Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 02/12/1972 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ CONTAINER AN TOÀN NĂM 1972

LỜI MỞ ĐẦU

Các bên ký kết,

Nhận thấy cần thiết phải bảo đảm an toàn ở mức cao tính mạng con người trong việc bốc xếp và vận chuyển công-tên-nơ,

Mong muốn làm dễ dàng cho việc vận chuyển công-tên-nơ trên quốc tế,

Nhận thấy tình hình đó thuận lợi để hình thành những nhu cầu an toàn quốc tế chung,

Xét thấy cách tốt nhất để thực hiện điều này là ký kết một Công ước,

Quyết định xây dựng những yêu cầu cơ bản để bảo đảm an toàn trong việc bốc xếp và vận chuyển công-tên-nơ trong những hoạt động bình thường, và để thực hiện điều đó,

Ðã đồng ý như sau :

Ðiều 1. Nghĩa vụ chung trong Công ước này

Các bên ký kết cam kết thực hiện những điều khoản của Công ước này và những phụ lục kèm theo hình thành một bộ phận hoàn chỉnh của Công ước này.

Ðiều 2. Các định nghĩa

Nhằm mục đích cho Công ước này, trừ trường hợp qui định khác đi :

1."Công-tên-nơ" là một thiết bị vận tải :

a .Có tính chất cố định và do đó đủ cứng cáp để sử dụng nhiều lần;

b.Được thiết kế đặc biệt để tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hoá của một hay nhiều phương tiện vận chuyển không phải bốc dỡ lại;

c.Thiết kế để bảo đảm an toàn và dễ bốc dỡ do đó có móc ở các góc; 

d.Kích cỡ một diện tích có 4 góc đáy ngoài là :

(1).Tối thiểu 14 m2 (150 feet vuông) hay tối thiểu 7 m2 (75 feet vuông) nếu có móc ở góc trên; "công-tên-nơ" không bao gồm phương tiện vận chuyển hoặc đóng gói;

(2).Tuy vậy, khi công-tên-nơ vận chuyển trên bệ xe thì có thiết bị trên. 

2. "Móc góc" là những mắt mở ở trên đỉnh hoặc đáy của công-tên-nơ để bốc xếp và chằng buộc an toàn.

3. "Chính quyền" là Chính phủ của một bên ký kết có quyền lực chấp thuận công-tên-nơ.

4. "Được chấp thuận" có nghĩa là được Chính quyền chấp thuận. 

5."Chấp nhận" có nghĩa là quyết định của một Chính quyền cho rằng một mẫu thiết kế hay một công-tên-nơ là an toàn theo điều khoản của Công ưóc này.

6. "Vận tải quốc tế" là vận chuyển giữa nơi đi và nơi đến trên lãnh thổ của hai nước đến ít nhất là một trong những nước thuộc Công ước này. Công ước này cũng áp dụng khi một phần của việc vận chuyển của hai nước diễn ra trên lãnh thổ của nước trong Công ước này.

7. "Hàng" là hàng hoá, vật dụng, đồ vật của bất cứ loại nào đựng trong công-tên-nơ.

8. "Công-tên-nơ mới" là công-tên-nơ làm khi bắt đàu hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực.

9. "Công-tên-nơ hiện có" là công-tên-nơ không phải là công-tên-nơ mới.

10. "Chủ nhân" là chủ sở hữu theo qui định của luật quốc gia của bên ký kết hoặc người thuê hoặc bảo lãnh, nếu sự thoả thuận giữa các bên qui định cho bên thuê hoặc bảo lãnh thực hiện trách nhiệm của chủ nhân để bảo dưỡng và kiểm tra công-tên-nơ.

11. "Kiểu của công-tên-nơ" là kiểu thiết kế đựơc Chính quyền chấp nhận.

12. "Kiểu loại công-tên-nơ" la công-tên-nơ đựơc làm theo mẫu thiết kế đựơc chấp thuận.

13."Kiểu mẫu” là một công-tên-nơ đại diện cho những công-tên-nơ đã hoặc sẽ chế tạo theo một kiểu loại thiết kế.

14. "Tổng trọng lượng vận hành tối đa” hoặc "Cấp độ " hay "R" là mức tối đa cho phép trọng lượng toàn bộ của công-tên-nơ và hàng trong công-tên-nơ.

15. "Trọng lượng bì" là trọng lượng công-tên-nơ rỗng kể cả các thiết bị phụ gắn kết vĩnh viễn .

16. "Sức chở cho phép tối đa" hay "P" là độ chênh giữa tổng trọng lượng vận hành tối đa hay cấp độ với trọng lượng bì.

Ðiều 3. Áp dụng

1. Công ước này áp dụng cho công-tên-nơ mới và hiện có dùng trong vận tải quốc tế, trừ những công-tên-nơ thiết kế đặc biệt cho vận tải hàng không.

2. Mọi công-tên-nơ mới đều phải qua chấp thuận theo những qui định về thử nghiệm kiểu dáng hay thử nghiệm riêng biệt như nội dung Phụ lục I.

3. Mọi công-tên-nơ hiện có đều phải qua chấp thuận theo những qui định liên quan về chấp thuận những công-tên-nơ hiện có ghi trong Phụ lục I trong vòng 5 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực.

Ðiều 4. Kiểm tra thử nghiệm, Chấp thuận và Bảo dưỡng

1. Ðể thực hiện những qui định trong Phụ lục I, mọi chính quyền đều phải tiến hành một thủ tục hiệu lực để thử nghiệm, kiểm tra và chấp thuận các công-tên-nơ theo những tiêu chuẩn qui định trong Công ước này, tuy nhiên Chính quyền có thể uỷ nhiệm việc thử nghiệm, kiểm tra và chấp thuận cho những tổ chức mà họ thực sự trao quyền.

2. Chính quyền nào uỷ nhiệm việc thử nghiệm, kiểm tra và chấp thuận cho một tổ chức sẽ phải thông báo cho Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp thương Hàng hải Liên Chính phủ (sau đây gọi là "Tổ chức") biết để thông báo cho các Bên ký kết.

3. Việc xin chấp thuận có thể nộp cho Chính quyền của bất cứ Bên ký kết nào.

4. Mọi công-tên-nơ sẽ phải được bảo dưỡng trong điều kiện an toàn theo những qui định trong Phụ lục I.

5. Nếu thực tế công-tên-nơ được chấp thuận không phù hợp với yêu cầu trong Phụ lục I và II. Chính quyền liên quan phải có biện pháp cần thiết làm cho công-tên-nơ phù hợp với những yêu cầu đó hoặc phải rút lại sự chấp thuận của mình.

Ðiều 5. Chấp nhận sự Chấp thuận

1. Sự chấp thuận của chính quyền một Bên ký kết theo những điều khoản của Công ước này sẽ được các Bên ký kết khác chấp nhận theo những mục đích của Công ước này. Sự chấp thuận đó sẽ được các Bên ký kết khác coi là có hiệu lực như sự chấp thuận của chính họ.

2. Một Bên ký kết sẽ không áp đặt bất cứ những yêu cầu kết cấu an toàn nào khác hay những thử nghiệm về những công-tên-nơ bao gồm trong Công ước này, tuy vậy Công ước này không hề ngăn cản việc áp dụng những qui định quốc gia, luật pháp hay những hiệp định quốc tế qui định thêm những yêu cầu kết cấu an toàn hay thử nghiệm cho những công-tên-nơ thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm hoặc những đặc điểm cho những công-tên-nơ chở chất lỏng hay những công-tên-nơ vận chuyển bằng máy bay. Nhóm từ "hàng nguy hiểm" sẽ do các hiệp định quốc tế qui định.

Ðiều 6. Kiểm tra

1. Các công-tên-nơ được chấp thuận theo Điều 3 sẽ phải kiểm tra trong lãnh thổ của Bên ký kết do các viên chức được Bên Ký kết đó giao quyền tiến hành. Việc kiểm tra này sẽ chỉ giới hạn trong việc xác định rằng công-tên-nơ đó có mang đúng Biển Chấp thuận An toàn như Công ước này yêu cầu, trừ khi có chứng cớ rõ rệt cho rằng tình trạng của công-tên-nơ đó gây nguy cơ rõ ràng cho sự an toàn. Trong trường hợp đó, viên chức tiến hành kiểm tra sẽ mới tiến hành trong chừng mực cấn thiết để baỏ đảm công-tên-nơ đó khôi phục lại tình trạng an toàn trước khi tiếp tục sử dụng.

2. Khi công-tên-nơ có biểu hiện không an toàn do khiếm khuyết có thể khi công-tên-nơ được chấp thuận, thì Chính quyền chịu trách nhiệm chấp thuận sẽ đựợc Bên ký kết phát hiện khiếm khuyết thông báo.

Ðiều 7. Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận và tham gia

1. Công ước này sẽ mở để ký kết đến ngày 15-1-1973 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ và sau đó từ 1-1-1973 đến 31-12-1973 tại Trụ sở của Tổ chức tại London cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hay thành viên của mọi Cơ quan chuyên môn hay Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hay các Bên tham gia Ðiều lệ của Toà án Quốc tế, hay Quốc gia được Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này.

2. Công ước này sẽ đựơc các nước ký kết phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận.

3. Công ước naỳ sẽ tiếp tục mở cho việc tham gia của các Quốc gia nói trong đoạn 1.

4. Văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia sẽ lưu chiểu tại Tổng Thư ký của Tổ chức (sau đây gọi là "Tổng Thư ký").

Ðiều 8. Có hiệu lực

1. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày văn kiện thứ 10 nộp lưu chiểu việc phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia.

2. Ðối với mỗi Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia Công ước này sau khi văn kiện thứ 10 nộp lưu chiểu phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia, Công ước này sẽ có hiệu lực 12 tháng sau ngày nứơc đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia.

3. Nước trở thành Bên tham gia Công ước sau khi một điều khoản sửa đổii có hiệu lực mà nước đó không biểu thị ý kiến khác thì,

a. Được coi là một Bên tham gia Công ước đã sửa đổi, và

b. Được coi là một Bên tham gia Công ước không sửa đổi với Bên tham gia Công ước không bị ràng buộc bởi điều sửa đổi.

Ðiều 9. Thủ tục sửa đổi một hay nhiều phần của Công ước này

1.Công ước này có thể sửa đổi theo yêu cầu của một Bên tham gia theo thủ tục nêu trong điều này.

2. Sửa đổi sau khi xem xét tại Tổ chức :

a. Theo yêu cầu của một Bên tham gia, đề nghị của họ về sửa đổi Công ước này sẽ được xem xét trong Tổ chức. Nếu được thông qua bằng đa số 2/3 thành viên có mặt và bỏ phiếu trong Uỷ ban An toàn Hàng hải của Tổ chức trong đó tất cả các Bên ký kết đều được mời tham gia và bỏ phiếu, điều sửa đổi đó sẽ được thông báo cho tất cả các Thành viên của Tổ chức và tất cả các Bên ký kết ít nhất 6 tháng trước khi xem xét tại Hội đồng của Tổ chức. Các Bên ký kết không phải là thành viên của Tổ chức đều được quyền tham gia và bỏ phiếu khi điều bổ sung xem xét tại Hội đồng.

b. Nếu đựoc thông qua bằng đa số 2/3 thành viên có mặt và bỏ phiếu tại Hội đồng và nếu đa số ấy gồm đa số 2/3 các Bên ký kết có mặt vả bỏ phiếu, thì điều sửa đổi sẽ được Tổng Thư ký thông báo tới tất cả các Bên ký kết để họ chấp nhận.

c. Ðiều bổ sung đó sẽ có hiệu lực 12 tháng sau ngày nó được 2/3 các Bên ký kết chấp nhận. Ðiều bổ sung sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên ký kết trừ những bên trước khi nó có hiệu lực tuyên họ không chấp nhận điều bổ sung đó.

3.Sửa đổi do một Hội nghị : 

Theo yêu cầu của một Bên ký kết, với sự đồng ý của tối thiểu 1/3 các Bên ký kết, Tổng Thư ký sẽ triệu tập một Hội nghị gồm các Quốc gia qui định được mời trong Điều 7.

Ðiều 10. Thủ tục đặc biệt về sửa đổi các Phụ lục

1. Sửa đổi Phụ lục do một Bên ký kết đề nghị sẽ được xem xét tại Tổ chức theo yêu cầu của Bên ký kết đó.

2. Nếu được thông qua bằng đa số 2/3 thành viên có mặt và bỏ phiếu trong Uỷ ban An toàn Hàng hải của Tổ chức trong đó tất cả các Bên ký kết đều phải được mời để tham gia và bỏ phiếu, và nếu đa số đó bao gồm đa số 2/3 các Bên Ký kết có mặt và bỏ phiếu., thì điều bổ sung đó sẽ được Tổng Thư ký thông báo cho tất cả các Bên ký kết để họ chấp nhận.

3. Ðiều bổ sung đó sẽ có hiệu lực vào ngày do Uỷ ban An toàn Hàng hải xác định khi nó được thông qua, trừ khi đồng thời trước ngày xác định của Uỷ ban An toàn Hàng hải, 1/5 hay 5 Bên ký kết hay số ít hơn, thông báo Tổng Thư ký rằng họ phản đối điều sửa đổi đó. Sự xác định của Uỷ ban An toàn Hàng hải về ngày nêu trong Ðọạn này sẽ do đa số 2/3 thành viên có mặt và bỏ phiếu, đa số này sẽ gồm đa số 2/3 các Bên ký kết có mặt và bỏ phiếu.

4. Khi điều bổ sung có hiệu lực, các Bên ký kết không phản đối điều bổ sung sẽ thay thế các điều khoản có từ trước mà điều bổ sung nhắc tới; sự phản đối cuả một Bên ký kết sẽ không có tính ràng buộc đối với các Bên ký kết khác về việc chấp nhận những công-tên-nơ mà Công ước này áp dụng.

5. Tổng Thư ký sẽ thông báo tất cả các Bên ký kết và thành viên của Tổ chức về yêu cầu và Thông báo theo điều này và ngày điều sửa đổi có hiêụ lực.

6. Khi một đề nghị sửa đổi về Phụ lục được xem xét nhưng không được Uỷ ban An toàn Hàng hải thông qua, bất cứ Bên ký kết nào cũng có thể yêu cầu triệu tập một Hội nghị có mời những Quốc gia nêu trong Điều 7. Khi nhận được thông báo đồng ý của tối thiểu 1/3 các Bên ký kết khác, Tổng Thư ký sẽ triệu tập Hội nghị để xem xét những sửa đổi trong các Phụ lục.

Ðiều 11. Tuyên bố bãi ước 

1. Bên ký kết có thể tuyên bố bãi ước Công ước này bằng cách nộp lưu chiểu một văn kiện cho Tổng Thư ký. Tuyên bố bãi ưỡc sẽ có hiệu lực một năm sau ngày nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký.

2. Bên ký kết đã thông báo phản đối một điều sửa đổi trong Phụ lục có thể tuyên bố bãi ước Công ước này và Tuyên bố bãi ước đó sẽ có hiệu lực vào ngày điều sửa đổi đó có hiệu lực.

Ðiều 12. Chấm dứt hiệu lực

Công ước này sẽ chấm dứt hiệu lực nếu số các Bên ký kết ít hơn 5 trong thời gian 12 tháng liên tục.

Ðiều 13. Giải quyết Tranh chấp

1. Tranh chấp giữa hai hay nhiều Bên ký kết về cách giải thích hay áp dụng Công ước này mà không giải quyết được bằng thương lượng hay những cách giải quyết khác thì, theo đề nghị của một bên, sẽ chuyển cho một toà án trọng tài gồm như sau : mỗi bên tranh chấp sẽ chỉ định một trọng tài và hai trọng tài này sẽ chỉ định trọng tài thứ ba và người này sẽ làm Chủ tịch. Nếu 3 tháng sau khi nhận được yêu cầu, một bên không chỉ định được trọng tài hoặc nếu các trọng tài không cử được chủ tịch, bên ký kết có thể yếu cầu Tổng Thư ký chỉ định trọng tài hoặc chủ tịch của toà án trọng tài.

2. Quyết định của toà án trọng tài thành lập theo qui định của Ðoạn 1 sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

3. Toà án trọng tài sẽ quyết định điều lệ thủ tục của mình.

4. Những quyết định của toà án trọng tài cả về thủ tục và địa điểm họp, khi có tranh cãi thì sẽ quyết định bằng đa số phiếu.

5. Khi có tranh cãi giữa các bên tranh chấp về việc giải thích và thi hành phán quyết thì một bên có thể đề nghị toà án trọng tài đưa ra phán quyết đó quyết định.

Ðiều 14. Bảo lưu 

1. Công ước này cho phép những bảo lưu trừ những điều khoản trong các Điều 1, 6, 12, Điều này và các Phụ lục với điều kiện là những bảo lưu đó phải được thông báo bằng văn bản và thông báo trước khi nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay tham gia, và được khẳng định trong văn bản đó. Tổng Thư ký sẽ thông báo những bảo lưu đó cho tất cả các nước nêu trong Điều 7.

2. Các bảo lưu thực hiện theo Ðoạn 1 :

a. Thay đổi Bên ký kết bảo lưu những điều khoản của Công ước này mà việc bảo lưu đó liên quan tới mức độ của bảo lưu; và

b. Thay đổi những điều khoản với cùng mức độ với các Bên ký kết khác trong quan hệ với Bên ký kết thực hiện bảo lưu.

3. Bên ký kết đã bảo lưu theo Ðoạn 1 có thể rút bảo lưu bất cứ khi nào bằng cách thông báo cho Tổng Thư ký.

Ðiều 15. Thông báo

Ngoài thông báo và thông tri qui định trong các Điều 9, 1014, Tổng Thư ký sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia nêu trong Điều 7 những việc như sau :

a. Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận và tham gia theo Điều 7;

b. Ngày có hiệu lực của Công ước theo Điều 8;

c. Ngày có hiệu lực của các Điều sửa đổi trong Công ước theo Điều 910;

d. Thông báo bãi ước theo Điều 11.

e. Chấm dứt Công ước theo Điều 12.

Ðiều 16. Văn bản chính thức

Bản gốc của Công ước này, bằng các thứ tiếng Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây ban nha có giá trị như nhau, sẽ lưu chiểu với Tổng Thư ký, người sẽ thông báo những bản sao được công chứng cho tất cả các nước nói trong Điều7

Chứng nhận những đại diện toàn quyền dưới đây được sự uỷ quyền của các Chính phủ liên quan, đã ký vào bản Công ước này.

Làm tại Giơ-ne-vơ ngày mồng hai tháng mười hai năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai.

PHỤ LỤC I: QUI ĐỊNH VỀ CHẤP THUẬN KIỂM TRA THỬ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG - TEN - NƠ

PHỤ LỤC II: YÊU CẦU AN TOÀN KẾT CẤU VÀ THỬ NGHIỆM

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước quốc tế về container an toàn năm 1972

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.747

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.79.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!