, supersedes Decree No. 159/2018/ND-CP of November 28, 2018 of the Government.

2. Annul Article 11 of Decree No. 43/2018/ND-CP dated March 12, 2018 of the Government and Article 10 of Decree No. 45/2018/ND-CP dated March 13, 2018 of the Government.

3. Other legal provisions related to dredging operations in seaport waters and inland water areas that are contrary to the provisions hereof shall be implemented in accordance with this Decree.

Article 51. Transitional regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Projects with execution period according to the approved maintenance plan for 2023-2024 or 2024 shall continue to be executed in accordance with Decree No. 159/2018/ND-CP of November 28, 2018 of the Government until the completion of the contract.

b) Projects with execution period according to the approved maintenance plan for 2024-2025 shall be executed in accordance with this Decree.  The Vietnam Maritime Administration and the public service provider ensuring maritime safety shall terminate the signed contract.

2. For projects on maintenance dredging of inland waterways that have been signed for consulting and dredging contracts before this Decree takes effect, they shall continue to be executed in accordance with Decree No. 159/2018/ND-CP of November 28, 2018 of the Government until the completion of the Contract.

3. For dredging projects combined with product recovery in seaport waters and inland water areas managed by the Ministry of Transport that have been approved by competent authorities to register investors to execute the project according to regulations before the effective date hereof but have not yet been approved by competent authorities to respond to the conditions for continued project execution in accordance with Clause 2 of Article 49 of Decree No. 159/2018/Nd-CP of November 28, 2018 of the Government, it is not necessary to select investors, the next steps are as follows:

a) Select the competent authority to execute the project in accordance with Article 24 hereof.

b) The Vietnam Maritime Administration (for dredging projects combined with product recovery in seaport waters), the Vietnam Inland Waterway Administration (for dredging projects combined with product recovery in inland water areas) shall hand over the original project dossier under their management to the competent authority to execute the project and notify the investor.

c) The project executing agency shall: require the investor to prepare a project feasibility report in accordance with Article 29 hereof; conduct the appraisal of the project feasibility report, if the appraisal result is feasible and the value of the recovered product is sufficient to offset the project execution costs, approve the project in accordance with clauses 1 and 3 of Article 30 hereof and sign a project contract with the investor; the contract content must meet the requirements in Articles 34 and 35 hereof. If the appraisal result is infeasible or the value of the recovered product is not sufficient to offset the project execution costs, terminate the project. The investor shall be financially responsible and shall not be reimbursed by the State for any costs related to the project.

The time limit for preparing and appraising a project feasibility report is 18 months from the date on which the project executing agency receives project dossier from the Vietnam Maritime Administration or the Vietnam Inland Waterway Administration.

d) Execute the project contract, hand over the project, audit and settle investment capital in accordance with Articles 36, 37, 38, 39, 40, clause 1 of Articles 41, 42 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Select the competent authority to execute the project in accordance with Article 24 hereof.

b) The Vietnam Maritime Administration (for dredging projects combined with product recovery in seaport waters), the Vietnam Inland Waterway Administration (for dredging projects combined with product recovery in inland water areas) shall hand over the original project dossier under their management to the competent authority to execute the project and notify the investor.

c) The project executing agency shall require the investor to review and prepare a project adjustment proposal dossier according to the contents specified in Article 29 hereof and conduct the appraisal of the project adjustment proposal dossier.  If the dossier is assessed as feasible and the value of the recovered products is sufficient to offset the project execution costs, continue to implement in accordance with point d, dd of this clause.  If the dossier is assessed as infeasible or the value of the recovered products is not sufficient to offset the project execution costs, the project shall be terminated.

The time limit for preparing and appraising the adjusted project proposal is 12 months from the date the project executing agency receives the project dossier from the Vietnam Maritime Administration, the Vietnam Inland Waterway Administration.  If after the above deadline, the project adjustment proposal dossier prepared by the investor does not meet the contents specified in Article 29 hereof, the project shall be terminated.

In case of project termination, the investor shall be financially responsible and shall not be reimbursed by the State for any costs related to the project.

d) The project executing agency shall approve the project adjustment, sigs a project contract with the investor, and the contract content must meet the requirements in Articles 34 and 35 hereof.  In the case of a project that has been signed before the effective date hereof, the project executing agency, the Vietnam Maritime Administration (for dredging projects combined with product recovery in seaport waters), the Vietnam Inland Waterway Administration (for dredging projects combined with product recovery in inland water areas) and the investor shall sign a 3-party Contract Appendix, the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterway Administration shall transfer all rights, obligations and responsibilities for the performance of the Contract to the project executing agency, and the investor shall perform the Contract in accordance with the Contract and the signed Contract Appendix.

dd) Execute the project contract, hand over the project, audit and settle investment capital in accordance with Articles 36, 37, 38, 39, 40, clause 1 of Articles 41, 42 hereof.

5. For dredging projects combined with product recovery in seaport waters and inland water areas managed by the Ministry of Transport that have been approved by competent authorities to meet the conditions for continued project execution in accordance with Clause 2 of Article 49 of Decree No. 159/2018/ND-CP of November 28, 2018 of the Government, it is not necessary to select investors, the next steps are as follows:

a) Select the competent authority to execute the project in accordance with Article 24 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Based on the adjusted project dossier that has been approved by competent authorities to meet the conditions for continued project execution in accordance with Clause 2 of Article 49 of Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 of the Government, the project executing agency shall review the project execution costs, the value of recovered products, and the payment plan for the difference between project execution costs and the value of recovered products in accordance with Clause 7 of Article 29 hereof.  If the value of recovered products is sufficient to offset the project execution costs, continue to implement in accordance with points d and dd of this clause.  If the value of recovered products is not sufficient to offset the project execution costs, the project shall be terminated.

The time limit for reviewing and approving project adjustments is 12 months from the date the project executing agency receives the project dossier from the Vietnam Maritime Administration or the Vietnam Inland Waterway Administration.

In case of project termination, the investor shall be financially responsible and shall not be reimbursed by the State for any costs related to the project.

d) The project executing agency shall approve the project adjustment, sigs a project contract with the investor, and the contract content must meet the requirements in Articles 34 and 35 hereof.  In the case of a project that has been signed before the effective date hereof, the project executing agency, the Vietnam Maritime Administration (for dredging projects combined with product recovery in seaport waters), the Vietnam Inland Waterway Administration (for dredging projects combined with product recovery in inland water areas) and the investor shall sign a 3-party Contract Appendix, the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterway Administration shall transfer all rights, obligations and responsibilities for the performance of the Contract to the project executing agency, and the investor shall perform the Contract in accordance with the Contract and the signed Contract Appendix.

dd) Execute the project contract, hand over the project, audit and settle investment capital in accordance with Articles 36, 37, 38, 39, 40, clause 1 of Articles 41, 42 hereof.

6. For dredging projects in seaport waters combined with product recovery included in the list announced by the Ministry of Transport in accordance with Decree No. 159/2018/ND-CP of November 28, 2018 of the Government, the implementation shall be as follows:

a) Select the competent authority to execute the project in accordance with Article 24 hereof. The project execution procedure shall be in accordance with Article 23 hereof, and it is not necessary to perform the work that has been completed before the effective date hereof.

b) The Vietnam Maritime Administration shall: hand over the original project dossier under its management to the project executing agency to continue the project execution. For signed project consultancy contracts, the Vietnam Maritime Administration, the project executing agency and the consultant shall sign a 3-party Contract Appendix, in which the Vietnam Maritime Administration shall transfer all rights, obligations, and responsibilities under the Contract to the project executing agency and pay the costs for the work performed to the consultant at the time of handover in accordance with the Contract.

Article 52. Implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 



ON BEHALF OF GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 57/2024/NĐ-CP ngày 20/05/2024 quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.586

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.37.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!