ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 201/KH-UBND
|
Bình Định, ngày
05 tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 178/NQ-CP NGÀY 31/10/2023 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-CP
ngày 31/10/2023 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng
phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, trên địa bàn tỉnh Bình Định, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 của
Chính phủ thực hiện kết luận số 49- KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về
định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045.
b) Xác định rõ phạm vi, nội dung,
nhiệm vụ chủ yếu để các Sở, ban, ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 đã đề ra.
2. Yêu cầu
a) Cụ thể hóa Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị
về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 bằng những nhiệm vụ, giải pháp gắn với kế hoạch tổ chức
thực hiện theo lộ trình.
b) Nâng cao nhận thức của cả hệ
thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của vận tải đường sắt. Đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống
nhất, quyết tâm cao trong phát triển giao thông vận tải đường sắt; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình tổ chức
thực hiện phát triển đường sắt.
3. Các mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2030
- Hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trong
đó đảm bảo liên kết, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050. Rà soát, cập nhật kế hoạch sử dụng đất 05 năm
(2021 -2025) để dành quỹ đất phát triển đường sắt theo kế hoạch.
- Lập, rà soát, hoàn thành quy hoạch
các đô thị trên địa bàn tỉnh để cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia đoạn
qua địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Bộ, ngành trung
ương hoàn thiện chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -
Nam, trong đó có đoạn qua tỉnh.
b) Sau năm 2030
- Phối hợp với các Bộ, ngành trung
ương triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua tỉnh.
- Phối hợp triển khai các tuyến
đường sắt đô thị theo quy hoạch.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác quán triệt, tuyên
truyền, phổ biến
a) Nghiên cứu, quán triệt nội dung
của Kết luận số 49-KL/TW, Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 về Chương
trình hành động của Chính phủ ở các cấp, các ngành và địa phương để tạo sự
thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vận tải đường sắt
đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, quốc phòng, an ninh, văn hóa,
xã hội, môi trường và đối ngoại.
b) Công tác tuyên truyền Kết luận
số 49-KL/TW và Nghị quyết 178/NQ- CP về Chương trình hành động của Chính phủ
tiến hành với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp từng đối tượng để tạo nhận
thức sâu sắc về cơ hội, thuận lợi, thách thức, tiềm năng, lợi thế của vận tải
đường sắt, đổi mới tư duy và đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm
vụ phát triển vận tải đường sắt.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến đầu tư, xây dựng và
phát triển ngành đường sắt.
3. Hoàn thiện quy hoạch phát triển
đường sắt và các quy hoạch liên quan
a) Thực hiện quy hoạch tỉnh bảo
đảm liên kết, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 để tạo không gian phát triển, gắn kết các tuyến đường sắt với
các hành lang kinh tế, các trung tâm kinh tế, đầu mối vận tải trong nước, các
khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm logistics lớn, trung tâm bưu chính.
b) Lập, rà soát, điều chỉnh quy
hoạch hệ thống đô thị (có định hướng phát triển đường sắt đô thị) trên
địa bàn tỉnh, quy hoạch hệ thống du lịch gắn kết với quy hoạch mạng lưới đường
sắt, liên kết các chuỗi đô thị bằng hệ thống đường sắt hiện đại; phát triển
mạng lưới đường sắt trong quy hoạch vùng nhằm kết nối vùng, liên vùng và các
địa phương.
4. Huy động nguồn lực để đầu tư
giao thông vận tải đường sắt
a) Kêu gọi các thành phần kinh tế
tham gia kinh doanh đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; tham gia đầu tư, kinh doanh
phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (kho, bãi hàng,
phương tiện xếp d ).
b) Xây dựng kế hoạch bố trí nguồn
lực từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô
thị.
c) Rà soát bố trí quỹ đất phù hợp
tại các khu vực quanh các khu ga đường sắt lớn, ga đường sắt tốc độ cao, ga đường
sắt trong đô thị để phát triển các đô thị, khu chức năng (mô hình TOD) và sử
dụng nguồn thu từ phát triển đô thị để tạo nguồn lực tham gia đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
5. Tăng cường phối hợp với Tổng
Công ty đường sắt Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận
tải đường sắt.
a) Xây dựng quy chế phối hợp giữa
địa phương và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông vận tải đường sắt.
b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về
trật tự, an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt tại các điểm giao cắt giữa
đường bộ và đường sắt, dọc hành lang đường sắt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, các
Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao,
xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày
31/10/2023 của Chính phủ thực hiện kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ
Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo đúng yêu cầu, nội dung, chất lượng và
tiến độ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
2. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc kế hoạch thì
các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động đề xuất gửi cho Sở Giao thông vận tải
để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K19.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tự Công Hoàng
|