Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Uzbekistan Người ký: ***
Ngày ban hành: 14/07/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ UZBEKISTAN (1995).

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Uzbekistan (sau đây được gọi là "Các Bên ký kết ");

Là các bên của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế được mở để ký tại Chicago ngày 7 tháng Mười Hai năm 1944;

Mong muốn ký một Hiệp định bổ sung cho Công ước nói trên nhằm mục đích thiết lập giao lưu hàng không giữa và qua lãnh thổ của hai nước.

Đã thoả thuận như sau:

ĐIỀU 1:CÁC ĐỊNH NGHĨA

Dùng cho Hiệp định này, trừ khi văn cảnh đòi hỏi khác:

a) Thuật ngữ "Công ước Chicago" chỉ Công ước về hàng không dân dụng Quốc tế, được mở để ký tại Chicago ngày mồng 7 tháng 12 năm 1944 và bao gồm: (i) bất kỳ sửa đổi nào của Công ước có hiệu lực theo Điều 94 (a) của Công ước và được cả hai Bên ký kết phê chuẩn; và (ii) phụ lục hoặc bổ sung bất kỳ của công ước được thông qua Điều 90 của Công ước trong chừng mực sửa đổi hoặc phụ lục như vậy có hiệu lực đối với cả hai bên ký kết tại mọi thời điểm;

b) Thuật ngữ "Nhà chức trách hàng không" trong trường hợp của Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt nam chỉ Cục Hàng không dân dụng Việt nam - Bộ Giao thông vận tải và trong trường hợp của Cộng hòa Uzbekistan chỉ Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng hoặc, trong cả hai trường hợp chỉ bất kỳ người hay tổ chức nào được uỷ quyền thực hiện các chức năng bất kỳ mà các Nhà chức trách nói trên đang thực hiện hoặc các chức năng tương tự;

c) Thuật ngữ "Hãng hàng không được chỉ định" chỉ hãng hàng không được chỉ định và cấp phép theo Điều 4 của Hiệp định này;

d) Thuật ngữ "Lãnh thổ" đối với một Quốc gia chỉ vùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải tiếp giáp và vùng trời trên vùng đất , nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền của Quốc gia đó;

e) Các thuật ngữ "giao lưu hàng không", "giao lưu hàng không Quốc tế", " hãng hàng không": và "dừng với mục đích phi thương mại" có các nghĩa được quy định tương ứng trong Điều 96 của Công ước Chicago;

f) Thuật ngữ "Hiệp định này" bao gồm Phụ lục của Hiệp định đó và các sửa đổi bất kỳ đối với Phụ lục hoặc đối với Hiệp định đó;

g) Thuật ngữ "lệ phí sử dụng" chỉ lệ phí do nhà chức trách thẩm quyền thu hoặc được nhà Chức trách đó cho phép thu đối với các hãng hàng không cho việc cung cấp cho máy bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa tài sản hoặc các phương tiện của cảng hàng không hoặc các phương tiện không lưu, bao gồm cả các dịch vụ và phương tiện có liên quan;

h) Thuật ngữ "giá cước" chỉ các giá tiền phải trả cho việc chuyên chở hành khách và hàng hóa và các điều kiện áp dụng các giá này, bao gồm cả các giá và các điều kiện đối với đại lý và các dịch vụ phụ khác nhưng không bao gồm tiền thù lao và các điều kiện đối với việc chuyên chở bưu kiện;

i) Thuật ngữ "đường bay quy định" chỉ một đường bay được quy định trong Phụ lục của Hiệp định để các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết khai thác các chuyến bay;

k) Thuật ngữ "chuyến bay thỏa thuận" chỉ một chuyến bay mà một hãng hàng không được chỉ định được quyền khai thác theo các quy định của Hiệp định này trên một đường bay quy định cho hãng hàng không đó trong Phụ lục của Hiệp định.

ĐIỀU 2: ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC CHICAGO

Các điều khoản của Hiệp định này sẽ phụ thuộc vào các điều khoản của Công ước Chicago trong chừng mực mà các điều khoản đó được áp dụng đối với giao lưu hàng không quốc tế

ĐIỀU 3: TRAO QUYỀN

1) Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây về giao lưu hàng không Quốc tế:

a) Quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của bên đó;

b) Quyền hạ cánh ở lãnh thổ của Bên đó với mục đích phi thương mại;

2) Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây được quy định trong Hiệp định này nhằm mục đích khai thác các chuyến bay Quốc tế ở các đường bay được quy định tại các Phần tương ứng trong phụ lục kèm theo Hiệp định này. Ngoài các quyền quy định ở điểm (1) của Điều này khi khai thác chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định các hãng hàng không do mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng quyền dừng ở lãnh thổ của Bên ký kết kia tại các điểm được quy định cho đường bay đó trong Phụ lục của Hiệp định này nhằm mục đích lấy lên máy bay và cho xuống hành khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện, riêng biệt hoặc kết hợp, đến hoặc đi từ Bên ký kết kia.

3) Không ý nào trong điểm (2) của Điều này sẽ được coi là dành cho các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết quyền lấy lên máy bay hành khách và hàng hóa bao gồm cả bưu kiện chuyên chở lấy tiền thuê hoặc tiền công ở lãnh thổ của Bên ký kết kia để cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.

4) Nếu vì xung đột vũ trang, sự rối loạn hoặc diễn biến chính trị, hoặc do hoàn cảnh đặc biệt và bất bình thường mà một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết không thể khai thác chuyến bay trên đường bay thông thường của mình thì Bên ký kết kia sẽ sử dụng sự cố gắng tốt nhất của mình để tạo thuận lợi cho việc khai thác tiếp tục chuyến bay như vậy thông qua thỏa thuận lại tạm thời về các đường bay.

ĐIỀU 4: CHỈ ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP CHO CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG

1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hãng hàng không để khai thác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định và có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định như vậy.

2. Khi nhận được sự chỉ định đó Bên ký kết kia, phụ thuộc vào các quy định tại điểm (3) và (4) của Điều này, sẽ cấp không chậm chễ giấy phép khai thác tương ứng cho hãng hàng không được chỉ định.

3. Nhà chức trách hàng không của bên ký kết này có thể yêu cầu hãng hàng không được Bên ký kết kia chỉ định chứng minh rằng hãng hàng không đó đủ tiêu chuẩn thực hiện các điều kiện quy định theo luật pháp và các quy định mà nhà chức trách này áp dụng một cách bình thường và hợp lý đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế theo các điều khoản của Công ước Chicago.

4. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền từ chối cấp giấy phép khai thác nêu trong điểm (2) của Điều này hoặc đặt ra các điều kiện có thể coi là cần thiết đối với việc hãng hàng không được chỉ định thực hiện các quyền quy định tại Điều 3 (2) của Hiệp định này trong trường hợp Bên ký kết nói trên không chứng minh được rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không này không thuộc về bên ký kết chỉ định hãng hàng không đó hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó.

5. Khi một hãng hàng không đã được chỉ định và được cấp phép như vậy thì hãng hàng không đó có thể bắt đầu khai thác các chuyến bay thỏa thuận với điều kiện là hãng hàng không đó tuân thủ các quy định áp dụng của Hiệp định này.

ĐIỀU 5: ĐÌNH CHỈ HOẶC THU HỒI GIẤY PHÉP KHAI THÁC

1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thu hồi giấy phép khai thác hoặc đình chỉ việc hãng hàng không được Bên ký kết kia chỉ định thực hiện các quyền quy định trong Điều 3 (2) của Hiệp định này hoặc đặt các điều kiện có thể coi là cần thiết đối với việc thực hiện các quyền đó:

a) Trong trường hợp không chứng minh được rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không này thuộc về Bên ký kết chỉ định hãng hàng không này hoặc thuộc về các công dân của Bên ký kết đó; hoặc

b) Trong trường hợp hãng hàng không này không tuân thủ luật pháp hoặc các quy định được áp dụng một cách bình thường và hợp lý của bên ký kết trao các quyền đó; hoặc

c) Trong trường hợp hãng hàng không này không khai thác theo đúng các điều kiện được quy định theo Hiệp định này.

2. Trừ phi việc thu hồi, đình chỉ khẩn cấp hoặc việc đặt ra các điều kiện nói ở Điểm (1) của Điều này là cần thiết để ngăn ngừa sự vi phạm thêm luật pháp và các quy định, quyền như vậy sẽ chỉ được thực hiện sau khi trao đổi ý kiến với Bên ký kết kia. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ bắt đầu trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày yêu cầu.

ĐIỀU 6: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ KHAI THÁC CÁC CHUYẾN BAY THOẢ THUẬN

1. Các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và ngang nhau, và hưởng trọng tải cung ứng ngang bằng để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định giữa hai lãnh thổ của hai Bên ký kết.

2. Khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ tính đến lợi ích của các hãng hàng không của bên ký kết kia sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến các chuyến bay mà các hãng hàng không này cung cấp trên toàn bộ hoặc một phần của cùng một đường bay.

3. Các chuyến bay thỏa thuận do các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết cung cấp sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu công cộng về vận tải trên các đường bay quy định và sẽ có mục tiêu trước tiên là cung cấp trọng tải cung ứng, theo hệ số ghế sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu hiện tại và nhu cầu dự đoán hợp lý về chuyên chở hành khách và hàng hóa bao gồm cả bưu kiện giữa lãnh thổ của các Bên ký kết.

4. Tổng trọng tải do các hãng hàng không chỉ định của các Bên ký kết cung ứng cho các chuyến bay thỏa thuận sẽ được các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết xác định chung theo đúng các nguyên tắc nói trên trước khi bắt đầu thực hiện việc khai thác.

ĐIỀU 7: GIÁ CƯỚC

1. Các giá cước đối với một chuyến bay thỏa thuận bất kỳ sẽ được quy định theo các mức hợp lý có tính đến tất cả các yếu tố liên quan bao gồm cả chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý, các đặc tính của hãng hàng không (như tiêu chuẩn về tốc độ và dịch vụ) và các giá cước của các hãng hàng không khác đối với một chặng bay bất kỳ của đường bay quy định. Các giá cước này sẽ được ấn định theo các quy định sau đây của Điều này:

2. Các giá cước nói ở điểm 1 của Điều này và các giá hoa hồng đại lý được sử dụng liên quan với các giá đó, nếu có thể, sẽ được thỏa thuận cho mỗi đường bay quy định giữa các hãng hàng không được chỉ định hữu quan khi trao đổi ý kiến với các hãng hàng không khác đang khai thác toàn bộ hoặc một chặng đường của đường bay. Các giá cước được thỏa thuận như vậy sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn y của các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết.

3. Nếu các hãng hàng không được chỉ định không thể thỏa thuận về bất kỳ giá cước nào hoặc nếu do một lý do nào khác mà một giá cước không thể thỏa thuận được theo các quy định của điểm 2 của Điều này thì các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết sẽ cố gắng xác định giá cước bằng thỏa thuận giữa các nhà chức trách hàng không.

4. Nếu các nhà chức trách hàng không không thể thỏa thuận đối với việc chuẩn y một giá cước bất kỳ được đệ trình lên các nhà chức trách hàng không này theo điểm 2 của Điều này hoặc không thể thỏa thuận đối với việc xác định một giá cước bất kỳ theo điểm 3 thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các quy định của Điều 20 của Hiệp định này.

5. Không giá cước nào sẽ có hiệu lực nếu nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết không chuẩn y giá cưóc đó.

6. Các giá cước được quy định sẽ có hiệu lực cho đến khi các giá cước mới đã được quy định theo các quy định của Điều này.

ĐIỀU 8: THUẾ HẢI QUAN

1. Các máy bay do hãng hàng không được chỉ định hạc các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết khai thác trong giao lưu hàng không quốc tế sẽ được miễn tất cả các thuế hải quan, thuế quốc gia và các lệ phí quốc gia tương tự và cũng sẽ miễn như vậy đối với

i. Nhiên liệu, dầu mỡ và dự trữ kỹ thuật tiêu hao, cũng như

ii. Phụ tùng dữ trữ của máy bay (bao gồm các danh mục hàng như thức ăn, đồ uống và thuốc lá nhưng không hạn chế) được đưa vào hoặc lấy lên máy bay ở lãnh thổ của Bên ký kết kia,

Với điều kiện là các danh mục hàng này chỉ được áp dụng ở máy bay khai thác một chuyến bay quốc tế hoặc do máy bay đó sử dụng.

2. Các dah mục hàng sau đây được một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết kia cũng sẽ được hưởng sự miễn thuế trên đây:

i. Các phụ tùng dự trữ bao gồm các động cơ;

ii. Thiết bị và linh kiện để sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ;

iii. Thiết bị an ninh bao gồm các phụ tùng cấu thành thiết bị an ninh;

iv. Thiết bị đào tạo và tài liệu hướng dẫn

Với điều kiện là trong mỗi trường hợp các danh mục hàng này được sử dụng trên máy bay hoặc trong phạm vi một cảng hàng không quốc tế liên quan đến việc hãng hàng không được chỉ định liên quan thiết lập hoặc duy trì một chuyến bay quốc tế.

3. Việc miễn thuế hải quan, thuế quốc gia và các lệ phí quốc gia tương tự sẽ không được mở rộng đối với các lệ phí dựa trên chi phí của các dịch vụ được cung cấp cho các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết ở lãnh thổ của Bên ký kết kia.

4. Thiết bị và các đồ cung cấp nói ở điểm (1) của Điều này có thể bị yêu cầu đặt dưới sự giám sát hoặc kiểm soát của các nhà chức trách tương ứng.

ĐIỀU 9: KHAI THÁC MÁY BAY THUÊ

1. Khi một hãng hàng không được chỉ định đề nghị sử dụng một máy bay không phải do mình sở hữu cho các chuyến bay quy định ở Hiệp định này thì việc đó sẽ chỉ được thực hiện theo các điều kiện sau:

a. Sự thỏa thuận như vậy không tương đương với việc cho phép hãng hàng không cho thuê máy bay của bên thứ ba được hưởng các thương quyền mà hãng hàng không thuê máy bay được hưởng;

b. Lợi nhuận tài chính mà hãng hàng không cho thuê máy bay thu được sẽ không phụ thuộc vào việc hãng hàng không liên quan khai thác có lãi hoặc bịc lỗ; và

c. Trách nhiệm đối với việc tiếp tục còn hiệu lực của chứng chỉ khả phi và tính phù hợp của các tiêu chuẩn khai thác và bảo dưỡng của bất kỳ máy bay thuê nào được khai thác bởi một hãng hàng không do nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký kết chỉ định sẽ được quy định đáp ứng yêu cầu của cả hai nhà chức trách hàng không.

2. Một hãng hàng không được chỉ định sẽ không bị cấm cung cấp các chuyến bay sử dụng máy bay thuê với điều kiện là một thỏa thuận thuê bất kỳ thỏa mãn các điều kiện nói trên đây.

ĐIỀU 10: CÔNG NHẬN CÁC CHỨNG CHỈ VÀ GIẤY PHÉP

Các chứng chỉ khả phi, chứng chỉ năng lực trình độ và các giấy phép được một Bên ký kết cấp, hoặc làm cho có hiệu lực và chưa hết hạn sẽ được Bên ký kết kia công nhận có hiệu lực cho mục đích khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định, với điều kiện là các chứng chỉ hoặc các giấy phép đã được cấp, hoặc làm cho có hiệu lực phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định theo Công ước. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết có quyền từ chối công nhận, đối với các chuyến bay trên lãnh thổ của mình, các chứng chỉ thẩm quyền và các giấy phép do Bên ký kết kia cấp cho các công dân của mình.

ĐIỀU 11: AN NINH HÀNG KHÔNG

1. Bảo đảm an toàn cho máy bay dân dụng, hành khách và tổ bay của máy bay đó là điều kiện cơ bản tiên quyết đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế, các Bên ký kết xác nhận nghĩa vụ đối với nhau để đảm bảo an ninh hàng không chống lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp ( và đặc biệt là nghĩa vụ của các Bên theo các Công ước Chicago, Công ước về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên máy bay ký tại Tokyo ngày 14 tháng 9 năm 1963, Công ước về đấu tranh với hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp máy bay ký tại Lahay ngày 16 tháng 9 năm 1970 và Công ước về đấu tranh với các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của hàng không dân dụng ký tại Montreal ngày 23 tháng 9 năm 1971) là một bộ phận cấu thành của Hiệp định này.

2. Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau mọi sự giúp đỡ cần thiết theo yêu cầu để ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp máy bay dân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an toàn của máy bay như vậy, hành khách và tổ bay, các cảng hàng không và các phương tiện không lưu của các Bên và sự đe doạ bất kỳ nào khác đối với an ninh hàng không dân dụng.

3. Trong mối quan hệ qua lại, các Bên ký kết sẽ hành động theo đúng các tiêu chuẩn về an ninh hàng không trong chừng mực mà các điều khoản như vậy về an ninh hàng không được các Bên ký kết áp dụng, và các thực hành khuyến cáo do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đưa ra quy định là các phụ ước của Công ước Chicago. Các Bên ký kết sẽ yêu cầu các nhà khai thác máy bay có địa điểm kinh doanh chính hoặc nơi thường trú trên lãnh thổ của mình và các nhà khai thác sân bay trên lãnh thổ của mình, hành động theo đúng các điều khoản về an ninh hàng không. Tại điểm này, tham chiếu về các Tiêu chuẩn an ninh hàng không bao gồm bất cứ sự khác biệt nào do Bên ký kết hữu quan thông báo. Mỗi bên ký kết sẽ thông báo trước cho Bên ký kết kia về ý định của mình đối với thông báo bất cứ sự khác biệt nào.

4. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo áp dụng các biện pháp hữu hiệu trong phạm vị lãnh thổ của mình để baỏ vệ máy bay, soi chiếu hành khách và các hành lý mang theo của họ và tiến hành kiểm tra thích hợp đối với tổ bay, hàng hóa (bao gồm cả hành lý xách tay) và các đồ dự trữ của máy bay trước và trong khi lên hoặc xuống máy bay và các biện pháp như vậy điều chỉnh để đối phó với việc sự đe dọa tăng lên. Mỗi Bên ký kết thỏa thuận rằng các hãng hàng không của mình có thể được yêu cầu tuân thủ các quy định về an ninh hàng không nói ở điểm (3) do Bên ký kết kia yêu cầu đối với việc vào, ra hoặc trong khi ở trong phạm vi lãnh thổ của Bên ký kết đó. Mỗi bên ký kết cũng sẽ hành động một cách có thiện chí đối với bất cứ yêu cầu nào của Bên ký kết kia về các biện pháp an ninh đặc biệt hợp lý để đối phó với sự đe doạ đặc biệt.

5. Khi xảy ra sự vụ hoặc có sự đe dọa xẩy ra sự vụ về chiếm đoạt bất hợp pháp máy bay dân dụng hoặc về các hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay, hành khách và tổ bay của máy bay đó, các cảng hàng không hoặc các phương tiện dẫn đường bay thì các Bên ký kết sẽ giúp đỡ lẫn nhau bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc và các biện pháp thích hợp khác nhằm chấm dứt một cách nhanh chóng có thể được sự vụ hoặc sự đe dọa sự vụ như vậy với sự rủi ro tối thiểu đối với sinh mạng.

ĐIỀU 12: CUNG CẤP THỐNG KÊ

Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết sẽ cung cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không đó các bản thống kê thường kỳ hoặc các thông báo thống kê khác có thể được yêu cầu một cách hợp lý để xem xét trọng tải do hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết đó cung cấp đối với các chuyến bay thỏa thuận quy định cho Bên đó tại Điều này. Các thông báo như vậy sẽ bao gồm tất cả các thông tin được yêu cầu để xác định khối lượng vận chuyển do hãng hàng không đó chuyên chở trên các chuyến bay thỏa thuận và các điểm xuất phát và các điểm đến của vận chuyển này.

ĐIỀU 13: CHUYỂN THU NHẬP

Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ có quyền đổi và chuyển về nước mình theo yêu cầu các thu nhập địa phương còn lại sau khi chi tiêu. Việc đổi và chuyển tiền sẽ được phép không bị hạn chế theo tỷ giá chuyển đổi áp dụng đối với giao dịch hiện thời đang có hiệu lực vào thời điểm mà thu nhập như vậy được đưa ra để đổi và chuyển và sẽ không chịu bất cứ lệ phí nào trừ các lệ phí mà các ngân hàng áp dụng bình thường đối với việc tiến hành đổi và chuyển tiền đó. Việc chuyển tiền như vậy sẽ được thực hiện theo các quy định về ngoại hối của Bên ký kết hữu quan.

ĐIỀU 14: ĐẠI DIỆN HÀNG KHÔNG VÀ BÁN VẬN CHUYỂN

1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thiết lập các văn phòng đại diện ở lãnh thổ của Bên ký kết kia. Các văn phòng đại diện này có thể bao gồm nhân viên thương mại, khai thác và kỹ thuật.

2. Hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết này sẽ được quyền, phụ thuộc vào luật pháp và các quy định liên quan đến việc vào, cư trú và thuê lao động của Bên ký kết kia, đưa vào và duy trì ở lãnh thổ của Bên ký kết kia nhân viên quản lý, kỹ thuật và khai thác và các chuyên gia khác được yêu cầu cho việc cung cấp các chuyến bay.

3. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền bán vận chuyển hàng không ở lãnh thổ của Bên ký kết kia trực tiếp hoặc thông qua các đại lý. Các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền bán và bất kỳ người nào sẽ tự do mua vận chuyển như vậy bằng đồng tiền chuyển đổi tự do bất kỳ. Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ có quyền sử dụng các chứng từ vận chuyển của mình dành cho mục đích này.

ĐIỀU 15: LỆ PHÍ SỬ DỤNG

1. Không Bên ký kết nào được áp đặt hoặc được phép áp đặt lệ phí sử dụng đối với các hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết kia cao hơn lệ phí được thu đối với các hãng hàng không của mình đang khai thác các chuyến bay quốc tế tương tự.

2. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích việc trao đổi ý kiến về lệ phí sử dụng giữa các nhà chức trách có thẩm quyền thu lệ phí và các hãng hàng không sử dụng các dịch vụ và các phương tiện do nhà chức trcách có thẩm quyền thu lệ phí đó cung cấp, ở những nơi có thể được thông qua các cơ quan đại diện hàng không này. Thông báo hợp lý về các đề nghị bất kỳ đối với việc thay đổi lệ phí sử dụng sẽ được gửi cho các hãng sử dụng để các hãng đó có khả năng trình bày ý kiến trước khi thực hiện sự thay đổi đó. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà chức trách có thẩm quyền về thu lệ phí và hãng sử dụng như vậy trao đổi thông báo thích hợp về các lệ phí sử dụng.

ĐIỀU 16: ÁP DỤNG CÁC LUẬT

1. Các luật và quy định của mỗi Bên ký kết về việc máy bay tham gia không vận quốc tế đi vào và đi khỏi lãnh thổ của mình, hoặc việc khai thác và dẫn đường máy bay như vậy trong phạm vi lãnh thổ của mình sẽ được áp dụng với máy bay của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.

2. Các luật và quy định của một Bên ký kết về việc hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu kiện đi vào, ở lại và đi khỏi lãnh thổ của mình như các luật và quy định về nhập cư, hải quan, tiền tệ, sức khỏe và kiểm dịch sẽ được áp dụng với hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu kiện được chuyên chở bằng máy bay của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia khi hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu kiện này ở trong phạm vi lãnh thổ nói trên.

3. Khi áp dụng các quy định hải quan, nhập cư, kiểm dịch và các quy định tương tự, hoặc đối với việc sử dụng cảng hàng không, đường hàng không, dịch vụ không lưu và các phương tiện kết hợp thuộc sự kiểm soát của mình, không một Bên ký kết nào dành cho hãng hàng không của mình hoặc cho một hãng hàng không bất kỳ khác sự ưu tiên cao hơn sự ưu tiên dành cho một hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia tham gia khai thác quốc tế tương tự.

ĐIỀU 17: QUÁ CẢNH TRỰC TIẾP

Hành khách, hành lý và hàng hóa quá cảnh trực tiếp trên các chuyến bay của các hãng hàng không được chỉ định của moọt Bên ký kết kia qua lãnh thổ của bên ký kết kia và không rời khỏi khu vực của cảng hàng không dành cho vận chuyển như vậy, sẽ được các nhà chức trách hữu quan của Bên ký kết đó kiểm tra đơn giản nhất. Hành lý và hàng hóa quá cảnh trực tiếp sẽ được miễn tất cả các thuế, bao gồm các thuế hải quan.

ĐIỀU 18: THUẾ HAI LẦN

1. Thu nhập và lợi nhuận do khai thác máy bay tham gia vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế ở trong lãnh thổ của Bên ký kết nơi đặt trụ sở điều hành hữu hiệu của doanh nghiệp đó.

2. Tư bản được biểu thị bằng máy bay khai thác vận tải quốc tế và bởi động sản liên quan đến việc khai thác máy bay như vậy sẽ chỉ bị đánh thuế ở Quốc gia có trụ sở điều hành chính của các hãng.

3. Khi có Hiệp định đặc biệt giữa các Bên ký kết về tránh đánh thuế hai lần đối với doanh thu, lợi nhuận và tư bản thì các điều khoản của Hiệp định sẽ có hiệu lực ưu tiên.

ĐIỀU 19: TRAO ĐỔI Ý KIẾN

Bên ký kết bất kỳ có thể yêu cầu trao đổi ý kiến vào bất cứ lúc nào về việc áp dụng, giải thích, thực hiện hoặc sửa đổi Hiệp định hoặc tuân thủ Hiệp định này. Việc trao đổi ý kiến như vậy, có thể giữa các nhà chức trách hàng không, sẽ bắt đầu trong vòng thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được yêu cầu bằng văn bản, trừ phi các Bên ký kết thỏa thuận khác.

ĐIỀU 20: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Nếu tranh chấp bất kỳ nào đó phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hạc áp dụng Hiệp định này thì trước tiên các Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng thương lượng.

2. Nếu các Bên ký kết không giải quyết được bằng thương lượng thì các Bên có thể thỏa thuận chuyênr tranh chấp đó cho người hoặc tổ chức khác để giải quyết, nếu các Bên không thỏa thuận được như vậy thì theo yêu cầu của Bên ký kết nào đó, tranh chấp này sẽ được đưa ra giải quyết ở hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên, mỗi Bên ký kết chỉ định một trọng tài viên và trọng tài viên thứ ba được hai trọng tài viên này chỉ định. Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một trọng tài viên trong vòng thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày một Bên ký kết nhận được thông báo thông qua đường ngoại giao yêu cầu trọng tài, và trọng tài viên thứ ba sẽ được chỉ định trong hạn thời gian quy định, hoặc nếu trọng tài viên thứ ba không được chỉ định trong thời gian quy định thì Chủ tịch Hội đồng Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế có thể chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài viên thứ ba sẽ là công dân của Quốc gia thứ ba và sẽ hành động với tư cách là Chủ tịch của hội đồng trọng tài.

3. Các Bên ký kết sẽ tuân thủ bất cứ quyết định nào được đưa ra theo điểm (2) của Điều này.

4. Các chi phí cho các trọng tài viên quốc gia sẽ do các Bên ký kết tương ứng chịu. Tất cả các chi phí khác cho hội đồng trọng tài, bao gồm cả các chi phí cho trọng tài viên thứ ba sẽ được chia đều nhau.

ĐIỀU  21: SỬA ĐỔI

1. Các sửa đổi bất kỳ của Hiệp định này do các Bên ký kết thỏa thuận sẽ có hiệu lực khi được xác nhận bằng việc trao đổi Công hàm ngoại giao.

2. Mặc dù có điểm (1) trên đây, các sửa đổi đối với các đường bay quy định trong phụ lục có thể được thực hiện bằng thỏa thuận trực tiếp giữa các nhà chức trách hàng không thẩm quyền của các Bên ký kết.

ĐIỀU  22: ĐĂNG KÝ VỚI TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ

Hiệp định này là bất cứ sửa đổi nào của Hiệp định sẽ được đăng ký với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

ĐIỀU 23: HUỶ BỎ

Bên ký kết bất kỳ nào đó có thể thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia về quyết định của mình hủy bỏ Hiệp định này vào bất cứ lúc nào. Thông báo như vậy sẽ được thông báo đồng thời cho Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế. Trong trường hợp như vậy Hiệp định này sẽ bị chấm dứt hiệu lực mười hai (12) tháng sau ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo, trừ khi thông báo đó được rút lại bằng thỏa thuận trước khi kết thúc thời hạn này. Khi Bên ký kết kia không nhận được thông báo thì thông báo này sẽ được coi là nhận được sau ngày Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế nhận được thông báo 14 ngày.

ĐIỀU 24: CÁC ĐẦU ĐỀ

Các đầu đề cho các Điều trong Hiệp định này là chỉ để thuận tiện cho việc dẫn chiếu và sẽ không có hiệu lực giải thích các Điều bằng bất cứ cách nào.

ĐIỀU 25: CÓ HIỆU LỰC

Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày các Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản rằng các thủ tục được yêu cầu theo hiến pháp đối với việc có hiệu lực của Hiệp định đó ở nước tương ứng của mình đã được thực hiện.

Để làm chứng, những người ký dưới đây được các chính phủ tương ứng của mình ủy quyền hợp pháp đã ký Hiệp định này.

Làm tại Hà nội ngày 14 tháng 7 năm 1995 thành hai bản bằng tiếng Việt, Uzbek và tiếng Anh, tất cả các bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp xuất hiện bất cứ sự khác nhau nào khi giải thích Hiệp định này thì bản tiếng Anh sẽ có hiệu lực ưu tiên.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ UZBEKISTAN

 

PHỤ LỤC

I. Phần I

Các đường bay do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khai thác:

Các điểm xuất phát

Các điểm trung gian

Các điểm đến

Các điểm quá

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

 

II. Phần II

Các đường bay do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa Uzbekistan khai thác:

Các điểm xuất phát

Các điểm trung gian

Các điểm đến

Các điểm quá

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

Hai điểm sẽ xác định sau

Ghi chú:

1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, đối với chuyến bay bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay, có thể hủy bỏ ở bất cứ điểm nào trên đây với điều kiện là chuyến bay bắt đầu và kết thúc ở lãnh thổ của Bên ký kết này.

2. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện giữa các điểm ở lãnh thổ của Bên ký kết kia và các điểm ở lãnh thổ của Quốc gia thứ ba sẽ được các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết thảo luận và thỏa thuận.

 

BỘ NGOẠI GIAO
-------

SAO Y BẢN CHÍNH

"Để báo cáo, để thực hiện"

Số: 61/LPQT

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1995

 

Nơi gửi: 
- VPCP,
- Cục hàng không dân dụng
- Bộ Nội Vụ
- Bộ Tài chính
- Bộ Thương mại
- Tổng cục Hải quan
- ĐSQ Việt nam tại Uzbekistan
- Vụ Đông âu - Trung á
- Vụ LPQT
- LT (10b)

TL.BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐU QUỐC TẾ




Nguyễn Quý Bính

( Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 8 năm 1995)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Uzbekistan (1995).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.619

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.181.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!