BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/2016/TT-BGTVT
|
Hà Nội,
ngày 30 tháng 6 năm 2016
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao
thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao
thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao
thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban
hành Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý đường
thủy nội địa, bao gồm:
phân loại, thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa; công bố mở,
đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng; mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường thủy nội địa; dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan
đến giao thông đường thủy nội địa và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đường thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là
vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện
đi lại thông suốt, an toàn.
2. Chiều dài luồng đường thủy nội địa
được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy
nội địa.
3. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc
nhiều luồng chạy tàu, thuyền trên
sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh,
ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo. Chiều dài tuyến đường thủy nội được xác định
từ điểm đầu đến điểm cuối.
Chương II
QUY
ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Phân loại đường
thủy nội địa
Đường thủy nội địa được phân loại
thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương
và đường thủy nội địa chuyên dùng:
1. Đường thủy nội địa quốc gia là đường
thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối
giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc
đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới. Danh mục các tuyến
đường thủy nội địa quốc gia quy định tại Phụ lục 3
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đường thủy nội địa địa phương là đường
thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công bố Danh mục các tuyến đường thủy nội địa
địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
3. Đường thủy nội địa chuyên dùng là
đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội
địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông
vận tải của tổ chức, cá nhân. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
công bố đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định tại các Điều
6, 7 và Điều 8 của Thông tư này.
Điều 5. Thẩm quyền quyết
định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và điều chỉnh cấp kỹ thuật đường thủy nội
địa
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết
định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị
của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với:
a) Đường thủy nội địa quốc gia;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối
với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới
hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa
chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa
trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải đối với:
a) Đường thủy nội địa địa phương;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối
với đường thủy nội địa địa phương.
Chương III
CÔNG
BỐ MỞ, ĐÓNG LUỒNG, TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CHUYÊN DÙNG
Điều 6. Thẩm quyền, nội
dung công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Thẩm quyền công bố mở, đóng luồng,
tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
a) Bộ Giao thông vận tải công bố mở,
đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường
thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc
gia với đường thủy nội địa địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố
đóng, mở đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
2. Nội dung công bố mở luồng, tuyến đường
thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:
a) Tên sông, kênh, phạm vi (điểm đầu
... điểm cuối..);
b) Loại đường thủy nội địa;
c) Địa danh, chiều dài và cấp kỹ thuật
của luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu thực hiện
khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
3. Nội dung công bố đóng luồng, tuyến
đường thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường
thủy nội địa;
b) Địa danh, chiều dài luồng, tuyến đường
thủy nội địa;
c) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến
đường thủy nội địa.
Điều 7. Thủ tục công
bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Đường thủy nội địa chuyên dùng trước
khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này công bố mở luồng, tuyến đường
thủy nội địa.
2. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến
đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới có dự
án đầu tư xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến
đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt dự án (bản sao
có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Hồ sơ hoàn công công trình (bản
sao).
3. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến
đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới
không có dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến
đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng,
tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị
trí báo hiệu, các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
4. Trình tự thực hiện thủ tục công bố
mở luồng, tuyến đối với đường thủy nội địa chuyên dùng
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội
địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua
đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy
nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở
Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo
quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức,
cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao
thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
d) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ
hợp
lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải trình, Bộ Giao
thông vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa. Trường
hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 8. Công bố đóng
luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy
nội địa chuyên dùng thực hiện trong các trường hợp:
a) Vì lý do an ninh, quốc phòng liên
quan đến luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Trong quá trình khai thác luồng, tuyến đường
thủy nội địa, xét thấy luồng, tuyến đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn
cho hoạt động giao thông vận tải;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường
thủy nội địa không còn nhu cầu khai thác vận tải.
2. Đối với trường hợp đóng luồng, tuyến
đường thủy nội địa
chuyên dùng quy
định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này
Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở
đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có biên bản kiểm tra, đánh giá luồng,
tuyến đường thủy nội địa giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở
Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác đường thủy
nội địa chuyên dùng.
3. Đối với trường hợp đóng luồng, tuyến đường
thủy nội địa chuyên dùng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội
địa chuyên dùng gửi đơn đề nghị đóng luồng,
tuyến đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc
hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận
tải;
b) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn đề nghị của tổ
chức, cá nhân, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải báo cáo Bộ
Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố đóng luồng, tuyến
đường thủy nội địa;
c) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận
tải, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố
đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Chương IV
MỐC CHỈ
GIỚI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 9. Mốc chỉ giới
và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Xác định công trình và cắm mốc chỉ
giới bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo
thẩm quyền được quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Công trình được cắm mốc chỉ giới phải
đánh số hiệu, ký hiệu thể hiện trên sơ
đồ tuyến đường thủy nội địa.
3. Các mốc chỉ giới sau khi cắm được
bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quy cách mốc chỉ giới, khoảng cách
giữa các mốc chỉ giới thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ
lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Điều chỉnh mốc chỉ giới căn cứ vào
tình hình thực tế diễn biến luồng đường thủy nội địa để cắm mốc chỉ giới cho
phù hợp, bảo đảm phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Điều 10. Trách nhiệm
trong việc cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu
hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có
trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Chỉ đạo các cơ quan quản lý đường
thủy nội địa khu vực chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến
hành đo đạc, cắm mốc chỉ giới, điều chỉnh mốc chỉ giới trên tuyến đường thủy nội
địa quốc gia;
c) Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc
xác định phạm vi hành lang bảo vệ, cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thủy nội
địa địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc xác định phạm vi bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc
chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa
phương;
b) Chỉ đạo các Sở chuyên ngành, Ủy ban
nhân dân cấp huyện phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đo đạc, cắm mốc chỉ
giới và xác định điều chỉnh mốc chỉ giới đối với các tuyến đường thủy nội địa
quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng.
3. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai
thác đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm xác định phạm vi hành lang bảo
vệ, tổ chức cắm
mốc, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới trên phạm vi luồng do mình quản lý theo hướng
dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành; khi triển khai phải phối hợp với Sở
Giao thông vận tải để được hướng dẫn
thực hiện.
4. Chủ đầu tư các dự án nâng cấp, cải
tạo, mở luồng,
tuyến đường thủy nội địa mới khi bàn giao tuyến đường thủy nội địa đã hoàn công cho cơ quan quản lý
đường thủy nội địa khu vực phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới.
Chương V
QUY
ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 11. Dự án xây dựng
công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình liên
quan đến giao thông đường thủy nội địa khi lập dự án đầu tư phải có ý kiến bằng
văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 12 của
Thông tư này và trước khi thi công công trình phải có văn bản chấp thuận
phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
2. Các dự án xây dựng công trình có
liên quan đến giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
a) Xây dựng cầu vĩnh cửu,
cầu tạm, âu tàu, bến phà, cảng,
bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa và đón trả hành khách, phong điện, nhiệt điện,
các công trình nổi, công trình
ngầm trên đường thủy nội địa;
b) Xây dựng, đường dây, đường ống vượt qua luồng
trên không hoặc dưới đáy luồng;
c) Xây dựng công trình kè, đập, thủy
điện, thủy lợi, thủy điện kết
hợp giao thông, thủy lợi kết hợp giao thông, công trình chính trị khác (trừ
công trình khẩn cấp phòng, chống lụt
bão, bảo vệ đê);
d) Xây dựng cảng cá; cảng, bến làm nhiệm
vụ an ninh, quốc phòng;
đ) Thi công nạo vét (trừ nạo vét bảo
trì đường thủy nội địa hàng năm và nạo vét bảo đảm giao thông kết hợp tận thu sản
phẩm);
e) Khai thác tài nguyên;
g) Thi công trục vớt, thanh thải
vật chướng ngại;
h) Các khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè
cá, đăng đáy cá, bài nuôi trồng
thủy sản, hải sản),
khu vực vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng,
khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao trên đường thủy nội địa.
Điều 12. Thẩm quyền
cho ý kiến dự án xây dựng và chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối
với công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
1. Thẩm quyền cho ý kiến trong giai đoạn
lập dự án đầu tư được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến bằng
văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội
địa quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến bằng
văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội
địa địa phương;
c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho
ý kiến bằng văn bản đối với các công trình trên đường thủy nội địa quốc gia, trừ
quy định tại điểm a khoản này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy
nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường
thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương;
d) Sở Giao thông vận tải cho ý kiến bằng
văn bản đối với các công trình trên đường thủy nội địa địa phương, trừ quy định
tại điểm b khoản này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa
địa phương.
2. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo
đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp
thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình bảo đảm
an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục quản lý đường thủy nội địa
chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình
trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường
thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng
nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương, trừ quy định
tại điểm a khoản này;
c) Sở Giao thông vận tải chấp thuận
phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình trên đường thủy
nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa
phương.
Điều 13. Hồ sơ cho ý
kiến dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng
các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa được quy định tại
khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, ngoài việc
thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 (một) bộ
hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ
quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông
tư này. Hồ sơ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại
Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Nội
dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết
cấu chính của công trình.
2. Bình đồ khu vực xây dựng công trình
hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ
với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo
phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ
khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản,
vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước
neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều
này, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
a) Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích
thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt
dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
b) Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu
phao; âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp
giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng),
thể hiện rõ phương án và
công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy
neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp
giao thông;
c) Đối với công trình đường ống, đường dây vượt
qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm
thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang
an toàn lưới điện);
d) Đối với công trình cảng cá; cảng làm
nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa,
bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bến; công trình kè, chính trị
khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chính trị khác và
các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công
trình phong điện, nhiệt điện;
đ) Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới
đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự
nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
e) Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ
các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc
khai thác tài nguyên.
4. Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản,
hải sản, vùng
nước hoạt động dạy nghề, vùng nước
neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ
bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung
văn bản phải ghi rõ vị trí,
phạm vi khu vực;
b) Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng)
khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công
trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn
giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14. Trình tự cho
ý kiến xây dựng công trình liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Đối với công trình bảo đảm an ninh, quốc
phòng trên đường thủy nội địa quốc gia:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02
(hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá
nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo kết quả thẩm định
trình Bộ Giao thông vận tải;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải có
văn bản cho ý kiến.
2. Đối với công trình bảo đảm an ninh, quốc
phòng trên đường thủy nội địa địa phương:
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo
quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có văn bản cho ý kiến.
3. Công trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc
gia, trừ quy định
tại khoản 1 Điều này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa
quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc
gia với đường thủy nội địa địa phương:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02
(hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản cho ý kiến.
4. Đối với công trình trên tuyến đường thủy nội
địa địa phương, trừ quy định tại khoản 2 Điều này; đường thủy nội địa chuyên
dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá
nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải có văn bản cho ý kiến.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị
chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình
liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
Trước khi thi công công trình được quy
định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 11 của
Thông tư này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án gửi 01 (một)
bộ hồ sơ qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ
quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư
này. Hồ sơ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm
an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương án thi công công trình.
3. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường
thủy nội địa khu vực thi công công trình,
bao gồm:
a) Thuyết minh chung về phương án;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án
bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế,
bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
c) Phương án bố trí nhân lực;
d) Quy chế hướng dẫn phương tiện
qua khu vực thi công;
đ) Thời gian thực hiện phương án.
4. Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông
điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, phải
nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.
Điều 16. Trình tự chấp
thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên
quan đến đường thủy nội địa
1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia; đường
thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa
chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở
lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường
thủy nội địa địa phương.
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này tiếp nhận hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02
(hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng
dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm
a và điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này có văn bản chấp thuận. Trường
hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, cơ quan có thẩm quyền
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công
công trình và cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm
b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng
luồng trong phạm vi thi công công trình;
d) Trong quá trình thi công, chủ đầu tư
hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm
an toàn giao thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công xây dựng và
khai thác công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải
lập lại hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận điều chỉnh phương
án bảo đảm an toàn giao thông. Trình tự thủ tục đề nghị điều chỉnh phương án bảo
đảm an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông
tư này và các điểm a, b, c khoản này.
2. Đối với đường thủy nội địa địa phương; đường
thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương:
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ
chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận. Trường
hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, Sở Giao thông
vận tải phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
c) Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công
công trình và Sở Giao thông vận tải thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng
luồng trong phạm vi thi công công trình;
d) Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu
tư hoặc tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao
thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công công trình và khai thác
công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải lập lại hồ
sơ trình Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận điều chỉnh phương án bảo đảm
an toàn giao thông. Trình tự thủ tục đề nghị điều chỉnh phương án bảo đảm an
toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông
tư này và điểm a, b, c khoản này.
Điều 17. Dự án, công
trình hoàn thành đưa vào khai thác
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày
kết thúc thi công công trình được quy định tại khoản 2 Điều 11
của Thông tư này, chủ đầu tư
hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy
định;
b) Tổ chức công tác rà quét, thanh thải vật chướng
ngại phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước khu vực thi
công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy
nội địa;
c) Bàn giao luồng, hành lang bảo vệ luồng
cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với đường thủy nội địa quốc
gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường
thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với
đường thủy nội địa địa phương hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đường thủy nội
địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa
phương.
2. Nội dung bàn giao quy định tại điểm c khoản
1 Điều này giao gồm:
a) Biên bản kiểm tra, rà quét vùng
nước khu vực thi công sau khi đã hoàn thành công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ
chức, cá nhân thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực
hoặc Sở Giao thông vận tải trên
cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất;
b) Biên bản giữa cơ quan quản lý đường thủy nội
địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải với chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xác
nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định;
c) Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công
công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với cơ
quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải trên cơ sở kết
quả kiểm tra, rà quét dọn sạch vật chướng ngại trong khu vực thi công;
d) Bản vẽ hoàn công bao gồm: Bình đồ tổng thể vị
trí công trình và phạm vi tổ chức rà quét thanh thải vật chướng ngại trong
khu vực thi công. Bình đồ phải có xác nhận của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thi
công công trình và cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao
thông vận tải; Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông (đối
với công trình xây dựng cầu vượt sông, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên
không hoặc dưới đáy luồng), hoặc một mặt cắt ngang sông tại vị trí công trình
có ảnh hưởng lớn nhất đến giao thông vận tải đường thủy nội địa trong khu vực
(đối với các công trình xây dựng kè, đập, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại),
hoặc các mặt cắt ngang đã được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư (đối với
các công trình thi công nạo vét, khai thác tài nguyên); sơ đồ bố trí báo hiệu
đường thủy nội địa của công trình.
3. Chi cục quản lý đường thủy nội địa hoặc Sở
Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, hướng dẫn và
đôn đốc chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình thực hiện các quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phân cấp quản lý.
4. Công trình thủy lợi, thủy điện khi vận hành
xả nước, xả lũ, chủ công trình hoặc đại diện chủ công trình phải có trách nhiệm
thông báo với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bảo đảm an toàn giao
thông đường thủy khu vực hạ du.
5. Trong thời gian chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá
nhân thi công công trình chưa thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này thì chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải chịu trách
nhiệm về các hậu quả do mất an toàn giao thông đường thủy nội địa xảy ra tại
khu vực.
Điều 18. Kiểm tra, giải
quyết các dự án, công trình thi công, công trình tồn tại liên
quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Dự án, công trình thi công, công trình tồn tại liên
quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản
2 Điều 11 của Thông tư này, tổ chức, cá nhân quản lý có trách nhiệm giải quyết, xử
lý khi xét thấy dự án, công trình ảnh hưởng
đến an toàn giao thông đường thủy nội địa hoặc khi cơ quan quản lý đường thủy nội
địa hoặc cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông
đường thủy nội địa kiểm tra, phát hiện dự án, công trình thi công, tồn tại ảnh hưởng
đến an toàn giao thông đường thủy nội địa thì yêu cầu tổ chức, cá nhân quản lý
dự án, công trình phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
hoặc tạm dừng hoạt động
dự án, công trình thi công, khai thác nếu
nguy hiểm đến kết cấu dự án, công trình, hoạt động giao thông đường thủy nội địa
để sửa chữa, khắc phục.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện dự án, công trình thi
công, tồn tại ảnh hưởng
đến an toàn giao thông đường thủy nội địa phải báo ngay và phối hợp với cơ quan
quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa hoặc cảnh sát giao thông
hoặc thanh tra giao thông để giải quyết, xử lý kịp thời.
4. Đối với công trình đang khai thác, sử dụng
mà hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa của công trình chưa bàn giao cho cơ
quan quản lý đường thủy nội địa hoặc có báo hiệu nhưng chưa đầy đủ hoặc
không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu đường thủy nội địa thì chủ công
trình phải bổ sung, khắc phục theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý có
thẩm quyền về giao
thông đường thủy nội địa.
Chương VI
QUY
ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA, BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO
THÔNG
Điều 19. Hạn chế giao
thông đường thủy nội địa
Các trường hợp hạn chế giao thông đường
thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao thông
đường thủy nội địa.
Điều 20. Thẩm quyền
công bố hạn chế giao thông
Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này, thẩm quyền công bố hạn
chế giao thông đường thủy nội địa quy định như sau:
1. Bộ Giao thông vận tải công bố hạn chế giao
thông trên cơ sở đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với trường hợp
bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công
bố hạn chế giao thông trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải đối với trường
hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương.
3. Chi cục quản lý đường thủy nội địa công bố hạn
chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy
nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa
chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên
và đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường
thủy nội địa địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Sở Giao thông vận tải công bố hạn chế giao
thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa
chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.
Điều 21. Trình tự
công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
1. Trường hợp thi công công trình:
a) Trước khi thi công công trình, tổ chức, cá
nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Thông
tư này qua đường bưu chính hoặc trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến
cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa đề nghị công bố hạn chế
giao thông đường thủy nội địa; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ
theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn xem xét
và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
b) Trường hợp phương án bảo đảm an toàn giao
thông quy định tại Điều 16 của Thông tư này đã được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chỉ cần có văn bản đề nghị công bố
hạn chế giao thông gửi qua đường bưu chính hoặc trực tiếp hoặc hình thức phù hợp
khác cho cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này. Văn bản nêu rõ vị trí, thời
gian hạn chế để thi công công trình ảnh hưởng đến luồng đường thủy nội địa;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản
2 Điều 12 của Thông tư này, có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế
giao thông đường thủy nội địa.
2. Trường hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên
tuyến đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân đề nghị công bố hạn chế giao thông lập
01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan
có thẩm quyền quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.
a) Hồ sơ bao gồm:
Thuyết minh chung về phương án;
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện
phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết
khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
Phương án bố trí nhân lực;
Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực hoặc
phương án phân luồng phương tiện theo tuyến khác đối với trường hợp cấm luồng;
Thời gian thực hiện phương án hạn chế
giao thông.
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ
sơ và căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu
vực trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố;
c) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và căn
cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công bố.
3. Trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội,
diễn tập trên đường thủy nội địa
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động
gửi văn bản đến cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy
nội địa quy định tại Điều 20 của Thông tư này đề nghị công bố hạn chế
giao thông. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ
chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo;
b) Cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao
thông đường thủy nội địa xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn
giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường
thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an
toàn giao thông.
4. Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất;
phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, cơ quan có thẩm quyền công bố
hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 20 của Thông
tư này. Căn cứ yêu cầu thực tế để xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao
thông và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
5. Chi phí để công bố hạn chế giao thông
và chi phí thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian hạn
chế giao thông do tổ chức, cá nhân thi công công trình hoặc thực hiện các hoạt
động quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này chịu trách nhiệm, trừ trường
hợp có vật chướng ngại đột xuất vô chủ.
Điều 22. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15 tháng 9 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT
ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản
lý đường thủy nội địa và Quyết định số 970/QĐ-BGTVT
ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố đường
thủy nội địa quốc gia.
Điều 23. Tổ chức thực
hiện
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ
trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận
tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
Nơi
nhận:
-
Như
Điều 23;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
-
Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
-
Các Sở Giao thông vận tải;
-
Các Cục: Kiểm tra VB; Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
-
Công báo;
-
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
-
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
-
Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
-
Lưu: VT, KCHT.
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
|
PHỤ
LỤC 1
(Kèm theo Thông
tư số 15/2016/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TÊN TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /ĐĐN-………….
(1)
|
……..(địa danh), ngày tháng năm 20……
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số…………./2016/TT-BGTVT
ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………………………………(4) ………………………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội
địa ….……....km (từ.. ……….……..đến…...……...);
b) Cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội
địa …………………………………………….;
c) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên
luồng, tuyến đường thủy nội địa ……………….;
d) Các nội dung khác
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công
bố mở luồng,
tuyến
đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu: VT, …….(7)
|
THỦ TRƯỞNG (6)
(Ký
tên, đóng dấu, họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ
quan, tổ chức (đơn vị, doanh
nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội
địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(4) Nêu Quyết định phê duyệt, hồ
sơ hoàn công, Biên bản hoàn thành dự án, công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư này hoặc Bình đồ khảo sát hiện
trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
(5) Tên cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và
số lượng
bản lưu (nếu cần).
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 15/2016/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TÊN TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /ĐĐN-………….
(1)
|
……..(địa danh), ngày tháng năm 20……
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa …………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số…………./2016/TT-BGTVT
ngày
tháng năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………………………………(4) ………………………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường
thủy nội địa;
b) Địa danh;
c) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
đ) Các nội dung khác
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công
bố đóng luồng, tuyến đường
thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu: VT, …….(7)
|
THỦ TRƯỞNG (6)
(Ký
tên, đóng dấu, họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ
quan, tổ chức (đơn vị, doanh
nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội
địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(4) Nêu căn cứ liên quan đến
đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa (nếu có)
(5) Tên cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và
số lượng
bản lưu (nếu cần).
PHỤ
LỤC 3
(Kèm theo Thông
tư số 15/2016/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC
GIA
STT
|
Tên đường
thủy nội địa
|
Phạm vi
|
Chiều dài
(km)
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
I
|
Miền Bắc
|
|
|
2.935,4
|
1
|
Sông Hồng
|
Ngã ba Nậm Thi
|
Phao số “0” Ba Lạt
|
544
|
2
|
Sông Đà (bao gồm Hồ Hòa Bình và Hồ
Sơn La)
|
Cảng Nậm Nhùn
|
Ngã ba Hồng Đà
|
436
|
3
|
Sông Lô - Gâm
|
Chiêm Hóa
|
Ngã ba Việt Trì
|
151
|
4
|
Hồ Thác Bà (qua cảng Hương Lý)
|
Cẩm Nhân
|
Đập Thác Bà
|
50
|
5
|
Sông Đuống
|
Ngã ba Cửa Dâu
|
Ngã ba Mỹ Lộc
|
68
|
6
|
Sông Luộc
|
Ngã ba Cửa Luộc
|
Quý Cao
|
72
|
7
|
Sông Đáy
|
Cảng Vân Đình
|
Phao số “0” cửa Đáy
|
163
|
8
|
Sông Hoàng Long
|
Cầu Nho Quan
|
Ngã ba Gián Khẩu
|
28
|
9
|
Sông Đào Nam Định
|
Ngã ba Hưng Long
|
Ngã ba Độc Bộ
|
33,5
|
10
|
Sông Ninh Cơ
|
Ngã ba Mom Rô
|
Chân cầu Châu Thịnh về phía hạ lưu
|
47
|
11
|
Kênh Quần Liêu
|
Ngã ba sông Đáy
|
Ngã ba sông Ninh Cơ
|
3,5
|
12
|
Sông Vạc
|
Ngã ba sông Vân
|
Ngã ba Kim Đài
|
28,5
|
13
|
Kênh Yên Mô
|
Ngã ba Đức Hậu
|
Ngã ba Chính Đại
|
14
|
14
|
Sông Châu Giang
|
Âu thuyền Phủ Lý
|
Âu thuyền Tắc Giang
|
27
|
15
|
Sông Thái Bình
|
Ngã ba Lác
|
Ngã ba Mía
|
64
|
Quý Cao
|
Cửa Thái Bình
|
36
|
16
|
Sông Cầu
|
Hà Châu
|
Ngã ba Lác
|
104
|
17
|
Sông Bằng Giang
|
Thị xã Cao Bằng
|
Thủy Khẩu
|
56
|
18
|
Sông Lục Nam
|
Chũ
|
Ngã ba Nhãn
|
56
|
19
|
Sông Thương
|
Bố Hạ
|
Ngã ba Lác
|
62
|
20
|
Sông Công
|
Cải Đan
|
Ngã ba sông Cầu - Công
|
19
|
21
|
Sông Kinh Thầy
|
Ngã ba Nấu Khê
|
Ngã ba Trại Sơn
|
44,5
|
22
|
Sông Kinh Môn
|
Ngã ba Kèo
|
Ngã ba Nống
|
45
|
23
|
Sông Kênh Khê
|
Ngã ba Văn Úc
|
Ngã ba Thái Bình
|
3
|
24
|
Sông Lai Vu
|
Ngã ba Vũ Xá
|
Ngã ba cửa Dưa
|
26
|
25
|
Sông Mạo Khê
|
Ngã ba Bến Triều
|
Ngã ba Bến Đụn
|
18
|
26
|
Sông Cầu Xe - Mía
|
Âu Cầu Xe
|
Ngã ba Văn Úc
|
6
|
27
|
Sông Gùa - Văn Úc
|
Ngã Mũi Gươm
|
Cửa Văn Úc
|
61
|
28
|
Sông Hóa
|
Ngã ba Ninh Giang
|
Cửa Ba Giai
|
36,5
|
29
|
Sông Trà Lý
|
Ngã ba Phạm Lỗ
|
Cửa Trà Lý
|
70
|
30
|
Sông Hàn - Cấm
|
Ngã ba Trại Sơn
|
Hạ lưu cầu Kiền 200 m
|
16
|
31
|
Sông Phi Liệt - Đá Bạch
|
Ngã ba Đụn
|
Ngã ba sông Giá - sông Bạch Đằng
|
30,3
|
32
|
Sông Đào Hạ Lý
|
Ngã ba Niệm
|
Ngã ba Xi Măng
|
3
|
33
|
Sông Lạch Tray
|
Ngã ba Kênh Đồng
|
Cửa Lạch Tray
|
49
|
34
|
Sông Ruột Lợn
|
Ngã ba Đông Vàng Chấu
|
Ngã ba Tây Vàng Chấu
|
7
|
35
|
Sông Uông
|
Cầu đường bộ 1
|
Ngã ba Điền Công
|
14
|
36
|
Luồng Hạ Long-Yên Hưng
|
Bến khách Hòn Gai
|
Đèn Quả Xoài
|
24,5
|
37
|
Luồng Bái Tử Long-Lạch Sâu
|
Hòn Đũa
|
Hòn Vụng Dại
|
25
|
38
|
Luồng Hạ Long-Cát Bà (bao gồm Lạch Tùng
gấu cửa Đông ; Lạch
Bãi Bèo)
|
Hòn Mười Nam
|
Vịnh Cát Bà
|
30,5
|
39
|
Lạch Cẩm Phả - Hạ Long
|
Vũng Đục
|
Hòn Tôm
|
29,5
|
40
|
Luồng Móng Cái-Vân Đồn-Cẩm Phả
|
Vạn Tâm
|
Hòn Buộm
|
96
|
41
|
Luồng Vân Đồn-Cô Tô
|
Cảng Cái Rồng
|
Cảng Cô Tô
|
55
|
42
|
Luồng Sậu Đông-Tiên Yên
|
Thị Trấn Tiên Yên
|
Cửa Sậu Đông
|
41
|
43
|
Luồng Nhánh Vạ Ráy ngoài
|
Vạ Ráy ngoài
|
Đông Bìa
|
12
|
44
|
Sông Chanh
|
Ngã ba sông Chanh - Bạch Đằng
|
Hạ lưu cầu Mới 200 m
|
6
|
45
|
Luồng Bài Thơ-Đầu Mối
|
Núi Bài Thơ
|
Hòn Đầu Mối
|
7
|
46
|
Luồng Lạch Ngăn - Lạch Giải (qua Hòn
Một)
|
Ghềnh Đầu Phướn
|
Hòn Sãi Cóc
|
22
|
47
|
Sông Móng Cái
|
Thị xã Móng Cái
|
Vạn Tâm
|
17
|
48
|
Luồng Hòn Đũa-Cửa Đối
|
Hòn Đũa
|
Cửa Đối
|
46,6
|
49
|
Luồng Tài Xá - Mũi Chùa
|
Tài Xá
|
Mũi Chùa
|
31,5
|
II
|
Miền Trung
|
|
|
1.167,5
|
1
|
Kênh Nga Sơn
|
Ngã ba Chế Thôn
|
Điện Hộ
|
27
|
2
|
Sông Lèn
|
Ngã ba Bông
|
Cửa Lạch Sung
|
51
|
3
|
Kênh De
|
Ngã ba Yên Lương
|
Ngã ba Trường Xá
|
6,5
|
4
|
Sông Tào
|
Ngã ba Tào Xuyên
|
Phao số “0” cửa Lạch
Trường
|
32
|
5
|
Kênh Choán
|
Ngã ba Hoằng Hà
|
Ngã ba Hoằng Phụ
|
15
|
6
|
Sông Mã
|
Ngã ba Bông
|
Cách cầu Hoàng Long cách
200 m về phía hạ lưu
|
36
|
7
|
Sông Bưởi
|
Kim Tân
|
Ngã ba Vĩnh Ninh
|
25,5
|
8
|
Lạch Bạng - Đảo Hòn Mê
|
Cảng Lạch Bảng
|
Cảng Quân sự đảo Hòn Mê
|
20
|
9
|
Sông Lam
|
Ngã ba Cây Chanh
|
Thượng lưu cảng Bến Thủy 200
m
|
157,4
|
10
|
Sông Hoàng Mai
|
Cầu Tây
|
Cửa Lạch Cờn
|
18
|
11
|
Lan Châu-Hòn Ngư
|
Lan Châu
|
Hòn Ngư
|
5,7
|
12
|
Kênh Nhà Lê (Nghệ An)
|
Ngã ba sông Cấm - Kênh Nhà Lê
|
Bara Bến Thủy
|
36
|
13
|
Sông La - Ngàn Sâu
|
Ngã ba Cửa Rào
|
Ngã ba Núi Thành
|
40
|
14
|
Sông Rào Cái - Gia Hội
|
Ngã ba Sơn
|
cửa Nhượng
|
63
|
15
|
Sông Nghèn
|
Cống Trung Lương
|
Cửa Sót
|
64,5
|
16
|
Sông Gianh
|
Đồng Lào
|
Thượng lưu cảng xăng dầu sông Gianh
200 m
|
63
|
17
|
Sông Son
|
Hang Tối
|
Ngã ba Văn Phú
|
36
|
18
|
Sông Nhật Lệ
|
Cầu Long Đại
|
Cửa Nhật Lệ
|
22
|
19
|
Sông Hiếu
|
Bến Đuồi
|
Cách cầu Cửa Việt 150 m về phía hạ
lưu
|
27
|
20
|
Sông Thạch Hãn
|
Ba Lòng
|
Ngã ba Gia Độ
|
46
|
21
|
Sông Bến Hải (bao gồm
Nhánh Bến Tắt)
|
Đập Sa Lung
|
Kè Cửa Tùng
|
37,4
|
22
|
Sông Hương
|
Ngã ba Tuần
|
Thượng lưu cảng xăng dầu Thuận An
200 m
|
34
|
23
|
Phá Tam Giang (bao gồm đầm Thủy Tú,
ngang Phá Tam Giang, Đầm cầu
Hai, đầm An Truyền, sông Truồi nối dài)
|
Vân Trình
|
Cửa Tư Hiền
|
119,6
|
24
|
Sông Hàn - Vĩnh Điện
|
Đèn xanh Bắc đập Nam - Bắc
|
ngã ba sông Thu Bồn
|
31,7
|
25
|
Sông Trường Giang
|
Ngã ba An Lạc
|
Cách cảng Kỳ Hà 6,8 km
về phía thượng lưu
|
60,2
|
26
|
Sông Thu Bồn (bao gồm sông Hội An)
|
Phà Nông Sơn
|
Cửa Đại
|
76
|
27
|
Hội An-Cù lao Chàm
|
Cửa Đại
|
Cù Lao Chàm
|
17
|
III
|
Miền Nam
|
|
|
2.968,9
|
1
|
Hồ Trị An
|
Cầu La Ngà
|
Thượng lưu đập Trị An
|
1 40
|
2
|
Sông Đồng Nai (bao gồm
Nhánh cù lao Ông Cồn, cù lao Bạch
Đằng, cù lao Rùa)
|
Ngã ba sông Bé
|
Cầu Đồng Nai
|
72,8
|
3
|
Sông Sài Gòn
|
Hạ lưu đập Dầu Tiếng 2km
|
Ngã ba Rạch Thị Nghè
|
128,1
|
4
|
Sông Vàm Cỏ Đông
|
Cảng Bến Kéo
|
Cầu Bến Lức
|
131
|
5
|
Sông Vàm Cỏ Tây
|
Kênh Hồng Ngự- Vĩnh Hưng
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông-Tây
|
162,8
|
6
|
Sông Vàm Cỏ
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông-Tây
|
Ngã ba sông Soài Rạp
|
35,5
|
7
|
Kênh Tẻ - Đôi
|
Ngã ba sông Sài Gòn
|
Ngã ba sông Chợ Đệm Bến Lức
|
13
|
8
|
Sông Chợ Đệm Bến Lức
|
Ngã ba kênh Đôi
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông
|
20
|
9
|
Kênh Thủ Thừa
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây
|
10,5
|
10
|
Rạch Ông Lớn- kênh Cây Khô
|
Ngã ba kênh Tẻ
|
Ngã ba sông Cần Giuộc
|
8,5
|
11
|
Sông Cần Giuộc
|
Ngã ba kênh Cây Khô
|
Ngã ba sông Soài Rạp
|
35,5
|
12
|
Kênh Nước Mặn
|
Ngã ba kênh Nước Mặn-Cần Giuộc
|
Ngã ba kênh Nước Mặn-Vàm Cỏ
|
2
|
13
|
Rạch Lá - Kênh Chợ Gạo - Rạch Kỳ Hôn
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ
|
Ngà ba sông Tiền
|
28,5
|
14
|
Sông Tiền (bao gồm Nhánh cù lao Tây, cù lao Ma, sông Hồ Cứ, cù lao
Long Khánh
|
Biên giới Việt Nam- Campuchia
|
Thượng lưu cảng Mỹ Tho 500 m
|
221,3
|
15
|
Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng
|
Sông Vàm Cỏ Tây
|
Sông Tiền
|
44,4
|
16
|
Kênh Tháp Mười số 1
|
Ngã ba sông Tiền
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây
|
90,5
|
17
|
Kênh Tháp Mười số 2 (bao gồm nhánh
Âu Rạch Chanh)
|
Ngã ba sông Tiền
|
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây
|
94,3
|
18
|
Kênh Phước Xuyên-28 (bao gồm kênh 4
Bis; kênh Tư Mới
|
Ngã ba Kênh Hồng Ngự
|
Nhánh cù lao Tân Phong sông Tiền
|
75,8
|
19
|
Kênh Xáng Long Định
|
Ngã ba sông Tiền
|
Ngã ba kênh Tháp Mười số 2
|
18,5
|
20
|
Sông Vàm Nao
|
Ngã ba sông Tiền
|
Ngã ba sông Hậu
|
6,5
|
21
|
Kênh Tân Châu
|
Sông Tiền
|
Sông Hậu
|
12,1
|
22
|
Kênh Lấp Vò Sa Đéc
|
Sông Tiền
|
Sông Hậu
|
51,5
|
23
|
Rạch Ông Chưởng
|
Nhánh cù lao Tây- cù lao Ma sông Tiền
|
Nhánh cù lao Ông Hổ sông Hậu
|
21,8
|
24
|
Kênh Chẹt Sậy -sông Bến Tre
|
Ngã ba sông Tiền (Vàm Gia Hòa)
|
Ngã ba sông Hàm Luông
|
16,5
|
25
|
Sông Hàm Luông
|
Ngã ba sông Tiền
|
Cửa Hàm Luông
|
86
|
26
|
Rạch và kênh Mỏ Cày
|
Ngã ba sông Hàm Luông
|
Ngã ba sông Cổ Chiên
|
18
|
27
|
Kênh Chợ Lách
|
Ngã ba Chợ Lách- sông Tiền
|
Ngã ba Chợ Lách- Cổ Chiên
|
10,7
|
28
|
Sông Cổ Chiên (bao gồm
nhánh sông Bằng Tra, Cung Hầu)
|
Ngã ba sông Tiền
|
Cửa Cổ Chiên
|
133,8
|
29
|
Kênh Trà Vinh
|
Ngã ba sông Cổ Chiên
|
Cầu Trà Vinh
|
4,5
|
30
|
Sông và kênh Măng Thít - Tắt
Cù Lao Mây (bao gồm rạch Trà Ôn)
|
Sông Cổ Chiên
|
Sông Hậu
|
52
|
31
|
Sông Hậu (bao gồm cù lao Ông Hổ, Nhánh Năng Gù - Thị
Hòa)
|
Ngã ba Kênh Tân Châu
|
Vàm rạch Ngòi Lớn
|
91,6
|
32
|
Sông Châu Đốc - Kênh
Vĩnh Tế
|
Ngã ba sông Hậu
|
Ngã ba kênh Vĩnh Tế
|
10
|
33
|
Kênh Tri Tôn Hậu Giang
|
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên
|
Ngã ba sông Hậu
|
57,5
|
34
|
Kênh Ba Thê
|
Ngã ba sông Hậu
|
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên
|
57
|
35
|
Kênh Rạch Giá Long Xuyên
|
Ngã ba sông Hậu
|
Kênh Ông Hiển Tà Niên
|
64
|
36
|
Kênh rạch Sỏi Hậu
Giang - Ông Hiền Tà Niên
|
Ngã ba sông Hậu
|
Ngã ba sông Cái Bé
|
64,2
|
37
|
Kênh Mặc Cần Dưng - Tám
Ngàn
|
Ngã ba kênh Ba Thê
|
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên
|
48,5
|
38
|
Kênh Rạch Giá Hà Tiên - Vành Đai
|
Đầm Hà Tiên (hạ lưu cầu Đông Hồ 100m)
|
Kênh Rạch Sỏi Hậu
Giang
|
88,8
|
39
|
Kênh Ba Hòn
|
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên
|
Cống Ba Hòn
|
5
|
40
|
Rạch Cần Thơ
|
Ngã ba sông Hậu
|
Ngã ba kênh xà No
|
14,7
|
41
|
Kênh rạch Xà No - Cái Nhứt
|
Ngã ba rạch Cần Thơ
|
Ngã ba rạch Cái Tư
|
42,5
|
42
|
Rạch Cái Tư
|
Ngã ba rạch Cái Nhứt
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
12,5
|
43
|
Kênh Tắt Cây Trâm - Trẹm Cạnh Đền (bao gồm
rạch Ngã ba Đình)
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
Ngã ba kênh sông Trẹm
|
50
|
44
|
Rạch Cái Tàu
|
Kênh Tắt Cây Trâm- rạch
ngã ba Đình
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
15,2
|
45
|
Sông Cái Bé - Rạch Khe Luông
|
Ngã ba kênh Thốt Nốt
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
55,5
|
46
|
Kênh rạch Thị Đội Ô Môn - Thốt Nốt
|
Ngã ba sông Hậu
|
Ngã ba kênh Thị Đội
|
47,5
|
47
|
Kênh Tắt Cậu
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
Ngã ba sông Cái Bé
|
1,5
|
48
|
Sông Cái Lớn
|
Ngã ba sông Cái Tư- kênh Tắt Cây
Trâm
|
Cửa Cái Lớn
|
56
|
49
|
Kênh rạch Cái Côn- Quản Lộ Phụng Hiệp
|
Ngã ba sông Hậu
|
Cống ngăn mặn Cà Mau
|
118,7
|
50
|
Sông Trèm Trẹm - Ông Đốc
|
Kênh Tân Bằng Cán Gáo
|
Cửa Ông Đốc
|
90,8
|
51
|
Kênh Tân Bằng Cán Gáo
|
Ngã ba sông Trèm Trẹm
|
Ngã ba sông Cái Lớn
|
40
|
52
|
Sông Tắc Thủ - Gành Hào
|
Ngã ba sông Ông Đốc
|
Hạ lưu Bến xếp dỡ Cà Mau
200 m
|
5,7
|
53
|
Sông Gành Hào
|
Ngã ba Kênh Lương Thế Trân
|
Phao số “0” Gành Hào
|
49,3
|
54
|
Sông, rạch Đại Ngải - Cổ Cò (bao gồm
kênh Phú Hữu Bãi Xàu,
Rạch Thạnh Lợi, ba xuyên Dừa Tho)
|
Ngã ba sông Hậu
|
Sông Cổ Cò
|
60,8
|
55
|
Kênh Vàm Lẻo - Bạc Liêu -
Cà Mau
|
Ngã ba sông Cổ Cò
|
Hạ lưu Trạm Quản lý ĐTNĐ Cà Mau 200
m
|
81,3
|
56
|
Kênh Cái Nháp
|
Ngã ba sông Bảy Hạp
|
Ngã ba sông Cửa Lớn
|
11
|
57
|
Kênh Lương Thế Trân
|
Ngã ba sông Ông Đốc
|
Ngã ba sông Gành Hào
|
10
|
58
|
Kênh sông Bảy Hạp Gành
Hào - Năm Căn
|
Ngã ba sông Gành Hào
|
Ngã ba kênh Năm Căn Bảy Hạp
|
34
|
59
|
Kênh Tắt Năm Căn
|
Ngã ba sông Bảy Hạp
|
Năm Căn
|
11,5
|
60
|
Kênh Hộ Phòng Gành Hào
|
Hộ Phòng
|
Ngã ba kênh Gành Hào
|
18
|
61
|
Kênh Tắc Vân
|
Kênh Bạc Liêu Cà Mau
|
Sông Gành Hào
|
9,4
|
|
Tổng cộng
|
|
|
7.071,8
|
PHỤ LỤC
4
(Kèm theo Thông
tư số 15/2016/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
KẾT
CẤU MỐC CHỈ GIỚI
Tỷ lệ 1/10
Ghi chú:
1. Đơn vị: cm
2. Quy cách mốc chỉ giới:
- Cột mốc chỉ giới có
hình dáng, kích thước,
kết cấu như hình vẽ, được làm bằng bê tông cốt thép mác
200.
- Trên hai mặt mốc chỉ
giới đề chữ (CHỈ GIỚI ĐTNĐ SỐ...).
- Chữ “CHỈ GIỚI” cao 6 cm,
nét chữ rộng 0,6 cm.
- Chữ “ĐTNĐ” cao 10 cm,
nét chữ rộng 1,0 cm.
- “Số....” cao 6
cm, nét chữ rộng 0,6 cm.
- Mốc được chôn sâu 50
cm, được đầm chặt.
- Khoảng cách các mốc:
- Khu vực đô thị, dân
cư tập trung: 100 - 200 m/mốc.
- Khu vực khác 500 - 1000 m/mốc.
* Lưu ý;
+ Cột mốc phải đặt ở vị
trí an toàn, ổn định, dễ thấy.
+ Mỗi vị trí cột mốc phải được
thể hiện trên bình đồ khu vực.
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông
tư số 15/2016/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
TÊN TỔ CHỨC…………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /…..(1)….-(2)
V/v…………….(3)
|
…..(địa danh), ngày tháng năm 20 ……
|
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu: VT, …….(6)
|
THỦ TRƯỞNG
(Ký
tên, đóng dấu, họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn
bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội
dung văn bản đề nghị (ngắn gọn,
rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định
tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan
tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).