BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 44/CĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 08 năm 2013
|
CÔNG ĐIỆN
VỀ
VIỆC XÂY DỰNG BÁO CÁO ỦY BAN KINH TẾ QUỐC HỘI VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Điện:
|
- Các Cục quản lý chuyên ngành;
- Tổng cục đường bộ Việt Nam;
- Các Vụ tham mưu;
- Thanh tra Bộ;
- Văn phòng Bộ;
- Ban PPP.
|
Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại
văn bản số 1309/UBKT13 ngày 19/8/2013 về việc báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Trên cơ sở báo cáo xây dựng kế hoạch 2014 Bộ đã
trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã có nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 6 tháng đầu năm 2013 và dự kiến cả năm 2013.
- Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2014.
Bộ yêu cầu các đơn vị cập nhật kết quả thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2013 và dự kiến cả năm 2013.
Ngoài ra, các đơn vị bổ sung thêm các nội dung:
- Đánh giá 3 năm (2011 - 2013) thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, dự báo việc thực hiện các chỉ
tiêu của Kế hoạch 5 năm.
- Tình hình triển khai các đề án tái cơ cấu gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng; việc triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế
kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Các kiến nghị, đề xuất.
Do tiến độ báo cáo gấp, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các
đơn vị tập trung chỉ đạo hoàn thành báo cáo các nội dung liên quan, gửi về Bộ bằng
văn bản và email theo địa chỉ tonghop.khdt@mt.gov.vn, trước ngày 04/9/2013 để
tổng hợp báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
(Xem thuyết minh xây dựng kế hoạch kinh tế - xã
hội 2014 trên trang WEB của Bộ - kèm theo Công điện này)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- T/tâm công nghệ TT (để đăng tải trên trang Web của Bộ GTVT);
- Lưu VT, KHĐT (3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Trường
|
THUYẾT MINH
KẾ HOẠCH NĂM 2014 VÀ KẾ HOẠCH TRUNG HẠN 2014 - 2015
(Kèm theo tờ trình số: ....... /BGTVT-KHĐT ngày
....... tháng 7 năm 2013)
Phần 1.
ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ NĂM 2013 NGUỒN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
I/ Đánh giá kết quả
thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ (TTgCP)
giai đoạn 2011-2013.
Năm 2011: TTgCP
Giao KH:
- đầu năm: 5.983 tỷ, bao gồm:
+ Vốn nước ngoài: 3.500 tỷ
+ Vốn trong nước: 2.483 tỷ, trong đó
vốn đối ứng 1.780 tỷ.
- Giao bổ sung trong năm: 57 tỷ để thực
hiện dự án QL12 tỉnh Lai Châu.
- Giao ứng trước kế hoạch: 1.450 tỷ ,
trong đó:
+ Vốn đối ứng: 1.150 tỷ
+ Vốn NSNN: 300 tỷ (cầu Bà Rén, cầu
Hương An, Cầu Chanh QL37)
Với số vốn này, Bộ GTVT bố trí cho
36 dự án ODA,102 dự án CBĐT, 31 dự án thuộc khối khác (Giáo dục, y tế, QLNN,
KHCN,...); không còn vốn bố trí cho các dự án giao thông trong nước.
Năm 2012: TTgCP
Giao KH:
- đầu năm: 7.492 tỷ, bao gồm:
+ Vốn nước ngoài: 3.818 tỷ;
+ Vốn trong nước: 3.644 tỷ, trong đó
đối ứng 2.295 tỷ.
- Giao bổ sung trong năm: 547 tỉ
+ Vốn đối ứng: 247 tỷ;
+ Vốn NSNN: 370 tỷ.
- Giao ứng trước kế hoạch: 4.475 tỷ,
trong đó:
+ Vốn đối ứng: 2.500 tỷ;
+ Vốn NSNN: 1.975 tỷ.
Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm túc các
quy định của Chỉ thị 1792 trong việc xây dựng KH năm; kể từ năm 2012, Bộ KH&ĐT rà soát giao KH chi tiết từng dự án, theo đó bố trí
2.295 tỷ cho 39 dự án ODA, 30,5 tỷ cho 116 dự án CBĐT, 145,5 tỷ cho 30 dự án
thuộc khối khác (Giáo dục, y tế, QLNN, KHCN,...), 30 tỷ cho 01 dự án thuộc khối
Chương trình mục tiêu (chương trình Biển đông Hải đảo); 990 tỷ cho 60 dự án
giao thông trong nước trong đó: trả nợ KLHT 139 tỷ cho 40 dự án đã hoàn thành
đưa vào khai thác sử dụng nhưng còn thiếu vốn; 316 tỷ cho 12 dự án hoàn thành
năm 2012; 525 tỷ cho 06 dự án chuyển tiếp; 10 tỷ cho 02 dự án khởi công mới. So
với năm 2011 (trước khi có Chị thị 1792); vốn bố trí cho năm 2012 đã bám sát chỉ
đạo tại Chỉ thị 1792, tập trung vốn:
+ Trả nợ cơ bản KLHT các dự án đã
hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhưng còn thiếu vốn, tháo gỡ khó khăn cho
các doanh nghiệp XD hạ tầng giao thông;
+ Bố trí vốn để thi công các dự án
chuyển tiếp, trong đó tập trung cho các dự án hoàn thành trong năm KH phát huy
hiệu quả đầu tư;
+ Chỉ khởi công 2 dự án cấp bách.
Tạm dừng, giãn tiến độ 02 dự án thuộc khối khác với TMĐT là 77,81 tỷ (Dự án Mở rộng Trường Cao đẳng GTVT III giai đoạn
1 và Dự án Xây dựng hệ Trung tâm quản lý tàu thuyền vận tải và cơ sở dữ liệu
tàu thuyền vận tải).
Năm 2013: TTgCP
Giao KH:
- đầu năm: 6.277,7 tỷ, bao gồm:
+ Vốn nước ngoài: 3.005,5 tỷ;
+ Vốn trong nước: 3.272,2 tỷ, trong
đó đối ứng 1.000 tỷ.
- Giao ứng trước kế hoạch: 907 tỷ vốn
NSNN.
Với số vốn này, Bộ KH&ĐT giao
KH chi tiết từng dự án, theo đó bố trí 1.000 tỷ cho 40 dự án ODA, 8 tỷ cho 10 dự
án CBĐT, 134,2 tỷ cho 25 dự án thuộc khối khác (Giáo dục, y tế, QLNN, KHCN,...)
, 30 tỷ cho 01 dự án thuộc khối CTMTNV cụ thể (chương trình Biển đông Hải đảo);
2.100 tỷ cho 48 dự án giao thông trong nước trong đó: trả nợ KLHT 321,112 tỷ
cho 10 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhưng còn thiếu vốn;
198,388 tỷ cho 03 dự án hoàn thành năm 2013; 1.350,5 tỷ cho 20 dự án chuyển tiếp;
230 tỷ cho 15 dự án khởi công mới. So với năm 2011 (trước khi có Chị thị 1792);
vốn bố trí cho năm 2013 đã tập trung trả nợ cơ bản KLHT các dự án đã hoàn thành
đưa vào khai thác sử dụng nhưng còn thiếu vốn; so với năm 2012 số vốn trả nợ
KLHT đã tăng 182 tỷ, số dự án hoàn thành còn thiếu vốn giảm 30 dự án; tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp XD hạ tầng giao thông; đã bố trí vốn để thi công
các dự án chuyển tiếp, trong đó tập trung cho các dự án hoàn thành trong năm KH
phát huy hiệu quả đầu tư; dự án khởi công mới tăng so với 2012 nhưng chủ yếu là
các dự án cấp bách liên quan đến an ninh biên giới và an toàn giao thông.
Nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông giai đoạn 2011-2015 rất lớn, Bộ GTVT đã xây dựng KH 2011-2015 với
nhu cầu vốn NSNN lên tới 200.000 tỷ; thực tế 3 năm 2011-2013 tổng số vốn NSNN cấp
cho Bộ GTVT chỉ có 19.752 tỷ đáp ứng khoảng 10%. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
1792 của TTgCP, 3 năm vừa qua, Bộ GTVT đã bố trí vốn trả nợ KLHT cho 50 dự án;
tập trung vốn được giao cho đối ứng các dự án ODA, phần vốn còn lại bố trí ưu
tiên các dự án hoàn thành trong năm KH để sớm đưa vào khai thác sử dụng phát
huy hiệu quả đầu tư; số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp và hạn chế
khởi công mới. Do nguồn vốn được bố trí hàng năm thấp, số dự án đầu tư không
nhiều chủ yếu là các dự án ODA tiến độ theo Hiệp định đã kí với nhà tài trợ,
không thể đình hoãn, giãn tiến độ được; các dự án trong nước chủ yếu là những dự
án quan trọng, cấp bách liên quan đến an ninh biên giới và an toàn giao thông,
nằm ở vùng sâu vùng xa không có khả năng kêu gọi đầu tư bằng các hình thức XH
hoá;
II/ Kết quả thực hiện
6 tháng đầu năm, dự kiến cả năm 2013.
1. Kết quả thực hiện và giải ngân
6 tháng đầu năm:
- Vốn TTgCP giao đầu năm 6.277,7 tỷ; giải ngân 6.891 tỷ đạt
110%; trong đó các dự án ODA giải ngân 5.062 tỷ (vốn NN giải ngân 4.423 tỷ; vốn
đối ứng giải ngân 639 tỷ);
- TTgCP giao ứng trước kế hoạch
907 tỷ vốn NSNN: Thực hiện 129,5 tỷ đạt 14,3%; giải ngân 406 tỷ đạt 44,8%.
2. Dự kiến thực hiện 6 tháng cuối
năm và cả năm 2013: Phấn đấu giải ngân đạt 100% nguồn NSNN đã được giao.
Trong trường hợp TTgCP cho ứng trước KH, phấn đấu giải ngân hết kế hoạch được
giao bổ sung: Dự kiến cả năm giải ngân vốn đối ứng các dự án ODA 4.115 tỷ (bao
gồm cả vốn ứng nếu có); vốn cho các dự án giao thông trong nước 1.230 tỷ (bao gồm
cả vốn ứng nếu có); sáu tháng đầu năm 2013, đã khởi công 28 dự án và thông xe,
khánh thành đưa vào khai thác 08 dự án.
III/ Kết quả triển
khai thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc
phục tình trạng nợ đọng XDCB.
Thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012
về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB, Bộ GTVT đã có các
văn bản số 1337/BGTVT-KHĐT ngày 08/02/2013, 2557/BGTVT-KHĐT ngày 27/3/2013,
công điện số 24/CĐ-BGTVT ngày 05/6/2013, văn bản số 5932/BGTVT-KHĐT ngày
21/6/2013 triển khai đến các chủ đầu tư, Ban QLDA, Tập đoàn, Tổng công ty ngành
GTVT.
Sau khi Bộ GTVT có văn bản số
1337/BGTVT-KHĐT ngày 08/02/2013 chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban QLDA ưu tiên vốn đã
được giao trong KH 2013 để trả nợ KLHT tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp;
tính đến tháng 6/2013 đã thanh toán nợ KLHT được 1.294 tỷ/2.415 tỷ tổng hợp từ
tháng 2/2013; giảm được 53%; số nợ KLHT còn lại chủ yếu tập trung ở vốn CBĐT
(Trên cơ sở các quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông được duyệt, trong khi
NSNN hạn hẹp, Bộ GTVT đã cho phép chuẩn bị đầu tư 95 dự án để chủ động tìm nguồn
vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước thực hiện XH hoá đầu tư
theo Nghị quyết của Đảng; đến nay kinh phí khảo sát lập dự án của những dự án
này lên tới 876 tỷ. 3 năm vừa qua vốn bố trí cho CBĐT rất thấp tính cả vốn ứng
trước mới được 284tỷ/ 876 tỷ nhu cầu, chỉ đáp ứng 32%.
IV/ Kết quả huy động
vốn đầu tư: Công tác vốn huy động vốn ngoài ngân sách
để đầu tư hạ tầng giao thông được chú trọng. Đẩy mạnh
việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, những năm gần đây
nhiều dự án lớn đã được triển khai, tính đến hết tháng 6/2013, hoàn tất công tác chuẩn bị, đồng
loạt khởi công 16/17 dự án BOT mở rộng QL1 và 03/03 dự án BOT mở rộng QL14, dự
án hầm đường bộ Đèo Cả, Dự án BOT xây dựng cầu Cổ Chiên, Dự án đầu tư xây dựng
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL51 đoạn Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 20, Đường
Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan Dự án cải tạo mặt đường QL5... với tổng giá
trị vốn huy động cam kết của các nhà đầu tư khoảng 50.000 tỷ đồng, góp phần giảm gánh nặng cho NSNN.
V/ Những tồn tại,
hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện đầu tư trên cơ sở thực hiện Chỉ thị
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của TTgCP.
- Về thời gian: Chỉ thị 1792 ban
hành 15/10/2011 có nhiều nội dung trong Chỉ thị chỉ áp dụng cho thời điểm nhất
định, không thể áp dụng cho các năm tiếp theo được. Tuy nhiên tại các văn bản
chỉ đạo những năm sau, Chính phủ, các Bộ KH&ĐT, TC vẫn ghi thực hiện Chỉ thị
1792. Kiến nghị nên bỏ một số nội dung có gắn với thời gian thực hiện cố định;
nếu còn thực hiện cần điều chỉnh bổ sung cho phù hợp thực tế.
- Về nội dung: Các dự án khởi công
mới phải có quyết định đầu tư, TKCS, tổng dự toán được duyệt trước ngày
25/10/2011: nội dung này về thời gian không áp dụng cho các năm sau như đã nêu
trên. Do không chủ động được nguồn vốn nên công tác CBĐT chỉ thực hiện được đến
bước phê duyệt TKCS và dự án (F/S), chỉ sau khi có vốn mới lập được TKKT, dự
toán và tổng dự toán. Kiến nghị: các dự án khởi công mới chỉ cần có quyết định
đầu tư trước 25/10 năm trước kế hoạch.
Phần 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2012-2013 VÀ NĂM 2013 NGUỒN TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ
I/ Báo cáo tình
hình rà soát, điều chỉnh giảm quy mô dự án và TMĐT phù hợp với vốn giai đoạn
2012-2015 TTgCP giao:
Trên cơ sở các quy định, tiêu chí
hướng dẫn, Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm túc và báo cáo Quốc hội, Chính phủ,
TTgCP và các Bộ, ngành liên quan về nhu cầu vốn của các dự án TPCP.
Sau khi được TTgCP giao KH vốn
giai đoạn 2012-2015, Bộ GTVT đã triển khai cho các chủ đầu tư thực hiện theo
đúng các quyết định giao kế hoạch vốn của TTgCP.
Đối với các dự án phải phân kì, tạm
dừng, giãn tiến độ, Bộ GTVT đã có quyết định số 64/QĐ-BGTVT ngày 8/1/2013 công
bố danh mục 37 dự án phải phân kì, tạm dừng, giãn tiến độ.
II/ Kết quả thực
hiện và giải ngân vốn TPCP giai đoạn 2012-2013, tình hình thực hiện và giải
ngân 6 tháng đầu năm, dự kiến cả năm 2013.
Trên cơ sở giao KH vốn giai đoạn
2012-2015, KH năm 2012, năm 2013 đã được TTgCP giao, Bộ GTVT đã khẩn trương chỉ
đạo các chủ đầu tư tập trung triển khai. Kết quả thực hiện, giải ngân cụ thể
cho từng năm 2012, 2013 như sau:
1. Năm 2012:
- KH giao đầu năm
(10.290 tỷ): TTgCP đã có văn bản cho phép KH 2012 được thực hiện, giải ngân 12
tháng kể từ ngày TTgCP giao KH. Kết quả giải
ngân tính từ khi giao KH đến hết năm 2012 thực hiện 5.751,3 tỉ, giải
ngân 8.709,5 tỉ. KH còn lại phải giải ngân trong năm 2013 là 1.580,5 tỉ. 6
tháng năm 2013 ước thực hiện 580,5/1.580,5 tỉ (đạt 36,7%), giải ngân
1.305,8/1.580,5 tỉ (đạt 82,6%). Kết quả thực hiện thấp hơn giải ngân do một phần
KH 2012 dùng để trả nợ KLHT các dự án phát sinh nợ trước thời điểm thực hiện
Nghị quyết 11/NQ-CP.
- KH ứng 2013
(5.747,7 tỷ): TTgCP cho phép được thực hiện, giải ngân đến hết 30/6/2013. Hết
năm 2012, thực hiện đạt 4.968,3 tỉ, giải ngân 4.968,3 tỉ. Kế hoạch còn lại phải
giải ngân 6 tháng năm 2013 là 779,4 tỉ. 6 tháng năm 2013 ước thực hiện
592,4/779,4 tỉ (đạt 76%), giải ngân 592,4/779,4 tỉ (đạt 76%).
2. Năm 2013: KH
giao đầu năm (13.000 tỷ, trong đó dự kiến hoàn ứng KH 2013 là 5.747,6 tỉ, KH còn
lại 7.252,4 tỉ): Ước thực hiện 6 tháng 4.316,9/7.252,4 tỉ, đạt 59,5% KH; ước giải
ngân 6 tháng 4.314/7.252,4 tỷ, đạt 59,5% KH giao.
III/ Kết quả huy động vốn đầu tư năm 2013 để bổ sung cho các dự án TPCP
chưa bố trí đủ để hoàn thành các dự án giai đoạn 2012-2015 đã giao:
Tiêu chí xác định dự án đầu tư bằng nguồn TPCP đã được Quốc
hội thông qua là các dự án quan trọng, cấp bách không có khả năng thu hồi vốn,
nằm ở các địa bàn vùng sâu, vùng
xa, biên giới. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư những dự án này là không thể do
hầu hết các dự án đều có TMĐT lớn, khả năng thu hồi vốn rất thấp khó thu hút đầu
tư, đồng thời việc giãn tiến độ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ATGT, đến phát
triển KT-XH, gây bức xúc trong xã hội và các địa phương. Kết quả là không có dự
án nào chuyển đổi được hình thức đầu tư.
IV/ Tình hình thực
hiện và giải ngân các dự án đã được ứng trước vốn TPCP nhưng chưa được thu hồi.
Năm 2011, TTgCP đã có 2 văn bản số
1190/TTg-KTTH ngày 21/7/2011, 43/TTg-KTTH ngày 10/01/2012 ứng trước KH 2012 là
500 tỉ. Tính đến hết ngày 31/1/2012, các dự án được ứng giải ngân 451,164/500 tỉ
ứng trước KH 2012. Bộ GTVT dự kiến sẽ hoàn ứng 451,164 tỉ trong KH 2014 hoặc KH
2015.
V/ Những kết quả
đạt được và các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện KH vốn TPCP năm 2012 và
năm 2013.
- Trên cơ sở KH vốn được TTgCP giao năm 2012, năm 2013 đã hoàn thành75 dự án,
tiểu dự án, trong đó có một số dự án lớn như: QL4A đoạn đường nối QL 4A với QL
3, Tránh TX Cao Bằng; Đường 12B (km18- km47+300); QL4C TT Yên Minh; QL14C Đoạn
qua Đắc Lắc, Đắc Nông (GĐ1); QL27 (các đoạn còn lại) Km 174-Km272+800; Quốc lộ
4D (Km0-Km89); QL53 đoạn Km 139 - Km168; Đường Mường Nhé - Pắc Ma - A Pa Chải
(Thuộc Điện Biên); Quốc lộ 50 (Gò Công- Mỹ Tho); QL46 kéo dài, đoạn tránh TP
Vinh nối QL1; Tuyến tránh Huế; QL34 (Km 0-Km 36), tỉnh Cao Bằng; QL15A (Đoạn nối
TP Hà Tĩnh - đường HCM Phúc Đồng); QL21 đoạn Km 74 - Km 95; Bền vững hoá CT do
mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường HCM đoạn Quảng Bình - Kon Tum (TP1); Bền vững
hoá CT do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường HCM đoạn Quảng Bình - Kon Tum
(TP2); QL4A Khu vực Lạng Sơn (Km29-km40); Đường nối Quốc lộ 4C và 4D (đoạn
km194-km211, km258-271); Phà Đại Ngãi (2 bến phà Trà Vinh); Xây dựng đường cao
tốc Nội Bài- Lào Cai (đoạn Bình Minh - Cầu Kim Thành) trước mắt hoàn thành phân
kì 2 làn xe; Quốc lộ 55 (Km96+300-Km205+140); QL10 (Ninh Phúc - cầu Đền Hộ), QL
279 đoạn Tân Sơn - Than Muội, Đồng Mỏ - Tu Đồn, Đường HCM (Pắc Pó - Cao Bằng,
QL14 đoạn qua TX Kon Tum, đoạn qua Gia Nghĩa, Mỹ An - Vàm Cống, Đoạn qua TT Đắc
Hà); Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường lăn CHK QT Nội Bài, Kéo dài đường CHC
35R-17L CHK QT Đà Nẵng; Cảng An Thới Phú Quốc ...
- Năng lực tăng thêm năm 2013: Nâng cấp,
cải tạo, xây dựng mới 620 km đường, 3.700md cầu; 1050 m cầu đường sắt; hàng
không xây dựng mới 20 nghìn m2, cải tạo 122 nghìn m2 đường lăn, sân đỗ máy
bay...
Tuy nhiên do vốn TPCP giai đoạn
2012-2015 và năm 2012 TTgCP và Bộ KH&ĐT giao muộn; mức vốn giao hàng năm thấp
so với nhu cầu, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án TPCP.
Phần 3.
ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC NGÀNH GTVT 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CẢ NĂM 2013
I/ Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật; các đề án chiến lược, quy hoạch phát triển ngành GTVT và các đề án khác
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
a) Công tác
xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
- Trên cơ sở
Chương trình công tác đăng ký từ đầu năm và giao nhiệm vụ bổ sung, Bộ GTVT đã
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 10/11 dự thảo văn bản QPPL, đạt 90,9% và 03/03
đề án, đạt 100% kế hoạch. Ngoài ra, có 04 đề án trình Thủ tướng Chính phủ nằm
ngoài chương trình công tác. Đến hết tháng 6/2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành 03 Văn bản QPPL và phê duyệt 08 đề án chiến lược, quy hoạch và
đề án khác.
- Bộ GTVT đã ban
hành theo thẩm quyền 12 Thông tư, 18 đề án, trong đó có 01 đề án thuộc Chương
trình công tác tháng 8/2013.
b) Công tác
xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành GTVT
- Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 04 đề án; đã xây dựng, trình Thủ
tướng Chính phủ 02 đề án (chưa được phê duyệt).
- Bộ GTVT đã xây
dựng và phê duyệt 05 đề án quy hoạch theo thẩm quyền.
Chi tiết tại
Phụ lục I kèm theo
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
- Tập
trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án
quy hoạch và các đề án khác, bảo đảm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo
tiến độ đã đăng ký. Rà soát, bổ sung những đề án cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý Nhà nước của ngành; đưa ra khỏi Chương trình công tác những đề án chưa
thực sự cần thiết. Hoàn thiện, ban hành các Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 và Thông tư số
14/2010/TT-BGTVT, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và số
93/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô; xây dựng và ban hành văn bản QPPL về sử dụng các thông tin từ thiết bị
giám sát hành trình phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
- Khẩn
trương hoàn thành công tác bổ sung, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển
phù hợp Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 để định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng
giao thông; bảo đảm các chiến lược, quy hoạch có tầm nhìn xa hơn, tạo cơ sở vững
chắc để đầu tư phát triển hệ thống GTVT đồng bộ, hiệu quả.
- 6
tháng cuối năm 2013, Bộ GTVT sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ 05 đề án
chiến lược, quy hoạch; phê duyệt 05 đề án quy hoạch theo thẩm quyền.
Chi tiết tại
Phụ lục II kèm theo.
II/ Lĩnh vực vận
tải và dịch vụ vận tải
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
- Sản lượng vận tải 6 tháng đầu
năm ước đạt 491,8 triệu tấn hàng – 95,7 tỷ tấn.m; 1.456,8 triệu lượt hành khách
– 61,5 tỷ lượt khách.km; so với cùng kỳ năm trước tăng 2,8% về tấn vận chuyển
và giảm 3,5% về tấn.km; tăng 3,9% về hành khách vận chuyển và tăng 3,6 % lượt
khách.km.
- Hàng thông qua cảng biển 6 tháng
đầu năm ước đạt 150 triệu tấn, so với cùng kì năm trước tăng 3,7%; trong đó:
Hàng khô tăng 8,7%, container tăng 5,4%, hàng lỏng giảm 0,2 %, hàng quá cảnh giảm
2 %.
2. Dự kiến cả năm
Năm 2013 ước tính sản lượng vận tải
đạt 983,6 triệu tấn hàng –191,4 tỷ tấn.km; 2.980 triệu lượt hành khách – 126 tỷ
lượt khách.km; so với năm trước tăng 4,6% về tấn vận chuyển và 3,4% về tấn.km;
tăng 4,1% về hành khách vận chuyển và tăng 2,3 % lượt khách.km.
+ Hàng thông
qua cảng biển ước đạt 309,3 triệu tấn, so với năm trước tăng 5%; trong đó: Hàng
khô tăng 4%, container tăng 10%, hàng lỏng tăng 1% và hàng quá cảnh bằng năm
trước.
III/ Công
nghiệp giao thông vận tải
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt
4.240 tỷ đồng - tăng 17,8%; doanh thu 2.790 tỷ - tăng 1,3 % so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó:
- Công nghiệp ô tô: Giá trị sản xuất
ước đạt 1.860,7 tỷ đồng, tăng 13%; doanh thu đạt 1.860,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với
cùng kỳ năm 2012. Sản phẩm chủ yếu: Sản xuất 657 xe chở khách, xe bus các loại;
1408 xe tải các loại; lắp ráp 3.555 xe gắn máy,...
- Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy: Giá trị sản xuất ước đạt 2.173 tỷ đồng, tăng 26,4%;
doanh thu ước đạt 765 tỷ đồng, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2012. Sản phẩm chủ
yếu 6 tháng: Bàn giao 21 tàu các loại; trong đó có: 1 tàu 56.200 T, 1 tàu hàng
34.000 T, 1 tàu 6.000 CV, 1 phà khách; tổng giá trị khoảng 92,5 triệu USD.
2. Dự kiến cả năm 2013
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt
9.185 tỷ đồng - tăng 5,9%; doanh thu 7.561 tỷ - giảm 3,7% so với năm 2012.
Trong đó:
- Công nghiệp ô tô: Giá trị sản xuất
ước đạt 3.687 tỷ đồng, tăng 6,4%; doanh thu đạt 3.762,5 tỷ đồng, tăng 0,9% so với
năm 2012. Sản phẩm chủ yếu: Sản xuất 1.763 xe chở khách, xe bus các loại; 2.373
xe tải các loại; lắp ráp 11.000 xe gắn máy,...
- Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy: Giá trị sản xuất ước đạt 5.084 tỷ đồng, tăng 8,1%;
doanh thu ước đạt 3.470 tỷ đồng, giảm 7,3% so với năm 2012. Sản phẩm chủ yếu:
Bàn giao 39 tàu các loại, gồm 20 tàu nội địa và 19 tàu xuất khẩu.
IV/ Công tác bảo
đảm trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông
1. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu
năm
- Đã ban hành và chỉ đạo triển khai
Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và
khắc phục ùn tắc giao thông. Ban hành Kế hoạch triển khai Năm An toàn giao thông
năm 2013 với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ
và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, đề ra mục tiêu giảm 5% - 10%
số vụ tai nạn, số người chết và bị thương vì TNGT, giảm thiểu tối đa các vụ ùn
tắc giao thông kéo dài trên 30 phút tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã ban
hành Chỉ thị số 10/CT-BGTVT ngày 13/6/2013 về việc triển khai thực hiện quyết
liệt các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm TNGT trong hoạt động vận tải đường bộ;
đồng thời đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg
ngày 23/6/2013 về việc tăng cường thực hiện các giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận
tải.
- Đã phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc
gia, Bộ Công an tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn TNGT
tăng trong những tháng đầu năm tại các tỉnh, thành phố có số người chết do TNGT
tăng; yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm trật tự ATGT trên toàn quốc. Tập trung kiểm soát, xử lý xe vi phạm chở
hàng hóa vượt quá tải trọng, xe chạy quá tốc độ; cùng với các hiệp hội vận tải,
cơ quan thông tấn báo chí,... đẩy mạnh công tác tuyên truyền tăng cường thực hiện
kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép; chỉ
đạo các cơ quan Cảng vụ Hàng hải, ĐTNĐ chấp hành nghiêm quy định về xếp hàng
hóa trong Container. Ký kết chương trình hành động với các Bộ, ban, ngành và
các tổ chức đoàn thể, địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
quy định về trật tự an toàn giao thông và Luật Giao thông đường bộ. Ký kết
Chương trình phối hợp giữa Bộ GTVT với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về tổ
chức các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các dự án mở rộng Quốc
lộ 1A, Quốc lộ 14 giai đoạn 2013 – 2016.
- Tổ chức
các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất như: kiểm tra hoạt động của các cơ sở kiểm
định, các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình xe ôtô; Thanh tra công
tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thanh
tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô và hoạt động của bến xe ô tô khách trên địa bàn các tỉnh.
- Tình hình tai nạn giao thông
6 tháng đầu năm 2013: Cả nước xảy ra 14.491 vụ, làm chết
4.913 người, làm bị thương 14.682 người; so với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.511 vụ
(-9,44%), tăng 244 người chết (5,23%), giảm 2.412 người bị thương (-14,11%).
- Để tiếp tục khắc phục tình trạng ùn
tắc giao thông tại các thành phố lớn, Bộ GTVT đã tích cực phối hợp với Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ các giải pháp. Tại TP Hồ Chí Minh: Đã
thông xe đưa vào khai thác 02 công trình cầu vượt bằng thép tại Ngã tư Thủ Đức
và Ngã tư Hàng Xanh – TP Hồ Chí Minh, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông trong
khu vực và được nhân dân TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao; đã khởi công xây dựng
thêm 4 cầu thép trong nội thành và nghiên cứu phương án để khởi công
xây dựng tiếp 3 cầu khác nhằm giảm ùn tắc giao thông ở quận Tân Bình,
quận 10 và quận 11; tiếp tục đầu tư phát triển hành khách công cộng bằng xe
buýt; tổ chức giao thông hợp lý và hiệu quả… Tăng cường quản lý lòng đường, hè
phố, trả lại chức năng là không gian công cộng dành cho người đi bộ và tạo mỹ
quan đô thị. Tại Hà Nội, cũng đã khởi công xây dựng tuyến xe buýt nhanh đoạn
Kim Mã - Khuất Duy Tiến và khởi công xây dựng tiếp 02 cầu vượt nút giao thông
đường Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh, nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, dự kiến
sẽ hoàn thành vào tháng 10/2013 sẽ góp phần giảm ùn tắc cho Thủ đô; tiếp tục
triển khai các lực lượng Thanh niên tình nguyện, tổ dân phố, dân phòng ...tham
gia hướng dẫn, điều tiết giao thông giờ cao điểm; thực hiện cấm xe taxi giờ
cao điểm tại một số tuyến có mật độ phương tiện cao.
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
Tập
trung hoàn thành xây dựng các văn bản QPPL theo Quyết định số 21/QĐ-BGTVT ngày
04/01/2013 của Bộ
GTVT:
- Trình
Chính phủ dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt để ban hành trong quý IV.
- Tiếp tục
hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa, Nghị định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng không dân dụng để trình Chính phủ
ban hành trong quý IV 2013.
- Hoàn
chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số
103/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
trên biển. Báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để đưa việc sửa đổi Quyết định
này vào chương trình của Ủy ban để bảo đảm cơ sở pháp lý.
- Quyết liệt triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày
23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp
bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt động vận tải.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản
lý vận tải, đặc biệt là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về điều kiện kinh
doanh vận tải của các doanh nghiệp, HTX vận tải; công tác đào tạo, sát hạch, cấp
giấy phép lái xe của các cơ sở, trung tâm đào tạo và Sở GTVT; chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị liên quan, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp thực hiện các
giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm ATGT, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ
vận tải, xếp dỡ; đẩy mạnh vận tải đa phương thức, vận tải khách công cộng ở các
thành phố và vận tải khách liên tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công
tác vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu TNGT và nâng cao chất
lượng dịch vụ”. Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đăng kiểm
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa”; bảo đảm
100% Trạm kiểm định xe cơ giới sử dụng hệ thống camera giám sát hoạt động kiểm
định; xử lý nghiêm các đăng kiểm viên sai phạm, tiêu cực.
- Tập
trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch
hành động “Năm An toàn giao thông 2013”, trọng tâm là chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm
của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông” và
Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng
9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban ATGT Quốc
gia và các Bộ, ngành địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp
như: Kiểm soát chặt chẽ tốc độ, tải trọng phương tiện tham gia giao thông, xóa
bỏ các điểm đen TNGT, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo
hiểm; kiểm soát và xử phạt nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng
ma túy, rượu bia khi điều khiển phương tiện … quyết tâm kiềm chế, giảm thiểu
TNGT trên cả 03 tiêu chí từ 5-10% so với năm 2012.
V/ Lĩnh vực
khoa học công nghệ, môi trường
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
a) Công tác khoa học và công nghệ
- Đã ban hành quyết định giao nhiệm
vụ cho các cơ quan, đơn vị chủ trì nhiệm vụ công tác xây dựng và chuyển đổi
tiêu chuẩn năm 2013. Thẩm định cấp Bộ: 21 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; ban
hành 15 Quy chuẩn kỹ thuật. Chuyển Bộ KH&CN thẩm định 07 tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật và Bộ KH&CN đã công bố 2 TCVN do Bộ GTVT đề nghị. Triển khai
xây dựng Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm
2030 của Bộ GTVT.
- Đã hoàn thành triển khai áp dụng
thử nghiệm bê tông nhựa Rekiphalt (Nhật Bản) tại cầu Thanh Trì, dự kiến đến
tháng 01/2014 đánh giá tổng kết. Triển khai dự án “Phát triển công nghệ đánh
giá rủi ro do trượt đất gây ra trên các tuyến đường giao thông chính tại Việt
Nam” do JICA tài trợ; tiến hành thử nghiệm công nghệ tái chế nóng mặt đường bê
tông nhựa do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng BMT và Viện KHCN GTGT thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra thực hiện công
tác quản lý chất lượng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; kiểm
tra các báo hiệu hàng hải trên luồng; thống nhất danh mục và lộ trình xây dựng
tiêu chuẩn, quy chuẩn của hệ thống giao thông thông minh (ITS); phối hợp với
MLIT Nhật Bản xây dựng khung tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế hệ thống vé tự động
AFC; xử lý công tác thí điểm chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị; thí
điểm đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối
Tiên; xử lý các vấn đề liên quan đến bể thử tàu biển; nghiên cứu, nâng cao công
tác quản lý và hiệu quả khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của
xe ô tô.
b) Công tác bảo vệ môi trường
- Tiếp
tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt
động giao thông vận tải và Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham
gia giao thông tại các tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng
thời triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác bảo vệ môi trường GTVT giai
đoạn 2013 – 2015 (Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 317/QĐ-BGTVT
ngày 31/01/2013). Đã tổ chức đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường GTVT
giai đoạn 2008 - 2012 và các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường
giai đoạn 2013-2015.
- Đã hoàn thành việc thẩm định,
phê duyệt thuyết minh đề cương 34 nhiệm vụ môi trường sử dụng kinh phí ngân
sách năm 2013, tổ chức nghiệm thu 08 nhiệm vụ môi trường được giao từ năm 2011,
2012 theo tiến độ và tổng hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2014.
- Đối với công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Tất cả
các dự án đều đã được thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM,
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), cam kết BVMT, chương trình quan
trắc, giám sát môi trường đúng tiến độ, đúng các quy định chuyên ngành và kịp
thời phục vụ dự án.
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
a) Công tác khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng Chiến
lược phát triển KHCN giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ GTVT.
Tập trung hoàn thiện và ban hành Quy định chỉ dẫn kỹ thuật về khảo sát, thiết kế,
thi công, nghiệm thu tái chế nguội tại chỗ theo công nghệ của SAKAI - Nhật Bản;
phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để thẩm định và ban hành
tiêu chuẩn bến phà một lưỡi.
b) Công tác bảo vệ môi trường
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch
hành động của ngành GTVT thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương
Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững
của Bộ GTVT giai đoạn 2013 - 2020. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo
vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi
khí hậu.
VI/ Công tác quản
lý kết cấu hạ tầng giao thông; Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn:
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
a) Công tác quản lý kết cấu hạ tầng
giao thông
- Đã phê duyệt và triển khai đề án
đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì quốc lộ; hoàn thiện xây dựng các đề
án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao
thông: đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa; các đề án
phân cấp xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng: đường sắt, hàng
hải.
- Chỉ đạo xử lý cải tạo, nâng cấp
bến cảng Cát Lái; phương án tàu thuyền có trọng tải lớn vào Cảng Hải Phòng, Cái
Lân; thiết lập khu chuyển tải, trung chuyển quặng sắt tại Vân Phong, Khánh Hòa;
cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng Cái Lân, Thị Vải, An Thới; công bố mở cảng biển
An Thới; giao đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất Cảng hàng không Phú Quốc;
ban hành kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, bảo trì Đường thủy nội địa Quốc
gia năm 2013.
- Phối hợp với các địa phương tổ
chức rà soát, kiểm tra hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn
các tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc Tổng
cục ĐBVN, các Cục chuyên ngành kiểm tra, khắc phục các hư hỏng đối với kết cấu
hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ. Kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề
xuất của các doanh nghiệp liên quan đến việc nạo vét, duy tu các tuyến luồng
hàng hải, đường thủy nội địa; cải tạo, nâng cấp các cảng biển, cảng thủy nội địa;
đóng, mở cảng hàng không; cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển.
b) Công tác Phòng chống lụt bão,
tìm kiếm cứu nạn
- Đã tổng kết công tác PCLB và
TKCN Bộ GTVT năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013.
- Tổ chức kiểm tra phương án chống
va trôi các cầu và các vị trí đặt phao rùa; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển
khai kế hoạch ứng phó với các tình huống thiên tai, thảm họa năm 2013. Phê duyệt
và triển khai kế hoạch công tác tìm kiếm cứu nạn, Công ước SAR79; tham gia diễn
đàn TKCN giao thông vận tải ASEAN lần thứ nhất; tham gia công tác chỉ đạo diễn
tập ứng phó khẩn cấp khu vực ASEAN năm 2013 (ARDEX).
- Phối hợp với các địa phương tạo
điều kiện cho phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu,… phục vụ khắc phục hậu
quả mưa bão và tạo điều kiện cấp phép theo quy trình rút gọn cho các đơn vị được
phép nổ mìn phá đá khi có khối lớn gây ách tắc trên các tuyến đường giao thông.
Giao kế hoạch sản xuất, sửa chữa phương tiện, vật tư phục vụ cho công tác PCLB;
xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra công tác PCLB năm 2013.
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
a) Công tác quản lý kết cấu hạ tầng
giao thông
-
Quyết liệt đổi mới công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng GTVT; thực hiện hiệu
quả Quỹ bảo trì đường bộ, bảo đảm nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa bảo trì, nâng cấp kết cấu hạ tầng
giao thông, đặc biệt là nạo vét, duy tu, nâng cấp các tuyến luồng hàng hải, đường
thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước...
b) Công tác Phòng chống lụt bão,
tìm kiếm cứu nạn
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
trong toàn ngành sẵn sàng kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa
bão. Tiếp tục tham gia Ban chỉ đạo diễn tập ứng phó khẩn cấp khu vực ASEAN năm
2013 (ARDEX).
VII/ Công tác hợp
tác quốc tế
1. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu
năm
- Đã ký kết: Bản
ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHDCND Lào và Chính
phủ Vương quốc Campuchia về Vận tải đường bộ; Bản sửa đổi Bản ghi nhớ về việc
thực hiện bước đầu Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại
biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng trên Hành lang kinh tế Đông
Tây giữa Chính phủ các nước CHXHCN Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và
Vương quốc Thái Lan; Hiệp định Hàng hải thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ; Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Italia.
- Trình Chính phủ: đề xuất ký Nghị định
thư 2 Hiệp định Vận tải Hàng không ASEAN – Trung Quốc; đề xuất gia nhập Công ước
Lao động Hàng hải 2006 (Công ước MLC). Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để
xây dựng đề xuất gia nhập Công ước Montreal về thống nhất một số quy tắc vận
chuyển hàng không quốc tế; đề xuất đàm phán, gia nhập Công ước quốc tế về An
toàn Công-te-nơ; đề xuất đàm phán gia nhập Công ước quốc tế Viên về 02 Công ước
Giao thông đường bộ và Biển báo – Tín hiệu đường bộ; đàm phán ký kết các Hiệp định
hàng không Việt Nam - A-dec-bai-jan, Việt Nam – Phần Lan, Việt Nam – Áo, Việt
Nam – Tây Ban Nha, Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam – Nam Phi; thực hiện thủ tục phê
duyệt Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Ca-dăc-xtan; dự thảo Hiệp định khung ASEAN
về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng đường bộ; đàm phán sửa đổi,
bổ sung Hiệp định đường sắt Việt – Trung 1992; thành lập Hiệp hội đường sắt Mê-kông
mở rộng (GMRA).
- Làm việc với Bộ GTVT Trung Quốc,
thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước, triển khai
xây dựng cầu Bắc Luân II nối khu vực cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) và cửa khẩu Đông
Hưng (Trung Quốc), thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại
cửa sông Bắc Luân và việc xây dựng cầu Tà Lùng II.
2. Dự kiến thực hiện 6 tháng cuối
năm
- Dự kiến ký kết: Hiệp định hàng
không Việt Nam – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Hiệp định hàng không Việt
Nam – Phần Lan, Hiệp định hàng không Việt Nam - Ấn Độ.
- Trình Chính phủ: đề xuất gia nhập
Công ước Montreal về thống nhất một số quy tắc vận chuyển hàng không quốc tế; đề
xuất gia nhập Công ước quốc tế về An toàn Công-te-nơ; gia nhập Phụ lục 3, 4, 5,
6 Công ước Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra MARPOL; gia nhập Công ước Viên về
gia nhập 02 Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ và Biển báo – Tín hiệu đường
bộ; đề xuất bổ sung đường 8 và 12 thực hiện Hiệp định GMS-CBTA; Sửa đổi Nghị định
thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ VN-Campuchia; Đàm phán Hiệp định tạo
thuận lợi cho vận tải hành khách đường bộ trong ASEAN. Tiếp tục hoàn thành thủ
tục để, Việt Nam – A-dec-bai-jan, Việt Nam – Nam Phi, phê duyệt Hiệp định hàng
không Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Ca-dắc-xtan; Việt Nam – Braxin, Việt Nam –
các nước Scandinavia, Việt Nam – Thuỵ Sĩ, Việt Nam – Tuốc-mê-ni-xtan.
- Triển
khai Công ước lao động hàng hải MLC; Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức đàm
phán Hiệp định và Nghị định thư xây dựng cầu Tà Lùng – Thủy Khẩu 2 giữa Việt
Nam và Trung Quốc; Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vòng đàm phán thứ
4 Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam
và Trung Quốc; Hoàn thành thủ tục ký kết Bản ghi nhớ về việc thành lập Hiệp hội
đường sắt các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng GMRA.
VIII/ Công tác
tổ chức cán bộ; Quản lý và đổi mới doanh nghiệp; Đảm bảo việc làm, đời sống, an
sinh xã hội
1. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu
năm
a) Công tác tổ chức cán bộ:
- Thực hiện Nghị định số
107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, Bộ GTVT đã ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 tổ chức tham mưu giúp
việc Bộ trưởng; đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Đang triển khai Đề án “Sắp
xếp lại các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban
quản lý dự án.
- Hướng dẫn việc rà soát quy hoạch
cán bộ giai đoạn 2011-2016 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016-2021 của
Bộ GTVT. Báo cáo Ban Tổ chức Trung ương điều chỉnh quy hoạch cán bộ
giai đoạn 2011-2016, quy hoạch mới cán bộ giai đoạn 2016-2021 thuộc diện
Trung ương quản lý. Ban hành Chỉ thị số 07/CT-BGTVT ngày 16/5/2013 về tăng cường
quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp.
b) Quản lý và đổi mới doanh nghiệp
- Chủ động, kịp thời ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của
Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường, giải quyết nợ xấu.
- Để đẩy mạnh công tác cổ phần
hóa, đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước, ngày 25/01/2013, Bộ GTVT đã ban hành Chỉ thị số
01/CT-BGTVT; đã thành lập Ban chỉ đạo và tập trung triển khai thực hiện cổ phần
hóa 10 Công ty mẹ - Tổng công ty thuộc Bộ GTVT; chỉ đạo HĐTV, Tổng giám đốc Tổng
công ty: ĐSVN, HKVN, HHVN tập trung xây dựng, khẩn trương triển khai thực hiện
Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện Nghị quyết của
Bộ Chính trị và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tái cơ cấu các doanh nghiệp toàn ngành. Trong 6 tháng
đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT đã tổ chức
thẩm định, phê duyệt phương án tái cơ cấu và chuyển 08 doanh nghiệp thành công
ty cổ phần; ký quyết định xác định giá trị doanh nghiệp để xây dựng phương án cổ
phần hóa 08 doanh nghiệp.
- Thực hiện triển khai Nghị định số
99/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Bộ đã chỉ đạo quyết liệt các Tập đoàn, Tổng
công ty nhà nước ngành GTVT hoàn thiện dự thảo Điều lệ Tổ chức và hoạt động để
trình Bộ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền; đã hoàn
thành việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty theo thẩm
quyền của Bộ; đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tập đoàn CNTT Việt Nam và 3 Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam, Hàng
không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam.
c) Đảm bảo việc làm, đời sống, an
sinh xã hội
- Ngay từ đầu năm
2013, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ GTVT, hầu
hết các đơn vị, doanh nghiệp
trong ngành đã có nhiều nỗ lực, cố gắng vượt lên khó khăn, tổ chức sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, chăm lo tốt việc làm, đời sống và các chế độ chính sách
khác cho công nhân lao động (CNLĐ); so với Quí IV/2012, toàn ngành GTVT cã khoảng
4.000 CNLĐ có việc làm trở lại, chủ yếu ở khối các đơn vị XDCB.
- Thực
hiện chương trình phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước do Bộ GTVT và
Công đoàn ngành phát động năm 2013, trong 6 tháng đầu 2013 dưới nhiều hình thức
khác nhau, các đơn vị trong ngành đã phát động nhiều đợt thi đua phù hợp với
tính chất và đặc điểm của từng chuyên ngành, nhiệm vụ của các đơn vị để thực hiện
mục tiêu chung của toàn ngành là “Kỷ cương, chất lượng, tiến độ, an toàn, hiệu
quả”.
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị và các doanh nghiệp trong toàn ngành hoàn thành tốt Chương trình hành động
của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một
số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu.
- Thực hiện tốt các quyền, trách
nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của
Chính phủ.
- Trong công tác sắp xếp, đổi mới
và cổ phần hóa doanh nghiệp: Ban chỉ đạo của Bộ tập trung chỉ đạo hoàn thành
công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ trong năm 2013
theo đúng kế hoạch đề ra.
- Bám sát vào chỉ đạo của Bộ Chính
trị, của Quốc hội, của Chính phủ để chỉ đạo quyết liệt thực hiện tái cơ cấu
Vinashin, Vinalines, trong đó quan trọng là công tác xử lý tài chính, công nợ;
sắp xếp lao động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục phát động
các phong trào thi đua yêu nước,
các phong trào cam kết thi đua dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thực hiện mục
tiêu chung của toàn ngành là “Kỷ cương, chất lượng, tiến độ, an toàn, hiệu quả”.
- Đối với một số doanh nghiệp như:
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,...
công nhân lao động thiếu việc làm, nợ lương, nợ BHXH. Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo
Bộ, Công đoàn GTVT Việt Nam cùng với tập thể Lãnh đạo các doanh nghiệp tập
trung chỉ đạo, giải quyết.
IX/ Công tác cải cách hành chính; thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí
1. Kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm
a)
Công tác cải cách hành chính
- Tổ chức triển khai kế hoạch cải
cách hành chính năm 2013 của Bộ GTVT; đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai kế
hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; giao
nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các đề án cải cách thủ tục
hành chính do Bộ Nội vụ ban hành. Triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ
công vụ, công chức” và thực hiện hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương đẩy mạnh
cải cách chế độ công vụ, công chức; đã thành lập Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách
chế độ công vụ, công chức của Bộ GTVT. Tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành.
- Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn
2013 - 2015 của Bộ GTVT. Triển khai Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan
ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” và hướng dẫn tự đánh
giá chấm điểm để xác định chỉ số CCHC 2012 của Bộ GTVT; tổng hợp bảng kết quả Tự
đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính của
Bộ GTVT năm 2012.
b) Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
-
Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngoài việc tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch
năm 2012, 2013, Bộ GTVT đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất như:
kiểm tra hoạt động của các cơ sở kiểm định, các đơn vị cung cấp thiết bị giám
sát hành trình xe ôtô; Thanh tra công tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy
phép lái xe cơ giới đường bộ; Thanh tra việc chấp hành các quy định về kinh
doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và hoạt động của bến
xe ô tô khách trên địa bàn các tỉnh.
-
Tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2013: Đã tiếp
nhận 257 đơn thư, trong đó đơn thư liên quan đến công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ 30%; không có khiếu kiện đông người; đã xử lý
toàn bộ số đơn thư được tiếp nhận hoặc hướng dẫn công dân, chuyển đơn đến các
cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
c) Công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí
- Công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về
PCTN tiếp tục được Bộ GTVT và các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo thực hiện, gắn với việc
tổ chức triển khai thực hiện kiểm điểm theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Ngày 08/3/2013, Bộ GTVT đã tổ chức
hội nghị triển khai công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng năm 2013;
triển khai Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
của Bộ Giao thông vận tải”. Triển khai xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng,
chống tham nhũng: bổ sung thành viên Ban chỉ đạo phối hợp thực hiện
công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT; phê duyệt và ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT”; ban hành Chỉ thị Tăng cường công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng của Bộ GTVT (Chỉ thị số 08/CT-BGTVT ngày 23/5/2013).
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Chương
trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ GTVT giai đoạn 2011-2015. Đã thực
hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu: lập,
thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết số
01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ.
- Đã giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên
năm 2013 để thực hiện điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu chung năm
2013; triển khai thực hiện tiết kiệm 30% chi phí đoàn ra nước ngoài; hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành mua sắm tài sản từ nguồn NSNN năm 2013
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tập trung chỉ đạo các đơn vị hành chính, sự
nghiệp công lập thuộc Bộ thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
- Trong lĩnh vực đầu tư XDCB: Đã chỉ đạo triển
khai các dự án cân đối được nguồn vốn và chỉ đạo các chủ đầu tư tổ chức thi
công trong phạm vi nguồn vốn cho phép, đồng thời tăng cường công tác quản lý đầu
tư nhằm nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án;
chấm dứt tình trạng thi công dàn trải, tăng cường giải quyết nợ đọng trong
XDCB. Công tác chuẩn bị đầu tư luôn chủ động đi trước một bước và tranh thủ được
ý kiến đóng góp của các ngành, địa phương để kịp thời triển khai khi có vốn,
các dự án chuẩn bị đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt.
- Tăng cường quản lý đất đai, sử dụng trụ sở làm
việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và
công trình phúc lợi công cộng: Đã hoàn thành cơ bản phương án sắp xếp, xử lý
các cơ sở nhà đất tại TP Hồ Chí Minh; đang tiếp tục xử lý các cơ sở nhà đất tại
các tỉnh, thành phố khác theo quy định.
2. Dự kiến thực
hiện 6 tháng cuối năm
a)
Công tác cải cách hành chính
- Đẩy mạnh triển khai công tác cải
cách thủ tục hành chính; rà soát, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 về
việc đẩy mạnh chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011- 2020. Tiếp tục triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin xây dựng phòng họp trực tuyến, điều hành trực tuyến bằng
hình ảnh và quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng GTVT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, trong
chỉ đạo điều hành.
b) Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ
chức triển khai và hoàn thành toàn diện các cuộc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch
năm 2013 đã được Bộ GTVT phê duyệt; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cuộc thanh
tra, kiểm tra đang tiến hành đảm bảo chất lượng, tiến độ; Chuẩn bị lực lượng và
các phương án sẵn sàng tiến hành các cuộc thanh tra, xác minh giải quyết đơn
thư KNTC thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT; Phối hợp tốt với các đoàn thanh tra của
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán NN khi thực hiện các cuộc thanh tra đối với các
đơn vị do Bộ GTVT quản lý; Thực hiện tốt công tác theo dõi, xử lý sau thanh
tra.
- Chủ động tổ chức công tác tiếp
công dân, kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công
dân theo Đề án đổi mới công tác tiếp dân được ban hành theo Quyết định số
858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 07/2011/TT-TTCP
ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn
vị trực thuộc xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo
kéo dài.
- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết
số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia PCTN đến năm
2020.
- Tổ chức tập huấn trong toàn lực
lượng Thanh tra chuyên ngành GTVT về Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 31/5/2013 quy định
về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành GTVT, kết hợp với việc tổng kết, hướng
dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động
thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách; quản
lý, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình; công tác quản lý và bảo trì
hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT và việc phát hiện, xử lý xe quá tải trọng đường bộ
theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch dự thảo và ban
hành các Thông tư của Bộ GTVT (dự kiến có 08 Thông tư) hướng dẫn thực hiện Luật
Thanh tra 2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và Nghị định số 57/2013/NĐ-CP.
- Xây dựng và ban hành Quy chế
thanh tra công vụ của Bộ GTVT.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào
tạo lại đội ngũ CBCC-TTV làm công tác thanh tra dưới nhiều hình thức nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
hoạt động thanh tra.
- Tổ chức đoàn kiểm tra của Bộ
GTVT tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động của lực lượng Thanh tra các Sở
GTVT nhằm kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành Thông tư số 02/2008/TT-BGTVT ngày
04/3/2008 Bộ GTVT ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác xây dựng lực lượng (quy
hoạch, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp cán bộ; tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh
nghiệp vụ thanh tra…).
- Tiếp tục đẩy nhanh triển khai việc
thực hiện Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra
giao thông vận tải” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
321/QĐ-TTg ngày 05/3/2011.
c) Công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí
- Tiếp tục phối hợp tổ chức các
hình thức tuyên truyền có hiệu quả về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục thực hiện phương
hướng của Ban chỉ đạo phối hợp PCTN năm 2013; tiếp nhận, xử lý tốt các
thông tin tố cáo về tham nhũng; Hoàn thiện kế hoạch cụ thể để triển khai
thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
của Bộ Giao thông vận tải” trong toàn ngành.
Phần 4.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả nổi
bật đạt được
- Đã chủ động, kịp thời triển khai
thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; ngay từ đầu năm, khi Chính phủ ban hành các Nghị quyết số
01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, Bộ GTVT đã ban hành các Chương trình hành động
thực hiện các Nghị quyết nói trên, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm nhiều lĩnh
vực của ngành GTVT đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.
- Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ
thống văn bản QPPL đã có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng được tiến độ, chất lượng;
góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực GTVT.
- Năm đầu tiên kể từ trước tới nay,
đã ký hợp đồng theo hình thức BOT cho 20 dự án (16 dự án mở rộng QL1, 03 dự án
mở rộng QL14 và 01 dự án cải tạo mặt đường QL5), với tổng giá trị vốn huy động
cam kết của các nhà đầu tư là trên 50.000 tỷ đồng và dù kiÕn giải ngân từ nay đến
2016. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành GTVT thực hiện thành công các Nghị
quyết của Đảng, Chính phủ và Quốc hội về phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao
thông trong bối cảnh nguồn vốn NSNN rất hạn hẹp và khó khăn.
- Thực hiện năm “Kỷ cương, chất lượng,
tiến độ công trình giao thông”, công tác bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình
đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm 2013; vì vậy,
nhiều dự án, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng yêu cầu;
kịp thời phát hiện, xử lí và có các giải pháp khắc phục những sai sót ảnh hưởng
đến chất lượng công trình.
- Cùng với việc phát huy hiệu quả
Quỹ bảo trì đường bộ trung ương, các đề án phân cấp, xã hội hóa công tác duy
tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
và hàng hải đã được triển khai xây dựng đồng bộ; bước đầu đã tạo ra cơ chế tích
cực trong công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
- Công tác hợp tác quốc tế, hội nhập
quốc tế ngành GTVT đã được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác xúc tiến kinh tế đối
ngoại; đạt được nhiều cam kết, thỏa thuận trong hỗ trợ vốn để phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông; mở rộng được thị trường vận tải quốc tế,...
- Công tác cải cách hành chính, cải
cách thủ tục hành chính đã có nhiều tiến bộ; kỷ cương, chất lượng, hiệu quả
công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được nâng
lên một bước.
2. Những tồn tại,
hạn chế
- Một số dự thảo văn bản QPPL, đề
án chậm trình so với kế hoạch. Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các
văn bản QPPL và việc tổ chức thực hiện các đề án còn hạn chế, chưa bảo đảm được
mục tiêu đề ra.
- Tình hình trật tự an toàn giao
thông vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng
trên đường bộ còn cao. TNGT mặc dù đã giảm về số vụ, số người bị thương nhưng vẫn
tăng trên 5% số người chết so với cùng kỳ năm 2012; trong đó có trách nhiệm của
các lực lượng chức năng thực thi công vụ như tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm
vẫn chưa tốt; công tác cấp giấy phép kinh doanh vận tải, công tác đăng kiểm
phương tiện, quản lý người lái của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp
chưa chặt chẽ, kết quả kéo giảm TNGT chưa bền vững, gây lo lắng, bức xúc trong
dư luận xã hội.
- Do
ảnh hưởng suy giảm chung của nền kinh tế, sản lượng vận tải trên các lĩnh vực
tăng thấp so với cùng kỳ năm 2012, chưa đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra (vận
tải hàng hoá tăng trưởng 8 - 9%; vận tải hành khách tăng 9 - 10%).
- Một
số công trình chưa đáp ứng về tiến độ; chất lượng mặt đường bê tông nhựa tại một
số công trình cầu, đường chưa bảo đảm theo yêu cầu, đang được khẩn trương khắc
phục.
- Kết quả thực hiện xây lắp, giải
ngân một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là vốn WB chậm và thấp so với yêu
cầu. Nguyên nhân hầu hết do công tác GPMB nhiều dự án rất chậm; ngoài ra, năng
lực quản lý, tổ chức thi công của một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công còn chưa
đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác cải cách hành chính, cải
cách thủ tục hành chính ở một số cơ quan, đơn vị thực hiện còn chậm, kết quả thực
hiện chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh tại
một số doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được việc làm cho người
lao động, tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn; công tác cổ phần hóa
tại một số ít doanh nghiệp có khó khăn về tài chính, phải xử lý qua mua bán nợ
nên chậm tiến độ so với yêu cầu.
Phần 5.
KẾ HOẠCH 2014-2015 VÀ KH
2014
A. kế hoạch đầu
tư phát triển.
I. Cơ sở xây dựng
kế hoạch
1. Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của TTg CP về việc xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chỉ thị
số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của TTgCP về tăng cường quản lí đầu tư từ NSNN
và vốn TPCP; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của TTgCP về những giải pháp
chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và
dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2015
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 4480/BKHĐT-TH ngày 28/6/2013, số 4669/BKHĐT-TH
ngày 05/7/2013 và 4686/BKHĐT-TH ngày 06/7/2013; Thông tư số
90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân
sách nhà nước năm 2014.
2. Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày
16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020; chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT các chuyên ngành đã được TTgCP
phê duyệt;
3. Căn cứ các mục tiêu chủ yếu KH
phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
10/2011/QH13 ngày 08/11/1011
II. Nguyên tắc
xây dựng kế hoạch.
1. NSNN: Trong cân đối vốn phải tập
trung bố trí vốn để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc
gia; các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng trước năm 2013;
thanh toán nợ XDCB; các dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành 2014; vốn đối ứng
các dự án ODA; các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa bố trí
đủ vốn để hoàn thành; trả nợ ứng trước KH; số vốn còn lại bố trí cho các dự án
chuyển tiếp theo tiến độ được phê duyệt; chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các dự
án thực sự cấp bách, xác định rõ nguồn vốn và có khả năng cân đối, đủ thủ tục đầu
tư theo quy định trước ngày 31/10/2013.
2. Vốn TPCP: Chỉ bố trí vốn cho các dự
án nằm trong danh mục đã được giao giai đoạn 2012-2015; ưu tiên các dự án hoàn
thành đến 2013; dự kiến hoàn thành 2014; còn lại bố trí vào 2015; điều chỉnh vốn
giai đoạn KH 2012-2015 nếu thấy cần thiết để phát huy hiệu quả đầu tư; tách
riêng TMĐT phần vốn còn thiếu ở các dự án tạm dừng, giãn hoãn tiến độ ra sau
2015 để đề xuất huy động nguồn NSNN và các nguồn khác để thực hiện.
III. Kế hoạch
đầu tư phát triển 2 năm 2014-2015 và riêng 2014 (Bộ GTVT trực tiếp quản lí).
Nhu cầu vốn
(phương án chọn).
1. Ngân sách nhà nước:
Nhu cầu vốn NSNN dành cho 2
năm 2014-2015 rất lớn, đặc biệt là vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ
Hiệp định đã kí với các nhà tài trợ; vốn cho các dự án chuyển tiếp trong nước
hoàn thành 2014-2015. Ngoài ra còn phải bố trí 15.319 tỷ (không kể ứng đầu tư
XD đường cao tốc TP-HCM-Trung Lương) để trả nợ các khoản ứng trước và khởi công
mới một số dự án quan trọng cấp bách đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Chính phủ. Cụ thể:
a) Vốn cho các dự án ODA: 24.996,5 tỷ
Trong giai đoạn 2014-2015, có 57 dự
án ODA (44 dự án nhóm A, 13 dự án nhóm B, C) được triển khai, với TMĐT 317.802
tỷ (NN 258.602 tỷ, đối ứng 59.200 tỷ). Đã bố trí KH từ đầu tự án đến hết 2013
là 83.956 tỷ (trong đó vốn NN 61.126 tỷ; đối ứng: 22.830 tỷ). Giai đoạn
2014-2015 cần 24.926,5 tỷ; trong đó vốn NN: 7.494,5 tỷ (sẽ giải ngân thực tế
theo tiến độ Hiệp định), vốn đối ứng 17.432 tỷ. Riêng năm 2014, nhu cầu
vốn đối ứng lên tới 12.803 tỷ, trong đó bố trí cho các dự án hoàn thành là 5.090
tỷ; còn lại 7.713 tỉ chủ yếu tập trung vào công tác GPMB các dự án
có quy mô lớn, khởi công mới (cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Đà Nẵng –
Quảng Ngãi, kết nối khu vực Trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long...). Nếu số vốn
này được bố trí đủ, năm 2014 có 9 dự án hoàn thành; năm 2015 có 5 dự án hoàn
thành; ngoài ra một số dự án lớn đến nay công tác kiểm đếm, phương án GPMB và
KH đền bù GPMB đã được duyệt, có thể chi trả ngay đền bù GPMB trong quý IV/2013
và năm 2014 như: dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự án đường cao tốc
Bến Lức – Long Thành, dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,
dự án tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi,...
(Biểu kế hoạch chi tiết xem phụ
lục 1)
b) Vốn cho các dự án giao thông trong nước: 11.387
tỷ
(1) Trả nợ KLHT các dự án đã hoàn thành bàn giao
đưa vào khai thác sử dụng từ trước năm 2013: 50,6 tỷ;
Bao gồm 9 dự án, TMĐT 3.502 tỷ; đã bố trí vốn đến hết
2013 là 3.167 tỷ còn thiếu 50,6 tỷ bố trí năm 2014 để trả nợ KLHT;
(2) Các dự án chuyển tiếp: 9.226 tỷ.
- Có 31 dự án, TMĐT 18.042 tỷ, đã được bố trí vốn đến
hết 2013 là 4.816 tỷ, còn thiếu 12.622 tỷ để hoàn thành toàn bộ dự án. Theo
tính chất cấp bách và tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, giai đoạn 2014-2015
nhu cầu vốn cần bố trí 9.226 tỷ. Cụ thể:
+ Các dự án dự kiến hoàn thành 2014: 1.090 tỷ; có 8
dự án, TMĐT 3.805 tỷ, đã bố trí KH từ đầu tự án đến hết 2013 là 2.605 tỷ; năm
2014 bố trí 745 tỷ.
+ Các dự án dự kiến hoàn thành 2015: 5.236 tỷ; có
13 dự án, TMĐT 8.277 tỷ, đã bố trí KH từ đầu tự án đến hết 2013 là 1.647 tỷ;
năm 2014 bố trí 2.736 tỷ.
+ Các dự án dự kiến hoàn thành sau 2015: 2.900 tỷ;
có 10 dự án TMĐT 5.959 tỷ, đã bố trí KH từ đầu dự án đến hết 2013 là 563 tỷ,
năm 2014 dự kiến 1.450 tỷ.
(3) Các dự án khởi công mới: 2.110 tỷ, trong đó năm
2014 là 760 tỷ, năm 2015 là 1.350 tỷ.
Có 12 dự án quan trọng cấp bách (TMĐT
8.112 tỷ) cần khởi công mới, đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Chính phủ.
(Chi tiết xem phụ lục 3)
(4) Trả nợ ứng trước KH2014 theo
các quyết định của TTgCP: 307 tỷ (chưa kể số vốn đã ứng từ các năm trước nhưng
chưa cân đối được nguồn để hoàn ứng). Năm 2013 TTgCP đã có các văn bản số
464/TTg-KTTH ngày 28/3/2013, số 662/TTg-KTTH ngày 13/5/2013 cho ứng trước KH
2014 là 307 tỷ; bao gồm : các dự án CBĐT 107 tỷ, dự án QL6 Hòa Bình 200 tỷ.
c) Vốn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn 2014-2015 có 166 dự án cho
phép chuẩn bị đầu tư với tổng dự toán khoảng 1.194 tỷ đồng; trong đó vốn đã được
thanh toán 307 tỷ đồng; năm 2013, TTgCP đã giao 114 tỷ (trong đó ứng trước 107
tỷ). Nhu cầu vốn cho giai đoạn 2014-2015 là 590 tỷ, riêng kế hoạch 2014 nhu cầu
462 tỷ đồng.
(Chi tiết xem phụ lục 4)
d) Các dự án C-K: 30,3 tỷ, trong đó: năm 2014 là 18,3 tỷ, năm 2015 là 12 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 7)
đ) Các dự án thuộc khối khác:
1.497 tỷ, trong đó: năm 2014 là 753 tỷ, năm 2015 là
744 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 5)
e) Các dự án chương trình mục
tiêu biển đông hải đảo: 466 tỷ, trong đó: năm 2014
là 260 tỷ, năm 2015 là 206 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 6)
g) Vốn NSNN góp cho các dự án
BOT, BT, PPP..: 3.119 tỷ, trong đó: năm 2014 là
1.160 tỷ, năm 2015 là 1.959 cho 09 dự án.
Tổng số có 34 dự án BOT, BT,
PPP..., trong đó có 09 dự án cần NSNN tham gia và đã được giao KH từ năm 2013 về
trước, năm 2014 – 2015 cần tiếp tục bố trí vốn để thực hiện (đặc biệt có dự án
PPP đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vốn góp cho GPMB lên tới hơn 2.000 tỷ).
(Chi tiết xem phụ lục 10)
2. Trái phiếu Chính phủ: 13.000 tỷ
Trên cơ sở KH vốn giai đoạn 2012-2015
được giao (40.042 tỉ), KH 2012 đã được giao 10.290 tỉ, KH 2013 đã giao 13.000 tỉ,
Bộ GTVT dự kiến KH 2014 khoảng 13.000 tỉ ( bao gồm hoàn ứng trước KH năm 2012
là 451,164 tỉ), số vốn còn lại (3.752 tỉ) sẽ giải ngân trong năm 2015.
Do các dự án đang triển khai KH 2012, 2013 nên trong quá trình thực hiện còn nhiều phát
sinh cần điều hòa, điều chỉnh kế hoạch năm 2012, 2013 và KH giai đoạn
2012-2015. Để có thông tin chuẩn xác, Bộ GTVT đề nghị vẫn ghi danh mục các dự
án đã bố trí hết KH giai đoạn 2012-2015 trong các năm KH 2012, 2013 để thuận lợi
cho công tác điều hành, quản lý KH (do một số dự án sau khi quyết toán cần bổ
sung để trả quyết toán, một số dự án cân đối lại KH giai đoạn đã được bố trí để
điều hòa, điều chỉnh cho các dự án khác).
Sau khi được thông báo chỉ tiêu KH vốn
2014, Bộ GTVT sẽ đăng kí lại cho phù hợp với mức vốn được giao và tiến độ của
các dự án.
3. Các dự án TPCP đã giao giai đoạn
2012-2015 nhưng còn thiếu vốn để hoàn thành:
a. Sau khi rà soát các dự án và cân đối
với kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 đã được bố trí (bao gồm cả các dự án
chưa được giao KH vốn GĐ 2012-2015) còn thiếu khoảng 60.363 tỉ, cụ thể:
- Các dự án có trong kế hoạch vốn GĐ 2012-2015:
50.816 tỉ.
- Các dự án chưa có trong KH giai đoạn 2012-2015:
9.547 tỉ (trong đó có dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu là 9.389 tỉ).
b. Về 37 dự án phải phân kì đầu tư, tạm dừng, giãn
tiến độ đến sau năm 2015:
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Bộ GTVT đã tập trung rà
soát các dự án đầu tư đã được giao kế hoạch năm 2011 bằng nguồn vốn NSNN và vốn
TPCP; đã cùng với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính rà soát chi tiết từng dự án để lên
phương án điều chuyển vốn cho các dự án hoàn thành năm 2011 theo đúng tinh thần
của Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Đặc biệt
thực hiện văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 về hướng dẫn thực hiện Chỉ
thị của TTgCP về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn NSNN và TPCP để xây dựng
danh mục ưu tiên xây dựng nhu cầu kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015, KH
2012.
Theo các tiêu chí quy định, Bộ GTVT
có 37 dự án thuộc đối tượng phân kì đầu tư, tạm dừng, giãn tiến độ đến sau 2015
là các dự án mới khởi công nên không đáp ứng được tiêu chí, để tránh lãng phí
phần vốn đã đầu tư, Bộ GTVT đã kiến nghị và được TTgCP chấp thuận bố trí vốn để
hoàn thành đến điểm dừng kĩ thuật là 10.821 tỷ, phải giãn đầu tư ra sau năm
2015 khoảng 52.000 tỷ (có một số dự án dự kiến điều chỉnh TMĐT). Ngày
08/01/2013, Bộ GTVT đã có quyết định số 64/QĐ-BGTVT công bố danh mục các dự án
sử dụng nguồn vốn TPCP phân kì đầu tư, tạm dừng, giãn tiến độ đến sau năm 2015.
Việc phải phân kì đầu tư, tạm dừng, giãn tiến độ đến sau năm 2015 gây ra nhiều
thiệt hại, lãng phí.
(Chi tiết xem phụ lục 9)
4. Các dự án chưa có nguồn.
Trong những năm qua, để chủ động kêu
gọi vốn đầu tư, trên cơ sở quy hoạch phát triển GTVT đã duyệt, Bộ GTVT đã cho
phép CBĐT 281 dự án với TMĐT 666.691 tỷ. Tuy nhiên nguồn NSNN hàng năm giao cho
Bộ GTVT rất hạn hẹp, không thể cân đối bố trí được. Đối với các dự án xây dựng
cầu vượt giao cắt QL1 với đường sắt Bắc Nam, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố
trí bằng nguồn TPCP lấy trong dự án mở rộng QL1 để thực hiện, các dự án còn lại
đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn giai đoạn 2014-2015 để Bộ GTVT triển
khai xây dựng.
(Chi tiết xem phụ lục 10)
5. Huy động vốn ngoài NSNN (BOT,
BT…):
Dự kiến huy động được từ vốn của nhà
đầu tư các dự án BOT, BT... giai đoạn 2014-2015 được 65.332 tỷ với tổng số 34 dự
án trong đó có 17 dự án BOT nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 và 03 dự án BOT nâng cấp
mở rộng Quốc lộ 14, trong đó: năm 2014 là 43.755 tỷ, năm 2015 là 21.577 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 8)
6. Mở rộng QL 1 và QL 14 đoạn qua
Tây Nguyên (dự kiến sử dụng nguồn vốn TPCP): dự kiến nhu cầu vốn 2014-2015 khoảng
40.000 tỷ.
Theo dự kiến
phân bổ của Bộ KH&ĐT.
1. Vốn NSNN giai đoạn 2014-2015: Dự kiến của Bộ KH&ĐT phân bổ cho Bộ GTVT vận
tải 13.240,7 tỷ trong đó 484,2 tỷ vốn cho các lĩnh vực (giáo dục, quản lí nhà
nước, khoa học công nghệ, thông tin, chuẩn bị đầu tư….) còn lại 12.756,5 tỷ vốn
thực hiện dự án giao thông, bao gồm vốn nước ngoài (NN) 7.494,5 tỷ; vốn trong
nước 5.262 tỷ. Với số vốn dự kiến này rất thấp so với nhu cầu (13.240,7 tỷ/41.930
tỷ, tương đương 31,6%), chỉ tính riêng vốn đối ứng các dự án ODA, năm 2014-2015
cần tới 17.502 tỷ. Bộ GTVT dự kiến năm 2014: 8.602,5 tỷ, năm 2015: 4.638,2 tỷ.
Cụ thể:
a) Vốn NN: 7.494,5 tỷ, trong đó 2014
bố trí 4.000 tỷ; 2015 bố trí 3.494,5 tỷ
(Chi tiết xem phụ lục 1)
b) Vốn đối ứng: 3.550 tỷ, trong đó
2014 bố trí 3.110 tỷ; 2015 bố trí 440 tỷ;
(Chi tiết xem phụ lục 1)
c) Vốn các dự án giao thông trong
nước : 1.362 tỷ; năm 2014 bố trí 820 tỷ; 2015 bố trí 542 tỷ. Do dự kiến phân bổ
thấp nên chỉ khởi công 3 dự án quan trọng cấp bách, bao gồm:
- Dự án QL91 (Tiểu dự án 2 đoạn
Km14-Km50+889) có TMĐT 2.513 tỷ, đây là dự án cấp bách để thực hiện đồng bộ với
dự án WB5. Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho sử dụng vốn NSNN để thực hiện từ năm
2011. Năm 2014-2015 cần 1.300 tỷ, trong đó năm 2014 là 500 tỷ, năm 2015 là 800
tỷ.
- Dự án đầu tư thảm tăng cường mặt đường,
cải tạo đường cong, kiên cố hóa công trình phòng hộ, chỉnh lý tuyến tránh các
đoạn sụt trượt QL12 đoạn Km102-Km139 tỉnh Điện Biên có TMĐT 315 tỷ, đây là dự
án đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới theo đối tượng ứng vốn tại Nghị
quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Giai đoạn 2014-2015 cần 311 tỷ,
trong đó năm 2014 là 200 tỷ, năm 2015 là 111 tỷ.
- Dự án cầu Long Bình để thực hiện đồng
bộ với phía cầu bên Campuchia dự kiến khởi công tháng 10/2013; TMĐT: 799 tỷ, vốn
NSNN phía Việt Nam 370 tỷ, phía Campuchia 429 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 3)
d) Chuẩn bị đầu tư: 130,2 tỷ; năm
2014 bố trí 125,2 tỷ, 2015 bố trí 5 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 4)
đ) Khối khác (giáo dục, KHCN,
QLNN, Thông tin, tài nguyên môi trường...): 294 tỷ, trong đó 2014 dự kiến 184,3
tỷ; 2015: 109,7 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 5)
e) Biển đông –Hải đảo: 60 tỷ,
trong đó 2014 dự kiến 48 tỷ, 2015: 12 tỷ
(Chi tiết xem phụ lục 6)
g) Vốn NSNN góp các dự án BOT,
PPP..: 350 tỷ, trong đó: năm 2014 là 205 tỷ, năm 2015 là 145 tỷ.
(Chi tiết xem phụ lục 10)
2. Trái phiếu Chính phủ
Trên cơ sở KH vốn giai đoạn 2012-2015
được giao (40.042 tỉ), KH 2012 đã được giao 10.290 tỉ, KH 2013 đã giao 13.000 tỉ,
Bộ GTVT dự kiến KH 2014 khoảng 13.000 tỉ, số vốn còn lại 3.752 tỉ (trong đó bao
gồm hoàn ứng trước KH năm 2012 là 451,164 tỉ. Theo hướng dẫn của Bộ KHĐT KH ứng
từ năm 2011 trở về trước thì KH năm 2014 chưa hoàn ứng) sẽ giải ngân trong năm
2015.
Do các dự án đang triển khai KH 2012, 2013 nên trong quá trình thực hiện còn nhiều
phát sinh cần điều hòa, điều chỉnh kế hoạch năm 2012, 2013 và KH giai đoạn
2012-2015. Để có thông tin chuẩn xác, Bộ GTVT đề nghị vẫn ghi danh mục các dự
án đã bố trí hết KH giai đoạn 2012-2015 trong các năm KH 2012, 2013 để thuận lợi
cho công tác điều hành, quản lý KH (do một số dự án sau khi quyết toán cần bổ
sung để trả quyết toán, một số dự án cân đối lại KH giai đoạn đã được bố trí để
điều hòa, điều chính cho các dự án khác).
Sau khi được thông báo chỉ tiêu KH vốn
2014, Bộ GTVT sẽ đăng kí lại cho phù hợp với mức vốn được giao và tiến độ của
các dự án.
3. Huy động vốn ngoài NSNN: giai đoạn 2014-2015 là 65.332 tỷ, trong đó: năm 2014 là 43.755 tỷ, năm
2015 là 21.577 tỷ.
- Tiếp tục thực hiện các dự án đang triển
khai (cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, cao tốc Hà Nội – Lào Cai...).
- Tập trung triển khai xây dựng các dự
án BOT mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14).
(Chi tiết xem phụ lục 10)
* Các dự án khởi công hoàn
thành
Nếu bố trí đủ vốn theo nhu cầu, giai
đoạn 2014-2015 các dự án có thể khởi công, hoàn thành như sau:
- Dự kiến khởi công mới một số dự
án lớn: Dự án Đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi;
Đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng
MêKông; Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Dự án QL279 Phố Ràng - Khau Co tỉnh
Lào Cai; QL279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô tỉnh Hà Giang; QL37 Km280-Km340 tỉnh
Yên Bái; QL38B tỉnh Nam Định; QL49B Thuận An - Tư Hiền QL1A tỉnh Thừa Thiên Huế;
QL8A đoạn Km37-Km85 tỉnh Hà Tĩnh; QL63 Km74-Km112 tỉnh Cà Mau; QL91 - Tiểu dự
án 2 Km 14-Km50; Đầu tư tăng cường thảm BTN, kiên cố hóa QL12 Điện Biên; Xây dựng
nút giao cắt giữa QL46 với đường sắt Bắc Nam tỉnh Nghệ An....
- Dự kiến hoàn thành một số dự án
lớn: Dự án Giao thông nông thôn 3; Dự án Đường hành
lang ven biển phía Nam địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Xà Xía tỉnh Kiên Giang đến
giao QL1 Km225+200 TP Cà Mau; Dự án phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc bộ
(WB6); Đường nối sân bay Nội Bài - cầu Nhật Tân; Dự án đầu tư xây dựng đường sắt
đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện);
Nâng cấp mạng lưới tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng phía Bắc lần thứ 2 (QL217); Cầu
Trà Linh; QL1 đoạn TX Đông Hà - TX Quảng Trị; Công trình khắc phục tình trạng sạt
lở QL6 tỉnh Hòa Bình; Cầu Phố Lu tỉnh Lào Cai; QL12 tỉnh Lai Châu; Dự án thành
phần đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình
với QL1; Dự án đầu tư xây dựng QL14C đoạn từ ngã ba đi Lộc Ninh Km 393+600 đến
hết địa phận tỉnh Đắc Nông và đoạn nối QL 14C từ Km397+500 đến cửa Khẩu Bu
Prăng (kể cả cầu Đắk Đang); Đường Sipaphin - Mường Nhé; Tuyến N2 (Củ Chi - Đức
Hòa, Thạnh Hóa - Mỹ An); Đường HCM (Đường hoàn trả Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, QL14 đoạn
qua TP Pleiku, đoạn qua TP Buôn Mê Thuột, đoạn qua Kon Tum - Pleiku, cầu Ngọc
Tháp, cầu Năm Căn; Dự án nâng cấp luồng vào cảng Cửa Việt; Dự án XD sân đỗ máy
bay nhà ga hành khách T2 CHK Quốc tế Nội Bài...
* Năng lực tăng thêm: nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới khoảng 230 km
đường quốc lộ, 9.000 md cầu; 940 km đường giao thông nông thôn; 13 km đường sắt,
1.150m cầu đường sắt; nâng cấp 350 km đường thủy nội địa, 980m đê ngăn biển; 2
cảng biển lớn (Cái Mép – Thị Vải, Lạch Huyện); xây dựng 182.000 m2 sân đỗ mỏy
bay đến cấp F, kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy 12 điểm.
B. các lĩnh vực
quản lí nhà nước
1. Xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật
- Tiếp
tục rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các hoạt động giao thông vận tải, đảm bảo đáp ứng kịp thời những
yêu cầu đặt ra với ngành.
-Văn
bản trình Chính phủ: Dự kiến năm 2014, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ 01 dự án Luật
và 01 dự thảo Nghị định.
- Văn
bản QPPL do Bộ GTVT ban hành: 10 văn bản.
2. Công tác
quy hoạch
- Nâng cao công tác quản lý và tổ chức
thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Nâng
cao năng lực công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch GTVT”.
- Tiếp tục rà soát các chiến lược,
quy hoạch phát triển của ngành để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu
cầu Nghị quyết số 13-NQ/TW, định hướng cho đầu
tư cơ sở hạ tầng giao thông; bảo đảm các chiến lược, quy hoạch có tầm nhìn xa
hơn, tạo cơ sở vững chắc để đầu tư phát triển hệ thống GTVT đồng bộ, hiệu quả.
Trong đó, tập trung giải trình để được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch
đã trình và tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm,
đường bộ cao tốc.
3. Vận tải
- Tiếp tục tuyền truyền, phổ biến và
hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hoạt
động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường hàng
không.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham
gia hoạt động kinh doanh vận tải, phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự
an toàn giao thông trong quản lý hoạt động vận tải.
- Dự kiến sản xuất
kinh doanh vận tải đạt tốc độ tăng trưởng từ 6,5% đến 7% về vận tải hàng hóa;
6% đến 6,5% về vận chuyển hành khách.
Hàng thông qua cảng
biển dự kiến đạt 311 triệu tấn, tăng 7% so với năm
2013.
4. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Năm 2014 tiếp tục là năm An toàn giao
thông và triển khai quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ bảo
đảm trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc
từ 5-10% so với năm 2013 cụ thể:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường
sắt, đường biển và đường hàng không (sau khi các Nghị định
đã ban hành).
+ Phối hợp với Tổng cục ĐBVN triển
khai đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ.
+ Thực hiện những nhiệm vụ được giao theo Chương
trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện “Chỉ thị số 18-CT/TW ngày
04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” ban hành kèm theo Quyết định số 620/QĐ-BGTVT ngày 14
tháng 3 năm 2013 của Bộ GTVT.
+ Đôn đốc thực hiện Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày
24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2012 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng
tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
5. Công nghiệp
Năm 2014, giá trị sản xuất công
nghiệp ước đạt 9.731 tỷ đồng - tăng 5,9%; doanh thu 8.741,5 tỷ - tăng 15,6% so
với năm 2013. Trong đó:
- Công nghiệp ô tô: Giá trị sản xuất
ước đạt 3540,3 tỷ đồng, giảm 4%; doanh thu đạt 3.604,7 tỷ đồng, giảm 4,2% so với
năm 2013. Sản phẩm chủ yếu: Sản xuất 1.665 xe chở khách, xe bus các loại; 2.404
xe tải các loại; lắp ráp 11.550 xe gắn máy...
- Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy: Giá trị sản xuất ước đạt 5.777 tỷ đồng, tăng 13,6%;
doanh thu ước đạt 4.808 tỷ đồng, tăng 38,6% so với năm 2013. Sản phẩm chủ yếu:
Bàn giao 66 tàu các loại; trong đó có: 3 tàu 5.000 CV, 10 tàu 6.000 CV và 57
tàu kiểm ngư, tàu kéo các loại.
6. Công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
Bộ được quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về
phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các
doanh nghiệp thực hiện quyết liệt tái cơ cấu theo Đề án đã được Thủ tướng Chính
phủ và Bộ GTVT phê duyệt. Chỉ đạo, triển khai thực hiện các bước tái cơ cấu Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty hàng hải Việt Nam theo Đề án
được phê duyệt.
- Hoàn tất các thủ tục chuyển 10 Công
ty mẹ của các Tổng công ty thuộc Bộ sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần
(lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp công ty cổ phần, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị với cơ
quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách;
xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành
công ty cổ phần; thực hiện lập các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hoá,
chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hoá).
- Hoàn thành cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng
công ty Hàng không Việt Nam theo đúng kế hoạch.
- Phối hợp với
các Tổng công ty thực hiện xử lý tài chính để chuyển các doanh nghiệp đã mất vốn
chủ sở hữu thành công ty cổ phần.
- Hướng dẫn Ban
Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành Đề án chuyển đổi thành doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện Nghị định số
61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát
tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với
doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Thực hiện giám sát đặc biệt đối với
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, lựa chọn một số chuyên đề để thực hiện
giám sát trực tiếp như: Việc thực hiện chính sách tiền lương, BHXH đối với người
lao động trong doanh nghiệp; Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quản lý tài chính, quản lý vốn tài sản tại doanh nghiệp; Việc chấp hành các
quyết định của chủ sở hữu, Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Điều lệ doanh
nghiệp.
- Tập trung nâng cao năng lực quản
trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp thuộc Bộ tương xứng với nguồn lực được giao. Đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước làm tốt vai trò là công cụ góp phần
điều tiết vĩ mô, định hướng sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
7. Công tác khoa học công nghệ và môi trường
a) Khoa học công nghệ
- Sẽ có 58 đề tài khoa học sẽ thực hiện
từ năm 2014, trong đó có 05 đề tài thuộc chương trình phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ trong lĩnh vực an toàn giao thông và phòng chống sụt trượt.
- Định hướng nghiên cứu KHCN cấp Bộ
GTVT năm 2014 tập trung nghiên cứu các lĩnh vực sau: Lựa chọn vật liệu và giải
pháp kết cấu phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế; Nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện
thiết bị phục vụ xây dựng các công trình GTVT theo công nghệ hiện đại nhằm thay
thế hàng nhập khẩu như thiết kế chế tạo hệ thống thủy lực dẫn động xe đúc trong
công nghệ thi công cầu đúc hẫng, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm độ bền
dai của bitum trên cơ sở cải tiến thiết bị kéo nén vạn năng,…; Nghiên cứu chế tạo
các thiết bị điện, điện tử phục vụ phát triển lĩnh vực công nghiệp trong ngành
GTVT như thiết kế hệ thống dự báo thủy động học luồng hàng hải tự động phục vụ
công tác hoa tiêu, nghiên cứu chế tạo máy điều dòng kỹ thuật số thông minh điều
khiển cấp nguồn cho hệ thống đèn hiệu sân bay,…; Hỗ trợ xây dựng, điều chỉnh bổ
sung định mức trong các lĩnh vực về công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ công
tác quản lý của Bộ GTVT.
b) Bảo vệ môi trường
Thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia: ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lược tiết kiệm, hiệu quả.
8. Công tác bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông
- Xây dựng và tổ
chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tiếp tục đẩy mạnh
việc phân cấp, xã hội hóa quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng
giao thông.
- Tiếp tục hoàn
thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng
giao thông.
- Rà soát, đề xuất
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông, các định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông.
9. Hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực GTVT
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc
tế mới, đồng thời sửa đổi, bổ sung và cập nhật các điều ước mà Việt Nam là
thành viên.
- Tiếp tục tăng cường hợp tác, thúc đẩy
kết nối GTVT với các nước láng giềng cũng như trong các khuôn khổ hợp tác đa
phương. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JICA,
Quỹ OPEC… để tìm nguồn vốn phat triển cơ sở hạ tầng GTVT. Tiếp tục tăng cường hợp
tác với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… để thu hút
nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ này.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành
GTVT trong việc tìm hiểu thị trường đầu tư, mở rộng thị trường lao động, khả
năng tham gia thi công công trình giao thông tại các nước.
- Làm việc với các tổ chức quốc tế
như IMO, ICAO, OD, ILO…, Đại sứ quán, Bộ GTVT các nước để đề nghị cử chuyên gia
sang giúp Việt Nam trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển, quản lý,
khai thác kết cấu hạ tầng GTVT cũng như hỗ trợ các chuyên gia Việt Nam sang học
tập kinh nghiệm. Triển khai thủ tục cử cán bộ thường trực tại các tổ chức IMO,
ICAO.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT; xây dựng chính sách về phát triển, quản
lý, khai thác kết cấu hạ tầng GTVT.
10. Công tác cải
cách hành chính; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
a) Cải cách hành chính
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung; Nâng cao chất lượng công
tác xây dựng pháp luật.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành
chính giữa Bộ GTVT với các cơ quan hành chính nhà nước khác và cải cách thủ tục
hành chính trong nội bộ Bộ GTVT; Kiểm soát các quy định về thủ tục hành chính
theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về Kiểm soát thủ tục
hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Thống kê, công
bố, cập nhật và công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
quy định hành chính và việc giám sát thực hiện thủ tục hành chính của các cơ
quan hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Thực hiện cung cấp dịch vụ công
trực tuyến theo đúng lộ trình được phê duyệt.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung
việc hướng dẫn quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý về giao thông vận tải trên địa bàn; Quy định chuyên môn, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam.
- Xây dựng cơ cấu công chức, viên
chức hợp với vị trí việc làm; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành
chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT; Thực hiện
các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức và cụ
thể hóa cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; Thực hiện các quy định về tuyển dụng,
sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý của cán bộ,
công chức, viên chức; Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức,
viên chức ngành GTVT.
- Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp cao, phù hợp với
yêu cầu trong thời kỳ mới.
Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
ngành và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tránh lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính, công bố, công khai minh bạch đầy đủ kịp thời thông tin, thủ tục
hành chính đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân
- Xây dựng, phân bổ dự toán thu,
chi ngân sách nhà nước năm 2014, tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách; Hoàn
thiện các cơ chế về quản lý tài chính thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT theo quy định
của nhà nước; Thực hiện giao cơ chế tự chủ về kinh phí 3 năm giai đoạn 2013 -
2015 cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT; Thực hiện xét duyệt quyết toán đối
với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đảm bảo đúng tiến độ và đúng quy định
hiện hành; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính
công, sử dụng các phần mềm về quản lý tài sản và quản lý ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ; Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quy trình xử lý công việc của các đơn vị hành chính; giữa các cơ quan,
đơn vị trực thuộc và giữa các cơ quan trực thuộc Bộ với tổ chức và cá nhân; Ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp; Xây dựng, áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Bộ GTVT và các
Tổng cục, Cục thuộc Bộ theo quy định tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày
20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg.
b) Phòng chống
tham nhũng
- Bám sát diễn biến các hoạt động
thanh tra, kiểm tra của năm 2013, kịp thời nắm bắt dư luận, thực hiện theo chỉ
đạo của Chính phủ và định hướng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
năm 2014 của Thanh tra Chính phủ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2014 sát với tình hình thực tiễn. Tập trung thanh tra, kiểm tra về một số lĩnh
vực sau: Thanh tra công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp; thanh
tra tài chính và hoạt động SXKD, quản trị doanh nghiệp trọng điểm ở Tổng công
ty thuộc Bộ; thanh tra công tác quyết toán nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án;
Thanh tra tại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các Dự án BOT, BT để kịp thời
phát hiện, điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh các văn bản QPPL liên quan, nhất
là đối với các dự án BOT đang được đồng loạt triển khai; Thanh tra trách nhiệm
của một số Chủ đầu tư, Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành trong công tác quản
lý các dự án đầu tư XDCB; Kiểm tra ngay trong quá trình triển khai các dự án,
phát hiện những sai xót, sai phạm kịp thời chấn chỉnh, tránh để xảy ra vụ việc
mới tiến hành thanh tra, gây bức xúc trong dư luận; Đẩy mạnh công tác kiểm tra
việc thực hiện các kết luận thanh tra theo Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày
12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ; Tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra (theo
diện rộng hoặc chuyên đề) đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT,
phá huỷ kết cấu hạ tầng GTVT như: Hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách; phát
hiện, xử lý xe quá tải trọng đường bộ; sử dụng thiết bị giám sát hành trình;
công tác quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè và hoạt động quản lý, duy tu các
tuyến đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác đường bộ, đào tạo sát hạch
lái xe, đăng kiểm phương tiện .v.v…Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu TNGT và chống ùn tắc giao thông, nhất
là tại các thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Chính phủ (số
30/NQ-CP ngày 01/3/2013) và Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện “Chỉ
thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”.
c) Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí
- Tăng
cường công tác tuyên truyền,
vận động cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành GTVT nhận thức đầy đủ ý nghĩa
của công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó nâng cao ý thức tiết
kiệm; biểu dương khen thưởng kịp
thời cán bộ, công chức, viên chức có thành tích trong công tác thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức vi phạm
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng kế hoạch Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
năm 2014, trong đó chú trọng đến chất lượng và tiến độ của các văn bản có liên
quan đến lĩnh vực tiết kiệm, chống lãng phí như các quy định về nâng cao chất
lượng tiến độ trong xây dựng cơ bản, các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên
ngành trong xây dựng cơ bản, trong quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng
GTVT…
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của TTgCP về tăng cường quản lí đầu tư từ NSNN và vốn
TPCP. Tăng cường công tác quản lý
đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tăng
cường phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh công tác GPMB và triển khai thi
công. Coi đây là giải pháp then chốt trong việc tiết kiệm, chống lãng phí trong
việc quản lý sử dụng vốn đầu tư đối với các dự án đang triển khai. Tiếp tục
nâng cao chất lượng, kỷ cương trong công tác thực hiện Luật đầu thầu và các văn
bản hướng dẫn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và giá cả hợp lý.
Tiếp tục đẩy nhanh công tác quyết toán dự án hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
- Tăng cường công tác quản lý thu,
chi NSNN đảm bảo đúng dự toán được giao, thực hiện thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời
các khoản thu vào ngân sách nhà nước năm 2014. Thực hiện các chỉ đạo của Chính
phủ về tiết kiệm chi thường xuyên năm 2014 theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện
các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí như công tác phí,
điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội
thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách và các
chi phí khác theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số
09/CT-TTg ngày 24/5/2013.
- Đẩy nhanh việc lập, hoàn chỉnh đề
án tái cơ cấu doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện;
đối với các doanh nghiệp đã được phê duyệt đề án phải triển khai thực hiện có
hiệu quả. Hoàn thành công tác cổ phần hóa năm 2014. Tiếp tục tổ chức cho các
doanh nghiệp đăng ký với Bộ GTVT thực hiện các giải pháp hạ giá thành, điều chỉnh
định mức kinh tế… để đảm bảo mục tiêu tiết giảm năm 2014. Tăng cường công tác
quản lý tài chính, tài sản đặc biệt chú trọng đến việc xử lý công nợ, điều chỉnh
tăng vốn điều lệ nhằm lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của doanh
nghiệp.
- Thực hiện việc mua sắm đầu tư
trang thiết bị tài sản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức, đúng trình tự theo quy định
tại Luật quản lý tài sản công và các văn bản hướng dẫn; tham gia thí điểm việc
mua sắm tài sản tập trung khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tiếp tục đẩy mạnh
xử lý các cơ sở nhà đất tại các tỉnh, Thành phố khác theo Quyết định số
09/2007/QĐ- TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử
lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, đặc biệt là các cơ sở nhà đất của các đơn vị
được điều chuyển về các Tổng công ty xây lắp của Bộ.
C. Giải pháp, kiến
nghị
1. Giải pháp
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành
sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực GTVT đặc
biệt là trong đầu tư XDCB.
- Tiếp tục xây dựng, rà soát bổ sung,
điều chỉnh các quy hoạch phát triển GTVT cho phù hợp tình hình phát triển KT-XH
theo Chương trình công tác của Chính phủ, Bộ GTVT.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của TTgCP về tăng cường quản lí
đầu tư từ NSNN và vốn TPCP, chỉ
triển khai thi công trong phạm vi nguồn vốn cho phép; chấm dứt tình trạng thi
công dàn trải, nợ đọng. Tăng cường công tác quản lý đầu tư nhằm nâng cao chất lượng
công trình, đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tăng cường phối hợp với các địa phương
để đẩy nhanh công tác GPMB; phấn đấu thực hiện và giải ngân 100% KH được giao, hoàn thành các dự án đã được giao đủ KH.
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc nhà đầu
tư BOT, BT huy động đủ vốn để đáp ứng tiến độ theo hợp đồng đã kí kết các dự án
ngoài ngân sách đang triển khai; đặc biệt tập trung vốn cho các dự án mở rộng
QL 1 và QL 14. Tiếp tục kêu gọi huy động mọi nguồn vốn để triển khai thực hiện
các dự án quan trọng, cấp thiết míi. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến
khích, ưu đãi đầu tư nhằm tăng tính thu hút, kêu gọi được vốn tư nhân đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trên cơ sở hài hòa lợi ích của nhà nước, của
nhà đầu tư và của nhân dân.
- Tăng cường công tác quản lý trong
hoạt động vận tải; triển khai quyết
liệt các giải pháp, nhiệm vụ, bảo đảm
trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và
giảm thiểu ùn tắc giao thông, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính; công khai minh bạch đầy đủ kịp thời thông tin đến
các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân; tiếp tục sắp xếp,
tổ chức lại và đổi mới doanh nghiệp, hoàn thành mục tiêu cổ phần hoá DNNN.
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh
mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức tài chính nhằm tranh
thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
- Tăng cường quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành
tiết kiệm, xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân vi phạm.
2. Kiến nghị.
Về các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN
- Đề nghị TTgCP xem xét bố trí vốn
giai đoạn KH 2014- 2015 và riêng năm 2014 theo phương án đề xuất của Bộ GTVT
(2014-2015: 41.930 tỷ; trong đó 2014: 25.543 tỷ), đây là mức vốn tối thiểu đáp ứng
thời gian thực hiện các dự án nhóm B hoàn thành 5 năm, nhóm C hoàn thành 3 năm
theo quy định. Số vốn này đủ để bố trí vốn đối ứng các dự án ODA, trả nợ KLHT
các dự án đã đưa vào khai thác sử dụng nhưng còn thiếu vốn; các dự án chuyển tiếp
dự kiến hoàn thành 2014-2015; hoàn trả các khoản nợ ứng trước KH 2014 và khởi
công mới một số dự án cấp bách đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Chính phủ; đúng Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của
TTg CP về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách
nhà nước năm 2014.
- Trong trường hợp NSNN khó khăn, bố
trí vốn theo số liệu dự kiến phân bổ KH 2014-2015 (tại văn bản số 4686/BKHĐT-TH
ngày 06/7/2013) của Bộ KH&ĐT, đề nghị TTgCP, Bộ KH&ĐT ưu tiên tập trung
vốn cho KH 2014, trong đó tạm thời chưa thu hồi vốn ứng trước KH 2014 theo các
quyết định của TTgCP; KH 2015 đề nghị TTgCP xem xét cho bổ sung hoặc ứng trước
KH 2016 để thực hiện KH 2015.
- Về các dự án cấp bách thuộc khối
khác (Dự án CK; các dự án y tế, cấp nước và xử lý nước thải; tăng cường năng lực
thanh tra giao thông...) theo số liệu dự kiến phân bổ KH 2014-2015 (tại văn bản
số 4686/BKHĐT-TH ngày 06/7/2013) của Bộ KH&ĐT chưa được bố trí vốn, đề nghị Bộ KH&ĐT xem xét, bổ sung vào KH 2014-2015
để đủ điều kiện triển khai, thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP:
- Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Bộ GTVT đã quyết định tạm dừng,
giãn tiến độ 37 dự án (bao gồm cả các dự án phải phân kì đầu tư). Các công
trình đình hoãn đều đang trong giai đoạn thi công nền đường, móng đường…, chỉ bố
trí một ít vốn để xử lý tạm thời về an toàn giao thông; hiện nay những tuyến đường
này đều đã xuống cấp, các địa phương có dự án đi qua đều có kiến nghị cho thi
công tiếp để đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông, phát triển kinh tế và đảm bảo
an sinh xã hội. Thực hiện chỉ đạo của TTgCP và yêu cầu của Bộ KH&ĐT, Bộ
GTVT đã tách riêng TMĐT các hạng mục, dự án tạm dừng nói trên. Nhu cầu vốn để
hoàn thành các dự án tạm dừng giãn tiến độ khoảng 52.053 tỷ đồng. Kiến nghị
TTgCP xem xét báo cáo Quốc hội bổ sung vốn TPCP hoặc bổ sung NSNN hàng năm bằng
nguồn riêng để hoàn thành sớm đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả đầu
tư, tránh lãng phí do đầu tư dở dang chưa hoàn chỉnh nên kết cấu công trình bị
phá hoại theo thời gian.
- Về các khoản nợ ứng trước NSNN
Tính đến nay, TTgCP đã cho Bộ GTVT ứng
trước NSNN 15.319 tỷ (không kể ứng đầu tư XD đường cao tốc TP-HCM-Trung Lương)
chưa có nguồn để hoàn ứng; trong khi NSNN hàng năm bố trí cho Bộ GTVT rất hạn hẹp,
chỉ tập trung vốn đối ứng các dự án ODA. Đề nghị TTgCP, các Bộ KH&ĐT, Tài
chính xem xét tháo gỡ khó khăn bằng việc thu xếp nguồn vốn riêng để trả không
trừ vào KH hàng năm phân bổ cho Bộ GTVT.