BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SÔNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 52/CĐS-PCVT
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2006
|
HƯỚNG
DẪN
THỰC HIỆN QUY
CHẾ QUẢN LÝ CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA
(ban hành theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT
ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 7 tháng 1 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế quản lý cảng, bến
thuỷ nội địa, ngày 21 tháng 2 năm 2005 Cục Đường sông Việt Nam có văn bản hướng
dẫn số 95/CĐS-PCVT. Sau một thời gian thực hiện một số văn bản pháp luật có
liên quan như Luật Đất đai, Luật Đê điều... được bổ sung, sửa đổi. Ngoài ra do
công tác tổ chức quản lý của ngành đang có sự thay đổi các Đoạn Quản lý đường
sông chuyển sang công ty cổ phần, công tác quản lý cảng, bến thuỷ sẽ giao toàn
bộ cho Cảng vụ Đường thuỷ nội địa. Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
quản lý cảng, bến đồng thời phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan và
sự phân công mới trong quản lý, Cục Đường sông Việt Nam sửa đổi bổ sung hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT như sau:
1. Vùng nước của cảng, bến thủy nội địa.
1.1.
Bình đồ vùng nước cảng thuỷ nội địa phải thoả mãn các yêu cầu sau:
1.1.1.
Bình đồ được lập phải theo đúng quy phạm về khảo sát lập bình đồ địa hình,
ngoài ra còn phải thể hiện đủ các nội dung:
a)
Vị trí vùng nước xác định theo lý trình: từ km... đến km thứ ... , phía bờ ....
(phải, trái), của sông kênh .... thuộc xã ..., huyện ... , tỉnh ... (nếu nằm
trên sông, kênh) hoặc xác định theo hệ tọa độ (nếu nằm trên hồ, vịnh); trường
hợp không xác định được theo hai phương pháp trên, cho phép xác định vị trí
bằng phương pháp so sánh với một vật cố định đã được xác định vị trí (vật
chuẩn), thí dụ: cách cầu A 150 mét về phía thượng lưu;
b)
Đường ranh giới của vùng nước được phép sử dụng ghi rõ kích thước, khoảng cách
tới vật chuẩn (nếu có sử dụng vật chuẩn để xác định vị trí);
c)
Cao độ đáy vùng nước trước cảng;
d)
Cao độ mực nước thấp nhất, cao nhất;
đ)
Công trình cầu tàu xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách;
e)
Cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào cảng (nếu có);
g)
Các mốc đo đạc định vị ;
h)
Tỷ lệ bình đồ theo biểu phụ lục 4;
i)
Thời điểm khảo sát lập bình đồ.
1.1.2.
Bình đồ do đơn vị có đủ tư cách pháp nhân về khảo sát thiết kế công trình thuỷ
thực hiện;
1.2.
Sơ đồ vùng nước bến thuỷ nội địa phải thoả mãn các yêu cầu sau:
1.2.1.
Sơ đồ bến phải thể hiện đủ các nội dung:
a)
Vị trí vùng nước: xác định như khi lập bình đồ vùng nước cảng thuỷ nội địa (
tiết a và b điểm 1.1.1);
b)
Đường ranh giới của vùng nước được phép sử dụng ghi rõ kích thước; khoảng cách
tới vật chuẩn (nếu có sử dụng vật chuẩn để xác định vị trí);
c)
Độ sâu nhỏ nhất của vùng nước trước bến ứng với mực nước khi đo đạc;
d)
Cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào bến (nếu có);
đ)
Cầu bến xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách và các thiết bị phụ trợ;
e)
Thời điểm khảo sát lập sơ đồ.
1.2.2.
Sơ đồ vùng nước do đơn vị khảo sát thiết kế công trình thuỷ thực hiện hoặc do
chủ bến tự lập nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sơ đồ được lập.
1.3.
Vùng nước của cảng, bến thuỷ nội địa được phép sử dụng về nguyên tắc không được
vi phạm hành lang bảo vệ luồng chạy tàu hoặc hành lang bảo vệ các công trình
khác liên quan (nếu có).
Đối
với các bến thuỷ nội địa trên các sông kênh có chiều rộng hạn chế có vùng nước
trùng với một phần hành lang bảo vệ luồng chạy tàu hoặc hành lang bảo vệ các
công trình khác thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc lĩnh
vực đó cho phép sử dụng nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn trong khi hoạt
động.
2. Lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa
tại các cảng, bến thuỷ nội địa.
2.1.
Các cảng, bến thuỷ nội địa phải lắp đặt báo hiệu theo quy định cña Quyết định
số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2000 và Quy tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa
Việt Nam và Quyết định số 11/2005/QĐ-BGTVT ngày17/01/2005 về việc sửa đổi, bổ
sung Quyết định 4099/2000/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong
đó lưu ý các trường hợp sau:
2.1.1.
Cảng, bến hàng hoá, hành khách cÇn lắp đặt phao giới hạn vùng nước: Cục Đường
sông Việt Nam quyết định đối với tuyến ĐTNĐ quốc gia, Sở GTVT ( Sở GTCC) quyết
định đối với tuyến ĐTNĐ địa phương.
2.1.2.
Đối với cảng, bến chuyên để chuyển tải hàng hoá hoặc hành khách không liền bờ:
đặt báo hiệu loại B4.1 và B4.2.
2.1.3.
Bến khách ngang sông: lắp đặt báo hiệu loại C4.6 kết hợp với báo hiệu thông báo
phụ loại C5.3 có hướng chỉ về phía bến, số ghi trên báo hiệu C5.3 chỉ khoảng
cách từ chân cột báo hiệu tới ranh giới vùng đất gần nhất của bến.
2.2.
Cảng vụ Đường thủy nội địa chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát các chủ cảng,
bến trên phạm vi trách nhiệm của mình trong việc lắp đặt hệ thống báo hiệu đường
thủy nội địa theo đúng quy định.
3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.
Giấy
tờ hợp pháp quyền sử dụng đất được hiểu thống nhất như sau:
3.1.
Đối với cảng hàng hoá, cảng hành khách: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp...
theo quy định của Luật Đất đai;
3.2.
Đối với bến thuỷ nội địa hoặc bến khách ngang sông: Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận được ủy
ban nhân dân từ cấp xã trở lên đồng ý cho thuê để sử dụng vào mục đích mở bến
thủy nội địa.
4. Dự kiến quy mô xây dựng cảng. (nêu
trong phần tờ trình)
Bao
gồm một số nội dung sau:
-
Mô tả tổng thể khu vực cảng (có sơ đồ kèm theo): cầu tàu, đường dẫn, nhà kho,
sân bãi, khu vực hành chính, kích thước khu đất và vị trí của các điểm giới
hạn. Đối với cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện phải mô tả thêm cả hệ thống
đường triền hoặc âu tàu để đưa phương tiện lên đà và hạ thủy;
-
Cầu tàu: số lượng, kết cấu xây dựng, kích thước, sức chịu lực, cao trình mặt
cầu tàu;
-
Cấp cảng dự kiến xây dựng.
5. Phương án khai thác.
Phương
án khai thác yêu cầu phải có các nội dung sau:
5.1.
Giấy phép kinh doanh: do cơ quan nào cấp phép và đăng ký kinh doanh loại hàng
hóa gì;
5.2.
Phương án xếp dỡ: cần nêu rõ hình thức xếp dỡ hàng hóa (thô sơ, cơ giới, đường
ống hoặc băng chuyền) từ phương tiện thuỷ lên kho bãi hoặc lên phương tiện
đường bộ hoặc từ phương tiện thuỷ sang phương tiện thuỷ hoặc phương án xếp dỡ
hàng hoá từ cảng, bến xuống phương tiện thuỷ. Đối với bến phục vụ sửa chữa,
đóng mới phương tiện phải trình bày phương án lên đà, hạ thủy và biện pháp đảm
bảo an toàn giao thông cho các hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa khi lên
xuống phương tiện;
5.3.
Loại phương tiện tiếp nhận: cần nêu rõ loại, đặc điểm, kích thước, trọng tải;
5.4.
Thiết bị xếp dỡ: kiểu, loại tính năng và số lượng thiết bị sử dụng trên cầu tàu
theo thiết kế và phương án sử dụng thực tế;
5.5.
Chế độ làm việc trong ngày (theo giờ hành chính hay theo ca);
5.6.
Năng lực xếp dỡ của cảng, bến: tấn hàng thông qua/năm, lượt hành khách thông
qua/năm.
6. Việc thụ lý hồ sơ công bố cảng thuỷ
nội địa.
Việc
công bố cảng thuỷ nội địa thực hiện theo các bước như sau:
6.1.
Đối với các đơn vị trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam.
6.1.1.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: sau khi nhận được tờ trình xin đầu tư xây dựng cảng
của chủ đầu tư, Cục Đường sông Việt Nam giao Cảng vụ Đường thuỷ nội địa kiểm
tra hồ sơ, khảo sát, lấy ý kiến hoặc trực tiếp lấy ý kiến của đơn vị quản lý
đường sông hoặc công ty cổ phần quản lý đường sông được giao quản lý tuyến,
luồng về qui mô, vị trí, điều kiện thuỷ văn, khả năng loại phương tiện tiếp
nhận, vùng nước cảng dự kiến xin phép có ảnh hưởng tới luồng chạy tàu hay không
để trả lời chủ đầu tư. Đối với những cầu cảng có vùng nước cảng nằm ngoài hành
lang bảo vệ luồng chạy tàu thì không cần lấy ý kiến của các đơn vị quản lý
đường sông nhưng gửi thông báo cho đơn vị biết sau khi có văn bản đồng ý;
6.1.2.
Giai đoạn thực hiện dự án: Cảng vụ Đường thuỷ nội địa có trách nhiệm tiếp nhận
giấy tờ do chủ đầu tư nộp theo quy định khoản 2 Điều 7 Quyết
định số 07/2005/QĐ- BGTVT để theo dõi và báo cáo Cục. Trong quá trình thi
công nếu có sự thay đổi những nội dung của thiết kế đã phê duyệt thì chủ đầu tư
và cảng vụ phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Cục;
6.1.3.
Giai đoạn hoàn thành dự án: Cảng vụ căn cứ vào hồ sơ hoàn công, kiểm tra việc
thanh thải chướng ngại vật, có văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo
hiệu của chủ bến đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị công bố cảng theo khoản 3 Điều 7 Quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT trình Cục xem xét và
công bố.
6.2.
Đối với các địa phương: đối với địa phương có tổ chức cảng vụ Đường thuỷ nội
địa việc thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 6.1, đối với địa phương
không có tổ chức Cảng vụ đường thuỷ nội địa tuỳ theo tình hình thực tế địa
phương quy định việc tổ chức thực hiện cho phù hợp.
7. Việc cấp phép đối với bến khách ngang
sông.
7.1.
Các bến khách ngang sông đã có quyết định mở bến theo Quyết định số 1211/1999/QĐ-BGTVT
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khi làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động
theo quy định mới yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
7.1.1.
Đối với bến không chở ô tô:
-
Đơn xin cấp phép hoạt động bến khách ngang sông theo mẫu quy định, phần xác
nhận của ủy ban nhân dân cấp Xã ghi rõ bến đảm bảo các điều kiện hoạt động quy
định tại Điều 5 Quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT ( nhà chờ, bảng
nội qui, đèn chiếu sáng, trang thiết bị neo buộc…)
-
Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3.2;
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
7.1.2.
Đối với bến có chở ô tô:
Ngoài
những giấy tờ nêu tại điểm 7.1.1 cần phải kèm theo văn bản xác nhận đảm bảo an
toàn của công trình bến do đơn vị có đủ tư cách pháp nhân về thiết kế công
trình cầu đường bộ thực hiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của phương tiện do cơ quan đăng kiểm cấp. Trường hợp có sự khác nhau về
trọng tải ô tô của hai giấy này thì lấy loại có trọng tải nhỏ làm cơ sở để cấp
giấy phép cho bến.
7.2.
Đối với các bến khách ngang sông của các địa phương có tổ chức đấu thầu khai
thác bến, ngoài những điều kiện để cấp giấy phép bến khách ngang sông theo quy
định, trong tiêu chí đấu thầu cần bổ sung thêm nội dung biện pháp đảm bảo an
toàn khi hoạt động đồng thời chủ bến có bản cam kết sau khi trúng thầu sẽ đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện đúng quy định của điều 79
Luật Giao thông Đường thủy nội địa.
8. Thủ tục quản lý hoạt động phương tiện
tại cảng thuỷ nội địa được phép tiếp nhận tàu biển và phương tiện nước ngoài.
Trình
tự, thủ tục quản lý hoạt động phương tiện thuỷ nước ngoài và tàu biển Việt Nam
khi vào và rời cảng thuỷ nội địa được phép tiếp nhận tàu biển và tàu nước ngoài
thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động hàng
hải tại cảng biển và luồng hàng hải và các quy định liên quan khác.
9. Xử lý vi phạm về hoạt động tại cảng,
bến thủy nội địa.
-
Giám đốc Cảng vụ Đường thuỷ nội địa được quyền xử phạt vi phạm hành chính tại
vùng nước cảng, bến thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý được giao theo quy
định tại Điều 36 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP .
-
Đối với các cảng, bến chưa có giấy phép hoạt động, Cảng vụ có trách nhiệm chủ
trì phối hợp với Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, chính quyền địa
phương các cấp và các cơ quan liên quan khác tiến hành xử phạt hoặc cưỡng chế
giải toả theo quy định.
10. Tổ chức việc công bố cảng thuỷ nội
địa và cấp Giấy phép bến thuỷ nội địa.
Thực
hiện theo Điều 6 chương II Quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT.
Đối
với các Cảng vụ trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam, Cục ủy quyền Cảng vụ thuộc
Cục thực hiện trong phạm vi trách nhiệm những nhiệm vụ sau:
-
Thụ lý hồ sơ xin công bố cảng hàng hoá, cảng hành khách trình Cục trưởng Cục
Đường sông Việt Nam c«ng bè;
-
Cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, ra quyết định đình chỉ hoạt động tạm
thời bến thuỷ nội địa;
-
Trường hợp các bến thuỷ nội địa ở khu vực có vị trí địa lý, thuỷ văn ổn định
thì căn cứ các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh để xác định thời hạn cấp giấy phép hoạt động bến nhưng không quá
3 năm;
-
Đối với các bến thủy nội địa có nằm trong hành lang bảo vệ công trình đường
sắt, đường bộ, đê điều… chỉ cấp giấy phép hoạt động khi được sự chấp thuận của
các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thuộc lĩnh vực đó.
11. Danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa; chế
độ báo cáo công tác quản lý cảng, bến thuỷ nội địa.
11.1.
Danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa, được sử dụng để theo dõi quá trình hoạt động
của mỗi cảng hoặc bến thuỷ nội địa. Danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa được ghi
theo mẫu thống nhất quy định tại biểu 2 và 3 văn bản này. Để tiện theo dõi sự
biến động của từng cảng bến, một cảng, bến có nhiều dòng, mỗi dòng ứng với một
lần cấp phép (xem phần thí dụ trên biểu).
11.2.
Chế độ báo cáo công tác quản lý cảng, bến thuỷ nội địa.
-
Các Cảng vụ thuộc Cục Đường sông Việt Nam, Các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao
thông công chính định kỳ hàng quý, hàng năm gửi báo cáo công tác quản lý cảng,
bến thuỷ nội địa về Cục Đường sông Việt Nam ( phòng Pháp chế Vận tải ) trước
ngày 20 của tháng cuối quý và cuối năm.
-
Báo cáo quý, n¨m thực hiện theo quy định về văn bản hành chính có kèm theo các
biểu 1, biểu 2, biểu 3 (phần phụ lục của văn bản này, lưu ý : biểu 2 chỉ cần
ghi lần cấp phép cuối cùng).
12. Tổ chức thực hiện.
12.1.
Các Cảng vụ ĐTNĐ thuộc Cục làm việc với các Sở GTVT, Sở GTCC, các Đoạn QLĐS
thuộc Cục tiếp nhận các cảng, bến hàng hoá, hành khách trên khu vực trách nhiệm
để lập phương án triển khai quản lý hoạt động theo quy định. Kế hoạch tiếp nhận
hoàn thành trước ngày 30/6/2006.
12.2.
Cục Đường sông Việt Nam tổ chức kiểm tra công tác quản lý cảng, bến thuỷ nội
địa theo quy định.
12.3.
Hướng dẫn này thay thế hướng dẫn số 95/CĐS-PCVT ngày 21 tháng 2 năm 2005. Các
Sở GTVT, Sở GTCC, các Cảng vụ ĐTNĐ; các Đoạn QLĐS (Công ty cổ phần QLĐS) và các
tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ hướng dẫn trên đây để triển khai thực hiện
Quy chế quản lý cảng bến thuỷ nội địa, trường hợp có vướng mắc báo về Cục để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Nơi nhận:
-
Bộ GTVT (để b.c.);
- Vụ PC Bộ GTVT;
- Sở GTVT, Sở GTCC;
- Chi Cục ĐSPN;
- Các Đoạn QLĐS ;
- Các Cảng vụ ĐTNĐ;
- Các phòng: QLĐS, TTr;
- Lưu: VT, PCVT.
|
|