Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1413/LN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Người ký: Hoàng Bình Quân, Lê Ngọc Trọng, Lê Thế Tiệm, Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Thị Minh Phương, Trần Xuân Giá
Ngày ban hành: 15/10/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NỘI VỤ - BỘ Y TẾ - HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM - TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1413/LN

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1996

 

KẾ HOẠCH

LIÊN BỘ NỘI VỤ - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, Y TẾ, TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH, HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM SỐ 1413/LN NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 1996 PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG NGHIỆN MA TUÝ TRONG HỌC SINH, SINH VIÊNVÀ THANH THIẾU NIÊN

Trong những nam qua, công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhưng hiện nay tình hình nghiện hút, hít, tiêm chích ma tuý và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý vẫn đang còn điễn ra phức tạp. Đặc biệt, nạn nghiện ma tuý phát triển nhanh trong tầng lớp thanh, thiếu niên và bắt đầu lây lan vào trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và đại học, cao đẳng. Tác hại của ma tuý đã ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học sinh sinh viên và đạo đức của thanh niên, thiếu niên. Nhiều em từ nghiện ma tuý đã phải bỏ học hoặc trở thành tội phạm. Đây đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06/CP ngày 29-1-1993 của Chính phủ, đòi hỏi phải dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết chống tệ nạn này bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, chữa trị, cai nghiện và xử lý hành chính, hình sự nghiêm khắc các hành vi phạm tội về ma tuý nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, Liên ngành Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội - Y tế - Giáo dục và Đào tạo - Trung ương Đoàn - Hội Liên iệp phụ nữ Việt Nam thống nhất chỉ đạo kế hoạch phối hợp hành động về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh sinh viên và thanh, thiếu niên với các nội dung sau đây:

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1/ Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên, cha mẹ học sinh và toàn dân thấy rõ tác hại của nghiện ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội để tích cực, chủ động phòng chống ma tuý.

2/ Ngăn chặn có hiệu quả các nguồn ma tuý từ bên ngoài đưa vào các trường học. Xử lý hình sự kiên quyết, nghiêm khắc bọn buôn bán, tổ chức sử dụng ma tuý và rủ rê, lôi kéo học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên hút, hít trích ma tuý.

3/ Phát hiện sớm và tổ chức chữa trị kịp thời cho những học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên đã nghiện ma tuý. Hạn chế, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt nạn nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và giảm hẳn trong thanh niên.

Phấn đấu thực hiện bằng được 3 yêu cầu trên sẽ góp phần quan trọng làm giảm tình hình nghiện ma tuý trong cả nước và giảm thành phần tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

II- ĐỐI TƯỢNG TẬP TRUNG PHÒNG NGỪA NGHIỆN MA TUÝ VÀ PHẢI ĐẤU TRANH XỬ LÝ:

1/ Đối tượng tập trung phòng ngừa nghiện ma tuý:

- Học sinh các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, học sinh chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Sinh viên các Trường đại học, cao đẳng. - Thanh thiếu niên ở các cộng đồng dân cư.

2/ Đối tượng, địa bàn trọng điểm cần tập trung quản lý và đấu tranh xử lý:

- Bọn buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép các chất ma tuý. (Đặc biệt là hêrôin).

- Bọn tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý dưới mọi hình thức. Đặc biệt là bọn tổ chức, lôi kéo, rủ rê học sinh, sinh viên, thiếu niên hút, hít Hêrôin.

- Địa bàn: Tiến hành rộng khắp ở các trường học, cụm dân cư trong phạm vi cả nước, nhưng trước mắt chú trọng tập trung ở địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu du lịch, các huyện, xã giáp biên giới, các cửa khẩu và đầu mối giao thông, các trường học đóng trên các địa ban này.

III- CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CẦN TIẾN HÀNH ĐỂ PHÒNG VÀ CHỐNG MA TUÝ Ở CÁC TRƯỜNG HỌC VÀ CỤM DÂN CƯ:

1/ Tiến hành mở một đợt tuyên truyền thật mạnh mẽ để giáo dục, vận động học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên phòng chống ma tuý. cụ thể là:

- Các trường phổ thông, THCN-DN, CĐ-ĐH và Chi đoàn thanh niên ở cơ sở dành một ngày (cuối tháng 10) để phổ biến cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên biết và hiểu rõ những nội dung sau:

+ Tình hình thực trạng nghiện ma tuý hiện nay.

+ Tình hình ma tuý xâm nhập vào các trường và học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên như thế nào.

+ Nguy cơ và tác hại của ma tuý đối với con người, xã hội và nhất là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên.

+ Học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên cần làm gì để phòng chống ma tuý.

- Ngày sinh hoạt đầu tháng 11: tổ chức cho các lớp, các chi đoàn TNCS, Chi đội thiếu niên sinh hoạt trao đổi đề ra kế hoạch hành động phòng chống ma tuý và tiến hành ký cam kết không nghiện ma tuý giữa các lớp học, các Chi đoàn, Chi đội và từng đoàn viên, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

2/ Tiến hành điều tra cơ bản về tình hình nghiện ma tuý trong các trường học và cụm dân dư trên cơ sở đó tổ chức hội nghị phát động giáo viên, cán bộ công nhân, cha mẹ học sinh, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và học sinh phát hiện, tố giác tội phạm có liên quan đến ma tuý. Chú ý hướng dẫn, phát hiện, các hiện tượng sau:

+ Những người, những nơi tổ chức tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý. Đặc biệt là mua bán bột Hêrôin và tổ chức, rủ rê, lôi kéo học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tiêm chích, hút, hít.

+ Những học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên đang nghi là có biểu hiện tiêm, chích, hút, hít ma tuý.

+ Những thông tin có liên quan đến các hành vi: sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng các chất ma tuý thì chuyển cho lực lượng Công an. Lực lượng Công an có trách nhiệm tiến hành ngay việc xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ để bắt giữ, xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự và thông tư liên ngành Nội Vụ, Kiểm sát, Toà án số 09 ngày 10/10/1996.

Việc xử lý hành chính, hình sự phải nghiêm khắc, công khai và thông báo kịp thời cho mọi người biết để tạo dư luận xã hội lên án và răn đe tội phạm.

+ Những thông tin về nghiện ma tuý có liên quan đến học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh thiếu niên thì nhà trường, Ban chấp hành Đoàn, Đội, Chi hội phụ nữ trực tiếp gặp gỡ, giáo dục, vận động, khuyên răn để không tiếp tục dấn sâu vào nghiện ngập. Đồng thời, có kế hoạch thật cụ thể trong việc phân công giúp đỡ cai nghiện tại nhà, tại xã, phường...

3/ Sử dụng ngay lực lượng thanh niên xung kích, đội thiếu niên cờ đỏ... đã có ở các trường, các xã, phường, cụm dân cư làm các nhiệm vụ: + Tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng chống ma tuý. Đôn đốc, nhắc nhở các học sinh, sinh viên trong lớp và thành viên của Đoàn, Đội thực hiện các biện pháp, các quy định, nội quy về phòng chống ma tuý.

+ Theo dõi, phát hiện kịp thời những học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý hoặc có biểu hiện nghiện ma tuý.

+ Kèm cặp, giúp đỡ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý trong học tập và cai nghiện.

4/ Làm trong sạch môi trường trong trường và xung quanh các trường học, khu tập thể, ký túc xá...

- Không để các hàng quán lưu động bán trong trường và xung quanh trường học để chủ động ngăn chặn việc rủ rê, môi giới, bán ma tuý cho học sinh, sinh viên.

- Với các nhà hàng có đăng ký kinh doanh, thường có học sinh, sinh viên lui tới ăn uống thì nhà trường và Công an phường, xã họp với các chủ cửa hàng để:

+ Thông báo cho họ biết chủ trương, kế hoạch, biện pháp về phòng chống ma tuý trong các trường.

+ Yêu cầu họ cam kết:

. Không bán, môi giới dẫn dắt học sinh mua, hút, hít ma tuý.

. Phát hiện cho nhà trường những học sinh, sinh viên có hiện tượng mua, bán, hút, hít ma tuý.

. Phát hiện cho Công an địa phương những người bán, dẫn dắt, hút, hít ma tuý.

+ Nếu họ có các hành vi môi giới, buôn bán chất ma tuý cho học sinh, sinh viên thì không chỉ bị thu hồi giấy phép kinh doanh mà còn bị truy tố trước pháp luật.

5/ Tổ chức họp phụ huynh học sinh, thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch phòng chống ma tuý trong các trường và yêu cầu phụ huynh quan tâm tới con em, phát hiện sớm những hiện tượng con em có liên quan đến ma tuý, hoặc sử dụng ma tuý để cùng nhà trường giải quyết, quản lý giáo dục hoặc chạy chữa cho các em.

6/ Tổ chức giáo dục giúp đỡ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên đã nghiện hút, hít ma tuý.

Nhà trường phối hợp với Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi hội Liên hiệp phụ nữ, các cấp bộ đoàn, y tế ở cơ sở thực hiện các công việc sau:

- Với những em đã nghiện ma tuý nặng thì vận dộng giáo dục để gia đình đăng ký đưa đi cai nghiện tại trung tâm của xã, phường, quận, huyện, tỉnh (riêng những em còn đang học thì nên tổ chức cai nghiện tại gia đình, phường, xã).

- Với những em mới hút, hít lần đầu hoặc nghiện nhẹ đã phát hiện kịp thời thì giáo dục, quản lý chặt chẽ cùng gia định, địa phương để thực hiện các biện pháp giáo dục quản lý tại cộng đồng.

IV- PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1/ Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo đôn đốc Giám đốc các Sở giáo dục, hiệu trưởng các trường đại học, Cao đẳng dạy nghề và phổ thông triển khai khẩn trương "Định hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý ở trường học từ 1996 - 2000" của Bộ Giáo dục.

- Phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo tuyên tuyền, giáo dục các kiến thức phòng ngừa và tác hại của ma tuý trong các trường đại học, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trong các trường phổ thông. Biên soạn chương trình, tài liệu giáo dục phòng chống ma tuý thông qua hoạt động nội khoá, ngoại khoá ngay từ đầu năm học mới. Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng, các cấp quản lý giáo dục đào tạo tiến hành tổ chức triển khai thực hiện. Chỉ đạo các đơn vị giáo dục phối hợp với các lực lượng Công an, chính quyền cơ sở... làm trong sạch môi trường trong và xung quanh trường học; phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng sử dụng chất ma tuý trong các nhà trường; tổ chức cho sinh viên, học sinh cam kết không sử dụng ma tuý; góp phần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý ở địa phương.

2/ Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Đoàn thanh niên cùng với Hội liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên, Hội đồng đội chỉ đạo các tỉnh thành đoàn, hội trong trường, các liên đội tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng chống tệ nạn sử dụng và nghiện ma tuý. Phát động rộng rãi trong thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên phong trào phòng ngừa, đấu tranh chống nghiện ma tuý. Tổ chức các hoạt động từ cấp chi đoàn, chi hội, chi đội nhằm vận động thanh thiếu niên học sinh, sinh viên tích cực xây dựng môi trường nhà trường trong sạch văn minh, tổ chức cho thanh thiếu niên cam kết không sử dụng ma tuý. Củng cố và đẩy mạnh các đội tuyên truyền, các đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ... làm nòng cốt trong các hoạt động của thanh thiếu niên.

3/ Bộ Nội vụ:

- Chỉ đạo phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán và tổ chức sử dụng ma tuý. Đặc biệt phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tổ chức sử dụng ma tuý trong thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh. Bằng mọi biện pháp ngăn chặn bằng được các nguồn ma tuý đưa vào các trường học. Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp nhất là cấp cơ sở tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan trong điều tra cơ bản, tuyên truyền, tổ chức cai nghiện tại xã phường và lập hồ sơ đưa những người nghiện nặng vào các trung tâm cai nghiện, chữa trị.

4/ Bộ Lao động-Thương binh và Xã Hội:

Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo việc tổ chức cai nghiên, chữa bệnh cho những thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh đã mắc nghiện bằng nhiều biện pháp, hình thức và nghiên cứu có chế độ miễn, giảm chi phí cai nghiện đối với thiếu niên và học sinh. Ưu tiên đào tạo nghề và bố trí việc làm cho thanh thiếu niên sau khi cai nghiện và cho học sinh bỏ học, thất học.

5/ Bộ Y tế:

Chỉ đạo việc phối hợp với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông định kỳ kiểm tra bằng biện pháp y học để phát hiện những sinh viên, học sinh nghiện ma tuý (trước mắt tập trung xét nghiệm cho số có nghi vấn). Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chữa trị kịp thời ở các trung tâm tập trung và tại cộng đồng.

6/ Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

Chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền, giáo dục kiến thức phòng ngừa và tác hại của ma tuý nhất là cho đối tượng nữ thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh. Phát động phong trào sâu rộng trong các chi hội kiên quyết phòng chống ma tuý, mỗi chị em có trách nhiệm giáo dục, quản lý không để con em mình sử dụng các chất ma tuý. Các cấp hội tích cực phối hợp với các ngành liên quan trong vận động chữa trị, cai nghiện; giáo dục dạy nghề và tìm công ăn việc làm cho thanh thiếu niên.

7/ Đề nghị Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo cơ quan văn hoá thông tin các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã có trách nhiệm tích cực trong phối hợp với các ngành tuyên truyền về phòng chống tệ nạn ma tuý và biểu dương cá nhân đơn vị điển hình.

- Đề nghị Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em các cấp cùng phối hợp chỉ đạo và tham gia thực hiện.

- Đề nghị Uỷ ban Dân tộc và Miền núi giành thêm kinh phí của Chương trình quốc gia 06/CP để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch liên ngành này.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Theo sự phân công trên đây, các ngành xây dựng chương trình hành động cụ thể phù hợp với chức năng của ngành mình và căn cứ vào mục đích, yêu cầu đặt ra trong kế hoạch liên ngành để hướng dẫn các tỉnh, thành phố theo hệ thống ngành dọc và các trường học, xong trong tháng 10/1996 để 1/11/1996 đồng loạt triển khai.

2/ Trong tháng 10 và tháng 11/1996, các ngành phối hợp chỉ đạo điều tra cơ bản tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, trọng tâm là sinh viên và học sinh.

3/ Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương với các cơ quan văn hoá, thông tin, biên tập xuất bản những ấn phẩm nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh về kiến thức phòng ngừa và tác hại của ma tuý.

4/ Mỗi tỉnh, thành phố chỉ đạo thí điểm ở một cơ sở đoàn, 1 trường học để rút kinh nghiệm triển khai diện rộng.

5/ ở Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch liên ngành gồm đại diện 6 ngành làm thành viên. Đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ làm trưởng ban và thường trực theo dõi. Mỗi ngành có một bộ phận cán bộ làm thường trực, ở địa phương và các trường học tuỳ tình hình cụ thể thành lập các Ban chỉ đạo liên ngành để chỉ đạo thực hiện kế hoạch này.

6/ Kế hoạch liên ngành này bước 1 được thực hiện từ quý IV/1996 đến hết quý I/1997. Cuối quý I/1997 các ngành và tỉnh thành sẽ kiêm điểm đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành sơ kết sau 6 tháng thực hiện để rút kinh nghiệm có hướng tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Hoàng Bình Quân
(Đã ký)

 

 

Lê Ngọc Trọng
(Đã ký)

 

 

Lê Thế Tiệm
(Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Lương Trào
(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Minh Phương
(Đã ký)

 

Trần Xuân Giá
(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 1413/LN ngày 15/10/1996 về kế hoạch phối hợp liên ngành phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên do Bộ Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo - Lao động Thương binh Xã hội - Y tế - Trung ương Đoàn thanh niên - Hội niên hiệp phụ nữ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.189

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.10.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!