BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/VBHN-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 12 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO,
ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ, TIẾN SĨ
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 3 năm
2022, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo[1] sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học
ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại
học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.[2]
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định điều
kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
2. Thông tư này áp dụng đối với
các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập
theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến
sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Danh mục thống kê ngành đào
tạo là Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV đối với các trình độ của giáo dục đại
học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Ngành đào tạo là tập hợp
kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học
và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
3. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp
một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, trong phạm vi hoạt
động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục
giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục
quốc dân theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Lĩnh vực đào tạo là tập hợp
các nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về kiến thức, kỹ năng chuyên
môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ được thống kê,
phân loại trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo
của hệ thống giáo dục quốc dân.
5.[3] (Được bãi bỏ)
6.[4] (Được bãi bỏ)
7. Thành phần của một chương
trình đào tạo là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác
có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục
tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để
thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo (như giáo dục đại cương,
khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu
khoa học, và các thành phần khác).
8. Giảng viên toàn thời gian
trong mở ngành đào tạo bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên ký hợp đồng lao
động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên đang làm việc toàn thời gian tại
cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là giảng viên toàn thời gian), cụ thể như sau:
a) Giảng viên cơ hữu được xác định
theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30
ngày 12 tháng 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
b) Giảng viên ký hợp đồng lao động
xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào
tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm
việc của giảng viên đại học trong cả năm học tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mở
ngành, đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với
đơn vị sử dụng lao động khác.
9. Giảng viên thỉnh giảng trong
mở ngành đào tạo là người không thuộc diện theo quy định tại khoản 8 Điều này
nhưng có ký hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật,
giảng dạy theo kế hoạch được phân công tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mở
ngành, được cơ sở đào tạo trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở
đào tạo.
10.[5] (Được bãi bỏ)
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
Điều 3. Điều
kiện chung
Cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều
kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc
trình độ tiến sĩ, bao gồm:
1. Về ngành đào tạo và trình độ
đào tạo dự kiến mở
a) Phù hợp với nhu cầu nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước và
của lĩnh vực đào tạo bảo đảm hội nhập quốc tế; bảo đảm phù hợp với quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt và công bố của các bộ, ngành, địa
phương hoặc báo cáo chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có),
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo;
b) Có trong Danh mục thống kê
ngành đào tạo (trừ trường hợp có quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ); việc đề xuất bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo thực
hiện theo Thông tư quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học.
2. Về đội ngũ giảng viên
a) Có đội ngũ giảng viên đủ về
số lượng, bảo đảm về chất lượng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
(bao gồm giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng), đáp ứng yêu cầu
đội ngũ giảng viên theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo của trình độ
đào tạo, lĩnh vực, nhóm ngành và ngành đào tạo, trong đó giảng viên thỉnh giảng
(tính theo từng năm học) chỉ đảm nhận tối đa 30% khối lượng giảng dạy ở mỗi
thành phần trong chương trình đào tạo; các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ
thuật (quy định tại Phụ lục I[6] ban hành kèm theo Thông tư này), giảng viên thỉnh
giảng có thể đảm nhận tối đa 40% khối lượng giảng dạy ở mỗi thành phần trong
chương trình đào tạo;
b) Đối với các ngành đào tạo
giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và
văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành
đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo),
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản này và các quy định sau:
- Giảng viên có danh hiệu là
Nghệ sĩ Nhân dân hoặc Nghệ nhân Nhân dân hoặc Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước
trao tặng, đồng thời có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo dự kiến
mở có thể thay cho giảng viên có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ
trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở
ngành đào tạo trình độ đại học); hoặc đồng thời có bằng tiến sĩ ngành phù hợp
với ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có chức danh phó giáo
sư và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy
chương trình đào tạo;
- Riêng ngành đào tạo ngôn ngữ
dân tộc thiểu số Việt Nam thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt
Nam, giảng viên là người dân tộc thiểu số hoặc người có hiểu biết về ngôn ngữ,
văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số của
ngành đào tạo dự kiến mở, đồng thời có bằng thạc sĩ có thể thay cho giảng
viên có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức
thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ
đại học); hoặc đồng thời có bằng tiến sĩ có thể thay cho giảng viên có chức
danh phó giáo sư và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực
hiện giảng dạy chương trình đào tạo.
c) Đối với các ngành đào tạo
thuộc lĩnh vực Sức khỏe (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo),
giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến
khám, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề[7] khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc
trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành
trong đào tạo ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ theo quy định của Chính phủ về tổ
chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
d)[8] Giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo và giảng viên chủ trì giảng dạy chương trình đào tạo phải
là giảng viên cơ hữu không quá tuổi nghỉ hưu tối đa theo quy định của Chính phủ
về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;
hằng năm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn một số học phần bắt buộc hoặc hướng dẫn
chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong chương trình đào tạo.
3. Về cơ sở vật chất
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị,
thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo yêu cầu
của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định của
chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và các
quy định tại Thông tư này;
b) Có đủ phòng học, phòng thí
nghiệm, phòng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, hệ thống công nghệ thông
tin, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo cùng các thiết bị cần
thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của
chương trình đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo ở từng trình độ đào tạo và
phải có kế hoạch sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích
và các thiết bị cụ thể của từng phòng thí nghiệm, thực hành phù hợp với số lượng
sinh viên thực hành, thí nghiệm tại mỗi bàn và mỗi thiết bị trong mỗi phòng
thí nghiệm, phòng thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo theo yêu cầu của
chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học;
c) Có hợp đồng hợp tác đào tạo
thực hành, thực tập với các cơ sở thực hành, thực tập bên ngoài cơ sở đào tạo[9] phù hợp với kế hoạch giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cho toàn khóa học; các cơ sở thực hành đối với
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khoẻ phải có hợp đồng nguyên tắc về đào tạo
thực hành bảo đảm tuân thủ theo quy định của Chính phủ về tổ chức đào tạo
thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
d) Có thư viện truyền thống và
thư viện điện tử bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập,
nghiên cứu của giảng viên và người học; có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu
trong nước về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng yêu
cầu của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo; từ năm học 2023
- 2024 trở đi, yêu cầu bắt buộc cơ sở đào tạo phải có bản quyền truy cập cơ sở
dữ liệu quốc tế về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng
yêu cầu của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo;
đ) Có trang thông tin điện tử
đăng tải đầy đủ thông tin yêu cầu phải công khai theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Chương trình đào tạo của
ngành đề xuất mở được xây dựng, thẩm định và ban hành bảo đảm theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực,
nhóm ngành, ngành đào tạo và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
5. Cơ sở đào tạo đã có đơn vị
chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng
viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở.
6. Cơ sở đào tạo phải đáp ứng
các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng đào tạo
theo quy định.
7. Hội đồng trường đã có nghị
quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp
cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường phải có văn bản phê duyệt chủ trương mở
ngành đào tạo của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo.
8.[10] Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ
đối với một ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một trong các yêu cầu
sau:
a) Cùng tên với ngành đào tạo
hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành;
b) Trường hợp chưa có chuẩn
chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học
và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định
là ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn
người tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn;
c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào
tạo thành lập.
9.[11] Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một
ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Cùng tên với ngành đào tạo
hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành;
b) Trường hợp chưa có chuẩn
chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học
và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định
là ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo;
c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào
tạo thành lập.
Điều 4. Điều
kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ đại học phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành đào tạo theo quy
định tại Điều 3 Thông tư này và các điều kiện cụ thể sau đây
cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo:
1. Có ít nhất 01 tiến sĩ
ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều
kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành
đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác
nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số
nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ
ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng
dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ
chức thực hiện chương trình đào tạo.
2. Có ít nhất 05 tiến sĩ là
giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình
(tính cả tiến sĩ ngành phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này), trong đó mỗi
thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy. Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc
thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành
đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể
thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Nghệ thuật (quy định tại Phụ lục I[12] ban hành kèm theo
Thông tư này), phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có
chuyên môn phù hợp.
3. Có đội ngũ giảng viên thực
hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3
Thông tư này) bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo
đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có
chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy
định; có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các
năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm
tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng
và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng
năm học của khóa học. Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe,
lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (theo
quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về
đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này) cho toàn bộ khóa học tại thời
điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
4. Đối với ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1,
2, 3 Điều này và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên đối với từng ngành
đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục II[13] ban hành kèm theo
Thông tư này. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và có tối thiểu 03
tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật.
5. Điều kiện về cơ sở vật chất
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này phải bảo
đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch,
phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của
toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt
đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo
yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học. Riêng đối với
các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở
vật chất (quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này)
cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
6. Đối với ngành đào tạo thuộc
lĩnh vực Sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều
này và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí nghiệm, thực hành đối với
từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục
II[14] ban hành kèm
theo Thông tư này. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều này và bảo đảm có phòng diễn án,
trung tâm thực hành (tư vấn) pháp luật.
7.[15] Đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân
tộc thiểu số Việt Nam và các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam
chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, cơ sở
đào tạo xây dựng Đề án mở ngành đào tạo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và
quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và
Đào tạo thành lập.
8.[16] Giảng viên có chuyên môn phù hợp quy định tại
khoản 2 Điều này là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chuẩn chương
trình đào tạo và một trong các yêu cầu sau:
a) Có trình độ tiến sĩ, thạc
sĩ ngành phù hợp theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ tiến sĩ, thạc
sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định
phù hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần
của chương trình đào tạo, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực
tiếp giảng dạy trọn vẹn các học phần đó.
Điều 5. Điều
kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành theo quy định tại
Điều 3 Thông tư này và các điều kiện sau đây cho toàn bộ
khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo:
1. Có ít nhất 05 tiến sĩ
ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc
thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành
đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể
thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ
ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư
có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở
lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ
thạc sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức
thực hiện chương trình đào tạo.
2. Bảo đảm về số lượng và chất
lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có giảng
viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học
phần trong chương trình đào tạo.
3. Bảo đảm về số lượng và tiêu
chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào
tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.[17] Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu
khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Ngành đào tạo trình độ thạc
sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học;
b) Trong 05 năm gần nhất, số giảng
viên quy định tại khoản 1 Điều này đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp
giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo; đồng thời đã công bố
tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội
đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng
đầu hoặc tác giả liên hệ.
5.[18] (Được bãi bỏ)
Điều 6. Điều
kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo
trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành theo quy định
tại Điều 3 Thông tư này và các điều kiện sau đây cho toàn bộ
khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo:
1. Có ít nhất 01 giáo sư hoặc
02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành
đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn
học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài,
ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải
có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng
viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý
đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng
viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành
khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình
đào tạo.
2. Bảo đảm về số lượng và chất
lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, giảng viên tham
gia giảng dạy phải bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến
sĩ theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giảng dạy các nội dung trong chương trình
đào tạo, trong đó phải có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng
dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo.
3. Bảo đảm về số lượng và tiêu
chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo quy định tại quy chế tuyển sinh
và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.[19] Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu
khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Ngành đào tạo trình độ
tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ
thạc sĩ;
b) Trong 05 năm gần nhất, số giảng
viên quy định tại khoản 1 Điều này đã tham gia hướng dẫn 05 luận án tiến sĩ
thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng
thời đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí
khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai
trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.
5.[20] Đạt các tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại
học áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm:
a) Tiêu chí 2.3 về tỉ lệ giảng
viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ;
b) Tiêu chí 6.1 về tỉ trọng thu
từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an);
c) Tiêu chí 6.2 về số lượng
công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời
gian.
CHƯƠNG III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỞ
NGÀNH ĐÀO TẠO, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO
Điều 7. Xây
dựng, đề xuất và phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo
1. Giám đốc, viện trưởng, hiệu
trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng) chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng
và đề xuất chủ trương về việc mở ngành đào tạo.
2. Nội dung đề xuất chủ trương
về việc mở ngành gồm có:
a) Về sự cần thiết đề xuất chủ
trương mở ngành đào tạo: báo cáo phân tích, thuyết minh về nhu cầu đào tạo,
nhu cầu sử dụng nhân lực phục vụ thị trường lao động hiện tại và hướng đến
trong thời gian tới; phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực về số lượng, trình
độ, khảo sát yêu cầu về năng lực người học sau khi tốt nghiệp mà nhà tuyển dụng
mong muốn và phạm vi thị trường nhân lực theo ngành đào tạo; phân tích xu hướng
phát triển ngành đào tạo trên thế giới, sự phù hợp với sự phát triển ngành
và trình độ đào tạo của cơ sở đào tạo, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu chiến
lược của cơ sở đào tạo, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
ngành, địa phương, vùng và cả nước;
b) Về năng lực của cơ sở đào tạo:
báo cáo phân tích, thuyết minh về năng lực hiện có của cơ sở đào tạo đối với
ngành và trình độ đào tạo đề xuất mở, bao gồm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,
công nghệ và[21] học liệu,
chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc
tế;
c) Về mục tiêu phát triển ngành
đào tạo đề xuất mở: báo cáo thuyết minh kết quả mong đợi về thời gian mở
ngành đào tạo, thời gian triển khai tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, mục
tiêu đào tạo, kế hoạch và số lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo của ngành trong
thời gian từ 05 đến 10 năm tới, chất lượng đào tạo, hiệu quả và tác động xã hội;
d) Về giải pháp và lộ trình
thực hiện: báo cáo thuyết minh các giải pháp và lộ trình về xây dựng đề án
mở ngành đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, nhu cầu và kế hoạch đầu tư
cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu, nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, phát
triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo, kế hoạch đánh
giá và kiểm định chương trình đào tạo;
đ) Về phương án phòng ngừa và xử
lý rủi ro: báo cáo phân tích, thuyết minh dự báo các tình huống rủi ro có thể
xảy ra và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; báo cáo phân tích cụ thể về các
giải pháp xử lý rủi ro trong trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động
ngành đào tạo;
3. Hội đồng khoa học và đào tạo
của cơ sở đào tạo tổ chức thẩm định và có kết luận về đề xuất chủ trương mở
ngành đào tạo đã được xây dựng bảo đảm đầy đủ nội dung và chất lượng theo quy
định tại khoản 2 Điều này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
4. Phê duyệt chủ trương mở
ngành đào tạo
Trên cơ sở chủ trương đề xuất mở
ngành đào tạo đã được hội đồng khoa học và đào tạo tổ chức thẩm định và có kết
luận theo quy định tại khoản 3 Điều này, hiệu trưởng báo cáo trình hội đồng
trường phê duyệt; giám đốc đại học báo cáo trình hội đồng đại học phê duyệt đối
với ngành đào tạo có nhiều đơn vị thành viên tham gia thực hiện chương trình
đào tạo. Hội đồng trường, hội đồng đại học chịu trách nhiệm về các nội dung:
a) Định hướng phát triển ngành
đề xuất mở phải phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, bảo đảm
phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương, cả nước và hội
nhập quốc tế;
b) Bảo đảm nguồn lực để triển
khai đề án mở ngành đào tạo đạt hiệu quả;
c) Đánh giá về dự báo rủi ro,
các giải pháp ngăn ngừa, đề phòng rủi ro và cách thức giải quyết trong trường
hợp xảy ra rủi ro khi mở ngành đào tạo.
Trong trường hợp cơ sở đào tạo
chưa có hội đồng trường, cơ sở đào tạo trình cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở
đào tạo phê duyệt và chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc xây
dựng đề án và triển khai đề án mở ngành của cơ sở đào tạo.
5. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể
việc xây dựng và đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo, quy định việc xây dựng
kế hoạch, phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, dự kiến sản phẩm và tổ
chức thực hiện đối với từng nội dung xây dựng và đề xuất chủ trương mở ngành
đào tạo (quy định tại khoản 2 Điều này), trong đó có quy định về trách nhiệm,
quyền hạn và sự phối hợp giữa các tập thể và cá nhân của cơ sở đào tạo trong
việc xây dựng và đề xuất chủ trương mở ngành, quy định cụ thể về trách nhiệm
và nguyên tắc làm việc của hội đồng khoa học và đào tạo trong việc thẩm định
(quy định tại khoản 3 Điều này) đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở
đào tạo.
Điều 8. Xây
dựng đề án, chuẩn bị điều kiện mở ngành đào tạo
Trên cơ sở chủ trương mở ngành
được phê duyệt, hiệu trưởng hoặc giám đốc đại học (đối với ngành đào tạo có nhiều
đơn vị thành viên tham gia thực hiện chương trình đào tạo) chỉ đạo và tổ chức
xây dựng đề án mở ngành đào tạo. Nội dung đề án mở ngành đào tạo gồm có:
1. Một số thông tin cơ bản giới
thiệu về cơ sở đào tạo: giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo.
2. Sự cần thiết mở ngành đào
tạo: báo cáo khái quát các nội dung về chủ trương mở ngành đào tạo đã được phê
duyệt.
3. Điều kiện về chương trình
đào tạo để mở ngành đào tạo: hiệu trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo và tổ chức xây
dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo, bảo đảm tuân thủ các quy định
của Luật Giáo dục đại học, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định
có liên quan của pháp luật hiện hành.
4. Điều kiện về đội ngũ giảng
viên, cán bộ khoa học để mở ngành đào tạo
a) Căn cứ các quy định về điều
kiện đội ngũ giảng viên trong mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này
và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo, hiệu trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo và
tổ chức thực hiện việc chuẩn bị về đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học nhằm
đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo tương ứng với mỗi trình độ đào tạo theo quy
định tại Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;
b) Xây dựng kế hoạch, xác định
thời gian, lộ trình và cam kết thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn
vị, tổ chức, cá nhân của cơ sở đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện việc
tuyển dụng, ký hợp đồng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, bảo đảm
về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo, phân công giảng
dạy, phù hợp với kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng
viên và người học cho từng năm học của toàn bộ khóa học, phù hợp với qui mô đào
tạo, đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định của Thông tư này, quy định
của cơ sở đào tạo, bảo đảm tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật hiện
hành và phải được cam kết thực hiện trong đề án mở ngành đào tạo.
c)[22] Trường hợp chưa có đủ căn cứ để xác định rõ
ngành phù hợp của giảng viên, cơ sở đào tạo gửi báo cáo các thông tin liên quan
theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều này và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo
thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định và xác nhận. Hội đồng tư vấn
chuyên môn có từ 3 đến 5 thành viên là giảng viên, chuyên gia có trình độ và
kinh nghiệm chuyên môn phù hợp, đại diện các cơ sở đào tạo có uy tín về ngành,
nhóm ngành liên quan.
5. Điều kiện về cơ sở vật chất
để mở ngành đào tạo
a) Căn cứ các quy định về điều
kiện cơ sở vật chất trong mở ngành đào tạo theo quy định tại Thông tư này và điều
kiện thực tế của cơ sở đào tạo, hiệu trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo và tổ chức
thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo tương ứng
với mỗi trình độ đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định có
liên quan của pháp luật hiện hành;
b) Xây dựng kế hoạch, xác định
thời gian, lộ trình và cam kết thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn
vị, tổ chức, cá nhân của cơ sở đào tạo và triển khai thực hiện việc đầu tư cơ
sở vật chất, bảo đảm về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của chương trình
đào tạo, phù hợp với kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng
viên và người học cho từng năm học của toàn bộ khóa học, phù hợp với quy mô đào
tạo, đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định của Thông tư này, quy định
của cơ sở đào tạo, bảo đảm tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật hiện
hành và phải được cam kết trong đề án mở ngành đào tạo.
6. Điều kiện về tổ chức bộ máy
quản lý để mở ngành đào tạo
a) Xác định đơn vị chuyên môn cấp
khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng viên, người học
và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở;
b) Phân công cán bộ quản lý
chuyên môn và giao trách nhiệm, quyền hạn cho tập thể và cá nhân cán bộ quản lý
chuyên môn để quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn đối với ngành đào tạo
dự kiến mở.
7. Phương án, giải pháp đề
phòng, ngăn ngừa, xử lý rủi ro trong mở ngành đào tạo
a) Báo cáo phân tích tình hình
phát triển kinh tế xã hội, dự báo những biến động có thể xảy ra, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở đào tạo và những nội dung khác có liên quan, từ
đó dự báo các rủi ro có thể xảy ra khi mở ngành và triển khai tuyển sinh, đào
tạo cùng các giải pháp chung để ngăn ngừa kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cũng
như đề xuất các phương án cụ thể mang tính chủ động để ngăn ngừa và xử lý khi rủi
ro xảy ra;
b) Báo cáo thuyết minh về các
giải pháp xử lý rủi ro trong trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động
ngành đào tạo với các phương án, giải pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho người
học, giảng viên, cơ sở đào tạo và các bên liên quan.
8. Các minh chứng kèm theo đề
án
a) Nghị quyết của hội đồng trường,
hội đồng đại học phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo hoặc văn bản phê duyệt
chủ trương mở ngành của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo (trong trường
hợp cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường);
b) Biên bản thẩm định đề án mở
ngành của hội đồng khoa học và đào tạo;
c) Quyết định thành lập hội đồng
xây dựng, hội đồng thẩm định; biên bản thẩm định chương trình đào tạo của hội
đồng thẩm định; quyết định ban hành chương trình đào tạo;
d) Danh sách đội ngũ giảng
viên, cán bộ khoa học đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản
4 Điều này, gồm các thông tin theo mẫu báo cáo quy định tại Mục 1 (về giảng
viên) và Mục 2 (về kết quả nghiên cứu khoa học) Phụ lục
III[23] ban hành kèm
theo Thông tư này; bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, bản
sao chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo Việt Nam cấp hoặc văn bằng do cơ sở
đào tạo nước ngoài cấp và giấy công nhận văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bảng thống kê về cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành, thực tập đáp ứng điều kiện
mở ngành đào tạo đã chuẩn bị theo quy định tại khoản 5 Điều này, gồm các thông
tin theo các mẫu báo cáo được quy định tại Mục 3 (về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, thư viện phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo) Phụ lục III[24] ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo
thực hành theo quy định của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào
tạo khối ngành sức khỏe (đối với đề án mở ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe).
9. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể
việc xây dựng đề án mở ngành đào tạo, quy định việc xây dựng kế hoạch, phân
công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, dự kiến sản phẩm và tổ chức thực hiện
kế hoạch, quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp giữa các tập thể
và cá nhân của cơ sở đào tạo trong việc xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện
mở ngành đào tạo, quy định việc theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện,
xử lý điều chỉnh và quyết định đối với từng nội dung của đề án theo quy định từ
khoản 1 đến khoản 8 Điều này trong quá trình xây dựng đề án mở ngành đào tạo
của cơ sở đào tạo.
Điều 9. Thẩm
định đề án mở ngành đào tạo
1. Hội đồng khoa học và đào tạo
tổ chức thẩm định đề án mở ngành đào tạo, trong đó hội đồng thẩm định phải xem
xét, đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo trên cơ sở căn cứ các quy định
tại Thông tư này, quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật hiện
hành, đánh giá mức độ đáp ứng so với yêu cầu về điều kiện để được mở ngành đối
với từng nội dung cụ thể của đề án, bao gồm thẩm định các điều kiện về tên
ngành đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, khả
năng sẵn sàng chuyển sang dạy - học trực tuyến và công tác tổ chức quản lý đối
với ngành đào tạo đề xuất mở.
2. Kết quả thẩm định đề án mở
ngành đào tạo của hội đồng khoa học và đào tạo phải được thể hiện bằng biên bản
thẩm định và có kết luận cụ thể về việc cơ sở đào tạo đã có đủ điều kiện để được
mở ngành đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này, quy định
của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thẩm
định, hội đồng khoa học và đào tạo phải kiểm tra điều kiện thực tế và kiểm
tra các minh chứng cụ thể trước khi kết luận, đồng thời báo cáo hiệu trưởng cơ
sở đào tạo và chịu trách nhiệm giải trình về kết quả thẩm định.
3. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể
nguyên tắc làm việc của hội đồng khoa học và đào tạo khi tổ chức thẩm định đề
án mở ngành đào tạo, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng và các
thành viên trong hội đồng.
Điều 10. Hồ
sơ mở ngành đào tạo
Hồ sơ mở ngành đào tạo gồm có:
1. Văn bản đề nghị mở ngành đào
tạo: tóm tắt quá trình xây dựng đề án, báo cáo khẳng định về việc bảo đảm đủ
các điều kiện theo quy định để được mở ngành đào tạo và đề nghị cấp có thẩm quyền
quyết định.
2. Đề án mở ngành đào tạo đã được
thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, bảo đảm đầy
đủ các nội dung theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Công văn của đại học chấp
thuận về mặt chủ trương (đối với các đơn vị thành viên thuộc đại học khi mở
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe và nhóm ngành Đào tạo giáo viên).
Điều 11.
Phê duyệt đề án và quyết định mở ngành đào tạo
1. Đối với các cơ sở đào tạo có
đủ điều kiện để được tự chủ mở ngành (ở từng trình độ đào tạo) theo quy định
tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018);
quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các
quy định khác có liên quan của pháp luật (trừ các ngành đào tạo thuộc lĩnh
vực Sức khoẻ, nhóm ngành Đào tạo giáo viên, lĩnh vực An ninh, quốc phòng, hoặc
trường hợp cơ sở đào tạo là đơn vị thành viên của đại học khi mở một ngành đào
tạo có nhiều đơn vị thành viên khác tham gia thực hiện chương trình đào tạo),
thực hiện như sau:
a) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo
quyết định việc mở ngành của cơ sở đào tạo đối với các ngành, các trình độ
đào tạo của giáo dục đại học, khi cơ sở đào tạo đáp ứng đầy đủ các điều kiện để
được mở ngành theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan
của pháp luật;
b) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo
quy định cụ thể việc gửi hồ sơ mở ngành để báo cáo và quyết định mở ngành
thực hiện trong nội bộ cơ sở đào tạo.
2. Đối với các cơ sở đào tạo là
các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đại học (gọi chung là đơn vị) chưa đủ
điều kiện để được tự chủ mở ngành theo quy định của Luật Giáo dục đại học và
các quy định khác có liên quan của pháp luật, hoặc trường hợp cơ sở đào tạo là
đơn vị thành viên của đại học khi mở một ngành đào tạo có nhiều đơn vị thành
viên khác tham gia thực hiện chương trình đào tạo, thực hiện như sau (trừ
các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khoẻ, nhóm ngành Đào tạo giáo viên,
lĩnh vực An ninh, quốc phòng):
a) Đơn vị gửi hồ sơ mở ngành
đến đại học để báo cáo và đề nghị đại học quyết định cho phép mở ngành đào tạo;
b) Giám đốc đại học quyết định
việc mở ngành đào tạo đối với các đơn vị đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được mở
ngành theo quy định tại Thông tư này và quy định của đại học;
c) Giám đốc đại học quy định cụ
thể việc gửi hồ sơ báo cáo đề nghị mở ngành và việc quyết định mở ngành đào tạo
thực hiện trong nội bộ đại học.
3. Đối với các cơ sở đào tạo
chưa đủ điều kiện để được tự chủ mở ngành (trừ các đơn vị thuộc các đại học),
hoặc trong thời hạn không được tự chủ mở ngành đào tạo do vi phạm quy định
đến mức không được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đại
học và các quy định khác có liên quan của pháp luật hoặc đối với việc mở các
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khoẻ, nhóm ngành Đào tạo giáo viên, lĩnh
vực An ninh, quốc phòng, thực hiện như sau:
a) Cơ sở đào tạo gửi 01 bộ hồ
sơ mở ngành đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hình thức gửi trực tiếp hoặc
qua bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp
nhận và thẩm định hồ sơ; trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quyết định việc tổ chức đoàn kiểm tra thực tế các điều kiện bảo đảm
chất lượng tại cơ sở đào tạo. Riêng đối với mở ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức
khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến (bằng văn bản) của Bộ Y tế về nhu cầu
nhân lực ngành đề xuất mở và các điều kiện về tổ chức đào tạo thực hành trong
khối ngành sức khỏe theo quy định của Chính phủ;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo, nếu hồ sơ mở ngành của cơ
sở đào tạo đầy đủ và đáp ứng các điều kiện để được mở ngành theo quy định tại
Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Trường hợp hồ sơ
mở ngành[25] của cơ sở
đào tạo chưa đầy đủ, chưa bảo đảm các điều kiện để được mở ngành theo quy định,
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả bằng văn bản về tình trạng hồ sơ và
những nội dung chưa bảo đảm theo quy định đối với cơ sở đào tạo.
Điều 12.
Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo[26]
1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động tuyển sinh đối với một ngành đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Đã mở ngành đúng quy định
nhưng không duy trì được đầy đủ điều kiện mở ngành trong quá trình hoạt động
theo quy định tại Thông tư này;
b) Vi phạm quy định khác của
pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động tuyển sinh.
2. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Tự chủ mở ngành đào tạo hoặc
gian lận để được mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt
động tuyển sinh nhưng không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ
hoạt động tuyển sinh;
c) Vi phạm quy định khác của
pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động đào tạo.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quyết định đình chỉ hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với
ngành đào tạo khi có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
các trường hợp vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời gian
đình chỉ từ 06 tháng đến 12 tháng căn cứ mức độ và tính chất vi phạm. Quyết
định đình chỉ phải nêu rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và được công bố
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ
hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo theo quy định
tại khoản 3 Điều này phải thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của người học, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở đào tạo.
5. Trong thời hạn đình chỉ hoạt
động tuyển sinh, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến
đình chỉ tuyển sinh và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định tại
Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép tuyển
sinh trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 30 ngày tính từ ngày hết thời
hạn đình chỉ tuyển sinh.
6. Trong thời hạn đình chỉ hoạt
động đào tạo, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến
đình chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định
tại Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép hoạt
động đào tạo trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 45 ngày tính từ ngày
kết thúc đình chỉ hoạt động đào tạo. Nếu hết thời hạn đình chỉ hoạt động
đào tạo mà cơ sở đào tạo không cung cấp được đầy đủ minh chứng về việc đã khắc
phục các nguyên nhân dẫn tới đình chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều
kiện mở ngành thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu lực.
7. Đối với ngành đào tạo đã được
mở nhưng trong thời gian 05 năm liên tiếp cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển
sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu
lực.
8. Trường hợp quyết định mở một
ngành đào tạo hết hiệu lực, nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và
đào tạo ngành này phải thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy định
tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN [27]
Điều 13.
Xây dựng và thực hiện quy định của cơ sở đào tạo
Căn cứ Thông tư này và các quy
định hiện hành khác có liên quan, cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ
hoạt động ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học của cơ sở đào tạo
trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội
bộ, cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định của
Thông tư này; quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, đơn vị, cá
nhân trong các hoạt động mở ngành đào tạo và chế tài xử lý vi phạm đối với tập
thể, đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động mở ngành đào tạo.
2. Tổ chức triển khai thực hiện
đúng cam kết theo đề án mở ngành đào tạo.
3. Thực hiện trách nhiệm trong
việc đánh giá chất lượng và kiểm định chương trình đào tạo theo quy định tại
khoản 5 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018);
thực hiện trách nhiệm trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học[28] theo quy định tại Điều
50 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018).
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra
nội bộ việc thực hiện hoạt động mở ngành đào tạo, việc thực hiện cam kết
theo đề án mở ngành đào tạo và công tác bảo đảm chất lượng theo quy định của
pháp luật hiện hành; chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra, của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.
5. Thực hiện giải trình theo
quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14.
Chế độ báo cáo, lưu trữ và công khai thông tin
1. Trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày ban hành quyết định mở ngành đào tạo theo quy định, cơ sở đào tạo báo cáo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (trừ các ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định) và
cơ quan quản lý trực tiếp:
a) Quyết định mở ngành đào tạo;
b) Đề án mở ngành đào tạo;
c) Địa chỉ truy cập trang thông
tin điện tử của cơ sở đào tạo đã công khai các nội dung liên quan đến việc mở
ngành đào tạo.
2. Đối với ngành đào tạo đã mở
trình độ đại học: từ năm học thứ hai (kể từ khi ban hành quyết định mở ngành
đào tạo) đến khi kết thúc khóa học đầu tiên, trước ngày bắt đầu năm học mới của
từng năm học, cơ sở đào tạo phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản
lý trực tiếp, việc cơ sở đào tạo đã chuẩn bị đủ các điều kiện về đội ngũ giảng
viên và cơ sở vật chất để thực hiện chương trình đào tạo đối với ngành đào tạo
đã mở theo kế hoạch, lộ trình đã cam kết trong đề án mở ngành của cơ sở đào
tạo, gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều
4 Thông tư này để phục vụ quản lý và công tác hậu kiểm (trừ trường hợp mở
ngành ở trình độ đại học đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe,
lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, lĩnh vực An ninh, quốc
phòng và lĩnh vực Pháp luật hoặc mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình
độ tiến sĩ).
3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng
năm, cơ sở đào tạo báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực
tiếp cơ sở đào tạo về quyết định mở ngành đào tạo đã hết hiệu lực (nếu có)
của cơ sở đào tạo, theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư
này để phục vụ công tác quản lý, bao gồm các nội dung: số quyết định;
ngày, tháng, năm ban hành quyết định; cơ quan ban hành quyết định; tên ngành;
trình độ đào tạo; lý do quyết định mở ngành hết hiệu lực.
4. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm
lưu trữ và bảo quản hồ sơ mở ngành đào tạo, các tài liệu liên quan tới việc mở
ngành đào tạo, các minh chứng kèm theo hồ sơ mở ngành đào tạo, bao gồm cả các
minh chứng về việc đáp ứng các điều kiện mở ngành đào tạo, bảo đảm tuân thủ
theo các quy định của pháp luật hiện hành.
5. Cơ sở đào tạo công khai trên
trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu
quốc gia về giáo dục đại học như sau:
a) Công khai Quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ hoạt động ngành đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học của cơ sở đào tạo trên trang thông tin điện tử của
cơ sở đào tạo ít nhất là 45 ngày trước khi tổ chức thực hiện;
b) Trong thời gian 05 ngày kể từ
ngày ban hành quyết định mở ngành đào tạo hoặc nhận được quyết định cho phép
mở ngành đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, cơ sở đào tạo phải công khai trên
trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo các nội dung sau:
- Quyết định mở ngành đào tạo;
- Những nội dung cơ bản của đề
án mở ngành đào tạo đã được phê duyệt, bao gồm: chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra và
đề cương chương trình đào tạo; danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương
trình đào tạo; danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học; dự kiến kế hoạch tuyển sinh và đào tạo trong 05 năm đầu
tuyển sinh; địa điểm đào tạo và danh sách các địa điểm thực hành, thực tập;
- Cập nhật thông tin về mở
ngành đào tạo, đề án mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo vào cơ sở dữ liệu quốc
gia về giáo dục đại học.
6. Đối với các cơ sở đào tạo
thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, việc thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ và
công khai thông tin theo quy định tại Thông tư này phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ
bí mật nhà nước theo quy định.
Điều 15.
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ
tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học; Thông tư số
09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và
đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo
trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; viện trưởng các
viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ; hiệu trưởng hoặc giám đốc các cơ sở giáo
dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc;
- Cổng TTĐT Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, GDĐH, PC.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
|
PHỤ LỤC I[29]
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẶC THÙ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT
(Kèm theo Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)
Bảng
1. Ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
mỹ thuật
|
2
|
Hội họa
|
3
|
Đồ họa
|
4
|
Điêu khắc
|
5
|
Gốm
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
6
|
Âm nhạc học
|
7
|
Sáng tác âm nhạc
|
8
|
Chỉ huy âm nhạc
|
9
|
Thanh nhạc
|
10
|
Biểu diễn nhạc cụ phương tây
|
11
|
Piano
|
12
|
Nhạc Jazz
|
13
|
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
|
14
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
sân khấu
|
15
|
Biên kịch sân khấu
|
16
|
Diễn viên sân khấu kịch hát
|
17
|
Đạo diễn sân khấu
|
18
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
điện ảnh, truyền hình
|
19
|
Biên kịch điện ảnh, truyền
hình
|
20
|
Diễn viên kịch, điện ảnh -
truyền hình
|
21
|
Đạo diễn điện ảnh, truyền
hình
|
22
|
Quay phim
|
23
|
Lý luận, lịch sử và phê bình
múa
|
24
|
Diễn viên múa
|
25
|
Biên đạo múa
|
26
|
Huấn luyện múa
|
|
Nghệ thuật nghe nhìn
|
27
|
Nhiếp ảnh
|
28
|
Công nghệ điện ảnh, truyền
hình
|
|
Mỹ thuật ứng dụng
|
29
|
Thiết kế đồ họa
|
30
|
Thiết kế mỹ thuật sân khấu,
điện ảnh
|
Bảng
2. Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận và lịch sử mỹ thuật
|
2
|
Mỹ thuật tạo hình
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
3
|
Âm nhạc học
|
4
|
Nghệ thuật âm nhạc
|
5
|
Lý luận và lịch sử sân khấu
|
6
|
Nghệ thuật sân khấu
|
7
|
Lý luận và lịch sử điện ảnh,
truyền hình
|
8
|
Nghệ thuật điện ảnh, truyền
hình
|
|
Mỹ thuật ứng dụng
|
9
|
Thiết kế đồ họa
|
10
|
Thiết kế mỹ thuật sân khấu,
điện ảnh
|
Bảng
3. Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT
|
Tên ngành
|
|
Mỹ thuật
|
1
|
Lý luận và lịch sử mỹ thuật
|
|
Nghệ thuật trình diễn
|
2
|
Âm nhạc học
|
3
|
Lý luận và lịch sử sân khấu
|
4
|
Lý luận và lịch sử điện ảnh,
truyền hình
|
PHỤ LỤC II[30]
GIẢNG VIÊN VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)
BẢNG
1. SỐ LƯỢNG VÀ CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ĐỐI VỚI
TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE
STT
|
Tên ngành/chuyên ngành đào tạo của giảng viên trình độ tiến sĩ
|
Ngành đào tạo dự kiến mở
|
Y khoa
|
Y học cổ truyền
|
Răng Hàm Mặt
|
Y học dự phòng
|
Dược học
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
Số lượng tiến sĩ
|
1
|
Khoa học y sinh
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
2
|
Ngoại khoa
|
2
|
1
|
1
|
1
|
-
|
3
|
Nội khoa
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
4
|
Nhi khoa
|
1
|
1
|
1
|
1
|
-
|
5
|
Y học dự phòng/Y tế công cộng
|
1
|
1
|
1
|
6
|
-
|
6
|
Sản phụ khoa
|
1
|
1
|
-
|
1
|
-
|
7
|
Chuyên khoa nội (trừ ngành Nội
khoa và Nhi khoa)
|
3
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Chuyên khoa ngoại (trừ Ngoại
khoa và Sản phụ khoa)
|
3
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9
|
Y học cổ truyền
|
-
|
5
|
|
-
|
-
|
10
|
Răng Hàm Mặt
|
-
|
-
|
6
|
-
|
-
|
11
|
Ngành thuộc các môn cơ sở
ngành Dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2
|
12
|
Ngành thuộc nhóm ngành Dược học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
7
|
BẢNG
2. CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGÀNH ĐÀO TẠO
THUỘC LĨNH VỰC SỨC KHỎE[31]
STT
|
Tên phòng thí nghiệm, thực hành
|
Ngành đào tạo dự kiến mở
|
Y khoa
|
Y học cổ truyền
|
Răng Hàm Mặt
|
Y học Dự phòng
|
Điều dưỡng
|
Hộ sinh
|
Dược học
|
Kỹ thuật Phục hình răng
|
Kỹ thuật xét nghiệm y học
|
Kỹ thuật Hình ảnh y học
|
Kỹ thuật Phục hồi chức năng
|
1
|
Sinh học và di truyền y học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Lý sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
X
|
3
|
Sinh lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
4
|
Hóa học
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
-
|
5
|
Hóa sinh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
6
|
Giải phẫu
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
X
|
X
|
X
|
X
|
7
|
Vi sinh - Ký sinh trùng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Sinh lý bệnh - Miễn dịch
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
9
|
Dược lý
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
10
|
Điều dưỡng cơ bản
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
11
|
Giải phẫu bệnh
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
12
|
Mô phôi
|
X
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
13
|
Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn
thực phẩm
|
X
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
14
|
Sức khỏe môi trường và Sức khỏe
nghề nghiệp
|
X
|
-
|
-
|
X
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
15
|
Thực vật dược
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
16
|
Dinh dưỡng tiết chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
17
|
Y học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
18
|
Hộ sinh cơ bản
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
19
|
Hóa đại cương vô cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
20
|
Hóa hữu cơ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
21
|
Hóa phân tích
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
-
|
22
|
Giải phẫu - Sinh lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
23
|
Sinh học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
24
|
Vật lý
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
X
|
-
|
-
|
X
|
25
|
Dược liệu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
26
|
Hóa Dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
27
|
Dược học cổ truyền
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
28
|
Bào chế
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
29
|
Dược lâm sàng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
30
|
Công nghiệp dược
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
31
|
Kiểm nghiệm thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
32
|
Chiết suất vi sinh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
33
|
Nhà thuốc
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
34
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ- sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều
dưỡng)
|
X
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
35
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu,
xoa bóp- dưỡng sinh)
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
36
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha nhu, phẫu
thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả)
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
37
|
Trung tâm tiền lâm sàng (các
phòng thực hành về: chăm sóc sức khỏe bệnh nội khoa, chăm sóc sức khỏe ngoại
khoa, chăm sóc sức khỏe phụ nữ-bà mẹ và gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em,
chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
38
|
Trung tâm tiền lâm sàng/Trung
tâm thực hành kỹ năng Sản-Phụ khoa-Kế hoạch hóa gia đình (các phòng thực
hành về: chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén-chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau
đẻ; chăm sóc bà mẹ thời kỳ chuyển dạ và đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc sức
khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
39
|
Labo Kỹ thuật phục hình răng
(các phòng về: kỹ thuật phục hình tháo lắp, kỹ thuật phục hình cố định, kỹ
thuật phục hình sứ, kỹ thuật phục hình trên implant, kỹ thuật CAD/CAM &
số trong nha khoa, Labo răng giả.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
-
|
40
|
Trung tâm tiền lâm sàng gồm:
- Các phòng thực hành Vật lý
trị liệu: Thực hành điều trị bằng tay; Thực hành Vận động trị liệu; Thực
hành Điện trị liệu.
- Các phòng thực hành Hoạt động
trị liệu: thực hành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thực hành làm nẹp và
dụng cụ trợ giúp.
- Các phòng thực hành Ngôn
ngữ trị liệu: thực hành các kỹ thật can thiệp cho người lớn, thực hành các
kỹ thuật can thiệp cho trẻ em.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
41
|
Huyết học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
42
|
Vi sinh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
43
|
Ký sinh trùng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
44
|
Sinh học phân tử
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
45
|
Xét nghiệm tế bào
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
-
|
46
|
Kỹ thuật siêu âm
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
47
|
X-Quang đa khoa
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
X
|
-
|
48
|
X-Quang chuyên khoa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
49
|
Phòng kiến tập X quang can
thiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
50
|
Chụp cắt lớp vi tính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
51
|
Chụp cộng hưởng từ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
52
|
Y học hạt nhân xạ trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
-
|
PHỤ LỤC III[32]
XÁC NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)
BỘ, NGÀNH
(Cơ quan quản lý trực tiếp nếu có)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
|
…….,
ngày … tháng … năm…
|
XÁC
NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ngành dự kiến mở:
…………………………………………………………Mã ngành …………………
Trình độ đào tạo:……………………………………………………………………………………………
1. Về giảng viên
Mẫu 1: Danh sách giảng viên,
nhà khoa học, bao gồm: giảng viên cơ hữu, giảng viên ký hợp đồng lao động xác định
thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên làm việc toàn thời gian với cơ sở đào tạo, giảng
viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình
đào tạo của ngành đào tạo dự kiến mở của cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên, ngày sinh
|
Số CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu; Quốc tịch
|
Chức danh khoa học, năm phong
|
Trình độ, nước, năm tốt nghiệp
|
Ngành đào tạo ghi theo văn bằng tốt nghiệp
|
Tuyển dụng/hợp đồng từ 12 tháng trở lên làm việc toàn thời
gian, hợp đồng thỉnh giảng, ngày ký; thời gian; gồm cả dự kiến
|
Mã số bảo hiểm
|
Kinh nghiệm (thời gian) giảng dạy theo trình độ (năm)
|
Số công trình khoa học đã công bố: cấp
|
Ký tên
|
Tuyển dụng
|
Hợp đồng
|
Bộ
|
Cơ sở
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
1
|
Nguyễn Văn A 15/11/1966
|
092066001879
Việt Nam
|
GS, 2016
|
TS, Việt Nam, 2002
|
Nuôi trồng thủy sản
|
01/08/198 8
|
X
|
HC158293061 873267
|
33
|
10
|
24
|
|
2
|
Nguyễn Thị B 20/12/1971
|
064071007451
Việt Nam
|
PGS, 2015
|
TS, Hà Lan, 2009
|
Công nghệ chế biến thủy sản
|
X
|
15/11/2010, Hợp đồng thỉnh giảng tự trả lương
|
HC893527818 012345
|
8
|
3
|
12
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Lý lịch
khoa học của giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình đào tạo; giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy của
ngành đào tạo dự kiến mở được đính kèm.
Mẫu 2: Danh sách giảng viên,
nhà khoa học tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo
của ngành đào tạo dự kiến mở của cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên
|
Học phần/môn học giảng dạy
|
Thời gian giảng dạy (học kỳ, năm học)
|
Số tín chỉ
|
Giảng viên cơ hữu ngành phù hợp chủ trì xây dựng, thực hiện
chương trình/chuyên môn phù chủ trì giảng dạy/hướng dẫn luận văn, luận án
|
Bắt buộc
|
Tự chọn
|
Học trực tiếp
|
Học trực tuyến
|
Học trực tiếp
|
Học trực tuyến
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
1
|
Nguyễn Văn A
|
Kỹ thuật sản xuất giống cá nước
ngọt
|
Học kỳ 1, năm thứ 2
|
X
|
|
|
|
Giảng viên cơ hữu chủ trì
xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
Mẫu 3: Danh sách cán bộ quản
lý cấp khoa đối với ngành đào tạo dự kiến mở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến
sĩ của cơ sở đào tạo
Số TT
|
Họ và tên, ngày sinh, chức vụ hiện tại
|
Trình độ đào tạo, năm tốt nghiệp
|
Ngành/ Chuyên ngành
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
2. Về kết quả nghiên cứu
khoa học
Mẫu 4: Các đề tài nghiên cứu
khoa học của cơ sở đào tạo, giảng viên, nhà khoa học liên quan đến ngành đào
tạo dự kiến mở do cơ sở đào tạo thực hiện (kèm theo bản liệt kê có bản sao
quyết định, bản sao biên bản nghiệm thu)
Số TT
|
Số quyết định, ngày phê duyệt đề tài, mã số
|
Đề tài cấp Bộ/đề tài cấp cơ sở
|
Tên đề tài
|
Chủ nhiệm đề tài
|
Số quyết định, ngày thành lập HĐKH nghiệm thu đề tài
|
Ngày nghiệm thu đề tài (theo biên bản nghiệm thu)
|
Kết quả nghiệm thu, ngày
|
Tên thành viên tham gia nghiên cứu đề tài (học phần/môn học được
phân công)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 5: Các công trình khoa
học công bố của giảng viên, nhà khoa học cơ hữu liên quan đến ngành đào tạo dự
kiến mở của cơ sở đào tạo trong thời gian 5 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ
mở ngành đào tạo (kèm theo bản liệt kê có bản sao trang bìa tạp chí, trang
phụ lục, trang đầu và trang cuối của công trình công bố)
STT
|
Công trình khoa học
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Công trình khoa học được
liệt kê theo quy tắc sau:
- Họ tên tác giả, chữ cái viết
tắt tên tác giả (Năm xuất bản), tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản,
nơi xuất bản.
- Họ và chữ cái viết tắt tên
tác giả (Năm xuất bản), ‘Tên bài viết’, tên tập san, số, kì/thời gian
phát hành, số trang.
- Tác giả (Năm xuất bản), tên
tài liệu, đơn vị bảo trợ thông tin, ngày truy cập.
- Họ tác giả, chữ viết tắt tên
tác giả (Năm xuất bản), ‘Tiêu đề bài viết’, [trong] tên kỷ yếu, địa điểm
và thời gian tổ chức, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
3. Về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, thư viện phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo
Mẫu 6: Cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ thực hiện chương trình đào tạo thuộc ngành đào tạo dự
kiến mở trình độ đại học/thạc sĩ/tiến sĩ của cơ sở đào tạo
STT
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Học phần /môn học
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Ghi chú
|
1
|
Hội trường, giảng đường,
phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư,
giảng viên cơ hữu
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Hội trường, phòng học lớn
trên 200 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Phòng học từ 100 - 200 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.3
|
Phòng học từ 50 - 100 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.4
|
Số phòng học dưới 50 chỗ
|
|
|
|
|
|
1.5
|
Số phòng học đa phương tiện
|
|
|
|
|
|
1.6
|
Phòng làm việc của giáo sư,
phó giáo sư, giảng viên toàn thời gian
|
|
|
|
|
|
2
|
Thư viện, trung tâm học liệu
|
|
|
|
|
|
3
|
Trung tâm nghiên cứu, phòng
thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập
|
|
|
|
|
|
Mẫu 7: Thư viện
STT
|
Tên sách, giáo trình, tạp chí (5 năm trở lại đây)
|
Tên tác giả
|
Nhà xuất bản, năm xuất bản, nước
|
Số lượng bản
|
Tên học phần sử dụng sách, tạp chí
|
Mã học phần/môn học
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 8: Trung tâm nghiên cứu,
phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập theo yêu cầu
của ngành đào tạo dự kiến mở
Danh mục hỗ trợ nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành, thực
tập, luyện tập
|
Tên học phần/môn học sử dụng thiết bị
|
Thời gian sử dụng (học kỳ, năm học)
|
Số người học/máy, thiết bị
|
Ghi chú
|
STT
|
Tên gọi máy, thiết bị, ký hiệu và mục đích sử dụng
|
Nước sản xuất, năm sản xuất
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện trưởng các đơn vị chuyên môn quản lý kê khai (theo từng mẫu
trên)
(Ký tên xác nhận)
|
Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)
|
[1] Cụm từ “Thông tư số
16/2024/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”
được sửa đổi bởi cụm từ “Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” theo quy định tại Công văn số
7603/BGDĐT-GDĐH ngày 28 tháng 11 năm 2024 về việc đính chính Thông tư số
16/2024/TT-BGDĐT ngày 20/11/2024.
[2]
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6
năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm
2018;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24
tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30
tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.”.
[3] Khoản này được bãi
bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[4] Khoản này được bãi
bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[5] Khoản này được bãi
bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[6] Cụm từ “Phụ lục 1”
được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục I” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[7] Cụm từ “chứng chỉ
hành nghề” được thay thế bởi cụm từ “giấy phép hành nghề” theo quy định tại
khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ
hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu
lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[8] Điểm này được bổ
sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[9] Cụm từ “nhà trường”
được thay thế bởi cụm từ “cơ sở đào tạo” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[10] Khoản này được bổ
sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[11] Khoản này được bổ
sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[12] Cụm từ “Phụ lục
1” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục I” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[13] Cụm từ “Phụ lục
2” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục II” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[14] Cụm từ “Phụ lục
2” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục II” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[15] Khoản này được bổ
sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[16] Khoản này được bổ
sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[17] Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[18] Khoản này được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[19] Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[20] Khoản này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[21] Từ “và” được bổ
sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[22] Điểm này được bổ
sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[23] Cụm từ “Phụ lục
3” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục III” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm
2025.
[24] Cụm từ “Phụ lục
3” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục III” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[25] Cụm từ “Nếu hồ
sơ mở ngành” được thay thế bởi cụm từ “Trường hợp hồ sơ mở ngành” theo quy định
tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[26] Điều này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[27] Điều 3 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo,
đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025 quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
2. Đối với các ngành đào tạo được mở và đang
hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo tiếp tục
duy trì, cải tiến các điều kiện mở ngành theo các quy định tại Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
hoặc theo các quy định của Thông tư này, đồng thời bảo đảm tất cả các ngành tuyển
sinh từ ngày 01 tháng 06 năm 2026 đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định
của Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu
trưởng các trường đại học; viện trưởng các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ;
hiệu trưởng hoặc giám đốc các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.”
[28] Cụm từ “đại học”
được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01
năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự,
thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[29] Cụm từ “Phụ lục
1” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục I” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[30] Cụm từ “Phụ lục
2” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục II” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.
[31] Bảng này được
thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
[32] Cụm từ “Phụ lục
3” được thay thế bởi cụm từ “Phụ lục III” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của
Thông tư số 12/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của
ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 01 năm 2025.