Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học

Số hiệu: 39/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành: 09/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ xa

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học.

Theo đó, quy định 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học gồm:

- Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

- Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo.

- Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học.

- Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng.

- Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ nhân viên.

- Tiêu chuẩn 7: Người học và hoạt động hỗ trợ người học.

- Tiêu chuẩn 8: Cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu.

- Tiêu chuẩn 9: Quản lý triển khai chương trình đào tạo.

- Tiêu chuẩn 10: Bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

- Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra.

Xem chi tiết nội dung từng tiêu chuẩn tại Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2020.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đối với các chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục đại học) có thực hiện chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học (sau đây gọi tắt là chương trình đào tạo) hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình dạy học của một chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể; chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra mỗi môn học hoặc học phần; nội dung, thời lượng mỗi môn học hoặc học phần; phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá.

2. Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.

3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu về những nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tên của mỗi tiêu chuẩn cụ thể phản ánh một hoặc một số nội dung quan trọng cần đánh giá đối với chương trình đào tạo.

4. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

5. Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hoặc với chương trình đào tạo khác được lựa chọn.

6. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu; quản lý triển khai chương trình đào tạo; bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; kết quả đầu ra.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

1. Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo từ xa và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

3. Tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.

Điều 4. Thang đánh giá

1. Các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá theo thang 7 mức, trong đó:

a) Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay;

b) Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục;

c) Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

d) Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;

đ) Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;

e) Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;

g) Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

2. Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 5. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng; phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng theo quy định tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam, bao quát được cả yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan; bảo đảm tương tự như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chính quy cùng ngành; được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

Điều 6. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo

1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin, cập nhật, xác định rõ hình thức đào tạo từ xa, được công bố công khai và dễ dàng tiếp cận.

2. Đề cương chi tiết các môn học hoặc học phần đầy đủ thông tin, cập nhật, được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

3. Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo chính quy, cập nhật, có cấu trúc linh loạt, trình tự logic và gắn kết giữa các môn học hoặc học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra.

Điều 7. Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học

1. Các hoạt động dạy và học được thiết kế và triển khai thực hiện phù hợp với hình thức đào tạo từ xa.

2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp và triển khai thực hiện để đạt được chuẩn đầu ra.

3. Các hoạt động dạy và học được thiết kế và triển khai bảo đảm sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau.

4. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm trong đó bao gồm cả kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

Điều 8. Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm cả xếp hạng tốt nghiệp, xét và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng) được thiết kế và triển khai thực hiện phù hợp với hình thức đào tạo từ xa, đáp ứng đúng các quy định hiện hành.

2. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

3. Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai đến người học.

4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đa dạng (trực tiếp, trực tuyến), bảo đảm độ giá trị, độ tin cậy; đánh giá chính xác, khách quan và công bằng.

5. Kết quả kiểm tra, đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

6. Ban hành và công khai quy trình giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra, đánh giá để người học dễ dàng tiếp cận.

7. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học từ xa.

Điều 9. Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng

1. Có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng; việc tuyển dụng và phân công nhiệm vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo từ xa về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

2. Yêu cầu về năng lực của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng thực hiện chương trình đào tạo từ xa được xác định và phổ biến công khai. Việc tuyển dụng và phân công nhiệm vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo từ xa và các quy định hiện hành.

3. Giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được tập huấn và định kỳ bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng làm việc, giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện chương trình đào tạo từ xa.

4. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được phân công công việc phù hợp chuyên môn được đào tạo để bảo đảm hiệu quả công việc.

5. Có cơ chế giám sát, đánh giá năng lực và khối lượng công việc của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng để cải tiến chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

6. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

7. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng (bao gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Điều 10. Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ nhân viên

1. Có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng học liệu và các dịch vụ hỗ trợ khác) và thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo từ xa, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

2. Các yêu cầu tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển và sử dụng đội ngũ nhân viên phù hợp với hình thức đào tạo từ xa và được xác định, phổ biến công khai.

3. Yêu cầu về năng lực và khối lượng công việc của nhân viên được xác định; có cơ chế giám sát, đánh giá và khuyến khích đội ngũ nhân viên.

4. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên được xác định và có các hoạt động được triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (bao gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Điều 11. Tiêu chuẩn 7: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, có đối sánh với chương trình đào tạo chính quy cùng ngành, được công bố công khai và thường xuyên cập nhật.

2. Người học được trang bị phương pháp, kỹ năng học tập từ xa có hiệu quả.

3. Có các hoạt động tư vấn cho người học về phương pháp, kỹ năng học tập từ xa, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ đối với nghề nghiệp; các dịch vụ hỗ trợ người học trong quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa phù hợp với hình thức đào tạo từ xa.

4. Người học dễ dàng tiếp cận các hoạt động tư vấn và dịch vụ hỗ trợ giúp nâng cao chất lượng học tập.

5. Hệ thống thông tin tư vấn, hỗ trợ cho người học được cung cấp đầy đủ, rõ ràng trên Cổng thông tin đào tạo từ xa của cơ sở giáo dục; đội ngũ hỗ trợ bảo đảm sự tương tác, phản hồi thường xuyên, kịp thời cho người học.

6. Hệ thống lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và cải tiến môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của người học có nhu cầu đặc biệt được thiết lập và vận hành.

Điều 12. Tiêu chuẩn 8: Cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu

1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống các phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý và đào tạo từ xa theo Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ đào tạo từ xa được đầu tư, phát triển, nâng cấp định kỳ.

3. Hệ thống phòng thu, trang thiết bị và hệ thống các phần mềm đáp ứng yêu cầu phát triển học liệu và hoạt động dạy và học.

4. Thư viện, bao gồm thư viện điện tử bảo đảm nguồn tài liệu đáp ứng yêu cầu chuyên môn của chương trình đào tạo và các nguồn tài nguyên khác đa dạng, phong phú, cập nhật, bảo đảm tính bản quyền, dễ dàng truy cập và đáp ứng được các yêu cầu theo Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Học liệu, bao gồm học liệu điện tử phục vụ đào tạo từ xa được xây dựng phù hợp với chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình đào tạo, đáp ứng được các yêu cầu theo Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

6. Học liệu, bao gồm học liệu điện tử phục vụ đào tạo từ xa được ban hành đầy đủ cho các môn học hoặc học phần trong chương trình đào tạo và được cung cấp tới người học.

7. Học liệu, bao gồm học liệu điện tử được lưu trữ đầy đủ, khoa học; được định kỳ bổ sung, cập nhật nhằm cải tiến chất lượng các hoạt động đào tạo từ xa.

8. Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Điều 13. Tiêu chuẩn 9: Quản lý triển khai chương trình đào tạo

1. Kế hoạch triển khai chương trình đào tạo từ xa được xây dựng hằng năm phù hợp với chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục.

2. Cơ sở giáo dục có quy định về tổ chức và quản lý triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa hiệu quả và công bố công khai với các bên liên quan.

3. Việc quy hoạch, bổ nhiệm và bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý triển khai chương trình đào tạo từ xa.

4. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai, có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật và phù hợp với hình thức đào tạo từ xa.

5. Bảo đảm nguồn tài chính và có kế hoạch đầu tư phát triển chương trình đào tạo từ xa và các điều kiện triển khai.

Điều 14. Tiêu chuẩn 10: Bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo

1. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan về chương trình đào tạo từ xa được sử dụng làm căn cứ để xây dựng, đánh giá và phát triển chương trình dạy học.

2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, triển khai, đánh giá và cải tiến.

3. Có quy trình cụ thể định kỳ rà soát, đánh giá quá trình dạy và học, quy trình phân tích, đánh giá dựa trên dữ liệu về kết quả kiểm tra, đánh giá để bảo đảm người học đạt được chuẩn đầu ra và cải tiến chất lượng. Giám sát và lưu trữ được thông tin về sự tham gia, tiến bộ trong học tập, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học từ xa.

4. Các kết quả nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế được sử dụng để đánh giá và cải tiến việc dạy và học từ xa.

5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích phục vụ đào tạo từ xa được đánh giá và cải tiến.

Điều 15. Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

3. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Cục Quản lý chất lượng

Cục Quản lý chất lượng hướng dẫn cụ thể về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá, hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài để các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thống nhất thực hiện.

Điều 17. Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đại học

Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đại học đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục đại học có thực hiện chương trình đào tạo phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn.

Điều 18. Cơ sở giáo dục đại học có thực hiện chương trình đào tạo

1. Căn cứ vào tình hình cụ thể, chủ động lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Thực hiện việc tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài và các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

2. Đối với từng chương trình đào tạo cụ thể, có thể lựa chọn đánh giá theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo từ xa của tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có uy tín, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Điều 19. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ vào Thông tư này để đánh giá và công nhận chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có thực hiện chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Như Điều 21;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 39/2020/TT-BGDDT

Hanoi, September 10, 2020

 

CIRCULAR

ON CRITERIA FOR ASSESSING QUALITY OF DISTANCE EDUCATION PROGRAM FOR HIGHER EDUCATION LEVEL

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaborating to Law on amendments to Law on Higher Education;

Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the request of the Director General of Quality Assurance Department;

Minister of Education and Training promulgates Circular on criteria for assessing quality of distance education program for higher education level.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular prescribes criteria for assessing quality of distance education programs for higher education level.

2. This Circular applies to universities, academies and higher education institutions (hereinafter referred to as “higher education institutions”) providing distance education programs for higher education level (hereinafter referred to as “training program”) operating in Vietnam territory and relevant organizations and individuals.   

Article 2. Term interpretation

In this Circular, terms below are construed as follows:

1. “teaching program” of a training program consists of: general objectives, specific objectives, expected outcome of training programs and expected outcome of each subject; contents and duration of each subject; teaching method and assessment method.

2. “quality of training program” refers to satisfaction of general objectives, specific objectives, expected outcome of training programs and requirements of Law on Higher Education, Law on amendments to Law on Higher Education, national education framework and personnel demand of society.

3. “assessment standard” of a training program refer to a requirement in terms of contents and conditions that must be satisfied by the training program in order to be accredited for education quality.  Name of each specific standard dictates one or several important assessment standard for the training program.

4. “assessment criteria” of a training program refer to basic requirements and conditions to be achieved of an aspect of each standard.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. “quality assessment of training program” refers to collection, processing of information and provision of statements based on assessment standards for all activities related to training programs in higher education institutions, including: Objectives and expected outcome of the training program; description, structure and contents of the training program; teaching and learning activities; examination and assessment of learning results of learners; teaching, research and teaching assistance staff; employees; learners and assistance for learners; technology, equipment and material infrastructure; management for implementation of training program; assurance and enhancement of training program and expected outcome. 

Article 3. Goals of issuing assessment standards for quality of training program

1. Higher education institutions shall adopt standards to assess all activities related to the training programs to continuously improve quality of distance education and hold accountability to authorities and social agencies for quality of training program.

2. Accreditation organizations for education quality shall adopt standards to assess or accredit or discredit education quality of training programs.

3. Enable other organizations and individuals to acknowledge, assess and criticize publicly for training programs of higher education institutions of their concern.

Article 4. Assessment categories

1. Criteria for assessing quality of training program shall be classified by 7 categories, in which:

a) Category 1: Complete failure to meet the criteria, immediate remedial measures required

b) Category 2: Failure to meet the criteria, remedial measures required;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Category 4: Satisfactory to the criteria;

dd) Category 5: Exceeding the criteria’s demand;

e) Category 6: Excellently satisfying the criteria;

g) Category 7: Exceptionally satisfying the criteria.

2. Criteria marked from categories 1 to 3 mean unqualified and categories 4 to 7 mean qualified.

Chapter II

ASSESSMENT STANDARDS FOR QUALITY OF TRAINING PROGRAM

Article 5. Standard 1: Objective and expected outcome of training program

1. Objectives of training program are clearly defined; conforming to missions, vision of higher education institutions, and objectives of higher education institutions according to Law on Higher Education and Law on amendments to Law on Higher Education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Standard 2:  Description, structure and contents of training programs

1. Description of training programs contains adequate information, is updated, and clarified in terms of form of distance education, public and easy to access.

2. Detailed outline of subject is fully informative, updated, publicized and accessed with ease by relevant parties.

3. Contents of training programs are designed based on expected outcome and formal training programs, updated, flexible in structure, logical in procedures and connected in terms of different subjects in order to achieve expected outcome.

Article 7. Standard 3: Teaching and learning activities

1. Teaching and learning activities are designed and implemented to suit distance education model.

2. Teaching and learning activities are designed accordingly and implemented to achieve expected outcome.

3. Teaching and learning activities are designed and implemented to ensure interaction between teachers and learners and among learners.

4. Teaching and learning activities promote enhancement of specialized skills and soft skills including self-learning, self-research and life-long learning skills of learners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Examination and assessment of learning results of learners (including graduation ranking, graduation consideration and admission, certificate issuance) are designed and implemented to suit distance education model and comply with applicable regulations and law.

2. Examination and assessment of learning results of learners are designed accordingly to achieve expected outcome.

3. Regulations on examination and assessment of learning results of learners (including period, method, criteria, weighing factors, response mechanism and relevant contents) are clear and publicized for learners.

4. Method of examining and assessing learning results are diversified (in person, online) to ensure value, credibility; accuracy, objectivity and equality of assessment.

5. Examination and assessment results must be promptly provided to enable learners to improve their learning.

6. Issue and publicize procedures for dealing with complaints about examination and assessment results to allow learners to access with ease.

7. Adopt suitable monitoring system for development in learning activities, learning results and workload of learners from afar.

Article 9. Standard 5: Teaching, research and teaching assistance staff

1. Adopt plans for developing teaching, research and teaching assistance staff; recruitment and assignment of teaching, research and teaching assistance staff meet requirements of distance education programs in terms of training activities, scientific research and community usefulness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Teachers, researchers and teaching assistants are trained and periodically enhanced in terms of methods and techniques for working, teaching, researching and applying information technology during implementation of distance education program.

4. Teaching, research and teaching assistance staff are assigned with tasks within their train specialties to ensure effectiveness.

5. Adopt mechanisms for monitoring and assessing capacity and workload of teaching, research and teaching assistance staff to improve training activities, scientific research and community usefulness.

6. Requirements for specialized training, enhancement and development of teaching, research and teaching assistance staff are identified and satisfied.

7. Administration based on working results of teachers, researchers and teaching assistants (including commendation and acknowledgement) is implemented to motivate and support training activities, scientific research and community usefulness.

Article 10. Standard 6: Employees

1. Adopt plans for developing employees (working in library, information technology system, developing studying materials and other auxiliary services) and meet requirements for distance education, scientific research and social usefulness.

2. Requirements for recruitment, assignment, transfer and use of employees are suitable for distance education format and be identified, publicized.

3. Requirements for capacity and workload of employees are identified; adopt mechanisms for monitoring, assessing and motivating employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Administration based on working results of employees (including commendation and acknowledgement) is implemented to motivate and support training activities, scientific research and community usefulness.

Article 11. Standard 7: Learners and support for learners

1. Enrolment policies are clearly identified, compared with formal education program of the same discipline, publicized and updated on a regular basis.

2. Learners are equipped with effective distance education methods and skills.

3. Learners are provided with advice in terms of distance education methods, skills, vocational skills and attitude towards occupations; auxiliary services during learning processes and extracurricular activities suitable for distance education model.

4. Learners access consulting services and auxiliary services with ease.

5. Information systems for consulting and assisting learners are fully provided on website for distance education of education institutions; teams of assistants to ensure interaction and response on a regular and timely basis for learners.

6. Systems for preparing plans, implementing, assessing and improving environment, health, safety and accessibility of learners with special needs are established and operational.

Article 12. Standard 8. Technological, equipment and learning material infrastructure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Information technology systems serving distance education are invested, developed and upgraded on a regular basis.

3. Recording rooms, equipment and software satisfy studying material development as well as teaching and learning activities.

4. Libraries, including e-libraries have adequate document sources satisfying specialized requirements of training programs and other resources, are updated, compliant with copyright protection, easy to access and satisfactory to requirements under Regulations on distance education for higher education issued by Minister of Education and Training.

5. Learning materials, especially e-learning materials, serving distance education are developed to suit expected outcome and objectives of training programs and meet requirements under Regulations on distance education for higher education issued by Minister of Education and Training.

6. Learning materials, including e-learning materials, are fully issued for subjects in training programs and provided for learners.

7. Learning materials, including e-learning materials, are fully and scientifically stored; revised and updated on a regular basis to improve quality of distance education.

8. Laboratories and functional rooms are furnished with appropriate equipment and updated to assist training activities and research.

Article 13. Standard 9: Management of training program execution

1. Plans for implementing annual distance education training programs conform to development strategies of education institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Planning, assignment and enhancement of management officials satisfy management requirements for executing distance education training programs.

4. Environment, health and safety standards are defined and implemented with special attention towards specific needs of persons with disabilities and suitable for distance education model.

5. Ensure financial resources and develop plans for investing and developing distance education training programs.

Article 14. Standard 10: Guarantee and enhancement of training program quality

1. Response and demands of relevant parties related to distance education programs are used as the basis for developing, assessing and developing teaching programs.

2. Design and development of teaching programs are established, deployed, assessed and renovated.

3. Adopt specific procedures for periodically reviewing and assessing teaching and studying processes, analysis and assessment procedures based on examination and assessment results to guarantee expected outcomes of learners and quality enhancement.  Monitor and store information on attendance and development in learning activities, learning results and workload of learners from afar.

4. International scientific research and experience learning results are adopted to assess and enhance distance learning and teaching.

5. Quality of auxiliary services and benefits for distance education are assessed and renovated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Rate of dismissal and graduation are established, monitored and compared to improve quality.

2. Average graduation period is established, monitored and compared to improve quality.

3. Satisfaction level of relevant parties are established, monitored and compared to improve quality.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 16. Department of Quality Control

Department of Quality Control shall provide specific guidelines for using standards for assessing, instructing self-assessment and external assessment to enable higher education institutions and education accreditation organizations to implement.

Article 17. Direct supervisory authorities of higher education institutions

Direct supervisory authorities of higher education institutions shall encourage and enable higher education institutions executing training programs to strive to achieve education quality phase by phase.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on specific conditions, actively prepare plans for developing training programs satisfactory to education quality for each phase and adopt measures to successfully implement proposed plans. Implement self-assessment, external assessment and contents related to accreditation of training programs according to applicable regulations of Minister of Education and Training on procedures and frequency for accreditation of training programs.

2. For each specific training program, may choose to assess based on standards issued under this Circular or assessment standards for distance education programs of foreign accredited education accreditation and assessment organizations recognized by Ministry of Education and Training.

Article 19. Education accreditation organizations

Education accreditation organizations shall rely on this Circular to assess and accredit training programs of higher education institutions accredited for education quality according to applicable regulations of Minister of Education and Training on procedures and frequency for accreditation of training programs.

Article 20. Entry into force

This Circular comes into force from November 25, 2020.

Article 21. Responsibilities for implementation

Chief of Office, Director General of Department of Quality Control, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and Training, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, heads of direct supervisory authorities of higher education institutions, heads of higher education institutions providing distance education for higher education level and directors of education accreditation organizations are responsible for implementing this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT ngày 09/10/2020 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.564

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.105.155
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!