CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
168/1999/NĐ-CP
|
aHà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1999
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 168/1999/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1999 QUY
ĐỊNH DANH MỤC VÀ CHẾ ĐỘ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT THUỘC DIỆN
HUY ĐỘNG BỔ SUNG CHO LỰC LƯỢNG THƯỜNG TRỰC CỦA QUÂN ĐỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nghị định này ban hành danh mục phương tiện kỹ thuật (có
phụ lục kèm theo) và quy định chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ
thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.
Điều 2.
Nghị định này không áp dụng đối với phương tiện kỹ thuật
trong biên chế của các đơn vị vũ trang nhân dân, phương tiện kỹ thuật thuộc sở
hữu của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài và của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3.
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Chủ phương tiện kỹ thuật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc trực tiếp thực hiện
quyền sở hữu đối với phương tiện kỹ thuật.
2. Nơi cư trú của chủ phương tiện
kỹ thuật:
a) Nếu chủ phương tiện kỹ thuật
là tổ chức thì nơi cư trú là nơi đặt trụ sở;
b) Nếu chủ phương tiện kỹ thuật
là cá nhân thì nơi cư trú là nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường
trú hoặc nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú.
Điều 4. Các
phương tiện vận tải cơ giới và phương tiện chuyên dùng đường bộ, đường thủy;
các phương tiện xếp dỡ hàng hoá và các loại xe máy xây dựng cầu đường, xây dựng
công trình thuộc diện có đăng ký quyền sở hữu phải đăng ký trực tiếp với cơ
quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) nơi
cư trú theo chế độ, thủ tục quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 của Nghị định này.
Các phương tiện kỹ thuật còn lại không đăng ký trực tiếp với cơ quan quân sự
huyện mà hàng năm thực hiện chế độ báo cáo thực lực (số lượng, chất lượng hiện
có) theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 10 của Nghị định này.
Điều 5.
1. Trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện kỹ
thuật, chủ phương tiện kỹ thuật phải đến cơ quan quân sự huyện để đăng ký lần đầu.
2. Thủ tục đăng ký:
a) Chủ phương tiện kỹ thuật xuất
trình giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu phương tiện kỹ thuật và cung cấp những
thông tin về phương tiện kỹ thuật cho cơ quan quân sự huyện.
b) Cơ quan quân sự huyện ghi vào
sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật, lập phiếu đăng ký phương tiện kỹ thuật và cấp
giấy chứng nhận đăng ký phương tiện kỹ thuật cho chủ phương tiện.
Điều 6.
1. Trong
thời hạn 30 ngày kể từ khi xẩy ra một trong các trường hợp dưới đây, chủ phương
tiện kỹ thuật phải đăng ký bổ sung, đăng ký thay đổi với cơ quan quân sự huyện
nơi đã đăng ký lần đầu:
a) Chủ phương tiện kỹ thuật là
cá nhân có thay đổi nơi cư trú trong địa bàn huyện.
b) Phương tiện kỹ thuật có thay
đổi tính năng, công dụng và tình trạng kỹ thuật theo kết quả kiểm định của cơ
quan kiểm định Nhà nước.
2. Thủ tục đăng ký:
a) Chủ phương tiện kỹ thuật phải
trực tiếp xuất trình hoặc gửi giấy thông báo bổ sung, thay đổi phương tiện kỹ thuật
đến cơ quan quân sự huyện. Giấy thông báo bổ sung, thay đổi phương tiện kỹ thuật
do người đứng đầu tổ chức ký, đóng dấu (nếu là tổ chức) hoặc được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi
chung là xã) ký xác nhận (nếu là cá nhân).
b) Khi nhận được giấy thông báo
bổ sung thay đổi phương tiện kỹ thuật, cơ quan quân sự huyện kiểm tra và ghi nội
dung bổ sung, thay đổi vào sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật, phiếu đăng ký
phương tiện kỹ thuật.
Điều 7.
1. Trường
hợp chủ phương tiện kỹ thuật thay đổi nơi cư trú ra ngoài địa bàn của huyện thì
phải đăng ký di chuyển.
2. Thủ tục đăng ký:
a) Trước khi rời khỏi nơi cư trú
cũ, chủ phương tiện kỹ thuật phải đến cơ quan quân sự huyện xuất trình giấy di
chuyển nơi cư trú. Cơ quan quân sự huyện kiểm tra và xoá tên trong sổ đăng ký
phương tiện kỹ thuật, cấp giấy giới thiệu di chuyển phương tiện kỹ thuật và phiếu
đăng ký phương tiện kỹ thuật cho chủ phương tiện kỹ thuật mang đến nơi cư trú mới.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi đến nơi cư trú mới, chủ phương tiện kỹ thuật phải đến cơ quan quân sự huyện
xuất trình giấy đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú, giấy giới thiệu
di chuyển phương tiện kỹ thuật, phiếu đăng ký phương tiện kỹ thuật và giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện kỹ thuật. Cơ quan quân sự huyện thực hiện việc đăng ký
như quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
Điều 8.
1. Trong
thời hạn 30 ngày kể từ khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây, chủ phương
tiện kỹ thuật phải đến cơ quan quân sự huyện nơi đã đăng ký lần đầu làm thủ tục
xoá đăng ký:
a) Phương tiện kỹ thuật bị hư hỏng
nặng không phục hồi được.
b) Phương tiện kỹ thuật được
phép cải tạo, hoán cải thành loại phương tiện kỹ thuật khác không nằm trong
danh mục kèm theo Nghị định này.
c) Phương tiện kỹ thuật thay đổi
chủ sở hữu.
d) Phương tiện kỹ thuật bị coi
là mất tích, bị tiêu huỷ, bị chìm đắm, bị cháy hoặc bị các tai nạn khác mà
không trục vớt, sửa chữa được.
2. Thủ tục xoá đăng ký:
a) Chủ phương tiện kỹ thuật xuất
trình giấy đề nghị xoá đăng ký phương tiện kỹ thuật, có xác nhận của người đứng
đầu tổ chức (nếu là tổ chức) hoặc
xác nhận của ủy ban nhân dân xã (nếu là cá nhân) và nộp giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện kỹ thuật.
b) Cơ quan quân sự huyện kiểm
tra và xoá tên trong sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật, thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký phương tiện kỹ thuật.
Điều 9.
1. Phương
tiện kỹ thuật đã sắp xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của
quân đội (trừ phương tiện kỹ thuật sắp xếp trong các đơn vị dự bị động viên do
Bộ, ngành xây dựng) phải đăng ký tạm vắng khi xảy ra một trong các trường hợp
dưới đây:
a) Phương tiện kỹ thuật hoạt động
thường xuyên ngoài địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung
là tỉnh) từ 6 tháng trở lên.
b) Phương tiện kỹ thuật dùng vào
việc cầm cố, thế chấp, cầm giữ tài sản.
2. Thủ tục
đăng ký:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi đưa phương tiện kỹ thuật hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc từ khi làm
xong thủ tục cầm cố, thế chấp, cầm giữ phương tiện kỹ thuật, chủ phương tiện kỹ
thuật phải gửi giấy thông báo phương tiện kỹ thuật tạm vắng có xác nhận của người
đứng đầu tổ chức (nếu là tổ chức)
hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (nếu là cá nhân) đến cơ quan quân sự huyện.
Cơ quan quân sự huyện kiểm tra và ghi tên phương tiện kỹ thuật vào sổ đăng ký
phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi phương tiện kỹ thuật không hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc từ khi làm
xong thủ tục phương tiện kỹ thuật hết thời hạn cầm cố, thế chấp, cầm giữ, chủ
phương tiện kỹ thuật phải gửi giấy thông báo phương tiện kỹ thuật hết thời hạn
tạm vắng (có xác nhận như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này) đến cơ quan
quân sự huyện. Cơ quan quân sự huyện kiểm tra và xoá tên trong sổ đăng ký
phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
Điều 10.
Chế độ thống kê báo cáo phương tiện kỹ thuật được quy định như sau:
1. Chủ phương
tiện kỹ thuật là tổ chức có trách nhiệm tổng hợp báo
cáo thực lực phương tiện kỹ thuật của mình (trừ phương tiện vận tải đường không
và phương tiện chuyên dùng hàng không dân dụng) đến cơ quan quân sự huyện nơi
cư trú vào 15 ngày cuối tháng 01 hàng năm.
2. Cơ quan
quân sự huyện tổng hợp thực lực phương tiện kỹ thuật có trên địa bàn và báo cáo
cơ quan quân sự tỉnh, vào 15 ngày cuối tháng 02 hàng năm.
3. Cơ quan
quân sự tỉnh tổng hợp thực lực phương tiện kỹ thuật có trên địa bàn và báo cáo
Quân khu, Bộ Quốc phòng vào 15 ngày cuối tháng 3 hàng năm.
4. Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam tổng hợp và báo cáo Bộ Quốc phòng thực lực phương tiện
vận tải đường không và phương tiện chuyên dùng hàng không dân dụng trong cả nước
vào 15 ngày cuối tháng 01 hàng năm.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cung cấp tình hình và số liệu về phương tiện
kỹ thuật khi có yêu cầu của Bộ Quốc phòng.
6. Các cơ quan Công an, Giao
thông vận tải tỉnh và các cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực thuộc
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thủy sản có trách nhiệm cung cấp tình hình và số liệu
về phương tiện kỹ thuật mà cơ quan đã đăng ký, quản lý khi có yêu cầu của cơ
quan quân sự cấp tỉnh.
Điều 11.
Kinh phí chi cho việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ
thuật thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 27 và khoản 1 Điều 30, mục II, chương V Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ.
Điều 12.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc đăng ký, quản lý
phương tiện kỹ thuật trong phạm vi cả nước và quy định các loại giấy tờ, sổ
sách, biểu mẫu đăng ký, thống kê báo cáo phương tiện kỹ thuật.
Các Bộ: Công an, Giao thông vận
tải, Thủy sản phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn việc
đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền
có nhiệm vụ đăng ký hành chính, đăng kiểm chất lượng phương tiện kỹ thuật phối
hợp với cơ quan quân sự tỉnh trong việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật.
Tư lệnh Quân khu giúp Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc đăng ký, quản lý
phương tiện kỹ thuật trên địa bàn Quân khu.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo cơ quan quân sự, cơ quan Công an, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan khác
có liên quan thực hiện việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trên địa bàn
tỉnh.
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện
chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp và các Ban, ngành khác có liên quan trực tiếp
đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật trên địa bàn huyện.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã căn
cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện những quy định về đăng ký,
quản lý phương tiện kỹ thuật trong Nghị định này.
Điều 13.
Tổ chức, cá nhân có phương tiện kỹ
thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nếu vi
phạm những quy định về đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật được quy định
trong Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ, thủ tục đăng ký,
quản lý phương tiện kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi
bỏ những quy định trước đây về đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật.
Điều 15.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn hoặc phối
hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 16.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT THUỘC
DIỆN HUY ĐỘNG BỔ SUNG CHO LỰC LƯỢNG THƯỜNG TRỰC CỦA QUÂN ĐỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số:168/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1999
của Chính phủ)
1. Phương tiện
vận tải cơ giới đường bộ và phương tiện chuyên dùng đường bộ:
- Xe ô tô con 2 cầu
- Xe vận tải hàng hóa, trọng tải
từ 2,5 tấn trở lên
- Xe vận tải hành khách từ 8 chỗ
ngồi trở lên
- Xe ô tô tự đổ, trọng tải từ
2,5 tấn trở lên
- Xe ô tô chở nhiên liệu lỏng,
nhiên liệu khí, chở nước
- Xe tra nhiên liệu
- Xe cứu hỏa
- Xe cứu thương
- Xe Plát phoóc, sơ mi rơ moóc
- Xe xích kéo
- Xe sửa chữa
- Máy kéo bánh lốp, bánh xích.
2. Phương tiện
vận tải cơ giới đường thủy và phương tiện chuyên dùng đường thủy:
(Đường sông, pha sông biển, đường
biển)
- Tầu, ca nô, xuồng máy tuần
phòng các loại
- Tầu kéo, đẩy công suất từ 90
CV trở lên
- Thuyền máy chở hàng hóa, trọng
tải từ 50 tấn trở lên
- Xà lan, xà lan tự hành trọng tải
từ 50 tấn trở lên
- Tầu, thuyền máy đánh bắt hải sản,
trọng tải từ 50 tấn đến dưới 1.000 tấn
- Tầu chở hàng khô, hàng rời trọng
tải từ 50 tấn đến dưới 1.000 tấn
- Tầu chở nhiên liệu lỏng, khí,
chở nước trọng tải từ 50 tấn đến dưới 1.000 tấn.
- Tầu chở thực phẩm trọng tải từ
50 tấn đến dưới 1.000 tấn
- Tầu chở khách từ 50 chỗ ngồi
trở lên
- Tầu đo đạc
- Tầu nghiên cứu biển
- Tầu thả phao tiêu
- Tầu trục vớt, cứu hộ
- Tầu cuốc, nạo vét, hút bùn
- Tầu biển các loại trọng tải từ
1.000 tấn trở lên
- Tầu sửa chữa
- Các phương tiện nổi khác: Pông
tông, nhà nổi, kho nổi, đốc nổi ...
- Phà, phà tự hành
- Cầu phao
- Các loại máy, thiết bị lặn
- Các phương tiện cứu sinh trên
biển.
3. Phương tiện vận tải đường
không và phương tiện chuyên dùng hàng không dân dụng:
a) Máy bay:
- Máy bay
trực thăng các loại
- Máy bay
vận tải hành khách
- Máy bay
vận tải hàng hóa
- Máy bay
chụp ảnh
- Máy bay
chuyên dùng khác.
b) Các loại xe, máy, thiết bị hỗ
trợ và bảo đảm bay:
- Các loại xe máy: Xe điện, xe
nâng, máy nén khí, xe tra nạp xăng dầu
- Các xưởng, trạm kỹ thuật hàng
không dân dụng
- Các trang thiết bị thông tin,
dẫn đường và giám sát, thiết bị báo hiệu
- Các trang thiết bị khí tượng
hàng không.
4. Phương tiện
xây dựng cầu đường, xây dựng công trình:
a) Các loại xe, máy xây dựng cầu
đường, xây dựng công trình:
- Máy đóng cọc
- Máy ép cọc
- Máy đào đất
- Máy xúc
- Máy húc
- Máy vét chuyển
- Máy san gạt
- Máy lu các loại (bánh lốp,
bánh thép, chân cừu ...)
- Máy đầm các loại (đầm đĩa, đầm
bàn, đầm cạnh ...)
- Các thiết bị quạt gió, thông
gió, lọc độc, thông hơi đường hầm
- Các loại máy, thiết bị chuyên
dùng xây dựng công trình sân bay
- Các loại máy, thiết bị chuyên dùng
xây dựng công trình cầu cảng
- Trạm nguồn điện chạy xăng, chạy
điezen các loại.
b) Các loại máy, thiết bị sản xuất,
gia công vật liệu:
- Máy khoan đá
- Máy nghiền sàng đá
- Máy ép hơi
- Thiết bị gia công chế biến gỗ
(máy cưa sọc, cưa vòng, cưa đĩa, cưa bàn, cưa xích, thiết bị ngâm tẩm sấy gỗ)
- Thiết bị gia công thép, cắt uốn
thép liên hợp
- Các loại xe, máy trộn, trạm trộn,
nấu, tưới, rải nhựa đường, nhũ tương, bê tông át phan
- Các loại xe, máy trộn, trạm trộn,
thiết bị phun vữa bê tông xi măng.
c) Các loại máy, thiết bị cấp nước:
- Trạm lọc nước ngọt, nước mặn
công suất từ 2,5 m3/h trở lên
- Máy khoan giếng đường kính lỗ
khoan j 200 mm trở lên, năng suất đào từ 10 m/h trở lên
- Máy bơm nước, công suất 30 m3/h
trở lên
- Thiết bị dò, tìm nguồn nước.
5. Phương tiện
xếp dỡ hàng hóa:
- Xe ô tô cần cẩu sức nâng từ
3,5 tấn trở lên
- Các loại cần cẩu tự hành
- Các loại cần cẩu nổi
- Các loại xe nâng hàng
- Các phương tiện bốc xếp hàng
hóa khác.
6. Phương tiện thông tin liên lạc:
a) Thiết bị truyền dẫn:
- Thiết bị truyền dẫn VTĐ: thiết
bị vệ tinh, thiết bị vi ba số các loại, thiết bị thu và phát VTĐ các loại
- Thiết bị truyền dẫn HTĐ: thiết
bị thông tin cáp quang, thiết bị thông tin cáp đồng trục, thiết bị thông tin
cáp đối xứng các loại.
b) Thiết bị chuyển mạch:
- Tổng đài điện thoại các loại
- Tổng đài điện báo, Telex và
truyền số liệu các loại.
c) Thiết bị đầu
cuối:
- Máy điện thoại cố định và di động
các loại
- Máy FAX các loại
- Thiết bị truyền số liệu đầu cuối
các loại
- Thiết bị truyền hình, truyền
báo, ảnh đầu cuối các loại.
7. Phương tiện, thiết bị, vật tư
y tế:
- Thực hiện theo trang bị phương
tiện, thiết bị, vật tư y tế trong biểu biên chế đơn vị chuyên môn dự bị ngành y
tế do Bộ Quốc phòng quy định.
8. Phương tiện, máy, thiết bị
khác:
- Máy, thiết bị trắc địa bản đồ
- Các thiết bị phòng hóa, phòng
độc
- Khí tài quang học các loại:
Máy kinh vĩ, thủy chuẩn, máy toàn đạc, đo xa, chụp ảnh từ xa, ống nhòm, địa bàn
- Thiết bị đo khí tượng, thủy
văn, đo gió, đo lưu tốc nước, đo độ ẩm, đo lượng mưa
- Thiết bị dò tìm kim loại,
khoáng sản.