Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2024 hợp nhất Thông tư về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 03/VBHN-BGDĐT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 26/04/2024 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở[1].

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, bao gồm: Môn Ngữ văn; môn Toán; môn Ngoại ngữ; môn Giáo dục công dân; môn Lịch sử và Địa lý; môn Khoa học tự nhiên; môn Công nghệ; môn Tin học; môn Giáo dục thể chất; môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Thiết bị dùng chung.

Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học cơ sở.

Điều 3[2]. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở theo lộ trình như sau:

a) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 7 từ năm học 2022 - 2023;

b) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 8 từ năm học 2023 - 2024;

c) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 9 từ năm học 2024 - 2025.

3. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc;
- Cổng TTĐT Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ CSVC, Vụ PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở )

TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

TRANH ẢNH

Chủ đề 1. Đọc

1

Dạy đọc hiểu văn bản văn học

a. Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu các thể loại truyện

Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu gồm: truyện hiện đại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện đồng thoại. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa về một số nhân vật nổi tiếng trong các truyện truyền thuyết và cổ tích (Thánh Gióng; Thạch Sanh);

- 01 tranh minh họa một số nhân vật truyện đồng thoại như: Dế Mèn, Bọ Ngựa, Rùa Đá; hoặc tranh minh họa cho các truyện hiện đại như: Bức tranh em gái tôi, Điều không tính trước.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

b. Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu.

Bộ tranh mô hình hóa các thành tổ của văn bản truyện: mô hình cốt truyện và các thành tố của truyện đề tài, chủ đề, chi tiết, nhân vật); mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ); mô hình lời người kể chuyện (kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba) và lời nhân vật. Bộ tranh gồm 03 tờ:

- 01 tranh vẽ các thành phần của một cốt truyện thông thường;

- 01 tranh vẽ mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ);

- 01 tranh minh họa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3; lời nhân vật và lời người kể chuyện.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

2

Dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản thơ

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại thơ.

Bộ tranh dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát). Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh mô hình hóa các yếu tố tạo nên bài thơ nói chung: số tiếng, vần, nhịp, khổ, dòng thơ;

- 01 tranh minh họa cho mô hình bài thơ lục bát và bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (có thể tích hợp tranh đầu luôn cho 1 trong 2 loại bài thơ này).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

3

Dạy các tác phẩm Hồi kí hoặc Du kí

Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại kí.

Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng và tiêu biểu;

- 01 tranh minh họa cho các hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của tác phẩm kí.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

4

Dạy các văn bản nghị luận

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại nghị luận.

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; Bảng nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (kiểm chứng được và không kiểm chứng được) và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa bố cục bài văn nghị luận (mở bài, thân bài, kết bài, các ý lớn);

- 01 tranh minh họa cho ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của các yếu tố đó.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

5

Dạy các văn bản thông tin.

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu loại văn bản thông tin.

Tranh một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng. Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng;

- 01 tranh minh họa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin như: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

Chủ đề 2: Viết

6

Dạy quy trình, cách viết chung

Tranh minh họa: Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản và Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết.

01 tranh minh họa về:

- Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm;

- Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản dưới dạng sơ đồ tư duy.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

7

Dạy về quy trình, cách viết theo kiểu văn bản

Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản có trong chương trình

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết

Bộ tranh minh họa về Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản tiêu biểu có trong chương trình gồm: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh; Biên bản cuộc họp. Bộ tranh gồm 5 tờ:

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn tự sự kể lại một trải nghiệm hoặc kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục một biên bản cuộc họp.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

II

VIDEO/CLIP/PHIM

(Tư liệu dạy học điện tử)

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử phù hợp với Chương trình Ngữ văn ở mỗi lớp.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Ngữ văn mới (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, hình ảnh);

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.

x

x

01/GV

Dùng chung cho các lớp 6,7,8,9

2

Tác phẩm Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Nam quốc sơn hà

Minh hoạ và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Nam quốc sơn hà.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Nam quốc sơn hà, gồm:

- Giới thiệu triều đại nhà Lý, đặc biệt là công cuộc chống quân Tống, bảo vệ chủ quyền đất nước;

- Hình ảnh trang sách có in bài thơ Nam quốc sơn hà (nguyên tác và bản dịch) có kèm giọng đọc bài thơ (cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ) kèm lời bình luận về tác phẩm;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về ý nghĩa và giá trị của bài thơ trong lịch sử Việt Nam.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

3

Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Hịch tướng sĩ

Minh hoạ và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Hịch tướng sĩ.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ, bao gồm:

- Giới thiệu về triều đại nhà Trần và 3 lần chống giặc Nguyên Mông;

- Giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn (danh tướng kiệt xuất của dân tộc, chỉ huy quân đội đánh tan 2 cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Hịch tướng sĩ và lời bình luận tác phẩm.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

4

Tác phẩm

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Thơ Nguyễn Trãi

Video/clip/ phim tư liệu về các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo, bao gồm:

- Giới thiệu về vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn;

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi (nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn lớn nhất ở triều đại nhà Lê);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về và tác phẩm Bình Ngô đại cáo (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về thơ Nguyễn Trãi;

- Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Bình Ngô đại cáo; giọng đọc/lời bình luận một số bài thơ Nôm tiêu biểu.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

5

Truyện dân gian

Video/clip/ phim tư liệu về Văn học dân gian Việt Nam

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu Văn học dân gian Việt Nam.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu các thể loại truyện dân gian:

- Lời thuyết minh hoặc ý kiến phân tích của các nhà nghiên cứu văn học dân gian về một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật (có xen hình ảnh minh hoạ từ các truyện tranh hoặc các trích đoạn phim hoạt hình được chuyển thể từ:

+ Truyện truyền thuyết;

+ Truyện cổ tích;

+ Truyện ngụ ngôn;

+ Truyện cười;

- Một số ý kiến đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về kho tàng truyện dân gian Việt Nam.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8

6

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều, bao gồm:

- Giới thiệu về bối cảnh xã hội ở triều đại cuối nhà Hậu Lê – đầu nhà Tây Sơn (hoặc triều đại Gia Long);

- Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp, tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

7

Tác giả Hồ Xuân Hương

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hương:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/ bình luận một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương phản ánh thời cuộc và thân phận người phụ nữ;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

8

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX;

- Tư liệu về quê hương Nguyễn Đình Chiểu, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ phản ánh thời cuộc, cốt cách Nguyễn Đình Chiểu ở mỗi chặng đường đời;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

9

Tác giả Nguyễn Khuyến

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Khuyến:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại xã Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX;

- Tư liệu về quê hương Hà Nam của Nguyễn Khuyến, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Khuyến, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ Nôm phản ánh cảnh vật làng quê Bắc bộ, cảnh nước mất nhà tan, cốt cách, tâm sự của Nguyễn Khuyến;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

10

Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Video/clip/ phim tư liệu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh:

- Tư liệu về thời đại, cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Tư liệu về sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (quan điểm sáng tác, thể loại, tư tương và nghệ thuật), kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ, đoạn văn trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

11

Tác giả Nam Cao

Video/clip/ phim tư liệu tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu truyện ngắn Nam Cao:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nhà văn Nam Cao (một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước Cách mạng), ý kiến bình luận về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao;

- Tư liệu/trích đoạn một số bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn Nam Cao.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

12

Tác giả Xuân Diệu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Xuân Diệu:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và phong trào Thơ mới;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/ bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Diệu.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

13

Tác giả Tố Hữu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Tố Hữu:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám và thơ văn Cách mạng;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Tố Hữu; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Tố Hữu.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

14

Tác giả Nguyễn Tuân

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm (kí) của Nguyễn Tuân:

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về một số nét đặc sắc trong tác phẩm kí của nhà văn Nguyễn Tuân; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc một số trích đoạn kí;

- Tư liệu những hình ảnh về địa danh, sự vật xuất hiện trong kí của Nguyễn Tuân kèm lời thuyết minh.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7

15

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Những đoạn phim tư liệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và những vấn đề được nêu ra trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng; Tranh ảnh có kích thước (540x790) mm, dung sai 10mm, in trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Các tranh dành cho GV có thể thay thế bằng tranh điện tử hoặc phần mềm;

- Mỗi Video/Clip/Phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh;

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ – MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

STT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Hình học

Bộ thiết bị để vẽ trên bảng trong dạy học toán

Giáo viên sử dụng để vẽ bảng trong dạy học Toán.

Bộ thiết bị để vẽ trên bảng gồm:

- 01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 01mm;

- 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bảng;

- 01 thước đo góc đường kính 300mm, có hai đường chia độ, khuyết ở giữa;

- 01 chiếc ê ke vuông, kích thước (400x400)mm.

Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.

x

Bộ

01/GV

2

Hình học

Bộ thước thực hành đo khoảng cách, đo chiều cao ngoài trời

Giúp học sinh thực hành đo khoảng cách, đo chiều cao ngoài trời.

Bộ thiết bị gồm:

- 01 thước cuộn, có độ dài tối thiểu 10m;

- Chân cọc tiêu, gồm:

+ 01 ống trụ bằng nhựa màu đen có đường kính 20mm, độ dày của vật liệu là 04mm;

+ 03 chân bằng thép CT3 đường kính 07mm, cao 250mm. Sơn tĩnh điện.

- 01 cọc tiêu: Ống vuông kích thước (12x12)mm, độ dày của vật liệu là 0,8mm, dài 1200mm, được sơn liên tiếp màu trắng, đỏ (chiều dài của vạch sơn là 100mm), hai đầu có bịt nhựa;

- 01 quả dọi bằng đồng đường kính 14mm, dài 20mm;

- 01 cuộn dây đo có đường kính 2mm, chiều dài tối thiểu 25m. Được quấn xung quanh ống trụ đường kính 80mm, dài 50mm (2 đầu ống có gờ để không tuột dây);

- Chân chữ H bằng thép có đường kính 19mm, độ dày của vật liệu là 0,9mm, gồm:

+ 02 thanh dài 800mm sơn tĩnh điện màu đen;

+ 01 thanh 600mm sơn tĩnh điện màu đen;

+ 02 thanh dài 250mm sơn tĩnh điện màu đen;

+ 04 khớp nối chữ T bằng nhựa;

+ 02 cái cút nối thẳng bằng nhựa;

+ 04 đầu bịt bằng nhựa;

- Eke đặc bằng nhôm, có kích thước (12x12x750)mm, độ dày của vật liệu là 0,8mm. Liên kết góc vuông bằng hai má nhựa; 2 thanh giằng bằng thép có kích thước (12x2)mm (trong đó 1 thanh dài 330mm, một thanh dài 430mm);

- Giác kế: mặt giác kế có đường kính 140mm, độ dày của vật liệu là 2mm. Trên mặt giác kế được chia độ và đánh số (khắc chìm), có gá hình chữ nhật L kích thước (30x10x2)mm. Tất cả được gắn trên chân đế có thể điều chỉnh được thăng bằng và điều chỉnh độ cao từ 400mm đến 1200mm;

- Ống nối bằng nhựa màu ghi sáng đường kính 22mm, dài 38mm trong có ren M16;

- Ống ngắm bằng ống nhựa đường kính 27mm, dài 140mm, hai đầu có gắn thủy tinh hữu cơ độ dạy 1,3mm, có vạch chữ thập bôi đen ¼.

x

x

Bộ

04/GV

3[3]

Thống kê và Xác suất

Bộ thiết bị dạy học Thống kê và Xác suất

Giúp học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng).

Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất gồm:

- 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;...; mặt 6 chấm).

- 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc).

x

x

bộ

08/GV

- 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S.

x

x

Bộ

08/GV

- 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn).

x

x

Hộp

08/GV

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

MÔ HÌNH

1

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1.1

Hình học phẳng

Bộ thiết bị dạy hình học phẳng

Giúp học sinh khám phá, thực hành, nhận dạng, luyện tập hình phẳng.

Bộ thiết bị dạy hình học phẳng gồm:

- Mô hình tam giác có kích thước cạnh lớn nhất là 100mm;

- Mô hình hình tròn có đường kính là 100mm, có gắn thước đo độ;

- 04 chiếc que có kích thước bằng nhau và bằng (2x5x100)mm, ghim lại ở một đầu (để mô tả các loại góc nhọn, vuông, tù, góc kề bù, tia phân giác của một góc, góc đối đỉnh) (gắn được trên bảng từ).

Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa, màu sắc tươi sáng, không cong vênh, an toàn với người sử dụng.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 6,7

1.2

Hình học trực quan

Bộ thiết bị dạy học hình học trực quan (các hình khối trong thực tiễn)

Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

- 01 hình hộp chữ nhật có kích thước (120x150x210)mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình hộp chữ nhật (gắn được trên bảng từ).

- 01 hình lập phương có kích thước (200x200x200)mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương (gắn được trên bảng từ).

- 01 hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước đáy (120x150x180)mm, chiều cao 210mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác (gắn được trên bảng từ).

- 01 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (200x160x100)mm, trong suốt. Bên trong chứa 1 tấm đáy (200x160x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, sơn ô vuông (10x10)mm bằng hai màu trắng, đỏ.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 7

Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.

- 01 hình chóp tam giác đều có kích thước cạnh đáy 200 mm, cạnh bên 150 mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển theo đáy của hình chóp tam giác đều (gắn được trên bảng từ).

- 01 hình chóp tứ giác đều có kích thước cạnh đáy 200 mm, cạnh bên 150 mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển theo đáy của hình chóp tứ giác đều (gắn được trên bảng từ).

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 8

Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu

- 01 hình trụ đường kính đáy 100mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu là 2mm.

- 01 hình nón đường kính đáy 100mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu là 2mm.

- 01 hình cầu đường kính ngoài 100mm.

- 01 hình trụ đường kính trong 100mm, cao 110mm.

- 01 phễu có đường kính miệng phễu 60mm.

- 01 mô hình động dạng khối tròn xoay gồm động cơ nhỏ có trục thẳng đứng, quay tròn được và dễ gắn các mảnh hình: hình tròn, hình tam giác cân, hình chữ nhật bằng nhựa màu.

Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa, màu sắc tươi sáng, không cong vênh, an toàn với người sử dụng.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 9

II

PHẦN MỀM

(Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền)

1

Hình học và đo lường

Phần mềm toán học

Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức hình học.

Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành vẽ hình và thiết kế đồ hoạ liên quan đến: tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân, hình đối xứng; tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng, các đường đặc biệt trong tam giác; hình đồng dạng; đường tròn, tam giác vuông, đa giác đều.

x

x

Bộ

01/GV

2

Thống kê và Xác suất

Phần mềm toán học

Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức Thống kê và Xác suất.

Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành vẽ biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép; tổ chức dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph); xác định được tần số; vẽ bảng tần số, biểu đồ tần số, bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối; mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên.

Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, ghép nhóm; tính xác suất; tính phân bố nhị thức, tính toán thống kê.

x

x

Bộ

01/GV

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

- Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/ GV trực tiếp giảng dạy môn toán có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/ lớp theo định mức 6hs/1 bộ;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

I. Thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng (lựa chọn 1)

Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường, có thể lựa chọn một/hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ:

Số TT

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

1

Đài đĩa CD

Phát các học liệu âm thanh

- Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông;

- Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ;

- Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Đài AM, FM;

- Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.

x

Chiếc

01/GV

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

2

Đầu đĩa

Phát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói.

- Loại thông dụng;

- Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD–RW và các chuẩn thông dụng khác;

- Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ;

- Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI;

- Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: 90–240V/50 Hz.

x

Chiếc

01/GV

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

3

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh hình ảnh.

Máy chiếu:

- Loại thông dụng;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01/GV

4

Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay

Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng

- Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm sản xuất không quá 2 năm so với thời điểm trang bị thiết bị;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Chiếc

01/GV

5

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Phát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01/GV

6

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2)

(Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ)

Số TT

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

1

Máy chiếu đa năng (hoặc Màn hình hiển thị)

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh hình ảnh.

Máy chiếu:

- Loại thông dụng;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01

2

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Thu, phát, khuếch đại âm thanh.

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01

3

Phụ kiện

Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bị.

Hệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống.

x

x

Bộ

01

4

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

5

Thiết bị cho học sinh

Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.

Bao gồm:

- Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên;

- Tai nghe có micro;

- Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên.

x

Bộ

01/HS

6

Thiết bị dạy cho giáo viên

Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.

6.1

Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay

Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng.

- Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Bộ

01/GV

6.2

Khối thiết bị điều khiển của giáo viên

Kết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học.

Bao gồm các khối chức năng:

- Khuếch đại và xử lý tín hiệu;

- Tai nghe có micro;

- Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: Tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ;

- Phần mềm điều khiển;

- Có thể kết nối được âm thanh, hình ảnh và máy chiếu vật thể. Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng:

- Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp;

- Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp;

- Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác;

- Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời;

- Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe;

- Giúp giáo viên có thể thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm.

x

Bộ

01/GV

7

Bàn, ghế dùng cho giáo viên

Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.

x

Bộ

01/GV

8

Bàn, ghế dùng cho học sinh

Học sinh sử dụng trong quá trình học tập.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh.

x

Bộ

01/HS

Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/02HS

III. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng có máy tính của học sinh (lựa chọn 3)

(Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ, hoặc có thể lắp đặt chung với phòng thực hành tin học)

Số TT

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

1

Thiết bị dạy cho giáo viên

Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.

1. Bộ máy vi tính để bản hoặc máy tính xách tay

- Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm sản xuất không quá 2 năm so với thời điểm trang bị thiết bị;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

2. Khối thiết bị điều khiển của giáo viên/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của giáo viên.

3. Tai nghe có micro.

Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho giáo viên tối thiểu phải đảm bảo các chức năng:

- Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp;

- Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác;

- Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời;

- Giúp giáo viên ghi âm quá trình hội thoại để phục vụ cho học sinh tự học hoặc chấm điểm;

- Giúp giáo viên chuyển nội dung luyện tập tới học sinh dưới dạng tệp tin;

- Giúp giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau theo dạng text (chat);

- Giúp giáo viên giám sát các hoạt động trên máy tính của học sinh;

- Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận.

x

Bộ

01/GV

2

Thiết bị cho học sinh

Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.

Bao gồm:

1. Máy vi tính/hoặc máy tính xách tay, là loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất, có các cổng kết nối tiêu chuẩn.

2. Khối thiết bị điều khiển của học sinh/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của học sinh.

3. Tai nghe có micro cho học sinh.

Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho học sinh tối thiểu phải đảm bảo chức năng:

- Kết nối tiếp nhận được các điều khiển từ giáo viên để thực hiện các chức năng học ngoại ngữ.

x

Bộ

01/HS

3

Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh, hình ảnh.

Máy chiếu:

Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01

4

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Sử dụng trong tình huống giáo viên phát âm thanh chung cho cả lớp nghe.

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01

5

Phụ kiện

Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và mạng cho máy tính.

Hệ thống cáp điện và cáp mạng đủ cho cả hệ thống (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây).

x

x

Bộ

01

6

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

7

Bàn, ghế dùng cho giáo viên

Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.

x

Bộ

01/GV

8

Bàn, ghế dùng cho học sinh

Học sinh sử dụng trong quá trình học tập.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh.

x

Bộ

01/HS

Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/ 02HS

Ghi chú:

- Danh mục thiết bị môn ngoại ngữ có 03 (ba) phương án lựa chọn để trang bị cho các nhà trường.

- Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương/trường học để lựa chọn một phương án trang bị cho phù hợp;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

TRANH ẢNH

1

Chủ đề 1: Yêu nước

1.1

Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

Bộ tranh về truyền thống gia đình, dòng họ

HS nhận biết được một số biểu hiện truyền thống gia đình dòng họ

Bộ tranh gồm 03 tờ. Minh họa:

- Hình ảnh gia đình tứ đại đồng đường;

- Hình ảnh sum vầy, đoàn tụ gia đình dịp Tết cổ truyền;

- Hình ảnh về truyền thống hiếu học của dòng họ.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6,7

1.2

Tự hào về truyền thống quê hương

Tranh về truyền thống quê hương

Giúp HS nhận biết được một số truyền thống quê hương

Tranh gồm 01 tờ. Minh họa:

- Hình ảnh tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

1.3

Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Bộ tranh về truyền thống dân tộc Việt Nam

Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Bộ tranh gồm 03 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

- Truyền thống giữ nước: hình ảnh chiến sĩ đang bảo vệ biên cương, hải đảo;

- Truyền thống văn hóa: Lễ hội đền Hùng;

- Truyền thống hiếu học: Hình ảnh Văn miếu Quốc Tử Giám.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8

2

Chủ đề 2: Nhân ái

2.1

Yêu thương con người

Bộ tranh về tình yêu thương con người

Giúp HS nhận biết được một số việc làm thể hiện lòng yêu thương con người

Bộ tranh gồm 05 tờ. Nội dung minh họa:

- Giúp đỡ đồng bào lũ lụt;

- Chăm sóc người già/tàn tật;

- Hiến máu nhân đạo;

- Trao nhà tình nghĩa;

- Chăm sóc trẻ mồ côi.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6,7

3

Chủ đề 3: Chăm chỉ

3.1

Siêng năng, kiên trì

Bộ tranh về sự siêng năng, kiên trì

Giáo dục HS biết siêng năng kiên trì trong học tập, sinh hoạt, lao động.

Bộ tranh gồm 02 tờ. Minh họa:

- Một người đang siêng năng làm việc, đối nghịch là 1 người lười nhác nhưng mơ tưởng đến cuộc sống tốt đẹp;

- Hình ảnh Bác Hồ đang ngồi làm việc trên máy chữ hoặc đang viết.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

3.2

Học tập tự giác, tích cực

Tranh về việc học tập tự giác tích cực của HS

HS nhận biết được hành vi học tập tự giác tích cực.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện:

HS tự giác, tích cực học tập: đọc sách ở thư viện, quyết tâm nói tiếng Anh thành thạo.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

3.3

Lao động cần cù, sáng tạo

Tranh thể hiện lao động cần cù, sáng tạo

HS nhận biết được biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện: Nhóm HS đang cần cù chế tạo rôbot.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 8

4

Chủ đề 4: Trách nhiệm

4.1

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bộ tranh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

HS nhận biết được những hành vi đúng, chưa đúng trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .

Bộ tranh gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

1. Hành vi đúng: Mọi người tham gia tết trồng cây.

2. Hành vi chưa đúng trong bảo vệ môi trường: chặt phá cây, săn bắt động vật hoang dã.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8

5

Chủ đề 5: Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân

5.1

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Tranh về cách ứng phó với tình huống căng thẳng

Giúp HS biết cách ứng phó với tình huống căng thẳng.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện sơ đồ các cách ứng phó với tình huống căng thẳng:

- Xác định các dấu hiệu cảnh báo;

- Hít thở sâu;

- Tập thể dục, thiền, yoga;

- Giấc ngủ có chất lượng;

- Tìm sự phân tâm lành mạnh (viết nhật kí, nghe nhạc, chơi thú cưng);

- Nhìn về khía cạnh tươi sáng (hài hước, tham gia từ thiện, hoạt động XH).

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

5.2

Xác định mục tiêu cá nhân

Bộ tranh về xác định mục tiêu cá nhân của HS

HS biết được cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.

Bộ tranh gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

1. Sơ đồ cách xác định mục tiêu cá nhân gồm các bước:

- Tầm quan trọng của mục tiêu;

- Đo lường mục tiêu;

- Các yếu tố đảm bảo mục tiêu: nguồn lực, phương tiện, nhân lực;

- Dự đoán rủi ro có thể gặp và cách khắc phục;

- Thời gian thực hiện.

2. Sơ đồ cách lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu:

- Xác định khối lượng công việc cụ thể cần làm, phương tiện cần thiết, nhân lực thực hiện;

- Mốc thời gian phải hoàn thành;

- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8

6

Chủ đề 6: Kĩ năng tự bảo vệ

6.1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bộ tranh hướng dẫn phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm

HS biết thực hiện một số bước đơn giản và phù hợp để phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Bộ tranh gồm 03 tờ, mô tả kĩ năng, các bước hoặc sơ đồ/qui trình về:

- Hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy, hỏa hoạn trong nhà;

- Hướng dẫn về phòng chống đuối nước và kĩ năng sơ cấp cứu nạn nhân;

- Hướng dẫn kĩ năng phòng chống thiên tai (bão, lũ, sạt lở đất).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

6.2

Phòng chống bạo lực học đường

Tranh về phòng chống bạo lực học đường

HS nhận biết được cách phòng chống bạo lực học đường.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện sơ đồ các kĩ năng ứng phó với bạo lực học đường bao gồm:

- Kĩ năng ứng phó trước khi bạo lực học đường xảy ra: nhận biết được dấu hiệu của bạo lực, chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, các bạn, rèn luyện trau dồi bản thân (hòa đồng, tham gia nhóm bạn, tập võ);

- Kĩ năng ứng phó khi bạo lực học đường xảy ra: kiềm chế cảm xúc tiêu cực (nói nhẹ nhàng, lảng đi nơi khác), kêu cứu, bỏ chạy nếu bị đánh, tìm người tin cậy để chia sẻ ( thầy cô, cha mẹ, báo công an);

- Kĩ năng ứng phó sau khi bạo lực học đường xảy ra: không nghĩ cách trả thù, không bỏ học, tìm cách giảm bớt căng thẳng.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

6.3

Phòng chống bạo lực gia đình

Tranh về phòng chống bạo lực gia đình

HS nhận biết được cách phòng chống bạo lực gia đình phù hợp với HS.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện lược đồ cách phòng chống bạo lực gia đình:

- Duy trì sự tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương của các thành viên trong gia đình, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, ngăn ngừa tư tưởng gia trưởng, lạc hậu;

- Xây dựng kế hoạch an toàn khi bị bạo lực gia đình: tránh cãi vã với người gây bạo lực, nghĩ đến 1 vài địa chỉ có thể tìm đến ở tạm trong vài ngày, biết số điện thoại để liên lạc với người có trách nhiệm hòa giải, bảo vệ như: đại diện chính quyền, Hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, cơ sở y tế.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 8

6.4

Thích ứng với thay đổi

Tranh về thích ứng với những thay đổi

Giúp HS biết được cách thích ứng với những thay đổi.

Tranh thực hành gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

Hướng dẫn cách thích ứng với những thay đổi:

- Chấp nhận thực tại, biết cách điều khiển cảm xúc;

- Hướng tới tương lai, thiết lập lại các mục tiêu, tập trung vào các điều tích cực;

- Tin tưởng vào bản thân và tương lai.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 9

7

Chủ đề 7: Hoạt động tiêu dùng

7.1

Tiết kiệm

Bộ tranh về thực hiện lối sống tiết kiệm

Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.

Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

- Hình ảnh hướng dẫn một số biện pháp tiết kiệm nước của Tổng công ty nước;

- Hình ảnh hướng dẫn một số biện pháp tiết kiệm điện của EVN.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

7.2

Quản lí tiền

Tranh thể hiện hoạt động quản lí tiền của HS

Giúp HS nhận biết được ý nghĩa và những nguyên tắc quản lí tiền .

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

lược đồ các nguyên tắc quản lí tiền:

- Chi tiêu tiền hợp lý, hiệu quả: chỉ mua những thứ thật cần thiết, không chi vượt quá mức tiền cho phép;

- Thực hành tiết kiệm tiền: có mục tiêu tiết kiệm và thực hiện được mục tiêu đó;

- Tìm cách kiếm tiền tăng thu nhập phù hợp với điều kiện của HS.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

8

Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ công dân

8.1

Công dân nước CHXHCN Việt Nam

Tranh mô phỏng mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

HS nhận biết được các điều kiện để trở thành công dân nước Việt Nam.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện:

- Mô phỏng căn cước của công dân nước Việt Nam;

- Mô phỏng giấy khai sinh.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 6

8.2

Quyền trẻ em

Bộ tranh thể hiện các nhóm quyền trẻ em

Giúp HS nhận diện được các quyền của mình.

Bộ tranh gồm 04 tờ. Nội dung tranh thể hiện các quyền trẻ em gồm:

- Quyền được sống;

- Quyền được phát triển;

- Quyền được bảo vệ;

- Quyền được tham gia.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

8.3

Phòng chống tệ nạn xã hội

Tranh về tệ nạn xã hội

HS nhận biết được cách phòng chống tệ nạn ma túy.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện sơ đồ cách phòng chống tệ nạn ma túy:

- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy;

- Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn ma túy;

- Khi phát hiện cá nhân, tổ chức có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất;

- Quan tâm, động viên, giúp đỡ người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, không kỳ thị xa lánh người cai nghiện;

- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh ma túy.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 7

8.4

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Tranh về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Giúp HS biết được những việc cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện những việc cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại bao gồm:

- Không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;

- Thực hiện nghiêm chỉnh qui định về phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 8

B

Video/clip

1

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Video/clip về HS tham gia các hoạt động cộng đồng

HS nhận biết được một số hành vi tích cực/chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

Minh họa:

- Tham gia gói bánh chưng cùng các bạn trong lớp làm quà tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Các bạn trong chi đội tổ chức đi thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27-2 nhưng 2 bạn trong chi đội rủ nhau đi chơi không tham gia.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 9

2

Tôn trọng sự thật

Video/clip về tôn trọng sự thật

Giáo dục HS đức tính trung thực, tôn trọng sự thật.

Thể hiện tình huống thực tế về việc trung thực với thầy giáo, trung thực với bạn bè.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

3

Bảo vệ lẽ phải

Video/clip về bảo vệ lẽ phải

HS phân biệt được hành vi bảo vệ lẽ phải và hành vi bênh vực điều sai trái.

Thể hiện tình huống thực tế:

- HS bênh vực cho hành vi giở vở chép bài của bạn trong giờ kiểm tra;

- Một HS nam chạy đến bênh vực bạn nhỏ đang đi trên đường bị một nhóm bạn trêu ghẹo, bắt nạt.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8

4

Tự lập

Video/clip về tình huống tự lập

Giáo dục HS đức tính tự lập.

Minh họa việc HS giúp cha mẹ công việc gia đình, rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng, tự giác học và làm bài đúng giờ.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

5

Giữ chữ tín

Video/clip về tình huống giữ chữ tín

Giáo dục HS ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

Thể hiện tình huống thực tế: bán hàng online không giữ chữ tín (giao hàng không đúng như quảng cáo) khiến khách hàng bất bình dẫn đến việc kinh doanh thất bại.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

6

Bảo tồn di sản văn hóa

Video/clip về bảo tồn di sản văn hóa

HS nhận biết được một số di sản văn hóa ở Việt Nam và những việc cần làm và không nên làm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa.

Minh họa: giới thiệu di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam (Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ) và các di sản văn hóa phi vật thể thế giới ở Việt Nam ( Nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ) được UNESCO công nhận. Đồng thời cũng thể hiện những việc cần làm ( tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di sản) và những việc không nên làm trong bảo tồn các di sản (viết, vẽ lên bia đá, hái hoa, dẫm đạp vào vườn hoa để chụp ảnh).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 7

7

Bảo vệ hòa bình

Video/clip về bảo vệ hòa bình

HS nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình.

Minh họa: đất nước bị tàn phá do chiến tranh và được xây dựng phát triển trong hòa bình.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 9

8

Tiết kiệm

Video/clip về tiết kiệm

Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.

Minh họa: tình huống thực tế về tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên nước.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

9

Công dân nước CHXHCN Việt Nam

Video/clip về đăng kí khai sinh

HS nhận biết được các điều kiện để trở thành công dân nước Việt Nam.

Thể hiện ngắn gọn qui trình các bước đăng kí khai sinh cho trẻ em tại Việt Nam.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

C

DỤNG CỤ

1[4]

Tự nhận thức bản thân

Bộ dụng cụ thực hành tự nhận thức bản thân

HS nhận thức được giá trị của bản thân và biết cách làm được các việc chăm sóc bản thân phù hợp và vừa sức

- Dụng cụ thực hành: Gương méo, Gương lồi để phục vụ cho việc mô phỏng các tình huống tự nhận thức bản thân.

- Bộ thẻ 4 màu hình chữ nhật có kích thước (200x600)mm theo mô hình 4 cửa sổ Johari với những nội dung khác nhau được in chữ và có thể dán/bóc vào tấm thẻ như sau:

- Màu vàng: những điều bạn đã biết về bản thân và người khác biết về bạn.

- Màu xanh: điều bạn không biết về mình nhưng người khác lại biết rất rõ

- Màu đỏ: điều bạn biết về mình nhưng người khác lại không biết, những điều bạn chưa muốn bộc lộ

- Màu xám: những dữ kiện mà bạn và người khác đều không nhận biết qua vẻ bề ngoài.

x

x

Bộ

01/6HS

Dùng cho lớp 6

2

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bộ dụng cụ cho HS thực hành ứng phó với các tình huống nguy hiểm

HS biết thực hiện một số bước đơn giản phù hợp để phòng, tránh và ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

Bộ dụng cụ thực hành các tình huống nguy hiểm sau:

- Thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy, hỏa hoạn;

- Phòng tránh tai nạn đuối nước;

- Phòng tránh thiên tai;

- Sơ cấp cứu ban đầu. Bộ dụng cụ gồm:

- Bình cứu hỏa, bao tay, mũ bảo hộ, vòi phun nước, phao;

- Bộ thiết bị mô phỏng dụng cụ y tế sơ cấp cứu cơ bản.

x

x

Bộ

02/GV

Dùng cho lớp 6

3

Tiết kiệm

Bộ dụng cụ thực hành tiết kiệm

HS có ý thức về quản lí tài chính cá nhân và biết thực hiện một số bước đơn giản để thực hành tiết kiệm.

Bộ dụng cụ gồm: 6 chiếc lọ bằng nhựa có kích thước 50mm, cao 80mm có ghi hình và dán chữ lên thành lọ với nội dung thể hiện nhu cầu chi tiêu của bản thân như: nhu cầu thiết yếu 55%, giáo dục 10%, hưởng thụ 10%, tự do tài chính 10%, tiết kiệm dài hạn 10%, giúp đỡ người khác 5%.

x

x

Bộ

01/6HS

Dùng cho lớp 6,7, 8, 9

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip; Tranh có kích thước (720x1020) mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ; Tranh ảnh có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, phù hợp vùng miền, lứa tuổi của HS;

- Video/clip hình ảnh hoạt hình/thực tế, thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

A. Phân môn Lịch sử

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

LỚP 6

I

Tại sao cần học Lịch sử

1

Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

1.1

Phim tư liệu mô tả việc khai quật một di chỉ khảo cổ học

Khám phá, rèn luyện được kỹ năng thu thập và khai thác thông tin từ sử liệu

Bộ phim gồm một số đoạn phim tài liệu giới thiệu quá trình khai quật một số địa điểm trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

x

x

Bộ

01/GV

1.2

Thời gian trong lịch sử

Tranh một tờ lịch bloc có đủ thông tin về thời gian theo Dương lịch và Âm lịch.

HS tìm hiểu được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử,

01 tờ tranh thể hiện ảnh chụp một tờ lịch bloc in trên tấm nhựa PVC khổ (210x297)mm có đầy đủ thông tin về thời gian theo Dương lịch và Âm lịch. (Các thông tin phải chi tiết, rõ ràng, có hướng dẫn HS khai thác thông tin; cần loại bỏ các thông tin không liên quan, như thông tin quảng cáo, các câu danh ngôn, ngày kỷ niệm)

x

x

Tờ

08/GV

II

Thời nguyên thủy

1

Nguồn gốc loài người

1.1

Lược đồ một số di chỉ khảo cổ học tiêu biểu ở Đông Nam Á và Việt Nam

HS xác định được một số địa điểm có dấu tích của người nguyên thủy ở Đông Nam Á và trên đất nước Việt Nam.

02 lược đồ khảo cổ học gồm:

- 01 lược đồ đánh dấu những địa điểm có di chỉ của người nguyên thủy ở Đông Nam Á (từ thời Đá cũ, Đá mới đến thời Kim khí);

- 01 lược đồ đánh dấu những di chỉ khảo cổ học tiêu biểu trên đất nước Việt Nam (từ thời Đá cũ, Đá mới đến thời Kim khí);

- Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

2

Xã hội nguyên thuỷ

2.1

Phim mô phỏng đời sống loài người thời nguyên thủy

- HS hình dung được sơ lược đời sống của người nguyên thuỷ.

Một đoạn phim ngắn mô phỏng về đời sống con người thời nguyên thủy.

x

x

Bộ

01/GV

III

Xã hội cổ đại

1

Lược đồ thế giới cổ đại

Giúp HS biết được vị trí địa lý của các quốc gia cổ đại.

Bộ lược đồ thế giới cổ đại, vị trí địa lý của các quốc gia cổ đại và các trung tâm văn minh lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ai Cập.

Mỗi quốc gia cổ đại có một lược đồ.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

IV

Đông Nam Á từ khoảng thời gian giáp Công nguyên đến thế kỷ X

1

Khái lược về Đông Nam Á và các nhà nước sơ kì ở Đông Nam Á

1.1

Lược đồ Đông Nam Á và các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

HS biết được sơ lược về vị trí của khu vực Đông Nam Á và các vương quốc cổ ở khu vực từ đầu công nguyên đến thế kỷ X Phục hưng.

- Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X;

- Lược đồ thể hiện rõ vị trí, phạm vi của các vương quốc cổ;

- Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

2.1

Phim tài liệu về một số thành tựu văn minh Đông Nam Á

Bộ phim gồm hai đoạn phim tài liệu về một số thành tựu văn minh Đông Nam Á: Barabodur (Indonesia), Óc Eo (Việt Nam).

x

X

Bộ

01/GV

V

Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII TCN đến thế kỷ X

1

Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

1.1

Phim thể hiện đời sống xã hội và phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc.

HS làm việc nhóm: tự phân tích, mô tả, so sánh, đánh giá.

Bộ phim thể hiện đời sống cư dân, xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc gồm 3 phim:

- 01 phim ngắn giới thiệu về đời sống xã hội và phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc;

- 01 phim tài liệu giới thiệu hiện vật lịch sử liên quan đến Văn Lang, Âu lạc: Trống đồng và hiện vật khảo cổ học thuộc các văn hóa Xóm Rền và Đông Sơn; Thành Cổ Loa;

- 01 phim về đời sống cư dân Văn Lang, Âu Lạc cách xác định thời gian của người Việt cổ, tổ chức nhà nước Văn Lang, phong tục, truyền thống (có thể dựa trên chất liệu của các truyền thuyết) công cuộc trị thủy, tục xăm mình của người Việt cổ, tín ngưỡng tổ tiên, tục ăn trầu, múa hát của người Việt cổ.

x

x

Bộ

01/GV

2

Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỉ II trước Công nguyên đến năm 938

2.1

Lược đồ thể hiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Giúp HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

01 tờ lược đồ thể hiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

x

x

Tờ

01/GV

2.2

Phim thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc và về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Giúp HS hiểu được diễn biến chính, tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Các phim thể hiện diễn biến, tầm vóc, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

- Các đoạn phim ngắn thể hiện diễn biến cơ bản, tầm vóc, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Bà Triệu; khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Khởi nghĩa Phùng Hưng; Họ Khúc và công cuộc vận động tự chủ;

- Một phim ngắn thể hiện công cuộc vận động tự chủ của Dương Đình Nghệ, về Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

x

x

Bộ

01/GV

3

Các vương quốc Champa và Phù Nam

3.1

Phim về đời sống cư dân, phong tục, văn hóa của các vương quốc cổ đại Champa và Phù Nam

Giúp HS hiểu được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế và văn hóa của Champa và Phù Nam.

Một số phim ngắn, bao gồm:

- 01 phim về đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hóa Champa;

- 01 phim ngắn về đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hóa Phù Nam.

x

x

Bộ

01/GV

LỚP 7

I

Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI

1

Các cuộc phát kiến địa lý

1.1

Lược đồ thể hiện một số cuộc phát kiến địa lý, thế kỷ XV, XVI

HS tìm hiểu được sâu sắc hơn về một số cuộc phát kiến địa lý quan trọng hồi thế kỷ XV, XVI.

Lược đồ một số cuộc phát kiến địa lý lớn, quan trọng trong thế kỷ XV, XVI.

- Lược đồ thể hiện được lộ trình của một số cuộc phát kiến địa lý quan trọng (chuyến đi của Cristoforo Colombo phát hiện ra châu Mỹ năm 1492, chuyến đi của Vasco da Gama đến Ấn Độ năm 1498 và chuyến đi vòng quanh thế giới của Fernão de Magalhães (Ma gien lăng) giữa những năm 1519-1522, Bartolomeu Dias 1450-1500 tìm ra con đường đi vòng qua châu Phi;

- Kích thước (720x1020)mm.

X

x

Tờ

01/GV

2

Văn hóa Phục hưng

2.1

Phim tư liệu về Văn hóa Phục hưng

HS có hiểu biết sâu sắc, sinh động về các thành tựu và đại diện tiêu biểu của Văn hóa Phục hưng.

Gồm một số đoạn phim tài liệu giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu của Văn hóa Phục hưng.

x

x

Bộ

01/GV

II

Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX

1

Phim tài liệu về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX

HS có hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc trong thời gian từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.

01 phim tài liệu thể hiện một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc trong thời gian từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.

x

x

Bộ

01/GV

III

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI

1

Lược đồ Đông Nam Á và quốc gia ở Đông Nam Á

HS biết được sơ lược về vị trí địa lý của Đông Nam Á của quốc gia ở các khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo từ nửa sau thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI.

01 tờ lược đồ các quốc gia ở Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI. Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Phim tài liệu giới thiệu về Luang Prabang và về vương quốc Lan Xang

HS hiểu biết cụ thể, sinh động về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của nước Lào.

Bộ gồm 02 phim tài liệu:

- Phim về Luang Prabang, cố đô của Lào, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1995);

- Phim về Phạ Ngườm và vương quốc Lan Xang.

x

x

Bộ

01/GV

IV

Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVI

1

Phim tài liệu thể hiện một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVI

HS hiểu được sâu sắc, cụ thể, sinh động hơn về một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử quan trọng của Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVI.

Một bộ gồm 3 phim thể hiện một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVI.

- 01 phim thể hiện các cuộc kháng chiến chống Tống của Đại Cồ Việt năm 981 và 1075-1076;

- 01 phim thể hiện các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của nước Đại Việt, thế kỷ XIII;

- 01 phim thể hiện cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428).

x

x

Bộ

01/GV

CHỦ ĐỀ CHUNG

Các cuộc phát kiến địa lý (sử dụng các thiết bị dạy học tối thiểu của chủ đề I.2.)

LỚP 8

I

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1

Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)

1.1

Lược đồ nước Anh thế kỉ XVII

HS biết được vị trí các địa điểm đã diễn ra các sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản Anh hồi thế kỉ XVII.

Lược đồ vương quốc Anh thế kỉ XVII.

- Thể hiện được vị trí của các địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng tư sản Anh hồi thế kỉ XVII;

- Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.2

Phim tư liệu số sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)

HS tự khám phá, hiểu biết sâu sắc, sinh động hơn về cuộc cách mạng tư sản Anh.

Gồm một số đoạn phim giới thiệu tư liệu về diễn biến của một số sự kiện tiêu biểu của lịch sử cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).

x

x

Bộ

01/GV

2

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

2.1

Lược đồ diễn biến cơ bản của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII)

HS tìm hiểu được sâu sắc hơn về lịch sử cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).

Lược đồ thể hiện được diễn biến cơ bản của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII). Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

3

Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII)

3.1

Lược đồ diễn biến cơ bản của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII)

HS tìm hiểu được sâu sắc hơn về lịch sử cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).

Lược đồ thể hiện được diễn biến cơ bản của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

3.2

Phim tư liệu về cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII)

HS có hiểu biết sâu sắc, sinh động hơn diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII)

Gồm một số đoạn phim tài liệu giới thiệu một số sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).

x

x

Bộ

01/GV

4

Cách mạng công nghiệp

4.1

Lược đồ thế giới thế kỉ XVIII

HS biết được vị trí các địa điểm diễn ra các sự kiện chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I.

Lược đồ thế giới thế kỉ XVIII thể hiện được vị trí của các quốc gia, đặc biệt là các nơi đã diễn ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I (thế kỉ XVIII).

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

4.2

Phim tư liệu về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I

HS có hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I.

Một số đoạn phim tài liệu giới thiệu một số nhân vật và thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần I.

x

x

Bộ

01/GV

II

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

1

Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

1.1

Phim tài liệu về các cuộc kháng chiến chống thực dân phương Tây xâm lược của nhân dân Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

HS có hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về một số cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây xâm lược từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

03 phim tài liệu thể hiện một số cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây xâm lược từ XVI đến thế kỉ XIX, bao gồm:

- 01 phim về cuộc kháng chiến của nhân dân quần đảo Nam Dương (Indonesia) chống thực dân Hà Lan;

- 01 phim về cuộc kháng chiến của nhân dân Myanmar chống thực dân Anh;

- 01 phim về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp.

x

x

Bộ

01/GV

2

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của các nước Đông Nam Á

2.1

Phim tài liệu về một số chuyển biến chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

HS có nhận thức sinh động, sâu sắc hơn về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của các nước và khu vực thuộc địa ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

03 phim tài liệu thể hiện tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở các nước và khu vực thuộc địa ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, bao gồm:

- 01 phim về tình hình quần đảo Nam Dương (Indonesia) dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan;

- 01 phim về tình hình vương quốc Xiêm dưới thời vua Rama V (Chulalongkorn);

- 01 phim về tình hình Việt Nam thời Pháp thuộc.

x

x

Bộ

01/GV

3

Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

3.1

Phim tài liệu về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

HS có hiểu biết sâu sắc và sinh động hơn về phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

02 phim tài liệu thể hiện phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX bao gồm:

- 01 phim về cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philippines;

- 01 phim về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp.

x

x

Bộ

01/GV

III

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1

Tình hình Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1.1

Lược đồ Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

HS có hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Lược đồ Việt Nam thể hiện Đàng Ngoài và Đàng Trong khoảng giữa thế kỉ XVIII (Trịnh – Nguyễn phân tranh). Chú ý thể hiện rõ cương vực, chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.2

Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài, thế kỉ XVIII

HS có hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài, thế kỉ XVIII.

Lược đồ Đàng Ngoài, thế kỉ XVIII, thể hiện rõ địa điểm diễn ra một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.3

Lược đồ cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn thế kỉ XVIII

HS có hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào nông dân Tây Sơn, thế kỉ XVIII.

01 lược đồ thể hiện diễn biến chính của phong trào nông dân Tây Sơn thế kỉ XVIII. Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.4

Phim tài liệu về cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.

HS có được hiểu biết sâu sắc, sinh động hơn về nhà Tây Sơn và cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.

01 phim tài liệu thể hiện cuộc đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của Việt Nam thời Tây Sơn.

x

x

Bộ

01/GV

IV

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1

Chủ nghĩa đế quốc và các nước đế quốc phương Tây cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

1.1

Lược đồ vị trí các nước đế quốc từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

HS biết được vị trí địa lý của các nước đế quốc từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

01 tờ lược đồ các nước đế quốc trên thế giới trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx

2.1

Phim tài liệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Marx và Friedrich Engels

HS hiểu biết cụ thể, sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Marx và Friedrich Engels

01 phim tài liệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Marx và Friedrich Engels.

x

x

Bộ

01/GV

3

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

3.1

Phim thể hiện diễn biến chính của cuộc Chiến tranh thế giới I

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về lịch sử của cuộc Chiến tranh thế giới I.

01 phim tài liệu giới thiệu về diễn biến chính của cuộc Chiến tranh thế giới I.

x

x

Bộ

01/GV

4

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

4.1

Lược đồ diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

HS có được hiểu biết cụ thể, sâu sắc hơn về lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Lược đồ diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, ghi rõ thời gian, địa điểm đã diễn ra những sự kiện quan trọng nhất.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

4.2

Phim tài liệu thể hiện một số sự kiện, diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động và sâu sắc hơn về lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga.

01 phim thể hiện một số sự kiện, diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

x

x

Bộ

01/GV

V

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KỸ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

1

Phim tài liệu về khoa học, kỹ thuật, văn học và nghệ thuật của nhân loại trong thời gian từ thế kỉ XVIII-XIX

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động và sâu sắc hơn thành tựu tiêu biểu về khoa học, kỹ thuật, văn học và nghệ thuật của nhân loại trong thời gian từ thế kỉ XVIII-XIX.

Một phim về thành tựu tiêu biểu về khoa học, kỹ thuật, văn học và nghệ thuật của nhân loại trong thời gian từ thế kỉ XVIII-XIX.

x

x

Bộ

01/GV

VI

CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1

Trung Quốc

1.1

Lược đồ Trung Quốc nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

HS biết được rõ ràng, cụ thể hơn về quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

Lược đồ Trung Quốc từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX thể hiện rõ quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Nhật Bản

2.1

Lược đồ đế quốc Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

HS biết được rõ ràng, cụ thể hơn về vị trí của đế quốc Nhật Bản trong thời gian từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Tờ lược đồ đế quốc Nhật Bản từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, thể hiện rõ vị trí của Nhật Bản trong khu vực Đông Á và Đông Bắc Á.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2.2

Phim tài liệu về cuộc Minh trị duy tân ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX

HS có hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về cuộc Minh trị duy tân ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX.

01 phim về cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản.

x

x

Bộ

01/GV

3

Đông Nam Á

3.1

Lược đồ khu vực Đông Nam Á nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

HS có được hiểu biết cụ thể sinh động hơn về phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á cuối thế kỷ XIIX, đầu thế kỷ XX.

Lược đồ phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

VII

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

1

Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

1.1

Lược đồ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

HS có được hiểu biết cụ thể, chắc chắn hơn về vị trí, địa dư của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Lược đồ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, chỉ rõ vị trí, địa dư của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt lưu ý thể hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, nhất là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

2.1

Lược đồ Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

HS có được hiểu biết cụ thể, chắc chắn hơn về các một số nội dung chính của lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

Lược đồ Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX gồm 02 tờ (chú ý thể hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam)

- 01 tờ lược đồ Việt Nam 1884;

- 01 tờ lược đồ Phong trào Cần Vương.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

2.2

Phim tư liệu về một số nhân vật, sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về một số nhân vật, sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

Bộ phim tư liệu lịch sử gồm 02 phim:

- Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực;

- Phong trào Cần Vương.

x

x

Bộ

01/GV

3

Việt Nam đầu thế kỉ XX

3.1

Phim tư liệu về một số, sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Bộ gồm 03 phim, gồm:

- 01 phim về việc người Pháp kiến tạo cơ sở hạ tầng thuộc địa;

- 01 Phim về phong trào Đông Du;

- 01 Phim về phong trào Duy tân và Đông Kinh Nghĩa thục.

x

x

Bộ

01/GV

CHỦ ĐỀ CHUNG

VIII

VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG (dùng cho lớp 8 và lớp 9)

1

Giới thiệu tổng quát về châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long

1.1

Phim thể hiện một số quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long

HS hiểu cụ thể, sâu sắc sinh động hơn về quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

Bộ gồm 02 phim:

- 01 phim về quá trình tự nhiên (thủy văn, đa dạng sinh học) ở ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long;

- 01 phim thể hiện đời sống văn hóa điển hình của cư dân ở ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

x

x

Bộ

01/GV

IX

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

(dùng cho Lớp 8 và Lớp 9)

1

Phạm vi và đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo Việt Nam

1.1

Lược đồ thể hiện phạm vi biển, đảo Việt Nam

HS có được hiểu biết cụ thể về phạm vi biển, đảo Việt Nam.

01 tờ lược đồ Việt Nam thể hiện rõ phạm vi biển đảo của Việt Nam, (sử dụng chung lớp 8).

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

2.1

Lược đồ thể hiện lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển, đảo

HS có được hiểu biết chắc chắn về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển, đảo.

01 tờ lược đồ tiến trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển đảo.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2.2

Phim thể hiện lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển, đảo

HS có được hiểu biết sâu sắc, cụ thể về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển, đảo; có tình yêu biển, đảo và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

01 phim thể hiện lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực biển, đảo.

x

x

Bộ

01/GV

LỚP 9

I

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

1

Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

1.1

Lược đồ thế giới từ 1918 đến 1945

HS biết được cơ bản, rõ ràng tình hình thế giới từ năm 1918 đến hết năm 1945.

01 lược đồ thể hiện tình hình chính trị thế giới từ năm 1918 đến 1945, gồm 1 tờ:

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.2

Phim tư liệu thể hiện công cuộc xây dựng CNXH và cuộc chiến tranh chống Phát xít từ năm 1918 -1945

HS tự khám phá, có hiểu biết sâu sắc, sinh động hơn về công cuộc xây dựng CNXH và cuộc chiến tranh chống Phát xít từ năm 1918 – 1945.

Bộ phim tài liệu gồm 2 phim ngắn thể hiện công cuộc xây dựng CNXH và cuộc chiến tranh chống Phát xít từ năm 1918 – 1945.

- 01 phim thể hiện công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trước năm 1939;

- 01 phim thể hiện cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và cuộc chiến tranh đánh bại phát xít Đức, Nhật Bản của Liên Xô và Đồng Minh.

x

x

Bộ

01/GV

2

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

2.1

Lược đồ thế giới trong thời gian 1939-1945

HS biết được cụ thể, cơ bản về tình hình địa – chính trị và diễn biến cơ bản của cuộc Chiến tranh thế giới II.

Bộ lược đồ gồm 02 tờ:

- 01 tờ lược đồ diễn biến chính của cuộc Chiến tranh thế giới II ở châu Âu;

- 01 tờ lược đồ thể hiện diễn biến chính của Chiến tranh thế giới II ở châu Á – Thái Bình Dương;

- Lược đồ có ghi rõ địa danh hồi đó đối chiếu với địa danh ngày nay;

- Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

2.2

Phim tài liệu về một số sự kiện quan trọng của cuộc Chiến tranh thế giới II

HS có hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về lịch sử cuộc Chiến tranh thế giới II.

Bộ gồm 02 phim tài liệu về một số sự kiện quan trọng của cuộc Chiến tranh thế giới II:

- 01 phim về cuộc chiến tranh tiêu diệt phát xít Đức;

- 01 phim về diễn biến của cuộc chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

x

x

Bộ

01/GV

II

VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

1

Lược đồ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

HS có được hiểu biết cụ thể, cơ bản, rõ ràng hơn về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

01 tờ lược đồ Việt Nam thể hiện được diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

2

Phim tài liệu thể hiện những nhân vật, sự kiện tiêu biểu của lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về lịch sử cách mạng Việt Nam Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945.

Bộ phim tài liệu thể hiện những nhân vật, sự kiện tiêu biểu của lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945, gồm 2 phim:

- 01 phim thể hiện được nhân vật và sự kiện tiêu biểu liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- 01 phim thể hiện được nhân vật và sự kiện tiêu biểu của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

x

x

Bộ

01/GV

III

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

1

Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

1.1

Lược đồ Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1991

HS có được hiểu biết cơ bản, rõ ràng về tình hình địa – chính trị của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1991.

01 lược đồ Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1991.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

1.2

Phim tài liệu về thành tựu xây dựng công nghiệp nguyên tử và về cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về thành tựu xây dựng công nghiệp nguyên tử và về cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô.

01 phim tài liệu về thành tựu xây dựng công nghiệp nguyên tử và về cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô.

x

x

Bộ

01/GV

2

Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

2.1

Lược đồ thế giới thể hiện được tình hình địa - chính trị thế giới, Mỹ và các nước Tây Âu từ 1945 đến 1991

HS hiểu được cụ thể hơn, cơ bản hơn về tình hình địa - chính trị thế giới, Mỹ và các nước Tây Âu từ 1945 đến 1991.

01 tờ lược đồ thể hiện được tình hình thế giới và vị thế của Mỹ và các nước Tây Âu, từ 1945 đến 1991.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Tờ

01/GV

3

Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991

3.1

Phim tài liệu về lịch sử cuộc Cách mạng Cuba.

HS có được hiểu biết cụ thể về lịch sử cuộc Cách mạng Cuba

Phim về lịch sử cuộc Cách mạng Cuba.

x

x

Bộ

01/GV

4

Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

4.1

Phim tài liệu về một một số sự kiện quan trọng trong lịch sử khu vực Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991.

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về lịch sử Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991.

01 phim thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử khu vực Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991.

x

x

Bộ

01/GV

IV

VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

1

Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám

1.1

Phim tài liệu thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về những nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.

Bộ phim gồm 02 phim tài liệu thể hiện được một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946:

- 01 phim về cuộc đấu tranh chống “giặc đói, giặc dốt” và giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam;

- 01 phim về cuộc bầu cử Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

x

x

Bộ

01/GV

2

Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

2.1

Lược đồ Việt Nam thể hiện được tình hình chính trị - quân sự của Việt Nam từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 7 năm 1954

HS có được hiểu biết cụ thể, cơ bản về tình hình chính trị - quân sự của Việt Nam trong thời gian từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 7 năm 1954.

Bộ lược đồ Việt Nam gồm 03 tờ thể hiện được tình hình chính trị - quân sự của Việt Nam từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 7 năm 1954:

- 01 lược đồ về Chiến thắng Việt Bắc năm 1947;

- 01 tờ lược đồ về Chiến thắng biên giới 1950;

- 01 tờ lược đồ thể hiện được diễn biến chính của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

2.2

Phim tài liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về những nội dung quan trọng trong lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.

01 phim thể hiện được Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

x

x

Bộ

01/GV

3

Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

3.1

Lược đồ Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

HS có được hiểu biết cụ thể, cơ bản về tình hình chính trị - quân sự của Việt Nam trong thời gian từ tháng năm 1954 đến năm 1975.

Bộ lược đồ Việt Nam gồm 3 tờ thể hiện được tình hình chính trị - quân sự ở Việt Nam từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1975. Gợi ý:

- 01 tờ lược đồ miền Nam Việt Nam thể hiện Phong trào Đồng Khởi;

- 01 tờ lược đồ miền Nam Việt Nam thể hiện cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968;

- 01 tờ lược đồ miền Nam Việt Nam thể hiện cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975;

Kích thước (720x1020)mm.

x

x

Bộ

01/GV

3.2

Phim tài liệu về một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1975

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về những nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1975.

Bộ phim gồm 5 phim thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1975. Gợi ý:

- 01 phim thể hiện công cuộc xây dựng miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975.

- 01 phim thể hiện Phong trào Đồng Khởi.

- 01 Phim thể hiện cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968.

- 01 phim thể hiện trận “Điện Biên Phủ trên không”, năm 1972.

- 01 phim thể hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh, 1975.

x

x

Bộ

01/GV

4

Việt Nam trong những năm 1976 – 1991

4.1

Phim tài liệu thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về những nội dung quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991

Bộ phim tài liệu, gồm 3 phim thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991. Gợi ý:

- 01 phim thể hiện tiêu biểu của đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 1991;

- 01 phim thể hiện cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam tại khu vực biên giới Tây Nam, 1976- 1979;

- 01 phim thể hiện được cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam tại khu vực biên giới phía Bắc, 1979-1988.

x

x

Bộ

01/GV

V

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (2021)

Châu Á từ năm 1991 đến nay

1

Phim tài liệu về một số sự kiện quan trọng trong lịch sử khu vực Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay (2021).

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về lịch sử Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay (2021).

01 phim thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử khu vực Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay (2021).

X

x

Bộ

01/GV

VI

VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (2021)

1

Phim tài liệu thể hiện một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1991 đến nay

HS có được hiểu biết cụ thể, sinh động hơn về những nội dung quan trọng của lịch sử Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

Bộ phim tài liệu gồm 3 phim thể hiện được những sự kiện lịch sử quan trọng tiêu biểu cho thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Gợi ý:

- 01 phim thể hiện quá trình chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1991 đến nay;

- 01 phim thể hiện những thành tựu đổi mới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam từ năm 1991 đến nay;

- 01 phim thể hiện những thành tựu về giáo dục, văn hóa, khoa học và công nghệ của Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

x

x

Bộ

01/GV

VII

VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG (2)

(Sử dụng chung với thiết bị dạy học tối thiểu của chủ đề này trong chương trình Lớp 8)

VIII

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG (2)

(Sử dụng chung với thiết bị dạy học tối thiểu của chủ đề này trong chương trình Lớp 8)

IX

BỘ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ GV (DÙNG CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC LỚP Ở CẤP THCS)

1

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn học Lịch sử và Địa lý mới (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, hình ảnh);

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài.

x

x

Bộ

01/GV

B. Phân môn Địa lý

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Quả địa cầu hành chính

HS hiểu những vấn đề đơn giản thuộc về Trái Đất.

Kích thước tối thiểu D=30cm.

x

quả

03/ trường

2

Quả địa cầu tự nhiên

Kích thước tối thiểu D=30cm.

x

quả

03/ trường

3

La bàn

HS xác định phương hướng.

La bàn thông dụng. Kích thước tối thiểu D = 10cm; có mặt kính, vật liệu cứng.

x

chiếc

01/ 05 lớp

4

Hộp quặng và khoáng sản chính ở Việt Nam

HS nhận diện một số khoáng sản.

Mẫu quặng và khoáng sản gồm có: than đá, sắt, đồng, đá vôi, sỏi.

x

hộp

01/GV

5

Nhiệt - ẩm kế treo tường

HS đo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng.

Nhiệt - ẩm kế đo nhiệt độ và ẩm độ trong phòng loại thông dụng.

x

chiếc

01/GV

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

TRANH ẢNH

LỚP 6

1

Chủ đề : Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất

1.1

Bản đồ địa hình, Bản đồ hành chính, Bản đồ giao thông, Bản đồ du lịch

HS phân biệt các ký hiệu bản đồ, thao tác được một số bài tập: đo khoảng cách, xác định phương hướng, tìm đường đi,…

Trích mảnh bản đồ (thuộc lãnh thổ Việt Nam): Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 đến 1:100.000. Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông và bản đồ du lịch tỉ lệ 1:200.000.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

2

Chủ đề: Trái Đất- hành tinh của hệ Mặt Trời

2.1

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

HS mô tả chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời.

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

3

Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

3.1

Cấu tạo bên trong Trái Đất

HS trình bày cấu tạo bên trong Trái Đất; cấu tạo của thạch quyển; các mảng kiến tạo xô vào nhau và tách ra xa nhau.

Tranh thể hiện các nội dung:

- Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm lõi (lõi trong, lõi ngoài, lớp manti (manti dưới và manti trên);

- Thạch quyển thể hiện độ dày mỏng khác nhau giữa lục địa và đại dương;

- Hai mảng xô vào nhau;

- Hai mảng tách xa nhau.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.2

Các dạng địa hình trên Trái Đất

HS phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

Tranh thể hiện các dạng địa hình chính: núi, cao nguyên, đồng bằng, đồi.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.3

Lát cắt địa hình

HS đọc lát cắt địa hình đơn giản.

Lát cắt chạy qua các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng, một vài thung lũng sông.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

3.4

Hiện tượng tạo núi

HS trình bày các quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong tạo núi.

Tranh thể hiện các nội dung:

- Sơ đồ khối (3D) mô tả các quá trình nội sinh: uốn nếp và đứt gãy.

- Các hình ảnh mô tả các quá trình ngoại sinh, thành tạo địa hình do gió, do nước chảy, do hòa tan (karst), do sóng biển.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

4

Chủ đề: Khí hậu và biến đổi khí hậu

4.1

Sơ đồ các tầng khí quyển.

HS mô tả cấu trúc theo chiều cao của khí quyển

Sơ đồ các tầng khí quyển bao gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng i-on (tầng nhiệt), tầng ngoài; thể hiện độ cao của từng tầng.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

01/GV

5

Chủ đề: Nước trên Trái Đất

5.1

Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước

HS mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất (còn gọi là chu trình thủy văn); kể tên các thành phần của thủy quyển.

Tranh thể hiện:

- Sơ đồ khối, trên đó thể hiện sự tuần hoàn của nước từ đại dương, ngưng kết (mây), chuyển vận do gió, giáng thủy (tuyết và mưa), các nguồn trữ nước (băng tuyết vĩnh viễn, nước ngầm, sông hồ, thực vật) và trở lại biển;

- Biểu đồ thành phần của thủy quyển.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

6

Chủ đề: Đất và sinh vật trên Trái Đất

6.1

Phẫu diện một số loại đất chính

HS mô tả các tầng đất của một số loại đất chính trên thế giới.

Tranh mô tả phẫu diện tiêu biểu cho các loại đất chính, đại diện cho các đới cảnh quan chính trên thế giới.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

6.2

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

HS hiểu về hệ sinh thái rừng nhiệt đới.

Tranh thể hiện những nét đặc trưng tiêu biểu của cấu trúc hệ sinh thái rừng nhiệt đới (rừng mưa); có kèm ảnh về rừng nhiệt đới.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

LỚP 7

1

Chủ đề : Châu Mỹ

1.1

Thảm thực vật ở dãy Andes

HS mô tả sự phân hóa thảm thực vật có khác nhau theo độ cao ở sườn đông và sườn tây dãy Andes.

Tranh thể hiện sự phân hóa của thảm thực vật theo độ cao ở sườn đông và sườn tây dãy Andes (cắt qua lãnh thổ Pê-ru).

Kích thước (420x590)mm.

x

x

Tờ

04/GV

LỚP 9

1

Chủ đề: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

1.1

Sơ đồ lát cắt ngang các vùng biển Việt Nam

HS nêu các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

Tờ tranh gồm các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam theo Luật biển quốc tế năm 1982, bao gồm các vùng: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

01/GV

II

BẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ

LỚP 6

1

Chủ đề: Trái Đất- hành tinh của hệ Mặt Trời

1.1

Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất

HS hiểu hệ quả địa lý do Trái Đất quay quanh trục.

Bản đồ treo tường thể hiện các khu vực giờ trên Trái Đất.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2

Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

2.1

Lược đồ các mảng kiến tạo, vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất

HS xác định trên lược đồ các mảng kiến tạo, vành đai động đất, núi lửa trên thế giới.

Lược đồ treo tường. Nền lục địa nên có vờn bóng địa hình, nhất là các mạch núi chính (Himalaya, Andes, Rockie, Alps). Thể hiện rõ các mảng kiến tạo lớn, hướng dịch chuyển (xô vào nhau, tách xa nhau), các khu vực có động đất, núi lửa.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3

Chủ đề: Khí hậu và biến đổi khí hậu

3.1

Lược đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất.

HS trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất.

Lược đồ treo tường, thể hiện phân tầng màu phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất. Trên đại dương có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ven bờ.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.2

Lược đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất.

HS trình bày sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất.

Lược đồ treo tường, thể hiện phân tầng màu phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.3

Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

HS chỉ ra sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất ở hai bán cầu.

Bản đồ treo tường, thể hiện 7 đới: đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu cực. Có các biểu đồ nhiệt, mưa ở một số địa điểm đại diện cho các đới khí hậu.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

4

Chủ đề: Nước trên Trái Đất

4.1

Bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới

HS nêu các dòng biển, sự tuần hoàn nước trong đại dương thế giới.

Bản đồ treo tường, thể hiện: các dòng biển trên mặt do gió, gồm các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh; thể hiện đủ các đại dương thế giới (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương).

Bản đồ phải thể hiện rõ ràng để HS nhận biết được các vòng tuần hoàn trong đại dương thế giới.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5

Chủ đề: Đất và sinh vật trên Trái Đất

5.1

Bản đồ các loại đất chính trên Trái Đất

HS kể tên và xác định một số nhóm đất điển hình, và sự phân bố trên Trái Đất.

Bản đồ treo tường, thể hiện các loại đất chính của các đới cảnh quan thiên nhiên trên Trái Đất.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5.2

Bản đồ các đới thiên nhiên trên Trái Đất

HS xác định trên bản đồ sự phân bố và đặc điểm của các đới thiên nhiên.

Bản đồ treo tường, thể hiện các đới thiên nhiên. Ngoài khung bản đồ có một số ảnh minh họa về các đới thiên nhiên này.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

6

Chủ đề: Con người và thiên nhiên

6.1

Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới

HS trình bày đặc điểm phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.

Bản đồ treo tường, thể hiện: mật độ dân số theo khu vực; các thành phố lớn trên thế giới có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

LỚP 7

1

Chủ đề: Châu Âu

1.1

Bản đồ các nước châu Âu

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi châu Âu.

Bản đồ treo tường, thể hiện: tên, thủ đô, ranh giới các quốc gia; các sông lớn, các châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Âu.

Bên dưới tờ bản đồ có tên các quốc gia và diện tích các quốc gia.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

1.2

Bản đồ tự nhiên châu Âu

HS trình bày một số đặc điểm tự nhiên châu Âu.

Bản đồ treo tường, thể hiện: địa hình, khí hậu, sông ngòi (có các sông Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga), thảm thực vật, khoáng sản chính.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2

Chủ đề: Châu Á

2.1

Bản đồ các nước châu Á

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi châu Á.

Bản đồ treo tường, thể hiện: tên, thủ đô, ranh giới các quốc gia; các sông lớn, các châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Á.

Bên dưới tờ bản đồ có tên các quốc gia và diện tích các quốc gia.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2.2

Bản đồ tự nhiên châu Á

HS trình bày một số đặc điểm tự nhiên châu Á.

Bản đồ treo tường, thể hiện: các khu vực địa hình, khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật, khoáng sản chính ở châu Á. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3

Chủ đề: Châu Phi

3.1

Bản đồ các nước châu Phi

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi châu Phi.

Bản đồ treo tường, thể hiện: tên, thủ đô, ranh giới các quốc gia; các sông lớn, các châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Phi.

Bên dưới tờ bản đồ có tên các quốc gia và diện tích các quốc gia.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.2

Bản đồ tự nhiên châu Phi

HS trình bày một số đặc điểm tự nhiên châu Phi.

Bản đồ treo tường, thể hiện: địa hình, khí hậu, sông, hồ, thảm thực vật, khoáng sản chính ở châu Phi; thể hiện vị trí kênh đào Xuy-ê. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

4

Chủ đề: Châu Mỹ

4.1

Bản đồ các nước châu Mỹ

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi châu Mỹ

Bản đồ treo tường, thể hiện: tên, thủ đô, ranh giới các quốc gia; các sông lớn, các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ; vị trí kênh đào Pa-na-ma.

Bên dưới tờ bản đồ có tên các quốc gia và diện tích các quốc gia.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

4.2

Bản đồ tự nhiên châu Mỹ

HS trình bày đặc điểm tự nhiên châu Mỹ

Bản đồ treo tường, thể hiện: địa hình, khí hậu, sông, hồ, thảm thực vật, khoáng sản chính ở châu Mỹ.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5

Chủ đề: Châu Đại Dương

5.1

Bản đồ các nước châu Đại Dương

HS xác định các bộ phận, vị trí địa lý, phạm vi châu Đại Dương.

Bản đồ treo tường, thể hiện: tên, thủ đô, ranh giới các quốc gia; các sông lớn, các biển, đại dương ở châu Đại Dương.

Bên dưới tờ bản đồ có tên các quốc gia và diện tích các quốc gia.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5.2

Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương

HS trình bày đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương

Bản đồ treo tường, thể hiện: địa hình, khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật, khoáng sản chính ở châu Đại Dương. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

6

Chủ đề: Châu Nam Cực

6.1

Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực

HS trình bày đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Lục địa Nam Cực, đường bình độ thể hiện độ cao, các biển ở Nam Cực, các đại dương tiếp giáp.

- Kèm theo Lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực; thông tin cơ bản về khí hậu lạnh giá, về tác động của biến đổi khí hậu làm cho lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

LỚP 8

1

Chủ đề: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.1

Bản đồ hành chính Việt Nam

HS xác định trí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Bản đồ treo tường, thể hiện đầy đủ 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (tính đến năm 2021).

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2

Chủ đề: Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam

2.1

Bản đồ địa hình và khoáng sản Việt Nam

HS nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Núi cao, núi trung bình, núi thấp, sơn nguyên/cao nguyên đá vôi, cao nguyên đá badan, đồi, bán bình nguyên phù sa cổ, đồng bằng phù sa mới, các dãy núi chính, độ sâu của biển.

- Địa điểm phân bố các khoáng sản ở Việt Nam (than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, mangan, titan, crôm, bô-xit, thiếc, chì-kẽm, vàng, đồng, cát thủy tinh, đá quý, apatit, đất hiếm, đá vôi xi măng, nước khoáng).

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3

Chủ đề: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam

3.1

Bản đồ khí hậu Việt Nam

HS trình bày một số đặc điểm khí hậu Việt Nam

Bản đồ treo tường, thể hiện các miền khí hậu, vùng khí hậu, bão (hướng di chuyển và tần suất), chế độ gió, có biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở một số trạm khí tượng tiêu biểu cho các miền.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.2

Bản đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam

HS xác định lưu vực của một số hệ thống sông lớn ở Việt Nam.

Bản đồ đồ treo tường, thể hiện các lưu vực sông và các hệ thống sông lớn (lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Thái Bình, lưu vực sông Kì Cùng - Bằng Giang, lưu vực sông Mã, lưu vực sông Cả, lưu vực sông Thu Bồn, lưu vực sông Ba (Đà Rằng), lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Mê Công (Cửu Long) và lưu vực các sông khác; các hồ lớn; kèm biểu đồ tròn Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông, biểu đồ đường biểu diễn Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

4

Chủ đề: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam

4.1

Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam

HS trình bày sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta.

Bản đồ treo tường, thể hiện được sự phân bố ba nhóm đất chính: nhóm đất feralit, nhóm đất phù sa, nhóm đất khác và núi đá.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5

Chủ đề: Biển đảo Việt Nam

5.1

Bản đồ vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông

HS xác định trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam; các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản đồ treo tường, thể hiện: phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam; các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bên dưới bản đồ có sơ đồ lát cắt ngang các vùng biển Việt Nam (bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

LỚP 9

1

Chủ đề: Dân cư Việt Nam

1.1

Bản đồ Dân số Việt Nam

HS rút ra đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam

Bản đồ treo tường, thể hiện: mật độ dân số; quy mô dân số các đô thị; kèm biểu đồ hình cột thể hiện tình hình gia tăng dân số qua các năm, 2 tháp dân số, biểu đồ hình miền thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế (số liệu cập nhật).

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2

Chủ đề: Ngành nông, lâm, thủy sản

2.1

Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

HS trình bày sự phân bố nông nghiệp nước ta.

Bản đồ treo tường, thể hiện: ranh giới các vùng nông nghiệp; vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm; vùng trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng: cây lúa, cây thực phẩm, các cây công nghiệp (chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa, mía, lạc, đậu tương), cây ăn quả, vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm).

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3

Chủ đề: Ngành công nghiệp

3.1

Bản đồ công nghiệp Việt Nam

HS xác định một số trung tâm công nghiệp và trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu.

Bản đồ treo tường, thể hiện: các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu trong mỗi trung tâm; các trung tâm công nghiệp có quy mô khác nhau.

Kèm hình ảnh về ngành khai thác dầu khí, dệt may, chế biến thủy sản, chế biến cây công nghiệp.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

4

Chủ đề: Ngành dịch vụ

4.1

Bản đồ giao thông Việt Nam

HS xác định các tuyến đường, các cảng lớn và các sân bay.

Bản đồ treo tường, thể hiện: các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các tuyến đường biển, các cảng lớn (biển/ sông) và các sân bay; kèm theo hình ảnh về cảng biển, cảng sông, đường sắt, sân bay, đường bộ. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5

Chủ đề: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

5.1

Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, hồ lớn, khoáng sản, vườn quốc gia, bãi tắm, bãi cá;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

5.2

Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

HS trình bày sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (trâu, bò), cây trồng (chè, hồi, quế, cà phê, đậu tương, cây ăn quả, ngô); vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng lúa/lợn/gia cầm; giao thông vận tải; khu kinh tế cửa khẩu; các điểm du lịch;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

6

Chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Hồng

6.1

Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, một số loại đất (đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất lầy thụt, đất xám trên phù sa cổ, đất feralit), khoáng sản, vườn quốc gia, hang động, bãi tắm, bãi cá, bãi tôm;

- Đầy đủ ranh giới với các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đồng bằng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

6.2

Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

HS trình bày sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (lợn, gia cầm, trâu, bò), cây trồng (lúa, cây ăn quả, cây thực phẩm); vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp; vùng lúa/lợn/gia cầm; sân bay, khu kinh tế ven biển, các điểm du lịch, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đồng bằng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

7

Chủ đề: Vùng Bắc Trung Bộ

7.1

Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, khoáng sản, bãi cá, bãi tôm, vườn quốc gia, bãi tắm, hang động;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Bắc Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

7.2

Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ

HS trình bày sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (trâu, bò, lợn), cây trồng (lúa, cao su, cà phê, mía, lạc, cây thực phẩm), bãi cá, bãi tôm; vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng lúa/lợn/gia cầm; một số điểm du lịch, sân bay, cảng biển, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Bắc Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

8

Chủ đề: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

8.1

Bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, khoáng sản, bãi cá, bãi tôm, vườn quốc gia, bãi tắm;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

8.2

Bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

HS trình bày các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp), nơi phân bố vật nuôi (trâu, bò, lợn), cây trồng (lúa, mía, bông, dừa, lạc, cây ăn quả), bãi cá, bãi tôm; vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp; vùng lúa/lợn/gia cầm; một số điểm du lịch, sân bay, cảng biển, khu kinh tế ven biển, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

9

Chủ đề: Vùng Tây Nguyên

9.1

Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, hồ lớn, khoáng sản, vườn quốc gia, khu vực đất badan;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

9.2

Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên

HS trình bày sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (trâu, bò, lợn), cây trồng (cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, bông, đậu tương, mía, cây thực phẩm); vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng cây công nghiệp; vùng lợn/lúa/gia cầm; vườn quốc gia, sân bay, khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

10

Chủ đề: Vùng Đông Nam Bộ

10.1

Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ

HS xác định vị trí địa lý; phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, hồ lớn, các loại đất, khoáng sản, vườn quốc gia, bãi tắm, bãi cá, bãi tôm;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đông Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01 tờ/GV

10.2

Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ

HS trình bày sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm), cây trồng (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thuốc lá, cây ăn quả); vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng cây công nghiệp, vùng lúa/lợn/gia cầm, bãi cá, bãi tôm, bãi tắm, vườn quốc gia, sân bay, cảng, khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đông Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

11

Chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

11.1

Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long

HS xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; trình bày một số đặc điểm tự nhiên của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Địa hình, sông ngòi, các loại đất (đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất khác), khoáng sản, vườn quốc gia, bãi tắm, bãi cá, bãi tôm;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

11.2

Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

HS nêu các ngành kinh tế của vùng.

Bản đồ treo tường, thể hiện:

- Các trung tâm công nghiệp (trong đó có các ngành công nghiệp); nơi phân bố vật nuôi (bò, lợn, gia cầm), cây trồng (lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp/dừa, cây thực phẩm); vùng rừng; vùng nông lâm kết hợp; vùng lúa/lợn/gia cầm; bãi cá, bãi tôm, bãi tắm, vùng nuôi tôm/nuôi cá tập trung, vườn quốc gia, sân bay, cảng, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến giao thông chính;

- Đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: vị trí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

12

Chủ đề: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

12.1

Bản đồ một số ngành kinh tế biển Việt Nam

HS trình bày về một số ngành kinh tế biển Việt Nam.

Bản đồ treo tường, thể hiện các bãi tắm, bãi cá, bãi tôm, các điểm khoáng sản (mỏ dầu, mỏ khí, mỏ titan, muối), cảng biển; kèm một số hình ảnh về khai thác khoáng sản, sản xuất muối, khai thác hải sản, bãi biển, cảng biển. Kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

III

VIDEO/CLIP/PHẦN MỀM

LỚP 6

1

Chủ đề: Trái Đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời

1.1

Mô phỏng động về ngày đêm luân phiên và ngày đêm dài ngắn theo mùa.

HS mô tả hệ quả chuyển động của Trái Đất.

Mô phỏng về:

- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời;

- Ngày đêm luân phiên và ngày đêm dài ngắn theo mùa.

x

Bộ

01/GV

2

Chủ đề: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

2.1

Mô phỏng động về các địa mảng xô vào nhau

HS biết hệ quả các mảng kiến tạo xô vào nhau.

Mô tả về sự chuyển động của dòng vật chất bên trong manti, làm cho các mảng đại dương và lục địa xô vào nhau. Kết quả là tạo núi, hiện tượng núi lửa phun, hình thành trũng đại dương.

x

Bộ

01/GV

2.2

Hoạt động phun trào của núi lửa. Cảnh quan vùng núi lửa.

HS hiểu được hoạt động núi lửa và cảnh quan vùng núi lửa.

Bao gồm track về núi lửa phun trào và các track về cảnh quan núi lửa (thu hút con người đến sinh sống và hoạt động kinh tế).

x

Bộ

01/GV

3

Chủ đề: Khí hậu và biến đổi khí hậu

3.1

Sự nóng lên toàn cầu (Global warming)

HS biết nhiệt độ Trái Đất đang nóng lên.

Video/clip về sự nóng lên toàn cầu từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

x

Bộ

01/GV

3.2

Tác động của nước biển dâng

HS hiểu Việt Nam là nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.

Video/Clip về tác động của nước biển dâng đến đồng bằng sông Cửu Long, nội dung dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất mà Chính phủ Việt Nam công bố.

x

Bộ

01/GV

3.3

Thiên tai và ứng phó với thiên tai ở Việt Nam

HS có nhận thức đúng và hành động đúng trong ứng phó với thiên tai.

Video/clip về thiên tai và ứng phó thiên tai ở Việt Nam, lựa chọn các thiên tai có liên quan đến thời tiết, khí hậu như bão, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở miền núi, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, hạn hán.

x

Bộ

01/GV

4

Chủ đề: Đất và sinh vật trên Trái Đất

4.1

Sự đa dạng của thế giới sinh vật trên lục địa và đại dương

HS biết sự đa dạng của thế giới sinh vật trên lục địa và đại dương.

Video/clip chọn giới thiệu một số loài sinh vật ở trên lục địa và đại dương. Trên lục địa, sinh vật có sự thay đổi theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực; dưới đại dương có sự thay đổi theo độ sâu.

x

Bộ

01/GV

LỚP 7

1

Chủ đề: Châu Mỹ

1.1

Rừng Amazon

HS biết đặc điểm rừng nhiệt đới Amazon, vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amazon.

Video/clip giới thiệu về rừng Amazon. Rừng nhiều tầng tán, xanh quanh năm, trong rừng có nhiều động, thực vật; vai trò của rừng Amazon; sự thu hẹp diện tích rừng Amazon (nguyên nhân, hậu quả); sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amazon.

x

Bộ

01/GV

2

Chủ đề: Châu Nam Cực

2.1

Kịch bản tác động của biến đổi khí hậu tới thiên nhiên châu Nam Cực

HS hiểu thiên nhiên châu Nam Cực sẽ thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu.

Video/clip mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

x

Bộ

01/GV

LỚP 8

1

Chủ đề: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam

1.1

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

HS biết thực trạng về suy giảm đa dạng sinh học và sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Video/clip thể hiện thực trạng về đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm, nguyên nhân, hậu quả, sự cần thiết/ những hành động bảo tồn đa dạng sinh học.

x

Bộ

01/GV

2

Chủ đề: Biển đảo Việt Nam

2.1

Bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

HS biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

Video/clip thể hiện Việt Nam có nhiều tiềm năng về biển đảo; thực trạng về giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo; sự cần thiết/những hành động để bảo vệ môi trường biển đảo.

x

Bộ

01/GV

C

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ GV

Giúp GV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá phù hợp với chương trình.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn học Lịch sử và Địa lý (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, âm thanh, video/clip, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử.

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, hình ảnh).

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập.

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác kiểm tra, đánh giá.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

Ghi chú:

- Tất cả các tranh/ảnh dùng/Bản đồ/Lược đồ dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip;

- Các lược đồ/bản đồ có dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2 cán OPP mờ; các lược đồ/bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; chú ý, vùng biển có các đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Mỗi Video/Clip/Phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt.

- Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210x290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

- Số lượng thiết bị tính trên đơn vị “bộ/GV” được tính theo nhóm cho 1 lớp với số HS tối đa là 45, số lượng bộ thiết bị /GV này có thể thay đổi để phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức 6HS/bộ;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ THCS: Trung học cơ sở;

+ CNXH: Chủ nghĩa xã hội;

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

(Danh mục thiết bị tính cho 01 phòng học bộ môn)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (Số lượng thiết bị được tính cho 01 PHBM)

1.

Biến áp nguồn

Cấp điện cho thí nghiệm.

Điện áp vào 220V- 50Hz.

Điện áp ra:

- Điện áp xoay chiều (5A): (3, 6, 9, 12, 15, 24) V;

- Điện áp một chiều (3A): điều chỉnh từ 0 đến 24 V.

Có đồng hồ chỉ thị điện áp ra; có mạch tự động đóng ngắt và bảo vệ quá dòng, đảm bảo an toàn về độ cách điện và độ bền điện trong quá trình sử dụng.

x

x

Cái

07

2.

Bộ giá thí nghiệm

Lắp dụng cụ thí nghiệm.

- Chân đế bằng kim loại, sơn tĩnh điện màu tối, khối lượng khoảng 2,5 kg, bền chắc, ổn định, đường kính lỗ 10mm và vít M6 thẳng góc với lỗ để giữ trục đường kính 10mm, có hệ vít chỉnh cân bằng.

- Thanh trụ bằng inox, ɸ 10mm gồm 3 loại:

+ Loại dài 500mm và 1000mm;

+ Loại dài 360mm, một đầu vê tròn, đầu kia có ren M5 dài 15mm, có êcu hãm;

+ Loại dài 200mm, 2 đầu về tròn: 5 cái;

- 10 khớp nối bằng nhôm đúc, (43x20x18) mm, có vít hãm, tay vặn bằng thép.

x

x

Bộ

07

3.

Đồng hồ đo thời gian hiện số

Đo thời gian trong các thí nghiệm có dùng cổng quang.

- Đồng hồ đo thời gian hiện số, có hai thang đo 9,999s và 99,99s, ĐCNN 0,001s. Có 5 kiểu hoạt động: A, B, A+B, A<-->B, T, thay đổi bằng chuyển mạch. Có 2 ổ cắm 5 chân A, B dùng nối với cổng quang điện hoặc nam châm điện, 1 ổ cắm 5 chân C chỉ dùng cấp điện cho nam châm. Số đo thời gian được hiển thị đếm liên tục trong quá trình đo;

- Một hộp công tắc: nút nhấn kép lắp trong hộp bảo vệ, một đầu có ổ cắm, đầu kia ra dây tín hiệu dài 1m có phích cắm 5 chân.

x

x

Cái

02

4.[5]

Kính lúp

Thực hành sử dụng kính lúp.

Loại thông dụng (kính lúp cầm tay hoặc kính lúp có giá), G=1,5x, 3x, 5x được in nổi các kí hiệu vào thân.

x

x

Bộ

07

5.

Bảng thép

Lắp dụng cụ thí nghiệm.

Bằng thép có độ dày tối thiểu > 0,5mm, kích Thước (400x550) mm, sơn tĩnh điện màu trắng, nẹp viền xung quanh; hai vít M4x40mm lắp vòng đệm Ф12mm để treo lò xo. Mặt sau có lắp 2 ke nhôm kích thước (20x30x30) mm để lắp vào giá. Đảm bảo cứng và phẳng.

x

x

Cái

07

6.

Quả kim loại

Làm gia trọng

Gồm 12 quả kim loại 50 g, có 2 móc treo, có hộp đựng

x

x

Hộp

07

7.

Đồng hồ đo điện đa năng

Dùng trong các thí nghiệm về điện và từ.

Loại thông dụng, hiển thị đến 4 chữ số:

Dòng điện một chiều: Giới hạn đo 10 A, có các thang đo μA, mA, A.

Dòng điện xoay chiều: Giới hạn đo 10 A, có các thang đo μA, mA, A.

Điện áp một chiều: có các thang đo mV và V. Điện áp xoay chiều: có các thang đo mV và V.

x

x

Cái

07

8.

Dây nối

Để nối các thiết bị điện với nhau và với nguồn điện.

Bộ gồm 20 dây nối, tiết diện 0,75 mm2, có phích cắm đàn hồi tương thích với đầu nối mạch điện, dài tối thiểu 500mm.

x

x

Bộ

07

9.

Dây điện trở

Thí nghiệm về mạch điện.

Φ0,3mm, dài 150-200mm.

x

x

Dây

07

10.

Giá quang học

Lắp các dụng cụ quang học.

Dài tối thiểu 750 mm bằng hợp kim nhôm có thước với độ chia nhỏ nhất 1mm, có đế vững chắc. Con trượt có vạch chỉ vị trí thiết bị quang học cho phép gắn các thấu kính, vật và màn hứng ảnh.

x

x

Cái

02

11.

Máy phát âm tần

Dùng cho các thí nghiệm.

Phát tín hiệu hình sin, hiển thị được tần số (4 chữ số), dải tần từ 0,1Hz đến 1000Hz, điện áp vào 220V, điện áp ra cao nhất 15Vpp, công suất tối thiểu 20W.

x

x

Cái

02

12.

Cổng quang

Xác định thời gian vật di chuyển.

Cổng quang điện lắp trên khung nhôm hợp kim, dày 1mm, sơn tĩnh điện màu đen, Dây tín hiệu 4 lõi dài (1,5 đến 2) m, có đầu phích 5 chân nối cổng quang điện với ổ A hoặc B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

hoặc

Cổng quang điện: Sử dụng tia hồng ngoại để xác định chính xác thời điểm của một vật khi đi qua cổng quang điện.

x

x

Cái

04

13.

Bộ thu nhận số liệu

Sử dụng cho các cảm biến trong danh mục.

Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu; Tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến, các công cụ để phân tích dữ liệu, phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến; Có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu; Có thể sử dụng nguồn điện hoặc pin, pin phải có thời lượng đủ để thực hiện các bài thí nghiệm.

x

x

Cái

01

14.

Cảm biến điện thế

Xác định hiệu điện thế.

Thang đo: Tối thiểu ± 12 V.

Độ phân giải: ± 0,01 V.

x

x

Cái

02

15.

Cảm biến dòng điện

Xác định cường độ dòng điện.

Thang đo ± 1 A.

Độ phân giải: ± 1 mA.

x

x

Cái

02

16.

Cảm biến nhiệt độ

Xác định nhiệt độ

- Thang đo từ -20°C đến 110°C;

- Độ phân giải: ±0,1°C.

x

x

Cái

02

17.

Đồng hồ bấm giây

Đo thời gian

Loại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước, theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT.

x

x

Cái

02

18.

Bộ lực kế

Thí nghiệm về lực

- Loại 0 – 2,5, độ chia 0,05 N;

- Loại 0 – 5 N, độ chia 0,1 N;

- Loại 0 – 1N, độ chia 0,02 N.

Hiệu chỉnh được hai chiều khi treo hoặc kéo.

Hoặc

Cảm biến lực:

Thang đo: ±50 N;

Độ phân giải tối thiểu: ±0.1 N.

x

x

Bộ

07

19.

Cốc đốt

Thí nghiệm về cấp nhiệt.

Thuỷ tinh trong suốt, chịu nhiệt, dung tích 500ml; kèm giá đỡ cốc.

x

x

Cái

07

20[6].

Bộ thanh nam châm

Dùng trong các thí nghiệm về điện và từ.

Kích thước (7x15x 120)mm và (10x20x170)mm; bằng thép hợp kim, màu sơn 2 cực khác nhau.

x

x

Bộ

07

21.

Biến trở con chạy

Dùng để điều chỉnh điện áp.

Loại 20W-2A; Dây điện trở Φ0,5mm quấn trên lõi tròn, dài 20 – 25 cm; Con chạy có tiếp điểm trượt tiếp xúc tốt; Có 3 lỗ giắc cắm bằng đồng tương thích với dây nối.

x

x

Cái

07

22.

Ampe kế một chiều

Dạy học về đo cường độ dòng điện.

Thang 1A nội trở 0,17 Ω/V; thang 3A nội trở 0,05 Ω/V; độ chia nhỏ nhất 0,1A; Đầu ra dạng ổ cắm bằng đồng tương thích với dây nối. Độ chính xác 2,5.

x

x

Cái

07

23.

Vôn kế một chiều

Dạy học về đo điện áp.

Thang đo 6V và 12V; nội trở >1000Ω/V. Độ chia nhỏ nhất 0,1V; độ chính xác 2,5; Đầu ra dạng ổ cắm bằng đồng tương thích với dây nối. Ghi đầy đủ các kí hiệu theo quy định.

x

x

Cái

07

24.

Nguồn sáng

Dùng cho các thí nghiệm về ánh sáng.

Một bộ gồm:

- Bộ gồm 4 đèn laser tạo các chùm tia song song và đồng phẳng, một chùm tia có thể thay đổi độ nghiêng mà vẫn đồng phẳng với các chùm ta còn lại; điện áp hoạt động 6 V một chiều; kích thước điểm sáng từ 1,2 mm đến 1,5 mm; có công tắc tắt mở cho từng đèn. Đèn đảm bảo an toàn với thời gian thực hành;

- Đèn 12V – 21W có bộ phận để tạo chùm tia song song, vỏ bằng nhôm hợp kim, có khe cài bản chắn sáng, có các vít điều chỉnh và hãm đèn, có trụ thép inox đường kính tối thiểu 6mm.

x

x

Bộ

07

25.

Bút thử điện thông mạch

Dùng trong thí nghiệm về điện

Loại thông dụng.

x

x

Cái

07

26.

Nhiệt kế (lỏng)

Đo nhiệt độ

Chia từ 0°C đến 100°C; độ chia nhỏ nhất 1°C

Hoặc

Cảm biến nhiệt độ (TBDC)

x

x

Cái

07

27.

Thấu kính hội tụ

Minh họa tia sáng qua thấu kính và đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Bằng thuỷ tinh quang học, có tiêu cự f = 50 mm và f = 100 mm, có giá và lỗ khoan giữa đáy để gắn trục inox Ф6mm, dài 80mm.

x

x

Cái

07

28.

Thấu kính phân kì

Xác định tính chất ảnh qua thấu kính.

Bằng thuỷ tinh quang học f = -100 mm, có giá và lỗ khoan giữa đáy để gắn trục inox Ф6mm, dài 80mm.

x

x

Cái

07

29.

Giá để ống nghiệm

Dùng để ống nghiệm.

Bằng nhựa hoặc bằng gỗ hai tầng, chịu được hoá chất, có kích thước (180x110x56) mm, độ dày của vật liệu là 2,5 mm có gân cứng, khoan 5 lỗ, Φ19mm và 5 cọc cắm hình côn từ Φ7mm xuống Φ10mm, có 4 lỗ Φ12mm.

x

Cái

07

30.

Đèn cồn

Dùng để đốt khi làm thí nghiệm.

Thuỷ tinh không bọt, nắp thuỷ tinh kín, nút xỏ bấc bằng sứ. Thân (75mm, cao 84mm, cổ 22mm).

x

Cái

07

31.

Lưới thép tản nhiệt

Dùng để phân tán nhiệt khi đốt.

Bằng inox, kích thước (100x100) mm có hàn ép các góc.

x

Cái

07

32.

Găng tay cao su

Bảo vệ

Cao su chịu đàn hồi cao, chịu hoá chất.

x

Đôi

45

33.

Áo choàng

Bảo vệ

Bằng vải trắng.

x

Cái

45

34.

Kính bảo hộ

Bảo vệ

Nhựa trong suốt, không màu, chịu hoá chất.

x

Cái

45

35.

Chổi rửa ống nghiệm

Rửa ống nghiệm

Cán inox, dài 30 cm, lông chổi dài, rửa được các ống nghiệm đường kính từ 16mm - 24mm.

x

Cái

07

36.

Khay mang dụng cụ và hóa chất

Dùng để mang dụng cụ và hóa chất khi di chuyển.

- Kích thước (420x330x80) mm; bằng gỗ (hoặc vật liệu tương đương) dày 10mm;

- Chia làm 5 ngăn, trong đó 4 ngăn xung quanh có kích thước (165x80) mm, ngăn ở giữa có kích thước (60x230) mm có khoét lỗ tròn để đựng lọ hoá chất;

- Có quai xách cao 160mm.

x

Cái

07

37[7].

Bình chia độ

Đo thể tích trong các nội dung thực hành.

Hình trụ Ø30mm, có đế; giới hạn đo 250ml; độ chia nhỏ nhất 2ml; thủy tinh trung tính, chịu nhiệt.

x

x

Cái

07

38.

Cốc thủy tinh loại 250 ml

Chứa dung dịch làm các thí nghiệm.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ72mm, chiều cao 95mm có vạch chia độ.

x

x

Cái

07

39.

Cốc thủy tinh 100 ml

Chứa dung dịch làm các thí nghiệm.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ50 mm, chiều cao 73 mm.

x

x

Cái

07

40[8].

Chậu thủy tinh

Sử dụng cho các thí nghiệm.

Thuỷ tinh thường, có kích thước miệng Φ200mm và chiều cao 100mm, độ dày 2,5mm

x

x

Cái

07

41.

Ống nghiệm

Dùng để làm các thí nghiệm.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, Φ16mm, chiều cao 160mm, bo miệng, đảm bảo độ bền cơ học.

x

x

Cái

50

42.

Ống đong hình trụ 100 ml

Đong hóa chất lỏng.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, có đế thủy tinh, độ chia nhỏ nhất 1ml. Dung tích 100ml. Đảm bảo độ bền cơ học.

x

x

Cái

07

43.

Bình tam giác 250ml

Chứa dung dịch và làm thí nghiệm.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính đáy Φ86mm, chiều cao bình 140mm (trong đó cổ bình dài 32mm, kích thước Φ28mm).

x

Cái

07

44.

Bình tam giác 100ml

Chứa dung dịch và làm thí nghiệm.

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính đáy Φ63mm, chiều cao bình 93mm (trong đó cổ bình dài 25mm, kích thước Φ22mm).

x

Cái

07

45.

Bộ ống dẫn thủy tinh các loại

Dùng để lắp ráp các bộ thí nghiệm.

Ống dẫn các loại bằng thuỷ tinh trung tính trong suốt, chịu nhiệt, có đường kính ngoài 6mm và đường kính trong 3mm, có đầu vuốt nhọn. Gồm:

- 1 ống hình chữ L (60, 180) mm;

- 1 ống hình chữ L (40, 50) mm;

- 1 ống thẳng, dài 70mm;

- 1 ống thẳng, dài 120mm;

- 1 ống hình chữ Z (một đầu góc vuông và một đầu góc nhọn 60°) có kích thước các đoạn tương ứng (50, 140, 30) mm;

- 1 ống hình chữ Z (một đầu góc vuông và một đầu uốn cong vuốt nhọn) có kích thước các đoạn tương ứng (50, 140, 30) mm.

x

x

Bộ

07

46.

Bộ nút cao su có lỗ và không có lỗ các loại

Dùng để nút các lọ hóa chất và dùng để lắp các bộ thí nghiệm

Cao su chịu hoá chất, có độ đàn hồi cao,không có lỗ và có lỗ ở giữa có đường kính Φ6mm, gồm:

- Loại có đáy lớn Φ22mm, đáy nhỏ Φ15mm, cao 25mm;

- Loại có đáy lớn Φ28mm, đáy nhỏ Φ23mm, cao 25mm;

- Loại có đáy lớn Φ19mm, đáy nhỏ Φ14mm, cao 25mm;

- Loại có đáy lớn Φ42mm, đáy nhỏ Φ37mm, cao 30mm.

x

x

Bộ

07

47.

Bát sứ

Cô đặc dung dịch, thực hiện một số thí nghiệm tỏa nhiệt mạnh

Men trắng, nhẵn, kích thước Φ80mm cao 40mm.

x

x

Cái

07

48.

Lọ thuỷ tinh miệng hẹp kèm ống hút nhỏ giọt

Đựng dung dịch sau pha chế để làm thí nghiệm

Gồm:

- 01 Lọ màu nâu và 04 lọ màu trắng , thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 100ml. Kích thước: Tổng chiều cao 95mm (thân lọ 70mm, cổ lọ 20mm); Đường kính (thân lọ Φ45mm, miệng lọ Φ18mm); Nút nhám kèm công tơ hút (phần nhám cao 20mm, Φ nhỏ 15mm, Φ lớn 18mm);

- Ống hút nhỏ giọt: Quả bóp cao su được lưu hóa tốt, độ đàn hồi cao. Ống thủy tinh Φ 8mm, dài 120mm, vuốt nhọn đầu.

x

Bộ

07

49.

Thìa xúc hóa chất

Lấy hóa chất rắn

Thuỷ tinh dài 160mm, thân Φ5mm.

x

x

Cái

07

50.

Đũa thủy tinh

Khuấy hóa chất hòa tan

Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ6 mm dài 250 mm.

x

x

Cái

07

51.

Pipet (ống hút nhỏ giọt)

Thực hành

Loại thông dụng, 10 ml.

x

Cái

07

52.

Cân điện tử

Cân hóa chất

Độ chính xác 0,1 đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240 gam.

x

Cái

02

53.

Giấy lọc

Lọc chất rắn

Kích thước Φ120mm độ thấm hút cao.

x

x

Hộp

07

54.

Nhiệt kế y tế

Đo nhiệt độ

Loại thông dụng, độ chia nhỏ nhất 0,1 °C.

x

Cái

07

55.

Kính hiển vi

Quan sát vật nhỏ

Loại thông dụng, có tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu: độ phóng đại 40-1600 lần; Chỉ số phóng đại vật kính (4x, 10x, 40x, 100x); Chỉ số phóng đại thị kính (10x, 16x); Khoảng điều chỉnh thô và điều chỉnh tinh đồng trục; Có hệ thống điện và đèn đi kèm. Vùng điều chỉnh bàn di mẫu có độ chính xác 0,1mm (Có thể trang bị từ 1 đến 2 chiếc có cổng kết nối với các thiết bị ngoại vi).

x

Cái

07

56.

Kẹp ống nghiệm

Thực hành

Loại bằng gỗ hoặc bằng sắt cán nhựa, thông dụng.

x

x

Cái

14

57.

Bộ học liệu điện tử, mô phỏng hỗ trợ dạy học môn Khoa học tự nhiên.

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài dạy, các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.

Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Khoa học tự nhiên (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (mô phỏng 3D, hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các nhóm chức năng:

- Nhóm chức năng hỗ trợ giảng dạy: soạn giáo án điện tử; hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video); chỉnh sửa học liệu (cắt video);

- Nhóm chức năng mô phỏng và tương tác 3D: Điều hướng thay đổi trực tiếp góc nhìn (xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ); quan sát và hiển thị thông tin cụ thể của các lớp khác nhau trong một mô hình, lựa chọn tách lớp một phần nội dung bất kỳ; tích hợp mô hình 3D vào bài dạy. Đảm bảo tối thiểu các mô hình: nguyên tử của Rutherford-Bohr; một số mẫu đơn chất và hợp chất (mẫu kim loại đồng; mẫu khí H2 và khí O2; mẫu nước và mẫu muối ăn); Con đường trao đổi nước ở thực vật; Sự phản xạ ánh sáng; Từ trường Trái Đất; Từ phổ - đường sức từ của nam châm, hệ tiêu hóa ở người, hệ tuần hoàn ở người, hệ hô hấp ở người, hệ thần kinh ở người, cấu tạo tai người, phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, tán sắc.

- Nhóm chức năng hỗ trợ công tác kiểm tra đánh giá: hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; đề kiểm tra.

x

Bộ

01/GV

58.

Hóa chất dùng chung

1

Bột lưu huỳnh (S)

- Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thuỷ tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất.

Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng;

- Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng;

- Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng;

- Đóng gói phù hợp cho từng loại hóa chất cụ thể.

x

x

gam

100

2

iodine (I2)

x

x

gam

05

3

Dung dịch nước bromine (Br2)

x

x

ml

50

4

Đồng phoi bào (Cu)

x

x

gam

100

5

Bột sắt

x

x

gam

100

6

Đinh sắt (Fe)

x

x

gam

100

7

Zn (viên)

x

x

gam

100

8

Sodium (Na)

x

x

gam

50

9

Magnesium (Mg) dạng mảnh

x

x

gam

50

10

Cuper (II) oxide (CuO),

x

x

gam

50

11

Đá vôi cục

x

x

gam

50

12

Manganese (II) oxide (MnO2)

x

x

gam

10

13

Sodium hydroxide (NaOH)

x

x

gam

100

14

Copper sulfate (CuSO4)

x

x

gam

50

15

Hydrochloric acid (HCl) 37%

x

x

lít

0,5

16

Sunfuric acid 98% (H2SO4)

x

x

lít

0,2

17

Dung dịch ammonia (NH3) đặc

x

x

lít

0,2

18

Magnesium sulfate (MgSO4) rắn

x

x

gam

10

19

Barichloride (BaCl2) rắn

x

x

gam

10

20

Sodium chloride (NaCl)

x

x

gam

100

21

Sodiumsulfate (Na2SO4) dung dịch

x

x

lít

0,2

22

Silve nitrate (AgNO3)

x

x

lít

0,2

23

Ethylic alcohol 96° (C2H5OH)

x

x

lít

0,2

24

Glucozơ (kết tinh) (C6H12O6)

x

x

gam

100

25

Nến(Parafin) rắn

x

x

gam

100

26

Giấy phenolphthalein

x

x

hộp

02

27

Dung dịch phenolphthalein

x

x

lít

0,2

28

Nước oxi già y tế (3%)

x

x

lít

0,2

29

Cồn đốt

x

x

lít

2,0

30

Nước cất

x

x

lít

1,0

31

Al (Bột)

x

x

gam

100

32

Kali permanganat (KMnO4)

x

x

gam

50

33

Kali chlorrat (KClO3)

x

x

gam

50

34

Calcium oxide (CaO)

x

x

gam

100

II

TRANH/ẢNH

LỚP 6

Chất và sự biến đổi chất

Các thể (trạng thái) của chất

1

Sự đa dạng của chất

Giới thiệu sự đa dạng của chất

Tranh màu minh họa sự đa dạng của các vật thể (sự đa dạng của các chất) có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống.

x

x

Tờ

01/GV

Vật sống

Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống

2

So sánh tế bào thực vật, động vật

So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật

Vẽ song song 2 hình tế bào thực vật, động vật và chỉ ra những đặc điểm giống nhau (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào) và khác nhau (thành tế bào, lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật)

x

x

Tờ

01/GV

3

So sánh tế bào nhân thực và nhân sơ

So sánh tế bào nhân thực và nhân sơ

Vẽ song song 2 hình tế bào nhân sơ, nhân thực và chỉ ra những điểm giống (màng sinh chất, tế bào chất) và khác nhau (nhân hoặc vùng nhân).

x

x

Tờ

01/GV

Đa dạng thế giới sống

Sự đa dạng của các nhóm sinh vật

4

Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần)

Tìm hiểu hình thái cây hạt trần

Tranh hình cây Hạt trần (cây thông) với những đặc điểm hình thái cơ bản (rễ, thân, lá, nón); bên cạnh vẽ một cành con mang hai lá với cụm nón đực, nón cái, hạt có cánh.

x

x

Tờ

01/GV

5

Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)

Tìm hiểu hình thái cây có hoa

Tranh hình cây Hạt kín với các chú thích cơ bản: rễ, thân, lá, cánh hoa.

Cây hai lá mầm (cây dừa cạn). Cây một lá mầm (cây rẻ quạt).

x

x

Tờ

01/GV

6

Đa dạng động vật không xương sống

Tìm hiểu đa dạng động vật không xương sống

Hình ảnh mô tả các nhóm ĐV không xương sống (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp), mỗi ngành một đại diện với các chú thích về đặc điểm đặc trưng.

x

x

Tờ

01/GV

7

Đa dạng động vật có xương sống

Tìm hiểu đa dạng động vật có xương sống

Hình ảnh mô tả các nhóm ĐV có xương sống, mỗi lớp một đại diện với các chú thích về đặc điểm đặc trưng.

x

x

Tờ

01/GV

Năng lượng và sự biến đổi

8

Lực

Sự tương tác của bề mặt hai vật

Minh họa nguyên nhân tạo ma sát giữa hai vật tiếp xúc

Mô tả sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

x

x

Tờ

01/GV

Trái Đất và bầu trời

9

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Sự mọc lặn của Mặt Trời

Mô tả sự mọc lặn của Mặt Trời hằng ngày

Mô tả sự mọc lặn của Mặt Trời hằng ngày (do người ở bề mặt Trái Đất nhìn thấy).

x

x

Tờ

01/GV

10

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Mô tả một số hình dạng nhìn thấy chủ yếu của Mặt Trăng trong Tuần trăng

Mô tả một số hình dạng nhìn thấy chủ yếu của Mặt Trăng trong Tuần trăng (các hình dạng cơ bản).

x

x

Tờ

01/GV

11

Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời

Mô tả sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời

Mô tả sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời (hình dạng mô phỏng đường chuyển động của 8 hành tinh xung quanh Mặt Trời).

x

x

Tờ

01/GV

12

Ngân Hà

Ngân Hà

Minh họa hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà

Mô tả hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

x

x

Tờ

01/GV

LỚP 7

Chất và sự biến đổi chất

13

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tìm hiểu về cấu trúc của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Dạng bảng dài 18 cột có đầy đủ các thông số cơ bản: STT, ký hiệu, tên gọi theo danh pháp Quốc tế. Nguyên tử khối. Có phân biệt màu sắc khác nhau cho 3 nhóm nguyên tố: Kim loại; Phi kim và Khí hiếm.

x

x

Tờ

01/GV

Tốc độ

14

Thiết bị “bắn tốc độ”

Minh họa sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ”

Mô tả sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ”.

x

x

Tờ

01/GV

15

Tranh mô tả ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Minh họa khoảng cách phanh xe ở các tốc độ khác nhau

Mô tả khoảng cách phanh xe ở các tốc độ khác nhau với xe ô tô con, ô tô tải và xe gắn máy.

x

x

Tờ

01/GV

16

Từ

Từ trường của Trái Đất

Minh họa từ trường của Trái Đất

Mô tả hình ảnh từ trường của Trái Đất.

x

x

Tờ

01/GV

Vật sống

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

17

Trao đổi chất ở động vật

Mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật

Mô tả khái quát con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật.

x

x

Tờ

01/GV

18

Vận chuyển các chất ở người

Mô tả quá trình vận chuyển các chất ở người

Mô tả quá trình vận chuyển các chất theo 2 vòng tuần hoàn ở người.

x

x

Tờ

01/GV

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

19

Vòng đời của động vật

Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật

Mô tả vòng đời của đại diện 3 nhóm động vật (không biến thái, biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn).

x

x

Tờ

01/GV

Sinh sản ở sinh vật

20

Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Mô tả một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

x

x

Tờ

01/GV

21

Sinh sản hữu tính ở thực vật

Mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

Mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật (thụ phấn, thụ tinh, sự lớn lên của quả).

x

x

Tờ

01/GV

LỚP 8

Chất và sự biến đổi chất

22

Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

HS nhận biết và vận dụng được quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ, hóa chất trong PTN

Mô tả một số quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ thủy tinh, khi đun, khi lấy hóa chất và cho hóa chất vào dụng cụ thí nghiệm.

x

x

Tờ

01/GV

23

Acid - Base - pH - Oxide -Muối

Bảng tính tan trong nước của các acid-Base- Muối

Sử dụng bảng để xác định được tính tan của các Acid - Bazo – Muối.

Mô tả được tính tan của nhóm hydroxide và gốc acid với hydrogen và các kim loại.

x

x

Tờ

01/GV

Năng lượng và sự biến đổi

24

Khối lượng riêng và áp suất

Cấu tạo tai người

Minh họa quá trình thu nhận âm thanh

Mô tả các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh.

x

x

Tờ

01/GV

Vật sống

Hệ vận động ở người

25

Cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động

Mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động

Mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.

x

x

Tờ

01/GV

26

Hướng dẫn thao tác sơ cứu băng bó cho người gãy xương

Quan sát các thao tác sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

Mô tả các thao tác sơ cứu băng bó cho người gãy xương.

x

x

Tờ

01/GV

Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

27

Hệ tiêu hoá ở người

Tìm hiểu các cơ quan của hệ tiêu hoá

Mô tả các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.

x

x

Tờ

01/GV

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

28

Hướng dẫn thao tác cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ

Tìm hiểu các thao tác cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ

Mô tả các thao tác cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ.

x

x

Tờ

01/GV

Hô hấp ở người

29

Hướng dẫn thao tác hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước

Tìm hiểu các thao tác hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước

Mô tả các thao tác hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.

x

x

Tờ

01/GV

Hệ sinh thái

30

Hệ sinh thái và vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái

Tìm hiểu hệ sinh thái và quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.

Mô tả hệ sinh thái và vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái.

x

x

Tờ

01/GV

LỚP 9

Năng lượng và sự biến đổi

31

Năng lượng với cuộc sống

Vòng năng lượng trên Trái Đất

Minh họa năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời

Mô tả năng lượng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất được thực vật hấp thụ và chuyển hóa.

x

Tờ

01/GV

Vật sống

Từ gene đến protein

32

Sơ đồ quá trình tái bản DNA

Tìm hiểu quá trình tái bản DNA

Mô tả quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung.

x

x

Tờ

01/GV

33

Sơ đồ quá trình phiên mã

Tìm hiểu quá trình phiên mã

Mô tả quá trình phiên mã.

x

x

Tờ

01/GV

34

Sơ đồ quá trình dịch mã

Tìm hiểu quá trình dịch mã

Mô tả quá trình dịch mã.

x

x

Tờ

01/GV

Di truyền nhiễm sắc thể

35

Sơ đồ quá trình nguyên phân

Tìm hiểu quá trình nguyên phân

Mô tả quá trình nguyên phân.

x

x

Tờ

01/GV

36

Sơ đồ quá trình giảm phân

Tìm hiểu quá trình giảm phân

Mô tả quá trình giảm phân.

x

x

Tờ

01/GV

Ghi chú:

- Tranh có kích thước (1020x720)mm, dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.

- Tất cả các tranh/ảnh dùng cho Giáo viên nêu trên có thể được thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng.

III

THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT THEO CHỦ ĐỀ (Cột số lượng tính cho một phòng học bộ môn, các thiết bị dùng chung (TBDC) tính số lượng ở phần thiết bị dùng chung, không tính ở đây)

LỚP 6

Chất và sự biến đổi chất

Các thể (trạng thái) của chất

1

Tính chất và sự chuyển thể của chất

Bộ thí nghiệm nóng chảy và đông đặc

Thí nghiệm sự nóng chảy và đông đặc

Gồm:

- Nhiệt kế lỏng (hoặc cảm biến nhiệt độ), cốc thuỷ tinh loại 250ml và lưới thép tản nhiệt (TBDC);

- Nến (parafin) rắn; Kiềng đun (chất liệu thép không gỉ, bên ngoài được bọc lớp cách nhiệt màu đen gồm 3 chân vững chắc, đường kính mâm đỡ là 8cm, chân kiềng dài 12cm, cao 11cm có thể để đèn cồn ở dưới).

x

x

Bộ

07

Oxygen (oxi) và không khí

2

Bộ dụng cụ và hóa chất điều chế oxygen

Điều chế oxygen để HS quan sát trạng thái và thử tính chất duy trì sự cháy của oxygen

Gồm:

- Ống nghiệm và chậu thủy tinh (TBDC); Ống dẫn thuỷ tinh chữ Z (TBDC);

- Lọ thủy tinh miệng rộng không có nhám và có nhám kèm nút nhám (thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích tối thiểu 100ml); Thuốc tím Potassium pemangannate KMnO4.

x

x

Bộ

07

3[9]

Bộ dụng cụ xác định thành phần phần trăm thể tích

Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

Gồm:

- Chậu thủy tinh, dung dịch NaOH đặc (TBDC);

- Cốc thủy tinh dung tích 1000ml;

- Nến cây loại nhỏ Φ10mm.

x

x

Bộ

07

Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch

4

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm để phân biệt dung dịch; dung môi

Thí nghiệm để phân biệt dung dịch; dung môi

Gồm:

- Cốc thủy tinh loại 250 ml (TBDC);

- Thìa cà phê bằng nhựa; Muối hạt 100g để trong lọ nhựa. Đường trắng hoặc đường đỏ 100g đựng trong lọ nhựa.

x

x

Bộ

07

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

5

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm tách chất

Thí nghiệm nghiên cứu phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc; chiết; cô cạn

Gồm:

- Cốc thủy tinh loại 250 ml, Bình tam giác 250ml, Bát sứ, Giá sắt, Lưới thép tản nhiệt, Đũa thủy tinh, Giấy lọc. Dung dịch NaCl đặc(TBDC);

- Phễu lọc thủy tinh cuống ngắn (Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, kích thước Φ80 mm, dài 90 mm, trong đó đường kính cuống Φ10, chiều dài 20 mm);

- Phễu chiết hình quả lê (Thuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích tối đa 125 ml, chiều dài của phễu 270 mm, đường kính lớn của phễu Φ60 mm, đường kính cổ phễu Φ19 mm dài 20mm (có khoá kín) và ống dẫn có đường kính Φ6 mm dài 120 mm);

- Cát 300g đựng trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, Dầu ăn 100ml đựng trong lọ thủy tinh.

x

x

Bộ

07

Vật sống

Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống

6

Bộ dụng cụ quan sát tế bào

Thực hành quan sát tế bào

Gồm:

- Kính hiển vi, kính lúp (TBDC);

- Tiêu bản tế bào thực vật (Tiêu bản tế bào rõ nét, nhìn thấy được các thành phần chính (thành tế bào, màng, tế bào chất, nhân);

- Tiêu bản tế bào động vật (Tiêu bản tế bào rõ nét, nhìn thấy được các thành phần chính (màng, tế bào chất, nhân).

x

x

Bộ

7

7

Bộ dụng cụ làm tiêu bản tế bào

Thực hành làm tiêu bản quan sát tế bào

Gồm:

- Kính hiển vi, pipet (TBDC);

- Lam kính, la men (Loại thông dụng, bằng thủy tinh);

- Kim mũi mác, panh (Loại thông dụng, bằng inox);

- Dao cắt tiêu bản (loại thông dụng);

- Nước cất; giấy thấm.

x

x

Bộ

07

8

Bộ dụng cụ quan sát sinh vật đơn bào

Thực hành quan sát sinh vật đơn bào

Gồm:

- Kính hiển vi, pipet (TBDC);

- Đĩa đồng hồ (loại thông dụng, bằng thủy tinh);

- Kim mũi mác (loại thông dụng);

- Giấy thấm, nước cất, lam kính (loại thông dụng, bằng thủy tinh);

- Methylene blue (loại thông dụng, lọ 100ml).

x

x

Bộ

07

9

Bộ dụng cụ quan sát nguyên sinh vật

Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Gồm:

- Kính hiển vi, pipet (TBDC);

- Lam kính và lamen (loại thông dụng, bằng thủy tinh). Giấy thấm, nước cất.

x

x

Bộ

07

10

Bộ dụng cụ quan sát nấm

Thực hành quan sát nấm

Kính lúp (TBDC).

Các loại nấm.

x

x

Bộ

07

11

Bộ dụng cụ thu thập và quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên

Thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Gồm:

- Kính lúp, găng tay (TBDC);

- Máy ảnh hoặc ống nhòm (Ống nhòm hai mắt 16×32 nhỏ, với tiêu cự 135mm, độ phóng đại tối đa lên đến 16 lần, đường kính 32mm);

- Panh (Loại thông dụng, bằng inox); Kéo cắt cây; Cặp ép thực vật; Vợt bắt sâu bọ; Vợt bắt động vật thủy sinh; Hộp nuôi sâu bọ; Bể kính (loại thông dụng).

x

x

Bộ

07

Năng lượng và sự biến đổi

Các phép đo

12

Bộ dụng cụ đo chiều dài, thời gian, khối lượng, nhiệt độ

Dạy học đo chiều dài, thời gian, khối lượng, nhiệt độ

Gồm:

- Đồng hồ bấm giây, nhiệt kế (lỏng) hoặc Cảm biến nhiệt độ (TBDC) và nhiệt kế y tế (TBDC);

- Cân điện tử (TBDC);

- Thước cuộn với dây không dãn, dài tối thiểu 1500 mm.

x

x

Bộ

07

Lực

13

Bộ dụng cụ minh họa lực không tiếp xúc

Minh họa lực không tiếp xúc

Gồm:

- Hai thanh nam châm (TBDC); giá thí nghiệm (TBDC);

- Một vật bằng sắt nhẹ, buộc vào sợi dây, treo trên giá thí nghiệm.

x

x

Bộ

07

14

Bộ thiết bị chứng minh lực cản của nước

Chứng minh vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước.

Gồm:

Hộp đựng nước dài tối thiểu 500 mm, rộng 200 mm, cao 150 mm; Xe gắn tấm cản có cơ cấu để xe chuyển động ổn định, lực kế có độ phân giải tối thiểu 0,02 N; Hoặc xe gắn tấm cản có cơ cấu để xe chuyển động ổn định và cảm biến lực có độ phân giải tối thiểu 0,1 N.

x

x

Bộ

07

15[10]

Bộ thiết bị thí nghiệm độ giãn lò xo

Chứng minh độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Gồm:

Lò xo xoắn 2 đầu có móc, tối đa 5N; 4 quả kim loại có khối lượng mỗi quả 50g.

Giá thẳng đứng có thước thẳng với độ chia nhỏ nhất 1mm.

x

x

Bộ

07

LỚP 7

Năng lượng và biến đổi

Tốc độ

16

Thiết bị đo tốc độ

Mô tả cách đo tốc độ

Đồng hồ bấm giây và cổng quang điện (TBDC).

Bộ

07

Âm thanh

17

Bộ dụng cụ thí nghiệm tạo âm thanh

Thí nghiệm tạo âm thanh và chứng tỏ âm thanh truyền được trong chất rắn, lỏng, khí

Trống có đường kính tối thiểu Φ180 mm, cao tối thiểu 200 mm, dùi gõ thích hợp với trống;

Âm thoa chuẩn dài tối thiểu 200 mm, búa gõ thích hợp bằng cao su.

x

x

Bộ

07

18

Bộ dụng cụ thí nghiệm về sóng âm

Chứng minh độ cao liên hệ với tần số âm, sự phản xạ âm

Gồm:

- Bộ thu nhận số liệu (TBDC);

- Cảm biến âm thanh có tần số hoạt động 20 ~ 20000 Hz;

- Loa mini; ống dẫn hướng âm thanh dài tối thiểu 62 cm; có 2 giá đỡ bằng nhau.

x

x

Bộ

07

Ánh sáng

19[11]

Bộ dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng

Thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng

Gồm: Pin mặt trời có thể tạo ra điện áp tối thiểu 2V kèm bóng đèn led, hoặc quạt gió mini, dây nối và giá lắp thành bộ.

x

x

Bộ

07

20

Bộ dụng cụ thí nghiệm về ánh sáng

Chứng minh định luật phản xạ ánh sáng

Gồm:

- Nguồn sáng (TBDC);

- Bản phẳng có chia độ 0 - 180°; gương phẳng có kích thước (150x200x3) mm, mài cạnh, có giá đỡ gương.

x

x

Bộ

07

Từ

21

Bộ dụng cụ thí nghiệm về nam châm vĩnh cửu

Chứng minh ảnh hưởng của nam châm đến các loại vật liệu; sự định hướng của kim nam châm.

Gồm:

- Thanh nam châm (TBDC);

- Kim nam châm (có giá đỡ), sơn 2 cực khác màu;

- Mảnh nhôm mỏng, kích thước (80x80) mm;

- Thước nhựa dẹt, dài 300 mm, độ chia 1mm;

- La bàn loại nhỏ.

x

x

Bộ

07

22

Bộ dụng cụ chế tạo nam châm

Chế tạo nam châm điện đơn giản.

Dây đồng emay đường kính dây tối thiểu 0,3 mm, tối đa 0,4 mm.

x

x

kg

01

Bulon M8 dài tối thiểu 35 mm; Khung quấn dây bằng nhựa PA hoặc ABS, hình trụ tròn, dài tối thiểu 30 mm, đường kính lỗ lắp bulon M8 tối thiểu 9 mm, đường kính lõi quấn dây tối thiểu 12 mm, hai bên có vách giữ dây với đường kính tối thiểu 30 mm.

x

x

Bộ

07

23

Bộ thí nghiệm từ phổ

Tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

Gồm:

- Hộp nhựa (hoặc mica) trong (250x150x5)mm, không nắp;

- Hộp mạt sắt có khối lượng 100 g;

- Nam châm (TBDC).

x

x

Bộ

07

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

24

Bộ dụng cụ thí nghiệm quang hợp

Thí nghiệm chứng minh quang hợp

Gồm:

- Đèn cồn, cốc thủy tinh loại 250 ml, pipet (TBDC);

- Đĩa petri; Panh (loại thông dụng, bằng inox); 2 chuông thủy tinh đường kính 25-30 cm (hoặc hộp nhựa màu trắng trong); Cồn 70 độ; Dung dịch iode (1%).

x

x

Bộ

07

25

Bộ dụng cụ thí nghiệm hô hấp tế bào

Thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào

Gồm:

- Bình thủy tinh dung tích 1 lít;

- Nút cao su không khoan lỗ (TBDC);

- Dây kim loại có giá đỡ nến; 2 cây nến nhỏ.

x

x

Bộ

07

26[12]

Bộ dụng cụ chứng minh thân vận chuyển nước

Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước

Gồm:

- 2 cốc thuỷ tinh loại 250ml (TBDC);

- 1 con dao nhỏ (loại thông dụng);

- 2 lọ phẩm màu (màu xanh và màu đỏ).

x

x

Bộ

07

27

Bộ thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

Gồm:

Cân thăng bằng (loại thông dụng với các quả cân 100, 200, 300g).

Bình tam giác (Loại 250 ml) (TBDC).

x

x

Bộ

07

LỚP 8

Chất và sự biến đổi chất

Phản ứng hóa học

28

Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học

Bộ dụng cụ và hóa chất Thí nghiệm tìm hiểu về hiện tượng chất biến đổi

Thí nghiệm tìm hiểu về hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là biến đổi hóa học

Thanh nam châm, Ống nghiệm, Đèn cồn (TBDC) Bột lưu huỳnh; Bột sắt.

x

x

Bộ

07

29

Phản ứng hóa học

Bộ dụng cụ và hóa chất Thí nghiệm về phản ứng hóa học

Giới thiệu về phản ứng hóa học và dấu hiệu của phản ứng hóa học

Ống nghiệm, Hydrochloric acid (HCl) 5% (TBDC) Kẽm viên.

x

x

Bộ

07

30

Định luật bảo toàn khối lượng

Bộ thí nghiệm chứng minh định luật bảo toàn khối lượng

Thí nghiệm chứng minh trong phản ứng hóa học khối lượng được bảo toàn

Gồm: Cốc thủy tinh loại 100 ml, Ống nghiệm, thanh nam châm, Cân điện tử (TBDC).

Barichloride (BaCl2) dung dịch; Sodiumsulfate (Na2SO4) dung dịch; Bột lưu huỳnh (S); Bột sắt.

x

x

Bộ

07

31

Bộ dung cụ và hóa chất thí nghiệm pha chế một dung dịch

Tiến hành thí nghiệm pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

Gồm:

Ống đong hình trụ 100 ml, Cốc thủy tinh loại 100ml, Cân điện tử, Sodium chloride (NaCl); Đường dạng rắn (TBDC).

Copper sulfate (CuSO4); Magnesium sulfate (MgSO4).

x

x

Bộ

07

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

32[13]

Bộ dụng cụ thí nghiệm so sánh tốc độ của một phản ứng hóa học

Thí nghiệm so sánh tốc độ

Gồm:

Bát sứ; Ống nghiệm; Cồn đốt; Đá vôi cục; Hydrochloric acid (HCl) 5%

x

x

Bộ

07

33[14]

Bộ dụng cụ thí nghiệm về tốc độ của phản ứng hóa học

Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng hóa học

Gồm:

- Cảm biến nhiệt độ, Ống nghiệm, Ống đong, Cốc thủy tinh loại 100ml, Zn (viên), Dung dịch hydrochloric acid HCl 5%, Đinh sắt (Fe) (TBDC);

- Viên C sủi; Đá vôi cục; Đá vôi bột; Magnesium (Mg) dạng mảnh.

x

x

Bộ

07

34

Bộ dụng cụ thí nghiệm về ảnh hưởng của chất xúc tác

Thí nghiệm về ảnh hưởng của chất xúc tác

Ống nghiệm (TBDC).

Nước oxi già (y tế) H2O2 3 %; Manganese (II) oxide (MnO2)

x

x

Bộ

07

Acid- Base- pH – Oxide- Muối

35

Acid

Bộ dụng cụ và hóa chất Thí nghiệm của hydrochloric acid

Thí nghiệm hydrochloric acid làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại

Ống nghiệm; Giấy chỉ thị màu, Hydrochloric acid (HCl) 5%, Zn viên hoặc đinh Fe (TBDC).

x

x

Bộ

07

36

Base

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm của base

Thí nghiệm base làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối

Ống nghiệm, Giấy chỉ thị màu, Sodium hydroxide (NaOH) dạng rắn, Hydrochloric acid (HCl) 37% (TBDC), Copper (II) hydroxide (Cu(OH)2).

x

x

Bộ

07

37

Thang đo pH

Bộ dụng cụ và thí nghiệm đo pH

Thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị hoặc cảm biến pH) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả)

Cốc thủy tinh loại 100 ml (TBDC). Giấy chỉ thị màu.

Hoặc sử dụng Cảm biến pH có thang chỉ số pH từ 0-14, điện áp hoạt động 5V, độ chính xác 0,1 tại 25 °C.

x

x

Bộ

07

38

oxide

Bộ dụng cụ và hóa chất Thí nghiệm của oxide

Thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base

Ống nghiệm, Cuper (II) oxide (CuO), Khí carbon dioxide (CO2), Hydrochloric acid HCl 5% (TBDC).

Nước vôi trong Ca(OH)2.

x

x

Bộ

07

39

Muối

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm của muối

Thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối

Gồm:

- Ống nghiệm (TBDC);

- Copper (II) sulfate (CuSO4); Silve nitrate (AgNO3). Barichloride (BaCl2); Sodium hydroxide (NaOH) loãng; Sulfuric acide(H2SO4) loãng (TBDC);

- Đồng(Cu) lá; Đinh sắt (Fe).

x

x

Bộ

07

Năng lượng và sự biến đổi

Khối lượng riêng và áp suất

40

Bộ dụng cụ đo khối lượng riêng

Xác định khối lượng riêng của

Gồm:

- Cân hiện số (TBDC);

- Bình tràn 650 ml, bằng nhựa trong; cốc nhựa 200 ml; ống đong loại 250 ml; vật không thấm nước.

x

x

Bộ

07

41

Bộ dụng cụ thí nghiệm áp suất chất lỏng

Chứng minh tác dụng của chất lỏng lên vật

Gồm:

Bộ giá thí nghiệm và lực kế 5 N (TBDC); vật nhôm 100 cm3; bình đựng nước 0,6 lít kèm giá đỡ có thể dịch chuyển bình theo phương thẳng đứng.

x

x

Bộ

07

42

Bộ dụng cụ thí nghiệm áp lực

Chứng minh áp suất chất lỏng

Gồm:

- 2 Xi lanh 100 ml và 300 ml;

- Các quả kim loại 50 gam và bộ giá thí nghiệm (TBDC);

- Áp kế.

x

x

Bộ

07

43

Bộ dụng cụ thí nghiệm áp suất khí quyển

Chứng minh áp suất khí quyển

Cốc nước đường kính 75 mm, cao 90 mm; giấy bìa không thấm nước.

Pipet (TBDC).

x

x

Bộ

07

Tác dụng làm quay của lực

44

Bộ dụng cụ thí nghiệm tác dụng làm quay của lực

Mô tả tác dụng làm quay của lực

Gồm:

Lực kế (TBDC); Thanh nhựa cứng, có lỗ móc lực kế cách đều nhau, dài tối thiểu 300 mm liên kết với giá có điểm tựa trục quay.

x

x

Bộ

07

Điện

45

Bộ dụng cụ thí nghiệm dẫn điện

Phân loại vật dẫn điện và vật không dẫn điện

Gồm:

- Biến áp nguồn (hoặc pin), Vôn kế (hoặc cảm biến điện thế) (TBDC).

- Dây dẫn, bóng đèn, thanh nhựa, thanh kim loại.

x

x

Bộ

07

46

Bộ dụng cụ thí nghiệm tác dụng của dòng điện

Đo c.đ.d.đ, hiệu điện thế, chứng minh tác dụng của dòng điện

Gồm:

- Bình điện phân, dung tích tối thiểu 200 ml có nắp đỡ 2 điện cực bằng than;

- Nguồn điện (hoặc pin) (TBDC);

- Công tắc, dây nối, bóng đèn;

- Đồng hồ đo điện đa năng hoặc cảm biến điện thế và cảm biến dòng điện (TBDC).

x

x

Bộ

07

Nhiệt

47

Bộ dụng cụ đo năng lượng nhiệt

Đo năng lượng nhiệt mà vật nhận khi được làm nóng

Nhiệt lượng kế có nắp, đường kính tối thiểu 100 mm, có xốp cách nhiệt.

Oát kế có công suất đo tối đa 75 W, cường độ dòng điện đo tối đa 3 A, điện áp đầu vào 0-25 V-DC, cường độ dòng điện điện đầu vào 0-3 A, độ phân giải công suất 0,01 W, độ phân giải thời gian: 0,1s, có LCD hiển thị.

x

x

Bộ

07

48

Bộ dụng cụ thí nghiệm nở vì nhiệt

Chứng minh các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Gồm:

- Ống kim loại rỗng, sơn tĩnh điện với Φngoài khoảng 34mm, chiều dài 450mm, trên thân có bộ phận gắn ống dẫn hơi nước nóng vào/ra, có lỗ để cắm nhiệt kế, hai đầu ống có nút cao su chịu nhiệt với lỗ Φ6 mm;

- Đồng hồ chỉ thị độ giãn nở có độ chia nhỏ nhất 0,01 mm (đồng hồ so cơ khí);

- 02 thanh kim loại đồng chất (nhôm, đồng) có Φ6 mm, chiều dài 500 mm;

- Giá đỡ : đế bằng thép chữ U sơn tĩnh điện, có cơ cấu để đỡ ống kim loại rỗng, một đầu giá có bộ phận định vị thanh kim loại và điều chỉnh được, đầu còn lại có bộ phận gá lắp đồng hồ so tì vào đầu còn lại của thanh kim loại;

- Ống cao su chịu nhiệt để dẫn hơi nước đi qua ống kim loại rỗng;

- Bộ đun nước bằng thủy tinh chịu nhiệt, có đầu thu hơi nước vừa với ống cao su dẫn hơi nước.

x

x

Bộ

07

Vật sống

Hệ vận động ở người

49

Bộ băng bó cho người gãy xương tay, xương chân

Thực hiện sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

Bộ băng bó gồm: 2 thanh nẹp bằng gỗ bào nhẵn dài (300- 400) mm, rộng (40-50) mm, dày từ (6-10) mm; 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 200 mm; 4 cuộn gạc y tế.

x

x

Bộ

07

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

50

Dụng cụ đo huyết áp

Thực hành đo huyết áp

Máy đo huyết áp thông dụng.

x

x

Bộ

02

Da và điều hoà thân nhiệt ở người

51

Dụng cụ đo thân nhiệt

Thực hành cách đo thân nhiệt

Nhiệt kế (lỏng) (TBDC).

x

x

Cái

07

Hệ sinh thái

52

Dụng cụ điều tra thành phần quần xã sinh vật

Điều tra thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái

Ống nhòm hai mắt 16×32 nhỏ, với tiêu cự 135mm, độ phóng đại tối đa lên đến 16 lần, đường kính 32mm. (Dùng chung với thiết bị ở lớp 6).

x

x

Bộ

07

LỚP 9

Năng lượng và sự biến đổi

Ánh sáng

53

Bộ dụng cụ thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính.

Chứng minh tia sáng bị lệch; tạo ra quang phổ của ánh sáng trắng

Gồm:

- Bảng thép và bộ giá thí nghiệm; Đèn tạo ánh sáng trắng (TBDC);

- Hai lăng kính tam giác đều bằng thuỷ tinh hữu cơ dày tối thiểu 15 mm, cạnh dài tối thiểu 80 mm , có đế nam châm;

- Màn chắn có khe chắn hẹp và màn quan sát bằng vật liệu đảm bảo độ bền cơ học, kích thước phù hợp, có đế nam châm.

x

x

Bộ

07

54

Bộ dụng cụ thí nghiệm khúc xạ ánh sáng

Chứng minh định luật khúc xạ ánh sáng

Giấy kẻ ô li loại thông dụng.

Cốc nhựa trong suốt hình trụ, thành mỏng, đường kính tối thiểu 80 mm, cao tối thiểu 100 mm, được dán giấy tối màu 2/3 thân cốc, có khe sáng 1 mm.

Thước chia độ, compa hoặc tấm nhựa có in vòng tròn chia độ.

x

x

Bộ

07

55

Bộ dụng cụ thí nghiệm khúc xạ, phản xạ toàn phần

Thí nghiệm về đường đi của một số tia sáng qua thấu kính, khúc xạ và phản xạ toàn phần

Gồm:

- Nguồn sáng laser (TBDC);

- Lăng kính tam giác đều bằng thuỷ tinh hữu cơ dày tối thiểu 15 mm, cạnh dài tối thiểu 80 mm và có đế gắn nam châm;

- Lăng kính phản xạ toàn phần, tam giác vuông cân bằng thuỷ tinh hữu cơ, dày tối thiểu 15 mm, cạnh dài tối thiểu 80 mm và có đế gắn nam châm;

- Thấu kính hội tụ thuỷ tinh hữu cơ dày tối thiểu 15 mm, chiều cao thiểu 80 mm, có đế gắn nam châm;

- Thấu kính phân kì thuỷ tinh hữu cơ dày tối thiểu 15 mm, chiều cao tối thiểu 80 mm, có đế gắn nam châm;

- Bản bán trụ bằng thuỷ tinh hữu cơ, dày tối thiểu 15mm, đường kính tối thiểu 80 mm và có đế gắn nam châm;

- Bản hai mặt song song bằng thuỷ tinh hữu cơ, dày tối thiểu 15mm, kích thước khoảng (130x30) mm, có đế gắn nam châm.

x

x

Bộ

07

56

Bộ dụng cụ thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính

Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, tính chất ảnh qua thấu kính

Gồm:

- Nguồn sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, giá quang học (TBDC);

- Màn chắn sáng bằng nhựa cứng màu đen kích thước tối thiểu (80x100) mm, có lỗ tròn mang hình chữ F cao khoảng 25 mm;

- Màn ảnh bằng nhựa trắng mờ, kích thước tối thiểu (80x100) mm.

x

x

Bộ

07

57

Dụng cụ thực hành kính lúp

Thực hành sử dụng kính lúp

Kính lúp (TBDC).

x

x

Bộ

07

Điện

58

Bộ dụng cụ thí nghiệm tác dụng của điện trở

Chứng minh điện trở có tác dụng cản trở dòng điện

Biến trở, bộ thu nhận số liệu và cảm biến dòng điện (TBDC).

Pin có giá lắp pin loại AA, có đầu nối ở giữa; công tắc; bóng đèn; bảng lắp mạch điện.

x

x

Bộ

07

59

Bộ dụng cụ thí nghiệm định luật Ohm

Thí nghiệm định luật Ohm; mạch song song, nối tiếp

Nguồn, dây dẫn, điện trở, ampe kế, đồng hồ đo điện đa năng (TBDC), hoặc cảm biến dòng điện (TBDC), bảng lắp mạch điện.

x

x

Bộ

07

Điện từ

60

Bộ dụng cụ thí nghiệm cảm ứng điện từ

Chứng minh điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

Nam châm, cuộn dây, đèn led hoặc cảm biến điện thế (TBDC).

x

x

Bộ

07

61

Bộ thí nghiệm về dòng điện xoay chiều

Chứng minh nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Máy phát AC thể hiện được cấu trúc gồm nam châm vĩnh cửu và cuộn dây, điện áp ra (3-5) V, (1-1,5) W, có bóng đèn, tay quay máy phát và đế gắn máy.

x

x

Bộ

07

Chất và sự biến đổi của chất

Kim loại

62

Dãy hoạt động hóa học

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm dãy hoạt động của kim loại

Thí nghiệm về dãy hoạt động hóa học của kim loại. Sắp xếp thứ tự các kim loại trong dãy hoạt động hóa học của kim loại: Na; Fe; H; Cu; Ag

Gồm

- Ống nghiệm, đèn cồn và Bộ ống dẫn thuỷ tinh các loại, Bát sứ; Bộ giá thí nghiệm (TBDC);

- Copper (II)sulfate ngậm nước (CuSO4.5H2O); Hydrochloric acid 37% (HCl); Silve nitrate (AgNO3) (TBDC);

- Đinh sắt, Dây đồng, Đồng phoi bào (Cu);

- Giấy phenolphtalein;

- Ống dẫn bằng cao su (Kích thước Φ6mm, dài 1000mm, dày 1mm; cao su mềm chịu hoá chất, không bị lão hoá).

x

Bộ

07

Ethylic alcohol (ancol etylic) và acetic acid (axit axetic)

63

Ethylic alcohol

Bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm về Ethylic alcohol

Thí nghiệm ethylic alcohol có phản ứng cháy; Phản ứng với kim loại Na

Gồm: Ống nghiệm, Chén sứ, Đèn cồn (TBDC).

Sodium (Na);

Ethylic alcohol 96° (C2H5OH);

x

x

Bộ

07

64

Acetic acid

Bộ dụng cụ thí nghiệm acetic acid

Thí nghiệm acetic acid có phản ứng ester hóa

Gồm: Đèn cồn, Ống nghiệm, Giá đỡ ống nghiệm (TBDC).

Ethylic alcohol 96° (C2H5OH); Axetic acid 65% (CH3COOH); H2SO4 đặc

x

x

Bộ

07

Lipid (Lipit) –Carbohydrate (cacbohiđrat) – Protein

65

Glucose

Bộ dụng cụ thí nghiệm phản ứng tráng bạc

Thí nghiệm phản ứng tráng bạc của glucose.

Ống nghiệm(TBDC).

Silver nitrate (AgNO3); Glucozơ (kết tinh) (C6H12O6)

Dung dịch ammonia (NH3) đặc; Giấy phenolphthalein

x

x

Bộ

07

66

Cellulose (xenlulozơ)

Bộ dụng cụ Thí nghiệm cellulose

Thí nghiệm cellulose có phản ứng thuỷ phân

Ống nghiệm (TBDC).

Silver nitrate (AgNO3).

x

x

Bộ

07

67

Bộ dụng cụ thí nghiệm tinh bột có phản ứng màu với iodine

Thí nghiệm tinh bột có phản ứng màu với iodine

Ống nghiệm (TBDC).

Sunfuric acid 98% (H2SO4); iodine (I2).

x

x

Bộ

07

Vật sống

Nhiễm sắc thể

68

Bộ thiết bị quan sát nhiễm sắc thể

Thực hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi

Kính hiển vi (TBDC),

Tiêu bản nhiễm sắc thể (tiêu bản về cấu trúc của NST ở các kì khác nhau của quá trình nguyên phân, tiêu bản nhìn rõ nét cấu trúc NST).

x

x

Bộ

07

IV

BĂNG ĐĨA, PHẦN MỀM

Lớp 6

Vật sống

Đa dạng thế giới sống

1

Video mô tả đa dạng thực vật

Tìm hiểu đa dạng thực vật

Video mô tả các đại diện các nhóm thực vật (rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín) (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của thực vật).

x

Bộ

01/GV

2

Video mô tả đa dạng cá

Tìm hiểu đa dạng cá

Video mô tả một số đại diện của lớp cá (cá xương, cá sụn) (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của cá).

x

Bộ

01/GV

3

Video mô tả đa dạng lưỡng cư

Tìm hiểu đa dạng lưỡng cư

Video mô tả một số đại diện của lớp lưỡng cư (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của lưỡng cư).

x

Bộ

01/GV

4

Video mô tả đa dạng bò sát

Tìm hiểu đa dạng bò sát

Video mô tả một số đại diện của lớp bò sát (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của bò sát).

x

Bộ

01/GV

5

Video mô tả đa dạng chim

Tìm hiểu đa dạng chim

Video mô tả một số đại diện của lớp chim (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của chim).

x

Bộ

01/GV

6

Video mô tả đa dạng thú

Tìm hiểu đa dạng thú

Video mô tả một số đại diện của lớp thú (mô tả rõ hình thái và môi trường sống của thú).

x

Bộ

01/GV

7

Video mô tả đa dạng sinh học

Tìm hiểu đa dạng sinh học

Video mô tả đa dạng sinh học ở một số khu vực có độ đa dạng sinh học thấp và một số khu vực có độ đa dạng sinh học cao.

x

Bộ

01/GV

8

Video mô tả các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

Tìm hiểu nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

Video mô tả một số nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học (cháy rừng, chặt phá rừng).

x

Bộ

01/GV

Lớp 7

Chất và sự biến đổi chất

9

Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

Phần mềm mô phỏng 3D về mô hình nguyên tử của Rutherford- Bohr

Giới thiệu cho HS nhận ra được mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử

Phần mềm cho phép:

- Thấy sự chênh lệch gần chính xác kích thước giữa các hạt;

- Quan sát được sự sắp xếp theo lớp và di chuyển của electron.

x

Bộ

01/GV

Phân tử

10

Liên kết hóa học

Phần mềm mô phỏng 3D: Mô hình một số mẫu đơn chất và hợp chất

Giới thiệu HS quan sát và hiểu được liên kết cộng hóa trị của một số phân tử và mô hình một số mẫu đơn chất, hợp chất.

Phần mềm 3D mô phỏng mô hình một số mẫu đơn chất và hợp chất (mẫu kim loại đồng; mẫu khí H2 và khí O2; mẫu nước và mẫu muối ăn) cho phép:

- Tương tác phóng đại với các mẫu vật để nhìn thấy đơn chất/hợp chất ở kích thước phân tử/nguyên tử;

- Thấy được sự khác nhau cơ bản giữa hợp chất (các nguyên tử khác nhau) và đơn chất (nguyên tử giống nhau);

- Mô tả liên kết hóa học, sự hình thành liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị của một số phân tử H2; Cl2, NH3, H2O, CO2, N2).

x

Bộ

01/GV

Năng lượng và sự biến đổi

Tốc độ

11

Video mô tả ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Mô tả khoảng cách phanh xe với các tốc độ khác nhau

Mô tả được khoảng cách phanh xe (ô tô con, ô tô tải, xe gắn máy) với các tốc độ khác nhau đủ để giúp HS thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

x

Bộ

01/GV

Âm thanh

12

Video mô tả độ cao và tần số âm thanh

Minh họa độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

Mô tả tả sự liên hệ độ cao của âm với tần số âm.

x

Bộ

01/GV

13

Phần mềm 3D mô phỏng cách âm thanh truyền đi trong các môi trường khác nhau.

Chứng minh âm thanh chỉ truyền trong các chất

Cho phép:

- Quan sát được sự thay đổi chuyển động của các hạt khi tạo ra/truyền âm thanh (có tương tác với các mẫu vật trong mô hình để tạo tiếng động);

- Kết luận được môi trường nào truyền âm thanh tốt/kém hơn.

x

Bộ

01/GV

Ánh sáng

14

Phần mềm 3D mô phỏng sự phản xạ.

Dạy học về sự phản xạ ánh sáng.

Cho phép:

- Quan sát hiện tượng phản xạ ánh sáng;

- Thao tác thay đổi góc tới làm thay đổi góc phản xạ.

x

Bộ

01/GV

Từ

15

Phần mềm 3D mô phỏng từ trường Trái Đất

Mô tả từ trường của Trái Đất

Cho phép:

- Quan sát trực quan từ trường Trái Đất;

- Phân biệt cực từ và cực địa lí.

x

Bộ

01/GV

16

Phần mềm 3D từ phổ, đường sức từ của nam châm

Mô tả từ phổ, đường sức từ của nam châm

Phần mềm miêu tả đủ để giúp HS nhận biết được đường sức từ của nam châm trong không gian.

x

Bộ

01/GV

Vật sống

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

17

Phần mềm 3D mô phỏng con đường trao đổi nước ở thực vật

Tìm hiểu trao đổi nước ở thực vật

Cho phép:

Quan sát con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.

x

Bộ

01/GV

Cảm ứng ở sinh vật

18

Video về cảm ứng ở thực vật

Tìm hiểu về cảm ứng ở thực vật

Video về một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật, sự vận động lá cây trinh nữ khi chạm vào; vận động nở hoa.

x

Bộ

01/GV

19

Video về tập tính ở động vật

Khám phá các tập tính ở động vật

Video mô tả một số tập tính ở các loài động vật khác nhau.

x

Bộ

01/GV

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

20

Video về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở thực vật

Video mô phỏng quá trình sinh trưởng ở thực vật có hoa từ hạt – cây ra hoa kết trái - hạt.

x

Bộ

01/GV

21

Video về các vòng đời của động vật

Quan sát các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Vòng đời của đại diện các nhóm động vật khác nhau (không biến thái, biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn).

x

Bộ

01/GV

Sinh sản vô tính ở sinh vật

22

Video về giâm, chiết, ghép cây

Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính thực vật

Video về các thao tác giâm cành, chiết cành, ghép cành/ghép mắt.

x

Bộ

01/GV

Lớp 8

Năng lượng và sự biến đổi

23

Khối lượng riêng và áp suất

Phần mềm mô phỏng 3D cấu tạo tai người

Minh họa các bộ phận của tai và sơ đồ thu nhận âm thanh

Cho phép:

- Mô phỏng cấu tạo tai người (các thao tác chỉ vào bộ phận cụ thể để thấy thông tin);

- Quan sát cách âm thanh truyền đến các bộ phận trong tai.

x

Bộ

01/GV

24

Nhiệt

Video hiệu ứng nhà kính

Minh họa sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính

Mô tả sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.

x

Bộ

01/GV

Vật sống

25

Hệ vận động ở người

Video về các thao tác mẫu về tập sơ cứu băng bó cho người gãy xương

Tìm hiểu cách sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

Thể hiện các thao tác mẫu về tập sơ cứu băng bó cho người gãy xương.

x

Bộ

01/GV

26

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Phần mềm mô phỏng 3D hệ tiêu hóa ở người

Tìm hiểu các cơ quan của hệ tiêu hoá.

Phần mềm cho phép quan sát các cơ quan của hệ tiêu hoá.

x

Bộ

01/GV

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

27

Phần mềm 3D mô phỏng hệ tuần hoàn ở người

Tìm hiểu các cơ quan của hệ tuần hoàn.

Phần mềm cho phép quan sát các cơ quan của hệ tuần hoàn.

Bộ

01/GV

28

Video về các thao tác mẫu băng bó cầm máu khi chảy máu

Tìm hiểu cách thực hành băng bó cầm máu

Thể hiện được các thao tác mẫu băng bó cầm máu khi chảy máu.

x

Bộ

01/GV

Hô hấp ở người

29

Phần mềm 3D mô phỏng hệ hô hấp ở người

Tìm hiểu các cơ quan của hệ hô hấp.

Phần mềm cho phép quan sát các cơ quan của hệ hô hấp ở người.

x

Bộ

01/GV

30

Video về các thao tác mẫu hô hấp nhân tạo

Tìm hiểu cách hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước

Mô tả các thao tác mẫu hô hấp nhân tạo.

x

Bộ

01/GV

Hệ thần kinh và các giác quan ở người

31

Phần mềm 3D mô phỏng hệ thần kinh ở người

Tìm hiểu các cơ quan của hệ thần kinh

Phần mềm cho phép quan sát hai bộ phận của hệ thần kinh là bộ phận trung ương (não, tuỷ sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh).

x

Bộ

01/GV

Lớp 9

Năng lượng và sự biến đổi

Ánh sáng

32

Phần mềm 3D mô phỏng sự phản xạ.

Minh họa sự phản xạ ánh sáng.

Cho phép:

- Quan sát hiện tượng phản xạ ánh sáng;

- Thao tác thay đổi góc tới dẫn đến thay đổi góc phản xạ.

x

Bộ

01/GV

33

Phần mềm 3D mô phỏng sự khúc xạ ánh sáng

Minh họa sự khúc xạ ánh sáng

Cho phép:

- Quan sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ môi trường không khí sang môi trường nước;

- Thực hiện thao tác thay đổi góc tới dẫn đến thay đổi góc khúc xạ.

x

Bộ

01/GV

34

Phần mềm 3D mô phỏng sự tán sắc

Minh họa sự tán sắc ánh sáng trắng

Cho phép:

- Quan sát sự tán sắc ánh sáng khi chiếu tia sáng trắng vào lăng kính;

- Thực hiện thao tác thay đổi màu tia sáng để thu được dải tán sắc khác nhau.

x

Bộ

01/GV

Chất và sự biến đổi của chất

35

Công nghiệp silicate

Mô phỏng 3D quá trình sản xuất xi măng

Giới thiệu về quy trình sản xuất xi măng

Phần mềm mô phỏng 3D về mô hình sản xuất xi măng:

- Quan sát sơ đồ cấu tạo lò quay sản xuất clanhke;

- Quan sát theo dõi các quá trình phản ứng diễn ra trong lò quay;

- Thực hiện các thao tác thu phóng hiển thị chú thích, phương trình hóa học của phản ứng cho từng bộ phận, quá trình.

x

Bộ

01/GV

36

Giới thiệu về chất hữu cơ

Phần mềm mô 3D cấu trúc một số phân tử chất hữu cơ.

Giới thiệu cho HS về cấu tạo phân tử một số hợp chất hữu cơ

Phần mềm cho phép:

- Mô phỏng phần tử ethane;

- Mô phỏng phân tử ethylene;

- Mô phỏng phân tử ethylic alcohol;

- Mô phỏng phân tử acetic acid;

- Mô phỏng phân tử glucose và fructose.

x

Bộ

01/GV

37

Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim

Phần mềm mô phỏng 3D lò luyện gang

Giới thiệu về quy trình sản xuất gang

Phần mềm cho phép:

- Quan sát sơ đồ cấu tạo lò gang;

- Quan sát theo dõi các quá trình phản ứng diễn ra trong lò luyện;

- Thực hiện các thao tác thu phóng hiển thị chú thích, phương trình phản ứng cho từng bộ phận, quá trình.

x

Bộ

01/GV

Vật sống

Từ gene đến protein

38

Video về cấu trúc DNA

Tìm hiểu cấu trúc DNA

Video mô tả cấu trúc của DNA: từ nhân tế bào - DNA, cấu trúc không gian và các đơn phân, liên kết giữa các đơn phân.

x

Bộ

01/GV

39

Video về quá trình tái bản DNA

Tìm hiểu quá trình tái bản DNA

Video mô tả quá trình tái bản DNA.

x

Bộ

01/GV

40

Video về quá trình phiên mã

Tìm hiểu quá trình phiên mã

Video mô tả quá trình phiên mã.

x

Bộ

01/GV

41

Video về quá trình giải mã

Tìm hiểu quá trình giải mã

Video mô tả quá trình giải mã.

x

Bộ

01/GV

Ghi chú: Yêu cầu chung của Phần mềm mô phỏng 3D, Video có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn học, sử dụng được trên máy tính cả khi không kết nối internet, hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá.

V

MẪU VẬT, MÔ HÌNH

Lớp 8

Vật sống

1[15]

Đa dạng thế giới sống

Mẫu động vật ngâm trong lọ

Thực hành khám phá động vật

Các mẫu động vật được xử lí và ngâm trong lọ (giữ được hình thái), bao gồm: sứa, bạch tuộc, ếch (mỗi lọ 1 động vật). Ghi rõ (tên Việt nam và tên khoa học) của động vật.

x

x

Bộ

02

2

Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người

Mô hình cấu tạo cơ thể người

Mô tả cấu tạo cơ thể người

Mô hình bán thân, từ đầu đến mình, bằng nhựa PVC. Mô hình thể hiện đầu (có não), khoang ngực (tim, phổi) và khoang bụng (gan, dạ dày, ruột, tuyến tụy, thận).

Kích thước chiều cao tối thiểu 850mm.

x

x

Bộ

01

Lớp 9

Chất và sự biến đổi của chất

3

Giới thiệu về chất hữu cơ

Bộ mô hình phân tử dạng đặc

HS lắp ráp được mô hình cấu tạo phân tử của một số chất hữu cơ (dạng đặc)

- 17 quả Hyđrogen (H), màu trắng, Φ32mm.

- 9 quả Carbon (C) nối đơn, màu đen, Φ45mm.

- 10 quả Carbon nối đôi, nối ba, màu ghi, Φ45mm.

- 6 quả Oxygen (O) nối đơn, màu đỏ, Φ45mm.

- 4 quả Oxygen nối đôi, màu da cam, Φ45mm.

- 2 quả Chlorine (Cl) , màu xanh lá cây, Φ45mm.

- 2 quả Lưu huỳnh (S), màu vàng, Φ45mm.

- 3 quả Nitrogen (N), màu xanh coban, Φ45mm.

- 13 nắp bán cầu (trong đó 2 nắp màu đen, 3 nắp màu ghi, 2 nắp màu đỏ, 1 nắp màu xanh lá cây, 1 nắp màu xanh coban, 1 nắp màu vàng, 3 nắp màu trắng).

- Hộp đựng có kích thước (410x355x62) mm, độ dày của vật liệu là 6mm, bên trong được chia thành 42 ô đều nhau có vách ngăn.

x

x

Bộ

07

4

Mô hình phân tử dạng rỗng

HS lắp ráp được mô hình cấu tạo phân tử của một số chất hữu cơ (dạng rỗng)

- 24 quả màu đen, Φ25mm.

- 2 quả màu vàng, Φ25mm.

- 8 quả màu xanh lá cây, Φ25mm.

- 8 quả màu đỏ, Φ19mm.

- 8 quả màu xanh dương, Φ19mm.

- 2 quả màu da cam, Φ19mm.

- 3 quả màu vàng, Φ19mm.

- 30 quả màu trắng sứ, Φ12mm (trên mỗi quả có khoan lỗ Φ3,5mm để lắp các thanh nối).

- 40 thanh nối Φ3,5mm, màu trắng sứ, dài 60mm.

- 30 thanh nối Φ3,5mm, màu trắng sứ, dài 45mm.

- 40 thanh nối Φ3,5mm, màu trắng sứ, dài 60mm.

- Hộp đựng có kích thước (170x280x40) mm, độ dày của vật liệu là 2mm, bên trong được chia thành 7 ngăn, có bản lề và khoá lẫy gắn thân hộp với nắp hộp.

x

x

Bộ

07

Từ gene đến protein

5

Bản chất hóa học của gene

Mô hình mô tả cấu trúc của DNA có thể tháo lắp

Giúp HS tìm hiểu cấu trúc DNA

Mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. Cao tối thiểu 600 mm, rộng 200 mm có thể tháo rời các bộ phận, chất liệu PVC.

x

x

Bộ

02

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

- Đối với các thiết bị dành cho “GV”, “HS” được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

- Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong mục “THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT THEO CHỦ ĐỀ” có ghi “ (TBDC)” thì được hiểu là mô tả thông số kỹ thuật, số lượng được tính ở phần TBDC, không tính số lượng của thiết bị, dụng cụ, hóa chất này khi thống kê số lượng cần mua sắm;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn;

+ TBDC: Thiết bị dùng chung;

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ – MÔN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

(Danh mục thiết bị tính cho 01 phòng học bộ môn)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

I

VÂT LIỆU, DỤNG CỤ CƠ KHÍ

1[16]

Bộ vật liệu cơ khí

Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ vật liệu cơ khí gồm:

- Tấm nhựa Formex (khổ A3, dày 3mm và 5mm), số lượng 10 tấm mỗi loại;

- Tấm nhựa Acrylic (khổ A4, trong suốt, dày 3mm), số lượng 10 tấm;

- Thanh keo nhiệt (đường kính 10mm), số lượng 10 thanh;

- Vít ren và đai ốc M3, 100 cái;

- Vít gỗ các loại, 100 cái;

- Mũi khoan (đường kính 3mm), 5 mũi;

- Bánh xe (đường kính 65mm, trục 5mm), 10 cái.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Bộ dụng cụ cơ khí

Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ dụng cụ cơ khí gồm:

- Thước lá (dài 30 cm);

- Thước cặp cơ (loại thông dụng);

- Đầu vạch dấu (loại thông dụng);

- Thước đo góc (loại thông dụng);

- Thước đo mặt phẳng (loại thông dụng);

- Dao dọc giấy (loại thông dụng);

- Dao cắt nhựa Acrylic (loại thông dụng);

- Ê tô nhỏ (khẩu độ 50 mm);

- Dũa (dẹt, tròn)_mỗi loại một chiếc;

- Cưa tay (loại thông dụng);

- Bộ tuốc nơ vít đa năng (loại thông dụng);

- Mỏ lết cỡ nhỏ (loại thông dụng);

- Kìm mỏ vuông (loại thông dụng);

- Súng bắn keo (loại 10mm, công suất 60W).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

3

Bộ thiết bị cơ khí cỡ nhỏ

Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ thiết bị cơ khí cỡ nhỏ gồm:

- Máy in 3D cỡ nhỏ (Công nghệ in: FDM, Độ phân giải layer: 0,05-0,3mm, Đường kính đầu in: 0,4 mm/1,75MM, Vật liệu in: PLA, ABS, Kích thước làm việc tối đa: (200x200x180)mm, Kết nối: Thẻ SD, Cổng USB);

- Khoan điện cầm tay (sử dụng pin): 03 chiếc.

x

x

Bộ

01/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

II

VÂT LIỆU, DỤNG CỤ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

1[17]

Bộ vật liệu điện

Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ vật liệu điện gồm:

- Pin lithium (loại 3.7V, 1200mAh), 9 cục;

- Đế pin Lithium (loại đế ba), 03 cái;

- Dây điện màu đen, màu đỏ (đường kính 0,3mm), 20m cho mỗi màu;

- Dây nối kĩ thuật điện (Dây đơn, đường kính 1,5mm, dài 30cm, có chốt cắm hai đầu đường kính 4mm);

- Dây cáp dupont (Loại dài 30cm, chân 2,54mm, 40 sợi);

- Dây kẹp cá sấu 2 đầu (dài 30cm), 30 sợi;

- Gen co nhiệt (đường kính 2mm và 3mm), mỗi loại 2m;

- Băng dính cách điện, 05 cuộn;

- Phíp đồng một mặt (A4, dày 1,2mm), 5 tấm;

- Muối FeCl3, 500g;

- Thiếc hàn cuộn (loại 100g), 03 cuộn;

- Nhựa thông, 300g.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Bộ dụng cụ điện

Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ dụng cụ điện gồm:

- Sạc pin Lithium (khay sạc đôi, dòng sạc 600mA);

- Đồng hồ vạn năng số (loại thông dụng);

- Bút thử điện (loại thông dụng);

- Kìm tuốt dây điện (loại thông dụng);

- Kìm mỏ nhọn (loại thông dụng);

- Kìm cắt (loại thông dụng);

- Tua vít kĩ thuật điện (loại thông dụng);

- Mỏ hàn thiếc (AC 220V, 60W), kèm đế mỏ hàn (loại thông dụng).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

3

Dụng cụ đo các đại lượng không điện.

Sử dụng trong tiến trình thiết kế kĩ thuật, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thuộc một số lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy giáo dục STEM, và hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong lĩnh vực giáo dục Công nghệ.

Bộ dụng cụ đo gồm:

- Bộ thu thập dữ liệu : sử dụng để thu thập, hiển thị, xử lý và lưu trữ kết quả của các cảm biến tương thích trong danh mục.Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu. Được tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến. Phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến. Có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Được tích hợp các công cụ để phân tích dữ liệu;

- Cảm biến đo nồng độ khí CO2 (thang đo: 0~50.000ppm, độ phân giải: 1ppm; độ chính xác: ±10%);

- Cảm biến đo Lượng Oxi hòa tan trong nước (thang đo: 0 đến 20mg/L, độ chính xác: ±2%); Cảm biến đo Nồng độ khí Oxi trong không khí (thang đo: 0 đến 27%, độ chính xác ±1% trên toàn thang đo, nhiệt độ hoạt động: -20~50°C, độ ẩm hoạt động: 0~99%);

- Cảm biến đo Nhiệt độ (thang đo từ -20°C đến 120°C, độ phân giải ±0.03°C);

- Cảm biến đo Độ ẩm (khoảng đo: 0 đến 100%, độ chính xác: ±3%);

- Cảm biến đo Nồng độ mặn (thang đo: 0ppt ~ 50ppt, độ phân giải: ±0.1ppt, độ chính xác: ±1% trên toàn thang đo);

- Cảm biến đo Độ pH (Thang đo: 0-14pH, độ phân giải: ±0,01pH, nhiệt độ hoạt động: 5-60°C);

- Cảm biến đo Cường độ âm thanh (tùy chọn 2 thang đo: 40 - 100 dBA hoặc 80 - 130 dBA, độ chính xác: ±0.1 dBA trên toàn thang đo);

- Cảm biến đo Áp suất khí (thang đo: 0 đến 250kPa, độ phân giải: ±0.1kPa trên toàn thang đo).

x

x

Bộ

01/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

4[18]

Bộ công cụ phát triển ứng dụng dựa trên vi điều khiển

Sử dụng trong tiến trình thiết kế kĩ thuật, thuộc một số lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong lĩnh vực giáo dục Công nghệ

Bộ dụng cụ bao gồm:

- Mô đun hạ áp DC-DC (2A, 4 – 36V);

- Mô đun cảm biến: nhiệt độ (đầu ra số, độ chính xác: ± 0,5°C), độ ẩm (đầu ra số, độ chính xác: ± 2% RH), ánh sáng (đầu ra tương tự và số, sử dụng quang trở), khí gas (đầu ra tương tự và số), chuyển động (đầu ra số, góc quét: 120 độ), khoảng cách (đầu ra số, công nghệ siêu âm);

- Nút ấn (4 chân, kích thước: (6x6x5)mm);

- Bảng mạch lập trình vi điều khiển mã nguồn mở (loại thông dụng);

- Mô đun giao tiếp: Bluetooth (2.0, giao tiếp: serial port, tần số: 2,4GHz), RFID (tần số sóng mang: 13,56MHz, giao tiếp: SPI), Wifi (2,4GHz, hỗ trợ chuẩn 802.11b/g/n, hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2, giao tiếp: Micro USB);

- Thiết bị chấp hành: Động cơ điện 1 chiều (9- 12V, 0,2A, 150-300 vòng/phút), Động cơ servo (4,8V, tốc độ: 0,1s/60°), Động cơ bước (12-24V, bước góc: 1,8°, kích thước: (42x42x41,5)mm), còi báo (5V, tần số âm thanh: 2,5KHz);

- Mô đun chức năng: Mạch cầu H (5–24V, 2A), Điều khiển động cơ bước (giải điện áp hoạt động 8 – 45V, dòng điện: 1,5A), rơ le (12V);

- Linh, phụ kiện: board test (15x5,5)cm, dây dupont (loại thông dụng), linh kiện điện tử (điện trở, tụ điện các loại, transistor, LED, diode, công tắc các loại).

x

x

Bộ

02/PHBM

III

THIẾT BỊ CƠ BẢN

1

Máy tính (để bàn hoặc xách tay)

Thiết kế, mô phỏng hệ thống cơ khí, mạch điện, in 3D.

- Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học. Đảm bảo được các nhiệm vụ Thiết kế, mô phỏng hệ thống cơ khí, mạch điện, in 3D;

- Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.

x

x

Bộ

01/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Biến áp nguồn

Sử dụng trong các bài thực hành, thí nghiệm

Điện áp vào 220V- 50Hz.

Điện áp ra:

- Điện áp xoay chiều (5A): (3, 6, 9, 12, 15, 24)V;

- Điện áp một chiều (3A): điều chỉnh từ 0 đến 24V.

Có đồng hồ chỉ thị điện áp ra; có mạch đóng ngắt và bảo vệ quá dòng, đảm bảo an toàn về độ cách điện và độ bền điện trong quá trình sử dụng.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

3

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.

Máy chiếu:

- Loại thông dụng;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Sử dụng điện AC 90-220V/50Hz;

- Điều khiển từ xa.

x

x

Bộ

01/PHBM

IV

THIẾT BỊ BẢO HỘ

1

Găng tay bảo hộ lao động

Sử dụng khi thực hành

Loại thông dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn khi sử dụng.

x

Cái

01/HS/ PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Kính bảo hộ

Sử dụng khi thực hành

Loại thông dụng, mắt kính rộng, có phần chắn bảo vệ mắt.

x

Cái

01/HS/ PHBM

Dùng cho lớp 6,7,8,9

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

TRANH ẢNH

1

Nhà ở

1.1

Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Diễn tả ngôi nhà với hình dáng bên ngoài, các không gian sinh hoạt điển hình, khuôn viên xung quanh ngôi nhà.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6

1.2

Kiến trúc nhà ở Việt Nam

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Thể hiện kiến trúc nhà ở đặc trưng tại Việt Nam như nhà truyền thống vùng nông thôn, nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6

1.3

Xây dựng nhà ở

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Một số vật liệu, hình ảnh minh họa các bước xây dựng ngôi nhà cấp bốn cho hộ gia đình.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6

1.4

Ngôi nhà thông minh

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Ngôi nhà với một số hệ thống của một ngôi nhà thông minh trên các phương diện năng lượng, an ninh, điều khiển.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

2

Bảo quản và chế biến thực phẩm

2.1

Thực phẩm trong gia đình

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Minh họa một số nhóm thực phẩm chính thường sử dụng trong gia đình có chức năng cung cấp chất bột, đường và xơ; chất đạm; chất béo; vitamin, khoáng chất.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

2.2

Phương pháp bảo quản thực phẩm

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Trình bày thông tin và hình minh họa một số phương pháp bảo quản thực phẩm thường sử dụng trong đời sống như làm lạnh, làm khô, ướp.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

2.3

Phương pháp chế biến thực phẩm

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Trình bày thông tin và hình minh họa một số phương pháp chế biến thực phẩm thường sử dụng trong đời sống bao gồm các phương pháp không sử dụng nhiệt và các phương pháp sử dụng nhiệt.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

3

Trang phục và thời trang

3.1

Trang phục và đời sống

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Thể hiện một bối cảnh trong cuộc sống. Trong đó, có nhiều người mặc các trang phục khác nhau thể hiện sự đa dạng của thời trang trong cuộc sống.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

3.2

Thời trang trong cuộc sống

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Thể hiện một số phong cách thời trang phổ biến được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách đường phố.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

3.3

Lựa chọn và sử dụng trang phục

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Thể hiện cách lựa chọn và phối hợp trang phục về họa tiết, kiểu dáng, màu sắc.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

4

Đồ dùng điện trong gia đình

4.1

Nồi cơm điện

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Cấu tạo và sơ đồ khối thể hiện nguyên lí làm việc của nồi cơm điện đơn chức năng, kèm hình minh họa nồi đa chức năng.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6

4.2

Bếp điện

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Cấu tạo và sơ đồ khối thể hiện nguyên lí làm việc của một số bếp điện phổ biến như bếp từ, bếp hồng ngoại.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6

4.3

Đèn điện

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá.

Yêu cầu nội dung: Cấu tạo một số loại bóng đèn như bóng đèn sợi đốt, LED, compact, huỳnh quang.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 6, 9

5

Mở đầu về trồng trọt

5.1

Mô hình trồng trọt công nghệ cao.

Minh họa, tìm hiểu, khám phá

Yêu cầu nội dung: tranh mô tả một mô hình nhà kính trồng cây (có hệ thống tưới nước tự động, hệ thống cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, hệ thống làm mát tự động).

x

Tờ

1 tờ/GV

Dùng cho lớp 7

6

Quy trình sản xuất trong trồng trọt

6.1

Quy trình trồng trọt

Minh họa, tìm hiểu, khám phá

Yêu cầu nội dung: sơ đồ các bước trong quy trình trồng trọt (Làm đất, gieo hạt/trồng cây con, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản).

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 7

7

Mở đầu về chăn nuôi

7.1

Một số vật nuôi đặc trưng theo vùng miền.

Minh họa, tìm hiểu, khám phá

Yêu cầu nội dung: tranh về một số vật nuôi vùng miền ở nước ta: Lợn ỉ, gà Đông Tảo, cừu Phan Rang, Bò H’Mông, trâu Langbiang, ngựa Phú Yên.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 7

8

Nuôi thủy sản

8.1

Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá

Yêu cầu nội dung: tranh về một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta: Cá tra, cá ba sa, cua biển, tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 7

9

Vẽ kĩ thuật

9.1

Hình chiếu vuống góc

Khám phá

Yêu cầu nội dung: thể hiện nội dung phương pháp hình chiếu vuông góc.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

9.2

Bản vẽ xây dựng

Khám phá, thực hành

Yêu cầu nội dung: bản vẽ nhà của ngôi nhà đơn giản bao gồm các hình biểu diễn mặt đứng, mặt bằng, hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

10

An toàn điện

10.1

Tình huống mất an toàn điện

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá

Yêu cầu nội dung: hình ảnh thể hiện một số tình huống gây mất an toàn điện.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

10.2

Sơ cứu người bị điện giật

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá

Yêu cầu nội dung: quy trình các thao tác xử lí và sơ cứu người bị điện giật.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

11

Kĩ thuật điện

11.1

Cấu trúc chung của mạch điện

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá

Yêu cầu nội dung: mô tả Cấu trúc chung của mạch điện trong nhà bao gồm nguồn, tải, truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

11.2

Mạch điện điều khiển đơn giản

Minh họa, Tìm hiểu, Khám phá

Yêu cầu nội dung: sơ đồ khối và hình ảnh minh họa của mạch điện điều khiển đơn giản.

x

Tờ

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 8

12

Định hướng nghề nghiệp

12.1

Hệ thống giáo dục tại Việt Nam

Minh họa, tìm hiểu, khám phá

Yêu cầu nội dung: sơ đồ mô tả hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam, thể hiện rõ các thời điểm phân nhánh trong hệ thống.

01 tờ/GV

Dùng cho lớp 9

Ghi chú: Tất cả các tranh/ảnh dùng cho Giáo viên nêu trên có thể được thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng.

II

MÔ HÌNH, MẪU VẬT

1

Trang phục và thời trang

1.1

Hộp mẫu các loại vải

Minh họa, Tìm hiểu, Thực hành

Vải thông dụng thuộc các loại sợi thiên nhiên, sợi hóa học, sợi pha, sợi dệt kim.

x

x

Hộp

01/PHBM

Dùng cho lớp 6, 9

2

Đồ dùng điện trong gia đình

2.1

Nồi cơm điện

Tìm hiểu, Thực hành

Nồi cơm điện đơn chức năng, loại cơ, loại thông dụng.

x

x

Cái

04/PHBM

Dùng cho lớp 6

2.2

Bếp điện

Tìm hiểu, Thực hành

Bếp điện, loại đơn. Loại thông dụng.

x

x

Cái

04/PHBM

Dùng cho lớp 6

2.3[19]

Bóng đèn các loại

Tìm hiểu, Thực hành

Các loại bóng đèn sợi đốt, compact, huỳnh quang, LED.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6, 9

2.4

Quạt điện

Tìm hiểu, Thực hành

Quạt bàn, có số (loại cơ), có túp năng.

x

x

Cái

04/PHBM

Dùng cho lớp 6

3

Vẽ kĩ thuật

3.1

Khối hình học cơ bản.

Nhận biết, khám phá.

Bao gồm các khối đa diện (hình hộp, hình chóp, hình lăng trụ) có kích thước cạnh đáy tối thiểu 100 mm, chiếu cao 200 mm; khối tròn xoay (hình trụ, hình nón, hình cầu) có đường kính đáy 100 mm, chiều cao 200 mm.

x

Bộ

01 bộ/GV

Dùng cho lớp 8

4

Cơ khí

4.1

Mẫu vật liệu cơ khí.

Nhận biết, khám phá.

Các mẫu mỏng, được cố định trong hộp thể hiện các loại phổ biến của kim loại đen, kim loại mầu. Đóng theo hộp, kích thước (200 x 300 x 100)mm.

x

x

Bộ

02/PHBM

Dùng cho lớp 8

4.2

Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

Khám phá, thực hành.

Thể hiện được các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: bánh răng, tay quay con trượt, đai truyền.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 8

III

DỤNG CỤ

1

Bảo quản và chế biến thực phẩm

1.1

Bộ dụng cụ chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.

Thực hành

Bộ dụng cụ sử dụng trong chế biến món ăn không sử dụng nhiệt gồm rổ, thớt, dao, bát trộn, đĩa, thìa, đũa trộn. Loại thông dụng.

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6, 9

1.2

Bộ dụng cụ tỉa hoa, trang trí món ăn.

Thực hành

Bộ dụng cụ tỉa hoa, trang trí món ăn không sử dụng nhiệt (loại thông dụng).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 6, 9

2

Quy trình sản xuất trong trồng trọt

2.1

Bộ dụng cụ giâm cành

Thực hành giâm cành

Dao, kéo, xẻng trộn đất chuyên dùng cho giâm cành, khay nhựa tổng hợp chiều rộng tối thiểu 30cm, chiều dài tối thiểu 50cm, chiều cao tối thiểu 10 cm. Bình tưới cây ô zoa bằng nhựa tổng hợp có dung tích tối thiểu 3 lít. (Có thể dùng chung với thiết bị ở phần modul nông nghiệp lớp 9).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 7, 9

3

Nuôi thủy sản

3.1

Thiết bị đo nhiệt độ nước

Thực hành đo nhiệt độ của nước nuôi thủy sản

Làm bằng chất liệu không rỉ (trừ thủy tinh), không dùng thủy ngân, dải nhiệt độ đo từ 0 đến 100°C, độ phân giải tối thiểu 0,5°C (hoặc sử dụng cảm biến nhiệt độ ở phần thiết bị dùng chung).

x

x

Cái

04/PHBM

Dùng cho lớp 7

3.2

Đĩa đo độ trong của nước (đĩa Secchi)

Thực hành đo độ trong của nước

Đĩa làm bằng nhựa cứng, không cong vênh, an toàn toàn trong sử dụng, sơn hai màu đen và trắng, đường kính đĩa: 200 mm; bulong là thép không gỉ. Dây dài 3m, 2m đầu tiên của sợi dây ở phía đĩa có các điểm đánh dấu cách nhau 5 cm để đo lường.

x

x

Cái

04/PHBM

Dùng cho lớp 7

3.3

Thùng nhựa đựng nước

Thực hành đo nhiệt độ, độ trong của nước

Chiều cao 70cm, đường kính miệng thùng 40cm, đáy thùng tối thiểu 30cm, chất liệu nhựa cứng, an toàn trong sử dụng (hoặc sử dụng môi trường thực tế của trường để thay cho thùng nhựa).

x

x

Cái

02/PHBM

Dùng cho lớp 7

4

Vẽ kĩ thuật

4.1

Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật

Vẽ hình trên bảng.

Thước thẳng dài 500 mm; thước đo góc có hai đường chia độ, khuyết ở giữa; compa bằng gỗ; ê ke vuông (400x400) mm. Tất cả thiết bị trên được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.

x

Bộ

02/PHBM

Dùng cho lớp 8

5

Cơ khí

5.1

Dụng cụ thực hành cơ khí

Thực hành gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

Đe, eto, búa, kìm, cưa kim loại (TBDC).

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 8

6

An toàn điện

6.1

Dụng cụ bảo vệ, an toàn điện.

Thực hành sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện.

Bút thử điện, găng tay, kính bảo hộ (TBDC) và Thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (loại thông dụng).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 8

IV

BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM

1

Nhà ở

1.1

Ngôi nhà thông minh

Minh họa, Tìm hiểu.

Giới thiệu về bản chất, đặc điểm, một số hệ thống kĩ thuật công nghệ và tương lai của ngôi nhà thông minh.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 6

2

Bảo quản và chế biến thực phẩm

2.1

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình.

Minh họa, Tìm hiểu.

Giới thiệu vệ sinh an toàn thực phẩm, những vấn đề cần quan tâm để đảm bảo an toàn thực phẩm trong gia đình.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 6

3

Trang phục và thời trang

3.1

Trang phục và thời trang

Minh họa, Tìm hiểu.

Giới thiệu về trang phục, vai trò của trang phục, các loại trang phục, lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang trong cuộc sống.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 6

4

Đồ dùng điện trong gia đình

4.1

An toàn điện trong gia đình.

Minh họa, Tìm hiểu

Giới thiệu về an toàn điện khi sử dụng đồ điện trong gia đình, cách sơ cứu khi người bị điện giật.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 6

4.2

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Minh họa, Tìm hiểu.

Giới thiệu về năng lượng, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 6

5

An toàn điện

5.1

An toàn điện

Giới thiệu

Giới thiệu về nguyên nhân, tác hại, một số biện pháp an toàn điện; các bước sơ cứu khi có người bị điện giật.

x

x

Tệp

01tệp

Dùng cho lớp 8

Ghi chú: Mỗi video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt.

C

THIẾT BỊ DẠY HỌC THEO MÔ ĐUN TỰ CHỌN (LỚP 9)

I

CÁC MÔ ĐUN CÔNG NGHIỆP

I.1

Thiết bị dùng chung cho các mô đun: Sử dụng bộ dụng cụ cơ khí và điện trong danh mục TBDC

I.2

Thiết bị theo các mô đun

1

Mô đun 1: Lắp đặt mạng điện trong nhà

Dùng cho lớp 9

1.1

Công tơ điện 1 pha

Đo điện năng tiêu thụ

Công tơ điện một pha loại kỹ thuật số, hiển thị LCD 250V/40A/50Hz.

x

x

Cái

04/PHBM

1.2[20]

Bộ thiết bị lắp mạng điện trong nhà

Lắp đặt mạng điện trong nhà

- Bảng điện nhựa khoan lỗ, kích thước (200x300)mm;

- Công tắc ba cực gắn bảng điện, dòng điện 16A/250V AC;

- Công tắc hai cực gắn bảng điện, dòng điện 16A/250V AC;

- Ổ cắm điện gắn bảng, dòng điện 16A/250V;

- Đèn điện led, đui xoáy 12W/250V/50Hz;

- Đèn điện ống led, chiều dài 1.2m/12W/220V/50Hz;

- Aptomat 1 pha, chống giật, đòng điện 40A/400V/30mA AC;

- Cầu đấu dây điện loại kẹp, thẳng, 2 cầu, dòng điện 10A;

- Dây điện dài 2m.

x

x

Bộ

04/PHBM

2

Mô đun 2: Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu

Dùng cho lớp 9

2.1

Bộ thiết bị lắp đặt mạch chuông điện

Lắp đặt mạch chuông điện có dây

- Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12) mm và các linh kiện, thiết bị: Ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 áp tô mát, loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA/AC; 01 nút nhấn chuông loại 220/10A; 01 chuông điện 220V/AC;

- Các linh kiện, thiết bị được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích và chỉ dẫn rõ ràng;

- Các chốt kết nối dây dẫn mạch điện đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thực hành.

x

x

Bộ

04/PHBM

2.2

Bộ thiết bị lắp đặt mạch điện báo cháy tự động

Lắp đặt mạch điện báo cháy

- Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12) mm;

- Các mô đun và thiết bị trên bảng điện bao gồm: Ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 áp tô mát loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA/AC; 01 bộ đổi nguồn loại đầu vào 220AC/50Hz, đầu ra 12V/3A DC; 01 đầu báo khói, loại độc lập, có dây; 01 hộp điện báo cháy loại thông dụng, kết nối với các đầu báo khói qua dây dẫn. Đầu ra rơ le điều khiển chuông báo cháy; 01 chuông điện D76mm / 25W / 220AC / 60dB;

- Các mô đun, thiết bị điện được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích rõ ràng;

- Các chốt kết nối dây dẫn điện đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thực hành;

- Có đầy đủ các đèn báo trạng thái.

x

x

Bộ

04/PHBM

2.3

Bộ thiết bị lắp đặt mạch điện trang trí

Lắp đặt mạch điện trang trí

- 01 bảng nhựa khoan lỗ, kích thước (200x300) mm;

- 01 áp tô mát loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA AC;

- 02 công tắc loại ba cực, gắn bảng dòng điện 16A/250V AC;

- 02 ổ cắm điện loại gắn bảng, dòng điện 16A/250V;

- 05 đèn led dạng dây mềm, tự nháy;

- 05 đèn led dạng thanh các màu.

x

x

Bộ

04/PHBM

3

Mô đun 3: Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho ngôi nhà thông minh

Dùng cho lớp 9

3.1

Bộ thiết bị lắp đặt mạch điều khiển đèn điện cảm biến ánh sáng và chuyển động

Lắp đặt mạch điện tự động điều khiển đèn điện sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.

- Lắp đặt mạch điện điều khiển đèn điện tự động khi có người đi vào vùng tác động của cảm biến hồng ngoại.

- Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12)mm và các linh kiện, thiết bị: Ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 áp tô mát loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA/AC; 01 công tắc loại hai cực, gắn bảng, dòng điện 16A/250V AC; 01 mô đun công tắc cảm biến ánh sáng, đầu ra rơ le, dòng điện 10A/220V AC; 01 mô đun công tắc cảm biến chuyển động đầu ra rơ le, dòng điện 10A/220V AC; 01 đèn led loại đuôi xoáy, công suất 12W/250V;

- Các linh kiện, thiết bị được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích rõ ràng;

- Các chốt kết nối dây dẫn điện đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thực hành.

x

x

Bộ

04/PHBM

4

Mô đun 4: Lắp đặt mạng điện an ninh, bảo vệ trong ngôi nhà thông minh

Dùng cho lớp 9

4.1[21]

Bộ thiết bị lắp đặt mạch điện giám sát sử dụng camera hồng ngoại

Lắp đặt mạch điện an ninh, giám sát

- Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12)mm và các linh kiện, thiết bị: Ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 aptomat loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA AC; 01 công tắc loại hai cực, gắn bảng dòng điện 16A/250V AC; 01 Camera hồng ngoại tích hợp cảm biến chuyển động; 02 đèn led loại đui xoáy, công suất 12W/250V;

- Các linh kiện được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích rõ ràng, các linh kiện có thể tháo rời để thực hành lắp ráp;

- Các chốt kết nối dây dẫn điện đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình thực hành.

x

x

Bộ

04/PHBM

5

Mô đun 5: Lắp đặt mạch điện tiện ích trong gia đình sử dụng kit vi điều khiển ứng dụng

Dùng cho lớp 9

5.1

Bộ kit vi điều khiển thông dụng

Lập trình, điều khiển thiết bị điện.

Sử dụng bộ công cụ phát triển ứng dụng dựa trên vi điều khiển trong danh mục TBDC.

x

x

Bộ

04/PHBM

5.2

Bộ thiết bị lắp đặt mạch điện điều khiển thiết bị điện dựa trên vi điều khiển.

Lắp đặt mạch điện điều khiển thiết bị điện gia đình

- Bộ thiết bị bao gồm bảng điện kích thước (400x600x12) mm và các linh kiện, thiết bị: Ổ cắm điện 3 chân loại 220V/10A tích hợp cầu chì bảo vệ; 01 áp tô mát loại 1 pha, chống giật, dòng điện 40A/400V/30mA/AC; Nguồn điện một chiều hai mức điện áp 5V/12V/2A; 04 đèn led loại đuôi xoáy, công suất 12W/250V tích hợp rơ le điều khiển;

- Bảng điều khiển thiết bị thể hiện rõ sơ đồ chức năng: tín hiệu (cảm biến), xử lý (vi điều khiển), thiết bị chấp hành (các thiết bị điện);

- Các linh kiện được bố trí và lắp đặt trên bảng điện một cách khoa học, chú thích rõ ràng;

- Có các chốt kết nối dây dẫn cơ bản và mở rộng, chốt kết nối dây dẫn đảm bảo an toàn điện và thuận tiện cho quá trình thực hành.

x

x

Bộ

04/PHBM

II

CÁC MÔ ĐUN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

II.1

Thiết bị dùng chung cho các mô đun

Dùng cho lớp 9

1

Bộ dụng cụ giâm, chiết, ghép cây

Thực hành nhân giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp

Dao, kéo, xẻng trộn đất chuyên dùng cho giâm cành, khay nhựa tổng hợp chiều rộng tối thiểu 30cm, chiều dài tối thiểu 50cm, chiều cao tối thiểu 10 cm, nilon tự hủy, bình tưới cây ô zoa bằng nhựa tổng hợp có dung tích tối thiểu 3 lít.

(Có thể dùng chung với thiết bị ở lớp 7- Chuyên đề quy trình sản xuất trong trồng trọt).

x

x

Bộ

04/PHBM

Dùng cho lớp 7,9

2

Bộ dụng cụ trồng và chăm sóc cây

Thực hành trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây rừng.

Cuốc, thuổng, kéo cắt, tỉa cành loại thông dụng. Bình tưới cây ô zoa bằng nhựa tổng hợp có dung tích tối thiểu 3 lít (Bình ô zoa có thể dùng chung với bộ dụng cụ giâm, chiết, ghép cây).

x

x

Bộ

04/PHBM

II.2

Thiết bị theo các mô đun

1

Mô đun 1: Trồng cây ăn quả

Dùng cho lớp 9

1.1

Tranh: Một số loại sâu hại cây ăn quả

Minh họa, khám phá, thực hành.

Tranh mô tả một số loại sâu hại cây ăn quả phổ biến: Sâu đục quả; bọ xít hại nhãn, vải; sâu vẽ bùa hại cây có múi; sâu xanh hại cây có múi. Mỗi loại sâu hại một tranh riêng có đầy đủ hình ảnh con trưởng thành, trứng, con non, nhộng (nếu có) và hình ảnh cây ăn quả bị sâu hại.

Kích thước 790x540mm.

x

x

Tờ

01 tờ/GV

1.2

Tranh: Một số loại bệnh hại cây ăn quả

Minh họa, khám phá, thực hành.

Tranh mô tả một số loại bệnh hại phổ biến: Bệnh thán thư trên xoài, bệnh loét trên cây có múi, bệnh vàng lá hại cây có múi.

Kích thước 790x540mm.

x

x

Tờ

01 tờ/GV

1.3

Video hướng dẫn thực hành nhân giống vô tính cây trồng.

Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành nhân giống cây ăn quả, nhân giống vô tính cây rừng

Video thời gian tối đa 5 phút, hướng dẫn, làm mẫu các bước trong quy trình nhân giống vô tính cây ăn quả: giâm cành, chiết cành, ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ.

x

Tệp

01tệp

2

Mô đun 2: Nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

Dùng cho lớp 9

2.1

Tranh: Một số bệnh thường gặp trên gà

Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành.

Tranh mô tả triệu chứng và bệnh tích của một số bệnh thường gặp trên gà: bênh sổ mũi truyền nhiễm, bệnh thương hàn, bệnh Newcastl.

Kích thước 790x540mm.

x

Tờ

01 tờ/GV

2.2

Video nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP

Minh họa, tìm hiểu, khám phá.

Video dài không quá 5 phút, mô tả mô hình chăn nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP ở quy mô gia đình và trang trại.

x

Tệp

01 tệp

3

Mô đun 3: Trồng cây rừng

Dùng cho lớp 9

3.1

Tranh: Các bước trồng rừng bằng cây con

Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành

Sơ đồ mô tả các bước trồng rừng bằng cây con, ở mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.

Kích thước 790x540mm.

x

x

Tờ

01 tờ/GV

3.2

Video hướng dẫn thực hành nhân giống vô tính cây trồng.

Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành nhân giống cây ăn quả, nhân giống vô tính cây rừng

Video thời gian tối đa 5 phút, hướng dẫn, làm mẫu các bước trong quy trình nhân giống vô tính cây rừng (Có thể sử dụng chung với chuyên đề trồng cây ăn quả).

x

Tệp

01tệp

4

Mô đun 4: Nông nghiệp 4.0

Dùng cho lớp 9

4.1[22]

Bộ cảm biến dùng trong trồng trọt công nghệ cao

Minh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hành.

- Cảm biến đo nhiệt độ (thang đo từ -10°C đến 100°C, độ phân giải ±0.1°C);

- Cảm biến đo độ ẩm (khoảng đo: 0 đến 100%, độ chính xác: ±3%);

- Cảm biến đo độ pH (Thang đo: 0-14pH, độ phân giải: ±0,01pH, nhiệt độ hoạt động: 5-60°C);

- Cảm biến ánh sáng: Phạm vi đo ánh sáng: 0 – 40.000 Lux. Nhiệt độ hoạt động: -10 ~ 60˚C. Thời gian đáp ứng: 0.1s.

(Có thể sử dụng thiết bị ở phần TBDC).

x

x

Bộ

04/PHBM

III

CÁC MÔ ĐUN DỊCH VỤ

III.1

Thiết bị dùng chung của các mô đun: Sử dụng các thiết bị dùng chung của cấp THCS

III.2

Thiết bị theo các mô đun.

1

Mô đun 1: Cắt may

Dùng cho lớp 9

1.1

Bộ thiết bị may

May ráp sản phẩm

Máy may mini thông dụng chạy điện.

x

x

Bộ

02/PHBM

1.2

Thước dây

Thu thập số đo của người mẫu

Thước dây nhựa kích thước (13x1500)mm.

x

x

Cái

04/PHBM

1.3

Thước cây

Vẽ trên vải

Thước gỗ hoặc nhựa cứng, kích thước: (40x500)mm.

x

x

Cây

04/PHBM

2

Mô đun 2: Chế biến thực phẩm (đưa tối thiểu)

Dùng cho lớp 9

2.1

Bộ bếp đun

Chế biến món ăn

- 01 bếp đun;

x

x

Bộ

04/PHBM

- Thiết bị đi kèm tuỳ theo loại bếp.

2.2

Bộ nồi, chảo

Chế biến thực phẩm

- 01 nồi đường kính 220mm;

- 01 chảo đường kính 220mm.

x

x

Bộ

04/PHBM

2.3

Bộ dao, thớt

Chế biến thực phẩm

- 01 thớt;

- 01 dao gọt 120x20mm;

- 01 dao thái 280x35mm.

x

x

Bộ

04/PHBM

3

Mô đun 3: Làm hoa giấy, hoa vải (dùng chung với cắt may)

Dùng cho lớp 9

3.1

Kìm

Cắt, uốn kẽm

Kìm cắt mỏ dài

x

x

Cái

04/PHBM

3.2

Bộ khuôn làm hoa vải

Tạo khung cánh hoa, lá

Bộ 8 khuôn ống tròn bằng nhựa cứng, đường kính từ 14,5mm – 70mm.

x

x

Bộ

04/PHBM

3.3

Bộ kẽm làm hoa

Tạo khung cánh hoa, lá; tạo gân cánh hoa, là và kết cành

- 30 sợi kẽm xi màu trắng;

(Kẽm xi có đường kính 0.5mm, dài 800mm).

- 10 sợi kẽm bọc nhựa dài 300mm, màu xanh lá cây;

- 20 sợi kẽm đường kính 0.5mm, dài 800mm bọc giấy màu xanh lá cây.

x

x

Bộ

04/PHBM

4

Mô đun 4: Cắm hoa nghệ thuật

Dùng cho lớp 9

4.1

Bộ bình cắm hoa

- 01 bình dạng cao miệng nhỏ;

- 01 bình dạng thấp miệng rộng.

x

x

Bộ

04/PHBM

4.2

Kéo

Cắt, tỉa cành hoa

Kéo cắt tỉa cây, tay cầm lớn, lưỡi ngắn, loại thông dụng.

x

x

Cây

04/PHBM

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phù hợp phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng; Tranh có kích thước (790x540)mm, dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

- Số lượng thiết bị trong PHBM ở trên được tính cho một (01) PHBM với quy mô 45 HS, căn cứ thực tiễn về PHBM và số lượng HS có thể để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

- Các thiết bị, dụng cụ có ghi “ (TBDC)” thì được hiểu là mô tả thông số kỹ thuật, số lượng được tính ở phần TBDC, không tính số lượng của thiết bị, dụng cụ này khi thống kê số lượng cần mua sắm;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn;

+ TBDC: Thiết bị dùng chung;

+ THCS: Trung học cơ sở.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN TIN HỌC
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

(Danh mục thiết bị tính cho 01 phòng học bộ môn )

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

PHÒNG THỰC HÀNH TIN HỌC

1

Máy chủ

Quản lý, kết nối mạng cho các máy của học sinh và lưu trữ các phần mềm, học liệu phục vụ dạy và học

Sử dụng một máy tính PC có cấu hình RAM, ổ cứng có dung lượng lớn hơn máy dùng cho học sinh để cài đặt làm máy chủ, cấu hình đảm bảo:

+ Lưu trữ bài thực hành của học sinh và các phần mềm dạy học;

+ Quản lý, kết nối tất cả máy tính và các thiết bị ngoại vi trong phòng máy.

- Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý và tổ chức dạy học không vi phạm bản quyền.

- Kết nối được Internet

x

Bộ

01

2

Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay

Dạy, học và thực hành

- Cấu hình đảm bảo:

+ Cài đặt được các phần mềm dạy học của các môn học trong nhà trường;

+ Kết nối được mạng LAN và Internet.

- Bao gồm: bàn phím, chuột, màn hình, tai nghe, Micro, Webcam (độ phân giải tối thiểu: 480p/30fps).

- Cài đặt được hệ điều hành và phần mềm dạy học không vi phạm bản quyền.

x

Bộ

01/2 HS

01 bộ /2 HS là tối thiểu, những nơi có điều kiện có thể trang bị 01 bộ /1 HS

3

Thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet

Để kết nối mạng LAN, Internet và dạy học

Đảm bảo kết nối mạng LAN đồng bộ các máy tính và thiết bị ngoại vi khác trong phòng học bộ môn Tin học và kết nối được Internet (có dây hoặc không dây).

Bảo đảm đồng bộ thiết bị và tốc độ đường truyền để tất cả các máy tính trong phòng học bộ môn Tin học có thể truy cập Internet.

x

x

Bộ

01

4

Bàn để máy tính, ghế ngồi

Bàn có thiết kế phù hợp để máy tính. Ghế không liền bàn.

x

x

Bộ

Số lượng phù hợp với HS và máy tính được trang bị

5

Hệ thống điện

Cung cấp điện cho các máy tính và các thiết bị khác

Hệ thống điện đảm bảo cung cấp ổn định điện áp, đủ công suất cho tất cả các máy tính và các thiết bị khác trong phòng, đồng bộ và an toàn trong sử dụng.

x

x

Hệ thống

01

6

Tủ lưu trữ

Lưu trữ

Loại thông dụng, dùng để lưu trữ các thiết bị, đồ dùng trong phòng học tin học.

x

Cái

01

7

Máy in Laser

Hỗ trợ dạy và học

Độ phân giải tối thiểu: 600x600dpi. Tốc độ in tối thiểu: 10 trang/phút.

x

x

Chiếc

01

8

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Hỗ trợ dạy và học

Máy chiếu:

Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Sử dụng điện AC 90-220V/50Hz;

- Điều khiển từ xa.

x

x

Chiếc

01

9

Điều hòa nhiệt độ hoặc Quạt điện

Ổn định nhiệt độ cho phòng máy và đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh.

Loại thông dụng, đảm bảo đủ công suất cho 01 phòng thực hành.

x

x

10

Thiết bị lưu trữ ngoài

Dùng để sao lưu các dữ liệu quan trọng, phần mềm cơ bản, thiết yếu

Loại thông dụng, đảm bảo đủ dung lượng để lưu trữ.

x

Cái

01

11

Bộ dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng máy tính cơ bản

Dùng để bảo trì và sửa chữa máy tính

Gồm bộ tuốc nơ vít các loại, kìm bấm dây mạng RJ45, RJ11, bút thử điện, đồng hồ đo điện đa năng.

x

x

Bộ

01

12

Máy hút bụi

Loại thông dụng

x

x

Cái

01

13

Bộ lưu điện

Lưu điện dự phòng cho máy chủ

Công xuất phù hợp với máy chủ

x

Bộ

01

II

PHẦN MỀM

1

Tất cả các chủ đề

1.1

Hệ điều hành

Dạy và học, quản lý hoạt động máy tính

Phiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả các lớp

1.2

Phần mềm tin học văn phòng

Dạy và học và phục vụ các công việc chung

Phiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả các lớp

1.3

Phần mềm duyệt web

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả các lớp

1.4

Phần mềm diệt virus

Bảo vệ hoạt động máy tính

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả các lớp

1.5

Các loại phần mềm ứng dụng khác

Khai thác, sử dụng phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy, học

Phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học, học liệu điện tử, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả các lớp

2

Chủ đề: Ứng dụng tin học

2.1

Phần mềm tạo sơ đồ tư duy

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6, lớp 9

2.2

Phần mềm chỉnh sửa ảnh

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 8

2.3

Phần mềm mô phỏng

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 9

2.4

Phần mềm thiết kế video

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 9

3

Chủ đề: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

3.1

Phần mềm lập trình trực quan

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 8, lớp 9

4

Chủ đề: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

4.1

Phần mềm tìm kiếm thông tin

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho tất cả cả lớp

4.2

Phần mềm tạo thư điện tử

Dạy và học

Thông dụng, không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6

III

DỤNG CỤ

Chủ đề: Mạng máy tính và Internet

1

Switch/Hub

Dạy, học và thực hành

Dùng cho học sinh thực hành, loại thông dụng.

x

x

Chiếc

01

Dùng cho lớp 6

2

Wireless Router/ Access Point

Dạy, học và thực hành

Dùng cho học sinh thực hành, loại thông dụng.

x

x

Chiếc

01

Dùng cho lớp 6

3

Cáp mạng UTP

Dạy, học và thực hành

Cáp UTP cat 5e, cat 6.

x

x

Mét

100

Dùng cho lớp 6

4

Đầu bấm mạng

Dạy, học và thực hành

Đầu bấm mạng RJ45.

x

x

Cái

100

Dùng cho lớp 6

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

- Đối với các thiết bị được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

- Thiết bị trong PHBM Tin học có thể được sử dụng chung với các môn học khác;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Đồng hồ bấm giây

Dùng để đo thành tích, so sánh thời gian ở đơn vị nhỏ hơn giây

Loại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Chiếc

01/GV

2

Còi

Dùng để ra tín hiệu âm thanh trong hoạt động dạy, học

Loại thông dụng, chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, phát ra âm thanh để ra hiệu lệnh.

x

Chiếc

03/GV

3

Thước dây

Dùng để đo khoảng cách trong hoạt động kẻ, vẽ sân tập luyện

Thước dây cuộn loại thông dụng có độ dài tối thiểu 10.000mm (10m).

x

Chiếc

01/GV

4

Cờ lệnh thể thao

Dùng để ra tín hiệu trong hoạt động dạy, học

Hình chữ nhật, chất liệu bằng vải, kích thước (350x410)mm, Cán dài 460mm, đường kính 15mm, tay cầm 110mm.

x

x

Chiếc

04/GV

5

Biển lật số

Dùng để ghi điểm số trong các hoạt động thi đấu tập

Hình chữ nhật, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, có chân đứng, hai mặt có bảng số hai bên, có thể lật bảng số từ sau ra trước và ngược lại, kích thước bảng (400x200)mm (DxC) (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

01/GV

6

Nấm thể thao

Xác định các vị trí trong hoạt động dạy, học

Hình nón, chất liệu bằng nhựa PVC hoặc tương đương; chiều cao 80mm, đường kính đế 200mm.

x

x

Chiếc

20/GV

7

Bơm

Dùng để bơm hơi các thiết bị, dụng cụ

Loại thông dụng, chất liệu chính bằng kim loại, có đồng hồ đo áp lực, vòi bơm bằng ống cao su, van bơm có đầu cài tiện lợi.

x

x

Chiếc

02/ trường

8

Dây nhảy cá nhân

Dùng để luyện tập bổ trợ thể lực, vui chơi

Dạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc chất liệu khác phù hợp, có lò xo chống mài mòn, dài tối thiểu 2500mm, có cán cầm bằng gỗ hoặc nhựa.

x

x

Chiếc

20/GV

9

Dây nhảy tập thể

Dạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 5000mm.

x

x

Chiếc

01/GV

10

Bóng nhồi

Hình tròn, chất liệu bằng cao su có đàn hồi, trọng lượng 1000-2000g.

x

x

Quả

02/GV

11

Dây kéo co

Dạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20.000mm (20m).

x

x

Cuộn

02/trường

12

Xà đơn

Chất liệu chính bằng kim loại, bao gồm: hai trụ bằng ống Φ60 và Φ40 có chiều cao 2000- 2200mm; tay xà bằng ống Φ28 đặc và có chiều dài 1500mm; có 4 cọc neo xuống đất và hệ thống tăng đơ căng cáp giữ cột xà.

x

x

Bộ

01/trường

13

Xà kép

Chất liệu chính bằng kim loại; phần đế dụng ống U120, Φ60, Φ48 (diện tích đế 1300x2000mm); phần tay xà sử dụng ống Φ42 mạ kẽm dài 3000mm; chiều cao có thể thay đổi (1400-1700mm); chiều rộng tay xà có thể điều chỉnh (340-440mm).

x

x

Bộ

01/ trường

II

THIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ

1

Ném bóng

Dùng cho lớp 6

1.1

Quả bóng

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS nội dung Ném bóng

Hình tròn, chất liệu bằng cao su đặc, trọng lượng 150g (theo tiêu chuẩn của Tổng cục TDTT).

x

x

Quả

10/GV

1.2

Lưới chắn bóng

Dùng để chắn bóng trước khu vực sân ném bóng

Chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, kích thước (5000x10000)mm, mắt lưới 20mm, dây căng lưới dài tối thiểu 25.000mm (loại dây 2 lõi).

x

Cái

02 /trường

2

Chạy cự li ngắn

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2.1

Bàn đạp xuất phát

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS nội dung chạy cự li ngắn

Chất liệu khung chính bằng kim loại, trên khung có nhiều nấc giúp điều chỉnh khoảng cách và góc độ bàn đạp. Vị trí đặt bàn chân được lót cao su dày. Đầu và cuối của bàn đạp có đinh vít để cố định bàn đạp xuống sàn khi sử dụng. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

03/GV

2.2

Dây đích

Dùng để xác định điểm đích đến.

Dạng sợi, chất liệu bằng vải hoặc tương đương, kích thước rộng 7-10mm, dài 5000- 7000mm

x

Chiếc

01/GV

3

Nhảy xa

Dùng cho lớp 7

3.1

Ván dậm nhảy

Dùng để thực hiện động tác giậm nhảy trong Nhảy xa

Hình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng gỗ, kích thước (1220x200x100)mm (DxRxC) (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

01/1 hố cát

3.2

Dụng cụ xới cát

Dùng để làm xốp cát trước khi nhảy

Loại thông dụng, an toàn trong sử dụng.

x

Chiếc

02/ 1 hố cát

3.3

Bàn trang san cát

Dùng để san bằng cát trước và sau khi nhảy

Chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (250x500)mm, cán tre hoặc gỗ dài 800-1000mm.

x

Chiếc

02/ 1 hố cát

4

Nhảy cao

Dùng cho lớp 8,9

4.1

Cột nhảy cao

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS nội dung Nhảy cao

Dạng ống tròn hoặc vuông, chất liệu bằng kim loại hoặc bằng chất liệu khác phù hợp, gồm 2 cột có chân trụ, có thước đo chính xác trên thân, cao tối thiểu 2200mm, tự đứng vững trên trục có bánh xe, trên thân trụ có các gờ có thể điều chỉnh cao thấp để đặt xà lên trên (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

01/GV

4.2

Xà nhảy cao

Dạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp, thẳng, có độ đàn hồi, đường kính 25mm, dài tối thiểu 4000mm. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

01/GV

4.3

Đệm nhảy cao

Hình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng mút, có vỏ bọc ngoài bằng bạt chống thấm. Kích thước tối thiểu (2000x1800x500)mm (DxRxC) (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ
(2 tấm)

02/trường

III

THIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN

* Chỉ trang bị những dụng cụ tương ứng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn

1

Bóng đá

Dùng cho lớp 6,7,8,9

1.1

Quả bóng đá

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS nội dung Bóng đá

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc giả da, size số 5, chu vi 680-700mm, trọng lượng 400- 450g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

20/GV

1.2

Cầu môn

- Cầu môn bóng đá 7 người: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang dạng ống tròn được nối với nhau, không vát cạnh, kích thước (6000x2100x1200)mm (RxCxS).

- Lưới: Dạng sợi, chất liệu bằng sợi dù hoặc tương đương, đan mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

01/trường

2

Bóng rổ

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2.1

Quả bóng rổ

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS nội dung Bóng rổ

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các rãnh tạo ma sát.

Size số 7 dành cho HS Nam (chu vi 750-780mm; trọng lượng: 600-650g).

Size số 6 dành cho HS Nữ (chu vi 720-740mm; trọng lượng: 500-540g).

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

15/GV

2.2

Cột, bảng bóng rổ

- Cột rổ: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại, được cố định trên mặt sân (hoặc có bánh xe di động). Chiều cao có thể điều chỉnh trong khoảng 2600-3050mm.

- Bảng rổ: Hình chữ nhật, chất liệu bằng composite hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (1800x1050)mm, được gắn với cột rổ, có thể hạ, nâng độ cao.

- Vòng rổ: Hình tròn, chất liệu bằng kim loại, đường kính 450mm và được đan lưới, gắn cố định trên bảng rổ, mặt vòng rổ song song với mặt đất.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện),

x

Bộ

02/trường

3

Bóng chuyền

Dùng cho lớp 6,7,8,9

3.1

Quả bóng chuyền da

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Bóng chuyền

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các múi theo đường khâu, chu vi 650-670mm, trọng lượng 260-280g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện),

x

x

Quả

20/GV/ Trường

3.2

Cột và lưới

- Cột: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại được cố định (hoặc di động) trên mặt sân, phần trên có móc để treo lưới và có ròng rọc để điều chỉnh độ cao thấp (có thể điều chỉnh chiều cao từ 1800 đến 2550mm).

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, được đan vuông với chiều rộng mắt 100mm, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới. Dài 9500-10.000mm (9,5-10m), rộng 1000mm.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

02/trường

4

Bóng bàn

Dùng cho lớp 6,7,8,9

4.1

Quả bóng bàn

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật,

Hình tròn, chất liệu bằng cenlluloid hoặc nhựa polymer, ruột có bơm khí kín, đường kính 40mm, trọng lượng 2,5- 2,7g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

30/GV

4.2

Vợt

thực hành của HS nội dung Bóng bàn

Hình dạng tròn, có cán cầm tay, chất liệu cốt vợt bằng gỗ ép (phần lõi), chất liệu hai mặt vợt bằng nỉ hoặc mút. Chiều rộng cốt vợt (đoạn dùng để đánh bóng) 150-158mm, trọng lượng 70-83g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

15/GV

4.3

Bàn, lưới

- Bàn: Hình chữ nhật, có chân đứng vững chắc, chất liệu mặt bàn bằng gỗ ép cứng, độ nảy đều, có chia cách vạch giới hạn ở giữa. Kích thước (2740x1525x760)mm (DxRxC),độ dày mặt bàn 18-30mm.

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới nhỏ hơn kích thước quả bóng bàn, chiều dài lưới dài hơn chiều ngang của bàn, 2 đầu lưới có hệ thống trục móc gắn chắc chắn trên mặt bàn, chiều cao lưới 152,5mm so với mặt bàn.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

03/ trường

5

Cầu lông

Dùng cho lớp 6,7,8,9

5.1

Quả cầu lông

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Cầu lông

Hình nón ngược, chất liệu cánh cầu bằng lông vũ, chất liệu đế cầu bằng xốp mút, đường kính đế cầu 25-28mm, trọng lượng 4,74-5,5g. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Quả

50/GV

5.2[23]

Vợt

Hình elip có tay cầm, chất liệu bằng hợp chất carbon, kim loại hoặc tương đương. Khung vợt kể cả cán chiều dài không vượt quá 680mm và chiều rộng không vượt quá 230mm, đầu vợt không dài quá 290mm, diện tích căng dây không quá 280x220mm (DxR) (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Chiếc

20/GV

5.3

Cột, lưới

- Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1550mm.

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100x750)mm (DxC), viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

03/trường

6

Đá cầu

Dùng cho lớp 6,7,8,9

6.1

Quả cầu đá

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Đá cầu

Chất liệu cánh bằng xốp, chất liệu đế bằng cao su dày 13-15mm, đường kính 38-40mm. Chiều cao 130-150mm, trọng lượng 13g.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Quả

30/GV

6.2

Cột, lưới

- Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao tối đa 1700mm.

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (7100x750)mm (DxC), viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm.

(Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

03/trường

7

Dùng cho lớp 6,7,8,9

7.1

Đích đấm, đá (cầm tay)

Hình elip có tay cầm hoặc bộ phận gắn lên tay, chất liệu bằng da hoặc giả da mềm, ruột đặc, mềm. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

10/GV

7.2

Thiết bị bảo hộ

Đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện

Bao gồm trang phục, phụ kiện bảo hộ các bộ phận đầu, tay, bộ hạ…như mũ, giáp, găng, xà cạp, lót ống quyển (Theo tiêu chuẩn được qui định cụ thể cho từng môn võ thuật -loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

02 /GV

7.3

Thảm xốp

Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương, có độ đàn hồi. Kích thước (1000x1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt.

x

x

Tấm

60/trường

8

Đẩy gậy

Gậy

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Đẩy gậy

Dạng ống tròn, chất liệu bằng tre hoặc chất liệu khác phù hợp, gậy thẳng, có chiều dài 2000mm, đường kính từ 40-50mm, mỗi nửa gậy sơn 1 màu; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau.

x

Chiếc

10/GV

Dùng cho lớp 6,7,8,9

9

Kéo co

Dây kéo co

Dùng cho hoạt động giảng dạy và luyện tập nội dung Kéo co

Dạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20.000mm (20m).

x

Cuộn

02/trường

Dùng cho lớp 6,7,8,9

10

Cờ vua

Dùng cho lớp 6,7,8,9

10.1

Bàn cờ, quân cờ

Dùng cho HS học và tập luyện nội dung Cờ vua

Bàn cờ: Hình vuông, chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp. Kích thước (400x400)mm.

Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước: Vua cao 80mm, đế 25mm; Binh cao 33mm, đế 20mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

20/GV

10.2

Bàn và quân cờ treo tường

Dùng cho GV giảng dạy nội dung Cờ vua

- Bàn cờ: Hình vuông, chất liệu mặt bàn bằng kim loại có từ tính, kích thước (800x800)mm, có móc treo;

- Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước phù hợp với các ô trên bàn cờ, có nam châm gắn mặt sau. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

01/GV

11

Bơi

Dùng cho lớp 6,7,8,9

11.1

Phao bơi

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Bơi

Chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Loại thông dụng dùng cho tập luyện.

x

Chiếc

20/trường

11.2

Sào cứu hộ

Dạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp. Dài 5000-7000mm, đường kính 25mm, màu sơn đỏ - trắng.

x

Chiếc

02/trường

11.3

Phao cứu sinh

Hình tròn, chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Bọc ngoài bằng vải Polyethylene, màu cam phản quang. Đường kính ngoài 650mm, đường kính trong 410mm, trọng lượng 2400g.

x

x

Chiếc

06/trường

12

Thể dục Aerobic

Dùng cho lớp 6,7,8,9

12.1

Thảm xốp

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của

Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương. Kích thước (1000x1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt.

x

x

Tấm

60/trường

12.2

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Được mô tả ở phần thiết bị dùng chung.

x

Bộ

Thiết bị dùng chung

13

Khiêu vũ thể thao

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS

Được mô tả ở phần thiết bị dùng chung.

x

Bộ

Thiết bị dùng chung

Ghi chú:

- Tất cả các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài các môn Thể thao được liệt kê ở trên, có thể thay thế bằng các môn Thể thao khác phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+TDTT: Thể dục thể thao.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGHỆ THUẬT (ÂM NHẠC)
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

TT

Nội dung dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

1

Trống nhỏ

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của loại trống thông dụng, gồm trống và một dùi gõ. Trống có đường kính 180mm, chiều cao 75mm.

x

x

Bộ

05/GV

Dùng cho lớp 6, 7

2

Song loan

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ dân tộc, gồm hai mảnh gỗ hình tròn (có kích thước khác nhau) được nối với nhau bằng một thanh mỏng.

x

x

Cái

10/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

3

Thanh phách

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ dân tộc, gồm hai thanh phách làm bằng tre hoặc gỗ.

x

x

Cặp

20/GV

Dùng cho lớp 6, 7

4

Triangle

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm triangle và thanh gõ đều bằng kim loại. Loại phổ biến có chiều dài mỗi cạnh của tam giác là 180mm.

x

x

Bộ

05/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

5

Tambourine

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại phổ biến, đường kính 270mm, chiều cao 50mm.

x

x

Cái

05/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

6

Bells Instrument

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng (loại chuông không có cao độ), gồm tối thiểu 5 quả chuông nhỏ được làm từ kim loại, gắn với nhau bằng dây hoặc giá đỡ.

x

x

Cái

05/GV

Dùng cho lớp 7, 8, 9

7

Maracas

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm hai bầu rỗng bằng nhựa hoặc gỗ, có tay cầm, bên trong đựng những hạt đậu hoặc viên đá nhỏ.

x

x

Cặp

05/GV

Dùng cho lớp 7, 8, 9

8

Woodblock

HS luyện tập tiết tấu

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm ống gỗ được gắn với tay cầm và dùi gõ. Ống gỗ có một phần tạo ra âm thanh thấp, một phần tạo ra âm thanh cao.

x

x

Cái

03/GV

Dùng cho lớp 7, 8, 9

II

Nhạc cụ thể hiện giai điệu, hoà âm

1

Kèn phím

HS luyện tập giai điệu, hoà âm

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng, có 32 phím. Nhạc cụ này có nhiều tên gọi như: melodica, pianica, melodeon, blow-organ, key harmonica, free-reed clarinet, melodyhorn,...

x

x

Cái

10/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

2

Recorder

HS luyện tập giai điệu, hoà âm

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại sáo dọc soprano recorder làm bằng nhựa, dài 330mm, phía trước có 7 lỗ bấm, phía sau có 1 lỗ bấm, dùng hệ thống bấm Baroque.

x

x

Cái

25/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

3

Xylophone

HS luyện tập giai điệu, hoà âm

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Gồm những thanh kim loại hoặc gỗ (loại có 15 thanh) được gắn với nhau vào giá đỡ, có hai dùi gõ.

x

x

Cái

03/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

4

Ukulele

HS luyện tập giai điệu, hoà âm

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng, loại ukulele concert làm bằng gỗ, có 4 dây.

x

x

Cây

05/GV

Dùng cho lớp 7, 8, 9

5

Electric keyboard (đàn phím điện tử)

GV thực hành, làm mẫu, giảng dạy

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng; có tối thiểu 61 phím cỡ chuẩn; có tối thiểu 100 âm sắc và tối thiểu 100 tiết điệu. Đàn có bộ nhớ để thu âm, ghi âm; có đường kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet,...).

x

Cây

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

III

Thiết bị dùng chung cho các nội dung

1

Thiết bị âm thanh đa năng di động

GV và HS sử dụng khi nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc khác

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị.

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh.

- Công suất phù hợp với lớp học.

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

- Kèm theo micro.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9 (Có thể sử dụng thiết bị dùng chung)

Ghi chú:

- Nhà trường có thể thay thế những nhạc cụ trên bằng nhạc cụ phổ biến ở địa phương hoặc nhạc cụ tự làm, cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng miền;

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Với thiết bị tính trên đơn vị “trường”, “GV”, “HS”, “PHBM”, căn cứ điều kiện thực tiễn về quy mô lớp/trường, điểm trường để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ – MÔN NGHỆ THUẬT (MĨ THUẬT)
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG (trang bị cho một phòng học bộ môn)

1

Mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng

Máy tính (để bàn hoặc xách tay)

Dùng cho giáo viên, học sinh tìm kiếm, thông tin .

- Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học;

- Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.

x

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

2

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Dùng cho giáo viên, học sinh trình chiếu, thuyết trình.

Máy chiếu:

- Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Sử dụng điện AC 90-220V/50Hz;

- Điều khiển từ xa.

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

3[24]

Đèn chiếu sáng

Chiếu sáng mẫu vẽ cho học sinh.

Loại đèn thông dụng có chao; chân cao có điều chỉnh được các góc độ chiếu sáng khác nhau; dây điện dài; ánh sáng vàng; công suất tối thiểu 20W.

x

Bộ

02

Dùng cho lớp 6,7,8,9

4

Giá để mẫu vẽ và dụng cụ học tập

Bảo quản mẫu vẽ, dụng cụ và sản phẩm học tập.

- Giá có nhiều ngăn, bằng vật liệu cứng dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng;

- Kích thước: Phù hợp với diện tích phòng học bộ môn và chiều cao trung bình của học sinh.

x

x

Cái

02

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

5

Bàn, ghế học mĩ thuật

Dùng cho học sinh vẽ, in, nặn, thiết kế

- Mặt bàn phẳng và chân chịu lực, chịu nước, có thể gấp gọn; Kích thước (600x1200)mm cao 850mm;

- Ghế đơn không có tựa, điều chỉnh được cao/thấp.

x

Bộ

01/2HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

6

Bục, bệ

Làm bục, bệ đặt mẫu cho học sinh vẽ.

- Bộ bục, bệ gồm 2 loại có kích thước như sau: Loại (1) dài 800mm, rộng 800mm, cao 1000mm; Loại (2) dài 200mm, rộng 300mm, cao 200mm;

- Chất liệu: Bằng gỗ có khung (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc màu sáng.

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

7

Tủ / giá

Bảo quản sản phẩm đồ dùng, công cụ học tập

Chất liệu bằng sắt hoặc bằng gỗ; Kích thước (1760x1060x400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao, cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

x

x

Cái

03

Dùng cho các lớp 6,7,8,9

8

Mẫu vẽ

Làm mẫu vẽ cho học sinh

- Bộ mẫu vẽ gồm có 6 khối:

+ Khối cơ bản 3 khối:

01 khối lập phương kích thước: (250x250x250)mm;

01 khối cầu đường kính 200mm;

01 khối hình chóp tam giác cân, đáy hình vuông, kích thước: các cạnh đáy (200x200)mm, cao 300mm.

+ Khối biến thể 3 khối:

01 khối hộp chữ nhật kích thước: dài 300mm, rộng 150mm, cao 100mm;

01 khối trụ kích thước: cao 300mm, đường kính 150mm;

01 khối chóp nón kích thước: chiều cao 350mm, đường kính đáy 250mm.

- Vật liệu: Bằng gỗ, (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc ghi sáng.

x

Bộ

01

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

9

Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A)

Đặt bảng vẽ cá nhâ

- Chiều cao phù hợp với học sinh THCS;

- Có thể tăng giảm chiều cao phù hợp tầm mắt học sinh khi đứng hoặc ngồi vẽ;

- Có thể di chuyển, xếp gọn trong lớp học;

- Chất liệu: Bằng gỗ cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng.

x

Cái

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

10[25]

Bảng vẽ

Dùng cho học sinh vẽ, thiết kế

Chất liệu gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; kích thước (850x650)mm; độ dày tối thiểu 5mm.

x

Cái

01/HS

Dùng cho lớp 6,7,8,9

11

Bút lông

Dùng cho học sinh vẽ

Bộ bút lông loại tròn hoặc dẹt thông dụng. Số lượng: 6 cái (từ 1 đến số 6 hoặc 2,4,6,8,10,12).

x

Bộ

01/HS

dùng cho lớp 6, 7, 8,9

12

Bảng pha màu

Dùng cho học sinh pha màu

- Chất liệu: Bằng nhựa màu trắng (hoặc vật liệu khác tương đương) không cong, vênh, an toàn trong sử dụng;

- Kích thước tối thiểu: (200x300x2,5)mm.

x

Cái

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

13

Ống rửa bút

Dùng cho học sinh rửa bút

Chất liệu: Bằng nhựa, không cong vênh, có quai xách, an toàn trong sử dụng;

Kích thước: Dung tích khoảng 2 lít nước.

x

Cái

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

14

Lô đồ họa (tranh in)

Dùng để lăn mực, in tranh

Lô có tay cầm (cán gỗ), lõi thép (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) bọc cao su; kích thước bề mặt lô: 150mm, đường kính 30mm.

x

Cái

05/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

15

Màu Goát (Gouache colour)

Dùng cho học sinh vẽ, in, thiết kế

- Bộ màu loại thông dụng, an toàn trong sử dụng, không có chất độc hại. Gồm 12 màu, đóng gói riêng cho từng màu:

- Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời;

- Mỗi loại màu có dung tích tối thiểu 200ml, các màu được đóng gói đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng.

x

Hộp

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

16

Đất nặn

Dùng cho học sinh nặn, tạo hình 3D

Loại thông dụng, số lượng 12 màu:

- Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời;

- Mỗi màu có trọng lượng 02 kilogam;

- Mỗi màu được đóng gói đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng, không có chất độc hại.

x

Hộp

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

II

TRANH ẢNH PHỤC VỤ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1

Mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng

Bảng yếu tố và nguyên lý tạo hình

Học sinh hiểu được các yếu tố và nguyên lí tạo hình

Tranh/ảnh mô tả các yếu tố và nguyên lí tạo hình; nên được thiết kế thành hai cột hoặc hai vòng tròn giao nhau.

- Cột yếu tố tạo hình gồm có: Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian; Cột nguyên lí tạo hình gồm có: Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hòa.

x

x

Tờ

01/HS

Dùng cho lớp 6;7;8; 9

2

Lịch sử mĩ thuật Việt Nam

Bộ tranh/ ảnh về di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử và Cổ đại

Học sinh hiểu được di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử và Cổ đại

Bộ tranh/ảnh gồm có 04 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh mô tả về hình vẽ trên hang Đồng Nội, Hòa Bình;

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh trống đồng Đông Sơn cụ thể như sau: Hình ảnh Trống đồng Đông Sơn hoàn chỉnh; chi tiết mặt trống, hình vẽ họa tiết; chi tiết thân trống hình vẽ họa tiết;

- Tờ 3 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Sa Huỳnh gồm có: Hình ảnh tháp Chăm; Tượng chim thần Garuda nuốt rắn Naga; Phù điêu nữ thần Sarasvati; đồ gốm;

- Tờ 4 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Óc Eo gồm có: Hình ảnh khu di tích Ba Thê Thoại Sơn An Giang; tượng thần Vishnu; đồ trang sức; đồ gốm.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

3

Lịch sử mĩ thuật thế giới

Bộ tranh/ ảnh về di sản văn hóa nghệ thuật thế giới thời kì Tiền sử và Cổ đại

Học sinh hiểu được di sản văn hóa nghệ thuật thế giới thời kì Tiền sử và Cổ đại

Bộ tranh/ảnh gồm có 05 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh mô tả về hình vẽ trên hang động Altamira, Lascaux Tây Ban Nha;

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Ai Cập gồm có: Kim tự tháp, phù điêu, bích họa trong kim tự tháp, tượng Pharaon, đồ gốm;

- Tờ 3 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Hy Lạp gồm có: Đền Parthenon; tượng thần vệ nữ thành Milos; đồ gốm;

- Tờ 4 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Trung Quốc gồm có: Điêu khắc hang Mogao; tranh Quốc họa; đồ gốm;

- Tờ 5 phiên bản hình ảnh về nghệ thuật Ấn Độ gồm có: Điêu khắc, bích họa chùa hang Ajanta ở bang Maharasta, Ấn Độ.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

4

Mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại

Bộ tranh/ ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại

Học sinh hiểu được mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại

Bộ tranh/ảnh gồm có 04 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Lý;

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Trần;

- Tờ 3 phiên bản hình ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Lê;

- Tờ 4 phiên bản hình ảnh mô tả về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời Nguyễn.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 7

5

Mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại

Bộ tranh/ ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại

Học sinh hiểu được mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại

Bộ tranh/ảnh gồm có 04 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 (1925 - 1945);

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn sau Cách mạng Tháng 8 (1945 - 1954);

- Tờ 3 phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975;

- Tờ 4 phiên bản hình ảnh về mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1975 – đến nay.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

6

Mĩ thuật thế giới thời kì trung đại

Bộ tranh/ ảnh về mĩ thuật thế giới thời kì trung đại

Học sinh hiểu được mĩ thuật thế giới thời kì trung đại

Bộ tranh/ảnh gồm có 04 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội họa tiêu biểu của nghệ thuật Romanesque;

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội họa tiêu biểu của nghệ thuật Gothic;

- Tờ 3 và tờ 4 phiên bản hình ảnh mĩ thuật về kiến trúc, điêu khắc, hội họa tiêu biểu của nghệ thuật thời kì Phục Hưng.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 7

7

Mĩ thuật thế giới thời kì hiện đại

Bộ tranh/ ảnh về mĩ thuật thế giới thời kì hiện đại

Học sinh hiểu được mĩ thuật thế giới thời kì hiện đại

Bộ tranh/ảnh gồm 03 tờ:

- Tờ 1 phiên bản hình ảnh về Trường phái nghệ thuật Ấn tượng;

- Tờ 2 phiên bản hình ảnh Trường phái nghệ thuật Dã thú;

- Tờ 3 phiên bản hình ảnh Trường phái nghệ thuật Lập thể.

x

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8,9

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học.

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng.

- Các tranh ảnh tại mục II có kích thước (790x540)mm, dung sai 10mm, in offset 4 mầu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.

- Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210x290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen).

- Với thiết bị tính trên đơn vị “trường”, “GV”, “HS”, “PHBM”, căn cứ điều kiện thực tiễn về quy mô lớp/trường, điểm trường để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học.

- Đối với các thiết bị dành cho HS (bàn, ghế học mĩ thuật, giá vẽ, bảng vẽ…) được trang bị theo PHBM, căn cứ thực tế số lượng học sinh của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho học sinh thực hành.

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị, chỉnh sửa sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video);

- Chức năng tương tác giữa giáo viên và HS;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá. Bộ học liệu điện tử bao gồm các video, hình ảnh minh họa, hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp như: Hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa; diễn đàn, sân khấu hóa, hội thảo, hội thi, trò chơi; các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền; hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6,7,8,9

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

TRANH ẢNH

1

Hoạt động hướng vào bản thân

Bộ thẻ về thiên tai, biến đổi khí hậu

HS nhận diện về dấu hiệu của thiên tai để có thể tự bảo vệ bản thân

Bộ 16 thẻ rời, kích thước (148x105)mm, in màu trên nhựa, không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Mỗi thẻ minh họa một nội dung: Mưa bão; Mưa đá; Giông lốc, gió xoáy; Mây đen đằng Đông; Mây đen đằng Tây; Lũ lụt; Đất sạt lở ở vùng núi; Sạt lở ven sông; Băng tan; Tuyết lở; Động đất; Sóng thần; Vòi rồng; Núi lửa phun trào; Hạn hán; Ngập mặn.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Hoạt động hướng đến xã hội

Bộ tranh về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Giúp HS nhận diện được một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo từ đó sẵn sàng tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Bộ 6 tranh rời kích thước (290x210)mm[1]. Bộ tranh minh họa các hình ảnh:

- Hình ảnh HS dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ;

- Hình ảnh HS chăm sóc giúp đỡ người già;

- Hình ảnh tình nguyện viên hướng dẫn giao thông;

- Hình ảnh tặng quà từ thiện;

- Hình ảnh cứu trợ bão lũ;

- Hình ảnh dạy học tại lớp học tình thương.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8

3

Hoạt động Hướng đến tự nhiên

Bộ tranh về ô nhiễm môi trường

Giúp HS nhận biết được một số loại ô nhiễm môi trường, từ đó tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Bộ 3 tranh rời kích thước (290x210)mm1. Bộ tranh/thẻ minh họa các hình ảnh:

- Ô nhiễm môi trường nước (ao, hồ, sông, biển);

- Ô nhiễm môi trường đất (rác thải, túi ni lông, đổ thải);

- Ô nhiễm môi trường không khí (mùi, khói bụi).

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 9

4

Hoạt động hướng nghiệp

Bộ thẻ nghề truyền thống

HS nhận biết và làm quen với các nghề truyền thống

Bộ 20 thẻ rời, kích thước (148x105)mm, in màu trên nhựa, không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Mỗi thẻ minh họa:

- Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội);

- Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (Hà Nội);

- Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội);

- Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh);

- Làng Trống Đọi Tam (Hà Nam);

- Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng);

- Làng Thúng chai Phú Yên;

- Làng nghề làm muối Tuyết Diêm;

- Làng Cói Kim Sơn;

- Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ La Xuyên (Nam Định);

- Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương);

- Nghề Thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình);

- Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình);

- Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên - Huế);

- Làng Nón Tây Hồ - Phú Vang (Thừa Thiên Huế);

- Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam);

- Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận);

- Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương);

- Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương);

- Làng Dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang).

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 9

II

Video/clip

1

Hoạt động hướng vào bản thân

1.1

Video về một số tình huống nguy hiểm

Giúp HS nhận diện được một số tình huống nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ trong các tình huống đó

Minh họa:

- Tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông;

- Tình huống nguy hiểm khi sử dụng điện, điện thoại;

- Tình huống nguy hiểm khi hỏa hoạn;

- Tình huống nguy hiểm khi mưa bão;

- Tình huống nguy hiểm khi kẹt trong thang máy;

- Tình huống nguy hiểm khi bị xâm hại.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 7

1.2

Video về Giao tiếp ứng xử

Giúp HS nhận diện được những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp ứng xử

Minh họa:

- HS giao tiếp ứng xử với bạn bè (tích cực: tôn trọng, đồng cảm, khen ngợi; chưa tích cực: nói xấu, trêu chọc, đổ lỗi, bạo lực học đường);

- HS giao tiếp ứng xử với những người trong gia đình (tích cực: chia sẻ, động viên, thấu hiểu, đồng cảm, quan tâm, chăm sóc; chưa tích cực: khép mình, ít cởi mở, ít giao tiếp, không lắng nghe);

- HS giao tiếp với thầy cô ( tích cực: lễ phép, hợp tác, thẳng thắn; chưa tích cực: nói dối, nói xấu, trêu chọc).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6,7,8,9

2

Hoạt động hướng đến xã hội

2.1

Video về một số hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

Giúp HS phân tích được một số hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng và biết cách thể hiện các hành vi đó khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

Minh họa:

- Hành vi giao tiếp, ứng xử khi tham gia vệ sinh đường làng, ngõ phố;

- Hành vi giao tiếp ứng xử khi tham gia lễ hội ở địa phương;

- Hành vi giao tiếp, ứng xử khi tham gia hoạt động sinh hoạt tại cộng đồng.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 7, 8

2.2

Video về bắt nạt học đường

Giúp HS nhận biết được dấu hiệu bắt nạt học đường từ đó có những biện pháp phòng tránh.

Minh họa:

- Bắt nạt bằng lời nói (đe dọa, gán nhãn, đặt biệt hiệu, nói xấu);

- Bắt nạt bằng hành động (giật tóc, ngáng chân, đánh, đấm);

- Bắt nạt trên mạng (nhắn tin đe dọa, bình phẩm thiếu tôn trọng, khiêu khích, thách thức).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

2.3

Video về một số áp lực trong cuộc sống

Giúp HS nhận diện được một số áp lực của cuộc sống từ đó có những cách ứng phó phù hợp

Minh họa:

- Áp lực điểm số;

- Áp lực trường học;

- Áp lực gia đình.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 9

3

Hoạt động Hướng đến tự nhiên

3.1

Video về cảnh quan thiên nhiên Việt Nam

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Minh họa các cảnh đẹp sau:

- Vịnh Hạ Long;

- Ruộng bậc thang (lúa xanh và lúa vàng) ở các vùng cao phía Bắc;

- Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình);

- Phong Nha Kẻ Bàng;

- San hô, cá bơi đủ màu sắc ở Nha Trang;

- Bãi cát Mũi Né;

- Đồng bằng Sông Cửu Long;

- Các loài hoa, cánh đồng hoa, đường hoa (ví dụ: mùa hoa bằng lăng tím Đà Lạt);

- Rừng thông Đà Lạt;

- Dãy núi Trường Sơn;

- Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6,7,8,9

3.2

Video về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra

Giúp HS nhận thức được hậu quả của thiên tai từ đó có ý thức thực hiện và tuyên truyền về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Minh họa các cảnh: Bão; lốc; sét; mưa lớn; lũ quét; sạt lở đất.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8

4

Hoạt động Hướng nghiệp

4.1

Video về một số nghề truyền thống điển hình ở một vài địa phương

HS nhận biết và mô tả lại được quy trình triển khai một số nghề truyền thống ở một vài địa phương

Minh họa quy trình triển khai và một số sản phẩm cụ thể của một số nghề truyền thống ở một vài địa phương như:

- Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội);

- Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (Hà Nội);

- Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội);

- Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh);

- Làng Trống Đọi Tam (Hà Nam);

- Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng);

- Làng Thúng chai Phú Yên;

- Làng nghề làm muối Tuyết Diêm;

- Làng Cói Kim Sơn;

- Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ La Xuyên (Nam Định);

- Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương);

- Nghề Thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình);

- Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình);

- Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên - Huế);

- Làng Nón Tây Hồ - Phú Vang (Thừa Thiên Huế);

- Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam);

- Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận);

- Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương);

- LàngTranhsơnmàiTươngBìnhHiệp(BìnhDương);

- Làng Dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7

III

DỤNG CỤ

1

Bộ dụng cụ lao động sân trường

HS trải nghiệm với lao động

Bộ công cụ lao động:

x

Bộ

05/trường

Dùng cho lớp 6,7,8,9

- Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường, lớp học bao gồm: Chổi, dụng cụ hốt rác có cán, găng tay lao động phù hợp với HS, khăn lau, khẩu trang y tế, giỏ đựng rác bằng nhựa có quai xách;

x

02/lớp

- Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây trồng thông thường, bao gồm: xẻng, chĩa 3 bằng nhựa, bình tưới cây 4 lít bằng nhựa, kéo cắt cành.

x

05/trường

2

Bộ lều trại

Giúp HS trải nghiệm với các hoạt động tổ chức ngoài trời

Bộ lều trại gấp gọn, kích thước đủ cho số lượng 20 - 25 HS/trại.

x

Bộ

02/lớp

Dùng cho lớp 6,7,8,9

Ghi chú:

- Tất cả các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip;

- Mỗi Video/Clip/Phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210x290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

- Số lượng thiết bị tính trên đơn vị “8 bộ/GV” được tính theo nhóm cho 1 lớp với số HS tối đa là 45, số lượng bộ thiết bị /GV này có thể thay đổi để phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức 6HS/bộ;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - THIẾT BỊ DÙNG CHUNG
(Kèm theo Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở)

TT

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

1

Bảng nhóm

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục

Kích thước (400x600x0,5)mm, một mặt mầu trắng kẻ li ô li dùng để viết bút dạ xoá được; một mặt màu xanh, dòng kẻ ô vuông trắng dùng để viết phấn.

x

Chiếc

06/5 lớp

2

Tủ đựng thiết bị

Đựng thiết bị

Kích thước (1760x1060x400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao; cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

x

x

Chiếc

03/trường

3

Giá để thiết bị

Để thiết bị

Bằng kim loại hoặc gỗ, kích thước phù hợp với thiết bị.

x

Chiếc

03/trường

4

Nam châm

Gắn tranh, ảnh lên bảng

Loại gắn bảng thông dụng.

x

x

Chiếc

20/lớp

5

Nẹp treo tranh

Nẹp tranh, bản đồ, lược đồ

Khuôn nẹp ống dạng dẹt; kích cỡ dày 6mm, rộng 13mm, dài (1090mm, 1020mm, 790mm, 720mm, 540mm, 290mm), bằng nhựa PVC hoặc tương đương, có 2 móc để treo.

x

Chiếc

20/trường

6

Giá treo tranh

Bảo quản tranh

Loại thông dụng

x

Chiếc

03/trường

7

Thiết bị thu phát âm thanh

Dùng chung cho toàn trường, các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp).

x

Bộ

01/5 lớp

7.1

Đài đĩa

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.

- Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông.

- Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ;

- Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Đài AM, FM;

- Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.

x

Chiếc

7.2

Loa cầm tay

Dùng cho các hoạt động ngoài trời

Loại thông dụng.

x

Chiếc

7.3

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Nguồn điện:AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc;

- Kèm theo micro.

x

Bộ

8

Thiết bị trình chiếu

Dùng chung cho toàn trường, các môn học và hoạt động giáo dục

(căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp).

x

Bộ

01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp

8.1

Máy tính (để bàn hoặc xách tay)

- Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học;

- Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Bộ/ Chiếc

8.2[26]

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Trình chiếu

Máy chiếu:

- Loại thông dụng;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50inch, Full HD;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp ;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Bộ

8.3

Đầu DVD

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.

- Loại thông dụng;

- Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW và các chuẩn thông dụng khác;

- Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ;

- Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI;

- Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: 90–240V/50 Hz.

x

Chiếc

8.4

Máy chiếu vật thể

Dạy học

Loại thông dụng, Full HD.

Cảm biến hình ảnh tối thiểu 5MP. Zoom quang học tối thiểu 10x. Phụ kiện kèm theo

x

x

Chiếc

9

Máy in

Loại thông dụng, công nghệ laze, tốc độ tối thiểu 16 tờ khổ A4/phút.

x

Chiếc

01/trường

10

Máy ảnh (hoặc Máy quay)

Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục

Máy ảnh:

Kỹ thuật số, loại thông dụng, độ phân giải tối thiểu 15MP.

Máy quay:

Loại thông dụng, Full HD, màn hình LCD 2,7inch, bộ nhớ trong tối thiểu 8GB; zoom quang học tối thiểu 30x, zoom kĩ thuật số tối thiểu 300x.

x

x

Chiếc

01/trường

11

Cân

Dùng để đo khối lượng cơ thể học sinh

Cân bàn điện tử, loại thông dụng.

x

x

Chiếc

02/trường

12

Nhiệt kế điện tử

Dùng để đo nhiệt độ cơ thể học sinh

Loại thông dụng.

x

Cái

02/trường

Ghi chú:

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.



[1] Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông.”

[2] Điều 4 và Điều 5 của Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024 quy định như sau:

"Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp:

a) Đối với các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đã được phê duyệt không có các thiết bị được điều chỉnh tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT , Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT , Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ;

b) Đối với các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đã được phê duyệt có các thiết bị được điều chỉnh tại Thông tư này thì điều chỉnh thông số kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”

[3] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[4] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[5] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[6] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[7] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[8] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[9] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[10] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[11] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[12] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[13] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[14] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[15] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[16] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[17] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[18] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[19] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[20] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[21] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[22] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[23] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[24] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[25] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

[1] in offset 4 màu trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán giấy OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa)

[26] Quy định tại số thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 26/04/2024 hợp nhất Thông tư về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.474

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.216.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!