Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: ***
Ngày ban hành: 13/05/1993 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ TRIỀU TIÊN VỀ GIAO LƯU HÀNG KHÔNG GIỮA VÀ QUA LÃNH THỔ HAI NƯỚC (1993).

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hoà Triều Tiên (sau đây gọi là "các Bên ký kết");

Là các Bên của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế mở để ký tại Chicago ngày bảy tháng mười hai năm 1944: và

Mong muốn ký Hiệp định để thiết lập và khai thác giao lưu hàng không giữa và qua lãnh thổ của hai nước tương ứng

Đã thoả thuận như sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

a. Dùng cho hiệp định này, trừ phi vãn cảnh đòi hỏi khác:

b. Không dân dụng quốc tế mở để ký tại Chicago ngày bảy tháng 12 năm 1944 và bao gồm phụ lục bất kỳ được thông qua theo điều 90 của công ước này và sửa đổi bất kỳ của các phụ lục hoặc của công ươc theo điều 90 và 94 của công ước trong chừng mực các phụ lục và sửa đổi đó có hiệu lực đối với cả 2 bên ký kết;

c. Thuật ngữ "nhà chức trách hàng không ", trong trường hợp của cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam chỉ cục hàng không dân dụng việt nam- bộ giao thông vận tải và trong trường hợp của cộng hoà triều tiên chỉ bộ trưởng bộ giao thông vận tải hoặc trong cả hai trưởng hợp chỉ người hay tổ chức bất kỳ được uỷ quyền thực hiện các chức năng nói trên đang đảm nhiệm ;

d. Thuật ngữ "hãng hàng không được chỉ định" chỉ hãng hàng không bất kỳ được bên ký kết này chỉ định bằng văn bản gửi cho bên ký kết kia để khai thác các chuyến bay trên các đường bay được quy định trong phụ lục của hiệp định này và được bên ký kết kia cấp giấy phép khai thác tương ứng phù hợp với điều 3 của hiệp định này;

e. Thuật ngữ "lãnh thổ" đối với một quốc gia chỉ vùng đất (đất liền và hải đảo) nội thuỷ và lãnh hải tiếp giáp và vùng trời trên vùng đất, nội thuỷ và lãnh hải thuộc quyền của quốc gia đó ;

f. Thuật ngữ "chuyến bay", "chuyến bay quốc tế" " hãng hàng không" và dừng với mục đích phi thương mại" có các nghĩa quy định tương ứng trong điều 96 của công ước;

g. Thuật ngữ "trọng tải " đối với một máy bay chỉ định trọng tải của máy bay đó có thể sử dụng trên đường bay hoặc trên một đường bay;

h. Thuật ngữ "trọng tải" đối với một chuyến bay thoả thuận chỉ trọng tải của máy bay đó được sử dụng cho chuyến bay như vậy nhân với tần suất mà máy đó khai thác trong một thời kỳ trên đường bay hoặc trên một chặng đường bay;

i. Thuật ngữ "chuyên chở vận tải" chỉ việc chuyên chở hành khách, hàng hoá, bưu kiện ; và

j. Thuật ngữ "Phụ lục" chỉ Phụ lục của Hiệp định này hoặc sửa đổi theo đúng các thuật ngữ của Điều 16 của Hiệp định này.

Phụ lục là một bộ phận cấu thành của Hiệp định này là tất cả các dẫn chiếu đối với hiệp định này sẽ bao gồm cả các dẫn chiếu đối với phụ lục trừ những điểm được được quy định khác một cách rõ ràng. `

ĐIỀU 2: TRAO QUYỀN

1. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền quy đinh trong hiệp định này để các hãng hàng không chỉ định của Bên đó có thể thiết lập và khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ trên các đường bay qui định trong Phụ lục. Các chuyến bay và các dường bay như vậy sau đây được gọi là" các chuyến baythoả thuận" và "các đường bay quy định" một cách tương ứng.

2. Theo các quy định của Hiệp định này, các hãng hàng không chỉ định của mỗi bên ký kết sẽ được hưởng các quyền sau đây khi khai thác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định:

a. Bay không hạ cánh qua lãnh thổ của bên ký kết kia;

b. Dừng trên lãnh thổ của bên ký kết kia với mục đích phi thương mại;

c. Lấy lên máy bay và cho xuống hành khách , hàng hoá hoặc bưu kiện ở điểm bất kỳ trên các đường bay quy đinh theo các điều khoản trong phụ lục.

3. Không ý nào trong điểm 2 của điều này được coi là trao cho các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết này quyền lấy lên máy bay hành khách, hàng hoá hoặc bưu kiện chở lấy tiền hoặc lấy công trên lãnh thổ của bên ký kết kia và cho xuống một điểm khác trên lãnh thổ của bên ký kết đó.

ĐIỀU 3: CHỈ ĐỊNH CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG

1. Mỗi bên ký kết sẽ có quyên chỉ định bằng văn bản gửi bên ký kết kia một hoặc quá một hãng hàng không để khai thác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định.

2. Khi nhận thấy được sự chỉ định như vậy, phụ thuộc vào các quy định của điểm 3 và 4 của điều này, bên ký kết kia sẽ cấp không chậm chễ giấy phép khai thác tương ứng cho các hãng hàng không được chỉ định

3. Nhà chức trách hàng không của bên ký kết này có thể yêu cầu các hãng hàng không được chỉ định của bên ký kết kia chứng minh rằng các hãng hàng không đó đủ tiêu chuẩn thực hiện các điều kiện theo pháp luật và các quy định được bên ký kết như vậy áp dụng một cách bình thường và hợp lý phù hợp với các điều khoản của Công ước đối với việc khai thác các chuyến bay Quốc tế.

4. Mỗi bên ký kết sẽ có quyền từ chối chấp nhận sự chỉ định hãng hàng không, từ chối cấp giấy phép khai thác quy định trong điểm 2 của điều này hoặc áp đặt các điều kiện khi thấy cần thiết đối với việc các hãng hàng không chỉ định đó thực hiện các quyền quy định trong điều 2 của Hiệp định này trong trường hợp bên ký kết nói trên không được chứng mịnh rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối vói các hãng hàng không này thuộc về bên ký kết chỉ định các hãng hàng không đó hoặc thuộc về các công dân của bên ký kết đó.

5. Các hãng hàng không được chỉ định và cấp phép phù hợp với các điều khoản của điểm 1 và 2 của điều này có thể khai thác các chuyến bay thoả thuận với điều kiệnlà trọng tải được quy định theo điều 9 của Hiệp định này và các giá cước được quy định theo các điều khoản của điều 10 của Hiệp định này có hiệu lực với các chuyến bay đó.

ĐIỀU 4: THU HỒI VÀ ĐÌNH CHỈ CÁC QUYỀN

1. Mỗi bên ký kết sẽ có quyền thu hồi giấy phép khai thác hoặc đình chỉ việc các hãng hàng không do bên ký kết kia chỉ định thực hiện các quyền quy định trong điều 2 của Hiệp định này hoặc áp đặt các điều kiện khi cho là cần thiết đối với việc thực hiện các quyền đó

a. Trong trường hợp không được chứng minh rằng phần lớn sở hữu và quyền kiểm soát hữu hiệu đối với các hãng hàng không này thuộc về bên ký kết chỉ định các hãng hàng không đó hoặc thuộc về các công dân của bên ký kết đó; hoặc

b. Trong trường hợp các hãng hàng không như vậy không tuân thủ luật pháp hoặc các quy định của bên ký kết trao các quyền này; hoặc

c. Trong trường hợp bất kỳ khi các hãng hàng không đó không tuân thủ các điều khoản của hiệp định này bằng cách khác.

2. Trừ phi việc thu hồi , đình chỉ ngay lập tức hoặc áp đặt các điều kịên nói ở điểm 1 của điều này là cần thiết để ngăn ngừa sự vi phạm thêm luật pháp hoặc các quy định , các quyền như vậy sẽ chỉ được mỗi bên ký kết thực hiện sau khi trao đổi ý kiến với bên ký kết kia.

ĐIỀU 5: THUẾ QUAN VÀ CÁC LỆ PHÍ TƯƠNG TỰ

1. Máy bay do các hãng hàng không được chỉ định của Mỗi bên ký kết khai thác các chuyển bay quốc tế cũng như thiệt bị thông thường, phụ tùng dự trữ, dự trữ nhiên liệu và dầu mỡ và đồ dự trữ của máy bay (bao gồm cả đồ ăn , đồ uống và thuốc lá ) trên máy bay như vậy sẽ được miễn tất cả các thuế hải quan , phí kiểm tra và các lệ phí khác khi đến lãnh thổ của Bên ký kết kia phù hợp với các quy định của pháp luật và các quy định có hiệu lực của Bên ký kết đó miễn là thiết bị và các đồ dự trữ như vậy để lại trên máy bay cho tới khi tái xuất .

2. Cũng sẽ miễn các thuế, phí và lệ phí như quy định trong điểm 1 của Điều này theo đúng quy định của luật pháp và các quy định đang có hiệu lực của mỗi Bên ký kết, ngoại trừ các lệ phí tương ứng với dịch vụ được thực hiện:

(a) Đồ dự trữ của máy bay lấy lên máy bay ở lãnh thổ của mỗi bên ký kết trong giới hạn do nhà chức trách có thẩm quyền của bên ký kết đó quy định và để sử dụng trên máy bay khai thác các chuyến bay thoả thuận của bên ký kế kia;

(b) Phụ tùng dự trữ đưa vào lãnh thổ của mỗi bên ký kết để bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy bay do các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết kia để khai thác các chuyến bay thoả thuận;

(c) Dự trữ nguyên liệu và dầu mỡ được dự định cung cấp cho máy bay do các hãng hàng không được chỉ định của bên ký kết kia khai thác các chuyến bay thoả thuận , thậm chí cả khi các đồ dự trữ đó được sử dụng ở một chặng của hành trình trên lãnh thổ của Bên ký kết mà các đồ dự trữ đó được lấy lên máy bay.

(d) Thiết bị và các đồ dự trữ qui định trong điểm 2 của Điều này có thể bị yêu cầu đặt dưới sự giám sát hoặc kiểm soát của nhà chức trách hữu quan.

3. Thiết bị thông thường trên máy cũng như các vất chất và các đồ dự trữ trên máy bay của mỗi Bên ký kết chỉ có thể dược dỡ xuống lãnh thổ của bên ký kết kia với sự đồng ý của nhà chức trách hảI quan của Bên ký kết đó. Trong trường hợp như vậy, các vật chất và đồ dự trữ đó có thể phảI đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách nói trên cho tới khi tái xuất hoặc xử lý cách khác phù hợp với các qui định hải quan.

ĐIỀU 6: ÁP DỤNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC QUY ĐỊNH

1. Luật pháp và các qui định của Bên ký kết này điều chỉnh việ máy bay tham gia lưu thông hàng không quốc tế đến và đI khởi lãnh thổ như vậy sẽ được áp dụng với máy bay của các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia và sẽ được máy bay như vậy tuân thủ khi vào hoặc ra và ở trong phạm vi lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất.

2. Luật pháp và các qui định của Bên ký kết này về việc hành khách, tổ bay, hàng hoá hoặc bưu kiện vào , ở lại, quá cảnh hoặc ra khỏi lãnh thổ của Bên ký kết đó cũng như luật pháp và các qui định liên quan đến các thủ tục vào và ra , nhập cư và di cư, hảI quan , tiền tệ, các biện pháp y tế và kiểm dịch sẽ được áp dụng với các hành khách , tổ bay, hàng hoá hoặc bưu kiện do máy bay của các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết kia chuyên chở trong phạm vi lãnh thổ của Ben ký kết thứ nhất.

ĐIỀU 7: THIẾT LẬP VĂN PHÒNG CƠ QUAN ĐẠI DIỆN HÀNG KHÔNG

Các hãng hàng không chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thiết lập các văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Các văn phòng đại diện đó có thể bao gồm các nhân viên thương mại, khai thác và kỹ thuật.

Các văn phòng đại diện, đại diện và các nhân viên sẽ được thành lập phù hợp với luật pháp và qui định đang có hiệu lực ở lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Trên cơ sở có đi, có lại, các hãng hàng không chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ được phép bán vận chuyển hàng không ở lãnh thổ của Bên ký kết kia trực tiếp và, theo sự xem xét của mình, thông qua các đại lý của mình bằng các đồng tiền chuyển đổi tự do phù hợp với pháp luật hiện hành của các Bên. Mỗi hãng hàng không chỉ định sẽ có quyền sử dụng các chứng từ vận chuyển của mình cho mục đích đó.

ĐIỀU 8: CÔNG NHẬN CÁC CHỨNG CHỈ VÀ GIẤY PHÉP

1. Chứng chỉ khả phi, chứng chỉ về thẩm quyền hoặc các giấy phép đợc mỗi Bên ký kết cấp hoặc làm cho có hiệu lực, trong thời gian các chứng chỉ và bằng đó còn hiệu lực, sẽ được bên ký kết kia công nhận là có hiệu lực.

2. Tuy nhiên, mỗi bên ký kết vẫn giữ quyền không công nhận hiệu lực của các chứng chỉ thẩm quyền và các giấy phép của bên ký kết kia hoặc do nước bất kỳ khác cấp cho công dân của mình hoặc làm cho có hiệu lực nhằm mục đích bay trên lãnh thổ của bên ký kết đó.

ĐIỀU 9: ĐIỀU CHỈNH TRỌNG TẢI

1. Các hãng hàng không được chỉ định của các bên ký kết sẽ có cơ hội và trọng tảI cung ứng công bằng và ngang nhau để khai thác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định.

2. Khi khai thác cácc chuyến bay thoả thuận các hãng hàng không được chỉ định của moõin bên ký kết sẽ tính đến quyền lợi của các hãng hàng không được chỉ định của bên ký kết kia sao cho không ảnh hưởng xấu đến các chuyến bay mà các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết cung cấp trên toàn bộ hoặc trên một chặng của cùng đường bay.

3. Trên đường bay quy định bất kỳ, trọng tải do các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết này cung cấp cùng với trọng tải do các hàng không chỉ định của Bên ký kết kia cung cấp sẽ được duy trì trong mối quan hệ hợp lý với nhu cầu công cộng về vận tảI hàng không trên đường bay này.

4. Các chuyến bay thoả thuận do các hãng hàng không chỉ định của các Bên ký kết khai thác sẽ có mục tiểutước tiên là cung cấp trọng tảI đáp ứng nhu cầu vận chuyển giữa lãnh thổ của hai Bên ký kết theo hệ số trọng tải hợp lý.

ĐIỀU 10: GIÁ CƯỚC

1. Dùng cho các điểm sau đây, thuật ngữ "giá cước " chỉ các giá tiền phỉa trả cho việc chuyên chở hành khách và hàng hoá và các điều kiện áp dụng các giá này , bao gồm cả các giá tiền và các điều kiện đối với đại lý và các dịch vụ khác nhưng không bao gồm tiền công và các điều kiện đối với chuyên chở bưu kiện.

2. Các giá cước đối với các chuyến bay thoả thuận sẽ được qui định theo mức hợp lý, có tính đến tất cả các yếu tố liên quan bao gồm cả chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý, tính chất của chuyến bay như tiêu chuẩn về tốc độ và tiện nghi và các giá cước của các hãng hàng không khác đối với các chặng bay bất kỳ của các đường bay qui định .

3. Các giá cước sẽ được ấn định phù hợp với các qui định sau:

a. Các giá cước qui định ở điểm 2 của điều này cùng với mức hoa hồng đại lý sử dụng kết hợp với giá cước có thể được thoả thuận đối với mỗi đường bay qui định hoặc mỗi chặng bay của các đường bay qui định đó giữa các hãng hàng không chỉ định liên quan và thoả thuận như vậy có thể đạt được thông qua cơ cấu qui định giá cuả Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

b. Các giá cước được thoả thuận như vậy phảI đệ trình nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết để chuẩn y ít nhất là (90) ngày trước ngày đề nghị áp dụng giá cước đó. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể được rút ngắn phu thuộc vào thoả thuận của nhà chức trách nói trên.

c. Việc chuẩn y như vậy được thực hiện một cách rõ ràng. Nếu nhà chức trách hàng không nào đó không phản đói giá cước trong vòng ba mươi (30) ngày kể ừ ngày đệ trình giá cước theo đúng điểm 3(b) của Điều này thì các giá cước đó được coi là chuẩn y. Trong trường hợp thời hạn đệ trình giá cước được rút ngắn như qui định trong điểm 3(b) thì các nhà chức trách hàng không có thể thoả thuận rằng khoảng thời gian mà bất cứ sự phán đối nào phảI được thông báo sẽ dưới ba mươi (30) ngày.

d. Nếu giá cước không thể thoả thuận được theo các qui định của điêm 3(a) của Điều này hoặc trong khoảng thời gian áp dụng theo điểm 3(c) của điều này mà nhà chức trách hàng không này thông báo cho nhà chức trách hàng không kia về sự phản đối giá cước được thỏa thuận theo đúng các qui định của điểm 3 (c) của Điều này thì các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết sẽ cố gắng qui định giá cước bằng thoả thuận chung.

e. Nếu các nhà chức trách hàng không thể thoả thuận giá cước đệ trình bất kỳ theo điểm 3(b) của Điều này hoặc không thể thoả thuận xác định giá cước bất kỳ theo điểm 3(b) của Điều này thì tranh chấp sẽ được giải quyết phù hợp với các qui định của Điều 14 của Hiệp đinh này.

f. Một giá cước được qui định theo đúng các điều khoản của Điều này sẽ có hiệu lực cho đến khi một giá cước mới được qui định. Tuy nhiên, một giá cước không được kéo dài bằng hiệu lực của điểm này quá mười hai (12) tháng sau ngày giá cước đó hết hạn bằng cách khác.

ĐIỀU 11: CHUYỂN THU NHẬP

Mỗi Bên ký kết sẽ trao cho các hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết kia quyền chuyển khoản tiền chênh lệch thu chi mà các hãng hàng không đó thu được trên lãnh thổ của Bên ký kết thứ nhất liên quan đến việc chuyên chở hành khách, bưu kiện và hàng hoá bằng đồn tiền chuyển đổi tự do bất kỳ phù hợp với qui định chuyển đỏi ngoại hối đang có hiệu lực ở mỗi Bên ký kết.

ĐIỀU 12: CUNG CẤP THỐNG KÊ

Nhà chức trách hàng không của bên ký kết này sẽ cung cấp cho nhà chức trách của bên ký kết kia ,theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không đó, các bản thống kê định kỳ hoặc các bản thống kê khác theo yêu cầu một cách hợp lý để xem xét lại trọng tải do các hãng hàng không chỉ định của bên ký kết thứ nhất cung ứng trên các chuyến bay thoả thuận. Các bản thống kê như vậy sẽ bao gồm toàn bộ thông tin được yêu cầu để xác định khối lượng vận chuyển do các các hãng hàng không này chuyên chở trên các chuyến bay thoả thuận và các điểm lấy lên và dỡ xuống vận chuyển như vậy.

ĐIỀU 13: TRAO ĐỔI Ý KIẾN

Các bên ký kết sẽ trao đổi ý kiến thường xuyên giữa các nhà chức trách để bảo đảm sự cộng tác chặt chẽ về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệp định này.

ĐIỀU 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Nếu tranh chấp bất kỳ phát sinh giữa các bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này thì trước hết các bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng thương lượng .

2. Nếu các bên ký kết không giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì theo yêu cầu của bất cứ bên nào , tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết ở toà án trọng tài gồm ba trọng tài, mỗi bên ký kết chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ ba được hai trọng tài viên kia chỉ định. Mỗi bên ký kết sẽ chỉ định trọng tài viên trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên ký kết này nhận được thông báo của bên ký kết kia thông qua đường ngoại giao yêu cầu giải quyết bằng trọng tài tranh chấp đó và trọng tài viên thứ ba sẽ được chỉ định trong vòng 60 ngày tiếp theo. Nếu bên ký kêt nào không chỉ định được trọng tài viên trong vòng thời hạn quy định hoặc nếu trọng tài viên thứ ba không được chỉ định trong vòng thời hạn thì chủ tịch hội đồng tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, theo yêu cầu của mỗi bên ký kết, có thể chỉ định trọng tài viên hoặc các trọng tài viên tuỳ theo đòi hỏi của trường hợp này. Trong trường hợp như vậy, trọng tài viên thứ ba sẽ là công dân của nước thứ ba và sẽ hành động với tư cách là chủ tịch hội đồng xét xử trọng tài.

3. Các bên ký kết sẽ tuân thủ bất cứ quyết định nào được đưa ra bao gồm cả khuyến cáo tạm thời bất kỳ đưa ra theo điểm 2 của điều này.

4. Nếu chỉ cần bên ký kết nào đó hoặc hãng hàng không chỉ định của bên ký kết nào đó không tuân thủ các yêu cầu của điểm 3 điều này thì bên ký kết kia có thể hạn chế theo hoặc thu hồi bất cứ quyền nào mà bên ký kết đó dành cho theo hiệp định này.

ĐIỀU 15: AN NINH

1. Phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các bên ký kết khẳng định nghĩa vụ đối với nhau để bảo đảm an ninh hàng không dân dụng chống lại các hành vi can thiệp bất hợp phát là một bộ phận cấu thành của hiệp định này. Không hạn chế nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ của các bên theo luật quốc tế, các bên ký kết sẽ hành động theo đúng quy định của công ước về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên máy bay ký tại TOKYO ngày 14/09/1963. Công ước về đấu tranh với hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp chống lại sự an toàn của hàng không dân dụng ký ngày 23/9/1971 và công ước bất kỳ nào khác về an ninh hàng không mà cả hai bên ký kết sẽ trở thành các thành viên.

2. Các bên ký kết sẽ dành cho nhau mọi sự giúp đỡ cần thiết theo yêu cầu để ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt máy bay dân dụng bất hợp pháp và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay như vậy, hành khách và tổ bay, các hãng hàng không và các phương tiện không lưu và bất kỳ sự đe doạ nào khác đối với an ninh của hàng không dân dụng.

3. Các bên ký kết , trong mối quan hệ qua lại, sẽ hành độnh phù hợp với các điều khoản về an ninh hàng không do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế quy định và quy định thành các phụ lục của công ước đó trong chừng mực mà các quy định về an ninh hàng không như vậy đươcj áp dụng đối với các bên ký kết; và các bên ký kết này sẽ yêu cầu các nhà khai thác máy bay mang đăng ký của mình hoặc các nhà khai thác máy bay có địa điểm kinh doanh chính hoặc trụ sở thường trực ở lãnh thổ của mình hành động với các quy định về an ninh hàng không.

4. Mỗi bên ký kết hiệp định thoả thuận rằng các nhà khai thác máy bay như vậy có thể bị đòi hỏi tuân thủ các điều khoản về an ninh hàng không quy định trong điểm 3 của điều này mà bên ký kết kia yêu cầu đối với việc vào, ra hoặc ở trong phạm vi lãnh thổ của bên ký kêt kia . Mỗi bên ký kết sẽ bảo đảm rằng các biện pháp thích hợp đang được áp dụng một cách hữu hiệu trong phạm vi lãnh thổ của mình để bảo vệ máy bay và kiểm tra hành khách, tổ bay, các danh mục hàng chuyên trở, hành lý , hàng hoá và các đổ dự trữ máy bay trước khi và trong khi lấy hoặc dỡ vận chuyển. Mỗi bên ký kết cũng sẽ dành quan tâm thích đáng cho bất kỳ yêu cầu nào của bên ký kết kia về các biện pháp an ninh đặc biệt họp lý để đối phó với sự đe doạ đặc biệt.

5. Khi xảy ra sự vụ hoặc có sự đe doạ xảy ra sự vụ chiếm đoạt bất hợp pháp máy bay dân dụng hoặc các hành vi bất hợp pháp khác chống lại an toàn của máy bay như vậy, các hành khách và tổ bay của máy bay, các cảng hàng không hoặc các phương tiện không lưu thì các Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc và các biện pháp thích hợp khác nhằm chấm dứt một cách nhanh chóng và an toàn sự vụ hoặc sự đe doạ sự vụ như vậy.

ĐIỀU 16: SỬA ĐỔI

1. Nếu Bên ký kết nào đó mong muốn sửa đổi điều khoản bất kỳ của Hiệp định này thì Bên ký kết đó có thể yêu cầu Bên ký kết kia trao đổi ý kiến vào bất cứ lúc nào. Việc trao đổi ý kiến như vậy có thể thông qua thảo luận hoặc bằng giao dịch thư tín và sẽ bắt đầu trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đó. Bất cứ sửa đổi nào được thoả thuận như vậy sẽ có hiệu lực khi được xác nhận bằng việc trao đổi công hàm ngoại giao.

2. Các sửa đổi của Phụ lục có thể được thoả thuận trực tiếp giữa các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết sẽ có hiệu lực khi được xác nhận bằng trao đổi công hàm ngoại giao.

3. Nếu công ước hoặc Hiệp định đa phương về vận tải hàng không có hiệu lực đối với các Bên ký kết thì Hiệp định này sẽ được bổ sung sao cho phù hợp với các điều khoản của công ước hoặc Hiệp định như vậy.

ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HIỆU LỰC

Mỗi Bên ký kết có thể thông báo bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia vào bất cứ lúc nào thông qua đường ngoại giao về chấm dứt hiệu lực Hiệp định này. Thông báo như vậy sẽ được gửi đồng thời cho tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Trong trường hợp như vậy Hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực mười hai (12) tháng sau ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo đó trừ phi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định được thu hồi theo thoả thuận chung trước khi hết thời hạn này. Khi không có dự xác nhận của Bên ký kết kia về việc nhận được thông báo thì thông báo đó sẽ được coi là đã được nhận mười bốn (14) ngày sau ngày Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế nhận được thông báo này.

ĐIỀU 18: ĐĂNG KÝ

Hiệp định này và sửa đổi bất kỳ của Hiệp định đó sẽ được đăng ký ở tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

ĐIỀU 19: CÓ HIỆU LỰC

Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày cả hai Bên ký kết thông báo cho nhau bằng trao đổi công hàm thông qua đường ngoại giao rằng các Bên đó đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước cần thiết cho việc Hiệp định có hiệu lực.

Để làm chứng, những người ký dưới đây được các chính phủ tương ứng uỷ quyền hợp pháp đã ký hiệp định này.

Làm tại Seoul ngày 13 tháng 5 năm 1993 thành hai bản bằng tiếng Việt nam, tiếng Triều tiên và tiếng Anh, tất cả các bản đều có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích thì bản tiếng Anh sẽ được dẫn chiếu. 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ TRIỀU TIÊN

 

PHỤ LỤC CỦA HIỆP ĐỊNH

Phần A

Các đường bay do hãng hàng không chỉ định của Cộng hào Triều tiên khai thác ở cả hai hướng:

Điểm xuất phát

Điểm trung gian

Điểm đến

Điểm quá

Hai điểm ở hai bên

Hai điểm sẽ xác định sau

Hà nội

Thành phố Hồ Chí Mnh

Ba điểm sẽ xác định sau

Các hãng hàng không chỉ định của cộng hoà triều tiên có thể huỷ bỏ chuyến bay bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay ở các điểm trên đây miễn là các chuyến bay thoả thuận trên đường bay đó bắt đàu và kết thúc ở lãnh thổ của Cộng hoà Triều tiên.

Việc xác định các điểm trung gian và điểm quá sẽ phụ thuộc vào thoả thuận giữa các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết.

Phần B

Các đường bay do hãng hàng không chỉ định của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khai thác ở cả hai hướng:

Điểm xuất phát

Điểm trung gian

Điểm đến

Điểm quá

Điểm ở

Hai điểm sẽ xác định sau

Seoul

Pusan

Ba điểm sẽ xác định sau

Các hãng hàng không chỉ định của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có thể huỷ bỏ chuyến bay bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay ở các điểm trên đây miễn là các chuyến bay thoả thuận trên đường bay đó bắt đầu và kết thúc ở lãnh thổ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc xác định điểm trung gian và điểm quá sẽ phụ thuộc vào thoả thuận giữa các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết.

 

BỘ NGOẠI GIAO 
-------

SAO Y BẢN CHÍNH 
"Để báo cáo, Để thực hiện ".

Số: 60 /LPQT

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1993

 

Nơi gửi:
-VPCP
-Bộ GTV tải
-TCHKDD Việt nam
-Bộ tài chính
-Tổng cục hải quan
-Bộ nội vụ
-ĐSQ VN tại Seoul
-ĐBA
-LPQT
-Lưu trữ (12b)

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐU QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Văn Thịnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định giao lưu hàng không giữa và qua lãnh thổ hai nước giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Triều Tiên (1993).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.321

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.18.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!