BỘ ĐẠI HỌC VÀ
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP-BỘ GIÁO DỤC-TỔNG CỤC DẠY NGHỀ-UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ
EM
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 21-TT/GD
|
Hà Nội , ngày 22
tháng 7 năm 1986
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIÁO DỤC - BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
-TỔNG CỤC DẠY NGHỀ - UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EMSỐ
21-TT/GĐ NGÀY 22-7-1986 HƯỚNG DẪN XÉT TẶNGDANH HIỆU NHÀ GIÁO ƯU
TÚ.
Ngày 26 -4 -1986, Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 52-HĐBT về việc xét tặng danh hiệu Nhà
giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú, Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên
nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương hướng dẫn thực
hiện Nghị định trên như sau:
I.
ĐỐI TƯỢNG
Danh hiệu "Nhà
giáo nhân dân" và "Nhà giáo ưu tú" tặng cho:
1. Các cô nuôi dạy trẻ.
2. Các giáo viên phổ thông, mẫu
giáo, bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
3. Cán bộ giảng dạy đại học và cao
đẳng.
4. Cán bộ quản lý các nhà trẻ và
các trường học.
5. Cán bộ công tác ở các cơ quan
quản lý giáo dục mà trước đó đã có thời gian làm công tác nuôi dạy trẻ hoặc giảng
dạy ở các trường học.
Khi xét chọn phải bảo đảm tỷ lệ
cân đối giữa các ngành giáo dục và các đối tượng, phải quan tâm trước hết đến
những nhà giáo trực tiếp làm công tác nuôi dạy trẻ, giáo dục, giảng dạy ở cơ sở.
II.
TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn đã ghi
trong điều 2 của Nghị định bao gồm các yêu cầu về đạo đức cách mạng, tài năng
sư phạm, công lao trong sự nghiệp giáo dục và thời gian tham gia công tác giáo
dục.
1. Về đạo đức cách mạng: Phải
trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp,
thiết tha yêu nghề, thương học sinh, thực sự xứng đáng là tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức.
2. Về tài năng sư phạm và công
lao trong sự nghiệp giáo dục, phải đạt 4 yêu cầu cụ thể:
a) Đã đạt trình độ đào tạo
"chuẩn" hoặc đạt trình độ tương đương với tiêu chuẩn nghiệp vụ theo
quy định của từng ngành giáo dục.
b) Đã thực hiện sáng tạo mục
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công
tác nuôi dạy trẻ, giảng dạy giáo dục và quản lý giáo dục, được tập thể đồng
nghiệp và các cấp quản ký giáo dục đánh giá cao.
c) Có nhiều thành tích trong
công tác nghiên cứu khoa học hoặc tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm. "Nhà
giáo ưu tú" phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc công trình nghiên cứu khoa
học, được ứng dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục, đào tạo, sản xuất và
chiến đấu.
"Nhà giáo nhân dân" phải
có công trình nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm, được ứng dụng rộng
rãi, đạt hiệu quả lớn trong công tác giáo dục, đào tạo, sản xuất và chiến đấu.
d) Có thành tích trong công tác
bồi dưỡng đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ: hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên mới
vào nghề tiến bộ nhanh chóng; hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác giảng
dạy giáo dục và nghiên cứu khoa học có kết quả; tham gia các lớp bồi dưỡng do
nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục tổ chức đạt kết quả tốt v.v...
3. Về thời gian công tác:
"Nhà giáo ưu tú" phải có ít nhất 10 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nuôi
dạy trẻ. Nếu là cán bộ quản lý thì phải có ít nhất 7 năm trực tiếp giảng dạy hoặc
nuôi dạy trẻ trong số 10 năm công tác giáo dục.
"Nhà giáo nhân dân" phải
có ít nhất 15 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nuôi dạy trẻ. Nếu là cán bộ quản lý
thì phải có ít nhất 10 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nuôi dạy trẻ trong số 15
năm công tác giáo dục. Những trường hợp dưới đây được giảm 3 năm công tác so với
thời gian quy định:
a) Công tác ở một trong các tỉnh
Sơn la, Lai châu, Hoàng liên sơn, Hà tuyên, Cao bằng, Lạng sơn, Gia lai - Kon
Tum, Daklak, Lâm đồng, các huyện miền núi và các vùng có khó khăn đặc biệt thuộc
các tỉnh khác.
b) Công tác ở các hải đảo xa.
c) Dạy các nghề nặng nhọc, độc hại,
ngoài trời.
Trên đây là nội dung các tiêu
chuẩn về đạo đức, tài năng, công lao đối với các "Nhà giáo nhân dân"
và "nhà giáo ưu tú". Khi vận dụng cần nắm vững mức độ khác nhau giữa
"Nhà giáo nhân dân" và "nhà giáo ưu tú". "Nhà giáo ưu
tú" phải thực sự xứng đáng là nhà sư phạm mẫu mực, có tài năng sư phạm, có
công lao trong sự nghiệp giáo dục được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân tín
nhiệm. "Nhà giáo nhân dân" phải đạt yêu cầu cao hơn là có tài năng sư
phạm xuất sắc, có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi
trong ngành và trong xã hội được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
Đối với những người được điều động
về làm công tác ở các cơ quan quản lý giáo dục từ cấp huyện trở lên, khi vận dụng
tiêu chuẩn phải căn cứ vào 2 thời kỳ là thời kỳ ở cơ sở và thời kỳ ở cơ quan quản
lý giáo dục. Khi ở cơ sở phải đạt các tiêu chuẩn đã nêu trên đây. Khi công tác ở
cơ quan quản lý vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, có sáng kiến kinh nghiệm tốt
về cải tiến quản lý, có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của
ngành, của địa phương.
III.
QUYỀN LỢI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU.
Những người được tặng
danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" và "Nhà giáo ưu tú" được những
quyền lợi dưới đây:
- Được cấp bằng chứng nhận và
huy hiệu.
- Được nâng lương sớm hơn thời hạn
quy định.
- Được thưởng một số tiền hoặc
hiện vật. Mức thưởng từng năm sẽ do Thủ trưởng các ngành giáo dục cùng Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định.
- Được Nhà nước giúp đỡ tạo những
điều kiện cần thiết để bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm cống hiến nhiều hơn nữa
cho sự nghiệp giáo dục.
IV.
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU"NHÀ GIÁO NHÂN DÂN"
VÀ "NHÀ GIÁO ƯU TÚ" CÁC CẤP
(sau đây gọi tắt là Hội đồng xét
tặng danh hiệunhà giáo).
1. ở trung ương:
a) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo trung ương (Hội đồng
chung của 4 ngành giáo dục).
Bộ máy giúp việc của Hội đồng là
tổ Thư ký hội đồng.
b) Thủ trưởng các ngành giáo dục
ra quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo của từng ngành
giáo dục, gọi là:
- Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của Bộ giáo dục.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của bộ đại học và trung học chuyên nghiệp.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của Tổng cục dạy nghề.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương.
Nhiệm vụ tổ chức và phương thức
hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo Trung ương và từng ngành
giáo dục sẽ có văn bản quy định riêng.
2. ở cấp tỉnh, thành phố, đặc
khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) không thành lập Hội đồng
chung của các ngành giáo dục, mà thành lập Hội đồng của từng ngành giáo dục.
a) Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của sở giáo dục: xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân",
"nhà giáo ưu tú" cho các nhà giáo của các ngành học phổ thông, mẫu
giáo, bổ túc văn hoá, các trường sư phạm trực thuộc sở và cơ quan quản lý giáo
dục trong tỉnh.
b) Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của ban giáo dục chuyên nghệp tỉnh: xét tặng danh hiệu "Nhà giáo
nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" cho các nhà giáo của các trường cao
đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề của địa phương và
của trung ương đóng tại địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục chuyên nghiệp
trong tỉnh (trừ các trường sư phạm trực thuộc sở giáo dục và các trường đào tạo
cô nuôi dạy trẻ).
c) Hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em tỉnh: xét tặng danh hiệu "Nhà giáo
nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" cho các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên
các trường đào tạo cô nuôi dạy trẻ và các nhà giáo (cô nuôi dạy trẻ, giáo viên)
công tác ở các cơ quan quản lý ngành nuôi dạy trẻ trong tỉnh.
Thành phần Hội đồng xét tặng
danh hiệu nhà giáo từng ngành giáo dục của tỉnh, do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định, theo đề nghị của Thủ trưởng các ngành giáo dục tỉnh.
3. ở các trường đại học và các
trường trực thuộc các Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng
cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương và các trường đại học
thuộc các bộ khác: thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo của trường do
Hiệu trưởng làm Chủ tịch, Thư ký công đoàn làm Phó chủ tịch.
Hiệu trưởng các trường nói trên
ra quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "nhà giáo" và báo
cáo với Thủ trưởng các ngành giáo dục. Mỗi hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên.
V.
THỦ TỤC XÉT DUYỆT VÀ ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU
1. Xét chọn ở các địa
phương:
a) Bộ giáo dục, Bộ đại học và
trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung
ương sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục xét chọn trong từng ngành và phải bảo đảm các
nguyên tắc sau:
- Người được đề nghị xét tặng
danh hiệu phải được cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở cơ sở (nơi người đó
công tác) nhất trí cao và phải được cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất trí.
- Đối với các trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do trung ương quản lý đóng tại địa phương
thì người được đề nghị tặng danh hiệu phải do các Bộ (hoặc cơ quan ngang bộ) chủ
quản nhất trí.
Sau khi lấy ý kiến của cơ sở, Hội
đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo của ngành giáo dục tỉnh họp để nghiên cứu hồ
sơ và ý kiến quần chúng, thảo luận, phân tích, đánh giá đạo đức, tài năng sư phạm,
công lao của từng người và bỏ phiếu kín (phải có ít nhất 2/3 số thành viên của
Hội đồng dự họp mới coi là hợp lệ).
Người được Hội đồng đề nghị Uỷ
ban nhân dân tỉnh xét phải được 90% người họp nhất trí.
Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh
căn cứ đề nghị của Thủ trưởng các ngành giáo dục tỉnh để xét chọn và gửi đề nghị
cho Thủ trưởng các ngành giáo dục ở trung ương (các nhà giáo thuộc ngành giáo dục
nào thì gửi đề nghị lên Thủ trưởng ngành giáo dục đó).
2. Xét chọn ở các trường đại học
và các trường trực thuộc các Bộ giáo dục, đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng
cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương và các trường đại học
thuộc các Bộ khác.
a) Các khoa đề cử những người được
tặng danh hiệu.
b) Tổ chức lấy ý kiến của quần
chúng trong trường bằng cách:
- Họp toàn thể cán bộ giáo viên
hoặc cán bộ cốt cán của trường hoặc của khoa để phân tích, đánh giá từng người
và bỏ phiếu kín.
- Tổ chức lấy ý kiến của đại biểu
sinh viên trong khoa (chỉ ghi biên bản không bỏ phiếu).
c) Họp hội đồng xét tặng danh hiệu
nhà giáo của trường để nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu ý kiến của quần chúng, thảo
luận, phân tích, đánh giá từng người và bỏ phiếu kín (phải có 2/3 số thành viên
hội đồng dự họp mới coi là hợp lệ). Người được đề nghị lên thủ trưởng các ngành
giáo dục xét tặng danh hiệu phải được 90% số người dự họp nhất trí.
Đối với các trường đại học không
thuộc Bộ đại học và Bộ giáo dục trực tiếp quản lý thì danh sách các nhà giáo được
đề nghị xét tặng danh hiệu phải có ý kiến của bộ chủ quản và chuyển đến Bộ đại
học và trung học chuyên nghiệp.
3. Xét chọn ở Trung ương:
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà
giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú sẽ tổ chức xét chọn, đề nghị lên Hội đồng Bộ
trưởng xem xét. Hội đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước quyết định. (Quy
trình xét chọn cụ thể sẽ có văn bản quy định riêng).
VI.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU.
Hồ sơ gửi lên Thủ
trưởng các ngành giáo dục ở trung ương gồm có:
1. Văn bản đề nghị của Uỷ ban
nhân dân tỉnh hoặc Hiệu trưởng các trường trực thuộc các Bộ giáo dục, Bộ đại học
và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em và
các trường đại học khác.
2. Danh sách những người được đề
nghị tặng danh hiệu.
3. Bản thành tích của cá nhân có
ý kiến xác nhận của thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
4. Một số kinh nghiệm sáng kiến
hoặc công trình nghiên cứu khoa học có ý kiến đánh giá xác nhận của Hội đồng
khoa học các ngành giáo dục tỉnh hoặc của trường cao đẳng hay đại học hoặc có
văn bản chứng nhận của Uỷ ban khoa học Nhà nước hay của cơ quan có thẩm quyền
khác.
5. Biên bản lấy ý kiến của quần
chúng cơ sở.
VII.
CÔNG BỐ VÀ XOÁ BỎ DANH HIỆU"NHÀ GIÁO NHÂN DÂN" VÀ
"NHÀ GIÁO ƯU TÚ"
Các danh hiệu
"Nhà giáo nhân dân" và "Nhà giáo ưu tú" được công bố hai
năm 1 lần vào ngày 20-11. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc tổ chức công bố danh hiệu, trao huy chương và phần thưởng.
Trong trường hợp người được tặng
danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" không còn xứng
đáng với danh hiệu ấy nữa thì Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc hiệu trưởng các trường
đề nghị hội đồng xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" và "Nhà
giáo ưu tú" xem xét lại để đề nghị Hội đồng bộ trưởng trình Hội đồng Nhà
nước xoá bỏ danh hiệu đã được tặng.
Căn cứ vào Thông tư này, các Bộ giáo
dục, đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ
và trẻ em trung ương cụ thể hoá những điểm cần thiết cho phù hợp với từng ngành
và có kế hoạch triển khai đến cơ sở.
Đinh
Thị Cẩn
(Đã
ký)
|
Hồng
Long
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Đình Tứ
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thị Bình
(Đã
ký)
|