BỘ
GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
39-NĐ
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 05 năm 1958
|
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ VỀ TÀU BUÔN RA VÀO CÁC CẢNG CỦA NƯỚC
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Để bảo đảm trật tự an ninh ở các
Cảng, phát huy khả năng phục vụ tầu ra vào Cảng, góp phần vào việc giao lưu
hàng hóa xuất nhập khẩu;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Cục Đường thủy;
Sau khi đã được Thủ tướng phủ thông qua;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
- Nay ban hành bản điều lệ về tầu buôn ra vào các Cảng của nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa kèm theo nghị định này.
Điều 2.
- Tất cả những điều khoản cũ trái với thể lệ này đều bãi bỏ.
Điều 3.
- Các Ủy ban Hành chính các Khu Hồng Quảng, Khu 4 và thành phố Hải Phòng và các
ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện, Giám đốc Cục đường thủy, chịu
trách nhiệm thi hành nghị định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Nguyễn Văn Trân
|
THỂ LỆ
VỀ TẦU BUÔN RA VÀO CÁC CẢNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG
HÒA
Chương 1:
NGUYÊN
TẮC CHUNG
Điều 1.
- Tàu buôn dù là tàu Việt Nam hay tàu ngoại quốc chỉ được ra vào những cảng sau
đây đã mở cho sự thông thương với Quốc tế.
a) Cảng Hải Phòng.
b) Cảng Hòn Gay.
c) Cảng Cẩm Phả.
d) Cảng Bến thủy.
Nếu vì tránh nạn hoặc vì lý do tối
cần thiết nào khác mà tàu bắt buộc phải vào một địa điểm khác thuộc bờ biển nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa thì thuyền trưởng phải tìm cách báo ngay cho nhà chức
trách địa phương để các cơ quan có thẩm quyền đến xử lý tại chỗ và phải tuân
theo những quyết định của các nhà chức trách đối với tàu.
Điều 2.
- Tàu buôn ngoại quốc muốn vào những cảng quy định ở điều 1 trên phải xin phép
trước. Tàu được phép vào cảng phải tôn trọng nội quy của cảng, chấp hành những
thể lệ về kiểm tra kiểm tra của các ngành Công an, Hải quan, Y tế và tôn trọng
pháp luật của nước Việt Nam dân chủ công hòa.
Điều 3.
- Về mọi việc giấy tờ, thủ tục, thuê mướn nhân công, mua nhiên liệu, lương thực,
sửa chữa tàu, v.v… tàu ngoại quốc không được trực tiếp làm mà bắt buộc phải qua
Công ty đại lý tàu biển Việt Nam như đã quy định ở điều 3 của bản thể lệ tạm thời
về công tác đại lý của Công ty đại lý tàu biển Việt Nam.
Chương 2:
THỦ
TỤC VỀ TÀU RA VÀO CẢNG
Điều 4.
- Đơn xin phép cho tàu ngoại quốc vào cảng phải do Công ty đại lý tàu biển Việt
Nam gửi trước một tuần lễ đên Bộ Giao thông và Bưu điện của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Trong đơn phải ghi rõ: tên, quốc tịch và những đặc điểm của tàu,
số thuyền viên và hành khách, số lượng hàng chuyên chở, tên cảng cuối cùng ở
ngoại quốc tàu sẽ khởi hành để đi đến Việt Nam, ngay khởi hành ở cảng đó và
ngày dự định tàu sẽ đến cảng Việt Nam.
Đơn xin phép làm thành hai bản,
nếu tàu được phép vào cảng thì một bản sẽ hoàn lại cho Công ty đại lý để làm thủ
tục cho tàu vào cảng.
Điều 5.
- Sau khi tàu đã được phép vào cảng, công ty đại lý phải báo cho Cảng vụ biết
ngày tàu khởi hành ở cảng cuối cùng để đi đến cảng Việt Nam và giờ tàu đến địa
điểm đón hoa tiêu. Giờ chính xác tàu đến còn phải báo hai lần nữa, một lần 48
tiếng đồng hồ và một lần 24 tiếng đồng hồ trước giờ tàu đến.
Tàu quốc tịch Việt Nam vào cảng
cũng phải báo giờ tàu đến như tàu ngoại quốc.
Điều 6.
- Khi tàu đã cặp bến, Công ty đại lý tàu biển phải nộp và xuất trình cho Cảng vụ
những giấy tờ sau đây, ngoài những giấy tờ đã nộp cho Công an, Hải quan và Y tế.
a) Giấy tờ phải nộp:
- Giấy khai tàu đến;
- Giấy phép rời cảng cuối cùng ở
ngoại quốc tàu khởi hành để đi đến Việt Nam.
- Lược khai hành hóa kể cả hàng hóa
quá cảnh và sơ đồ xếp hàng trên tàu;
- Lược khai hành lý của thuyền
viên;
- Các hợp đồng vận chuyển;
b) Giấy tờ phải xuất trình:
- Sổ nhật ký của tàu;
- Chứng thư quốc tịch;
- Giấy chứng nhận trọng tải;
- Giấy phép lưu hành;
Điều 7. - Tàu
muốn rời cảng thì thuyền trưởng (nếu là tàu Việt Nam) Công ty đại lý tàu biển
Việt Nam (nếu là tàu ngoại quốc) phải nộp cho Cảng vụ những giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin rời cảng;
b) Danh sách thuyền viên nếu có
thay đổi từ lúc tàu vào cảng;
c) Lược khai hàng hóa.
Tàu chỉ được nhổ neo sau khi Hội
đồng kiểm tra đã làm xong thủ tục và tàu đã được Cảng vụ cấp giấy phép cho rời
cảng.
Sau khi đã được cấp giấy phép rời
cảng, tàu chỉ được đỗ lại một thời gian lâu nhất là 24 tiếng đồng hồ, dù là
ngày chủ nhật hay ngày lễ. Quá thời hạn đó mà tàu chưa rời bến thì giấy phép
không có giá trị nữa và tàu bắt buộc phải xin giấy phép khác.
Điều 8. - Trong
những trường hợp dưới đây Cảng vụ có quyền hoãn việc cấp giấy phép rời bến:
a) Tàu xếp hàng hóa quá mớn nước,
chở hành khách qúa số được phép chở;
b) Hàng hóa xếp không đúng quy
cách;
c) Không đủ số thuyền viên hoặc
thuyền trưởng, trưởng máy và vô tuyến điện viên không có bằng cấp;
d) Tàu và trang bị trên tàu
không đủ bảo đảm an toàn;
e) Tàu chở những hàng hóa thuộc
loại nguy hiểm mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp;
f) Giấy phép lưu hành hết hạn;
g) Có báo bão, tàu ra khơi có
nhiều nguy hiểm;
h) Tàu chưa thanh toán xong cảng
phí và tiền phạt nếu có hoặc tàu gây ra thiệt hại chưa bồi thường xong xuôi trừ
khi tàu chịu ký quỹ một số tiền đủ để bảo đảm các khoản đó.
Trong trường hợp f) Cảng vụ có
quyền, nếu khám xét thấy tàu có đủ bảo đảm an toàn, cấp giấy phép lưu hành tạm
thời để cho tàu trở về cảng đăng ký xin cấp xin cấp giấy phép lưu hành mới hoặc
để đi đến cảng đầu tiên tàu dự định đến sau khi rời cảng Việt Nam.
Chương 3:
HOA
TIÊU
Điều 9.
- Tàu buôn ngoại quốc bất luận lớn nhỏ, tàu của Việt Nam dung lượng toàn phần từ
250 tonnơ trở lên, ra vào các cảng ghi ở điều 1 trên hay di chuyển trong phạm
vi những cảng đó, đều bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn tàu.
Tàu của Việt Nam dung lượng toàn
phần từ 250 tonnơ trở lên được miễn lấy hoa tiêu nếu thuyền trưởng có bằng cấp
hoa tiêu và dự đảm nhận dẫn tàu.
Tàu của Việt Nam dung lượng toàn
phần dưới 250 tonnơ không bắt buộc phải lấy hoa tiêu nhưng nếu thuyền trưởng
yêu cầu thì được Cảng vụ cử hoa riêu dẫn tàu.
Điều 10.
- Tàu đã được phép vào ba cảng Hải Phòng, Hòn Gay và Cẩm Phả phải đến lấy hoa
tiêu ở Phao O (kinh tuyến 106056’30’Đông, vĩ tuyến 20042’
Bắc). Tàu được phép vào cảng Bến thủy phải lấy hoa tiêu ở Hòn Ngư (kinh tuyến
105046’ Đông, vĩ tuyến 18048 Bắc).
Điều 11.
- Tàu đến địa điểm lấy hoa tiêu trước thì được dẫn vào cảng trước, tàu đến sau
dẫn vào sau. Trường hợp nhiều tầu cùng đến một lúc thì ưu tiên giành cho những
tàu dưới đây:
a) Tàu chở hành khách, tàu có chở
thư tin.
b) Tàu chở hàng hóa mau hư;
c) Tàu mà mớn nước thích hợp với
mức nước thủy triều lúc bấy giờ.
Điều 12.
- Hoa tiêu chỉ coi như đã làm xong nhiệm vụ khi tàu đã buộc vào câu hay vào
phao hoặc đã neo xong hay đã ra khỏi khu vực dẫn tàu.
Khi chưa làm xong nhiệm vụ hay
chưa có người thay thế thì hoa tiêu không được rời tàu.
Điều 13.
- Thuyền trưởng có trách nhiệm:
- Trong nom cho hoa tiêu lên và xuống
tàu của mình được an toàn, không để xảy ra tai nạn cho canô của hoa tiêu.
- Cho hoa tiêu biết tình hình, đặc
điểm của tàu như tốc độ, mớn nước, tình trạng máy móc, v.v… để hoa tiêu có điều
kiện dẫn tàu được an toàn.
Điều 14.
- Nếu hoa tiêu phải chờ đợi lâu trên tàu, thuyền trưởng phải bảo đảm ăn, ngủ
cho hoa tiêu.
Khi dẫn tàu rời cảng, nếu vì
sóng gió lớn hoa tiêu không thể xuống tàu trở về căn cứ mà phải theo tàu ra
ngoài khu vực dẫn tàu thì thuyền trưởng phải đậu lại ở bến gần nhất để hoa tiêu
xuống và phải đài thọ mọi khoản phí tổn về ăn ngủ chuyển vận cho hoa tiêu trở về
căn cứ.
Điều 15.
- Trong khi hoa tiêu dẫn tàu, thuyền trưởng vẫn phải chú ý và chịu trách nhiệm
về an toàn của tàu. Nếu thấy hoa tiêu lầm lỗi, có thể nguy hại đến tàu, thuyền
trưởng có quyền đình chỉ công việc của hoa tiêu, thi hành những biện pháp cần
thiết để bảo đảm an toàn của tàu và xin hoa tiêu khác.
Nếu vì lầm lỗi của hoa tiêu mà xẩy
ra tai nạn thì hoa tiêu chỉ chịu trách nhiệm về hành chính hoặc hình sự, chủ
tàu chịu trách nhiệm về dân sự và phải bồi thường thiệt hại trừ khi tai nạn xẩy
ra trong những trường hợp bất khả kháng.
Chương 4:
QUY
TẮC VIỆC TÀU ĐI LẠI VÀ ĐẬU TRONG CẢNG
Điều 16.
- Ngay khi tới hải phận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và suốt trong thời gian
đậu ở cảng, tàu ngoại quốc phải kéo cờ quốc tịch.
Điều 17.
- Tàu buôn cặp bến, rời bến hoặc di chuyển trong phạm vi cảng bắt buộc phải
thuê tàu kéo của Cảng vụ hỗ trợ mình trong khi điều động để bảo đảm an toàn cho
tàu và cho thiết bị của cảng.
Điều 18.
- Tàu vào cảng phải đậu ở cầu hay phao theo sự chỉ định của Cảng vụ. Nếu cần
thiết, Cảng vụ có quyền ra lệnh cho tàu thay đổi cầu hay phao đậu, tàu phải
tuân theo và chịu mọi khoản phí tổn di chuyển.
Điều 19.
- Trong phạm vi cảng, tàu không được đi quá tốc độ đã hạn định. Mọi sự di chuyển
phải đình chỉ nếu có bão hoặc mưa to, có sương mù không trông rõ đường.
Tàu đậu trong cảng muốn di chuyển
hoặc chạy thử máy phải được sự đồng ý của Cảng vụ.
Điều 20.
- Tàu phải có đủ thiết bị cứu hỏa và phải chú ý đề phòng hỏa hoạn. Nếu có tàu
phát hỏa, Cảng vụ chỉ huy việc cứu chữa và có quyền huy động, sử dụng phương tiện
của tất cả các tàu đang đậu ở trong cảng. Tùy theo trường hợp tàu bị hỏa hoạn
hay tàu gây ra hỏa hoạn phải chịu một phần hay tất cả các khoản phí tổn về việc
cứu hỏa và các khoản thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Điều 21. -
Tàu chở chất nổ, chất bắt lửa phải tuyệt đối thi hành những biện pháp bảo đảm
an toàn do Cảng vụ đề ra và phải treo tín hiệu suốt ngày đêm.
Điều 22.
- Tàu đậu trong cảng phải giữ vệ sinh chung, không được đổ tro than. Rác rưởi,
dầu cặn lên cầu tàu hay xuống nước.
Điều 23.
- Bất cứ lúc nào tàu cũng phải có đủ số thuyền viên cần thiết thường trực trên
tàu để khi cần đến có thể thi hành những lệnh của Cảng vụ như buộc thêm giây, rời
chỗ đậu .v.v…
Điều 24.
- Tàu đậu ở cảng và đi lại trong hải phận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải
theo đúng quy định quốc tế về âm hiệu và tín hiệu hàng hải.
Chương 5:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 25.
- Dựa trên tinh thần bản điều lệ này, mỗi cảng sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể mà
xây dựng bản nội quy riêng cho cảng. Nội quy phải được Bộ Giao thông và Bưu điện
duyệt và phải công bố cho tất cả mọi người sử dụng cảng biết.
Điều 26.
- Tàu buôn ra vào các cảng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bất luận là tàu
Việt Nam hay tàu ngoại quốc đều phải nghiêm chỉnh chấp hành thể lệ này.
Đối với các vụ vi phạm, cơ quan
có thẩm quyền sẽ chiếu theo pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mà xử
lý.
Điều 27. - Đối
với những vụ vi phạm thể lệ và nội quy của cảng, các ông Giám đốc, Phó Giám đốc
cảng và những cán bộ được các ông ấy ủy nhiệm có quyền lập biên bản và xử lý…