BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/VBHN-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VỀ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương
trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở, có hiệu lực
kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành
Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng
11 năm 2012.
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ kết quả thẩm định của
Hội đồng thẩm định Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành
Quân sự cơ sở ngày 04 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục chuyên nghiệp1,
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung về
đào trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở.
Điều 2.2 Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình khung
về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở được dùng trong các cơ sở
giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân
sự cơ sở.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở
giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
VỀ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Ngành: Quân sự cơ sở
Đối tượng đào tạo: tốt
nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
Mã ngành:
I. MÔ TẢ
CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình khung đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở (sau đây gọi tắt là Chương
trình Quân sự cơ sở) áp dụng cho người đang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy
phó Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn3 hoặc nguồn quy hoạch cán bộ quân sự của địa phương
có trình độ văn hóa trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; có phẩm chất
chính trị, sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến thức học tập.
2. Chương trình Quân sự cơ sở
được xây dựng căn cứ quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật; kế thừa nội dung chương trình đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường,
thị trấn của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-BQP ngày
07/5/2004.
3. Chương trình Quân sự cơ sở
có tổng khối lượng kiến thức 95 đơn vị học trình (đvht), được kết cấu thành 3
nhóm kiến thức: nhóm kiến thức các môn học chung, nhóm kiến thức các môn cơ sở
và nhóm kiến thức chuyên ngành quân sự.
II. MỤC TIÊU
ĐÀO TẠO
A. Mục tiêu chung
Đào tạo người học có kiến thức
và kỹ năng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người Chỉ huy trưởng quân sự
xã, phường, thị trấn.
Tốt nghiệp ra trường đạt trình
độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở; trình độ chuyên môn quân sự
tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội; có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo
trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương tại các nhà trường
quân đội; có phẩm chất chính trị, sức khỏe và khả năng phát triển lên các cương
vị cao hơn của Đảng và chính quyền ở địa phương.
B. Mục tiêu cụ thể
1. Về kiến thức
- Trình bày được những nội dung
cơ bản: lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, các môn về pháp luật,
quản lý Nhà nước, công tác Đảng, công tác dân vận ở cơ sở.
- Trình bày và phân tích được về
kỹ thuật, chiến thuật bộ binh dân quân tự vệ; nội dung công tác quốc phòng,
quân sự địa phương; chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường
thị trấn; thành thạo động tác tổ chức, chỉ huy huấn luyện lực lượng dân quân tự
vệ.
- Vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp quản lý để tham mưu về nội dung quốc phòng - an ninh vào thực hiện
công tác của người Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn.
- Mô tả được việc triển khai tổ
chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự ở cơ sở và tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Về kỹ năng
Người tốt nghiệp trình độ trung
cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở có khả năng:
- Đảm nhiệm được cương vị Chỉ
huy trưởng quân sự cấp xã, làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban
nhân dân, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện toàn diện nhiệm vụ quốc phòng
quân sự ở cơ sở, làm nòng cốt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng làng, xã
chiến đấu gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện những nhiệm vụ
quản lý, tuyển quân, công tác dân quân tự vệ, dự bị động viên, giáo dục quốc
phòng và phối hợp với các lực lượng giữ vững ổn định chính trị ở địa phương.
- Chủ trì và phối hợp với các
ban ngành; các tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn dân,
thế trận an ninh nhân dân; chính sách và pháp luật của Nhà nước, Luật Dân quân
tự vệ 4, Dự bị động viên,
nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, quân sự của địa phương ở cơ sở theo sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp mình và mệnh lệnh, chỉ thị, kế hoạch,
hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
- Tổ chức xây dựng và điều hành
thực hiện các kế hoạch về quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch hoạt động chiến
đấu trị an; kế hoạch huấn luyện; phòng chống thiên tai, dịch họa và công tác vận
động quần chúng của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.
- Tổ chức chỉ huy điều hành lực
lượng vũ trang ở cơ sở trong thực hành diễn tập cấp xã và xử trí các tình huống
xảy ra trên địa bàn quản lý.
- Trực tiếp tổ chức xây dựng,
giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự và phối hợp với các lực lượng đóng quân
trên địa bàn, tham gia huấn luyện lực lượng cán bộ, chiến sỹ dân quân ở cơ sở
có chất lượng, hiệu quả.
- Tổ chức phối hợp hiệp đồng với
công an và các lực lượng khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính
quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân; tích cực, chủ động trong tổ chức chỉ
huy lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai; sơ tán,
cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất khác diễn ra trên địa bàn theo đúng chức
năng nhiệm vụ.
- Duy trì thực hiện đúng quy định
về chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị; quản lý công trình quốc
phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công
tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn.
- Sử dụng máy tính phục vụ công
tác văn phòng, quản lý số liệu nghiệp vụ theo mẫu biểu thống nhất; nghiên cứu
các tài liệu liên quan trên mạng; bước đầu hình thành cơ sở ngôn ngữ và các kỹ
năng giao tiếp đơn giản về một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.
3. Về thái độ nghề nghiệp
- Có bản lĩnh chính trị vững
vàng; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân;
có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn
sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp
hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
tích cực, trách nhiệm, sáng tạo và quyết đoán trong công tác; phát huy dân chủ,
đề cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình; đoàn kết xây dựng chính quyền
cơ sở vững mạnh toàn diện.
- Có phẩm chất đạo đức và lối sống
lành mạnh, giản dị; trung thực, thẳng thắn, có uy tín với cấp ủy, chính quyền
và nhân dân địa phương.
4. Về sức khỏe
Có sức khỏe phục vụ trong hệ thống
chính trị cơ sở.
III. KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO A. Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo
1. Khối lượng kiến thức: 95 đơn
vị học trình (đvht).
2. Thời gian đào tạo: 18 tháng.
B. Cấu trúc kiến thức của
chương trình đào tạo
95
đvht
TT
|
NỘI DUNG
|
SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
|
TỔNG SỐ
|
LÝ THUYẾT
|
THỰC HÀNH
|
1
|
Kiến thức các môn chung
|
19
|
12
|
7
|
2
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
12
|
8
|
4
|
3
|
Kiến thức chuyên môn
|
56
|
22
|
34
|
4
|
Thực tập ở cơ sở
|
5
|
|
5
|
5
|
Ôn, thi tốt nghiệp
|
3
|
|
3
|
+
|
Tổng
|
95
|
42
|
53
|
IV. CÁC HỌC PHẦN
CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI LƯỢNG
A. Kiến thức các môn chung
19
đvht
TT
|
NỘI DUNG
|
SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
|
TỔNG SỐ
|
LÝ THUYẾT
|
THỰC HÀNH
|
1
|
Chính trị
|
5
|
4
|
1
|
2
|
Pháp luật
|
3
|
2
|
1
|
3
|
Thể thao quân sự
|
2
|
1
|
1
|
4
|
Ngoại ngữ
|
5
|
4
|
1
|
5
|
Tin học
|
4
|
1
|
3
|
+
|
Tổng
|
19
|
12
|
7
|
B. Kiến thức cơ sở ngành
12
đvht
TT
|
NỘI DUNG
|
SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
|
TỔNG SỐ
|
LÝ THUYẾT
|
THỰC HÀNH
|
1
|
Nhà nước và Quản lý nhà nước,
hành chính ở cơ sở
|
3
|
2
|
1
|
2
|
Tâm lý học xã hội trong hoạt
động lãnh đạo, quản lý
|
2
|
1
|
1
|
3
|
Công tác Đảng và Công tác Dân
vận ở cơ sở
|
5
|
4
|
1
|
4
|
Một số vấn đề về quốc phòng,
an ninh và đối ngoại
|
2
|
1
|
1
|
+
|
Tổng
|
12
|
8
|
4
|
C. Kiến thức chuyên môn
56
đvht
TT
|
NỘI DUNG
|
SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
|
TỔNG SỐ
|
LÝ THUYẾT
|
THỰC HÀNH
|
1
|
Điều lệnh đội ngũ
|
2
|
1
|
1
|
2
|
Kỹ thuật đánh gần (tay không
đánh bắt địch, võ gậy)
|
2
|
1
|
1
|
3
|
Địa hình quân sự, vũ khí hóa
học, sinh học và công nghệ cao
|
2
|
1
|
1
|
4
|
Hậu cần - Kỹ thuật trong khu
vực phòng thủ
|
2
|
1
|
1
|
5
|
Kỹ thuật Súng bộ binh
|
4
|
1
|
3
|
6
|
Kỹ thuật Lựu đạn, Mìn, Thuốc
nổ
|
3
|
1
|
2
|
7
|
Kỹ thuật Pháo, Cối, Súng máy
phòng không
|
2
|
1
|
1
|
8
|
Kỹ thuật Công sự ngụy trang,
Vũ khí tự tạo
|
3
|
1
|
2
|
9
|
Phương pháp huấn luyện kỹ thuật
chiến đấu Bộ binh dân quân tự vệ
|
2
|
1
|
1
|
10
|
Chiến thuật từng người
|
2
|
1
|
1
|
11
|
Chiến thuật Tổ Bộ binh dân
quân tự vệ
|
3
|
1
|
2
|
12
|
Chiến thuật Tiểu đội Bộ binh
dân quân tự vệ
|
4
|
2
|
2
|
13
|
Chiến thuật Trung đội Bộ binh
dân quân tự vệ
|
4
|
2
|
2
|
14
|
Chiến thuật Dân quân tự vệ
trong tình huống A2
|
4
|
1
|
3
|
15
|
Phương pháp huấn luyện chiến
thuật Dân quân tự vệ
|
2
|
1
|
1
|
16
|
Lý luận về công tác quốc phòng
- quân sự địa phương, công tác xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang ở
cơ sở
|
2
|
1
|
1
|
17
|
Xây dựng xã, phường, thị trấn
chiến đấu và khu vực phòng thủ cấp huyện
|
2
|
1
|
1
|
18
|
Công tác của Chỉ huy trưởng
quân sự xã, phường, thị trấn
|
2
|
1
|
1
|
19
|
Văn kiện chỉ huy chiến đấu cấp
xã
|
3
|
1
|
2
|
20
|
Chuyển trạng thái sẵn sàng
chiến đấu ở xã, phường, thị trấn và chuyển địa phương từ thời bình sang thời
chiến
|
2
|
1
|
1
|
21
|
Xây dựng kế hoạch diễn tập và
thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn
|
4
|
1
|
3
|
+
|
Tổng
|
56
|
23
|
33
|
D. Thực tập ở cơ sở
05
đvht
1
|
Thực tập chức trách, nhiệm vụ
của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã
|
E. Thi tốt nghiệp
03
đvht
1
|
Chính trị: thi viết
|
2
|
Lý luận quân sự địa phương:
thi vấn đáp
|
3
|
Xây dựng kế hoạch chiến đấu
trị an cấp xã trên bản đồ: thực hành trên bản đồ
|
V. MÔ TẢ NỘI
DUNG CÁC MÔN HỌC, HỌC PHẦN
1. Chính trị
5
đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản, hệ thống về Triết học Mác - Lê Nin; Kinh tế chính trị Mác - Lê
Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quản lý và tổ chức phát triển kinh tế ở Việt Nam; Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, chính
sách xã hội ở nước ta góp phần xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học
cho người cán bộ quân sự cơ sở, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
phát triển năng lực tư duy, năng lực nghề nghiệp, khả năng vận dụng đúng đắn,
sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra ở địa phương cơ sở.
2. Giáo dục Pháp luật 3 đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật; pháp chế XHCN; quy phạm pháp luật; quan hệ
pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật
Dân quân tự vệ 5, Dự bị động
viên làm cơ sở cho việc tham mưu, tổ chức chỉ huy thực hiện theo pháp luật.
3. Thể thao quân sự
2
đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về thể thao quân sự, nhằm rèn luyện sức khỏe dẻo dai; biết cách tổ
chức các hoạt động thể dục, thể thao ở cơ sở và huấn luyện thể thao quân sự cho
cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền. Nội dung gồm: Nguyên tắc, phương pháp huấn luyện
thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao; một số nội dung về bơi vũ
trang, thể dục tay không, điền kinh.
4. Ngoại ngữ
5
đvht
Trang bị cho người học một
chương trình ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) cơ bản, thống nhất, đảm bảo cả 4 kỹ
năng (nghe, nói, đọc, viết), trong đó chú trọng kỹ năng nghe hiểu và nói.
5. Tin học
4
đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về tin học văn phòng, biết thao tác, sử dụng máy tính soạn thảo văn
bản, mẫu biểu thống kê, quản lý dữ liệu; biết khai thác các phần mềm ứng dụng
trong công tác nghiệp vụ.
6. Nhà nước và Quản lý nhà
nước, hành chính ở cơ sở
3
đvht
Nhằm cập nhật và trang bị cho
người học những kiến thức về Quản lý hành chính nhà nước; Tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước; Công vụ, Công chức; Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân và công tác văn phòng, thống kê của chính quyền cấp xã; Quản lý quốc
phòng, an ninh trật tự; Quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, văn hóa, giao
thông, hành chính, tư pháp của chính quyền cấp xã.
7. Tâm lý học xã hội trong
hoạt động lãnh đạo, quản lý
2đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về tâm lý học trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Nội dung bao gồm:
Một số vấn đề tâm lý học hoạt động quân sự; Những nhân tố và các yêu cầu tâm lý
xã hội trong quá trình lãnh đạo quản lý; Hiện tượng tâm lý xã hội và cách điều
khiển hiện tượng tâm lý xã hội trong thực hiện nhiệm vụ quân sự ở xã, phường,
thị trấn; Phẩm chất, nhân cách của người chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;
Một số vấn đề tâm lý xã hội trong công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở.
8. Công tác Đảng và công tác
dân vận ở cơ sở
4
đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về xây dựng Đảng; phương pháp tiến hành công tác Đảng; công tác
chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; kỹ năng tiến hành công
tác dân vận. Nội dung bao gồm: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý công tác quân
sự, quốc phòng địa phương; những vấn đề cơ bản công tác Đảng, công tác chính trị
thuộc lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương; công tác Đảng, công tác chính trị
trong huấn luyện, hoạt động và chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ, huấn luyện
quân dự bị động viên; công tác chính trị trong phòng chống “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống thiên tai; nội dung, phương thức công tác
dân vận của tổ chức Đảng ở cơ sở; tổ chức và hoạt động của Ban Dân vận địa
phương.
9. Một số vấn đề về quốc
phòng - an ninh và đối ngoại 2 đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về kỹ năng tiến hành công tác Dân vận và những nội dung quan điểm của
Đảng ta về vấn đề quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Nội dung gồm: Quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác Dân vận;
Chiến tranh nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Sự
hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam; Đường lối Quốc phòng
của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
10. Điều lệnh đội ngũ
2
đvht
Huấn luyện cho người học những
động tác cơ bản về điều lệnh đội ngũ từng người có súng và không có súng; đội
hình cơ bản của tiểu đội (khẩu đội), trung đội và đội hình dân quân cấp xã nhằm
rèn luyện tác phong chính quy và huấn luyện cho lực lượng dân quân thuộc quyền.
11. Kỹ thuật đánh gần
2
đvht
Huấn luyện cho người học một số
động tác võ thuật cơ bản; Động tác đánh bắt địch tay không và có súng; Võ gậy
Dân quân tự vệ nhằm rèn luyện người học có bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh trong
xử trí tình huống và kỹ năng thực hiện các động tác võ thuật vận dụng vào công
tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ.
12. Địa hình quân sự; vũ khí
hóa học, sinh học và công nghệ cao
2 đvht
Trang bị cho người học những hiểu
biết cơ bản về bản đồ, ký hiệu bản đồ địa hình, cách xác định tọa độ, cách sử dụng
các phương tiện chỉ huy như địa bàn, ống nhòm; về vũ khí hóa học, sinh học, vũ
khí công nghệ cao của địch và cách phòng chống của ta.
13. Hậu cần - Kỹ thuật trong
khu vực phòng thủ
2
đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về tổ chức bảo đảm Hậu cần - Kỹ thuật trong khu vực phòng thủ cấp
huyện và kế hoạch chiến đấu trị an cấp xã; Nội dung công tác bảo đảm Hậu cần, Kỹ
thuật của xã, phường, thị trấn; Nguyên tắc quản lý ngân sách quốc phòng ở cấp
xã và thứ tự động tác sơ cứu, chuyển thương trong khu vực phòng thủ.
14. Kỹ thuật súng bộ binh
4
đvht
Nhằm trang bị cho người học những
hiểu biết cơ bản về tính năng, tác dụng, thứ tự động tác tháo lắp và quy tắc, động
tác thực hiện các bài bắn súng bộ binh, giúp người học vận dụng trong huấn luyện,
chiến đấu. Nội dung gồm: Tính năng, tác dụng, cấu tạo, cách tháo lắp và huấn
luyện các bài bắn súng bộ binh trang bị cho Dân quân tự vệ.
15. Kỹ thuật lựu đạn, mìn,
thuốc nổ
3
đvht
Nhằm huấn luyện cho người học
những hiểu biết cơ bản về tính năng, tác dụng và các thao tác, sử dụng lựu đạn,
mìn, thuốc nổ; biết tổ chức huấn luyện và vận dụng trong các hình thức chiến
thuật của lực lượng dân quân tự vệ.
16. Kỹ thuật pháo, cối, súng
máy phòng không
2
đvht
Nhằm trang bị cho người học những
hiểu biết cơ bản về tính năng, cấu tạo, tác dụng một số loại pháo, súng cối và
súng, pháo phòng không, các bài bắn súng cối của dân quân tự vệ, giúp người học
nắm vững quy tắc bài bắn, thành thạo động tác sử dụng làm cơ sở huấn luyện và
chỉ huy chiến đấu.
17. Kỹ thuật công sự ngụy
trang, vũ khí tự tạo 3
đvht
Nhằm trang bị cho người học những
hiểu biết cơ bản về tác dụng, cách làm, bố trí, sử dụng các loại vũ khí tự tạo;
kỹ thuật đào các loại hầm, công sự và kỹ thuật ngụy trang. Nội dung gồm: Những
vấn đề chung về vũ khí tự tạo; Vũ khí tự tạo và vật cản có, không có chất nổ;
Phóng nổ và Sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến đấu; Công sự ngụy trang, hầm bí mật.
18. Phương pháp huấn luyện kỹ
thuật chiến đấu bộ binh dân quân tự vệ 2 đvht
Trang bị cho người học biết vận
dụng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; các hình thức, phương pháp trong
huấn luyện vào tổ chức chuẩn bị và thực hành huấn luyện kỹ thuật chiến đấu Bộ
binh dân quân tự vệ. Trên cơ sở đó, người học biết xây dựng kế hoạch, chuẩn bị
bài giảng, thông qua bài giảng và thực hành tổ chức huấn luyện cho lực lượng
dân quân tự vệ.
19. Chiến thuật từng người
2
đvht
Nhằm huấn luyện cho người học nắm
vững các tư thế động tác vận động trên chiến trường, thành thục các động tác kỹ,
chiến thuật chiến đấu trong khu vực phòng thủ làm cơ sở cho việc huấn luyện các
hình thức chiến thuật cao hơn. Nội dung gồm: Các tư thế, động tác cơ bản vận động
trên chiến trường; Lợi dụng địa hình, địa vật; Từng người trong chiến đấu tiến
công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ tuần tra
canh gác.
20. Chiến thuật Tổ, Tiểu đội,
Trung đội bộ binh dân quân tự vệ
11 đvht
Nhằm trang bị cho người học kiến
thức về nguyên tắc tổ chức chiến đấu, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hành chỉ
huy và hành động chiến đấu của tổ, tiểu đội, trung đội bộ binh dân quân tự vệ
trong chiến đấu ngăn chặn, phục kích, tập kích, chiến đấu bảo vệ, đánh chiếm mục
tiêu theo kế hoạch chiến đấu trong khu vực phòng thủ.
21. Chiến thuật Dân quân tự
vệ trong tình huống A2
4
đvht
Nhằm trang bị cho người học nắm
vững quan điểm, nguyên tắc sử dụng các lực lượng trong tình huống A2. Nội dung,
biện pháp tổ chức và hành động của cá nhân, phân đội dân quân tự vệ khi tham
gia nhiệm vụ bảo vệ, đánh chiếm mục tiêu đồng thời trang bị cho người học
phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân trong các tình huống
A2. Nội dung gồm: Tổ, tiểu đội, trung đội Dân quân tự vệ bảo vệ và đánh chiếm mục
tiêu trong tình huống A2.
22. Phương pháp huấn luyện
chiến thuật Dân quân tự vệ
2
đvht
Trang bị cho người học biết vận
dụng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; Các hình thức, phương pháp trong
huấn luyện vào tổ chức chuẩn bị và thực hành huấn luyện chiến thuật chiến đấu Bộ
binh dân quân tự vệ. Trên cơ sở đó, người học biết xây dựng kế hoạch, chuẩn bị
bài giảng, thông qua bài giảng và thực hành tổ chức huấn luyện cho lực lượng
dân quân tự vệ. Nội dung viết giáo án huấn luyện chiến thuật cấp trung đội và
thực hành giảng một nội dung chiến thuật cấp trung đội.
23. Lý luận về công tác quốc
phòng - quân sự địa phương; Công tác xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ
trang ở cơ sở 2 đvht
Trang bị cho người học những kiến
thức, lý luận cơ bản về Lịch sử quốc phòng quân sự Việt Nam; Công tác quốc
phòng, quân sự địa phương ở cơ sở, Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân ở xã,
phường, thị trấn trong tình hình mới; Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; Tuyển chọn và gọi
công dân nhập ngũ ở xã, phường, thị trấn; Xây dựng, huy động lực lượng Dự bị động
viên ở cơ sở.
24. Xây dựng xã, phường, thị
trấn chiến đấu và khu vực phòng thủ cấp huyện
2 đvht
Nhằm huấn luyện cho người học nắm
vững nội dung công tác xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu trong khu vực
phòng thủ cấp huyện và hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực
phòng thủ huyện; sử dụng dân quân tự vệ tham gia phòng chống “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ.
25. Công tác của Chỉ huy trưởng
quân sự xã, phường, thị trấn 2
đvht
Nhằm giúp người học nắm chắc chức
trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị
trấn và những nội dung, phương pháp làm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân
sự địa phương ở cơ sở.
26. Xây dựng văn kiện chỉ
huy chiến đấu cấp
xã 3
đvht
Nhằm giới thiệu cho người học nắm
chắc nguyên tắc, thứ tự, nội dung và phương pháp xây dựng các văn kiện chỉ huy
chiến đấu của cấp xã, làm cơ sở cho việc thực hành diễn tập và chỉ huy lực lượng
dân quân tự vệ hoạt động theo kế hoạch chiến đấu trị an cấp xã.
27. Chuyển trạng thái sẵn
sàng chiến đấu ở xã, phường, thị trấn và chuyển địa phương từ thời bình sang thời
chiến 2 đvht
Giới thiệu cho người học nội
dung, thứ tự, các bước chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân
quân tự vệ; biết xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ban ngành, tham mưu cho
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện nội dung chuyển địa phương từ thời
bình sang thời chiến.
28. Xây dựng kế hoạch diễn tập
và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn
4 đvht
Giúp người học biết xây dựng
các văn kiện diễn tập cấp xã, biết tổ chức cho lực lượng dân quân tự vệ phối hợp
với các lực lượng khác tham gia nhiệm vụ diễn tập; tham mưu cho cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương tổ chức điều hành diễn tập ở cơ sở. Nội dung gồm: Cách
làm kế hoạch và phương pháp tổ chức thực hành diễn tập ở cơ sở; Thực hành chỉ
huy diễn tập cấp xã.
VI. CÁC ĐIỀU
KIỆN BẢO ĐẢM
1. Cơ sở vật chất, trang thiết
bị
- Xây dựng chương trình chi tiết,
biên soạn giáo trình đào tạo, tài liệu cho từng học phần/môn học.
- Bảo đảm đủ phòng học lý thuyết,
thao trường, bãi tập thực hành theo khối lượng chương trình khung.
- Đảm bảo vũ khí trang bị, mô
hình học cụ huấn luyện và các mặt đảm bảo khác.
2. Đội ngũ giáo viên
- Tổ chức biên chế đủ số lượng,
chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy trước khi tổ chức đào tạo.
- Liên kết với các học viện,
nhà trường trong và ngoài quân đội thực hiện chế độ mời giảng, thỉnh giảng nâng
cao chất lượng đào tạo.
VII. THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổ chức đào tạo
- Thời gian đào tạo 18 tháng
cho một khóa học. Mỗi năm học có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15
tuần thực học và 2 đến 3 tuần thi. Mỗi tuần bố trí không quá 30 tiết lý thuyết.
Thời gian thực tập tính theo giờ; mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.
- Đơn vị học trình là đơn vị để
tính khối lượng học tập của học viên. Một đơn vị học trình được quy định bằng
15 tiết học lý thuyết, bằng 30 - 45 tiết thực hành, thảo luận, bằng 45 - 60 giờ
thực tập, thực tập tốt nghiệp. Một tiết học lý thuyết, thực hành có thời lượng
45 phút.
- Chương trình Quân sự cơ sở có
khối lượng kiến thức, kỹ năng đào tạo: 95 Đơn vị học trình, trong đó phần nội
dung giáo dục chuyên nghiệp khi tổ chức đào tạo phải có tỷ lệ thời lượng dành
cho dạy thực hành, thực tập chiếm từ 50% đến 75%.
- Học viên học hết chương
trình, có đủ điều kiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thi tốt nghiệp.
2. Quy trình đào tạo thực
hiện theo Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm
theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
& Đào tạo).
3. Chương trình khung
đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở là căn cứ giúp Bộ
Quốc phòng chỉ đạo các quân khu, địa phương, các cơ sở đào tạo được giao nhiệm
vụ đào tạo xây dựng chương trình chi tiết để đăng ký mở ngành đào tạo với Bộ
Giáo dục và Đào tạo và tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở./.
1 Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một
số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành
Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày
25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ
ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục chuyên nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp
chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số
73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
2 Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT
sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp
chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số
73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2012 quy định như sau:
“Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục
có đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.”
3
Cụm từ “Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn” được sửa
đổi bởi cụm từ “Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị
trấn” theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
ngành Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày
10 tháng 11 năm 2012.
4
Cụm từ “Pháp lệnh Dân quân tự vệ” được sửa đổi bởi cụm từ “Luật Dân quân tự vệ”
theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
ngành Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày
10 tháng 11 năm 2012.
5
Cụm từ “Pháp lệnh Dân quân tự vệ” được sửa đổi bởi cụm từ “Luật Dân quân tự vệ”
theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 33/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số nội dung của Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
ngành Quân sự cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày
10 tháng 11 năm 2012.