Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 115/2004/LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Đào Đình Bình
Ngày ban hành: 25/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

 

Số: 115/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2004 

 

Hiệp định riêng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Mông Cổ về hợp tác trong lĩnh vực đường sắt có hiệu lực từ ngày 08 tháng 10 năm 2004./.


TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ MÔNG CỔ VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Mông Cổ (dưới đây gọi tắt là "các Bên ký kết");

Nhằm củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ;

Dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng cùng có lợi phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế

Với mong muốn thúc đẩy hợp tác và nâng cao hiệu quả vận tải đường sắt;

Đã cùng nhau thỏa thuận như sau:

Điều 1. Giải thích thuật ngữ Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền:

- Phía Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Giao thông Vận tải hoặc Cơ quan được Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền;

- Phía Mông Cổ là Bộ Cơ sở hạ tầng hoặc Cơ quan được Bộ Cơ sở hạ tầng ủy quyền.

2. Nước thứ ba là nước khác ngoài Việt Nam và Mông Cổ.

3. Hành khách là người đi tàu liên vận quốc tế có vé do đường sắt của một Bên ký kết phát hành để đi đến lãnh thổ của Bên ký kết kia hoặc quá cảnh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia sang nước thứ ba.

4. Hàng hóa là vật phẩm nói chung gồm cả hành lý và bao gửi của hành khách được gửi đi bằng đường sắt từ lãnh thổ một Bên ký kết đến lãnh thổ Bên ký kết kia hoặc quá cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia sang nước thứ ba.

Điều 2. Phạm vi áp dụng Hiệp định này được áp dụng cho việc vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường sắt giữa hai Bên ký kết hoặc từ Bên ký kết này quá cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia đến nước thứ ba và làm cơ sở cho các hợp tác khác giữa hai Bên ký kết trong lĩnh vực đường sắt.

Điều 3. Áp dụng các Điều ư­ớc Vận tải bằng đường sắt giữa hai Bên ký kết và quá cảnh qua lãnh thổ một Bên ký kết đến nước thứ ba được tiến hành tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định này và các Hiệp định của Tổ chức hợp tác đường sắt (OSZD) mà hai bên ký kết đã tham gia, các điều ước quốc tế và/hoặc các Hiệp định có liên quan khác đã được ký giữa Chính phủ Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Mông Cổ.

Điều 4. Cơ quan thực hiện

Vận tải hành khách và hàng hoá bằng đường sắt giữa bai Bên ký kết và quá cảnh qua lãnh thổ của một Bên ký kết đến nước thứ ba do Cơ quan có thẩm quyền t­ương ứng được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Cơ sở hạ tầng Mông Cổ ủy quyền thực hiện.

Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận cụ thể về hình thức vận tải cách thức giao nhận, chuyển tải, xếp dỡ và lưu kho bãi, phí, lệ phí và ph­ương thức thanh toán.

Điều 5. Giá cư­ớc

Giá cước và quy tắc tính toán chi phí chuyên chở liên vận giữa hai Bên ký kết hoặc quá cảnb qua lãnh thổ một Bên ký kết đến nước thứ ba được xác định trên cơ sở các hiệp định về giá cước mà hai Bên ký kết là thành viên tham gia và các thỏa thuận riêng giữa hai Bên ký kết.

Hai Bên ký kết thực hiện chính sách giá cước cùng có lợi để thu hút luồng hành khách, hàng hóa trên lãnh thổ hai nước.

Hai Bên ký kết dành cho nhau ư­u đãi về giá cước quá cảnh và giao cho Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết bàn bạc cụ thể. Cơ quan có thẩm quyển của hai Bên ký kết cùng phối hợp trong việc soạn thảo chính sách giá c­ước và đ­ưa ra các thỏa thuận thích hợp trong những trường hợp cần thiết.

Điều 6. Kiểm dịch y tế biên giới

Các quy định trong Hiệp định này sẽ không hạn chế nghĩa vụ của một Bên ký kết, khi đến và quá cảnh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia, trong việc thừa nhận các biện pháp có liên quan tới việc bảo đảm vệ sinh môi trường hoặc các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh theo quy định của pháp luật của Bên ký kết.

Điều 7. Áp dụng các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh

Các luật về quy định trong việc nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh đối với hành khách và hàng hóa, cũng như các thủ tục hải quan và các biện pháp đảm bảo an ninh của một Bên ký kết sử được áp dụng đối với hành khách và hàng hóa của Bên ký kết kia.

Hai Bên ký kết thống nhất giao cho các cơ quan chức năng của nước mình (Công an, Hải quan, Biên phòng, Thuế vụ, Y tế, Kiểm dịch...) phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất cảnh, nhập cảnh, đặc biệt là quá cảnh, tại các ga của khẩu biên giới của mỗi Bên ký kết.

Điều 8. Phí và lệ phí liên quan đến hành khách và hàng hóa quá cảnh

Việc thu phí và lệ phỉ liên quan đến hành khách và hàng hóa quá cảnh được thực hiện theo quy định của hai Bên ký kết.

Điều 9. Thanh toán chi phí chuyên chở

Thanh toán chi phí chuyên chở liên vận giữa hai Bên ký kết hoặc quá cảnh qua lãnh thổ của một Bên ký kết đến nước thứ ba được Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thực hiện bằng đồng tiền được nêu trong các Hiệp định mà hai Bên ký kết cùng tham gia hoặc bằng đồng tiền tự do chuyển đổi được Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.

Điều 10. Hỗ trợ

Hai Bên ký kết sử áp dụng các biện pháp cần thiết trên cơ sở cùng có lợi nhằm giúp đỡ nhau tăng cường vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa hai Bên ký kết hoặc đến một nước thứ 3.

Điều 11. Trao đổi thông tin Hai Bên ký kết nhất trí giao cho Cơ quan có thẩm quyền trao đổi thông tin liên quan đến khối lượng hành khách và hàng hóa chuyển chở, hướng tuyến, chủng loại, giá cước cũng như các thông tin liên quan khác trong lĩnh vực đường sắt theo định kỳ ba tháng một lần.

Điều 12. Phát triển du lịch bằng đường sắt và mở văn phòng đại diện

Hai Bên ký kết cam kết hỗ trợ và phát triển du lịch bằng đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và Mông Cổ và công dân nước thứ ba đi du lịch hai nước.

Cơ quan được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Cơ sở hạ tầng Mông Cổ ủy quyền được phép đặt Văn phòng đại diện và/hoặc đại lý vận tải trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Việc thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, đại lý vận tải phải tuân theo thủ tục và các quy định pháp luật của Bên ký kết mà vãn phòng đại diện và/hoặc đại lý vận tải đó lập trụ sở.

Điều 13. Hợp tác phát triển đường sắt và hợp tác đào tạo

Nhầm tăng cường trao đổi hợp tác, hai Bên ký kết nhất trí giao cho Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết nghiên cứu và thảo luận với nhau về ch­ương trình hợp tác phát triển đường sắt và hợp tác đào tạo trong lĩnh vực đường sắt.

Điều 14. Đánh giá thực hiện Hiệp định

Để đánh giá việc thực hiện Hiệp định này, hai Bên ký kết thống nhất giao cho Cơ quan có thẩm quyền tiến hành đàm phán ít nhất hai năm một lần.

Trong trường hợp cần thiết, hai Bên ký kết sẽ thành lập nhóm đánh giá thực hiện Hiệp định để xem xét đề nghị của mỗi Bên ký kết về:

-Việc thực hiện Hiệp định này;

- Hợp tác và đào tạo trong ngành đường sắt;

- Những vấn đề khác có liên quan đến việc phát triển đường sắt giữa hai Bên ký kết.

Điều 15. Không hạn chế

Các quy định trong Hiệp định này không hạn chế quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết phát sinh từ các điều ước quốc tế mà mỗi Bên ký kết là thành viên.

Điều 16. Giải quyết tranh chấp

Nếu có tranh chấp xảy ra giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này, thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng th­ương lượng giữa các Cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua con đường ngoại giao.

Điều 17. Bổ sung, sửa đổi Hiệp định

Trong trường hợp cần thiết, Hiệp định này có thể được sửa đồi hoặc bổ sung bằng văn bản thông qua con đường ngoại giao theo thỏa thuận của hai Bên ký kết. Những sửa đổi và bổ sung này có hiệu lực từ ngày Bên đề nghị bổ sung, sửa đổi nhận được thông báo cuối cùng của Bên ký kết kia về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc này.

Điều 18. Hiệu lực và giá trị

Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ghi trong công hàm cuối cùng thông báo về việc hai Bên ký kết đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Hiệp định có hiệu lực.

Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định sử không ảnh hưởng đến thực hiện các nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết trong các thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký trong thời gian Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định này có giá trị không thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày một Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

Làm tại Ulan Bator ngày 25 tháng 5 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Mông Cổ và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau giữa các văn bản, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở để đối chiếu./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ MÔNG CỔ
BỘ TRƯỞNG BỘ CƠ SỞ HẠ TẦNG




Byamba Jigjid

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Đào Đình Bình

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định số 115/2004/LPQT ngày 25/05/2004 về hợp tác trong lĩnh vực đường sắt giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Mông Cổ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.994

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.209.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!