Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông

Số hiệu: 39/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 30/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, bao gồm: Môn Ngữ Văn; môn Toán; môn Ngoại ngữ; môn Giáo dục thể chất; môn Lịch sử; môn Địa lý; môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; môn Vật lý; môn Hóa học; môn Sinh học; môn Công nghệ; môn Tin học; môn Âm nhạc; môn Mĩ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Thiết bị dùng chung.

Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học phổ thông.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông. Việc thay thế Danh mục thiết bị dạy tối thiểu các lớp được áp dụng theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Ban Tuyên giáo trung ương;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTrH, Vụ PC (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

TRANH ẢNH

Chuyên đề học tập

1

Chuyên đề 10.1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Sơ đồ quy trình và cấu trúc một báo cáo nghiên cứu khoa học

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học chuyên đề nghiên cứu

01 tờ tranh minh họa có hai nội dung:

- Sơ đồ hoá quy trình viết 1 báo cáo khoa học;

- Sơ đồ tóm tắt cấu trúc báo cáo khoa học dưới dạng sơ đồ tư duy.

- Kích thước (540x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

2

Chuyên đề 10.2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học

Sơ đồ quy trình tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học

Minh họa, phục vụ cho hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học

01 tờ tranh minh họa về:

- Sơ đồ hoá quy trình sân khấu hoá một tác phẩm văn học;

- Kích thước (540x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

II

VIDEO/ CLIP/PHIM TÀI LIỆU (Tư liệu dạy học điện tử)

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử phù hợp với Chương trình môn Ngữ văn ở mỗi lớp.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Ngữ văn cấp THPT(CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng, dẫn và chuẩn bị, chỉnh sửa sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video);

- Chức năng tương tác giữa giáo viên và học sinh.

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.

Dùng cho lớp 10,11,12

2

Tác giả Nguyễn Trãi

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy về tác giả Nguyễn Trãi

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Trãi.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Các video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung:

- Triều đại nhà Lê và công cuộc chống giặc Minh xâm lược;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về tác phẩm Bình Ngô đại cáo (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Trãi

Minh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Trãi

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung:

Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Trãi (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

3

Tác giả Nguyễn Du

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Du

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Du.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

Video/clip/ phim tư liệu về Truyện Kiều

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu Truyện Kiều

Các video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung:

- Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác Truyện Kiều;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Truyện Kiều (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

Video/clip/ phim tư liệu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ chữ Hán của Nguyễn Du (thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

4

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Video/clip/ phim tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về Nguyễn Đình Chiều và các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, bao gồm:

- Phim tư liệu thời kì thực dân Pháp xâm lược Việt Nam: cuộc sống của nhân dân, các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

5

Tác giả Hồ Chí Minh

Video/clip /phim tư liệu về Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu các tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Các video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Phim tư liệu ghi lại quang cảnh, giọng đọc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Tuyên ngôn Độc lập (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 12

6

Truyện cổ dân gian

Video/clip/ phim tư liệu về truyện cổ dân gian Việt Nam

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu truyện cổ dân gian Việt Nam

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện cổ dân gian.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10, 11

7

Ca dao, tục ngữ

Video/clip/ phim tư liệu về ca dao con người và xã hội.

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu ca dao về con người và xã hội.

Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về ca dao con người và xã hội.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10, 11

8

Chèo, tuồng dân gian

Video/clip/ phim tư liệu về chèo, tuồng dân gian

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về chèo hoặc tuồng

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về chèo, tuồng dân gian, bao gồm:

- Trích đoạn phim chèo, tuồng tiêu biểu của Việt Nam;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình nhận định, đánh giá về kịch bản chèo, tuồng tiêu biểu của Việt Nam (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10, 11

9

Tác giả Hồ Xuân Hương

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10, 11

10

Tác giả Nguyễn Khuyến

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Nguyễn Khuyến

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Nguyễn Khuyến, bao gồm:

- Phim tư liệu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10, 11

11

Tác giả Nam Cao

Video/clip/ phim tư liệu về sự nghiệp văn chương của Nam Cao

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về về truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về sự nghiệp văn chương của Nam Cao, bao gồm:

- Phim tư liệu về bối cảnh thời đại, cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

12

Tác giả Vũ Trọng Phụng

Video/clip/ phim tư liệu tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng.

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

13

Tác giả Xuân Diệu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Các video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, bao gồm:

- Phim tư liệu về bối cảnh thời đại trước Cách mạng tháng Tám, về phong trào Thơ mới;

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Xuân Diệu;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ của Xuân Diệu (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

14

Tác giả Tố Hữu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Tố Hữu, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Tố Hữu;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ của Tố Hữu (giá trị nội dung và nghệ thuật).

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

15

Tác giả Nguyễn Tuân

Video/clip/ phim tư liệu về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

Các video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Tuân;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân (giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Phim tư liệu về những sự vật địa danh được mô tả trong các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

16

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Video/clip/ phim tư liệu về kịch của Nguyễn Huy Tưởng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu kịch của tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Các video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về kịch của Nguyễn Huy Tưởng, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Huy Tưởng;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về kịch của Nguyễn Huy Tưởng (giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Trích đoạn tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng được chuyển thể.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

17

Tác giả Lưu Quang Vũ

Video/clip/ phim tư liệu về kịch của Lưu Quang Vũ

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu kịch của tác giả Lưu Quang Vũ

Các video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về kịch của Lưu Quang Vũ, bao gồm:

- Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Lưu Quang Vũ;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về kịch của Lưu Quang Vũ (giá trị nội dung và nghệ thuật).

- Trích đoạn tác phẩm kịch Lưu Quang Vũ được chuyển thể.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11, 12

Ghi chú:

- Các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip; các tranh/ảnh có dung sai của kích thước là 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

- Các video/clip/phim tư liệu có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Hình học

Bộ thiết bị để vẽ trên bảng trong dạy học toán

Giáo viên sử dụng để vẽ trên bảng trong dạy học Toán

Bộ thiết bị để vẽ trên bảng gồm:

- 01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 1mm;

- 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bằng.

Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vềnh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.

x

Bộ

01/GV

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

MÔ HÌNH

I

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1.1

Hình học không gian

Bộ thiết dạy học về các đường cônic.

Giúp học sinh thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm các đường cônic.

Mô hình ba đường conic:

- Khối hình nón đáy có đường kính 200mm, cao 350mm bằng nhựa trong suốt; trục giữa bằng thép sơn màu trắng; các mặt cắt hình tròn, elip cố định; mặt cắt hypecbol, parabol bằng nhựa cứng với màu sắc phân biệt giữa các mặt cắt, có thể tháo lắp ở đáy hình nón; Giá đỡ hộp lập phương cạnh 100mm nhựa PS (hoặc tương đương) trong có lỗ với đường kính 5 8mm.

- Tất cả được làm bằng vật liệu an toàn trong quá trình sử dụng.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 10

Bộ thiết dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ.

Giúp học sinh thực hành, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm, diện tích xung quanh, thể tích các hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ

Bộ thiết bị dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ gồm:

- 01 tứ diện 4 mặt là tam giác đều, độ dài cạnh 160mm;

- 01 khối lăng trụ hình chữ nhật có đáy, nắp bằng nhựa, đáy hình vuông cạnh 120mm, cao 210mm, có khoét 1 khối lăng trụ tam giác bằng là lăng trụ vuông (có cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại có kích thước bằng nhau và bằng 1/2 đường chéo đáy);

- 01 khối lăng trụ tam giác gồm 3 tứ diện bằng nhựa ABS (hoặc tương đương) ghép lại: 2 tứ diện cao 210mm, một cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại bằng 1/2 đường chéo đáy lăng trụ hình chữ nhật; 1 tứ diện được ghép bởi 4 tam giác vuông bằng nhau (một cạnh góc vuông dài 210mm, cạnh góc vuông còn lại dài bằng 1/2 đường chéo lăng trụ hình chữ nhật). Các mặt thiết diện tiếp xúc nhau phải cùng màu và có định vị: Mặt tiếp xúc với lăng trụ hình chữ nhật bằng nhựa PSHI màu trắng đục (hoặc tương đương).

Tất cả được làm bằng vật liệu an toàn trong quá trình sử dụng.

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 11

II

DỤNG CỤ

1

THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

1.1

Thống kê và Xác suất

Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất

Giúp học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về biểu đồ thống kê; làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên.

Bộ thiết bị dạy học về thống kê và xác suất gồm:

- 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm, có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; ..., mặt 6 chấm);

- 01 hộp nhựa để tung quân xúc xắc (kích thước phù hợp với quân xúc xắc);

- 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S;

- 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quá bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và một quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn).

x

x

Bộ

08/GV

Dùng cho lớp 10

III

TRANH ĐIỆN TỬ/PHẦN MỀM

1

Đại số và Giải tích

Tranh điện tử

Tranh điện tử hỗ trợ HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập, tổng kết một số kiến thức đại số và giải tích.

Tranh điện tử gồm có:

1. Bảng tổng kết tính chất và các dạng đồ thị của các hàm số y = ax2 + bx + c(a ≠ 0); y = ax3 + bx2 +

(a ≠ 0, m ≠ 0 và đa thức tử không chia hết cho đa thức mẫu); hàm số lượng giác; hàm số mũ; hàm số lôgarit.

2. Bảng công thức nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp.

3. Bộ hình ảnh về các phép biến hình: phép tịnh tiến, phép vị tự, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay; phép dời hình, phép đồng dạng.

4. Bộ hình ảnh mô tả về cung, góc lượng giác, hàm số lượng giác (diễn tả quan hệ hàm số lượng giác).

x

Bộ

01/GV

Phần mềm toán học

Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức đại số và giải tích.

- Phần mềm toán học đảm bảo vẽ đồ thị của hàm số bậc hai; đồ thị hàm số lượng giác; đồ thị hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit và tìm hiểu đặc điểm của chúng; minh họa sự tương giao của các đồ thị; thực hiện các phép biến đổi đồ thị; tạo mô hình thao tác động mô tả giới hạn, mô tả hàm số liên tục; tạo mô hình mô tả đạo hàm, ý nghĩa hình học của tiếp tuyến; tạo hoa văn, hình khối, tính toán trong đại số và giải tích; tạo mô hình khối tròn xoay trong một số bài toán ứng dụng tích phân xác định;

- Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01/GV

2

Hình học và đo lường

Phần mềm toán học

Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức hình học.

- Phần mềm toán học đảm bảo biểu thị được điểm, vectơ, các phép toán vectơ trong hệ trục tọa độ Oxy; vẽ đường thẳng, đường tròn, các đường conic trên mặt phẳng tọa độ; tạo được sự thay đổi hình dạng của các hình khi thay đổi các yếu tố trong phương trình xác định chúng; thiết kế đồ hoạ liên quan đến đường tròn và các đường conic; vẽ đường thẳng, mặt phẳng, giao điểm, giao tuyến, tạo hình trong không gian, xác định hình biểu diễn; tạo mô hình khối tròn xoay trong một số bài toán ứng dụng tích phân xác định; vẽ đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu trong hệ trục tọa độ Oxyz; xem xét sự thay đổi hình dạng khi thay đổi các yếu tố trong phương trình của chúng;

- Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền;

x

x

Bộ

01/GV

3

Thống kê và xác suất

Phần mềm toán học

Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức thống kê và xác suất.

- Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, ghép nhóm; tính xác suất; tính phân bố nhị thức, tính toán thống kê;

- Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.

x

x

Bộ

01/GV

Ghi chú:

- Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/ GV trực tiếp giảng dạy môn toán có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/ lớp theo định mức 6hs/1 bộ;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hẹp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I. Thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng (lựa chọn 1): Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể lựa chọn một/hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ

1

Đài đĩa CD

Phát các học liệu âm thanh.

- Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông;

- Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ;

- Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Đài AM, FM;

- Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.

X

Chiếc

01/GV

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

2

Đầu đĩa

Phát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói.

- Loại thông dụng;

- Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD - RW và các chuẩn thông dụng khác;

- Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ;

- Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI;

- Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: 90 V - 240 V/50 Hz.

x

Chiếc

01

3

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh, hình ảnh.

Máy chiếu:

Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01

4

Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay

Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng

- Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Chiếc

01

5

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Phát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc;

- Kèm theo micro.

x

Bộ

01

6

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, để kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2)

Được trang bị và lắp đặt trong 01 phòng học bộ môn ngoại ngữ

1

Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh hình ảnh.

Máy chiếu:

Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, màn bình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01

2

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Thu, phát, khuếch đại âm thanh

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01

3

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

4

Thiết bị cho học sinh

Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.

Bao gồm:

- Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên;

- Tai nghe có micro;

- Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên.

x

Bộ

01/HS

5

Thiết bị dạy cho giáo viên

Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.

5.1

Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay

Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng.

- Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Bộ

01

5.2

Khối thiết bị điều khiển của giáo viên

Kết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học.

Bao gồm các khối chức năng:

- Khuếch đại và xử lý tín hiệu;

- Tai nghe có micro;

- Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ;

- Phần mềm điều khiển;

- Có thể kết nối được âm thanh, hình ảnh và máy chiếu vật thể.

Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng:

+ Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp.

+ Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp.

+ Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác.

+ Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời.

+ Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe.

+ Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm.

x

Bộ

01

6

Bàn, ghế dùng cho giáo viên

Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.

x

Bộ

01

7

Bàn, ghế dùng cho học sinh

Học sinh sử dụng trong quá trình học tập.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh.

x

Bộ

01/HS

Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/2HS

8

Phụ kiện

Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bị

Hệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống.

x

x

Bộ

01

III. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng có máy tính của học sinh (lựa chọn 3)

(Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ, hoặc có thể lắp đặt chung với phòng thực hành tin học)

1

Thiết bị dạy cho giáo viên

Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.

1. Bộ máy vi tính để bàn hoặc máy tính xách tay

- Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất;

- Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);

- Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.

2. Khối thiết bị điều khiển của giáo viên/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của giáo viên.

3. Tai nghe có micro.

Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho giáo viên tối thiểu phải đảm bảo các chức năng:

- Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp;

- Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác;

- Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời;

- Giúp giáo viên ghi âm quá trình hội thoại để phục vụ cho học sinh tự học hoặc chấm điểm;

- Giúp giáo viên chuyển nội dung luyện đọc tới học sinh dưới dạng tệp tin;

- Giúp giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau theo dạng text (chat);

- Giúp giáo viên giám sát các hoạt động trên máy tính cửa học sinh;

- Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận.

x

Bộ

01

2

Thiết bị cho học sinh

Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.

Bao gồm:

1. Máy tính/hoặc máy tính xách tay, là loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất, có các cổng kết nối tiêu chuẩn.

2. Khối thiết bị điều khiển của học sinh/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của học sinh.

3. Tai nghe có micro cho học sinh.

Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho học sinh tối thiểu phải đảm bảo chức năng:

- Kết nối tiếp nhận được các điều khiển từ giáo viên để thực hiện các chức năng học ngoại ngữ.

x

Bộ

01/HS

3

Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị

Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh, hình ảnh.

Máy chiếu:

- Loại thông dụng.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD.

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.

x

Chiếc

01

4

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Sử dụng trong tình huống giáo viên phát âm thanh chung cho cả lớp nghe.

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn diện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01

5

Phụ kiện

Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và mạng cho máy tính.

Hệ thống cáp điện và cáp mạng đủ cho cả hệ thống (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây).

x

x

Bộ

01

6

Bộ học liệu điện tử

Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thành) vào giáo án điện tử;

- Chức năng tạo câu hỏi, bài tập;

- Chức năng kiểm tra đánh giá.

Bộ học liệu điện tử gầm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.

x

Bộ

01/GV

7

Bàn, ghế dùng cho giáo viên

Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.

x

Bộ

01

8

Bàn, ghế dùng cho học sinh

Học sinh sử dụng trong quá trình học tập.

Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh.

x

Bộ

01/HS

Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 1 bộ/2 HS

Ghi chú:

- Danh mục thiết bị môn ngoại ngữ có 03 (ba) phương án lựa chọn để trang bị cho các nhà trường;

- Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương/trường học để lựa chọn một phương án trang bị cho phù hợp;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành.

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Đồng hồ bấm giây

Dùng để đo thành tích, so sánh thời gian ở đơn vị nhỏ hơn giây

Loại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

Chiếc

01/GV

2

Còi

Dùng để ra tín hiệu âm thanh trong hoạt động dạy, học

Loại thông dụng, chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, phát ra âm thanh để ra hiệu lệnh

x

Chiếc

03/GV

3

Thước dây

Dùng để đo khoảng cách trong hoạt động kẻ, vẽ sân tập luyện

Thước dây cuộn loại thông dụng có độ dài tối thiểu 10.000mm.

x

Chiếc

01/GV

4

Cờ lệnh thể thao

Dùng để ra tín hiệu trong hoạt động dạy, học

Hình chữ nhật, chất liệu bằng vải, kích thước (350x410)mm, Cán dài 460mm, đường kính 15mm, tay cầm 110mm

x

Chiếc

04/GV

5

Biển lật số

Dùng để ghi điểm số trong các hoạt động thi đấu tập

Hình chữ nhật, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, có chân đứng, hai mặt có bảng số hai bên, có thể lật bảng số từ sau ra trước và ngược lại, kích thước bảng (400x200)mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

01/GV

6

Nấm thể thao

Xác định các vị trí trong hoạt động dạy, học

Hình nón, chất liệu bằng nhựa PVC hoặc tương đương; chiều cao 80mm, đường kính đế 200mm

x

Chiếc

20/GV

7

Bơm

Dùng để bơm hơi các thiết bị, dụng cụ

Loại thông dụng, chất liệu chính bằng kim loại, có đồng hồ đo áp lực, vòi bơm bằng ống cao su, van bơm có đầu cài tiện lợi

x

x

Chiếc

02/trường

8

Dây nhảy cá nhân

Dùng để luyện tập bổ trợ thể lực, vui chơi

Dạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 2500mm, có lò xo chống mài mòn, có cán cầm bằng gỗ hoặc nhựa.

x

Chiếc

20/GV

9

Dây nhảy tập thể

Dạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 5000mm

x

Chiếc

01/GV

10

Bóng nhồi

Hình tròn, chất liệu bằng cao su có đàn hồi, trọng lượng 1000-2000g

x

Quả

02/GV

11

Dây kéo co

Dạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20000mm (20m)

x

x

Cuộn

02/trường

12

Xà đơn

Chất liệu chính bằng kim loại, bao gồm: hai trụ bằng ống Φ60 và Φ40 có chiều cao 2000-2200mm; tay xà bằng ống Φ28 đặc và có chiều dài 1500mm; có 4 cọc neo xuống đất và hệ thống tăng đơ căng cáp giữ cột xà

x

x

Bộ

01/trường

13

Xà kép

Chất liệu chính bằng kim loại; phần đế dựng ống U120, Φ60, Φ48, diện tích đế (1300x2000)mm; phần tay xà sử dụng ống Φ42 mạ kẽm dài 3000mm; chiều cao có thể thay đổi (1400 - 1700)mm; chiều rộng tay xà có thể điều chỉnh (340 - 440)mm.

x

x

Bộ

01/trường

II

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN

(Chỉ trang bị những dụng cụ tương ứng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn)

CÁC MÔN ĐIỀN KINH

1

Chạy cự li ngắn

1.1

Bàn đạp xuất phát

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn chạy cự li ngắn

Chất liệu khung chính bằng kim loại, trên khung có nhiều nấc giúp điều chỉnh khoảng cách và góc độ bàn đạp. Vị trí đặt bàn chân được lót cao su dày. Đầu và cuối của bàn đạp có đinh vít để cố định bàn đạp xuống sàn khi sử dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

05/trường

1.2

Dây đích

Dùng để xác định điểm đích đến.

Dạng sợi, chất liệu bằng vải hoặc tương đương, kích thước rộng 7-10mm, dài 5000 - 7000mm

x

x

Chiếc

01/GV

2

Nhảy xa

2.1

Ván giậm nhảy

Dùng để thực hiện động tác giậm nhảy trong Nhảy xa

Hình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng gỗ, kích thước (1220x200x100)mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

01 /hố cát

2.2

Dụng cụ xới cát

Dùng để làm xốp cát trước khi nhảy

Loại thông dụng, an toàn trong sử dụng

x

x

Chiếc

01/hố cát

2.3

Bàn trang san cát

Dùng để san bằng cát trước và sau khi nhảy

Chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (250x500)mm, cán tre hoặc gỗ dài 800-1000mm

x

x

Chiếc

01 /hố cát

3

Nhảy cao

3.1

Cột nhảy cao

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn Nhảy cao

Dạng ống tròn hoặc vuông, chất liệu bằng kim loại hoặc bằng chất liệu khác phù hợp, gồm 2 cột có chân trụ, có thước đo chính xác trên thân, cao 2200mm, tự đứng vững trên trục có bánh xe, trên thân trụ có các gờ có thể điều chỉnh cao thấp để đặt xà lên trên (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

01/GV

3.2

Xà nhảy cao

Dạng ổng hòn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp, thẳng, có độ đàn hồi, đường kính 25mm, dài tối thiểu 4000mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

01/GV

3.3

Đệm nhảy cao

Hình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng mút, có vỏ bọc ngoài bằng bạt chống thấm. Kích thước tối thiểu (2000x1800x500)mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại đúng cho tập luyện).

x

x

Bộ (2 tấm)

02/trường

4

Đẩy tạ

4.1

Quả tạ Nam

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn Đẩy tạ

Hình hòn, chất liệu bằng nhôm loại đặc, trọng lượng 5000g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

05/GV

4.2

Quả tạ Nữ

Hình tròn, chất liệu bằng kim loại đặc, trọng lượng 3000g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

05/GV

CÁC MÔN BÓNG

5

Bóng đá

5.1

Quả bóng đá

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS môn Bóng đá

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc giả da, size số 5, đường kính 216-226mm, chu vi 680-700mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

20/GV

5.2

Cầu môn, lưới

- Cầu môn bóng đá 7 người: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang dạng ống tròn được nối với nhau, không vát canh, kích thước (6000x2100x1200)mm;

- Lưới: Dạng sợi, chất liệu bằng sợi dù hoặc tương đương, đan mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Bộ

02/trường

6

Bóng rổ

6.1

Quả bỏng rổ

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS môn Bóng rổ

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các rãnh tạo ma sát;

Size số 7 dành cho HS Nam (chu vi 750-780mm; trọng lượng: 600-650g);

Size số 6 dành cho HS Nữ (chu vi 720-740mm; trọng lượng: 500-540g).

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Quả

20/GV

6.2

Cột, bảng rổ

- Cột rổ: Dạng ống ườn, chất liệu bằng kim loại, được cố định trên mặt sân (hoặc có bánh xe di động). Chiều cao có thể điều chỉnh trong khoảng 2600-3050mm;

- Bảng rổ: Hình chữ nhật, chất liệu bằng composite hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (1800x1050)mm, được gắn với cột rổ, có thể hạ, nâng độ cao;

- Vòng rổ: Hình ườn, chất liệu bằng kim loại, đường kính 450mm và được đan lưới, gắn cố định trên bảng rổ, mặt vòng rổ song song với mặt đất.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

02/trường

7

Bóng chuyền

7.1

Quả bóng chuyền

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng chuyền

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các múi theo đường khâu, chu vi 650-670mm, trọng lượng 260-280g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

20/GV

7.2

Cột và lưới

- Cột: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại được cố định (hoặc di động) trên mặt sân, phần trên có móc để treo lưới và có ròng rọc để điều chỉnh độ cao thấp (có thể điều chỉnh chiều cao từ 1800mm đến 2550mm);

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, được đan vuông với chiều rộng mắt 100 mm, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới. Dài 9500-10.000mm, rộng 1000mm.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

02/trường

8

Bóng bàn

Dùng chung cho lớp 10,11,12

8.1

Quả bóng bàn

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng bàn

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

30/GV

8.2

Vợt

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

15/GV

8.3

Bàn, lưới

- Bàn: Hình chữ nhật, có chân đứng vững chắc, chất liệu mặt bàn bằng gỗ ép cứng, độ này đều, có chia cách vạch giới hạn ở giữa. Kích thước (2740x1525x760)mm, độ dày mặt bàn 18-30mm;

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới nhỏ hơn kích thước quả bóng bàn, chiều dài lưới dài hơn chiều ngang của bàn, 2 đầu lưới có hệ thống trục móc gắn chắc chắn trên mặt bàn, chiều cao lưới 1525mm so với mặt bàn.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

03/trường

9

Bóng ném

9.1

Quả bóng ném

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng ném

Hình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, bề mặt không bóng hoặc trơn, chu vi 540-600mm, trọng lượng 325-475g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Quả

15/GV

9.2

Cầu môn, lưới

- Cầu môn: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang là các thanh dạng hòn hoặc vuông được nối với nhau, không vát cạnh, kích thước (3000x2100x1200)mm;

- Lưới: Chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, đan dạng mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

02/trường

10

Quần vợt

10.1

Quả bóng Tennis

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Quần vợt

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Hộp

05/GV

10.2

Vợt

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Chiếc

15/GV

10.3

Cột, lưới

Cột: Dạng ống tròn được cố định trên mặt sân, cột lưới cao hơn mép trên của lưới tối đa 250mm;

Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới bé hơn kích thước quả bóng, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới, được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên và chia đều 2 bên. Chiều cao 914 mm ở giữa và 1007 mm ở 2 đầu cột lưới.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

02/trường

CÁC MÔN CẦU

11

Đá cầu

11.1

Quả cầu đá

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Đá cầu

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Quả

25/GV

11.2

Cột, lưới

- Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao tối đa 1700mm;

- Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (7100x750)mm, viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm;

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

03/trường

12

Cầu lông

12.1

Quả cầu lông

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn cầu lông

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

Quả

25/GV

12.2

Vợt

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Chiếc

20/GV

12.3

Cột, lưới

- Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1550mm;

Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100x750)mm, viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

03/trường

13

Cầu mây

13.1

Quả cầu mây

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn cầu mây

Hình tròn, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, đàn hồi, độ nảy ổn định. Chu vi 160mm, trọng lượng 170-180g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Quả

20/GV

13.2

Cột, lưới

- Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1455mm (nữ) và 1550mm (nam);

Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100x700)mm, viền lưới rộng 50mm, kích thước mắt lưới 60-80mm.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Bộ

03/trường

CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC

14

Võ thuật

14.1

Trụ đấm, đá

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và luyện tập, thực hành của HS phù hợp với đặc điểm từng môn Võ thuật

Hình trụ đứng, chất liệu bằng da hoặc tương đương, ruột đặc, mềm. Cao 1500-1750mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

01/GV

14.2

Đích đấm, đá (cầm tay)

Hình elip có tay cầm hoặc bộ phận gắn lên tay, chất liệu bằng da hoặc giả da mềm, một đặc, mềm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

x

Chiếc

10/GV

14.3

Thiết bị bảo hộ

Bao gồm trang phục, phụ kiện bảo hộ các bộ phận đầu, tay, bộ hạ...như mũ, giáp, găng, xà cạp, lót ống quyển,... (Theo tiêu chuẩn được quy định cụ thể cho từng môn võ thuật, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

02/GV

14.4

Thảm xốp

Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương, có độ đàn hồi. Kích thước (1000x1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt.

x

x

Chiếc

40/trường

15

Đẩy gậy

Gậy

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Đẩy

gậy

Dạng ống tròn, chất liệu bằng tre hoặc chất liệu khác phù hợp, gậy thẳng, có chiều dài 2000mm, đường kính từ 40-50mm, mỗi nửa gậy sơn 1 màu; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau.

x

x

Chiếc

10/GV

16

Cờ Vua

16.1

Bàn cờ, quân cờ

Dùng cho HS học và tập luyện môn Cờ vua

- Bản cờ: Hình vuông, chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp. Kích thước (400x400)mm;

- Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước: Vua cao 80mm, đế 25mm; Binh cao 33mm, đế 20mm.

(Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

20/GV

16.2

Bàn và quân cờ treo tường

Dùng cho GV giảng dạy môn Cờ vua

- Bàn cờ: Hình vuông, chất liệu mặt bàn bằng kim loại có từ tính, kích thước (800x800)mm, có móc treo;

- Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước phù hợp với các ô trên bàn cờ, có nam châm gắn mặt sau. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).

x

Bộ

01/GV

17

Bơi

17.1

Phao bơi

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bơi

Chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Loại thông dụng dùng cho tập luyện

x

Chiếc

20/trường

17.2

Sào cứu hộ

Dạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp. Dài 5000-7000mm, đường kính 25mm, màu sơn đỏ - trắng

x

x

Chiếc

02/trường

17.3

Phao cứu sinh

Hình tròn, chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Bọc ngoài bằng vải Polyethylene, màu cam phản quang. Đường kính ngoài 650mm, đường kính trong 410mm, trọng lượng 2400g.

x

x

Chiếc

06/trường

18

Thể dục nhịp điệu

18.1

Thảm xốp

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Thể dục nhịp điệu

Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương. Kích thước (1000x1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt

x

x

Chiếc

40/trường

18.2

Thiết bị âm thanh đa năng di động

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01/GV

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

19

Khiêu vũ thể thao

Thiết bị âm thanh đa năng di động

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Khiêu vũ thể thao

- Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị;

- Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh;

- Công suất phù hợp với lớp học;

- Kèm theo micro;

- Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.

x

Bộ

01/GV

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

20

Kéo co

Dây kéo co

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Kéo co

Dạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20.000mm

x

Cuộn

02/trường

Có thể sử dụng thiết bị dùng chung

21

Golf

21.1

Gậy Golf

Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Golf

Loại thông dụng, gồm các loại gậy cơ bản (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

Bộ

01/GV

21.2

Bóng Golf

Loại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)

x

x

Quả

50/GV

21.3

Lưới chắn bóng

Dùng để chắn bóng khu vực tập luyện

Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (10000x15000)mm, mắt lưới rộng 20-25mm.

x

x

Chiếc

01/trường

Ghi chú:

- Ngoài các môn Thể thao được liệt kê ở trên, có thể thay thế bằng các môn Thể thao khác phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ TDTT: Thể dục thể thao.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN LỊCH SỬ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng chính

Đơn vị

Số Iượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ GV

Giúp GV xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, các học liệu điện tử, các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình môn học 2018

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Lịch sử cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài học (giáo án) điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn, chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh);

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10,11, 12

B

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

LỚP 10

I

BẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ

1

Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

1.1

Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Xác định vị trí địa lí của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp - La Mã);

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh;

- Tỷ lệ 1:15.000.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

2

Văn minh Đông Nam Á

2.1

Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến

Xác định vị trí địa lí của các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến;

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh;

- Tỉ lệ 1:6.000.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3

Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

3.1

Lược đồ di sản văn hóa ở Việt Nam

Xác định vị trí phân bố và giới thiệu nét cơ bản của các di sản văn hóa ở Việt Nam

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện sự phân bố và những nét cơ bản về các di sản văn hóa ở Việt Nam (Di sản được UNESCO công nhận);

- Lược đồ có kèm ảnh về các di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, di sản phức hợp;

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị hí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;

- Tỷ lệ 1:15.000.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

II

BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM/VIDEO-CLIP

1

Lịch sử và sử học

1.1

Phim tài liệu: Một số hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng và văn minh Đại Việt

Giúp HS nhận diện hình dáng, đặc điểm hiện vật của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt

02 phim tài liệu có nội dung thể hiện một số hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng và văn minh Đại Việt:

- 01 phim giới thiệu hiện vật khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long;

- 01 phim giới thiệu hiện vật gồm một số hiện vật như Trống đồng Đông Sơn, các công cụ khai hoang (rìu, dao), công cụ làm đất (lưỡi cày, mai, thuổng), công cụ gặt hái (liềm, nhíp, hái);

- 01 phim giới thiệu hiện vật gồm một số hiện vật như đầu rồng, lá đề hình rồng, phượng, gạch, ngói.

x

x

Bộ

01/GV

2

Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

2.1

Phim tài liệu: Thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông

Giúp HS khái quát thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông

03 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông:

- 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Ai Cập (chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc);

- 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Trung Hoa (chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng);

- 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Ấn Độ (chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng).

x

x

Bộ

01/GV

2.2

Phim tài liệu: Thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây

Giúp HS khái quát thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây

02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây:

- 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Hy Lạp-La Mã (chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, thể thao);

- 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh thời Phục Hưng (tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học).

x

x

Bộ

01/GV

3

Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

3.1

Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Giúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

- 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (nửa sau thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX);

- 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (phát minh và sử dụng máy hơi nước, động cơ đốt trong).

x

x

Bộ

01/GV

3.2

Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Giúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

- 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX);

- 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (sử dụng điện năng, động cơ điện gắn với quá trình điện khí hoá, sản xuất dây chuyền, sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép, điện lực, in ấn).

x

x

Bộ

01/GV

3.3

Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Giúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

- 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX);

- 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (tự động hoá dựa vào máy tính, sử dụng thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, internet).

x

x

Bộ

01/GV

3.4

Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Giúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

- 01 phim giới thiệu những nét chỉnh về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI);

- 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sự phát triển kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành).

x

x

Bộ

01/GV

4

Văn minh Đông Nam Á

4.1

Phim tư liệu: Thành tựu của văn minh Đông Nam Á

Giúp HS khái quát cơ sở hình thành, thời kì phát triển và thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á

Phim gồm một số đoạn giới thiệu sơ lược cơ sở hình thành, thời kì phát triển và thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á (văn hóa, kiến trúc và điêu khắc).

x

Bộ

01/GV

5

Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

5.1

Phim mô phỏng: Thành tựu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

Giúp HS khái quát cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

04 phim có nội dung giới thiệu về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858):

- 01 phim về cơ sở hình thành (điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội) và thành tựu tiêu biểu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của văn minh sông Hồng;

- 01 phim về cơ sở hình thành và thành tựu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của Văn minh Champa;

- 01 phim về cơ sở hình thành và thành tựu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của Văn minh Phù Nam;

- 01 phim giới thiệu được cơ sở hình thành, quá trình phát triển và thành tựu cơ bản về (kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật) của văn minh Đại Việt.

x

x

Bộ

01/GV

6

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

6.1

Phim tư liệu: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giúp HS mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Phim gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu nét chính về đời sống vật chất (sản xuất nông nghiệp, ngành nghề thủ công) và nêu được nét chính về đời sống tinh thần (sự đa dạng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tập quán) của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

x

x

Bộ

01/GV

7

Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

7.1

Video/clip: Di sản văn hóa ở Việt Nam

Giới thiệu nét cơ bản về di sản văn hóa ở Việt Nam

04 Video/clip có nội dung về các loại hình Di sản văn hoá ở Việt Nam:

- 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ);

- 01 Video/clip giới thiệu nhũng nét cơ bản về di sản văn hóa vật thể tiêu biểu (trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành nhà Hồ, cố đô Huế, tháp Chăm).

- 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu (Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng, Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cát Tiên);

- 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa phức hợp tiêu biểu (Khu di tích - danh thắng Tràng An (Ninh Bình), khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

x

x

Bộ

01/GV

LỚP 11

I

BẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ

X

Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1.1

Lược đồ thế giới thế kỉ XVI - thế kỉ XVIII

HS biết được vị trí các địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- 03 lược đồ treo tường, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung:

+ 01 lược đồ thể hiện vị trí của các địa điểm - nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII;

+ 01 lược đồ thể hiện địa điểm và tiến trình lịch sử một số sự kiện tiêu biểu của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII);

+ 01 lược đồ thể hiện địa điểm và tiến trình lịch sử của một số sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII);

- Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra các cuộc cách mạng, cuộc đấu tranh.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Bộ

01/GV

2

Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á

2.1

Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Giúp HS xác định vị trí, phạm vi của các quốc gia hay khu vực thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- 03 Lược đồ Đông Nam Á, bao gồm:

+ 01 Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến năm 1920;

+ 01 Lược đồ Đông Nam Á từ năm 1920 đến năm 1945;

+ 01 Lược đồ Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1975;

- Lược đồ thể hiện được vị trí, phạm vi của các quốc gia hay các khu vực thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á trong từng thời kỳ lịch sử.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ảnh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Bộ

01/GV

3

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

3.1

Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)

Giúp HS xác định các vị trí diễn ra và diễn biến của trận Bạch Đằng trên lược đồ

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các vị trí diễn ra và diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938. Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra trận Bạch Đằng.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.2

Lược đồ Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

Giúp HS xác định các vị trí diễn ra và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các vị trí diễn ra và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra cuộc kháng chiến.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.3

Lược đồ Kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên

Giúp HS tìm hiểu diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ, chống xâm lược Nguyên trên lược đồ

- 03 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung:

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258);

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống xâm lược Nguyên (1285);

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 1288.

- Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra cuộc kháng chiến.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Bộ

01/GV

3.4

Lược đồ Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Giúp HS tìm hiểu diễn biến cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ

- 02 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung:

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426);

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 năm 1427);

- Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra khởi nghĩa.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Bộ

01/GV

3.5

Lược đồ Phong trào Tây Sơn

Giúp HS tìm hiểu diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ

- 02 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung:

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785);

+ 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

- Lược đồ kèm hình ảnh các vị trí diễn ra phong trào.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Bộ

01/GV

3.6

Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)

Giúp HS xác định các vị trí diễn ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43). Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra khởi nghĩa.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đổ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.7

Lược đồ Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884)

Giúp HS xác định các khu vực Pháp tiến hành công xâm lược ở Việt Nam trên lược đồ

Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884). Lược đồ có kèm hình ảnh một số vị trí Pháp tiến hành cuộc xâm lược.

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa đanh.Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

3.8

Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì (1858 - 1884)

Giúp HS xác định các vị trí nhân dân Bắc kì đấu tranh chống Pháp từ năm 1873 đến năm 1884

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì từ năm 1858-1884;

- Lược đồ có kèm hình ảnh vị trí nhân dân Bắc Kì đấu tranh chống Pháp năm 1873 và 1882;

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.

- Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

II

BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM

1

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

1.1

Phim mô phỏng: Một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Giúp HS tìm hiểu về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam

03 phim có nội dung về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945):

- 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của chiến thắng Bạch Đằng năm 938;

- 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287-1288);

- 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).

x

x

Bộ

01/GV

2

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

2.1

Phím tư liệu: Chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Giúp HS phân tích được quá trình xác lập và thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Phim gồm một số đoạn tư liệu về xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

x

x

Bộ

01/GV

LỚP 12

I

BẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ

1

Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

1.1

Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Giúp HS xác định vị trí các địa điểm diễn ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các địa điểm diễn ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa (Quảng trường Ba Đình, Nhà Hát Lớn, Huế, Sài Gòn);

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường sa và Hoàng Sa;

- Tỷ lệ 1:1.800.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

1.2

Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Giúp HS xác định các địa điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

- Lược đồ treo tường. Thể hiện các địa điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra chiến dịch;

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh;

- Tỷ lệ 1:14.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

1.3

Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Giúp HS xác định các địa điểm diễn ra Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

- Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các địa điểm diễn ra Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra Tổng tiến công;

- Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;

- Tỉ lệ 1:1.100.000; kích thước (720x1020)mm.

x

Tờ

01/GV

II

BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM/VIDEO-CLIP

1

Asean: Những chặng đường lịch sử

1.1

Video/clip: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Giúp HS khái quát sự ra đời và phát triển của ASEAN

Video/clip gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu sự ra đời và phát triển của ASEAN,

X

X

Bộ

01/GV

2

Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

2.1

Video/clip: Cách mạng tháng Tám 1945

Giúp HS khái quát về bối cảnh, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Tám 1945

Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa về quá trình chuẩn bị và diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

x

Bộ

01/GV

2.2

Video/clip: Tổng tiến công xuân 1975

Giúp HS khái quát về bối cảnh, diễn biến, kết quả của Tổng tiến công xuân 1975

Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa về quá trình chuẩn bị và diễn biến của cuộc Tổng tiến công xuân 1975.

x

Bộ

01/GV

2.3

Video/clip: Thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973

Giúp HS hiểu biết về các thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973

Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa thành tựu tiêu biểu trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973.

x

Bộ

01/GV

3

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

3.1

Video/clip: Thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước

Giúp HS hiểu bối cảnh lịch sử và thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước

Video/clip gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu về bối cảnh lịch sử, thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước qua các giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1986 -1995: khởi đầu công cuộc đổi mới;

- Giai đoạn 1996 - 2006: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;

- Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

x

x

Bộ

01/GV

4

Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

4.1

Phim tư liệu: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Giúp HS hiểu được những nét cơ bản về hành trình tìm đường cứu nước; vai trò sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969)

05 phim tư liệu có nội dung về hành trình tìm đường cứu nước; vai trò sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969):

- 01 phim về hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh;

- 01 phim về quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 (triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941); thành lập Mặt trận Việt Minh;

- 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954);

- 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1969).

x

x

Bộ

01/GV

4.2

Phim tư liệu: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Giúp HS hiểu được những dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

02 phim tư liệu có nội dung về dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam:

- 01 phim giới thiệu dấu ấn của Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới (Năm 1987, UNECO công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn; những cống hiến về giá trị tư tưởng, văn hoá; Hình ảnh một số công trình tưởng niệm: Nhà lưu niệm, Đài kỉ niệm);

- 01 phim giới thiệu về dấu ấn của Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam (Bảo tàng, Nhà lưu niệm; Hình tượng văn học, nghệ thuật; Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh).

x

Bộ

01/GV

Ghi chú:

- Ở những nơi có điều kiện, tất cả tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ dành cho GV có thể được thay thế bằng tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

- Các lược đồ/bản đồ có dung sai của kích thước là 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán OPP mờ;

- Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

- Các video/clip/phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút. Hình ảnh và âm thanh rõ nét, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720), có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Số lượng được tính cho 1 lớp với số HS là 45. Số lượng bộ thiết bị/GV hoặc tờ/GV có thể thay đổi để phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức 6 HS/1 bộ hoặc 6 HS/1 tờ;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Chữ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN ĐỊA LÝ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ

I

TRANH ẢNH

1

Chủ đề: Trái Đất

1.1

Tranh cấu trúc của Trái Đất

HS tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất

- Nội dung tranh thể hiện cấu trúc của Trái Đất, gồm có: lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

1.2

Tranh cấu tạo vỏ Trái Đất và vỏ địa lí

HS quan sát cấu tạo của vỏ Trái Đất và phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất

Nội dung tranh thể hiện các nội dung:

- Cấu tạo của vỏ Trái Đất ở lục địa và đại dương;

- Giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương. Giới hạn trên: phía dưới lớp ô zôn; giới hạn dưới: đáy vực thẳm ở đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa; chiều dày vỏ địa lí khoảng 30-35 km;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

Dùng chung với chủ đề: Một số quy luật của vỏ địa lí

2

Chủ đề: Thạch quyển

2.1

Tranh một số dạng địa hình được tạo thành do nội lực và ngoại lực

HS tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nội dung tranh thể hiện các nội dung:

- Một số dạng địa hình được tạo thành do nội lực như: núi, hẻm vực, thung lũng, núi lửa;

- Một số dạng địa hình được tạo thành do ngoại lực như: bậc thềm sóng vỗ, cồn cát, bãi bồi, hang động.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

3

Chủ đề: Sinh quyển

3.1

Sơ đồ giới hạn của sinh quyển

HS xác định giới hạn của sinh quyển

- Sơ đồ thể hiện nội dung: giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa (Giới hạn phía trên: Là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển; Giới hạn phía dưới: ở đại dương > 11km và ở lục địa là lớp vỏ phong hóa);

- Kích thước (420x590)mm.

x

Tờ

04/GV

Dùng cho lớp 10

II

BẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ

1

Chủ đề: Trái Đất

1.1

Lược đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất

HS xác định các mảng kiến tạo; phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất

Lược đồ treo tường thể hiện nội dung:

- 07 mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - ôxtrâylia, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực và một số mảng nhỏ;

- Hướng di chuyển của các mảng kiến tạo;

- Phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất và núi lửa.

Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10 Dùng chung chủ đề: Thạch quyển

2

Chủ đề: Khí quyển

2.1

Bản đồ nhiệt độ không khí trên Trái Đất

HS xác định sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất theo vĩ độ; lục địa, đại dương và địa hình

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí.

- Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa và đại dương.

- Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo địa hình.

Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

2.2

Bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất

HS xác định các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu trên Trái Đất

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Trái Đất có 7 đới khí hậu xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực. Trong đới khí hậu có kiểu khí hậu, bao gồm:

(1) Đới khí hậu xích đạo;

(2) Đới khí hậu cận xích đạo;

(3) Đới khí hậu nhiệt đới (Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa);

(4) Đới khí hậu cận nhiệt (Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa; Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải);

(5) Đới khí hậu ôn đới (Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và Kiểu khí hậu ôn đới hải dương);

(6) Đới khí hậu cận cực;

(7) Đới khí hậu cực.

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở một số địa điểm có các kiểu khí hậu khác nhau;

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

2.3

Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

HS xác định sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa;

- Một số địa điểm có lượng mưa trung bình năm rất nhiều hoặc rất ít so với các địa điểm khác trong cùng vĩ độ;

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

3

Chủ đề: Thủy quyển

3.1

Bản đồ các dòng biển trong đại dương trên thế giới

HS xác định sự phân bố của các dòng biển trong đại dương trên thế giới

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh trong 5 đại dương trên thế giới (nơi phát sinh, hướng chuyển động);

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

4

Chủ đề: Sinh quyển

4.1

Bản đồ phân bố của các nhóm đất và sinh vật trên Trái Đất

HS xác định sự phân bổ các nhóm đất chính và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Bản đồ phân bố các nhóm đất chính theo vĩ độ, từ cực đến xích đạo bao gồm:

(1) Băng tuyết;

(2) Đất đai nguyên;

(3) Đất pốt dôn;

(4) Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới;

(5) Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng có núi cao;

(6) Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng;

(7) Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm;

(8) Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc;

(9) Đất đỏ, nâu đỏ xa van;

(10) Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới;

- Bản đồ phân bố các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ, từ cực đến xích đạo bao gồm:

(1) Hoang mạc lạnh;

(2) Đài nguyên;

(3) Rừng lá kim;

(4) Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới;

(5) Rừng cận nhiệt ẩm;

(6) Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt;

(7) Hoang mạc, bán hoang mạc;

(8) Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao;

(9) Xa van, cây bụi;

(10) Rừng nhiệt đới, xích đạo;

- Kích thước (1090x1500)mm;

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

5

Chủ đề: Địa lí các ngành kinh tế

5.1

Bản đồ phân bố cây trồng và vật nuôi trên thế giới

HS xác định sự phân bố của một số cây trồng và vật nuôi phổ biến trên thế giới

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Phân bố của một số cây trồng phổ biến trên thế giới như: Cây lương thực (lúa gạo, lúa mì, ngô); Cây công nghiệp (mía, củ cải đường, cà phê, chè, cao su);

- Phân bố của một số vật nuôi phổ biến trên thế giới như: Gia súc lớn (trâu, bò); Gia súc nhỏ (lợn, cừu, dê); Gia cầm.

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

5.2

Bản đồ phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới

HS xác định sự phân bố của một số ngành công nghiệp trên thế giới

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: phân bố của một số ngành công nghiệp trên thế giới (Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; Điện lực; Điện tử, tin học; Sản xuất hàng tiêu dùng; Thực phẩm).

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

5.3

Bản đồ phân bố giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trên thế giới

HS xác định sự phân bố các ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trên thế giới

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Phân bố các đường giao thông vận tải trên thế giới (đường bộ, đường sắt, đường ống, đường sông, đường biển, đường hàng không);

- Một số điểm bưu chính viễn thông lớn trên thế giới;

- Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

5.4

Bản đồ phân bố du lịch và tài chính ngân hàng trên thế giới

HS xác định sự phân bố các ngành du lịch và tài chính ngân hàng trên thế giới

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Phân bố một số điểm du lịch lớn trên thế giới như: di sản thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh, biển đảo, hang động, khu vui chơi giải trí, bảo tàng;

- Một số điểm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới. Kích thước (1500x1090)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

6

Chủ đề: Khu vực Mỹ Latinh

6.1

Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Mỹ Latinh

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ Latinh

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ Latinh; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Mỹ Latinh trên bản đồ châu Mỹ.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

7

Chủ đề: Liên minh châu Âu (EU)

7.1

Bản đồ Liên minh châu Âu

HS tìm hiểu về quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của Liên minh châu Âu

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Quy mô của EU: Các thành viên EU tính đến năm 2021 (tên nước và năm gia nhập);

- Mục tiêu của EU: Sơ đồ các cơ quan đầu não của EU;

- Thể chế hoạt động của EU: Sơ đồ ba trụ cột của EU theo hiệp ước Maxtrich;

- Ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí EU trên bản đồ châu Âu.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

8

Chủ đề: Khu vực Đông Nam Á

8.1

Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Đông Nam Á

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Đông Nam Á trên bản đồ châu Á.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

9

Chủ đề: Tây Nam Á

9.1

Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Tây Nam Á

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Tây Nam Á trên bản đồ châu Á.

- Kích thước (1090x790)mm,

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

10

Chủ đề: Hợp chủng quốc Hoa Kì

10.1

Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hoa Kì

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Hoa Kì; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí Hoa Kì trên bản đồ Bắc Mỹ.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

11

Chủ đề: Liên bang Nga

11.1

Bản đồ địa lí tự nhiên Liên bang Nga

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí Liên bang Nga trên bản đồ thế giới.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

12

Chủ đề: Nhật Bản

12.1

Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Nhật Bản; tiếp giáp với các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí Nhật Bản trên bản đồ châu Á.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

13

Chủ đề: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

13.1

Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc

HS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Trung Quốc; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí Trung Quốc trên bản đồ châu Á.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

14

Chủ đề: Cộng hòa Nam Phi

14.1

Bản đồ địa lí tự nhiên Nam Phi

HS tìm hiểu vị trí địa 11 và điều kiện tự nhiên của Nam Phi

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Nam Phi; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển;

- Bản đồ phụ: Vị trí Nam Phi trên bản đồ châu Phi.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

15

Chủ đề: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

15.1

Bản đồ hành chính Việt Nam

HS xác định đơn vị hành chính, vị trí và tiếp giáp của các tỉnh, thành phố trên đất nước ta

- Bản đồ treo tường thể hiện đầy đủ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (tính đến năm 2021);

- Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có các đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

15.2

Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

HS tìm hiểu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Việt Nam

- Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Việt Nam.

- Bản đồ phụ: Vị trí lãnh thổ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12 (Sử dụng chung với chủ đề: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên)

16

Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

16.1

Bản đồ khí hậu Việt Nam

HS tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam

- Bản đồ treo tường thể hiện các nội dung:

+ Các miền khí hậu;

+ Các vùng khí hậu;

+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại một số địa điểm;

+ Các loại gió và chế độ gió (hướng gió, tần suất);

+ Bão (hướng di chuyển và tần suất).

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

17

Chủ đề: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

17.1

Bản đồ phân bố nông nghiệp Việt Nam

HS xác định sự phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ở nước ta

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

+ Phân bố ngành trồng trọt (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả);

+ Phân bố ngành chăn nuôi (lợn và gia cầm, gia súc ăn có).

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

18

Chủ đề: Vấn đề phát triển công nghiệp

18.1

Bản đồ phân bố công nghiệp Việt Nam

HS xác định sự phân bố một số ngành công nghiệp ở nước ta

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

+ Phân bố của một số ngành công nghiệp: Khai thác than, dầu khí; Sản xuất điện; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Dệt, may; Giày dép;

+ Một số trung tâm công nghiệp.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01 /GV

Dùng cho lớp 12

19

Chủ đề: Vấn đề phát triển dịch vụ

19.1

Bản đồ giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Việt Nam

HS xác định sự phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

+ Phân bố hệ thống giao thông vận tải: đường ô tô (quốc lộ, tỉnh lộ), đường sắt, đường thủy (đường sông, đường biển), đường hàng không, đường ống;

+ Vị trí các bến cảng (cảng sông, cảng biển), sân bay, cửa khẩu quốc tế, các điểm bưu chính viễn thông lớn.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

19.2

Bản đồ thương mại và du lịch Việt Nam

HS xác định sự phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta

- Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

+ Vị trí các bến cảng (cảng sông, cảng biển), sân bay, cửa khẩu quốc tế, các trung tâm thương mại lớn;

+ Phân bố các điểm du lịch như: di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, hang động, biển đảo, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

20

Chủ đề: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

20.1

Bản đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ

HS tìm hiểu một số thế mạnh về khoáng sản, thủy điện, cây trồng, chăn nuôi và kinh tế biển để phát kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như:

+ Khoáng sản (than, sắt, thiếc, apatit, đồng);

+ Hệ thống sông ngòi và các nhà máy thủy điện (Hòa Bình, Sơn La, Lai châu);

+ Cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn;

+ Kinh tế biển (nuôi hồng và đánh bắt hải sản, cảng biển, du lịch biển - đảo).

- Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo.

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

21

Chủ đề: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

21.1

Bản đồ Đồng bằng sông Hồng

HS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như:

+ Hệ thống sông ngòi, cây trồng và vật nuôi chính, các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản;

+ Khoáng sản, các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp;

+ Hệ thống giao thông vận tải, sân bay, cảng sông, cảng biển, các điểm du lịch (di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bãi biển);

- Ranh giới các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam.

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

22

Chủ đề: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ

22.1

Bản đồ Bắc Trung Bộ

HS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của vùng như:

+ Các vùng nông nghiệp (vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp, vùng cây công nghiệp lâu năm, vùng cây lương thực và chăn nuôi);

+ Cây trồng và vật nuôi chính;

+ Hệ thống sông ngòi và các khu vực nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản;

- Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Bắc Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

23

Chủ đề: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

23.1

Bản đồ Duyên hải Nam Trung Bộ

HS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế biển của vùng như:

+ Tài nguyên sinh vật biển (Các bãi cá, bãi tôm, khu vực nuôi trồng và đánh bắt hải sản);

+ Hệ thống giao thông vận tải biển, các cảng biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất);

+ Các điểm du lịch biển;

+ Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, cát trắng) và các vùng sản xuất muối;

- Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

24

Chủ đề: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế Tây Nguyên

24.1

Bản đồ Tây Nguyên

HS tìm hiểu một số thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, thủy điện, khoáng sản, du lịch để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Bản đồ treo tường thể hiện các nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như:

+ Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, bông, điều, chè, hồ tiêu);

+ Hệ thống sông ngòi (sông Sê San, sông Đồng Nai, sông Srêpok) và các nhà máy thủy điện (Yaly, Sê San, Plây Krông, Đak Ru);

+ Tài nguyên khoáng sản bô xít;

+ Các điểm du lịch (di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, vườn quốc gia, danh lam thắng cảnh);

- Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

25

Chủ đề: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

25.1

Bản đồ Đông Nam Bộ

HS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như:

+ Các vùng nông nghiệp (vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp, vùng cây công nghiệp lâu năm, vùng cây lương thực và chăn nuôi), cây trồng và vật nuôi chính;

+ Hệ thống sông Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, các nhà máy thủy điện (Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn), khu vực nuôi trồng thủy hải sản nước lợ;

+ Tài nguyên khoáng sản (dầu khí trên vùng thềm lục địa, đất sét, cao lanh), một số trung tâm công nghiệp, cơ cấu các ngành công nghiệp;

+ Các điểm du lịch;

- Ranh giới với nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đông Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kích thước (1090x790)mm.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

26

Chủ đề: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

26.1

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

HS tìm hiểu một số thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bản đồ treo tường thể hiện nội dung:

- Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng như:

+ Các nhóm đất (đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và đất khác);

+ Cây trồng (cây lương thực, cây ăn quả), vật nuôi (gia cầm);

+ Mạng lưới sông ngòi (sông Tiền, sông Hậu), kênh rạch, cửa sông (cửa Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên), khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản;

+ Tài nguyên sinh vật (chim, bãi cá, bãi tôm, rừng ngập mặn, rừng tràm;

+ Tài nguyên khoáng sản: đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên), dầu khí (thềm lục địa);

+ Các điểm du lịch (khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, bãi tắm, du lịch sông nước, miệt vườn);

- Ranh giới với nước láng giềng, vùng giáp ranh; vùng biển, đảo;

- Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam;

- Kích thước (1090x790)mm.

X

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

III

VIDEO/CLIP

1

Chủ đề: Trái Đất

1.1

Video/clip về Trái Đất

HS tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất; các chuyển động chính của Trái Đất và một số quy luật của vỏ địa lí

Video/clip mô phỏng các nội dung sau:

- Nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất và cấu tạo vỏ Trái Đất;

- Các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ);

- Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; quy luật địa đới và phí địa đới.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10 (Sử dụng chung với chủ đề: Một số quy luật của vỏ địa lí)

2

Chủ đề: Biến đổi khí hậu

2.1

Video/clip về biến đổi khí hậu trên thế giới

HS tìm hiểu về các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới

Video/clip thể hiện các nội dung:

- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu (nhiệt độ Trái Đất ấm lên, băng tan, nước biển dâng, gia tăng thiên tai);

- Nguyên nhân và hậu quả trên phạm vi toàn cầu;

- Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

3

Chủ đề: Một số vấn đề về du lịch thế giới

3.1

Video/clip về du lịch thế giới và Việt Nam

HS tìm hiểu một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay và một số điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới

Video/clip thể hiện các nội dung:

- Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới (có liên hệ với Việt Nam);

- Một số điểm lịch nổi tiếng trên thế giới.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

4

Chủ đề: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

4.1

Video/clip về bảo vệ môi trường

HS tìm hiểu tác động tiêu cực của con người tới môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh

Video/clip thể hiện các nội dung:

- Tác động tiêu cực của con người gây ảnh hưởng tới môi trường (sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên, mất cân bằng sinh thái);

- Hoạt động của học sinh tham gia bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương (vệ sinh trường lớp, ngõ xóm; trồng cây xanh; thu gom và phân loại rác; tái chế rác thải; tuyên truyền về môi trường).

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 12

5

Chủ đề: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở biển Đông và các đảo, quần đảo

5.1

Video/clip về khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo Việt Nam

HS tìm hiểu về khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo ở nước ta

Video/clip thể hiện các nội dung:

- Các bộ phận của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

- Các hoạt động khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển - đảo.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 12

6

Chủ đề: Thiên tai và biện pháp phòng chống

6.1

Video/clip về thiên tai và biện pháp phòng chống

HS tìm hiểu về thiên tai và biện pháp phòng chống thiên tai

Video/clip thể hiện các nội dung:

- Một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, hạn hán, lũ quét, lũ ống, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở đất);

- Nguyên nhân, hậu quả của một số thiên tai và các biện pháp phòng chống.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 12

B

HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

1

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên

GV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Địa lí cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, video/clip, các câu hỏi, đề kiểm tra...) đi kèm và được tổ chức, quản lí thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, video/clip...);

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác kiểm tra, đánh giá.

X

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10,11, 12

Ghi chú:

- Ở những nơi có điều kiện, tất cả tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ dành cho giáo viên có thể được thay thế bằng tranh/ảnh/bản đồ/Iược đồ điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

- Các bản đồ/biểu đồ/lược đồ có dung sai của kích thước là 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

- Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

- Các Video/clip/phim tài liệu có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/GV hoặc tờ/GV có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/lớp theo định mức 6 học sinh/1 bộ hoặc 6 học sinh/1 tờ;

- Số lượng thiết bị tính trên đơn vị trường, căn cứ điều kiện thực tế về quy mô lớp, số điểm trường có thể thay đổi tăng/giảm cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành.

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Chữ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018; Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ - PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

1

Hoạt động của nền kinh tế

1.1

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Tranh thể hiện sơ đồ mô phỏng về các chủ thể tham gia trong nền kinh tế và vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- HS kể được tên các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

Tranh gồm 2 tờ, nội dung phản ảnh sơ đồ:

- Các chủ thể kinh tế cơ bản tham gia trong nền kinh tế:

+ Người sản xuất (gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

+ Người tiêu dùng (những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng);

+ Các chủ thể trung gian trong thị trường (những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường);

+ Nhà nước.

- Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường (trong đó Nhà nước đặt ở vị trí trung tâm);

+ Người sản xuất (người trực tiếp tạo ra của cái vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng);

+ Người tiêu dùng (là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất);

+ Các chủ thể trung gian trong thị trường (kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán);

+ Nhà nước (vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường).

x

Bộ

01 / GV

Dùng cho lớp 10

1.2

Thị trường và cơ chế thị trường

Tranh thể hiện sơ đồ các loại hình thị trường cơ bản

Liệt kê được các loại thị trường

Tranh gồm 1 tờ, nội dung phản ánh sơ đồ các loại hình thị trường cơ bản gồm:

- Căn cứ theo đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ;

- Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, có : thị trường trong nước, thị trường thế giới;

- Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có: thị trường tư liệu tiêu dùng; thị trường tư liệu sản xuất;

- Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành có: thị trường tự do; thị trường có điều tiết; thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

x

Tờ

01 / GV

Dùng cho lớp 10

1.3

Hội nhập kinh tế quốc tế

Tranh ảnh về hoạt động kí kết hợp tác kinh tế quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với 1 số tổ chức quốc tế và khu vực

HS biết được một số hoạt động kí kết hợp tác kinh tế quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với 1 số tổ chức quốc tế và khu vực

Tranh gồm 3 tờ, nội dung có tính giáo dục và tác động lan toả, minh họa hình ảnh cụ thể sau:

+ Hình ảnh Việt Nam tham gia WTO;

+ Hình ảnh Việt Nam tham gia AFTA;

+ Hình ảnh Việt Nam tham gia CPTTP.

x

Bộ

01 / GV

Dùng cho lớp 12

2

Hoạt động kinh tế của Nhà nước

2.1

Ngân sách Nhà nước và Thuế

Tranh thể hiện sơ đồ mô phỏng một số loại thuế phổ biến

- Nhận biết và gọi tên được một số loại thuế phổ biến

Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc rõ minh hoạ sơ đồ một số loại thuế phổ biến:

- Thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế sử dụng đất;

- Thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế tài nguyên; Thuế môn bài.

x

Tờ

01 / GV

Dùng cho lớp 10

2.2

Bảo hiểm và An sinh xã hội

Tranh thể hiện một số loại hình bảo hiểm và chính sách an sinh xã hội cơ bản

- Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.

- Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.

Tranh gồm 2 tờ, nội dung thể hiện qua sơ đồ:

- Một số loại hình bảo hiểm cơ bản gồm:

+ Các loại hình bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp;

+ Các loại hình bảo hiểm thương mại: Bảo hiểm phi nhân thọ; Bảo hiểm sức khoẻ; Bảo hiểm nhân thọ;

- Một số chính sách An sinh xã hội cơ bản gồm 4 nhóm chính sách sau:

+ Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo (tạo việc làm; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; giảm nghèo);

+ Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm tự nguyện; Bảo hiểm y tế);

+ Trợ giúp xã hội cho các nhóm đặc thù (Trợ giúp xã hội thường xuyên; Trợ giúp xã hội đột xuất; Chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng; Chăm sóc tại cơ sở thương binh xã hội);

+ Dịch vụ xã hội cơ bản ( giáo dục; y tế; nhà ở; nước sạch; thông tin).

x

Bộ

01 /GV

Dùng cho lớp 12

3

Hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1

Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Tranh thể hiện sơ đồ một số dịch vụ tín dụng cơ bản

- HS kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng.

Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện sơ đồ một số dịch vụ tín dụng cơ bản trong nền kinh tế và đặc điểm của chúng:

- Tín dụng ngân hàng

+ Là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các cá nhân hay doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng;

+ Chủ thể là Ngân hàng (trung gian giữa người cần vốn và người có vốn), các cá nhân hoặc doanh nghiệp.)

- Tín dụng thương mại

+ Là mối quan hệ vay mượn hàng hóa giữa những người kinh doanh sản xuất với nhau;

+ Chủ thể là các doanh nghiệp với nhau và thường không có người trung gian).

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

3.2

Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Tranh thể hiện sơ đồ các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

Chỉ ra được các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, minh hoạ bằng sơ đồ các nội dung sau: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

+ Lợi thế nội tại (Đam mê; Hiểu biết; Khả năng huy động các nguồn lực)

+ Cơ hội bên ngoài (nhu cầu; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô).

x

x

Tờ

01 / GV

Dùng cho lớp 11

3.3

Lạm phát, thất nghiệp

Tranh thể hiện sơ đồ các loại hình lạm phát và thất nghiệp.

Liệt kê được các loại hình lạm phát và thất nghiệp.

Tranh gồm 2 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, minh hoạ bằng sơ đồ các nội dung sau:

- Các loại hình lạm phát:

+ Lạm phát tự nhiên: (0-10%);

+ Lạm phát phi mã: 10- <1000%;

+ Siêu lạm phát : >1000%

- Các loại hình thất nghiệp

+ Theo đặc trưng của người thất nghiệp: Thất nghiệp chia theo giới tính; Thất nghiệp theo lứa tuổi; Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ; Thất nghiệp chia theo ngành nghề;

+ Theo lí do thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp trá hình;

+ Theo nguồn gốc thất nghiệp: thất nghiệp tạm thời; thất nghiệp có tính cơ cấu; thất nghiệp do thiếu cầu; thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 11

3.4

Đạo đức kinh doanh

Tranh thể hiện sơ đồ:

- Vai trò của đạo đức kinh doanh

- Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- HS hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh;

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện bằng sơ đồ nội dung sau:

- Vai trò của đạo đức kinh doanh: Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; Chất lượng của doanh nghiệp; Làm hài lòng khách hàng; Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

- Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh: Trách nhiệm; trung thực; nguyên tắc; tôn trọng con người; gắn kết các lợi ích.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 11

3.5

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tranh thể hiện sơ đồ các hình thức thực hiện trách nhiệm XH của doanh nghiệp

- HS liệt kê được các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;

- Xác định được trách nhiệm của công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp.

Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện bằng sơ đồ nội dung sau:

- Các hình thức thực hiện trách nhiệm XH của doanh nghiệp:

+ Trách nhiệm từ thiện ( đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng; cải thiện chất lượng cuộc sống);

+ Trách nhiệm đạo đức (làm điều đúng, chính đáng và công bằng; tránh gây hại cho con người và xã hội);

+ Trách nhiệm pháp lí (tuân thủ pháp luật);

+ Trách nhiệm kinh tế (đạt lợi nhuận; chất lượng, an toàn thực phẩm).

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 12

4

Hoạt động tiêu dùng

4.1

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tranh thể hiện sơ đồ các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

HS nhận thức được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Tranh gồm 1 tờ có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện cụ thể bằng sơ đồ tuần tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân (theo chiều có mũi tên đi xuống)

(1) Thiết lập mục tiêu cá nhân;

(2) Kiểm tra lại tình hình tài chính;

(3) Xác định thói quan chi tiêu;

(4) Dự tính các nguồn thu nhập;

(5) Xác định thời gian hoàn thành;

(6) Lên chiến lược thực hiện mục tiêu;

(7) Cam kết và thực hiện mục tiêu.

x

x

Tờ

01 / GV

Dùng cho lớp 10

5

Hệ thống chính trị và pháp luật

5.1

Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam

- Tranh thể hiện sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam.

HS nhận biết đặc điểm, cấu trúc, của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tranh gồm 1 tờ, nội dung phản ánh rõ:

- Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam;

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

Video/clip về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp mới

HS hiểu được nguyên tắc hoạt động của bộ máy CHXHCN Việt Nam.

Video/clip hình ảnh thực tế, minh họa nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

x

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 10

5.2

Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam

Tranh mô phỏng hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam theo luật mới

HS nhận diện được hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Nội dung tranh phản ánh rõ hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam theo luật mới từ 01/01/2021.

x

Tờ

01/GV

Dùng cho lớp 10

Ghi chú:

- Tất cả các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip.

- Mỗi video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Các tranh có kích thước (790x1090) mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

- GV có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học.

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

- Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MÔN VẬT LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

A

THIẾT BỊ DÙNG CHUNG

1

Biến áp nguồn

Cấp nguồn cho các thí nghiệm

Điện áp vào 220V- 50Hz

Điện áp ra:

- Điện áp xoay chiều (5A): (3, 6, 9, 12, 15, 24) V.

- Điện áp một chiều (3A): điều chỉnh từ 0 đến 24 V.

Có đồng hồ chỉ thị điện áp ra; có mạch đóng ngắt và bảo vệ quá dòng, đảm bảo an toàn về độ cách điện và dộ bền điện trong quá sử dụng.

x

x

Cái

07

2

Bộ thu nhận số liệu

Sử dụng cho các cảm biến trong danh mục

Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu; tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến, các công cụ để phân tích dữ liệu, phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến; có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu; có thể sử dụng nguồn điện hoặc pin, pin phải có thời lượng đủ để thực hiện các bài thí nghiệm.

x

x

Bộ

02

3

Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp

Xác định khoảng cách, đo vận tốc, gia tốc, lực

Xe lăn có tích hợp thiết bị đo khoảng cách qua góc lăn của bánh xe cùng với cảm biến gia tốc và cảm biến lực; đo lực với dải đo ± 100 N, độ phân giải 0,1 N, độ chính xác ± 1%; xác định vị trí với độ phân giải ± 0,2 mm; đo vận tốc với dải đo ± 3 m/s; đo gia tốc với dải đo ± 16g (g ≈ 9,8 m/s2).

02 gia trọng khối lượng 2 x 250 g.

01 phần mềm tiếng Việt, kết nối không dây với điện thoại, máy tính.

01 máng đỡ dài ≥ 1000 mm, độ chia nhỏ nhất 1 mm, rộng ≥ 100 mm, có 2 rãnh dẫn hướng bánh xe của xe lăn, có các vít để chỉnh thăng bằng, có chặn ở 2 đầu máng, có thể lắp với giá thí nghiệm để thay đổi độ nghiêng.

x

x

Bộ

07

4

Bộ thiết bị dạy học điện tử, mô phỏng môn Vật lí

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài dạy, các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.

Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Vật lý cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (mô phỏng 3D, hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các nhóm chức năng:

- Nhóm chức năng hỗ trợ giảng dạy: soạn giáo án điện tử; hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video); chỉnh sửa học liệu (cắt video);

- Nhóm chức năng mô phỏng và tương tác 3D: Điều hướng thay đổi trực tiếp góc nhìn (xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ); quan sát và hiển thị thông tin cụ thể của các lớp khác nhau trong một mô hình, lựa chọn tách lớp một phần nội dung bất kỳ; tích hợp mô hình 3D vào bài giảng. Đảm bảo tối thiểu các mô hình: Hệ Mặt trời, các hiện tượng thiên văn quan sát được từ Trái Đất, cấu tạo của tụ điện, trường hấp dẫn, mạch điện đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra, cấu trúc hạt nhân, quá trình chụp X quang.

- Nhóm chức năng hỗ trợ công tác kiểm tra đánh giá: hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; đề kiểm tra.

x

x

Bộ

01/GV

5

Dây nối

Nối các linh kiện điện

Bộ gồm 20 dây nối, tiết diện 0,75 mm2, có phích cắm đàn hồi tương thích với đầu nối mạch điện, dài tối thiểu 500mm.

x

x

Bộ

07

6

Đồng hồ đo điện đa năng

Đo các đại lượng điện

Hiển thị đến 4 chữ số. Giới hạn đo:

- Dòng điện một chiều: 10 A, các thang đo µA, mA, và A;

- Dòng điện xoay chiều: 10A, các thang đo µA, mA, và A;

- Điện áp một chiều: 600V, các thang đo mV và V

- Điện áp xoay chiều: 600V, các thang đo mV và V

x

x

Cái

07

7

Giá thí nghiệm

Lắp thiết bị

- 01 đế 3 chân hình sao bằng kim loại, khoảng 2,5 kg, bền, chắc, ổn định, có lỗ Ф10mm và vít M6 thẳng góc với lỗ để giữ trục Ф10mm, có các vít chỉnh thăng bằng, sơn màu tối.

- 01 trụ inox đặc Ф10 mm, dài 495 mm, một đầu ren M6 x12mm, có tai hồng M6.

- 02 trụ inox đặc Ф8mm dài 150mm, vê tròn mặt cắt

- 04 khớp đa năng, hai miệng khoá thẳng góc với nhau, siết bằng hai vít M6 có tay vặn.

x

x

Bộ

07

8

Hộp quả treo

Làm gia trọng

Gồm 12 quả kim loại khối lượng 50 g, mỗi quả có 2 móc treo, có hộp đựng.

x

x

Hộp

07

9

Lò xo

Tạo lực đàn hồi

Có độ cứng khoảng (3-4) N/m, đường kính khoảng 16 mm, dài 80 mm, hai đầu có uốn móc

x

x

Cái

07

10

Máy phát âm tần

Tạo sóng âm

Phát tín hiệu hình sin, hiển thị được tần số (4 chữ số), dải tần từ 0,1Hz đến 1000Hz (độ phân giải bằng 1% giá trị thang đo), điện áp vào 220V, điện áp ra cao nhất 15Vpp, công suất tối thiểu 20W.

x

x

Cái

07

11

Máy tính (để bàn hoặc xách tay)

- Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học;

- Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.

x

Bộ/chiếc

01

12

Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)

Trình chiếu

Máy chiếu:

- Loại thông dụng;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens;

- Độ phân giải tối thiểu XGA;

- Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;

- Điều khiển từ xa;

- Kèm theo màn chiểu và thiết bị điều khiển (nếu có).

Màn hình hiển thị:

- Loại thông dụng, mần hình tối thiểu 50 inch, Full HD;

- Có đủ cổng kết nối phù hợp;

- Có ngôn ngũ hiển thị Tiếng Việt;

- Điều khiển từ xa;

- Nguồn điện AC 90-220V/50HZ.

x

Bộ

01

II

DỤNG CỤ

Động học

1

Thiết bị đo độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc

Lấy số liệu vẽ đồ thị và tính gia tốc

Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị vẽ đồ thị vận tốc - thời gian, độ dịch chuyển - thời gian, tính gia tốc

x

x

Bộ

07

2

Thiết bị đo vận tốc và gia tốc của vật rơi tự do

Đo gia tốc rơi tự do.

Bộ thiết bị gồm:

- Giá đỡ bằng nhôm thẳng đứng, dài 1000 mm, có dây dọi, được gắn trên đế ba chân có vít điều chỉnh thăng bằng, phía trên có nam châm điện để giữ vật rơi;

- Đồng hồ đo thời gian hiện số, có hai thang đo 9,999s và 99,99s, độ chia nhỏ nhất 0,001s, sử dụng kiểu hoạt động từ A đến B và 2 ổ cắm 5 chân A, B;

- Công tắc với nút nhấn kép lắp trong hộp bảo vệ, một đầu có ổ cắm, đầu kia ra dây tín hiệu dài 1000 mm có phích cắm 5 chân;

- Cổng quang điện hoặc sử dụng Thiết bị thu nhận số liệu (TBDC), cảm biến cảm biến khoảng cách với Thang do từ 0,15m tới 1,6m độ phân giải 1mm;

- Giá thí nghiệm (TBDC);

- Thước nhựa (có vạch đen), miếng đỡ mềm.

x

x

Bộ

07

Động lực học

3

Thiết bị đo gia tốc

Xây dựng định luật 2 Newton

Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị hoặc dùng Thiết bị thu nhận số liệu (TBDC), cảm biến khoảng cách với Thang do từ 0,15m tới 1,6m độ phân giải 1mm;

x

x

Bộ

07

4

Thiết bị tổng hợp hai lực đồng quy và song song

Tổng hợp hai lực đồng quy và song song

Bộ thiết bị gồm:

- Bảng thép cứng và phẳng có độ dày > 0,5mm, kích thước (400x550) mm, sơn tĩnh điện màu trắng, nẹp viền xung quanh; hai vít M4x40 mm lắp vòng đệm Ф12mm để treo lò xo; mặt sau có lắp 2 ke nhôm kích thước (20x30x30) mm để lắp vào đế 3 chân.

- Thước đo góc: Ф180 mm, độ chia nhỏ nhất 10;

- Lực kế có đế nam châm loại 5 N;

- Lò xo (TBDC);

- Thanh treo: Bằng kim loại nhẹ, cứng, có 3 con trượt có móc treo để treo các quả kim loại, hai đầu có hai lỗ để móc treo hai lò xo;

- Thanh định vị bằng kim loại nhẹ, mỏng, thẳng, sơn màu đen, gắn được lên bảng từ tính. Cuộn dây nhẹ mềm, không dãn, bền, màu tối;

x

x

Bộ

07

Động lượng

5

Thiết bị khảo sát động lượng

Tìm động lượng của vật trong va chạm

Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị

x

x

Bộ

07

6

Thiết bị khảo sát năng lượng trong va chạm

Khảo sát sự thay đổi năng lượng trong va chạm đơn giản

Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị

x

x

Bộ

07

Biến dạng của vật rắn

7

Thiết bị chứng minh định luật Hooke

Tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo

Bộ thiết bị gồm:

- Trụ đỡ có kẹp, thước;

- Quả kim loại, lò xo (TBDC);

- Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp hoặc sử dụng bộ thu nhận số liệu kèm Cảm biến lực có thang đo: ±50 N, độ phân giải tối thiểu: ±0.1 N.

x

x

Bộ

07

Dao động

8

Con lắc lò xo, con lắc đơn.

Tạo ra dao động và dao động tự do

Bộ thiết bị gồm:

- Dây không giãn,

- Quả cầu kim loại, Giá đỡ và lò xo (TBDC);

- Cảm biến khoảng cách có thang đo từ 0,15 m đến 4 m với độ phân giải ± 1 mm. Hoặc sử dụng Thiết bị đo khoảng cách và tốc độ với giới hạn đo 800 mm, độ phân giải 1mm, có màn hình hiển thị

x

x

Bộ

07

Sóng

9

Thiết bị đo tần số sóng âm

Đo tần số của sóng âm.

- Bộ thu nhận số liệu (TBDC);

- Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000 Hz;

- Loa mini.

x

x

Bộ

07

10

Thiết bị giao thoa sóng nước

Chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp

Bộ thí nghiệm gồm:

- Giá thí nghiệm loại khung hình hộp, kích thước (300x420x320) mm, có màn quan sát;

- Bộ rung loại mô tơ 1 chiều có cam lệch tâm, sử dụng điện áp 12V, có bộ phận điều chỉnh tốc độ;

- Cần tạo sóng loại tạo 2 sóng tròn;

- Gương phẳng loại thủy tinh, đặt nghiêng 450 trong giá thí nghiệm;

- 3 thanh chắn sóng: không có khe; loại có 1 khe; loại có 2 khe;

- Đèn 12V - 50W hoặc đèn led 3W có giá đỡ.

x

x

Bộ

07

11

Thiết bị tạo sóng dừng

Tạo sóng dừng

Bộ thí nghiệm gồm:

- Máy phát âm tần và giá thí nghiệm (TBDC);

- Lò xo bằng dây thép, mạ niken, đàn hồi tốt, dài 300 mm;

- Dây đàn hồi mảnh, dài 1000 mm;

- Lực kế 5 N, độ chia nhỏ nhất 0,1N;

- Ròng rọc có đường kính tối thiểu 20 mm;

- Bộ rung kiểu điện động.

x

x

Bộ

07

12

Thiết bị đo tốc độ truyền âm

Đo tốc độ truyền âm

Bộ thí nghiệm gồm:

- Bộ thu nhận số liệu (TBDC);

- Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000 Hz;

- Loa mini;

- Ống dẫn âm nhựa trong, đường kính 40 mm, dài 1000 mm, pit-tông di chuyển dễ dàng trong ống, 2 giá đỡ ống dẫn âm;

- Thước mét;

x

x

Bộ

07

Trường điện (Điện trường)

13

Thiết bị thí nghiệm điện tích

Mô tả sự hút (đẩy) của điện tích lên nhau

Bộ thí nghiệm gồm:

- Máy Uyn-xớt có khoảng cách phóng điện tối thiểu giữa hai điện cực 30mm, có hộp bảo quản bằng vật liệu trong suốt và bộ phận sấy;

- Điện kế tĩnh điện có đường kính tối thiểu 200mm và đảm bảo độ nhạy;

- Hai chiếc tua tĩnh điện. Mỗi chiếc có các tua bằng sợi tổng hợp; quả cầu bằng kim loại đường kính khoảng 12mm gắn trên trụ inox có đường kính tối thiểu 6mm, có đế.

x

x

Bộ

07

Dòng điện, mạch điện

14

Thiết bị khảo sát nguồn điện

Đo suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy

Bộ thí nghiệm gồm:

- Đồng hồ đo điện đa năng (TBDC); hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V.

- 2 pin 1,5 V hoặc acquy;

- Biến trở 100 Ω, dây nối, công tắc, bảng để lắp mạch.

x

x

Bộ

07

Vật lí nhiệt

15

Thiết bị khảo sát nội năng

Thể hiện nội năng liên hệ với năng lượng phân tử

Giá thí nghiệm (TBDC); xi lanh vật liệu trong hình trụ với đường kính ≤ 40 mm, trên thân có ĐCNN (2 - 5) ml, bên trong có pit-tông dịch chuyển nhẹ nhàng.

x

x

Bộ

07

16

Thiết bị khảo sát truyền nhiệt lượng

Thể hiện chiều truyền năng lượng nhiệt

Giá thí nghiệm (TBDC); đèn cồn; cốc nước, thanh đồng, nhiệt kế (chất lỏng).

x

x

Bộ

07

17

Thiết bị đo nhiệt dung riêng

Đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng.

Bộ thiết bị gồm:

- Biến áp nguồn (TBDC);

- Bộ đo công suất (oát kế) có công suất ≥ 75 W, cường độ dòng điện ≥ 3A, điện áp vào (0-25) VDC, cường độ dòng điện đầu vào (0-3)A, độ phân giải công suất 0,01 W, độ phân giải thời gian 0,1 s, hiển thị LCD;

- Cảm biến nhiệt độ có thang đo từ -20oC đến 110oC và độ phân giải ±0,1°C;

- Nhiệt lượng kế có vỏ xốp, kèm dây điện trở đốt nóng;

- Cân kỹ thuật: Độ chính xác 0,1 đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240 gam;

- Đồng hồ bấm giây: Loại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước.

x

x

Bộ

07

Khí lí tưởng

18

Thiết bị chứng minh định luật Boyle

Chứng minh định luật Boyle

Bộ thiết bị gồm:

- Áp kế 0 - 250 kPa (hoặc tương đương); Xi-lanh bằng vật liệu trong, thể tích ≤ 150 ml, trên thân có chia độ, pít tông gắn trục inox có ren và cơ cấu để có thể dịch chuyển theo vạch chia.

- Hoặc sử dụng Bộ thu nhận số liệu (TBDC) kèm Cảm biến áp suất có thang đo từ 0 đến 250kPa, độ phân giải tối thiểu ±0,3 kPa cùng với xi lanh hình trụ có đường kính ≤ 40 mm, trên thân có chia độ với ĐCNN (2-5) ml, bên trong có pit-tông dịch chuyển nhẹ nhàng.

x

x

Bộ

07

19

Thiết bị chứng minh định luật Charles

Chứng minh định luật Charles

Bộ thiết bị gồm:

- Áp kế 0 - 250 kPa (hoặc tương đương);

- Xi-lanh bằng vật liệu trong, thể tích ≤ 150 ml, trên thân có chia độ, pít tông được liên kết với trục inox có ren và cơ cấu để có thể dịch chuyển theo vạch chia; bộ phận cấp nhiệt;

- Nhiệt kế 0 - 110 oC, độ chia nhỏ nhất 1oC hoặc cảm biến nhiết độ có thang đo từ -20oC đến 110oC, độ phân giải ±0,1°C.

x

x

Bộ

07

Từ trường (Trường từ)

20

Thiết bị tạo từ phổ

Tạo ra các đường sức từ

Hộp nhựa (hoặc mica) trong, (250x150x5) mm, không nắp; mạt sắt có khối lượng 100 g; nam châm vĩnh cửu (120 x 10 x 20) mm.

x

x

Bộ

07

21

Thiết bị xác định hướng của lực từ

Xác định hướng của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện trong từ trường

Thanh dẫn bằng đồng và nam châm, thanh có thể dịch chuyển khi có dòng điện và khi đổi chiều dòng điện,

Pin 1.5 V, công tắc, dây nối.

x

x

Bộ

07

22

Thiết bị đo cảm ứng từ

Đo cảm ứng từ bằng cân dòng điện

Biến áp nguồn (TBDC), nam châm vĩnh cửu, cân đòn có dải đo 0-300 g, độ chia nhỏ nhất 0,01 g, dây dẫn thẳng bằng đồng có d = 2 mm, l = 200 mm. Bộ đế và thanh đỡ, dây dẫn điện có đầu cắm và đầu kẹp cá sấu.

x

x

Bộ

07

23

Thiết bị cảm ứng điện từ

Minh họa hiện tượng cảm ứng điện từ

Ống dây được nối sẵn 2 đầu, hai bóng đèn led được đấu song song ngược chiều nhau, 2 thanh nam châm thẳng.

x

x

Bộ

07

Dòng điện xoay chiều

24

Thiết bị khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều

Khảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp

Bộ thiết bị gồm:

- Máy phát âm tần, đồng hồ đo điện đa năng (TBDC) hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V.

- Bảng lắp mạch điện, sơn tĩnh điện, có dây nối và ổ cắm để mắc mạch; điện trở và tụ điện loại thông dụng; cuộn dây đồng có lõi thép, có hệ số tự cảm (khi không có lõi thép) khoảng từ 0,02 H đến 0,05 H.

x

x