BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/CĐ-TCĐBVN
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 4 năm 2022
|
CÔNG ĐIỆN
VỀ
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5/2022
|
Tổng Cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam điện:
- Các Cục Quản lý đường bộ I, II, III, IV;
- Các Sở Giao thông vận tải; Sở Giao thông - Xây dựng Lào Cai;
- Cục Quản lý xây dựng đường bộ;
- Các Ban Quản lý dự án thuộc Tổng cục ĐBVN;
- Các Nhà đầu tư BOT đường bộ;
- Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
- Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI).
|
Để bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và
01/5/2022; thực hiện Công văn số 3466/BGTVT-ATGT ngày 08/4/2022 của Bộ GTVT,
Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục QLĐB, Sở GTVT, Ban QLDA, Các Nhà đầu tư BOT đường
bộ, VEC, VIDIFI theo chức năng nhiệm vụ; tập trung thực hiện những nội dung sau:
1. Thực hiện ngay các nội dung
chỉ đạo của Bộ GTVT tại Công văn số 3466/BGTVT-ATGT ngày 08/4/2022 về đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2022.
2. Triển khai quyết liệt công
tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, rà soát hệ thống
báo hiệu đường bộ để bổ sung kịp thời; tăng cường lực lượng tổ chức giao thông,
phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; bảo đảm
an ninh trật tự tại các trạm thu phí; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy
ra sự cố, tai nạn, đặc biệt trên các tuyến giao thông trọng điểm; có phương án
bố trí nhân lực ứng trực để phối hợp tốt với các lực lượng chức năng tổ chức điều
tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc;
- Tăng cường công tác kiểm tra,
đôn đốc các nhà thầu quản lý bảo dưỡng đường thực hiện tốt công tác quản lý và
bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường được giao; ưu tiên trọng tâm quét dọn vệ
sinh trên mặt đường, mặt cầu, dặm vá ổ gà, sửa chữa khe co giãn, xử lý hằn lún
vệt bánh xe, bạt lề khơi thông rãnh, cống thoát nước, cắt xén phát quang cây
cỏ, dặm vá, sơn tim đường, lau chùi biển báo, tăng cường kiểm tra tình trạng
các cầu; chỉ đạo các đơn vị thi công trên các tuyến đang khai thác có phương án
tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, đảm bảo lưu thông an toàn, không để ùn
tắc giao thông do việc thi công các công trình.
- Kiểm tra xử lý vi phạm thi
công xây dựng trên đường đang khai thác; chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu
thi công không thực hiện đầy đủ biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, đèn tín hiệu
ban đêm, chỉ dẫn giao thông; tuyệt đối không để xảy ra ùn tắc giao thông; nếu
dừng thi công trong dịp nghỉ lễ, trước khi dừng thi công phải thu dọn hoàn trả
công trường thông thoáng, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình.
- Kiên quyết xử lý vi phạm kết
cấu hạ tầng GTĐB và hành lang ATĐB, đặc biệt các vi phạm lấn chiếm lòng, lề
đường; xây dựng lều quán, ki ốt bán hàng, dựng rạp để vật tư, hàng hóa trong
phạm vi lòng, lề đường, taluy; xử lý dừng, đỗ xe trái quy định; mở đấu nối trái
quy định.
- Tăng cường kiểm tra, duy trì
hoạt động các bến phà, cầu phao, sửa chữa các hư hỏng, bổ sung phương tiện cứu
sinh.
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu,
nhà đầu tư BOT, VEC, VIDIFI sửa chữa ngay hư hỏng trong thời gian bảo hành.
- Tổ chức các đoàn, đợt kiểm
tra trên toàn bộ các tuyến đường được giao quản lý về các nội dung trên.
3. Xây dựng các phương án,
chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực để
thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục thiên tai, bão lũ, hư hỏng
công trình đường bộ và đảm bảo giao thông nhanh nhất. Tăng cường các biện pháp
cảnh báo, tuyên truyền để các lái xe, đặc biệt là xe chở khách qua các khu vực
đèo dốc, có ảnh hưởng của sương mù, trơn trượt tiềm ẩn mất ATGT, điểm đen TNGT
trên đường bộ.
- Yêu cầu Nhà đầu tư BOT, VEC
chỉ đạo các trạm thu phí sử dụng đường bộ có phương án tăng cường bố trí nhân
viên bán vé, tăng số cửa thu soát vé ; cũng như phối hợp với nhà cung cấp dịch
vụ thu phí tự động không dừng ETC để bảo đảm duy trì dịch vụ thông suốt; mở cửa
trạm để giải quyết ùn tắc theo quy định hoặc phân luồng khi cần thiết điều tiết
giao thông tránh gây ùn tắc.
- Giải tỏa các điểm có nguy cơ
ùn tắc giao thông; đặc biệt trên các cửa ngõ ra, vào đô thị lớn, các tuyến
đường huyết mạch trọng điểm, đầu mối giao thông (Cảng hàng không Tân Sơn Nhất,
Nội Bài; Bến xe Miền Đông, Mỹ Đình,...).
4. Công tác quản lý vận tải:
4.1. Tăng cường khai thác, sử
dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe để theo dõi,
kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
4.2. Chỉ đạo các đơn vị vận
tải, bến xe:
a) Đối với đơn vị kinh doanh
vận tải
- Tăng cường khai thác, sử dụng
dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe để theo dõi chặt
chẽ hoạt động của phương tiện và lái xe đảm bảo thực hiện đúng các quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp
thời đối với các trường hợp vi phạm.
- Luôn đảm bảo số lượng phương
tiện để phục vụ nhu cầu vận chuyển khách; có phương án tăng cường, dự phòng
phương tiện và công tác đảm bảo an toàn giao thông để đáp ứng nhu cầu vận
chuyển; luôn đảm bảo tốt tình trạng kỹ thuật của phương tiện; quán triệt, phổ
biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng quy định về thời gian
lái xe trong ngày, tuyệt đối không sử dụng rượu bia trước và sau khi lái xe.
- Có các hình thức ưu tiên, ưu
đãi tốt nhất cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, khuyết
tật như: giá vé, chỗ ngồi, giờ xuất bến, về bến và các dịch vụ khác kèm theo.
b) Đối với bến xe khách
- Thực hiện nghiêm những chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Y tế và Tổng cục ĐBVN về công tác phòng, chống
dịch bệnh Covid-19;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan tại cửa khẩu để thông báo và yêu cầu tất cả các hành khách thực
hiện khai báo y tế bắt buộc trước khi làm thủ tục xuất cảnh từ nước sở tại và
nhập cảnh vào Việt Nam.
- Tăng cường giám sát, chỉ đạo
các đơn vị vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ không được tăng các loại phí, lệ
phí, giá dịch vụ nhằm ổn định, đảm bảo sự an toàn cho việc đi lại của người dân.
- Thành lập Ban chỉ đạo phục vụ
vận chuyển hành khách; xây dựng kế hoạch tổng thể công tác phục vụ vận tải
khách dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 tại địa phương; có kế hoạch huy động phương tiện
chuyển tải khách của các xe bị xử lý vì chở khách quá tải trên địa bàn địa
phương.
- Tổ chức, bố trí cán bộ tại
bến xe để hướng dẫn, hỗ trợ, ưu tiên trong việc bán vé xe và sử dụng các dịch
vụ khác tại bến; triển khai các hình thức bán vé, niêm yết giá vé công khai,
tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé đồng thời có biện pháp phòng
chống việc đầu cơ, buôn bán vé, không để tình trạng tăng giá vé trái quy định
gây mất trật tự xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến, kiên quyết
không xuất biến đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thiết
bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe không có hoặc có nhưng không hoạt
động.
- Thực hiện chỉnh trang bến
bãi, vệ sinh môi trường như: bố trí đủ chỗ để chờ hoặc nghỉ ngơi, đảm bảo VSMT
sạch sẽ, an toàn; yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến cam kết không tăng giá
dịch vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện việc tuyên truyền,
phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người dân về các chủ trương,
kế hoạch phục vụ và đồng thời cảnh báo, khuyến cáo những hành vi vi phạm nếu có
sẽ được xử lý; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như: Công an,
CSGT, Thanh tra giao thông lên phương án hành động để đảm bảo an toàn an ninh
trật tự.
4.3. Tăng cường công tác phối
hợp, tuyên truyền, đảm bảo ATGT
- Thường xuyên theo dõi, cập
nhật các thông tin trên đài báo, mạng internet về tình hình, diễn biến của dịch
bệnh Covid-19; Quán triệt cán bộ, nhân viên, người lao động chấp hành các biện
pháp phòng dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Chỉ đạo các Phòng Vận tải,
Thanh tra Sở và các phòng chức năng thuộc Sở phối hợp với các lực lượng như
Cảnh sát giao thông, Công an trật tự, cơ quan tài chính địa phương, kiểm dịch
an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y để có phương án triển khai, tăng cường công
tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời xử lý khi có tình huống đột xuất xảy ra,
đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm không thực hiện đúng theo quy định.
- Phối hợp tổ chức, lên phương
án phân luồng giao thông hợp lý, giảm tối đa tình trạng ùn tắc giao thông hoặc giải
tỏa nhanh ùn tắc trước và sau thời gian nghỉ Lễ 30/4 và 01/5.
- Tổ chức điều hành, tăng cường
các biện pháp quản lý giao thông trong đô thị, tại địa phương bằng các phương
tiện giao thông công cộng như: xe buýt, xe taxi, .v.v... đảm bảo an toàn, thuận
lợi cho người dân đi lại.
4.4. Công bố công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng của Sở GTVT, đơn vị
chức năng thuộc Sở, bến xe, bãi đỗ xe và các lực lượng có chức năng liên quan
để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, đơn vị vận tải, lái xe và nhân
viên phục vụ trên xe qua đó kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý theo quy định.
5. Tổ chức trực thông tin đường
dây nóng:
- Các Cục QLĐB, Sở GTVT và các
đơn vị phải công khai và thường trực số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận
và kịp thời xử lý các thông tin về vận tải, tai nạn, sự cố cầu đường, ùn tắc
giao thông.
- Thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ, đột xuất về Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đồng thời báo cáo Ủy ban ATGT Quốc
già và Bộ GTVT theo quy định). Khi có tai nạn giao thông nghiêm trọng, ùn tắc
xảy ra, kịp thời báo cáo về Tổng cục ĐBVN thông qua đường dây nóng và bằng văn
bản, gửi file theo địa chỉ: [email protected] và có báo cáo tổng hợp trước
12h00 ngày 03/5/2022.
- Vụ An toàn giao thông, Vụ Vận
tải bố trí cán bộ tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng 24/24h để kịp thời báo
cáo và chỉ đạo xử lý.
Căn cứ nội dung trên nêu trên,
các đơn vị tập trung triển khai thực hiện./
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBATGT Quốc gia (để b/c);
- Các Phó Tổng Cục trưởng;
- Vụ ATGT, VT (Bộ GTVT);
- Cổng thông tin điện tử Tổng cục ĐBVN;
- Lưu: ATGT (M-3b).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Huyện
|