Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 46/2011/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Số hiệu: 46/2011/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 17/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp mới

Theo quy định tại Thông tư 46/2011/TT-BGDĐT thì ngày 10/1/2012 sẽ áp dụng Quy chế mới về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.


Theo đó, thời gian cho một chương trình đào tạo trình độ TCCN theo hình thức vừa làm vừa học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là từ 3-4 năm học, so với quy định cũ là 3 năm.

Quy chế mới còn quy định, nhà trường phải thông báo cho giáo viên và học sinh về quy chế đào tạo; nội dung và kế hoạch học tập của chương trình đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cho từng học kỳ; danh sách các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, hình thức thi các học phần; quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh.

Ngoài ra thông tư còn quy định số giờ thực tập và môn thi tốt nghiệp. Cụ thể: số giờ cho thực tập là không quá 8 giờ/một ngày, môn thi tốt nghiệp gồm Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp, Thực hành nghề nghiệp.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2012.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 46/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 18 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan quản lý trường, Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, thủ trưởng các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- UB VHGDTTN-NĐ Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hình thức vừa làm vừa học (sau đây gọi tắt là TCCN vừa làm vừa học), bao gồm: Tổ chức đào tạo; Đánh giá học phần và bảo lưu kết quả học tập; Thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với các trường TCCN; các cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN theo hình thức vừa làm vừa học (sau đây gọi chung là các trường) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo TCCN vừa làm vừa học do trường xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo TCCN hệ chính quy. Căn cứ vào chương trình khung ngành, các trường xác định chương trình đào tạo của mình.

2. Các trường phải xác định được chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo TCCN vừa làm vừa học của mình. Trong chuẩn đầu ra phải khẳng định việc học sinh đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cụ thể khi tốt nghiệp.

Điều 3. Thời gian đào tạo

1. Thời gian cho một chương trình đào tạo trình độ TCCN vừa làm vừa học được tính từ khi khai giảng đến khi hoàn thành chương trình đào tạo của khóa học. Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở đảm bảo đủ thời gian để học sinh hoàn thành chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

a) Từ ba đến bốn năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

b) Hai năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

c) Từ một đến một năm rưỡi học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, đồng thời có chứng chỉ tốt nghiệp trình độ sơ cấp trở lên của giáo dục nghề nghiệp (có thời gian đào tạo từ một năm học trở lên và cùng nhóm ngành học).

2. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo TCCN vừa làm vừa học bao gồm thời gian áp dụng cho từng đối tượng đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này cộng với thời gian tối đa học sinh được phép tạm ngừng học theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy chế này.

Điều 4. Điều kiện đào tạo

Trường được đào tạo TCCN vừa làm vừa học đối với các ngành khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã được cấp có thẩm quyền quyết định mở ngành đào tạo TCCN ở hệ chính quy.

2. Có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo TCCN.

a) Đảm bảo đội ngũ giáo viên;

b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt tối thiểu theo quy định về chương trình khung TCCN đối với ngành đào tạo;

c) Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình ngành đào tạo TCCN vừa làm vừa học;

d) Có kế hoạch đào tạo TCCN vừa làm vừa học.

3. Được cơ quan có thẩm quyền xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN.

Chương II

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 5. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo cho khóa học và lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

2. Đầu khoá học, nhà trường phải thông báo cho giáo viên và học sinh về quy chế đào tạo; nội dung và kế hoạch học tập của chương trình đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cho từng học kỳ; danh sách các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, hình thức thi các học phần; quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh.

3. Việc bố trí dạy học đảm bảo số tiết dạy lý thuyết trên lớp tối đa là 6 tiết/01 buổi; 9 tiết/01 ngày (02 buổi); số giờ cho thực tập không quá 8 giờ/một ngày.

4. Khoa (hoặc tổ bộ môn) phân công giáo viên dạy đúng ngành được đào tạo và theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình.

5. Khi thực hiện chương trình đào tạo, giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Có kế hoạch giảng dạy, giáo án, đề cương bài giảng được tổ trưởng tổ bộ môn phê duyệt. Giảng bài đúng kế hoạch được giao và thực hiện các quy định khác về quản lý lớp học;

b) Không được tự ý thay đổi trình tự thực hiện các học phần trong chương trình đào tạo hoặc tùy tiện cắt giảm nội dung chương trình;

c) Đánh giá kết quả học tập của học sinh và báo cáo tổ bộ môn hoặc cho phòng đào tạo kết quả tự đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo các nội dung: điều kiện đảm bảo chất lượng, nội dung chương trình học phần, tình hình học tập, thái độ học tập của học sinh và đề xuất, kiến nghị với nhà trường các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.

Điều 6. Điều chỉnh chương trình đào tạo

1. Căn cứ vào nhu cầu của xã hội, đặc điểm ngành học và đối tượng đào tạo, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh nội dung, thời lượng chương trình, nhưng không được quá 25% thời lượng của chương trình nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra ngành đào tạo TCCN. Tổng số đơn vị học trình của chương trình (sau khi đã điều chỉnh) vẫn đảm bảo bằng hoặc lớn hơn tổng số đơn vị học trình trong chương trình đã đăng ký đào tạo của trường.

2. Việc điều chỉnh chương trình chỉ được thực hiện vào đầu khóa học.

Điều 7. Quản lý chương trình đào tạo

1. Cấp có thẩm quyền phê duyệt đăng ký mở ngành có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo việc điều chỉnh chương trình; Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh chương trình.

2. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo và phê duyệt việc biên soạn tài liệu, giáo án, đề cương bài giảng các học phần;

b) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của người học và thị trường lao động;

c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo của giáo viên và các khoa, tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng đào tạo.

Điều 8. Điều kiện để học sinh được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học

1. Cuối mỗi năm học, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình chung học tập của học sinh trong năm học đó, điểm của tất cả các học phần đã học tính từ đầu khóa học và kết quả rèn luyện của học sinh trong năm học đó để xét việc cho học sinh được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học.

2. Học sinh được học tiếp lên năm học sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học đạt từ 5,0 trở lên;

b) Có khối lượng các học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét không quá 20 đơn vị học trình;

c) Không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc bị buộc thôi học.

3. Học sinh có thể làm đơn đề nghị nhà trường cho phép được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Bị ốm đau hoặc bị tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

b) Do nguyện vọng cá nhân, học sinh phải học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét không dưới 5,0. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân do Hiệu trưởng quy định và phải được tính vào thời gian học chính thức tại trường của học sinh quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này;

c) Các trường hợp nghỉ học tạm thời khi muốn được trở lại tiếp tục học tập phải gửi đơn tới Hiệu trưởng nhà trường ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới hoặc năm học mới.

4. Học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này được quyền tạm ngừng học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.

a) Học sinh không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học để củng cố kiến thức không quá ba năm trong toàn khoá học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ ba đến bốn năm học, không quá hai năm đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ một đến hai năm học;

b) Trong thời gian được tạm ngừng học, học sinh phải đăng ký học lại các học phần chưa đạt yêu cầu nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn và đảm bảo điều kiện tiên quyết theo quy định tại chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng xem xét bố trí cho các học sinh này được học một số học phần của năm học tiếp theo nếu họ đề nghị.

5. Học sinh bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây:

a) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 4,0;

b) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học dưới 4,5;

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này;

d) Vi phạm kỷ luật ở mức buộc thôi học.

Những trường hợp học sinh bị buộc thôi học, nhà trường phải thông báo về địa phương (nơi học sinh có hộ khẩu thường trú) và gia đình chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký quyết định.

6. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng để xét cho học sinh được học tiếp, nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học. Số lượng, thành phần của Hội đồng do Hiệu trưởng quy định.

Điều 9. Ưu tiên trong đào tạo

1. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh TCCN hiện hành được hưởng chế độ ưu tiên trong đào tạo.

2. Học sinh thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được tạm ngừng học không quá bốn năm trong toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ ba đến bốn năm học; không quá ba năm cho toàn khoá học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ một đến hai năm học.

3. Trong thời gian được tạm ngừng học để học lại các học phần chưa đạt yêu cầu, học sinh thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

4. Đối với học sinh học đúng ngành đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, được Hiệu trưởng xem xét miễn giảm thực tập nhưng phải làm báo cáo thực tập và không được miễn thi.

Điều 10. Điều kiện, thủ tục chuyển trường

1. Học sinh được chuyển trường nếu có các điều kiện dưới đây:

a) Trường xin chuyển đến có đào tạo ngành học mà học sinh đang theo học ở trường xin chuyển đi;

b) Đã hoàn thành ít nhất một học kỳ;

c) Có đơn xin chuyển trường và được hiệu trưởng trường chuyển đi và trường chuyển đến đồng ý.

2. Thủ tục chuyển trường:

a) Học sinh xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường có học sinh xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của học sinh như: năm học, số học phần mà học sinh chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;

c) Thời hạn xem xét đơn xin chuyển trường và trả lời học sinh không được kéo dài quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của học sinh. Trường hợp không cho phép học sinh chuyển trường, Hiệu trưởng phải ghi rõ lý do và thông báo để học sinh biết.

3. Học sinh bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên đang trong thời gian rèn luyện thử thách không được chuyển trường.

4. Học sinh chuyển trường được chứng nhận và bảo lưu kết quả học tập đã đạt được ở trường cũ.

Chương III

ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN VÀ BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC TẬP

Điều 11. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Nhà trường tổ chức việc thi kết thúc học phần. Việc tổ chức thi kết thúc học phần có thể được tiến hành ngay sau khi học hết học phần hoặc vào cuối mỗi học kỳ và do Hiệu trưởng quy định. Những học sinh không tham dự lần thi thứ nhất hoặc có điểm học phần dưới 5 ở lần thi thứ nhất sẽ được dự thi ở lần sau do Hiệu trưởng quyết định.

Học sinh nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Những học sinh này sau khi tham gia học bổ sung đủ nội dung kiến thức còn thiếu của học phần đó thì được dự thi kết thúc học phần ở lần thi sau. Học sinh không tham gia học bổ sung nội dung kiến thức còn thiếu của học phần do nghỉ học quá thời gian theo quy định mà không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0 để tính là điểm thi kết thúc học phần của học phần đó.

2. Học sinh vắng thi có lý do chính đáng được phép hoãn thi. Nhà trường bố trí cho những học sinh này dự thi vào lần thi tiếp theo. Điểm thi được tính là lần thi thứ nhất. Hiệu trưởng quy định điều kiện và thủ tục cho học sinh xin hoãn thi.

3. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian thi trong kế hoạch thời gian dành cho thi ở mỗi học kỳ. Thời gian làm bài thi kết thúc học phần đối với mỗi bài thi viết tự luận từ 90 phút đến 120 phút, đối với mỗi bài thi trắc nghiệm từ 45 phút đến 60 phút. Đối với các môn học đặc thù, thời gian thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng quy định.

Điều 12. Đánh giá học phần

1. Tùy theo từng học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần.

a) Điểm kiểm tra thường xuyên là điểm kiểm tra đầu giờ hoặc trong giờ lên lớp, kiểm tra thực hành hoặc kiểm tra viết với thời gian dưới 45 phút;

b) Điểm kiểm tra định kỳ là điểm kiểm tra hết chương, kiểm tra bài thực hành, thực tập hoặc từng phần chính của học phần, thời gian từ 45 phút trở lên;

c) Điểm thi kết thúc học phần là điểm thi để kết thúc học phần do nhà trường tổ chức vào cuối mỗi học kỳ hoặc sau khi kết thúc học phần.

2. Điểm học phần là trung bình cộng của điểm thi kết thúc học phần và điểm trung bình các điểm kiểm tra.

Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm, trong đó điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2.

3. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra do Hiệu trưởng quy định và phải được công bố công khai cho học sinh biết trước khi vào học học phần nhưng phải đảm bảo cứ mỗi học phần phải có ít nhất 1 điểm kiểm tra thường xuyên và 1 điểm kiểm tra định kỳ cho mỗi học sinh.

4. Giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra và chấm các bài kiểm tra của học phần.

Điều 13. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi kết thúc học phần

1. Nội dung đề thi phải phù hợp với nội dung kiến thức cơ bản của học phần đã quy định trong chương trình. Quy trình ra đề thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng quy định.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, thực hành, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng quyết định các hình thức thi thích hợp cho từng học phần và thông báo công khai cho học sinh biết từ đầu năm học.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần đối với các bài thi viết chỉ được thực hiện sau khi đã rọc phách bài thi. Kết quả chấm thi viết phải được công bố chậm nhất là 10 ngày sau khi thi.

Hiệu trưởng quy định quy trình chấm thi, thống nhất cách cho điểm bài thi, bảo quản và lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm ít nhất là sau khi kết thúc khoá học.

4. Việc chấm thi vấn đáp và chấm thi thực hành phải thực hiện theo mẫu phiếu chấm thi quy định, trong đó tương ứng với mỗi nội dung đánh giá, giáo viên phải ghi ý kiến nhận xét, điểm từng phần và điểm tổng vào phiếu chấm thi. Điểm thi vấn đáp được công bố sau mỗi buổi thi khi hai giáo viên chấm thi thống nhất được điểm chấm. Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức các mẫu phiếu chấm thi đối với các môn thi vấn đáp, thực hành.

5. Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của hai giáo viên chấm thi và có xác nhận của trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải được quản lý và lưu giữ tại bộ môn và gửi về văn phòng khoa, phòng đào tạo chậm nhất là một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

6. Học sinh được quyền làm đơn xin phúc khảo về điểm thi kết thúc học phần đối với những môn thi viết tự luận, thời gian xin phúc khảo trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi kết thúc học phần. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức phúc khảo và công bố kết quả phúc khảo cho học sinh.

Điều 14. Thi lại, thi trả nợ và bảo lưu kết quả học phần

1. Học sinh thi không đạt hoặc bỏ thi không có lý do chính đáng ở lần thi thứ nhất, được dự thi lại tối đa là hai lần.

2. Học sinh vắng mặt trên lớp quá mức quy định cho một học phần (nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần) phải đăng ký để học bổ sung nội dung kiến thức còn thiếu của học phần đó; Học sinh chưa hoàn thành 2/3 các bài thí nghiệm, thực hành, bài tập, tiểu luận, bài tập lớn, nếu làm bổ sung đầy đủ, sẽ được dự thi ở lần thi lại.

3. Học sinh sau ba lần thi, điểm học phần vẫn không đạt 5,0 trở lên, phải đăng ký học lại để thi trả nợ học phần.

4. Học sinh đã tốt nghiệp TCCN hoặc trình độ cao hơn được bảo lưu kết quả (miễn học và thi) các học phần tương đương về nội dung và có kết quả học phần đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Hiệu trưởng quy định về thời gian tổ chức thi lại, điều kiện và thủ tục cho học sinh được đăng ký học để thi trả nợ học phần và bảo lưu kết quả học tập.

Điều 15. Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập

1. Điểm đánh giá bộ phận (bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ), điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến phần nguyên.

2. Điểm đánh giá học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.

3. Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, khoá học là trung bình cộng các điểm học phần trong mỗi học kỳ, mỗi năm học và cả khoá học theo hệ số của từng học phần và được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn.

Hệ số của học phần tùy thuộc số học trình của mỗi học phần. Mỗi đơn vị học trình tương ứng với một hệ số.

4. Điểm học phần, điểm trung bình chung học tập để xét cấp học bổng (nếu có), xét khen thưởng cho học sinh chỉ được tính kết quả điểm thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Điểm học phần và điểm trung bình chung học tập để xét học sinh được học tiếp, tạm ngừng học, bị buộc thôi học và xét tốt nghiệp được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi kết thúc học phần.

5. Xếp loại kết quả học tập:

a) Điểm trung bình chung học tập là căn cứ để xếp loại học tập của học sinh, cụ thể:

- Loại xuất sắc: từ 9,0 đến 10.

- Loại giỏi: từ 8,0 đến 8,9.

- Loại khá: từ 7,0 đến 7,9.

- Loại trung bình khá: từ 6,0 đến 6,9.

- Loại trung bình: từ 5,0 đến 5,9.

- Loại yếu: từ 4,0 đến 4,9.

- Loại kém: dưới 4,0;

b) Học sinh có điểm trung bình chung học tập xếp từ loại khá trở lên bị hạ xuống một bậc nếu có từ 20% trở lên số học phần có điểm dưới 5,0 ở lần thi thứ nhất.

Chương IV

THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 16. Điều kiện được dự thi tốt nghiệp

1. Học sinh có đủ các điều kiện sau thì được dự thi tốt nghiệp:

a) Tại thời điểm thi tốt nghiệp, không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đã tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo và không có học phần bị điểm dưới 5.

2. Học sinh không được dự thi tốt nghiệp do không đảm bảo điều kiện quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này, nếu có điểm trung bình chung học tập của năm học cuối khoá không nhỏ hơn 4,0, điểm trung bình chung học tập toàn khoá không nhỏ hơn 4,5 và thời gian học tập tại trường của học sinh vẫn đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho học sinh được học lại các học phần chưa đạt yêu cầu rồi xét điều kiện dự thi tốt nghiệp. Nếu học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì được dự thi trong các kỳ thi tốt nghiệp tiếp sau. Thời gian và kế hoạch học lại, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp và thi tốt nghiệp do Hiệu trưởng quyết định.

3. Trước khi tổ chức thi tốt nghiệp, Hiệu trưởng thành lập hội đồng xét điều kiện dự thi tốt nghiệp cho học sinh cuối khóa. Thành phần, số lượng thành viên của hội đồng do Hiệu trưởng quy định.

Điều 17. Môn thi, hình thức và nội dung thi tốt nghiệp

1. Môn thi tốt nghiệp bao gồm: Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp, Thực hành nghề nghiệp.

2. Đối với hệ đào tạo mà đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở thì ngoài ba môn thi tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, học sinh phải thi tốt nghiệp thêm ba môn văn hóa. Hiệu trưởng nhà trường quy định các môn thi, thời gian tổ chức thi các môn văn hóa và thông báo công khai từ đầu khóa học.

3. Hình thức thi: Căn cứ vào điều kiện cụ thể ngành đào tạo của trường, Hiệu trưởng quy định hình thức thi tốt nghiệp cho phù hợp.

4. Nội dung các môn thi tốt nghiệp:

a) Nội dung thi tốt nghiệp môn Chính trị thuộc nội dung chương trình môn Chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Nội dung thi tốt nghiệp môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp là những kiến thức được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo;

c) Nội dung thi tốt nghiệp môn Thực hành nghề nghiệp thuộc những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc phần kỹ năng chuyên môn trong chương trình đào tạo;

d) Nội dung thi tốt nghiệp các môn văn hóa là những kiến thức cơ bản được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc phần kiến thức các môn văn hóa trong chương trình theo quy định.

Điều 18. Hội đồng thi tốt nghiệp

1. Thành phần của hội đồng thi tốt nghiệp bao gồm:

a) Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền;

b) Phó chủ tịch hội đồng là phó Hiệu trưởng hoặc trưởng phòng đào tạo;

c) Ủy viên thư ký là trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng đào tạo;

d) Các ủy viên gồm các trưởng khoa, trưởng phòng, tổ trưởng bộ môn và các thành phần khác do Hiệu trưởng quyết định.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng thi tốt nghiệp:

a) Giúp Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp theo các quy định tại Quy chế này và kế hoạch của nhà trường;

b) Quyết định thành lập các ban giúp việc cho hội đồng thi tốt nghiệp, gồm ban thư ký, ban đề thi, ban coi thi, ban chấm thi. Các ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp.

- Ban thư ký do ủy viên thư ký hội đồng làm trưởng ban;

- Ban đề thi do chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm làm trưởng ban. Ban đề thi gồm các tiểu ban, mỗi môn thi do một tiểu ban phụ trách. Số lượng mỗi tiểu ban không quá 3 người, trong đó có một người làm trưởng tiểu ban;

- Ban coi thi do chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm làm trưởng ban;

- Ban chấm thi do chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm làm trưởng ban. Ban chấm thi gồm các tiểu ban, mỗi tiểu ban phụ trách chấm một môn thi tốt nghiệp. Số lượng người trong mỗi tiểu ban tùy theo số lượng bài thi của môn thi và Chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp quyết định. Mỗi tiểu ban có tối thiểu 3 người, trong đó có một người làm trưởng tiểu ban;

c) Phân công tổ chức và theo dõi kỳ thi, bảo đảm thực hiện nội quy và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy theo quy định tại Điều 26 của Quy chế này;

d) Xét duyệt kết quả thi tốt nghiệp và giải quyết các đơn khiếu nại (nếu có); trình Hiệu trưởng danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp, danh sách học sinh không được công nhận tốt nghiệp;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan tới thi tốt nghiệp theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

3. Thường trực hội đồng thi tốt nghiệp gồm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký. Thường trực hội đồng có các nhiệm vụ sau:

a) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho các phiên họp toàn thể hội đồng;

b) Giải quyết các công việc giữa hai kỳ họp của hội đồng theo đúng quy chế, và báo cáo kết quả công việc với hội đồng trong phiên họp tiếp theo;

c) Tập hợp và phân loại kết quả thi tốt nghiệp và trình bày trước hội đồng để xét công nhận tốt nghiệp.

4. Hội đồng phải có lịch họp toàn thể trong thời gian chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, quy định rõ nội dung từng phiên họp, mỗi phiên họp đều phải có biên bản. Các kiến nghị của hội đồng và biên bản trong các phiên họp đều phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký để trình Hiệu trưởng.

5. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban giúp việc cho hội đồng thi tốt nghiệp do chủ tịch hội đồng quy định.

Điều 19. Coi thi tốt nghiệp

1. Hội đồng thi tốt nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức phương án coi thi, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho công tác coi thi, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, nghiêm túc ở tất cả các khâu trong quá trình coi thi.

2. Phổ biến nội quy thi đến từng cán bộ coi thi và thí sinh dự thi. Niêm yết đầy đủ, công khai những thông tin cần thiết về thi tốt nghiệp.

3. Đảm bảo mỗi phòng thi phải có hai cán bộ coi thi. Tùy điều kiện về phòng thi, bố trí số lượng cán bộ giám sát phòng thi cho phù hợp đồng thời đảm bảo được yêu cầu của nhiệm vụ coi thi.

Điều 20. Chấm thi tốt nghiệp

1. Thang điểm chấm thi tốt nghiệp là thang điểm 10, các ý nhỏ được chấm đến 0,25 điểm. Nếu điểm toàn bài có điểm lẻ là 0,25 thì quy tròn thành 0,5, có điểm lẻ là 0,75 thì quy tròn là 1,0. Nếu chấm theo thang điểm khác với thang điểm 10 thì sau khi chấm xong phải quy đổi về thang điểm 10. Việc quy đổi phải được Chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp quyết định và thông báo công khai từ trước khi chấm thi.

2. Chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp quy định quy trình chấm thi theo nguyên tắc:

a) Tất cả các bài thi viết phải được rọc phách trước khi chấm;

b) Chấm thi viết phải do hai giáo viên thực hiện theo quy trình chấm hai vòng độc lập, sau đó thống nhất kết quả chấm cho từng bài thi;

c) Chấm thi vấn đáp và thực hành phải đảm bảo có hai giáo viên tham gia đối với mỗi bài thi. Sau khi chấm phải thống nhất điểm từng bài thi. Trường hợp hai người chấm không thống nhất được điểm bài thi phải lập biên bản báo cáo với trưởng tiểu ban, trưởng ban chấm thi quyết định biện pháp xử lý.

3. Học sinh có quyền làm đơn xin phúc khảo về điểm thi tốt nghiệp đối với những môn thi viết, thời gian xin phúc khảo trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức phúc khảo và công bố kết quả phúc khảo cho học sinh.

Trường hợp có đơn xin phúc khảo thì việc tổ chức chấm phúc khảo phải tiến hành quy trình chấm phúc khảo theo quy định của Quy chế tuyển sinh TCCN hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 21. Điều kiện công nhận tốt nghiệp

1. Những học sinh có đủ các điều kiện sau thì được công nhận tốt nghiệp:

a) Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp (ĐTBTN) đạt từ 5,0 trở lên (điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp là trung bình cộng các điểm thi tốt nghiệp);

b) Tối đa chỉ một môn thi tốt nghiệp có điểm thi dưới 5,0 nhưng không được thấp hơn 4,5;

c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp, học sinh không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Căn cứ đề nghị của Hội đồng thi về xét tốt nghiệp trường, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những học sinh đủ các điều kiện theo quy định.

3. Những học sinh không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp do không đạt các yêu cầu về điểm thi tốt nghiệp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này hoặc vì lý do đặc biệt không dự thi đủ các môn học, được nhà trường tổ chức thi lại những môn chưa đạt yêu cầu trong thời gian từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày trường công bố kết quả thi tốt nghiệp. Nội dung thi, hình thức thi, ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, xét và công nhận tốt nghiệp cho những học sinh này được thực hiện như kỳ thi tốt nghiệp chính thức và do Hiệu trưởng quy định. Học sinh thi lại tốt nghiệp đối với môn thi chưa đạt yêu cầu ở đợt sau nếu kết quả vẫn chưa đạt thì được thi lại ở các kỳ thi sau do Hiệu trưởng quyết định.

4. Những học sinh không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp do bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên, tính đến thời điểm xét công nhận tốt nghiệp thì bị hoãn công nhận tốt nghiệp. Tuỳ theo mức độ vi phạm, thời gian hoãn công nhận tốt nghiệp ít nhất là 6 tháng và do Hiệu trưởng quyết định. Trong khoảng thời gian đó, nếu học sinh được chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc xác nhận có ý thức tu dưỡng rèn luyện tốt thì được xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 22. Xếp loại tốt nghiệp

1. Việc xếp loại tốt nghiệp được căn cứ vào điểm học tập toàn khóa. Điểm học tập toàn khóa là trung bình cộng điểm trung bình chung các học phần toàn khóa học và điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp như sau:

Trong đó: ĐHTTK là điểm học tập toàn khóa; ĐTBCTK là điểm trung bình chung các học phần toàn khóa học; ĐTBTN là điểm trung bình chung các môn thi tốt nghiệp.

Điểm học tập toàn khóa được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn.

2. Việc xếp loại tốt nghiệp được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào điểm học tập toàn khóa, cụ thể như sau:

TT

Điểm học tập toàn khóa

Xếp loại tốt nghiệp

1

Từ 9,0 đến 10 điểm

Xuất sắc

2

Từ 8,0 đến 8,9

Giỏi

3

Từ 7,0 đến 7,9

Khá

4

Từ 6,0 đến 6,9

Trung bình khá

5

Từ 5,0 đến 5,9

Trung bình

3. Học sinh thuộc diện thi lại tốt nghiệp không được xếp hạng tốt nghiệp loại giỏi hoặc loại xuất sắc.

4. Những học sinh có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có thời gian học chính thức tại trường vượt quá thời gian quy định cho chương trình đào tạo;

b) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 20% so với tổng số đơn vị học trình quy định cho toàn khoá học;

c) Bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo trở lên.

Điều 23. Cấp bằng tốt nghiệp

1. Học sinh được công nhận tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành về quản lý văn bằng, chứng chỉ. Bằng tốt nghiệp TCCN vừa làm vừa học được cấp theo ngành đào tạo. Bằng tốt nghiệp chỉ được cấp cho học sinh khi đã ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên phôi bằng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Học sinh chưa tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận kết quả học tập các học phần đã học trong chương trình đào tạo của trường.

3. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho học sinh được công nhận tốt nghiệp. Lễ trao bằng tốt nghiệp được tổ chức chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp.

4. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ tốt nghiệp, gửi quyết định kèm theo danh sách công nhận tốt nghiệp về cơ quan quản lý trường. Thời gian gửi chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp.

Điều 24. Chế độ báo cáo và kiểm tra

1. Trước kỳ thi tốt nghiệp ít nhất là 15 ngày, Hiệu trưởng phải báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý trường về kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, Hiệu trưởng phải báo cáo cơ quan, tổ chức quản lý trường về tình hình tổ chức đào tạo, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách học sinh được công nhận và không công nhận tốt nghiệp, những vấn đề đặc biệt khác có liên quan đến thi và công nhận tốt nghiệp của trường.

Điều 25. Quản lý và lưu trữ hồ sơ

Hiệu trưởng trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đào tạo TCCN vừa làm vừa học.

Hồ sơ được lưu trữ tại trường bao gồm hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ đào tạo và hồ sơ tốt nghiệp. Hồ sơ phải được lưu trữ theo các quy định hiện hành của pháp luật về lưu trữ hồ sơ.

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

1. Trong khi kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là thi, kiểm tra) nếu vi phạm quy chế, học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.

2. Học sinh thi hộ hoặc nhờ người thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và bị buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm như sau:

a) Khiển trách và cho tiếp tục làm bài nhưng trừ 25% điểm bài thi hoặc bài kiểm tra;

b) Cảnh cáo và cho tiếp tục làm bài nhưng trừ 50% điểm bài thi hoặc bài kiểm tra;

c) Đình chỉ làm bài thi, bài kiểm tra và phải nhận điểm 0;

d) Riêng đối với thi tốt nghiệp, ngoài các hình thức xử lý nêu trên, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý ở mức đình chỉ thi đối với môn thi đã vi phạm và các môn thi còn lại. Những môn thi bị đình chỉ đều phải nhận điểm 0./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 46/2011/TT-BGDDT

Hanoi, October 17, 2011

 

CIRCULAR

PROMULGATING REGULATION OF VOCATIONAL TRAINING UNDER FORM OF BOTH LEARNING AND DOING

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; the Law amending and supplementing some Articles of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Decree No.178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of ministries, ministerial-level agencies;

Pursuant to the Decree No.32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Decree No.75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Education Law;

Pursuant to the Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 by the Government on amending and supplementing some Articles of Decree No.75/2006/ND-CP dated 02/08/2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Education Law;

At the proposal of the Director of Professional Education,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. To issue together with this Circular the Regulation of vocational training in the form of both learning and doing.

Article 2. This Circular takes effect as from January 10, 2012. This Circular replaces Decision No.13/2006/QD-BGD&DT dated April 18, 2006 of the Minister of Education and Training on the issuance of Regulation of of vocational training in the form of both learning and doing.

Article 3. Office Chief, Director of Professional Education, heads of concerned units under the Ministry of Education and Training, directors of Education and Training; heads of the school management agencies, principals of vocational schools, heads of facilities assigned the task of vocational training, concerned organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

REGULATION

OF VOCATIONAL TRAINING IN FORM OF BOTH LEARNING AND DOING
(Issued together with Circular No.46/2011/TT-BGDDT dated October 17, 2011 of Minister of Education and Training)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing and application subjects

1. This Regulation provides for vocational training (vocational) in the form of both learning and doing (hereinafter referred to as vocational education of both learning and doing), including: Organizing training; evaluating subjects and reserving the learning outcomes; examination and graduation recognition.

2. This Regulation applies to vocational schools; the education facilities with vocational training in the form of both learning and doing (hereinafter referred to as schools) and other concerned organizations and individuals.

Article 2. The training program

1. Vocational training programs of both learning and doing compiled by the schools on the basis of vocational training program of regular system. Based on sector framework program, the schools determine their own training programs.

2. The schools must determine the output standard under their own vocational training programs of both learning and doing. In standard output, it must confirm that the students gain the knowledge, skills and specific attitudes upon graduation.

Article 3. Training duration

1. Duration for a program of vocational training of both learning and doing is calculated from the opening date of school year until completion of training program of the course. Training duration is determined on the basis of ensuring enough duration for students to complete training programs, as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Two school years for people who have graduated from high school or equivalent;

c) Between one and one and a half year for people who have diplomas from high school or equivalent, and have certificates of elementary level graduation of occupational education or more (training duration from a school year or more and the same group of study).

2. The maximum period for completion of vocational training programs of both learning and doing include duration applicable to each training object specified in clause 1 of this Article plus the maximum duration that students are allowed to suspend their study as prescribed in Article 8 and Article 9 of this Regulation.

Article 4. Conditions for training

Schools are allowed to train vocational education of both learning and doing for the sectors when meeting in full the following conditions:

1. Have been decided to open sector of vocational training in regular system by competent agencies.

2. There are sufficient conditions to ensure the quality of vocational training.

a) Making sure to have adequate teachers;

b) Facilities, equipment and teaching aids reach a minimum volume in accordance with provisions on the vocational framework program for training programs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) There are plans to train vocational education of both learning and doing.

3. Have been determined vocational training targets by competent agencies.

Chapter II

TRAINING ORGANIZATION

Article 5. Organization to implement training programs

1. The principal is responsible for planning the training for the courses and choosing the form of implementation of programs and teaching plans in accordance with conditions to ensure training quality.

2. At the beginning of the course, the school must notify teachers and students on the regulation of training; content and learning plan of the training program; curriculum content for each semester; list of compulsory subjects and optional subjects, form of subjects exam; rights and obligations of students.

3. The teaching arrangement is required to ensure a maximum number of theory classhours being 6 classhours/session; 9 classhours/day (02 sessions); training hours not more than 8 hours/day.

4. Faculty (or the subject) assigns the teachers to teach the correct trained field and monitors and supervises the implementation of the program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Having teaching plans, syllabus, lesson outline to be approved by head of subject team. Teaching on schedule assigned and performing other provisions on classroom management;

b) Not to change arbitrarily the order of execution of subjects in the training program or arbitrarily cut program content;

c) Assessing learning outcomes of students and reporting to the subject team or training office on the self-assessment results of implementation of curriculum for contents: conditions for quality assurance, curriculum content of subject, learning situation, learning attitude of students and proposing, recommending to the school the measures to improve training quality.

Article 6. Adjustment of the training program

1. Based on social needs and characteristics of the learning sectors and subjects of training, principals can adjust the content, program duration, but not exceeding 25% of the duration of the program to ensure outcome standard for vocational training sector. The total number of credits of program (after adjustment) is still ensured equal or greater than the total number of credits in the school’s program registered for training.

2. The adjustment of program is implemented only at the beginning of the course.

Article 7. Management of training program

1. The competent authorities for approval to open training sector are responsible for monitoring, guiding and directing the adjustment of the program; Department of Education and Training shall monitor and inspect the implementation of adjustment of program.

2. Principles are responsible for:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Evaluating, learning from experience, modifying and supplementing program to meet the training needs of learners and labor market;

c) Examining and supervising the implementation of plans, training program of teachers and faculties, professional groups to improve the quality of training.

Article 8. Conditions for students to be continued studying, to be temporarily absent from school, be suspended their study, or be forced to stop learning

1. At the end of school year, the school based on the number of students’ studied subjects, GPA of students in that school year, points of all studied subjects from the beginning of the course and training outcomes of students in that school year to review for permitting students to be continued their study, or to be temporarily absent from school or for temporarily suspending students’ study or for forcing students to stop learning.

2. Students are entitled to proceed to the next school year if it satisfies the following conditions:

a) Having grade point average of the school year reached 5.0 or higher;

b) Having volume of the subjects got less than 5 points from the beginning of the course to the time of review not more than 20 credits;

c) Not being subject to temporary absences from school or enforcement of stopping learning.

3. Students can make application to the school for permission of temporary absences from school and reservation of study results in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Due to personal aspirations, students must study at least one semester at school and grade point average must be reached not less than 5.0 from the beginning of the course to the time of review. Duration of temporary absences from school for personal needs shall be specified by the Principal and must be included in the official school time of student as defined at Clause 1, Article 3 of this Regulation;

c) The cases of temporary absences from school wishing for being back to study are required to send application to the Principal for at least one week before starting the new semester or new school year.

4. Students who are not subject to the provisions of Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be entitled to temporarily suspend from learning for the time to improve knowledge and learning outcomes.

a) Students who are not subject to priority in training are entitled to temporarily suspend their studies to improve knowledge not more than three years wihtin full-course for the programs with the training time from three to four school years, not more than two years for the programs with the training time from one to two years;

b) During the temporary suspension from learning, students must enroll for relearning the unsatisfactory subjects if they are compulsory subjects; enroll for relearning or may enroll to swich to the new subjects if they are optional subjects and ensure the prerequisite conditions as specified in the vocational framework program issued by the Ministry of Education and Training. The principal shall consider allocating these students to learn a number of subjects of the next school year if they recommend.

5. Students shall be forced to stop learning if they fall into one of the following cases:

a) Having school year grade point average of less than 4.0;

b) Having all subject grade point average of less than 4.5 calculated from the beginning of the course;

c) The maximum duration that students are allowed to study at school as prescribed in Clause 2, Article 3 of this Regulation has been over;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the cases that students are forced to stop learning, the school must notify the locality (where students permanently reside) and family no later than 15 days from the date of signing the decision.

6. The principal decides to establish a Council to review for permitting students to be continued their study, or to be temporarily absent from school or for temporarily suspending students’ study or for forcing students to stop learning. Number, participants in the Council shall be defined by the principal.

Article 9. Priority in training

1. The beneficiaries of preferential policies as those defined in the current Regulation of vocational enrollment are entitled to enjoy priority in training.

2. Students subject to priority in training are temporarily suspended from learning not more than four years within full-course for the programs with the training time from three to four school years, not more than two years for the programs with the training time from one to two school years.

3. Within the temporary suspension from learning to relearn the unsatisfactory subjects, students subject to priority in training are still enjoyed the preferential regimes of the State.

4. Students learning in the right sector and being working at the agencies, enterprises, shall considered for reduction of practice by the principal, but must make prctical reports and are not exempted from examination.

Article 10. Conditions and procedures for school transfer

1. Students are transferred their schools if meeting the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Having completed at least one semester;

c) Having application for school transfer and being agreed by the in-transfer school’s principal and the out-transfer school’s principal.

2. Procedures for school transfer:

a) Students applying for school transfer must make application for school transfer under the provisions of the school;

b) The principal of the school having students applying for in-transfer decides to accept or not accepting and decides on the continuation of students’ learning such as the school year, number of subjects that students applying for in-transfer must supplement, based on the comparision of programs of out-transfer school with in-transfer school;

c) Time limit for review of application for school transfer and respond to students does not exceed 20 working days from the date of receiving valid dossiers of students. In case of refusal, the Principal must clearly state the reasons and inform students.

3. Students who are disciplined under the form of caution or higher in the challenge training period are not transferred their schools.

4. School transferring student is certified and reserved learning results achieved in the former school.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Organization of examination of ending subject

1. The school holds the examination of ending subject. The organization of the examination of ending subject can be carried out immediately after the subject completion or at the end of each semester and decided by the Principal. Students who did not attend the first exam or have subject point of less than 5 at the first exam will be attended the next examination decided by the Principal.

Students who are absent from school more than 20% of the classhours as designed for each subject are not attend the examination to end the first subject. After these students add to the missing knowledge content of the subject, they shall be attended the examination to end subject at the next exam. Students who do not add to the missing knowledge content of the subject due to absence from school in excess of duration according to provisions without legitimate reason shall get the point 0 as score of the exam to end that subject.

2. Students missing exam with legitimate reason shall be allowed to suspend. The school shall arrange for these students to attend the next examination. Scores are calculated as the first examination. The principal provides the conditions and procedures for suspended students.

3. The principal specifies the exam duration in the time plan for examination in each semester. Duration for making the test of ending subject for each personnal statement shall be from 90 minutes to 120 minutes, for each multiple choice shall be from 45 minutes to 60 minutes. For specific subjects, Duration for making the test of ending subject shall be specified by the Principal.

Article 12. Subject evaluation

1. Depending on each subject, the general evaluation point of subject (referred to as the subject point) is calculated based on regular test point, the periodic test point and exam point of ending subject.

a) The regular test point is the point of testing in the early hours of class time, or during class time, practice test or written test with a under 45-minute duration;

b) The periodic test point is the point of the program ending test, exercise test, practice test or each prime part of the subject with a 45-minute or more duration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Grade point average is the plus average of subject test points and point average of the exam points.

GPA of test points is the plus average of the regular, periodical test points by the coefficient of each point, which regular test point shall be the coefficient 1, periodic test point shall be the coefficient 2.

3. The selection of test forms, the number of test times shall be specified by the Principal and must be publicized to students before they learn subject, but it must be ensured that every subject shall have at least one regular test point and one periodic test point for each student.

4. Teachers who directly teach shall set the test questions, hold the tests and score the tests of the subjects.

Article 13. Exam questions, exam forms, scoring of the exam to end the subject

1. Exam question content must be consistent with the basic knowledge content of the subject specified in the program. The process of setting exam questions for ending subject shall be specified by the Principal.

2. Exam forms to end subject can be written examination (multiple choice or personnal statement), question, practice, or a combination of the above forms. The principal shall decide the appropriate forms for each subject and announce publicly to the students at the beginning of the school year.

3. The scoring of exams to end the subjects for the written examinations shall be conducted only after the taking the tests’ detachable heads off. Result of the written examinations must be announced no later than 10 days after the test.

Principal shall prescribe exam scoring process, unify the way to score the tests, preserve, and store the written tests after they are scored. Reservation time of the written tests after they are scored is at least after after the end of the course.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The subject ending exam scores must be recorded in the transcript under the unified form by school, signed by the two teachers as examiners, and certified by the subject head or dean. Transcript of the subject ending exam scores and grade point average which must be managed and kept at the department and sent to the faculty office, training office no later than a week after the end of scoring the subject exam.

6. Students may apply for checking examination papers for the subject ending exam scores over the exam under form of personal statement; the time limit to apply for checking examination papers is within 15 days from the date of publication of subject ending exam results. The principal takes the responsibility to organize the checking of examination papers and publicize the results of the checking of examination papers to students.

Article 14. Re-examination, examination to get points for owed subjects and reservation of the subject results

1. Students who fail or quit the exam without legitimate reason at the first exam, are attended the re-examination for at least two times.

2. Students who are absent from class beyond the levels specified for a subject (absences of more than 20% prescribed classhours for each subject) must sign up to learn additionally the missing knowledge content of the subject; Students who have not yet completed two thirds of all experiments, practice, homeworks, essays, assignments, if they supplement fully, they will be attended the re-examination.

3. After three times of taking examination, the students’ subject grade point averages are still not reached 5.0 or more, they have to enroll to re-learn for owed subject.

4. Students who have graduated from vocational education or higher level are reserved results (free from education and examination) of the equivalent subjects of content and with the results of subject grade point average achieved from 5.0 points or more.

Principal regulates on the time to organize the re-examination, conditions and procedures for students to enroll in school for paying for owed subjects and reserve the learning outcomes.

Article 15. Calculation of test scores, exam scores, grade point average and learning performance classification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Subject evaluating points are rounded up to one decimal.

3. GPA of study per semester, of each school year, and the course is the grade point averages of subjects in each semester, each school year and the whole course by coefficient of each subject and be taken to a decimal after being rounded.
Coefficient of subject depends on number of credits of each subject. Each credit unit corresponds to a coefficient.

4. Subject point, learning grade point average for scholarship consideration (if any), student commendations are reviewed only on the first subject ending exam result. Subject point, learning grade point average used to review for permitting students to be continued their study, or to be temporarily absent from school or for temporarily suspending students’ study or for forcing students to stop learning and graduation is calculated according to the highest point in the subject ending exam times.

5. Classification of learning outcomes:

a) Learning GPA is used as a basis for classification of student’s learning, specifically:

- Type of Excellent: from 9.0 to 10.

- Type of good: from 8.0 to 8.9.

- Type of pretty good: from 7.0 to 7.9.

- Type of fair medium: from 6.0 to 6.9.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Type of weak: from 4.0 to 4.9.

- Type of less than weak: less than 4.0;

b) Students who have learning grade point average ranked from type of pretty good or higher shall be lowered one level if they have 20% or more of the subjects with less than 5.0 point at the first examination.

Chapter IV

GRADUATION EXAMINATION AND GRADUATION RECOGNITION

Article 16. Conditions for attending graduation exam

1. Students meeting the following conditions shall be attended the graduation exam:

a) At the time of graduation exam, students are not disciplined at level of suspension of learning, not being prosecuted for criminal liability;

b) Having accumulated sufficient number of subjects prescribed for the training program and having no subject got point of less than 5.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Before organizing the graduation exam, the principals establish the Councils to review conditions for students to attend the graduation exam. Components, the number of Council members shall be specified by the principals.

Article 17. Exam subjects, form and content of graduation exam

1. Graduation exam subjects include: Politics, Vocational synthesis theory, professional practice.

2. For training system that subject of enrollment is students graduated from secondary school, apart from three graduation exam subjects specified in clause 1 of this Article, students must take exam three additional cultural subjects. The principals shall define the exam subjects, time to organize the exam of cultural subjects and publicize at the beginning of the course.

3. Exam Form: Based on the specific conditions of the school’s training industry, the principal shall define the appropriate graduation exam form.

4. The content of the graduation exam subjects:

a) Content of graduation exam subject of politics is of the program content of politics subject in accordance with provisions of the Ministry of Education and Training;

b) Content of graduation exam subject of Vocational synthesis theory is the knowledge synthesized from a number of compulsory subjects of the basis and expertise knowledge in the training program;

c) Content of graduation exam subject of the professional practice is of specialized, basic professional practice skills synthesized from a number of compulsory subjects of the professional skills in the training program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Graduation Exam Council

1. The composition of a graduation exam council includes:

a) Chairman of the council is the principal or vice principal authorized by Principal;

b) Vice-chairman of the council is vice principal or head of training office;

c) Secretary member is the manager or deputy manager of training office;

d) Other members include the dean, manager of department, the subject team heads and other components decided by the Principal.

2. Duties of the graduation exam Council:

a) To assist the principal to organize, direct the graduation exams under the provisions of this Regulation and of the school plans;

b) To decide on setting up the boards to help the graduation exam Council, including the secretariat, board of exam questions, board of exam watching, the board of examiners. These boards are subject to the direct guidance of chairman of the graduation exam council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The board of exam questions’s head shall be incharged concurrently by the chairman of the Council. Board exam questions includes the sub-boards, each exam subject shall be incharged concurrently by a sub-board. The number of each sub-board shall not be more than 3 people, including one person as head of the sub-board;

- The board of exam watching’s head shall be in charged concurrently by the chairman or vice chairman of the Council;

- Board of examiners’ head shall be in charged concurrently by the chairman or vice chairman of the Council. Board of examiners includes the sub-boards, each sub-board is in charge of marking a graduation exam subject. Number of people in each sub-board depends on the number of written exams of subjects and decided by Chairman of the graduation exam Council. Each sub-board has at least three people, including one person as head of the sub-board;

c) To assign the organization and monitor the examination, to ensure the implementation of internal regulations and handle violations of internal regulations as prescribed at Article 26 of this Regulation;

d) To review and approve graduation exam results and resolve the written complaints (if any); to submit to the principal the list of students recognized for graduation, list of students not recognized for graduation;

e) To perform other duties related to the graduation exam at the request of the principal.

3. Standing graduation exam Council consists of chairman, vice chairman, and secretary member. Standing Council has the following tasks:

a) To prepare records and necessary documents for the meetings of the Council;

b) To resolve the works between two meeting sessions of the council in accordance with regulations, and report the results of works with the council in the next meeting session;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Council must have the meeting schedule during the direction and organization of examination, specify the content of each session, each session must be recorded minute. The recommendations of the council and the minutes of the meetings must be signed by the chairman and secretary to submit to the principal.

5. Organization, duties and powers of boards assisting the graduation exam council shall be defined by the chairman.

Article 19. Graduation exam watching

1. Graduation Exam Council plans and organizes the examination watching plan, prepares thoughfully the conditions for the exam watching, ensuring strict and serious management at all stages of the exam watching process.

2. Disseminate internal rules to each exam watching official and candidates. List fully, publicly necessary information on the graduation exam.

3. Make sure each exam room to have two exam watching officials. Depending on conditions on the exam room, layout the number of appropriate exam room supervisors and ensure the requirements of exam watching tasks.

Article 20. Graduation exam scoring

1. Score of graduation exam is 10 points, small ideas are scored to 0.25 points. If the whole point has the odd point of 0.25, it shall be rounded up to 0.5, and the odd point of 0.75, it shall be rounded to 1.0. If score of graduation exam is marked with score different from 10 score, then after the exam scoring has been done, it must be converted to the 10 score. The Chairman of the graduation exam Council decides and publicly announces before the exam scoring.

2. Chairman of the graduation exam Council defines the exam marking process by the following principles:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Scoring of the written exams must be made by two teachers complying with the process of marking two independent rounds, then unify results for each written exam;

c) Scoring of the oral exams and practical exams must be ensured to have two teachers to score each exam. After the exam scoring is done, it must unify points of each exam. Where the two examiners fail to unify points of the exam, it must be made minute to report to the heads of the sub-board, of board of exam scoring for deciding on the handling measures.

3. Students may apply for re-checking exam papers of the graduation exam scores for written exam subjects; the time for applying for re-checking exam papers is within 15 days from the date of publication of graduation exam results. The principal has the responsibility to organize the re-checking exam papers and publicize results of re-checking exam papers to students.

In case of having an application for re-checking exam papers, the organization of re-checking exam papers must comply with current Regulation of vocational enrollment issued by the Ministry of Education and Training.

Article 21. Conditions for graduation recognition

1. Students who meet fully the following conditions shall be recognized for graduation:

a) The grade point average of graduation exam subjects (DTBTN) reachs 5.0 or higher (GPA of graduation exam subjects is the plus average of the graduation exam scores);

b) There is only maximum one graduation exam subject reaching point of less than 5.0 but not lower than 4.5;

c) At the time of review for graduation, students are not disciplined by level of suspension from learning, not be prosecuted for criminal liability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The students who are not eligible for graduation recognition due to not meeting the requirements for graduation exam scores specified in points a, b, Clause 1 of this Article or for special reasons that they do not attend all exam subjects, they will be organized by the school for re-examination of the unsatisfactory subjects within the period from 3 to 6 months from the date of the publication of graduation exam results. Exam content, exam form, exam questions, exam organization, exam scoring, review and recognition for graduation for these students are made as same as the official graduation exam period and shall be defined by the principal. Students who retake the graduation exam for the unsatisfactory subjects in the following exam period having unsatisfactory result shall be retaken the consecutive exams which are decided by the principal.

4. Students who are not eligible for graduation recognition due to the prosecution for criminal liability, or due to being disciplined at level of suspension from learning or higher from the time of review for graduation recognition shall be delayed graduation recognition. Depending on the seriousness of the violation, the delay time for graduation recognition is at least 6 months and is decided by the Principal. During that period, if students are certified by local governments where they reside or agencies, organizations where they work that they have consciousness of good cultivation, practice shall be considered for graduation recognition.

Article 22. Graduation classification

1. The graduation classification is based on point of the whole course. Learning point of the whole course (DHTTK) is the GPA of all subjects of the whole course (DTBCTK) and the GPA of graduation exam subjects (DTBTN), as follows:

In which: DHTTK means learning point of the whole course; DTBCTK means the GPA of all subjects of the whole course; DTBTN means the GPA of graduation exam subjects.

Learning point of the whole course is taken to a decimal after rounded up.

2. The graduation classification is done based on learning point of the whole course, it is specific as follows:

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

graduation classification

1

Fom 9.0 to 10 points

Excellent

2

Fom 8.0 to 8.9

Good

3

Fom 7.0 to 7.9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Fom 6.0 to 6.9

Fair medium

5

Fom 5.0 to 5.9

Medium

3. Students subject to the graduation exam re-taking are not ranked types of good or excellent.

4. Students whose learning performance of the whole course are type of excellent and good will be reduced one level if they fall into one of the following cases:

a) Having the official learning duration in excess of the stipulated time for training program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Being disciplined during the learning time at level of warning or higher.

Article 23. Diplomas issuance

1. Students regconized for graduation will be issued diplomas under current regulations on management of diplomas and certificates. Vocational diplomas of both learning and doing shall be issued by training sector. The diploma is granted to student only when it is filled fully and accurately contents on the embryo under the current regulations of the Ministry of Education and Training.

2. Students who have not graduated shall be issued the written certification of learning outcomes for the subjects learned in the school curriculum.

3. The principal is responsible for organizing graduation ceremony to hand over diplomas for students to be recognized for graduation. Graduation ceremony is held no later than 30 days since the date the principal signs the decision to recognize for graduation.

4. The principals are responsible for management, archiving graduation records, sending decisions together with a list of students accredited for graduation to the agencies managing schools. The sending as mentioned aboved must be made no later than 15 doing days from the date of graduation recognizing decision.

Article 24. Mode of report and inspection

1. At least 15 days before the graduation exam, principals must report to the agencies, organizations managing schools on the plans to hold graduation exam.

2. Within 30 days from the date of ending the graduation exam, the principals must report to agencies and organizations managing schools on the situation of organizing training, organizing the graduation exam, decision on recognizing graduation, list of students to be recognized and not recognized for graduation and other special issues related to examination and accreditation of graduation of school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Principals are responsible for managing records of vocational training of both learning and doing.

The records stored at the school include enrollment records, training records and graduation records. Records shall be archived under the current provisions of law on archives.

Chapter V

VIOLATIONS HANDLING

Article 26. Discipline for students violating the regulations on examination, testing

1. If students violate the Regulation during regular test, periodic test, subject ending exam, graduation exam (hereinafter referred to as the exam, test), they will be disciplined for each subject violated.

2. Students taking the exam for others or requesting others to take the exam for them will be suspended from learning one year for the first violation and will be forced to stop learning for the second violation.

3. Except for those provided in clause 2 of this Article, the seriousness of violations and disciplinary framework for violating students are as follows:

a) Reprimanding and permitting students to be continued to take the exam but subtracting 25% of the exam points;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Suspending the doing of exams, tests and received score 0;

d) Particularly for the graduation exam, in addition to the forms of handling mentioned above, depending on the seriousness of the violation, students can be handled at a level of suspension of exam for the violated exam subjects and the remaining exam subjects. The exam subject to be suspended shall be received score 0./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 46/2011/TT-BGDĐT ngày 17/10/2011 về Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.580

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.221.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!