ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 577/KH-UBND
|
Gia
Lai, ngày 19 tháng 3
năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 418/QĐ-TTG NGÀY 16/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số 418/QĐ-TTg
ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Các giải pháp bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” (viết tắt là
Quyết định số 418/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển
khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy
nội địa; triển khai đồng bộ các giải pháp và tăng cường phối hợp giữa chính quyền
địa phương, các sở, ban, ngành trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường thủy nội địa.
2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đối với chủ phương tiện thủy nội
địa, người tham gia giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến sông, suối,
lòng hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu tai nạn giao
thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.
3. Tăng cường điều kiện an toàn của kết
cấu hạ tầng, phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy nội địa, góp phần
phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối
với bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đồng thời tăng cường huy động nguồn
vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng chức năng thực
hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
5. Mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm
2030
a) Đối với kết cấu hạ tầng đường thủy
nội địa:
Đầu tư, xây dựng các bến đò, cầu, đường
dân sinh bảo đảm nhu cầu đi lại thuận tiện, an toàn của người dân; đầu tư xây dựng
cầu, đường dân sinh khắc phục tình trạng chia cắt giao thông tại các khu vực
vùng sâu, vùng xa dẫn đến phát sinh bến đò ngang và các hoạt động giao thông đường
thủy tự phát.
b) Đối với phương tiện thủy:
- 100% phương tiện thủy nội địa được
đăng kiểm, đăng ký theo quy định;
- 100% phương tiện thủy chở khách
ngang sông được trang bị đầy đủ áo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách
trên phương tiện theo quy định.
c) Đối với thuyền viên, người lái
phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa:
- 100% thuyền viên, người lái phương
tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng
chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
- 100% người tham gia giao thông đường
thủy nội địa, chủ bến thủy nội địa, chủ phương tiện, người lái phương tiện và
người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- 100% học sinh, sinh viên thường
xuyên đi học bằng phương tiện thủy được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường
thủy nội địa và được trang bị các kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng
khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch về đường thủy nội địa
a) Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ
sung Luật Giao thông đường thủy nội địa. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng
quy định về quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, công tác quản lý liên
quan đến đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
b) Xây dựng phương án phát triển kết
cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh trên cơ sở quy hoạch cấp quốc
gia và quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch.
2. Đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Về luồng, tuyến:
- Phối hợp với các cơ quan có liên
quan nghiên cứu, đề xuất Bộ Giao thông vận tải công bố tuyến đường thủy nội địa
đối với các tuyến đủ điều kiện, bổ sung vào quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy
nội địa;
- Phối hợp rà soát các tuyến đường thủy
nội địa địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo đảm các điều kiện an
toàn giao thông theo quy định.
b) Đối với bến khách ngang sông:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với
các bến khách ngang sông, nhất là ở khu vực nơi có điều kiện kinh tế khó khăn;
xây dựng cầu, đường dân sinh bảo đảm nhu cầu đi lại thuận tiện, an toàn của
nhân dân.
3. Đối với phương
tiện thủy nội địa
a) Tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện
thủy theo quy định của pháp luật; ngăn chặn, cấm sử dụng các phương tiện tự
đóng không đủ điều kiện hoạt động; khuyến khích sử dụng mẫu phương tiện đường
thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của
địa phương.
b) Quản lý chặt chẽ các cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa đảm bảo điều kiện hoạt động, hành
nghề theo quy định pháp luật; chỉ thực hiện đóng mới khi có hồ sơ thiết kế kỹ thuật
hoặc thiết kế mẫu định hình đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đối với
phương tiện thuộc diện phải đăng kiểm, đăng ký.
4. Công tác đào tạo,
cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người
lái phương tiện thủy nội địa: Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo,
huấn luyện để cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo quy định pháp luật.
5. Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường thực hiện Cuộc vận động
xây dựng phong trào “ Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
b) Tập trung tuyên truyền, phổ biến về
quy tắc giao thông đường thủy nội địa; quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện;
điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; đặc biệt chú trọng tuyên truyền
về người điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu
bia khi điều khiển phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định.
6. Thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm
a) Đầu tư trang bị phương tiện, trang
thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các lực lượng chức năng để thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường thủy nội địa; tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa và hoạt động
của bến thủy nội địa, bến khách ngang sông.
b) Thực hiện đình chỉ hoạt động các bến
thủy nội địa, bến khách ngang sông không đúng quy định theo pháp luật.
c) Đình chỉ hoạt động đối với phương
tiện thủy nội địa không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
d) Đình chỉ hành nghề đối với thuyền
viên, người lái phương tiện thủy không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn,
chứng chỉ chuyên môn theo quy định pháp luật.
đ) Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở đóng
mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa không đúng theo quy định pháp
luật.
7. Quản lý an toàn
giao thông đường thủy nội địa
a) Tổ chức đào tạo, tập huấn trang bị
kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực công chức làm việc
trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến
cơ sở để nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hỗ trợ thực hiện công tác tuyên
truyền về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn trang bị
kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
cho lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông các cấp và công chức
chuyên môn làm công tác tham mưu, giúp việc ở cấp huyện, cấp xã trong lĩnh vực
đường thủy nội địa.
8. Giải pháp về
nguồn vốn
Bố trí ngân sách địa phương để thực
hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở các quy
định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giao thông vận
tải
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai
thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp, báo cáo theo quy định; tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch
về đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với cơ quan chức năng của
tỉnh Kon Tum và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nghiên cứu, khảo sát luồng, tuyến
đề xuất công bố tuyến đường thủy nội địa nối 02 tỉnh Gia Lai (huyện Ia Grai) với
tỉnh Kon Tum (huyện Ia H’Drai); bổ sung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường
thủy nội địa và đầu tư, xây dựng bến thủy nội địa theo quy định.
c) Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý
và hướng dẫn cơ quan quản lý giao thông cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định về quản lý phương tiện thủy
nội địa.
d) Chủ trì, phối hợp với lực lượng
công an, chính quyền địa phương kiểm tra tất cả các phương tiện giao thông thủy
trên các hồ, đập, sông, suối, phòng ngừa xảy ra tai nạn do phương tiện không bảo
đảm an toàn kỹ thuật; quản lý hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận
tải đường thủy theo quy định.
đ) Phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện
để cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên,
người lái phương tiện thủy nội địa theo quy định pháp luật, trong đó, chú trọng
đào tạo, huấn luyện cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
e) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan có liên quan tổ chức các lớp tập huấn trang bị
kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực công chức làm việc
trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến
cơ sở và các chức sắc tôn giáo ở địa phương để nâng cao năng lực quản lý nhà nước
và thực hiện công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường
thủy nội địa.
g) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho chủ phương tiện, thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa và những người tham gia giao thông đường
thủy trong việc chấp hành các quy định về pháp luật giao thông đường thủy nội địa,
về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
2. Sở Công thương
a) Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển
khai thực hiện Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản
lý an toàn đập, hồ chứa nước và các quy định có liên quan.
b) Chỉ đạo các đơn vị quản lý lòng hồ
thủy điện, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông đường thủy nội địa, các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ
chứa nước thủy điện theo quy định; hỗ trợ trang bị áo phao, vật liệu nổi để người
dân tham gia giao thông được an toàn.
c) Phối hợp với chính quyền địa phương,
kiểm tra thực tế những cơ sở sản xuất, sửa chữa, hoán cải phương tiện thủy nội
địa để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm và đề xuất cơ
quan cấp giấp phép kinh doanh thu hồi, đình chỉ hoạt động; hướng dẫn để các cơ
sở hoạt động đúng quy định.
3. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
a) Thường xuyên đôn đốc UBND các huyện,
thị xã, thành phố; các chủ đập, hồ chứa thủy lợi nghiêm túc thực hiện các quy định
tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn
đập, hồ chứa nước, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, và các quy định có liên quan.
b) Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ thủy
lợi, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông đường thủy nội địa, các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa
nước thủy lợi theo quy định.
4. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường thủy nội địa; chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra,
kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối
với người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của
pháp luật.
b) Phối hợp với các ngành, tổ chức
đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
c) Chủ trì, rà soát, đề xuất đầu tư
cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng
Công an làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
5. Sở Giáo dục và
Đào tạo phối hợp với các địa phương có hoạt động giao thông thủy tổ chức tuyên
truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông đường thủy nội địa, các biện pháp
phòng tránh tai nạn giao thông đường thủy cho học sinh; chỉ đạo các trường học
vận động các tổ chức, cá nhân trang bị đủ áo phao cho học sinh thường xuyên đi
học bằng phương tiện thủy.
6. Sở Tư pháp phối hợp
với Sở Giao thông vận tải rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến giao thông đường thủy nội địa.
7. Sở Tài chính tham
mưu, đề xuất bố trí kinh phí hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các
nguồn lực khác trên cơ sở dự toán do Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành liên
quan và các địa phương lập theo đúng quy định để triển khai thực hiện Kế hoạch.
8. Sở Kế hoạch và Đầu
tư tham mưu, đề xuất bố trí vốn đầu tư cho các dự án, nhiệm vụ theo khả năng cân
đối ngân sách trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành liên
quan và các địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch.
9. Các cơ quan thành
viên Ban An toàn giao thông tỉnh và Ủy ban nhân dân các địa phương có phương tiện
thủy nội địa hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường thực hiện Cuộc vận động
xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
10. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, cảnh báo các nguy
cơ tai nạn đối với phương tiện thủy và đuối nước đến tận khu dân cư, trên hệ thống
thông tin cơ sở địa phương.
b) Đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông đường bộ kết nối giữa các địa phương và khu dân cư, khu vực sản xuất của
nhân dân khắc phục tình trạng chia cắt giao thông để giảm các bến đò dân sinh
phát sinh tại vùng sâu, vùng xa.
c) Đầu tư xây dựng cầu, bến đò, đường
dân sinh đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người
dân nhất là tại vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, nơi có bến đò dân
sinh tự phát.
d) Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý
và hướng dẫn cơ quan quản lý giao thông cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện đăng
ký phương tiện thủy nội địa theo quy định về quản lý phương tiện thủy nội địa;
thường xuyên rà soát, thống kê số phương tiện mới phát sinh và hướng dẫn cụ thể
về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa trong việc đăng ký, đăng kiểm
và điều khiển phương tiện thủy nội địa.
đ) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các
chủ hồ, đập có luồng, tuyến đang có hoạt động khai thác giao thông vận tải thực
hiện việc khảo sát, tổ chức cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm đối với hoạt động
của phương tiện.
e) Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra hoạt động bên khách ngang sông, các khu du lịch có hoạt động giao thông đường
thủy trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng các
quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.
g) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm, tập trung xử lý vi phạm đối với các hành vi có nguy cơ gây
tai nạn cao như: chở quá tải, quá số người quy định, phương tiện không đảm bảo
an toàn kỹ thuật, vi phạm quy định về trang thiết bị cứu sinh, người điều khiển
phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; bến thủy không
phép, không bảo đảm điều kiện an toàn; các hành vi vi phạm quy định về điều kiện
kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; hỗ trợ trang bị áo phao, vật liệu nổi để
người dân tham gia giao thông được an toàn.
h) Tăng cường công tác quản lý các cơ
sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa; đình chỉ hoạt động đối
với cơ sở không có Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề theo
quy định pháp luật.
i) Chủ động phòng ngừa tai nạn giao
thông đường thủy, đặc biệt trong mùa mưa bão, kịp thời nắm bắt và thông báo cho
người dân không tham gia các hoạt động đường thủy nội địa trong thời gian xả lũ
của các hồ thủy điện, thủy lợi và khi thời tiết có diễn biến phức tạp, có nguy
cơ gây tai nạn giao thông đường thủy cho người và phương tiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT.Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh;
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, CNXD, VHXH, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
|