|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT Chương trình Xóa mù chữ
Số hiệu:
|
33/2021/TT-BGDĐT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hữu Độ
|
Ngày ban hành:
|
26/11/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Mục tiêu của Chương trình xóa mù chữ
Ngày 26/11/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT về Chương trình Xóa mù chữ.Theo đó, mục tiêu chương trình xóa mù chữ cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm:
- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện: yêu quê hương, đất nước,…
- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe ở mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản,…
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; lựa chọn các phép toán và công thức số học để trình bày,…
- Giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; biết tôn trọng các quy luật tự nhiên,….
Hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội thông qua khả năng nhận thức KHXH, tìm hiểu xã hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tìm hiểu,….
- Giúp học viên hình thành và phát triển năng lực khoa học công nghệ và tin học thông qua các hoạt động: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ; sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ….
Xem chi tiết tại Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/01/2022.
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2021/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 11 năm 2021
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường
xuyên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư ban hành Chương trình Xóa mù chữ.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Xóa mù chữ.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm
2022 và thay thế Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp
tục khi biết chữ.
Thông tư này áp dụng đối với các lớp xóa mù chữ tuyển
sinh từ thời điểm Thông tư có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ
chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
I. Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học
viên
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Cấu trúc Chương trình
2. Môn học tích hợp
3. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục
IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Giáo dục ngôn ngữ và văn học
2. Giáo dục toán học
3. Giáo dục khoa học xã hội
4. Giáo dục khoa học tự nhiên
5. Giáo dục công nghệ và tin học
6. Các chuyên đề học tập
V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ GIÁO DỤC
1. Định hướng về phương pháp giáo dục
2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
Phần thứ hai. CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT
MÔN TOÁN
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MÔN KHOA HỌC
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Phần
thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ
CHỮ
Chương trình Xóa mù chữ cung cấp cho học viên những
kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm:
- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm
chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình
và cộng đồng.
- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực
chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin
chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả ngữ pháp;
viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến
người nói.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học
với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; lựa
chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt được các nội
dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học, các
công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán
đơn giản.
- Giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực
khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ
năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; biết tôn trọng các quy luật của
tự nhiên, biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững môi
trường và xã hội. Hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội thông qua
khả năng nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến thức,
kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội, phân tích
và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
- Giúp học viên hình thành và phát triển năng lực
công nghệ và tin học qua các hoạt động: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ;
sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
chủ yếu của học viên
Chương trình Xóa mù chữ hình thành và phát triển
cho học viên những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm.
Phẩm chất
|
Biểu hiện
|
Yêu nước
|
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;
tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê
hương, đất nước.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa; chủ động,
tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát
huy giá trị của di sản văn hóa.
- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực
hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm
lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền và quyền
chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với quy định của pháp
luật.
|
Nhân ái
|
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong
gia đình; sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ, bênh vực, chia sẻ với người yếu thế,
thiệt thòi (người ốm yếu, khuyết tật,...), người bị ảnh hưởng của thiên tai,
dịch họa.
- Nâng cao ý thức về các đạo lí tốt đẹp của dân tộc
“Kính trên, nhường dưới”, “Tôn sư, trọng đạo”.
- Tôn trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng
tư của người khác.
- Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ
xúy, không tham gia các hành vi bạo lực.
- Tích cực, chủ động tham gia và vận động người
khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
|
Chăm chỉ
|
- Đi học đầy đủ, đúng giờ; hoàn thành tốt nhiệm vụ
học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. Ham học
hỏi, thích đọc sách, báo để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất.
- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham
gia lao động, sản xuất trong gia đình và các công việc chung của cộng đồng.
|
Trung thực
|
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và
sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. Luôn thống nhất giữa lời
nói với việc làm.
- Không xâm phạm của công hoặc tài sản riêng (đồ
vật, tiền bạc, thông tin, ...) của người thân và những người xung quanh.
- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước
mọi người; nhận thức và hành động theo lẽ phải, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ
phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.
- Tự giác tham gia và vận động người khác tham
gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và
trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp
luật.
|
Trách nhiệm
(với bản thân, gia
đình, xã hội và môi trường sống)
|
- Có ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể, chăm sóc sức khỏe bản thân; sinh hoạt nề nếp.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và
hành động của bản thân. Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia
đình. Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và
gia đình. Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình. Quan
tâm đến các công việc của gia đình.
- Tự giác thực hiện nghiêm túc và nhắc nhở người
thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật;
có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; giữ vệ
sinh chung, bảo vệ của công. Tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng,
xã hội.
- Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau.
Tích cực tham gia, vận động người khác chấp hành đúng các quy định của pháp
luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.
- Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động tham gia và
vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường: chăm sóc, bảo
vệ cây xanh và các con vật có ích; sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên;
có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên.
|
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
của học viên
Chương trình Xóa mù chữ hình thành và phát triển
cho học viên những năng lực cốt lõi sau:
2.1. Năng lực chung
Những năng lực chung được hình thành, phát triển
thông qua các môn học và chuyên đề học tập: năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực chung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Tự chủ và tự học
|
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc
của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không sống dựa dẫm, ỷ lại. Hiểu
biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và
không chính đáng. Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với
đạo đức và pháp luật.
- Luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng. Quyết tâm
vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. Biết tránh các tệ nạn xã hội.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức,
kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình
huống mới.
- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế
trong đời sống xã hội. Biết được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa
phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của địa phương.
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu
thực hiện; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong
học tập, sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất.
|
Giao tiếp và hợp
tác
|
- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự
nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu.
- Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn
ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao
tiếp.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong
giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng
giao tiếp.
- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các
mối quan hệ với người thân và những người xung quanh.
- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người
khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách
dàn xếp mâu thuẫn.
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được
giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất
bằng hợp tác theo nhóm. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của
mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc
được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các
thành viên trong nhóm. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng
thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
|
Giải quyết vấn
đề và sáng tạo
|
- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới
đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
- Biết thu nhận thông tin, nhận dạng và xử lí những
vấn đề đơn giản.
- Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng
mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.
- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản
theo hướng dẫn; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội
dung, hình thức hoạt động phù hợp.
- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành
viên tham gia hoạt động. Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch,
giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.
- Lý giải được những sự vật, hiện tượng xung
quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật,
hiện tượng.
|
2.2. Năng lực đặc thù
Những năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực
tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và tin học được hình thành,
phát triển chủ yếu thông qua môn học và chuyên đề học tập.
a) Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ của học viên bao gồm năng lực sử
dụng tiếng Việt và được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học
viên qua mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Tiếng
Việt, chuyên đề học tập môn Tiếng Việt.
b) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học viên được thể hiện chủ yếu
qua năng lực toán học; được hình thành, phát triển chủ yếu ở môn Toán; tập
trung ở các hoạt động sau đây: nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học
viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn Toán,
chuyên đề học tập môn Toán.
c) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học viên được thể hiện qua
các hoạt động sau đây: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở các
môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học
viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình các môn Tự
nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
d) Năng lực công nghệ và tin học
Năng lực công nghệ của học viên được thể hiện qua
các hoạt động sau đây: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ;
Năng lực tin học của học viên được thể hiện qua các
hoạt động sau đây: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và
truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự
học.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ và tin học đối
với học viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học được quy định trong chương trình môn
Khoa học.
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Cấu trúc Chương trình
Chương trình Xóa mù chữ được chia thành hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Gồm 03 môn học (Tiếng Việt, Toán, Tự
nhiên và Xã hội). Tổng thời lượng là 1.005 tiết; chia 03 kỳ học (kỳ 1, kỳ 2, kỳ
3).
Giai đoạn 2: Gồm 04 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa
học, Lịch sử và Địa lí). Tổng thời lượng là 949 tiết; chia 02 kỳ học (kỳ 4, kỳ
5). Kỳ 5 có các chuyên đề học tập tự chọn, nằm trong tổng thời lượng của môn học.
Tổng thời lượng Chương trình xóa mù chữ là 1.954 tiết
2. Môn học tích hợp
Môn Tin học và Công nghệ được tích hợp vào môn Khoa
học, gồm 110 tiết Khoa học, 50 tiết Công nghệ và 40 tiết Tin học. Nội dung về
Tin học chỉ thiết kế dưới dạng các chuyên đề học tập (8 chuyên đề), không có
chuyên đề học tập tự chọn.
3. Bảng tổng hợp kế hoạch
giáo dục
Môn học
|
Giai đoạn 1
|
Giai đoạn 2
|
Tổng Chương
trình
|
Kỳ 1
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Tổng số
|
Kỳ 4
|
Kỳ 5
|
Tổng số
|
Tiếng Việt
|
260
|
175
|
170
|
605
|
185
|
187 (bao gồm
chuyên đề học tập)
|
372
|
977
|
Toán
|
75
|
95
|
100
|
270
|
135
|
132 (bao gồm
chuyên đề học tập)
|
267
|
537
|
Tự nhiên và Xã hội
|
-
|
65
|
65
|
130
|
-
|
-
|
130
|
Khoa học
|
-
|
-
|
-
|
-
|
200 (bao gồm
chuyên đề tin học, khoa học, công nghệ). 100 tiết/kỳ học
|
200
|
200
|
Lịch sử và Địa lí
|
-
|
-
|
-
|
-
|
55
|
55 (bao gồm chuyên
đề học tập)
|
110
|
110
|
Tổng số tiết
|
335
|
335
|
335
|
1.005
|
949
|
949
|
1.954
|
IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO
DỤC
Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm
chất, năng lực của Chương trình Xóa mù chữ, chương trình mỗi môn học xác định mục
tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học
đó, đảm bảo trang bị cho học viên tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu
học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc đáp ứng tốt
hơn công việc, nghề nghiệp của bản thân.
1. Giáo dục ngôn ngữ và văn học
Giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu
ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng
và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên. Thông qua ngôn ngữ,
bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước,
lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho
học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng
lực văn học.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến
thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp học viên sử dụng
tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập.
Chương trình được thiết kế theo các mạch chính
tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học
được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được
lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học viên ở mỗi giai đoạn,
mỗi kỳ học.
Ngoài ra ở kỳ 5 chương trình xây dựng các chuyên đề
học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường khả năng dùng từ, viết câu và kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, của học viên.
2. Giáo dục toán học
Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển
cho học viên các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, đặc biệt
năng lực tính toán (tư duy và lập luận toán học, sử dụng các công cụ và phương
tiện học toán; tạo cơ hội để học viên được trải nghiệm, vận dụng toán học vào
thực tiễn). Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn,
giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Công nghệ,
Tin học.
Giáo dục toán học thực hiện ở môn Toán, giúp học
viên nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần
thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ
cao hơn hoặc có thể sử dụng trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc
tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần),
xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: số học, hình học và đo lường, thống
kê và xác suất. Yêu cầu học viên có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản
ban đầu, thiết yếu về: số và phép tính (số tự nhiên, phân số, số thập phân và
các phép tính trên những tập hợp số đó); hình học và đo lường (quan sát, nhận
biết, mô tả hình dạng và đặc điểm ở mức độ trực quan của một số hình phẳng và
hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán
một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một
số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với hình học và đo lường với các đại lượng đo
thông dụng); thống kê và xác suất (một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản;
giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và
xác suất.
3. Giáo dục khoa học xã hội
Mục tiêu của giáo dục khoa học xã hội là góp phần
giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt
lõi trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là
lịch sử và địa lí; giúp người học hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết
nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung
quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cảm hứng cho học viên khám phá bản
thân, các vấn đề của đất nước, của khu vực và thế giới có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống; giúp học viên hiểu biết, có tư duy độc lập và sáng tạo. Thông qua
giáo dục khoa học xã hội, học viên được hình thành và phát triển năng lực khoa
học xã hội (nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến
thức, kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội; phân
tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong
không gian và thời gian cụ thể.
Giáo dục khoa học xã hội được thực hiện ở môn học Tự
nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí. Môn học Tự nhiên và Xã hội (phần xã hội) được
tổ chức theo các mạch nội dung rất gần gũi với học viên đó là gia đình và cộng
đồng địa phương. Môn học Lịch sử và Địa lí được tổ chức theo các mạch chính là
đại cương về thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, bảo đảm cấu trúc sau:
quá trình tiến hóa (thời gian, không gian), quá trình lịch sử dựng nước và giữ
nước, kiến tạo nền văn minh - văn hiến của dân tộc Việt Nam; sự phát triển của
tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kì của các
quốc gia - dân tộc; các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh;
các cá nhân, tập đoàn người trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh; điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, đặc điểm quần cư trong các không
gian và thời gian lịch sử; cơ cấu và phân bố nền kinh tế; một số chủ đề liên
môn kết nối các nội dung của lịch sử, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí tự nhiên.
4. Giáo dục khoa học tự nhiên
Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển
các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học viên, giáo dục khoa học tự
nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học viên;
đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học viên tinh thần khách quan, tình
yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự
nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục
khoa học tự nhiên giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học
tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện trong môn
học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. Giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách
đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học
viên có nhận thức đầu về thế giới tự nhiên và được tổ chức theo các mạch nội
dung như thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật
và môi trường, Trái Đất và bầu trời, chất và năng lượng, thể hiện các nguyên
lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương
tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản
ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng
kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo Iogic
tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm xoáy ốc nhằm hình thành nhận thức
về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học viên bước đầu vận dụng được
kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống.
5. Giáo dục công nghệ và tin học
Giáo dục công nghệ hình thành, phát triển ở học
viên năng lực công nghệ với các thành phần sau: nhận thức, giao tiếp, sử dụng
công nghệ và thiết kế kĩ thuật; giúp học viên học tập, làm việc hiệu quả trong
môi trường công nghệ ở gia đình và xã hội. Với trọng tâm là hình thành và phát
triển năng lực thiết kế, giáo dục công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế trong
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó,
giáo dục công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực đặc
thù khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học, ...
Giáo dục công nghệ trang bị cho học viên những hiểu
biết, kĩ năng phổ thông, cốt lõi về công nghệ; học viên được khám phá thế giới
kĩ thuật, công nghệ thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một
số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà học viên tiếp xúc hằng ngày, an toàn với
công nghệ trong nhà; được trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua
các hoạt động thủ công kĩ thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản.
Giáo dục tin học hình thành, phát triển ở học viên
năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền
thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
Giáo dục công nghệ và giáo dục tin học được thực hiện
thông qua mô đun Công nghệ, mô đun Tin học (được tích hợp nội dung trong môn
Khoa học của giai đoạn 2).
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục công
nghệ và giáo dục tin học góp phần hình thành, phát triển ở học viên các phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung.
6. Các chuyên đề học tập
Chuyên đề học tập là nội dung giáo dục nhằm giúp học
viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một
số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp của người học.
V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Định hướng về phương pháp
giáo dục
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh
nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi
phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác
các nguồn tư liệu bổ trợ. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học
viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết
trình, đàm thoại,...) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận,
...).
Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những
tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và
sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải
quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
2. Định hướng về đánh giá kết
quả giáo dục
2.1. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp
thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và
những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn
hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển
chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo
dục.
2.2. Phương thức đánh giá
Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học:
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên
đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá. Để đánh
giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học
viên, việc học viên trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi
kỳ học và cuối mỗi giai đoạn do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình
xóa mù chữ. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết.
Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có
thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/
sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong 2 đến 4 phương án được đưa ra, hoặc bằng
cách cho lắp ráp những phần cho sẵn, v.v...). Có thể sử dụng hình thức kiểm tra
vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.
2.3. Yêu cầu đánh giá
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình xóa mù
chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những
tình huống cụ thể. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết
hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên;
coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của
học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp
lực cho học viên.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định
kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và
đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng. Đặc biệt coi trọng
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế đời sống, lao
động, sản xuất.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Các chuyên đề học tập thực hiện ở kỳ 5 của
Chương trình. Mỗi môn học của giai đoạn 2 thiết kế từ 3-5 chuyên đề học tập. Thời
lượng mỗi chuyên đề học tập tương đương từ 5-10 tiết học (tùy theo đặc thù môn
học). Các chuyên đề trong mỗi môn học có số tiết như nhau. Học viên bắt buộc chọn
2 chuyên đề/môn học theo nhu cầu. Thời lượng của 2 chuyên đề học tập bắt buộc
này nằm trong tổng thời lượng của môn học. Mỗi chuyên đề học tập quy định tối
thiểu 50% thời lượng dành cho học viên tự học.
Các chuyên đề học tập về Khoa học và Công nghệ, quy
định thời lượng 10 tiết/chuyên đề, thiết kế tối thiểu mỗi nội dung/chủ đề 04
chuyên đề học tập để học viên lựa chọn.
Đối với Tin học, chỉ thực hiện trên lớp ở những nơi
có điều kiện tổ chức được (có máy tính và giáo viên). Những nơi có điều kiện tổ
chức dạy Tin học, yêu cầu dạy đủ thời lượng quy định 40 tiết, đồng thời học
viên được lựa chọn 02 chuyên đề học tập bắt buộc trong nội dung/chủ đề Khoa học
và Công nghệ. Những nơi không có điều kiện tổ chức dạy Tin học thì không thực
hiện các chuyên đề học tập Tin học, nhưng phải chọn thêm 02 chuyên đề Khoa học
và 02 chuyên đề Công nghệ để bù đủ thời lượng 40 tiết của Tin học. Ngoài ra, học
viên vẫn phải lựa chọn thêm 02 chuyên đề bắt buộc trong các chuyên đề còn lại của
Khoa học và Công nghệ để đảm bảo đủ thời lượng 200 tiết theo quy định của Môn
Khoa học.
2. Mỗi môn học có 02 bài kiểm tra, đánh giá định kỳ
vào giữa và cuối mỗi kỳ học. Kết quả đánh giá kỳ 3 là kết quả đánh giá giai đoạn
1; kết quả đánh giá kỳ 5 là kết quả đánh giá giai đoạn 2. Thời lượng bài kiểm
tra, đánh giá định kỳ quy định từ 01-02 tiết tùy môn học.
3. Thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình xóa
mù chữ vận dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
4. Thời gian thực hiện và hoàn thành Chương trình
xóa mù chữ ở mỗi kỳ học, giai đoạn quy định theo số tiết học. Mỗi tiết học
tương đương 35 phút Tổ chức dạy học xóa mù chữ theo hình thức vừa làm vừa học.
Tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện của người học để tổ chức theo lớp,
nhóm hoặc cá nhân; thời gian học có thể liên tục (từ 2 - 5 buổi/tuần và từ 3 -
5 tiết/buổi), có thể gián đoạn. Học viên hoàn thành giai đoạn 1 được công nhận
Đạt chuẩn biết chữ mức độ 1, hoàn thành giai đoạn 2 được công nhận Đạt chuẩn biết
chữ mức độ 2./.
Phần
thứ hai. CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC
MÔN
TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
1.1. Giúp học viên hình thành và phát triển những
phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi
dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Tiếng Việt giúp
học viên bước đầu khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người,
có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình
yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc,
góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinh thần tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại và bước đầu có khả năng hội nhập quốc tế.
1.2. Giúp học viên phát triển các năng lực chung:
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo. Đặc biệt môn Tiếng Việt giúp học viên phát triển năng lực ngôn
ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giúp học viên hình thành và phát triển những
phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê
hương; có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt; có ý thức đối với cội nguồn; có hứng thú học tập, có ý
thức thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực
chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin
chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ
pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả);
phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Bước đầu hình thành và phát triển năng lực văn học
với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; hiểu và
biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được
thể hiện trong các văn bản văn học.
1.3. Giúp học viên hình thành phương pháp học tập,
phương pháp tư duy, cách thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận được làm
cơ sở cho việc học tập suốt đời.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung
Môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học
viên những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn
học, cấp học đã được quy định tại Phần thứ nhất.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
đặc thù
1.1. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được
nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được
nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
Yêu cầu đọc gồm về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu.
Đối với kỳ 1 và kỳ 2, chú trọng yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu
nội dung đơn giản của văn bản. Đối với kỳ 3, kỳ 4 và kỳ 5, chú trọng nhiều hơn
đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ
văn bản.
- Từ kỳ 1 đến kỳ 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ
pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở kỳ 4 và kỳ 5 bước đầu viết được
bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc,
những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học viên liên tưởng,
tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự
vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học viên. Viết đoạn văn nêu những cảm
xúc, suy nghĩ của học viên khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một
sự việc gợi cho học viên nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong
học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy
mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần
có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu
biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng
câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy
nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng
hay quy trình đơn giản.
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội
dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì
đã nghe.
1.2. Năng lực văn học
Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi
và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của
người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản
văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hóa). Biết liên
tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
Đối với kỳ 1, kỳ 2: nhận biết được văn bản nói về ai,
về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết
được truyện và thơ.
Đối với kỳ 3, kỳ 4 và kỳ 5: biết cách đọc diễn cảm
văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ;
nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong
văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ
ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hóa, so
sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn
kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
GIAI
ĐOẠN 1 (605 tiết)
KỲ 1 (260 tiết)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng
trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng
25cm.
- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc
chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng), chữ số (từ 0 đến 9) và các
số thường gặp.
- Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn.
Tốc độ đọc khoảng 30 - 50 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy,
dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.
- Bước đầu biết đọc thầm.
- Nhận biết được bìa sách và tên sách.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên
quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung
cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật
thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa
vào gợi ý của giáo viên.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết
giải thích vì sao.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về
các chi tiết nổi bật trong văn bản.
- Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều
gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ của giáo viên.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong
văn bản.
|
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Bảng chữ cái tiếng Việt, âm, vần, thanh; chữ
và dấu thanh, chữ số; Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g
và gh, ng và ngh; Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu
câu, viết hoa tên riêng
2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động,
đặc điểm gần gũi
3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu
kết thúc câu
4. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở
trường; Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Câu chuyện, bài thơ
2. Nhân vật trong truyện
NGỮ LIỆU
1. Văn bản văn học
- Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn,
đoạn văn miêu tả, tục ngữ, ca dao dân ca về gia đình, sức khỏe, lao động sản
xuất, môi trường, thiên nhiên, đất nước.
- Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao). Độ dài của
văn bản: truyện và đoạn văn miêu tả khoảng 90 - 130 chữ, thơ khoảng 50 - 70
chữ.
2. Văn bản thông tin: giới thiệu những sự vật, sự
việc gần gũi với học viên. Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ.
3. Gợi ý chọn văn bản: lựa chọn những văn bản có
nội dung về đời sống gia đình, văn hóa xã hội, xây dựng nước, bảo vệ tổ quốc.
4. Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học
viên.
|
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
- Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng;
hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm
bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm
bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).
- Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9);
biết viết chữ hoa.
- Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc
các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh.
- Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài
khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết.
VIẾT CÂU, ĐOẠN VĂN NGẮN
Quy trình viết
Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về
ai? Viết về cái gì, việc gì?
Thực hành viết
- Điền được phần thông tin còn trống, viết được
câu trả lời phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả
lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
|
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Nói rõ ràng, nói liền mạch cả câu. Có ý thức khắc
phục lỗi phát âm (nếu có).
- Trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm
ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.
- Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ
vật yêu thích dựa trên gợi ý.
Nghe
- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác
nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi
lại những điều chưa rõ.
- Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội
quy trong lớp học.
- Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi:
Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
Nói nghe tương tác
- Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được
phát biểu.
- Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý
nghĩ và thông tin đơn giản.
|
KỲ 2 (175 tiết)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có
vần khó, ít dùng).
- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện,
bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1
phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc thầm.
- Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh
minh họa, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.
- Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu
đọc sách.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết
nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?
Vì sao?
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản
dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc
chính của câu chuyện.
- Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của
nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.
- Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân
vật thể hiện qua hành động, lời thoại.
- Nhận biết được vần trong thơ.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được
vì sao.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết
nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì
sao?
- Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về
cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số loại văn bản thông tin
đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: Sơ đồ, biểu bảng đơn giản; mục
lục sách, danh sách học viên, thời khóa biểu, thời gian biểu, văn bản giới
thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.
- Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng
nêu trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân
từ văn bản.
- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể
hiện qua nhan đề, hình ảnh minh họa và chú thích hình ảnh.
|
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Vốn từ theo chủ điểm: quan hệ gia đình, kinh tế,
thu nhập, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn môi trường, ý thức công dân,…
2. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất; Công dụng
của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy:
tách các bộ phận đồng chức trong câu
3. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
4. Đoạn văn
- Đoạn văn kể lại một sự việc
- Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
- Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người
thân yêu
- Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản
hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời
khóa biểu, thời gian biểu
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ)
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Đề tài (viết, kể về điều gì)
2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật
3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật
4. Vần trong thơ
NGỮ LIỆU
1. Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn
miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè, tục ngữ. Độ dài
của văn bản: truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 - 180 chữ,
thơ khoảng 70 - 90 chữ.
2. Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản
hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu.
- Sơ đồ, biểu bảng đơn giản; danh sách học viên;
mục lục sách; thời khóa biểu; thời gian biểu. Độ dài của văn bản: khoảng 110
- 140 chữ.
3. Gọi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia
đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...
|
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
- Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ
viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người,
tên địa lí phổ biến ở địa phương.
- Nghe - viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ
dài khoảng 50 - 55 chữ. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa
phương.
VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN
Quy trình viết
- Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi:
“Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi
dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.
Thực hành viết
- Viết được 4 - 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng
kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 - 5 câu tả/giới thiệu về một đồ vật
gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình đối
với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý
- Viết được bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời
xin lỗi.
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.
- Biết nói và đáp lại lòi chào hỏi, chia tay, cảm
ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi,
bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người
nghe.
- Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh)
đã đọc, nghe, xem.
- Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã
đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu
thích).
Nghe
- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác
nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.
- Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý,
nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.
- Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về
nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện.
Nói nghe tương tác
- Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong
một câu chuyện dựa vào gợi ý.
- Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng
nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người
khác đang nói.
|
|
KỲ 3 (170 tiết)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Đọc đúng các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài
thơ. Tốc độ đọc khoảng 60 - 70 tiếng trong 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu
câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
- Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân
trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 2.
- Đánh dấu được đoạn sách đang đọc.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được chi tiết và nội dung chính.
- Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các
câu hỏi gợi ý.
- Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa
vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật
qua một số từ ngữ trong văn bản.
- Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự
các sự việc trong câu chuyện.
- Nhận biết được vần trong thơ.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc
đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.
- Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác
phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả được nhân vật, địa điểm đó.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những
thông tin nào đáng chú ý?
- Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số loại văn bản thông tin
thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng
gồm 2 - 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn
giản.
- Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn
bản theo trật tự thời gian.
- Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu
trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những điều học được từ văn bản.
|
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Cách viết nhan đề văn bản
2. Vốn từ theo chủ điểm: quan hệ gia đình, kinh tế,
thu nhập, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn môi trường, ý thức công dân,...; Từ có
nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau.
3. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất; Sơ giản về
câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ
đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu; Công dụng của dấu gạch
ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc
kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai chấm (báo
hiệu phần giải thích, liệt kê).
4. Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng;
Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết; Sơ giản về
lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm
5. Kiểu văn bản và thể loại
- Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc
đã làm
- Đoạn văn miêu tả đồ vật
- Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm
- Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật
trong câu chuyện
- Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại
một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn
6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ)
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Bài học rút ra từ văn bản
2. Địa điểm và thời gian
3. Suy nghĩ và hành động của nhân vật
NGỮ LIỆU
1. Văn bản văn học
- Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn;
đoạn (bài) văn miêu tả
- Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 - 250 chữ,
bài miêu tả khoảng 180 - 200 chữ, thơ khoảng 80 - 100 chữ.
1. Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại
một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc
- Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn
Độ dài của văn bản: khoảng 120 - 150 chữ
3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia
đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...
|
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
- Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ
viết hoa.
- Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam
- Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát
âm địa phương.
- Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình
thức nghe - viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 - 70 chữ,
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết
(viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi
(dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý.
Thực hành viết
- Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng
kiến, tham gia.
- Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về
con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.
- Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân,
nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở
thích, ước mơ của bản thân.
- Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu;
điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân
hay bạn bè.
|
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề
tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết
tránh dùng từ ngữ kém văn hóa.
- Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới
thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.
- Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa
vào gợi ý.
- Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc
xem (có sự hỗ trợ, gợi ý);
Nghe
- Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi
có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
Nói nghe tương tác
- Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi,
không nói lạc đề.
- Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu
và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái
độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện
|
GIAI
ĐOẠN II
KỲ 4 (185 tiết)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Đọc đúng các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản
miêu tả. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút.
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 3
- Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và
nghĩa của các từ ngữ mới.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung
chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.
- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện
qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.
- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc
trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong
câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.
- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại
trong văn bản kịch
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau
khi đọc văn bản.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được những thông tin chính trong văn
bản.
- Biết tóm tắt văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản
thông dụng, đơn giản: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc
cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi;
đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc
- Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin
thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân
hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.
- Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu
trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).
|
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
2. Vốn từ theo chủ điểm; Công dụng của từ điển,
cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển; Nghĩa của một số thành ngữ dễ biểu;
Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ
trong việc biểu đạt nghĩa
3. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức
năng; Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng; Câu và thành phần
chính của câu: đặc điểm và chức năng; Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức
năng (bổ sung thông tin); Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để
đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu
ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu
phần chú thích)
4. Biện pháp tu từ nhân hóa: đặc điểm và tác dụng;
Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng; cấu trúc ba phần (mở bài,
thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần
5. Kiểu văn bản và thể loại
- Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến;
bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh họa
- Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân
vật
- Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật
hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy
- Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công
việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc
6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ)
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Chủ đề
2. Đặc điểm nhân vật
3. Hình ảnh trong thơ
4. Lời thoại trong kịch bản văn học
NGỮ LIỆU
1. Văn bản văn học
- Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
- Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 -
330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ
1. Văn bản thông tin
- Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc
hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm
- Giấy mời
- Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi
- Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)
- Báo cáo công việc
Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ
3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia
đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...
|
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
- Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết
(viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn,
bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng
chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản, có mở đầu, triển khai, kết
thúc;
Thực hành viết
- Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng
kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự
việc đó.
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã
nghe dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản
thân về một người gần gũi, thân thiết.
- Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực
hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.
- Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu,
thư cho người thân, bạn bè.
|
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài;
có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp.
- Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện
hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,...).
- Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ
cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó.
- Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến
hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống.
Nghe
- Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan họng
trong câu chuyện.
- Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe
ý kiến phát biểu của người khác.
Nói nghe tương tác
- Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận:
nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận.
- Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một
vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện.
|
KỲ 5 (187 tiết)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
- Đọc đúng các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ,
bài miêu tả. Tốc độ đọc khoảng 80 - 90 tiếng trong 1 phút.
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 4
- Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng
để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.
- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết
quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội
dung chính của văn bản.
- Biết tóm tắt văn bản.
- Hiểu chủ đề của văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và
văn bản viết về người thật, việc thật.
- Nhận biết được thời gian, địa điểm trong câu
chuyện.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ,
màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các
thông tin chính của văn bản.
- Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được
đề tài, thông tin chính của văn bản.
- Biết tóm tắt văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản
giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn
bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.
- Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa
(chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn
bản thông tin đơn giản.
- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông
tin trong văn bản theo trật tự thời gian
- Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc
số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn
bản điện tử).
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm,
cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp
đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
- Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội
dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình
thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục,
dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và
mạch lạc chủ đề, thông tin chính; có mở đầu, triển khai, kết thúc.
Thực hành viết
- Viết được bài tả người, phong cảnh có những từ
ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.
- Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành
hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Viết được đoạn văn giới thiệu về văn hóa, phong
tục, sản vật địa phương,...
- Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt
động, có sử dụng bảng biểu
|
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài;
Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
2. Vốn từ theo chủ điểm; Từ điển: cách tìm từ,
nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác; Nghĩa của một số thành
ngữ dễ hiểu, thông dụng; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng
âm khác nghĩa”; Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng; Từ đa nghĩa và nghĩa của
từ đa nghĩa trong văn bản.
3. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng; Câu
đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng; Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở
giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối
(nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)
4. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và
tác dụng; Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết
câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng
5. Kiểu văn bản và thể loại
- Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một
truyện kể
- Bài văn tả người, phong cảnh
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự
việc hoặc một bài thơ, câu chuyện
- Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
- Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên,
bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có
sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)
6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ).
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Chủ đề
2. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng
3. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện;
hình ảnh trong thơ
4. Kết thúc câu chuyện
NGỮ LIỆU
1. Văn bản văn học
- Truyện dân gian, truyện ngắn, đoạn (bài) văn
miêu tả
- Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 300 - 350 chữ,
bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 110 - 130 chữ
2. Văn bản thông tin
- Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
- Văn bản giới thiệu sách, phim
- Chương trình hoạt động; quảng cáo
Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ
3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia
đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...
|
NÓI VÀ NGHE
Nói
- Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng)
cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ
tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để
tăng hiệu quả biểu đạt.
- Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích,
một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.
Nghe
- Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng
từ ý kiến của người khác.
Nói nghe tương tác
Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác
biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn
trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình
bày ý kiến trái ngược với người khác
|
CHUYÊN
ĐỀ HỌC TẬP (5 tiết/1 chuyên đề)
Yêu cầu cần đạt
|
Nội dung
|
Chuyên đề 1: Chữa
một số lỗi phát âm thường gặp
|
- Phát hiện ra một số lỗi phát âm thường gặp
- Nhận biết và lý giải được nguyên nhân dẫn đến một
số lỗi phát âm thường gặp
- Biết cách chữa một số lỗi phát âm thường gặp
|
1. Một số lỗi phát âm thường gặp
2. Nguyên nhân dẫn đến một số lỗi phát âm thường
gặp
3. Cách chữa một số lỗi phát âm thường gặp
|
Chuyên đề 2:
Cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp
|
- Ghi nhớ một số quy tắc viết chính tả trong tiếng
Việt
- Xác định được một số lỗi chính tả thường gặp
- Biết cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp
|
1. Một số quy tắc viết chính tả trong tiếng Việt
2. Một số lỗi chính tả thường gặp
3. Cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp
|
Chuyên đề 3: Chữa
một số lỗi dùng từ thông thường
|
- Ghi nhớ một số yêu cầu của việc dùng từ
- Nhận biết được một số lỗi dùng từ thông thường
- Biết cách chữa một số lỗi dùng từ thông thường
|
1. Một số yêu cầu về dùng từ
2. Một số lỗi về từ thông thường
3. Cách chữa một số lỗi về từ thông thường
|
Chuyên đề 4: Chữa
một số lỗi viết câu thông thường
|
- Ghi nhớ một số yêu cầu về câu trong văn bản
- Nhận biết được một số lỗi viết câu thông thường
- Biết cách chữa một số lỗi dùng từ thông thường
|
1. Một số yêu cầu về câu trong văn bản
2. Một số lỗi câu sai thông thường
3. Cách chữa một số lỗi câu sai thông thường
|
Chuyên đề 5: Hướng
dẫn điền, hoàn thiện một số văn bản mẫu hiện hành
|
- Hiểu yêu cầu trong một số văn bản mẫu hiện hành
- Biết cách điền, hoàn thiện nội dung cần thiết
vào một số văn bản mẫu hiện hành
|
1. Yêu cầu trong một số văn bản mẫu hiện hành
2. Cách điền, hoàn thiện nội dung cần thiết vào một
số văn bản mẫu hiện hành
|
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
1.1. Định hướng chung
- Chương trình lấy tư tưởng dạy học tập trung vào
người học, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong học tập làm
phương châm trong việc thực hiện phương pháp dạy học.
- Đối với người lớn, cần chú trọng việc học qua thực
hành, trải nghiệm, rèn luyện theo mẫu và thảo luận. Người lớn đã tiếp nhận tiếng
Việt một cách tự nhiên trong môi trường xã hội qua các giai đoạn trưởng thành
cho nên dạy học tiếng cho người lớn là cố gắng giúp họ ý thức được cách tổ chức
của tiếng nói đó và cách sử dụng nó một cách có ý thức (không chỉ hoàn toàn tự
nhiên). Việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách phân tích ngữ liệu và đối chiếu
những hiện tượng giống nhau (hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa), những hiện tượng
khác nhau (hiện tượng trái nghĩa, nhiều nghĩa) của bản thân hệ thống tiếng Việt
và sử dụng tiếng Việt trong những tình huống khác nhau.
1.2. Định hướng về phương pháp hình thành,
phát triển các năng lực đặc thù
a) Phương pháp dạy đọc
Mục đích chủ yếu của dạy đọc là giúp học viên biết
đọc và tự đọc được văn bản; thông qua đó mà bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân
cách của học viên. Đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn
bản thông tin. Mỗi kiểu văn bản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy
đọc hiểu văn bản phù hợp.
- Dạy đọc hiểu văn bản nói chung: Yêu cầu học viên
đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản,
từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tổ chức cho
học viên tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin chính
trong văn bản; hướng dẫn học viên liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối
văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm
cá nhân học viên,... để hiểu giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hóa những
giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng
ngày.
- Dạy đọc hiểu văn bản văn học: Văn bản văn học
cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng cần tuân thủ
cách đọc hiểu văn bản nói chung. Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm
riêng vì thế giáo viên tổ chức cho học viên tìm hiểu, giải mã văn bản văn học
theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.
Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc
tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc. Hướng dẫn và khích lệ học viên chủ động, tự
tin trong tiếp nhận tác phẩm; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động
vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu,
trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lí nhân
sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hóa thành giá trị sống. Khi dạy học đọc hiểu,
giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình
thay thế cho những suy nghĩ của học viên; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy
móc. Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy
học phân hóa và hướng dẫn học viên đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.
Tùy vào đối tượng học viên ở từng giai đoạn và thể
loại của văn bản văn học mà vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy
học đọc hiểu cho phù hợp như: đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một
tình huống, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các
phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học viên thảo luận
về văn bản,... Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng,
nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển
năng lực cho học viên.
b) Phương pháp dạy viết
Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách
viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách của học viên. Vì thế
khi dạy viết, giáo viên chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày
ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.
Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học viên
các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn
bản. Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn học viên phân tích các văn bản ở
phần đọc hiểu và văn bản bổ sung để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, quy
trình tạo lập văn bản; sử dụng các câu hỏi giúp học viên xác định được mục đích
và nội dung viết; giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn cách tìm ý tưởng và
phác thảo dàn ý; hướng dẫn học viên viết văn bản; tự chỉnh sửa và trao đổi dựa
trên các tiêu chí đánh giá bài viết.
Nội dung dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết
và dạy viết đoạn văn, văn bản. Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử
dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh
hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo
luận nhóm, viết sáng tạo,...
Giáo viên sử dụng những phương pháp như phân tích mẫu,
đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,... để hướng dẫn học viên hình thành dàn ý, lựa
chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho học viên thực hành viết văn bản, có
thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một số đoạn trong thân bài.
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt
động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học viên cần thực hiện; yêu cầu học viên làm
việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo
luận về các nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh
giá,...; sau khi viết xong, học viên cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã
viết.
c) Phương pháp dạy nói và nghe
Mục đích của dạy nói và nghe là giúp học viên có khả
năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả
năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong
trao đổi, thảo luận. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà
còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học viên.
Trong dạy nói, giáo viên tổ chức cho học viên thực
hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày
trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh
luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận.
Trong dạy nghe, giáo viên hướng dẫn học viên cách nắm
bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói;
cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng
người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với
thái độ tích cực.
Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng
dẫn học viên biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói
theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ
trợ cho lời trình bày miệng.
Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ
năng nghe nói cho học viên. Để tạo điều kiện cho mọi học viên được thực hành
nói, giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu
từng cặp học viên nói cho nhau nghe hoặc học viên trình bày bài nói trước nhóm,
lớp; tổ chức cho học viên thảo luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất
tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi,
thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm,
lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí
đánh giá mà giáo viên cung cấp.
2. Đánh giá kết quả giáo dục
2.1. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp
thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và
những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn
hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển
chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo
dục.
2.2. Yêu cầu đánh giá
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc, viết, nói, nghe được quy định trong Chương
trình xóa mù chữ môn Tiếng Việt. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học
viên được tích hợp vào việc đánh giá 4 kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe.
Đánh giá thường xuyên là đánh giá các kỹ năng đọc,
viết, nói nghe của học viên; Đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra viết, tích hợp
đọc hiểu những kiến thức cần yếu về Tiếng Việt. Đánh giá viết ở mức độ 1 gồm có
2 phần: viết chính tả và viết đoạn văn 4-5 câu; mức độ 2: viết bài văn ngắn.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên;
coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của
học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh kết quả học tập
giữa các học viên, không tạo áp lực cho học viên.
2.3. Cách thức đánh giá
Đánh giá trong môn Tiếng Việt được thực hiện bằng
hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên
đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá.
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối một
mức do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy
học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình,
tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra viết. Đề kiểm
tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu).
V. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích thuật ngữ
1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng
trong chương trình
- Kiểu văn bản: các dạng văn bản dùng trong viết,
được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu
cảm, thuyết minh, nghị luận,...
- Loại văn học (genre): loại hình văn bản văn học,
gồm: truyện, thơ, kịch, kí.
- Năng lực ngôn ngữ: khả năng sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe.
- Năng lực văn học: một biểu hiện của năng lực thẩm
mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ
thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học.
- Ngữ liệu: từ âm, chữ cho đến văn bản hoặc trích
đoạn văn bản thuộc các loại văn bản và thể loại thể hiện dưới các hình thức viết,
nói hoặc đa phương thức, dùng làm chất liệu để dạy học.
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: những hình ảnh,
số liệu, đồ thị, bảng biểu,... góp phần biểu nghĩa trong giao tiếp.
- Văn bản biểu cảm: văn bản chủ yếu dùng để thể hiện
tình cảm, cảm xúc.
- Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp
phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh,
âm thanh.
- Văn bản miêu tả: văn bản chủ yếu dùng để miêu tả.
- Văn bản nghị luận: văn bản chủ yếu dùng để thuyết
phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.
- Văn bản thông tin: văn bản chủ yếu dùng để cung cấp
thông tin.
1.2. Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt
Chương trình xóa mù chữ môn Tiếng Việt sử dụng một
số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên.
Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp
thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng liệt kê dưới
đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ
khác nhau đặt trong ngoặc đơn.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi
thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu
trong bảng tổng hợp này hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương,
sao cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ
|
Động từ mô tả mức
độ
|
Biết
|
đọc thuộc lòng (bài thơ, đoạn văn,...); kể lại
(câu chuyện đã đọc, sự việc đã chứng kiến,...); nhận biết (đặc điểm kiểu văn
bản, thể loại; tính toàn vẹn, chỉnh thể của văn bản; lí lẽ, bằng chứng, thông
tin; biện pháp tu từ;...)
|
Hiểu
|
nhận biết, phân tích (chủ đề, thông điệp; tình cảm,
cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;...); hiểu, xác định (đề tài,
thông tin, cảm hứng chủ đạo,...); phân tích (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại;...);
hiểu (chủ đề, thông tin cơ bản,...); giải thích (tác dụng của biện pháp tu từ,...);
tóm tắt (các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,...); nhận xét, đánh
giá (nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài,
cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết)
|
Vận dụng
|
vận dụng (kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh
nghiệm,...); so sánh (nhân vật, văn bản,...); liên hệ (văn bản với bản thân,
văn bản với bối cảnh,...); viết (đoạn văn, văn bản,...); thuyết trình, trình
bày (vấn đề, ý kiến, bài giới thiệu, báo cáo nghiên cứu,...)
|
2. Thời lượng thực hiện
chương trình
2.1. Thời lượng thực hiện chương trình ở các
giai đoạn và các kỳ (theo số tiết học)
Giai đoạn 1
(605)
|
Giai đoạn 2
(372)
|
Kỳ 1
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Kỳ 4
|
Kỳ 5
|
260
|
175
|
170
|
185
|
187
|
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở giai đoạn
I dành thời lượng nhiều hơn cho kỹ năng đọc, ở giai đoạn II, dành thời lượng
nhiều hơn cho kỹ năng viết. Cụ thể tỷ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng
lớp như sau:
Giai đoạn
|
Đọc
|
Viết
|
Nói và nghe
|
Đánh giá định kì
|
Giai đoạn 1
|
khoảng 45%
|
khoảng 30%
|
khoảng 20%
|
khoảng 5%
|
Giai đoạn 2
|
khoảng 35%
|
khoảng 40%
|
khoảng 20%
|
khoảng 5%
|
3. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Tiếng Việt bao gồm:
- Văn bản văn học: Truyện, thơ, kịch;
- Văn bản nghị luận: nghị luận văn học và nghị luận
xã hội;
- Văn bản thông tin: văn bản nhật dụng;
- Một số tranh ảnh minh họa, sơ đồ, biểu bảng;
- Trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt
(nếu có điều kiện); các CD, video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước; một số bộ phim hoạt hình, phim
truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học,...
4. Vận dụng chương trình phù
hợp đặc điểm cụ thể của đối tượng học viên ở từng địa phương
Môn Tiếng Việt có thời lượng thực hiện nhiều nhất
trong Chương trình xóa mù chữ. Kiến thức và kĩ năng của học viên được hình
thành trong môn Tiếng Việt là cơ sở để học viên tiếp nhận, hình thành các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn học khác trong chương trình.
Đối tượng học viên của chương trình rất đa dạng. Do
vậy, chương trình phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp đặc điểm cụ thể
của đối tượng học viên và điều kiện của từng địa phương. Trên cơ sở xây dựng kế
hoạch thực hiện chương trình, các địa phương cần đa dạng các tài liệu dạy học,
lựa chọn ngữ liệu phù hợp với trình độ của học viên và đặc điểm văn hóa vùng miền.
MÔN
TOÁN
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
Môn Toán nhằm giúp học viên đạt các mục tiêu chủ yếu
sau:
1.1. Hình thành và phát triển năng lực toán học bao
gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô
hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán
học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
1.2. Góp phần hình thành và phát triển ở học viên
các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.3. Có kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông cơ bản,
thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa
môn Toán và các môn học khác như Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử - Địa lý, Tin học,
Công nghệ,...; tạo cơ hội đề học viên được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực
tiễn.
1.4. Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích
của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để có đủ năng lực tối thiểu để tự
tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực
toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn
giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa
chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết)
được các nội dung, ý tưởng cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ
toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường động tác hình thể để biểu đạt các nội
dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện
học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
2.2. Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản
ban đầu, thiết yếu về:
- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số
thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết,
mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình
khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số
đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn
đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông
dụng).
- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống
kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một
số yếu tố thống kê và xác suất
2.3. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục
khác góp phần hỗ trợ học viên có thêm những hiểu biết về một số nghề nghiệp
trong xã hội. Bước đầu thấy được những hữu ích của toán học đối với công việc hằng
ngày; tạo cơ hội để học viên được kiểm nghiệm lại hoạt động thực tiễn trong đời
sống với những kiến thức toán học thuần túy; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng
toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động
giáo dục khác.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học
viên các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học
trong Chương trình trình Xóa mù chữ tại Mục II Phần thứ nhất.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
đặc thù
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học
viên năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán)
bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng
lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp
toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần
đạt trong Chương trình môn toán như sau:
Thành phần năng
lực
|
Yêu cầu cần đạt
|
Năng lực tư duy và lập luận toán học
thể hiện qua việc:
- Thực hiện được các thao tác tư duy như: so
sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự; quy nạp, diễn
dịch.
|
- Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ
đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong
những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.
|
- Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp
lí trước khi kết luận.
- Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải
quyết vấn đề về phương diện toán học.
|
- Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp
lí trước khi kết luận.
- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải
quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ
trước khi kết luận.
|
Năng lực mô hình hóa toán học thể
hiện qua việc:
- Xác định được mô hình toán học (gồm công thức,
phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán
thực tiễn.
- Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô
hình được thiết lập.
- Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh
thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.
|
- Lựa chọn được các phép toán, công thức số học,
sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội
dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.
- Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự
lựa chọn trên.
- Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện
trong bài toán thực tiễn.
|
Năng lực giải quyết vấn đề toán học
thể hiện qua việc:
- Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết
bằng toán học.
- Lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải
quyết vấn đề.
- Sử dụng được các kiến thức, kỹ năng toán học
tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa
được cho vấn đề tương tự.
|
- Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được
thành câu hỏi.
- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết
vấn đề ở mức độ đơn giản.
- Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
|
Năng lực giao tiếp toán học thể hiện
qua việc:
|
|
- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội
dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu
cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).
- Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số,
chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn
ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá
các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người
khác.
- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt,
nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.
|
- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội
dung, ý tưởng gài pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu
phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận,
giải quyết vấn đề.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn
ngữ thông thường động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những
tình huống đơn giản.
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi,
khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
|
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học
toán thể hiện qua việc:
- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng
cách thức bảo quản các đồ dùng phương tiện trực quan thông thường, phương tiện
khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục
vụ cho việc học Toán.
|
- Nhận biết được tên gọi, tác dụng quy cách sử dụng
cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ
số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...)
|
- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán,
đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết
vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).
|
- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán
để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Sử dụng được máy tính cầm tay, phương tiện công
nghệ thông tin hỗ trợ học tập và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống
|
- Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của những
công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
|
- Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn
chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
|
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
1.1. Nội dung cốt lõi
Nội dung môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch
kiến thức: số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
Số và phép tính là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu
sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn
đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho học viên khả
năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo
toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.
Hình học và Đo lường là một trong những thành phần
quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho học viên trong việc tiếp
thu các kiến thức về không gian và phát triển các kỹ năng thực tế thiết yếu.
Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể
của thế giới xung quanh; cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng toán học cơ bản
về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho học viên khả
năng suy luận góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học,
trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Đồng thời, Hình học còn góp phần
giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hóa toán học cho học viên. Việc gắn kết Đo lường
và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán.
Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của
giáo dục toán học phổ thông, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết
thực của giáo dục toán học. Thống kê và Xác suất tạo cho học viên khả năng nhận
thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu
biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan họng về mặt xã hội,
biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết
và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học viên.
1.2. Môn Toán được phân chia theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 được chia làm 3 kỳ học, gồm: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3; Giai đoạn 2 được
chia làm 2 kỳ, gồm: Kỳ 4, Kỳ 5.
1.3. Chuyên đề học tập
Giai đoạn 2, học viên được chọn 2 trong 3 chuyên đề
học tập. Các chuyên đề này nhằm:
- Tăng cường một số ứng dụng của toán học trong một
số vấn đề liên quan tới cuộc sống hằng ngày của học viên như: giáo dục tài
chính, thống kê trong đời sống, ....
- Củng cố thêm một số kiến thức và kỹ năng toán học
khi vận dụng trong thực tiễn, công việc của học viên.
- Tạo cơ hội cho học viên nhận biết năng khiếu, sở
thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán; phát triển năng lực toán
học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc
đời.
2. Phân bố nội dung ở các kỳ
(Kí hiệu "x" là các chủ đề được thực hiện
và phân bố trong từng kỳ)
Các chủ đề
|
Kỳ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Số tự nhiên
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Phân số
|
|
|
|
x
|
x
|
Số thập phân
|
|
|
|
|
x
|
Ước lượng và làm tròn số
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Tỉ số. Tỉ số phần trăm
|
|
|
|
|
x
|
Biểu thức
|
|
|
x
|
x
|
x
|
Hình phẳng và hình khối trong thực tiễn
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Độ dài
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Số đo góc
|
|
|
|
x
|
|
Chu vi. Diện tích
|
|
|
x
|
x
|
x
|
Dung tích. Thể tích
|
|
x
|
x
|
|
x
|
Khối lượng
|
|
x
|
x
|
x
|
|
Nhiệt độ
|
|
|
x
|
|
|
Thời gian
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Vận tốc
|
|
|
|
|
x
|
Tiền tệ
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Một số yếu tố thống kê
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Một số yếu tố xác suất
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3. Nội dung cụ thể và yêu cầu
cần đạt ở các kỳ
KỲ
1
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
|
Số tự nhiên
|
Số tự nhiên
|
Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100
|
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10;
trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.
- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.
|
So sánh các số trong phạm vi 100
|
Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số
trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).
|
Các phép tính với số tự nhiên
|
Phép cộng, phép trừ
|
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ,
có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 100.
- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường
hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
|
Tính nhẩm
|
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm
vi 10, phạm vi 20.
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn
chục.
|
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các
phép tính cộng trừ
|
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính
(cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ)
phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
|
Hình học trực quan
|
Hình phẳng và hình khối
|
Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình
phẳng và hình khối đơn giản
|
- Nhận dạng được hình vuông hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật
thật.
- Nhận dạng được khối lập phương khối hộp chữ nhật
thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
|
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số
hình phẳng và hình khối đơn giản
|
Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp
hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
|
Đo lường
|
Đo lường
|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
|
- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm
(xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi,
thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.
|
|
Thực hành đo đại lượng
|
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo
đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng
với đơn vị đo là cm.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch
(loại lịch tờ hàng ngày).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản
liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
|
KỲ
2
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
|
Số tự nhiên
|
Số tự nhiên
|
Số và cấu tạo thập phân của một số
|
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.
- Nhận biết được số tròn trăm.
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một
số.
- Thực hiện được việc viết số thành tổng của năm,
chục, đơn vị.
- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp
trên tia số.
|
So sánh các số
|
- Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm
vi 1000.
- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong
một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự
(từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm
vi 1000).
|
Ước lượng số đồ vật
|
Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các
nhóm 1 chục.
|
Các phép tính với số tự nhiên
|
Phép cộng, phép trừ
|
- Nhận biết được các thành phần của phép cộng,
phép trừ.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ,
có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp
có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
|
Phép nhân, phép chia
|
- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép
chia.
- Nhận biết được các thành phần của phép nhân,
phép chia.
- Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2,
3,..., 9 trong thực hành tính.
|
Tính nhẩm
|
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm
vi 100.
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn
chục, tròn trăm trong phạm vi 100
|
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các
phép tính đã học
|
- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng,
trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải
các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên
quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
|
Hình học trực quan
|
Hình phẳng và hình khối
|
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số
hình phẳng và hình khối đơn giản
|
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường
thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng
bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.
- Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc
sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.
|
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một
số hình phẳng và hình khối đã học
|
- Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho
trước.
- Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt,
ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản
liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.
|
Đo lường
|
Đo lường
|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
|
- Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg
(ki-lô-gam), gam; đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít);
mi-li-lít đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 l
- Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm
(đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-mét), mm (mi-li-mét và
quan hệ giữa các đơn vị đo độ đài đã học.
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có
60 phút.
- Nhận biết được số ngày trong tháng ngày trong
tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5),
tháng trong năm.
- Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh
một số tờ tiền và bằng cách đọc số hoặc từ ghi trên mỗi đồng tiền (ví dụ : nhận
biết tờ tiền năm trăm nghìn đồng bằng cách đọc từ năm trăm nghìn đồng ghi
trên tờ tiền đó).
|
Thực hành đo đại lượng
|
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số
loại cân thông dụng thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét,...) để thực hành
cân, đo, đong, đếm.
- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số
3, số 6, số 12.
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
|
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với
các số đo độ dài, khối lượng dung tích đã học.
- Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một
số trường hợp đơn giản (ví dụ : quãng đường từ nhà đến Ủy ban xã dài khoảng 3
km; con gà cân nặng khoảng 2 kg....),
- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài
các cạnh.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên
quan đến đo lường các đại lượng đã học.
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
|
Một số yếu tố thống kê
|
Một số yếu tố thống kê
|
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
|
Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm
các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).
|
Đọc biểu đồ tranh
|
Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ
tranh.
|
Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh
|
Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ
tranh.
|
Một số yếu tố xác suất
|
Một số yếu tố xác suất
|
Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu
nhiên) của một sự kiện
|
Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên
quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí
nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.
|
KỲ
3
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
|
Số tự nhiên
|
Số tự nhiên
|
Số và cấu tạo thập phân của một số
|
- Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000;
trong phạm vi 100 000.
- Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn.
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.
- Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số
tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.
|
So sánh các số
|
- Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm
vi 100 000.
- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong
một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000).
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự
(từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm
vi 100 000).
|
Làm tròn số
|
Làm quen với việc làm tròn số đến tròn chục, tròn
trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn (ví dụ: làm tròn số 1234 đến hàng chục thì
được số 1230).
|
Các phép tính với số tự nhiên
|
Phép cộng, phép trừ
|
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến
5 chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).
- Nhận biết được mối quan hệ giữa phép cộng với
phép trừ trong thực hành tính.
|
Phép nhân, phép chia
|
- Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số
(có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).
- Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số.
- Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và
phép chia có dư.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa phép nhân với
phép chia trong thực hành tính.
|
Tính nhẩm
|
Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong
những trường hợp đơn giản.
|
Biểu thức số
|
- Làm quen với biểu thức số.
- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu
phép tính và không có dấu ngoặc.
- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu
phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước..
|
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các
phép tính đã học
|
Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải
các bài toán có đến hai bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học)
liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết
quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản
(chẳng hạn: gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số
lớn gấp mấy lần số bé).
|
Phân số
|
Phân số
|
Làm quen với phân số
|
- Nhận biết được về 1/2; 1/3; 1/4; 1/5; 1/6; 1/7;
1/8; 1/9 : thông qua các hình ảnh trực quan.
- Xác định được 1/2; 1/3; 1/4; 1/5; 1/6; 1/7;
1/8; 1/9 của một nhóm đồ vật (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều
nhau.
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
|
Hình học trực quan
|
Hình phẳng và hình khối
|
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm
của một số hình phẳng và hình khối đơn giản
|
- Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn
thẳng.
- Nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông
- Nhận biết được tam giác, tứ giác.
- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh,
góc của hình chữ nhật, hình vuông tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh,
mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
|
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một
số hình phẳng và hình khối đã học
|
- Thực hiện được việc vẽ góc vuông, đường tròn, vẽ
trang trí.
- Sử dụng được êke để kiểm tra góc vuông sử dụng
được compa để vẽ đường tròn.
- Thực hiện được việc vẽ hình vuông hình chữ nhật
bằng lưới ô vuông
- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp,
cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.
|
Đo lường
|
Đo lường
|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
|
- Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu
tượng cụ thể.
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2
(xăng-ti-mét vuông), m2 (mét vuông)..
- Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (°C).
|
|
Thực hành đo đại lượng
|
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số
loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét, nhiệt kế,...) để
thực hành cân, đo, đong, đếm.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút
trên đồng hồ.
|
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
|
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với
các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (cm2, m2);
khối lượng (g, kg); dung tích (ml, l); thời gian (phút, giờ, ngày,
tuần lễ, tháng năm); tiền Việt Nam đã học.
- Tính được chu vi của hình tam giác, hình tứ
giác, hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
- Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường
trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cân nặng của một quả dưa hấu khoảng
3kg,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên
quan đến đo lường.
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
|
Một số yếu tố thống kê
|
Một số yếu tố thống kê
|
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
|
Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép
số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.
|
Đọc, mô tả bảng số liệu
|
Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng
|
Nhận xét về các số liệu trong bảng
|
Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.
|
Một số yếu tố xác suất
|
Một số yếu tố xác suất
|
Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có
tính ngẫu nhiên) của một sự kiện
|
Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có
tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (1 lần) thí nghiệm đơn giản
(ví dụ: nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu
khi tung 1 lần; nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với màu của quả bóng lấy
ra từ hộp kín đựng các quả bóng có hai màu xanh hoặc đỏ;...).
|
KỲ 4
|
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
|
Số tự nhiên
|
Số tự nhiên
|
Số và cấu tạo thập phân của một số
|
- Đọc, viết được các số có nhiều chữ số (đến lớp
triệu).
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và
giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.
|
So sánh các số
|
- Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm
vi lớp triệu.
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự
(từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm
vi lớp triệu).
|
Làm tròn số
|
Làm tròn được số đến tròn chục, tròn trăm, tròn
nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn (ví dụ: làm tròn số 12 345 đến hàng
trăm thì được số 12 300).
|
Các phép tính với số tự nhiên
|
Phép cộng, phép trừ
|
- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự
nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
|
Phép nhân, phép chia
|
- Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều
số.
- Thực hiện được phép nhân với các số có không
quá hai chữ số.
- Thực hiện được phép chia cho số có không quá
hai chữ số.
- Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;...
và phép chia cho 10; 100; 1000;...
|
Tính nhẩm
|
- Thực hiện được việc cộng, trừ, nhân, chia nhẩm
trong phạm vi các số đã học.
- Ước lượng được trong những tính toán đơn giản
(ví dụ: chia 572 cho 21 thì được thương không thể là 30).
|
Biểu thức số và biểu thức chữ
|
- Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và
tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản).
- Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp
của phép cộng. Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân
và vận dụng trong thực hành tính.
|
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các
phép tính đã học
|
Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài
toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính về số tự
nhiên (trong phạm vi các số và phép tính đã học).
|
Phân số
|
Phân số
|
Khái niệm ban đầu về phân số
|
- Nhận biết được khái niệm ban đầu về phân số, từ
số, mẫu số.
- Đọc, viết được các phân số.
|
Tính chất cơ bản của phân số
|
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
- Thực hiện được việc rút gọn phân số trong những
trường hợp đơn giản.
- Thực hiện được việc quy đồng mẫu số hai phân số
trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại.
|
So sánh phân số
|
- So sánh các phân số trong những trường hợp sau:
các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.
|
Các phép tính với phân số
|
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số
|
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số
trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết
cho các mẫu số còn lại.
- Thực hiện được phép nhân, phép chia hai phân số.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải
các bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến 4 phép tính với
phân số (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm phân số của một số).
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
|
Hình học trực quan
|
Hình phẳng và hình khối
|
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm
của một số hình phẳng đơn giản
|
- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai
đường thẳng song song.
- Nhận biết được hình bình hành, hình thoi.
|
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một
số hình phẳng và hình khối đã học
|
- Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc,
đường thẳng song song bằng thước thẳng và êke.
- Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một
số hình phẳng và hình khối đã học.
- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo
góc, vẽ hình, lắp ghép, tạo lập hình gắn với một số hình phẳng và hình khối
đã học.
|
Đo lường
|
Đo lường
|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
|
- Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ,
tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với kg.
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2
(ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta).
- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây,
thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (°).
|
Thực hành đo đại lượng
|
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực
hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian với các đơn vị đo đã học.
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60°;
90°; 120°; 180°.
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
|
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với
các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (cm2, m2,
km2); khối lượng (g, kg, yến, tạ, tấn); dung tích (ml,
l); thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm, thế kỉ); tiền
Việt Nam đã học.
- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường
trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: con bò cân nặng khoảng 3 tạ,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên
quan đến đo độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt
Nam.
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
|
Một số yếu tố thống kê
|
Một số yếu tố thống kê
|
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
|
- Nhận biết được về dãy số liệu thống kê.
- Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống
kê theo các tiêu chí cho trước.
|
Đọc, mô tả biểu đề cột Biểu diễn số liệu vào
biểu đồ cột
|
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột.
- Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu
cầu học viên vẽ biểu đồ).
|
Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất
hiện từ các số liệu và biếu đồ cột đã có
|
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.
- Tính được giá trị trung bình của các số liệu
trong bảng hay biểu đồ cột.
- Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật
đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột.
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan
đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
|
Một số yếu tố xác suất
|
Một số yếu tố xác suất
|
Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy
ra nhiều lần của một sự kiện
|
Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy
ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi
đơn giản (ví dụ; trong một vài trò chơi như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp
kín,...).
|
|
|
|
|
|
KỲ
5
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
|
Số tự nhiên
|
Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
|
Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số
tự nhiên
|
Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng;
- Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số tự
nhiên.
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia các số tự nhiên.
- Ước lượng và làm tròn được số trong những tính
toán đơn giản.
- Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các
bài (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính về số tự
nhiên.
|
Phân số
|
Phân số và các phép tính với phân số
|
Ôn tập về phân số và các phép tính với phân số
|
Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng:
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng, so sánh các phân số trong trường hợp
có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ hai phân số
bằng cách lấy mẫu số chung là tích của hai mẫu số. Thực hiện được nhân và
chia hai phân số.
- Nhận biết được phân số thập phân và cách viết
phân số thập phân ở dạng hỗn số.
- Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các
bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính về phân
số.
|
Số thập phân
|
Số thập phân
|
Số thập phân
|
- Đọc, viết được số thập phân.
- Nhận biết được số thập phân gồm phần nguyên, phần
thập phân và hàng của số thập phân.
- Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách
dùng số thập phân.
|
So sánh các số thập phân
|
- Nhận biết được cách so sánh hai số thập phân.
- Thực hiện được việc sắp xếp các số thập phân
theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số
thập phân.
|
Làm tròn số thập phân
|
- Làm tròn được một số thập phân tới số tự nhiên
gần nhất hoặc tới số thập phân có một hoặc hai chữ số ở phân thập phân.
|
Các phép tính với số thập phân
|
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập
phân
|
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ hai số thập
phân.
- Thực hiện được phép nhân một số với số thập
phân có không quá hai chữ số ở dạng: a,b và 0,ab.
- Thực hiện được phép chia một số với số thập
phân có không quá hai chữ số khác không ở dạng: a,b và 0,ab
- Thực hiện được phép nhân, chia nhẩm một số thập
phân với (cho) 10; 100; 1000;... hoặc với (cho) 0,1; 0,01; 0,001;...
- Giải quyết vấn đề gắn với việc giải các bài
toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính với các số
thập phân.
|
Tỉ số. Tỉ số phần trăm
|
Tỉ số. Tỉ số phần trăm
|
Tỉ số. Tỉ số phần trăm
|
- Nhận biết được tỉ số, tỉ số phần trăm của hai đại
lượng cùng loại.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải
các bài toán liên quan đến: tính tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị phần
trăm của một số cho trước.
- Nhận biết được tỷ lệ bản đồ. Vận dụng được tỷ lệ
bản đồ để giải quyết một số tình huống thực tiễn.
|
Sử dụng máy tính cầm tay
|
Làm quen với việc sử dụng máy tính cầm tay để thực
hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên; tính tỉ số phần
trăm của hai số; tính giá trị phần trăm của một số cho trước.
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
|
Hình học trực quan
|
Hình phẳng và hình khối
|
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm
của một số hình phẳng và hình khối đơn giản
|
- Nhận biết được hình thang, đường tròn, một số
loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều,
- Nhận biết được hình khai triển của hình lập
phương, hình hộp chữ nhật và hình trụ.
|
Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số
hình phẳng và hình khối đã học
|
- Vẽ được hình thang, hình bình hành, hình thoi
(sử dụng lưới ô vuông).
- Vẽ được đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được đường tròn có tâm và độ dài bán kính hoặc
đường kính cho trước.
- Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp
ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học, liên quan đến ứng
dụng của hình học trong thực tiễn.
|
Đo lường
|
Đo lường
|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
|
- Nhận biết được các đơn vị đo điện tích: km2
(ki-lô-mét vuông), ha (héc- ta).
- Nhận biết được “thể tích” thông qua một số biểu
tượng cụ thể.
- Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông
dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3 (đề-xi-mét
khối), m3 (mét khối).
- Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều;
tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s
(m/giây).
|
Thực hành đo đại lượng
|
Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực
hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng
và tiền tệ đã học.
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
|
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với
các số đo thể tích (cm3, dm3, m3) và
số đo thời gian.
- Tính được diện tích hình tam giác, hình thang.
- Tính được chu vi và diện tích hình tròn.
- Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn
phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một
số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể tích của hộp phấn viết bảng,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên
quan đến đo thể tích, dung tích, thời gian.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải
các bài toán liên quan đến chuyển động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời
gian của một chuyển động đều).
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
|
Một số yếu tố thống kê
|
Một số yếu tố thống kê
|
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
|
Thực hiện được việc thu thập, phân loại, so sánh,
sắp xếp số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước.
|
Đọc, mô tả biểu đồ thống kê hình quạt tròn. Biểu
diễn số liệu bằng biểu đồ thống kê hình quạt tròn
|
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ
hình quạt tròn.
- Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
(không yêu cầu học viên vẽ hình).
- Lựa chọn được cách biểu diễn (bằng dãy số liệu,
bảng số liệu, hoặc bằng biểu đồ) các số liệu thống kê.
|
Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất
hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê hình quạt tròn đã có
|
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ
hình quạt tròn.
- Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật
đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ hình quạt tròn.
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan
đến các số liệu thu được từ biểu đồ hình quạt tròn.
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với
các kiến thức khác trong môn Toán và trong thực tiễn (ví dụ: số thập phân, tỉ
số phần trăm,...).
|
Một số yếu tố xác suất
|
Một số yếu tố xác suất
|
Tỉ số mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy
ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực
hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản
|
Sử dụng được tỉ số để mô tả số lần lặp lại của một
khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng
số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản (ví dụ: sử dụng tỉ
số 2/5 để mô tả 2 lần xảy ra khả năng “mặt sấp đồng xu xuất hiện” của khi
tung đồng xu 5 lần).
|
Các chuyên đề tự chọn môn Toán
a) Nội dung chuyên đề tự chọn (cơ sở giáo dục
tổ chức cho học viên lựa chọn 2 trong 3 chuyên đề sau tùy vào điều kiện thực tế
tại mỗi địa phương)
Chuyên đề 1: Ứng dụng toán học trong một số vấn
đề liên quan đến tài chính
Chuyên đề 2: Thống kê và số liệu thống kê trong
quản lý, sản xuất
Chuyên đề 3: Ứng dụng kiến thức toán học vào thực
tiễn liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng
b) Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và
yêu cầu cần đạt trong các chuyên đề
Chuyên đề
|
Chủ đề
|
Yêu cầu cần đạt
|
Chuyên đề 1: ứng dụng toán học trong một số vấn
đề liên quan đến tài chính
|
Vận dụng kiến thức toán học trong việc giải
quyết một số vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân
|
- Lập kế hoạch chi tiêu của bản thân.
- Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định
vốn đầu tư để đạt được lãi suất mong đợi).
- Làm quen với giao dịch ngân hàng.
- Làm quen với thuế và việc tính thuế.
- Làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn
ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết
kiệm và vay vốn
- Thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị
phần trăm của một mặt hàng hoặc một kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
|
Chuyên đề 2
Thống kê và số liệu thống kê trong quản lý, sản
xuất
|
Thu thập, phân tích số liệu thống kê và giải
quyết một số vấn đề đơn giản từ các số liệu và biểu đồ thống kê trong quản
lý, sản xuất
|
- Làm quen với việc thu thập, phân loại dữ liệu
theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau: văn bản; bảng biểu; kiến
thức trong các lĩnh vực giáo dục khác (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục môi trường
Giáo dục tài chính,...); phỏng vấn, truyền thông Internet, thực tiễn (môi trường,
tài chính, y tế, giá cả thị trường,...).
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa
trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu
đồ dạng cột, biểu đồ hình quạt tròn.
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan
đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột,
biểu đồ hình quạt tròn.
|
Chuyên đề 3
Ứng dụng kiến thức toán học vào thực tiễn liên
quan đến tính toán, đo lường và ước lượng
|
Tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, thể
tích của một số hình khối trong thực tế
|
- Vận dụng các công thức tính diện tích và thể
tích vào thực tiễn. Đo đạc và tính diện tích bề mặt, tính thể tích của các đồ
vật có liên quan đến các hình đã học trong các tình huống thực tiễn
- Giải quyết một số bài toán thực tiễn liên quan
đến tính toán, ước lượng, đo đạc chu vi, diện tích, thể tích trong thực tế cuộc
sống (như diện tích, thể tích xây dựng số vật liệu xây dựng chi phí, tiền
công ...).
|
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp dạy học môn
Toán cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
1.1. Hình thành, phát triển các phẩm chất
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn
Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp học viên rèn luyện
tính trung thực, tình yêu lao động tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm
vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức
tìm tòi, khám phá khoa học.
1.2. Hình thành, phát triển các năng lực chung
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực
tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục
tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều
chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái
niệm, kiến thức và kỹ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực
giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được
các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; thông qua sử dụng hiệu
quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày
được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người
khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải
thích các nội dung, ý tưởng toán học.
- Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giúp học viên nhận biết được tình
huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn
được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn
đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hóa cho vấn đề tương tự.
1.3. Hình thành và phát triển năng lực tính
toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác. Cụ thể:
- Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để
phát triển năng lực tính toán thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học,
rèn luyện kỹ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp hình thành và phát triển các
thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình
hóa, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ
và phương tiện học toán).
- Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ
thông qua rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống
có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp
với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải
pháp toán học.
- Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học
thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền
thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập
trải nghiệm.
- Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ
thông qua việc giúp học viên làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các
nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự
nhiên.
1.4. Tính đặc thù cho đối tượng người lớn tuổi
- Phương pháp dạy học môn Toán cần phù hợp với tiến
trình nhận thức của học viên, đặc biệt là người lớn tuổi (đi từ cụ thể đến
trừu tượng, từ dễ đến khó, từ trải nghiệm thực tiễn đến thống nhất kiến thức
toán học); phù hợp với hoạt động lao động, sản xuất mà học viên đã và đang
trải nghiệm; không nhất thiết đề cao tính logic của khoa học toán học mà chỉ cần
chú ý thống nhất giữa thực tiễn và kiến thức toán học liên quan; khai thác tối
đa vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học viên;
- Quán triệt tinh thần “lấy trải nghiệm của người
học làm cơ sở dạy học kiến thức toán liên quan”, phát huy tính tích cực, tự
giác, tự trọng của người học; động viên, thấu hiểu hoàn cảnh khác nhau của học
viên, vốn vừa lao động vừa học tập; phát huy tính ân cần, nhiệt tình và chỉ bảo
của người dạy;
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học và động
viên người học; khơi dậy tính tự trọng của người học; coi trọng trải nghiệm của
học viên gắn với kiến thức toán học liên quan; học toán phục vụ trực tiếp trong
lao động, sản xuất và các hoạt động hàng ngày.
- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị
dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán, khai thác cơ sở vật chất xung
quanh hỗ trợ đồ dùng dạy học; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp
với nội dung học và các đối tượng học viên; tăng cường sử dụng công nghệ thông
tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Đánh giá kết quả giáo dục
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự
tiến bộ của học viên trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi kỳ; điều chỉnh các hoạt động
dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục
môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá
thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại
quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết,
bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...)
và vào những thời điểm thích hợp.
Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học
tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học
sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của
cha mẹ học viên. Đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của
học viên, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh
giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học viên.
Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục
đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá định
kì và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận
thành tích của học viên. Đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức hoặc thông
qua các kì kiểm tra, đánh giá quốc gia.
Đánh giá định kì còn được sử dụng để phục vụ quản
lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát
triển chương trình môn Toán.
Đánh giá năng lực học viên thông qua các bằng chứng
biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của học
viên. Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá;
xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích
hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.
Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh
giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:
- Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có
thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết),
bài tập,... mà đòi hỏi học viên phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.
- Đánh giá năng lực mô hình hóa toán học: lựa chọn
những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học. Từ đó, đòi hỏi
học viên phải xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng
biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn; giải quyết
được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; thể hiện và đánh giá
được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn và cải tiến được mô hình nếu cách giải
quyết không phù hợp.
- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học; có
thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận dạng tình huống phát hiện
và trình bày vấn đề cần giải quyết; mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục
tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp
thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu
trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn
đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm
theo các tiêu chí đã xác định), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn
đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học (chẳng hạn sản phẩm của
các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.
- Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng
các phương pháp như yêu cầu người học nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt),
phân tích, lựa chọn, trích xuất được được các thông tin toán học cơ bản, trọng
tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với
ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận,
tranh luận các nội dung ý tưởng giải pháp toán học trong sự tương tác với người
khác.
- Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học
toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận biết được tên gọi,
tác dụng quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ,
phương tiện học toán; trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện
học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng
minh toán học.
Khi giáo viên lên kế hoạch bài học, cần thiết lập
các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học học viên đạt
được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các
hoạt động học tập tiếp theo.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Giải thích thuật ngữ
1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn
- Hình học trực quan: giúp học viên đi từ cụ thể đến
trừu tượng, từ hình ảnh trực quan đến những kiến thức hình học đã được trừu tượng
hóa, hình thức hóa. Ví dụ: theo nội dung ở các kỳ, học viên được làm quen với
việc học hình học thông qua hình ảnh trực quan hoặc các dụng cụ trực quan (vật
thật), không có yếu tố suy luận. Vì thế, hình học được giảng dạy trong giai đoạn
đầu của tiến trình nhận thức hình học của học viên được gọi là hình học trực
quan. Khi dạy học hình học trực quan, giáo viên không nhất thiết yêu cầu học
viên suy luận, tránh gây áp lực không tốt lên học viên, nhưng cũng có thể đề cập
đến những kiến thức hình học đã được hình thức hóa nếu điều kiện nhận thức của
học viên cho phép.
1.2. Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt
Môn Toán sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ
đáp ứng yêu cầu cần đạt của người học, được nêu trong bảng tổng hợp dưới đây. Một
số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể
hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi
thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu
trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù
hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ
|
Một số động từ
mô tả mức độ
|
Ví dụ minh họa
|
Biết
(Nhận biết và nhớ lại các thông tin đã được tiếp
nhận trước đó)
|
Đọc;
Đếm;
Viết;
Làm quen;
Nhận dạng;
Nhận biết.
|
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
- Làm quen với ước lượng số lượng đồ vật theo các
nhóm 1 chục.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng
bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Nhận biết được tia số.
|
Hiểu
(Hiểu được ý nghĩa của thông tin, diễn đạt được
thông tin theo ý hiểu của cá nhân)
|
Mô tả;
Giải thích;
Thể hiện;
Sắp xếp.
|
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.
- Giải thích được tính chất cơ bản của phân số
- Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách
dùng số thập phân.
- Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột.
|
Vận dụng
(Vận dụng thông tin đã biết vào một tình huống,
điều kiện mới hoặc để giải quyết vấn đề)
|
Tính;
Vẽ;
Thực hiện;
Sử dụng;
Vận dụng;
So sánh;
Phân biệt;
Lí giải;
Giải quyết.
|
- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài
các cạnh.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Thực hiện được phép cộng hai số thập phân
- Sử dụng được compa để vẽ đường tròn.
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích hình chữ
nhật để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn.
- So sánh được hai phân số cho trước.
- Phân biệt được góc vuông, góc không vuông
- Lý giải được cách chuyển phân số thập phân
thành số thập phân
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản
liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.
|
2. Thời lượng thực hiện môn
Toán
2.1. Thời lượng thực hiện ở các kỳ
Kỳ
|
Kỳ 1
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Kỳ 4
|
Kỳ 5
|
Số tiết
|
75
|
95
|
100
|
135
|
132
|
Phân đoạn
|
Giai đoạn 1 (270
tiết)
|
Giai đoạn 2 (267
tiết)
|
Tổng số tiết
|
537 (tiết)
|
Trong 267 tiết của giai đoạn 2 có 02 chuyên đề học
tập, mỗi chuyên đề có thời lượng từ 5-10 tiết (Môn Toán biên soạn 3 chuyên đề học
tập để giáo viên và học viên lựa chọn 2/3 chuyên đề phù hợp với đặc điểm, điều
kiện thực tiễn tại các địa phương.
Thời gian thực hiện mỗi tiết học là 35 phút/tiết.
2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch nội
dung ở từng lớp (không tính chuyên đề học tập) như sau:
Nội dung
Kỳ
|
Số và phép tính
|
Hình học và Đo
lường
|
Thống kê và Xác
suất
|
Môn Toán
|
Kỳ 1
|
85%
|
15%
|
0%
|
Kỳ 2
|
75%
|
20%
|
5%
|
Kỳ 3
|
70%
|
25%
|
5%
|
Kỳ 4
|
75%
|
20%
|
5%
|
Kỳ 5
|
55%
|
40%
|
5%
|
Toàn bộ 05 Kỳ
|
71%
|
24%
|
5%
|
3. Thiết bị dạy học
3.1. Thiết bị dạy học môn Toán chứa đựng, mô tả những
tri thức có khả năng hỗ trợ giáo viên và hỗ trợ học viên hướng vào đối tượng
toán học cụ thể (khái niệm, quan hệ, tính chất toán học,...) nhằm phát hiện,
tìm tòi, khắc sâu kiến thức,... trong quá trình học tập môn Toán.
3.2. Việc sử dụng thiết bị dạy học môn Toán cần bảo
đảm một số yêu cầu sau:
- Các thiết bị dạy học phải phục vụ cho mục tiêu dạy
học môn Toán, phù hợp với nội dung học và các đối tượng học viên, hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học và tránh làm tăng thêm nội dung dạy học, công việc của giáo
viên và gây tốn kém không cần thiết.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh hình thức hoặc
lạm dụng gây phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; tạo điều
kiện để học viên thực sự được thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học,
qua đó giúp học viên chủ động, tích cực khám phá, phát hiện kiến thức và góp phần
phát triển “năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán”.
- Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn,
phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc
sử dụng các phương tiện truyền thống. Khi có điều kiện, giáo viên hướng dẫn học
viên cách tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet hoặc chương trình truyền
hình có uy tín về giáo dục để mở rộng vốn hiểu biết và năng lực tự học.
- Tăng cường thiết bị dạy học tự làm: Ngoài các thiết
bị dạy học tối thiểu được quy định trong danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành cần huy động sáng kiến, sự sáng tạo của học viên, giáo viên và phụ huynh
trong việc khai thác, thiết kế và sử dụng các thiết bị dạy học tự làm.
- Phối hợp sử dụng linh hoạt các loại hình thiết bị
dạy học: Mỗi loại hình thiết bị đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó tùy
thuộc nội dung bài học, phương pháp dạy học mà có thể kết hợp sử dụng các loại
hình thiết bị dạy học và phối hợp một cách hợp lí, khoa học và sinh động.
3.3. Căn cứ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương
trình môn Toán, giáo viên so sánh, đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu của môn Toán cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để rà soát,
bổ sung một số thiết bị phù hợp với đặc thù đối tượng.
MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình
thành, phát triển ở học viên tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương; đức
tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức
tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống;
các năng lực chung và năng lực khoa học.
2. Mục tiêu giai đoạn 1
Môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giúp học viên
- Hình thành và phát triển được: tình yêu, tự hào về
thiên nhiên, quê hương; yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình,
bạn bè, thầy cô và những người khác; đức tính chăm chỉ và trung thực; tinh thần
trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống ý thức tiết kiệm,
giữ gìn và bảo vệ tài sản.
- Trình bày được ở mức độ đơn giản về một số đặc điểm,
vai trò của một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khỏe và sự an toàn trong cuộc sống, mối
quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự
nhiên,... bằng các hình thức biểu đạt khác nhau.
- So sánh, lựa chọn, phân loại được một số sự vật,
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản và quan sát, thực
hành đơn giản để tìm hiểu về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự
nhiên và xã hội xung quanh.
- Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh
sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của
chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật,
hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an
toàn, sức khỏe của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.
- Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử
phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ
với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi
tình huống.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về phẩm chất
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người
học phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Về năng lực
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở người
học năng lực chung và năng lực đặc thù theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp
học gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học
Các thành phần của năng lực khoa học bao gồm nhận
thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học.
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Mạch nội dung
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Chủ đề gia đình
|
x
|
x
|
Chủ đề cộng đồng địa phương
|
x
|
x
|
Chủ đề thực vật và động vật
|
x
|
x
|
Chủ đề con người và sức khỏe
|
x
|
x
|
Chủ đề trái đất và bầu trời
|
x
|
x
|
2. Phân bổ mạch nội dung
theo các kì học
Mạch nội dung
theo chủ đề
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Gia đình
|
- Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình
- Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình
- Nhà ở và giữ vệ sinh nhà ở
- Đồ dùng trong nhà và sử dụng an toàn một số đồ
dùng trong nhà
- Sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp
- Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
|
- Các thế hệ trong gia đình
- Họ hàng nội, ngoại
- Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình
- Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
- Giữ vệ sinh xung quanh nhà
|
Cộng đồng địa
phương
|
- Các thành viên, nhiệm vụ của một số thành viên
trong lớp học và hoạt động của người học
- Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng
- An toàn khi tham gia giao thông
|
- Hoạt động kết nối với xã hội
- Một số hoạt động sản xuất
- Một số di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan
thiên nhiên
- Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt
động ở cộng đồng
|
Thực vật và
động vật
|
- Chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và môi trường
sống của thực vật, động vật
|
- Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng
của các bộ phận đó
- Sử dụng hợp lí thực vật và động vật
|
Con người và
sức khỏe
|
- Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể
- Chăm sóc, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và an toàn
|
- Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp,
bài tiết nước tiểu, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh
- Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
|
Trái Đất và
bầu trời
|
- Thời tiết
- Các mùa trong năm
- Một số thiên tai thường gặp
|
- Phương hướng
- Một số đặc điểm của Trái Đất
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời
|
3. Nội dung và yêu cầu cần đạt
cụ thể của từng kì học
KỲ
2
Nội dung chủ đề
|
Yêu cầu cần đạt
|
GIA ĐÌNH
|
|
Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình
|
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên
trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên
trong gia đình làm công việc nhà và chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi
cùng nhau.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với
các thành viên trong gia đình.
|
Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình
|
- Nêu được tên công việc, nghề nghiệp của các
thành viên trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối
với gia đình và xã hội.
- Thu thập được một số thông tin về những công việc,
nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc,
nghề nghiệp yêu thích/nghề nghiệp của mình.
|
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số
đồ dùng trong nhà
|
- Nêu được một số đặc điểm của nhà ở hoặc nơi gia
đình đang sống.
- Kể được tên/Liệt kê được những đồ dùng, thiết bị
trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp
nguy hiểm;
- Đề xuất và thực hiện được việc sử dụng an toàn
một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản
thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số
đồ dùng không cẩn thận.
|
Giữ vệ sinh nhà ở
|
- Giải thích được tại sao phải sắp xếp đồ dùng cá
nhân gọn gàng, ngăn nắp và giữ sạch nhà ở.
- Đề xuất và thực hiện được các việc làm để giữ
nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
|
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
|
- Thu thập được một số thông tin về đồ dùng và thức
ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
- Đề xuất và thực hiện được những việc làm để
phòng tránh ngộ độc.
- Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân
hoặc người nhà bị ngộ độc.
|
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
|
|
Các thành viên, nhiệm vụ của một số thành viên
trong lớp học và hoạt động của người học
|
- Xác định được các thành viên trong lớp học và
nhiệm vụ của một số thành viên.
- Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học;
nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với
bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường.
|
Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng
|
- Nêu được một số công việc của người dân trong cộng
đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội.
- Thực hiện được một số việc làm để đóng góp cho
cộng đồng địa phương.
- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội
truyền thống ở địa phương và nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.
- Kể được một số công việc của các thành viên
trong gia đình, người dân cho lễ hội đó.
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng,
chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại và lí do vì sao phải lựa chọn hàng
hóa trước khi mua.
|
An toàn khi tham gia giao thông
|
- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông
(biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) và đèn hiệu giao thông.
- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện
giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người
xung quanh cùng thực hiện.
- Dự đoán được một số tình huống nguy hiểm, các rủi
ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh.
|
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
|
|
Chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và môi trường
sống của thực vật, động vật
|
- Tìm hiểu, phân loại được một số thực vật, động
vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng.
- Nêu và cùng gia đình thực hiện được một số việc
để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc
với một số cây, con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
- Thu thập được thông tin về một số việc làm của
con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.
- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường sống của thực vật và động vật.
- Nêu và thực hiện được những việc làm để bảo vệ,
hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những
người xung quanh cùng thực hiện.
|
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
|
|
Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể
|
- Nêu được tên, chức năng của các bộ phận bên
ngoài cơ thể và các giác quan.
- Giải thích được tại sao cần phải chăm sóc, bảo
vệ cơ thể và các giác quan.
|
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn
|
- Nêu và thực hiện được việc cần làm để giữ vệ
sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan trong cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số
thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn; tự nhận xét được thói
quen ăn uống của bản thân.
- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ
ngơi có lợi cho sức khỏe; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân.
- Dự đoán được một số tình huống có nguy cơ không
an toàn cho bản thân và biết được cách phòng tránh.
|
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
|
|
Thời tiết và các mùa trong năm
|
- Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng,
mưa, nóng, lạnh, gió,...
- Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời
tiết hằng ngày.
- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào
Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
- Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa
trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).
- Lựa chọn và thực hiện được sử dụng trang phục
phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khỏe mạnh.
|
Một số thiên tai thường gặp
|
- Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên
tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,...).
- Thu thập được thông tin về một số rủi ro dẫn đến
các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Nêu và biết được cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro
thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
- Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực
hiện phòng tránh rủi ro thiên tai.
|
KỲ
3
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
GIA ĐÌNH
|
|
Các thế hệ trong gia đình
|
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế
hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Trình bày được sơ đồ các thế hệ của gia đình
mình theo mẫu.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời
gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương
của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
|
Họ hàng nội, ngoại
|
- Nêu được mối quan hệ và cách xưng hô với các
thành viên trong gia đình thuộc họ hàng nội, ngoại.
- Trình bày được sơ đồ gia đình và họ hàng nội,
ngoại theo mẫu.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với
họ hàng nội, ngoại.
|
Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình
|
- Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện
quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó (ví dụ:
một chuyến đi dã ngoại, du lịch đáng nhớ của cả gia đình; thay đổi nơi ở, nơi
học, công việc của thành viên gia đình,...).
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện
lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời
gian qua một số ví dụ.
|
Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
|
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và
nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, tài sản,...) do hỏa hoạn.
- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống
có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi
có cháy xảy ra.
- Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây
cháy trong nhà và thực hiện được biện pháp để phòng cháy.
|
Giữ vệ sinh xung quanh nhà
|
- Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ
sinh xung quanh nhà.
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần
phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
|
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
|
|
Hoạt động kết nối với xã hội
|
- Nêu được tên và ý nghĩa một đến hai hoạt động kết
nối với xã hội (ví dụ: hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động truyền thông về
an toàn giao thông, hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiên tai,...) và mô tả được
hoạt động đó.
- Nhận xét được về sự tham gia của học viên trong
các hoạt động.
- Có ý thức giữ gìn và thực hiện giữ vệ sinh khi
tham gia hoạt động.
|
Một số hoạt động sản xuất
|
- Trình bày, giới thiệu được một số hoạt động sản
xuất, sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật,...
sưu tầm được.
- Chia sẻ được với những người xung quanh về sự cần
thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
|
Di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên
|
- Giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp lời nói
với hình ảnh) một di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa
phương.
- Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ vệ sinh
khi đi tham quan di tích văn hóa, lịch sử hoặc cảnh quan thiên nhiên.
|
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
|
|
Chức năng của các bộ phận của thực vật và động vật
|
- Trình bày được chức năng của các bộ phận của thực
vật và động vật.
- Phân loại được thực vật và động vật dựa trên một
số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...; đặc điểm cơ quan di chuyển,..).
|
Sử dụng hợp lí thực vật và động vật
|
- Thu thập thông tin, nhận xét về cách sử dụng thực
vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương.
- Đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp
lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.
|
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
|
|
Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp,
bài tiết nước tiểu, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh
|
- Nhận biết được các bộ phận chính của các cơ
quan vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh
trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nêu được chức năng của các cơ quan trên qua hoạt
động hằng ngày của bản thân.
|
Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
|
- Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi,
mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Nêu được ích lợi và thực hiện được việc hít
vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Nêu được ích lợi và thực hiện được việc uống đủ
nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.
- Nêu được một số ví dụ về mối quan hệ với gia
đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức
khỏe tinh thần) của mỗi người.
- Thu thập được thông tin về một số thức ăn, đồ uống,
chất, hoạt động có lợi hoặc gây hại đối với một số cơ quan.
- Trình bày và thực hiện được một số việc cần làm
hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan đó.
- Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp
để có được thói quen học tập, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ
giấc.
|
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
|
|
Phương hướng
|
- Kể được bốn phương chính trong không gian theo
quy ước.
- Thực hành xác định được các phương chính dựa
trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn.
|
Một số đặc điểm của Trái Đất
|
- Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán
cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu.
- Trình bày được một vài hoạt động tiêu biểu của
con người ở từng đới khí hậu.
- Tìm và nói được tên các châu lục và các đại
dương trên quả địa cầu. Chỉ được vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
- Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: đồng
bằng, đồi, núi, cao nguyên; sông, hồ; biển, đại dương dựa vào tranh ảnh và
(hoặc) video.
- Xác định được nơi học viên đang sống thuộc dạng
địa hình nào.
|
Trái Đất trong hệ Mặt Trời
|
- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt
Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Chỉ và trình bày được chiều chuyển động của
Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trên sơ đồ và (hoặc) mô hình.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản hiện tượng
ngày và đêm, qua sử dụng mô hình hoặc video.
- Chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh
Trái Đất trên sơ đồ và (hoặc) mô hình.
- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt
Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
|
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
1.1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực
hiện theo các định hướng sau:
- Dạy học gắn với thực tiễn, khai thác những kiến
thức, kinh nghiệm của học viên về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa
học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học viên với môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học viên cách đặt câu hỏi, cách thu thập
thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng
thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
- Tổ chức cho học viên học thông qua quan sát. Đối
tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật
thật, video, môi trường xung quanh. Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở học
viên các kỹ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát
hóa những gì đã quan sát được.
- Tổ chức cho học viên học thông qua trải nghiệm. Học
viên thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề thường gặp; ứng
xử phù hợp với sức khỏe, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo
vệ môi trường sống.
- Tổ chức cho học viên học thông qua tương tác. Học
viên thực hiện các hoạt động thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn,...
để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp
và sự tự tin.
- Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo
dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối
tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
1.2. Định hướng về phương pháp hình thành,
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
- Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất
chủ yếu
Phẩm chất học viên được hình thành, phát triển nhờ
tương tác, trải nghiệm trong các hoạt động học tập đa dạng ở trường và tham gia
các hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực
chung
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực tự
chủ và tự học ở học viên, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như quan sát, đọc
thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ, ... và các câu hỏi hợp
lí, giúp học viên tích cực, chủ động, biết cách học độc lập.
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác ở học viên, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập theo
nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học viên trao đổi chia sẻ thông tin đã thu thập được
hoặc nội dung bài học và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập
chung; tạo điều kiện để học viên nhận xét, góp ý cho các sản phẩm học tập của học
viên khác, nhóm khác.
+ Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo ở học viên, giáo viên thiết kế các tình huống có vấn đề
để tạo điều kiện cho học viên tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề của bài học,
giáo viên sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn, tạo
điều kiện cho học viên vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế
cuộc sống; các câu hỏi mở, bài tập có nhiều cách giải hoặc các nhiệm vụ học tập
đòi hỏi sự sáng tạo; các câu hỏi, nhiệm vụ học tập phân hóa cho các nhóm đối tượng
học viên.
1.3. Định hướng về phương pháp hình thành,
phát triển năng lực khoa học
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực
nhận thức khoa học, giáo viên tạo cho học viên cơ hội huy động những hiểu biết,
kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; tổ chức các hoạt động
trong đó học viên được trình bày hiểu biết của mình, so sánh, phân loại các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, giải thích một số mối quan hệ trong
gia đình, cộng đồng và trong tự nhiên; hệ thống hóa kiến thức, kết nối được kiến
thức mới với hệ thống kiến thức đã có.
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực
tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội để học
viên được đề xuất những câu hỏi, phát hiện vấn đề cần tìm hiểu và tích cực tham
gia giải quyết vấn đề. Chú trọng cho học viên quan sát, đọc tài liệu, thực hiện
điều tra, thực hành để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ trong tự
nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại các dữ liệu từ quan sát, thực
hành; nhận xét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa
các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian.
- Để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người,
xã hội, giáo viên sử dụng những câu hỏi, bài tập đòi hỏi học viên phải vận dụng
các kiến thức, kỹ năng,... đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bối
cảnh, tình huống mới gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức với học viên,...
2. Đánh giá kết quả giáo dục
Đánh giá kết quả giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được
thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình
môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học viên để điều chỉnh hoạt động dạy của
giáo viên và người quản lí, đồng thời khuyến khích học viên phát huy điểm mạnh,
chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất
và năng lực được quy định trong Chương trình. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kỹ
năng, tăng cường đánh giá thái độ của học viên trong học tập; Đặc biệt coi trọng
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế đời sống.
- Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng
kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự
đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên.
- Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức
độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn học sau khi học xong các
chủ đề. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của
giáo viên.
- Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác
nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm
khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá
thông qua quan sát (quan sát học viên thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận
nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,... bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng
kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học viên;...
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích thuật ngữ
Trong văn bản Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội
chỉ giải thích thuật ngữ thể hiện mức độ của các yêu cầu cần đạt với người học.
Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp
thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng dưới đây, đối
tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau
đặt trong ngoặc đơn.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi
thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu
trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù
hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ
|
Động từ mô tả mức
độ
|
Biết
|
Nêu được (công việc của người dân trong cộng đồng
và đóng góp của công việc đó cho xã hội;...); kể được (tên các hoạt động
chính trong lớp học...).
|
Nhận biết được (tên gọi, chức năng các bộ phận
bên ngoài và các giác quan của cơ thể;...); xác định được (các hoạt động vận
động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe; một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có
thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động và cách phòng tránh;...).
|
Hiểu
|
Mô tả được (một số hiện tượng thiên tai;...); vẽ
được (đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy
ra trong gia đình;...),
|
Trình bày được (một số việc cần làm hoặc cần
tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và thần
kinh;...); nêu được ví dụ (về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống
hằng ngày;...).
|
phân loại được (thực vật dựa trên một số tiêu
chí. Ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...).
|
Vận dụng
|
Nhận xét được (sự thay đổi của gia đình theo thời
gian qua một số ví dụ;...); đặt được câu hỏi (về tên, nơi sống của thực vật ở
xung quanh,...).
|
Giải thích được (một cách đơn giản tại sao cần phải
giữ vệ sinh xung quanh nhà;...); thực hiện được (sử dụng trang phục phù hợp với
thời tiết để giữ gìn sức khỏe; một số việc làm để đóng góp cho cộng đồng địa
phương;... ).
|
Đưa ra được (cách xử lí tình huống khi học viên
hoặc người nhà bị ngộ độc; cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định có
cháy xảy ra; nhận xét về những cách ứng xử đó;...); đề xuất (cách sử dụng thực
vật và động vật hợp lí;...).
|
2. Thời lượng thực hiện Chương
trình
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi kì là 65 tiết.
Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho các chủ đề ở mỗi kì như sau:
Chủ đề
|
Kỳ 2
|
Kỳ 3
|
Gia đình
|
15%
|
12%
|
Cộng đồng địa phương
|
20%
|
20%
|
Thực vật và động vật
|
20%
|
17%
|
Con người và sức khỏe
|
22%
|
26%
|
Trái Đất và bầu trời
|
13%
|
15%
|
Đánh giá định kì
|
10%
|
10%
|
3. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học của môn Tự nhiên và Xã hội gồm các
thiết bị dùng để thực hành theo nhóm, cá nhân:
- Quả địa cầu.
- Bộ tranh rời về: các cơ quan vận động, hô hấp,
bài tiết, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.
Ngoài ra, cần khai thác môi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh trong dạy học; kết hợp sử dụng những thiết bị dạy học được cung cấp
với đồ dùng dạy học do giáo viên và học viên tự làm.
MÔN
KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
Chương trình môn Khoa học trang bị cho học viên những
kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất về khoa học, tin học và công nghệ; góp phần củng
cố những phẩm chất, năng lực môn Tự nhiên - Xã hội đã có ở giai đoạn trước;
hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực chung và năng lực cơ bản về
khoa học, tin học và công nghệ phục vụ cho lao động và sản xuất, thích ứng được
với sự phát triển của xã hội; có kiến thức và là năng bảo vệ sức khỏe bản thân
và cộng đồng, tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; tình yêu quê hương, đất
nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kỳ 4
Học xong Kỳ 4 môn Khoa học, học viên xóa mù chữ cần
đạt được một số mục tiêu sau:
- Trình bày được những hiểu biết cơ bản về chất,
năng lượng, vai trò của chất và năng lượng đối với cuộc sống con người và thực,
động vật; sự trao đổi chất và nhu cầu dinh dưỡng của thực vật, động vật; nhu cầu
dinh dưỡng của con người và một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng; ảnh hưởng của
môi trường tự nhiên đến cuộc sống con người, thực và động vật.
- Bước đầu hình thành cho học viên tư duy giải quyết
vấn đề với sự trợ giúp của máy tính; nhận biết được các thành phần cơ bản của
máy tính; biết cách tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; tìm kiếm
và khai thác thông tin trên mạng internet để giải trí, sử dụng phù hợp với nhu
cầu của cuộc sống.
- Nhận biết được vai trò của sản phẩm công nghệ với
cuộc sống, gia đình và xã hội; những sáng chế tác động lớn đến cuộc sống con
người; sử dụng hiệu quả, an toàn sản phẩm công nghệ trong gia đình như đèn, quạt,
máy thu thanh, máy thu hình,..sử dụng phẩm công nghệ đúng, phù hợp và hiệu quả
trong lao động, sản xuất.
2.2. Kỳ 5
Học xong Kỳ 5 môn Khoa học, học viên xóa mù chữ cần
đạt được một số mục tiêu sau:
- Củng cố những hiểu biết cơ bản đã học ở Kỳ 5.
- Nhận biết được vai trò của các dạng năng lượng đối
với cuộc sống con người, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hiểu được sự
sinh sản, lớn lên và phát triển của thực vật, động vật; hiểu được quá trình
sinh sản và phát triển ở người, chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì và biết cách
phòng tránh bị xâm hại tình dục; vai trò của môi trường đất đối với sinh vật và
con người; trình bày được những những tác động của con người đến môi trường.
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng
Internet để phục vụ học tập, giải trí, đáp ứng nhu cầu thông tin trong cuộc sống
hàng ngày, chia sẻ thông tin với người khác; có ý thức tuân thủ quy định về việc
khai thác, sử dụng thông tin mạng; sử dụng được phần mềm tạo dựng văn bản để giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn.
- Trình bày được vai trò của cây xanh, trồng và
chăm sóc một số loại cây cảnh và cây ăn quả; làm được sản phẩm thủ công (hoa lụa,
hoa giấy,...); sử dụng đúng, hiệu quả, an toàn một số sản phẩm công nghệ, thiết
bị điện trong gia đình (điện thoại, tủ lạnh, điều hòa,..); thiết kế được sản phẩm
công nghệ đơn giản và lắp ghép được một số mô hình sản phẩm công nghệ; ứng dụng
quy trình thiết kế sản phẩm công nghệ đơn giản đáp ứng nhu cầu cuộc sống thường
ngày.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Môn Khoa học hình thành
và phát triển ở học viên phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại Chương trình Xóa
mù chữ Tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
đặc thù
Môn Khoa học ở Chương trình Xóa mù chữ hình thành
và phát triển ở học viên các năng lực như: nhận thức về môi trường tự nhiên và
xã hội, tin học và công nghệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn lao động và sản xuất.
Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn
Khoa học được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng
lực
|
Biểu hiện
|
Nhận thức về khoa học tự nhiên, tin học và
công nghệ
|
- Hiểu và trình bày được số sự vật, hiện tượng
đơn giản trong môi trường tự nhiên và xung quanh.
- Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự
nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.
- Có được khả năng về tư duy, thích ứng với việc
sử dụng máy tính và thiết bị số thông minh.
- Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông
tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc trong học tập, lao động và
cuộc sống.
- Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ
trong đời sống gia đình, nhà trường, trình bày được quy trình làm một số sản
phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản.
|
Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh
|
- Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về
sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
- Quan sát, tra cứu các nguồn tư liệu để tìm
thông tin về các sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên.
- Nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt
động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
|
- Giải quyết dược vấn đề, đưa ra cách ứng xử phù
hợp trong các tình huống liên quan đến sức khỏe, đến môi trường tự nhiên, xã
hội, sản xuất và đời sống.
- Sử dụng được máy tính hỗ trợ giải trí và trong
công việc, thông qua đó biết được một số lợi ích mà thiết bị kĩ thuật số có
thể đem lại cho con người.
- Tìm được thông tin trong máy tính và trên
Internet theo hướng dẫn; biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩ thuật của
ICT để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi.
- Sử dụng an toàn và hiệu quả vật dụng trong gia
đình, phục vụ công việc và sinh hoạt.
- Đề xuất ý tưởng, thực hiện được một số hành động
như sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường,..
|
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Mạch nội dung
|
Kỳ 4
|
Kỳ 5
|
Khoa học
|
|
|
- Chất và năng lượng
|
X
|
X
|
- Thực vật và động vật
|
X
|
X
|
- Nấm và vi khuẩn
|
X
|
|
- Con người và sức khỏe
|
X
|
X
|
- Sinh vật và môi trường
|
X
|
X
|
- Chuyên đề tự chọn:
|
|
|
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh lây
truyền qua thực phẩm
|
X
|
|
+ Đa dạng sinh học và cuộc sống
|
X
|
|
+ Phòng chống lạm dụng xâm hại tình dục ở trẻ em
|
|
X
|
+ Bảo vệ môi trường địa phương
|
|
X
|
Tin học
|
|
|
- Máy tính và chúng ta
|
X
|
|
- Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm trên máy tính
|
X
|
|
- Internet và Đạo đức, pháp luật, văn hóa trong
môi trường số
|
|
X
|
- Ứng dụng tin học
|
|
X
|
Công nghệ
|
|
|
- Công nghệ và đời sống
|
X
|
X
|
- Thủ công kĩ thuật
|
X
|
X
|
- Chuyên đề tự chọn:
|
|
|
+ Đồ dùng điện và an toàn điện trong gia đình
|
X
|
|
+ Làm hoa giấy, hoa vải
|
X
|
|
+ Trồng cây ăn quả
|
|
X
|
+ Lắp đặt mạng điện trong nhà
|
|
X
|
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu
cần đạt ở các mức độ
KỲ
4
KHOA HỌC
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Chất và năng lượng
|
10
|
Nước
|
- Nêu được và liên hệ được vai trò của nước với đời
sống con người, trong sản xuất và sinh hoạt; nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn
nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên
hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương.
- Thực hiện được và vận động những người xung
quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.
|
|
Không khí
|
- Trình bày được vai trò của không khí đối với sự
sống.
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí;
- Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu
không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
- Nêu và thực hiện các biện pháp phòng chống ô
nhiễm mùi, khí độc (vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, xả nước thải; xử lí nước
thải...).
|
|
Ánh sáng
|
- Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật
được chiếu sáng.
- Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh
sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích
được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
- Xác định được nguyên nhân có bóng của vật và giải
thích được sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
- Nêu dược vai trò của ánh sáng đối với sự sống;
vận dụng trong thực tế cuộc sống.
- Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; sử
dụng ánh sáng phù hợp phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
|
|
Âm thanh, nhiệt
|
- Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ các vật phát
ra âm thanh đều rung động.
- Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền
qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc
ra xa nguồn âm.
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số
biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.
- Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật
nóng hơn sang vật lạnh hơn để giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh
đi trong tình huống đơn giản.
- Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc
kém để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
|
|
Chủ đề 2: Thực vật và động vật
|
10
|
Nhu cầu sống của thực vật và động vật
|
- Nêu được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển
của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua
các ví dụ thực tiễn hoặc quan sát tranh ảnh, video clip.
- Trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp
chất dinh dưỡng cần cho sự sống.
- Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi khí, nước, chất
khoáng của thực vật với môi trường.
- Đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật cần ánh
sáng, không khí, nước, nhiệt độ và thức ăn để sống và phát triển.
- Trình bày được động vật không tự tổng hợp được
các chất dinh dưỡng, phải sử dụng các chất dinh dưỡng của thực vật và động vật
khác để sống và phát triển.
- Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi khí, nước, thức ăn
của động vật với môi trường.
- Vận dụng kiến thức trong chăm sóc vật nuôi, cây
trồng.
|
|
Chủ đề 3: Nấm và vi khuẩn
|
4
|
Nấm. Nấm có lợi và nấm có hại
|
- Nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc
và nơi sống của một số loại nấm phổ biến.
- Trình bày được lợi ích, tác hại của một số nấm
và sử dụng nấm men có ích trong chế biến thực phẩm.
- Nêu được một số cách bảo quản thực phẩm.
- Kể được tên một số bệnh ở người do vi khuẩn gây
ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.
|
|
Chủ đề 4: Con người và sức khỏe
|
8
|
Dinh dưỡng ở người
|
- Kế được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong
thức ăn và nêu được vai trò của chứng đối với cơ thể.
- Lấy được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp
cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
- Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp
nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
- Lựa chọn được về chế độ ăn uống cân bằng, chế độ
ăn uống phù hợp lứa tuổi.
- Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh dựa
vào sơ đồ tháp dinh dưỡng và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày.
- Nêu được khái niệm về thực phẩm an toàn và lí
do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
- Chỉ ra được một số dấu hiệu để nhận biết thực
phẩm an toàn thông qua vật thật hoặc tranh ảnh, video clip
|
|
Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
|
- Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của
một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
- Thực hiện dược phòng, tránh một số bệnh liên
quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
|
|
Chủ đề 5: Sinh vật và môi trường
|
8
|
Chuỗi thức ăn
|
- Trình bày được mối liên hệ giữa các sinh vật
trong tự nhiên thông qua chuỗi thức ăn.
- Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh vật
này là thức ăn của sinh vật khác trong tự nhiên.
|
|
Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
|
- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật
đối với việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.
- Thực hiện được một số việc làm giữ cân bằng chuỗi
thức ăn trong tự nhiên và vận động gia đình cùng thực hiện.
|
|
Chuyên đề tự chọn
|
|
Chuyên đề 1: vệ sinh an toàn thực phẩm và một
số bệnh lây truyền qua thực phẩm
|
- Nêu được một số kiến thức cơ bản về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của thực phẩm
nhiễm bẩn và ngộ độc thực phẩm.
- Biết cách phòng chống, xử trí khi bị ngộ độc thực
phẩm.
- Biết cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực
phẩm an toàn vệ sinh.
- Trình bày những quy định pháp luật có liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phản đối những hành vi vi phạm pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
|
10 tiết
|
Chuyên đề 2: Đa dạng sinh học với cuộc sống
|
- Nêu được một số khái niệm và nội dung chính của
đa dạng sinh học.
- Trình bày được giá trị đa dạng sinh học đối với
cuộc sống.
- Nêu được thực trạng đa dạng sinh học của Việt
Nam.
- Chỉ ra dược một số nguyên nhân và hậu quả của
suy giảm đa dạng sinh học.
- Kể được một số quy định pháp luật về bảo vệ đa
dạng sinh học.
- Xác định được trách nhiệm của người dân cộng đồng
đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ nguồn đa dạng sinh học của Việt Nam và tại
địa phương.
- Không đồng tình với những hành động làm suy giảm
đa dạng sinh học.
|
10 tiết
|
TIN HỌC
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Máy tính và chúng ta
|
10
|
Khám phá máy tính
|
- Nhận diện và phân biệt được một số dạng máy
tính thường gặp như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện
thoại thông minh cùng các bộ phận cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn
phím, chuột).
- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và
chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện
thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
- Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy
tính, biết vị trí phù hợp của màn hình (với mắt, với nguồn sáng trong
phòng,...).
- Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc
sử dụng máy tính quá lâu. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy
tính.
- Khởi động được máy tính, kích hoạt được một phần
mềm ứng dụng và thoát ra khỏi được hệ thống đang chạy theo đúng cách.
- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không
đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi.
- Sử dụng được chuột và thực hiện được các thao
tác cơ bản đúng cách như: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức
đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
|
|
Phần cứng và phần mềm
|
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần
mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần
mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không
đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy
tính.
|
|
Làm quen với bàn phím và lợi ích của việc gõ bàn
phím đúng cách
|
- Chỉ ra được khu vực chính của bàn phím và nêu
được tên các hàng phím.
- Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím
đúng cách.
- Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ
sở và thực hiện được thao tác gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng
quy định của cách gõ bàn phím.
- Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím số
và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.
- Gõ được đúng cách một đoạn văn bản ngắn khoảng
50 từ.
|
|
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm trên máy
tính
|
10
|
Thông tin và xử lí thông tin
|
- Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò
quan trọng của thông tin thu nhận hàng ngày đối với việc ra quyết định của
con người.
- Nhận biết được trong ví dụ của giáo viên, cái
gì là thông tin và đâu là quyết định.
- Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ,
âm thanh, hình ảnh.
- Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí
là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
- Nêu được ví dụ minh hoạ cho vai trò của máy móc
khi tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã
xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
|
|
Sắp xếp để dễ tìm
|
- Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một
cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.
- Sắp xếp được đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một
số yêu cầu cụ thể.
- Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần
tìm dựa trên sự sắp xếp.
- Biết được có thể biểu diễn một sắp xếp, phân loại
cụ thể bằng sơ đồ hình cây.
|
|
Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy
tính
|
- Nhận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa.
- Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư
mục trong việc lưu các tệp và các thư mục.
- Tìm hiểu được cấu trúc cây của một thư mục để
biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào.
- Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu.
|
|
Tổ chức cây thư mục và tìm tệp lưu trữ trong máy
tính
|
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với thư mục
và tệp: tạo và xóa thư mục, xoá tệp, di chuyển một thư mục hay một tệp vào
trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, đổi tên tệp.
- Nêu được tác hại khi thao tác nhầm, từ đó có ý
thức cẩn thận khi thực hiện những thao tác nêu trên.
- Tạo được các thư mục với cấu trúc cây hợp lí.
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm trên máy tính để
tìm các thư mục và các tệp.
|
|
CÔNG NGHỆ
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống
|
10
|
Tự nhiên và công nghệ
|
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm
công nghệ.
- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ
trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia
đình.
|
|
Sử dụng đèn điện
|
- Nhận biết được một số loại đèn điện thông dụng
trong gia đình.
- Xác định vị trí đặt đèn an toàn, phù hợp.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống
mất an toàn khi sử dụng đèn điện.
|
|
Sử dụng quạt điện
|
- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận
chính của quạt điện.
- Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng.
- Xác định vị trí đặt quạt an toàn, phù hợp.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống
mất an toàn khi sử dụng quạt điện.
|
|
Sử dụng máy thu thanh
|
- Nêu được tác dụng của máy thu thanh.
- Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn
giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh.
- Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một
số chương trình trên đài phát thanh.
- Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng
theo ý muốn.
|
|
Sử dụng máy thu hình
|
- Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti
vi) trong gia đình.
- Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn
giản giữa đài truyền hình và ti vi.
- Kể được tên và nếu được nội dung của một số
kênh truyền hình phổ biến.
- Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn và
khoảng cách hợp lí khi xem ti vi.
- Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của ti
vi theo ý muốn.
|
|
An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
|
- Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống
không an toàn (Ví dụ: các tình huống liên quan đến điện, nhiệt, khói, khí ga,
các đồ vật sắc, nhọn,...) cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình.
- Báo cho người khác biết khi có sự cố, tình huống
mất an toàn xảy ra.
|
|
Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật
|
10
|
Làm đồ trang trí bằng giấy
|
- Lựa chọn được loại giấy phù hợp với yêu cầu
trang trí.
- Sử dụng dược các dụng cụ để làm đồ trang trí
đúng cách, an toàn.
- Làm được một đồ trang trí nhà cửa đơn giản theo
các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
|
|
Làm đồ dùng đơn giản từ chai nhựa
|
- Nêu được ý nghĩa của việc tái chế chai nhựa.
- Lựa chọn được chai nhựa phù hợp với yêu cầu.
- Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ để làm đồ dùng
đúng cách, an toàn.
- Làm được một đồ dùng đơn giản theo các bước cho
trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
|
|
Làm đồ dùng trong gia đình
|
- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ dùng đơn
giản trong gia đình.
- Làm được một đồ dùng đơn giản theo hướng dẫn.
- Tính toán được chi phí cho một đồ dùng đơn giản.
|
|
Chuyên đề tự chọn
|
|
Chuyên đề 1: Đồ dùng điện và an toàn điện
trong gia đình
|
- Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận
chính và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình (Ví dụ: nồi cơm điện,
bếp điện, đèn điện, quạt điện,..).
- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình
đúng cách, tiết kiệm và an toàn.
- Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng,
phù hợp với điều kiện gia đình.
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn
điện.
- Trình bày được một số biện pháp sử dụng điện an
toàn.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu
người bị tai nạn điện.
|
5
|
Chuyên đề 2: Làm hoa giấy hoa vải
|
- Lựa chọn được dụng cụ, vật liệu cần thiết và
phù hợp để làm sản phẩm hoa giấy, hoa vải.
- Làm được một số loại hoa giấy, hoa vải đơn giản.
- Có ý thức thực hiện công việc theo quy trình
công nghệ, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi
làm hoa giấy, hoa vải.
- Yêu thích lao động, kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo
trong công việc.
|
5
|
KỲ
5
KHOA HỌC
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Chất và năng lượng
|
10
|
Đất
|
- Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.
- Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói
mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
- Thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường
đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
- Trồng được một số loại cây phù hợp với loại đất,
làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
|
|
Sự biến đổi của chất
|
- Lấy được một số ví dụ đơn giản về biến đổi hóa
học (ví dụ: đinh gỉ, giấy cháy, than cháy...).
- Trình bày được cách phòng tránh khi bị giẫm phải
đinh gỉ, ngộ độc than...
|
|
Năng lượng
|
- Trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng.
- Sử dụng được một số nguồn năng lượng thông dụng
trong cuộc sống hằng ngày.
|
|
Năng lượng điện, năng lượng chất đốt, năng lượng
mặt trời, và năng lượng gió
|
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện
thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.
- Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật
cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện
và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.
- Nêu được một số nguồn năng lượng chất đốt và
vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất.
- Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt
động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.
- Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng
những hình thức khác nhau) về việc khai thác, sử dụng tiết kiệm các dạng năng
lượng nêu trên.
- Khuyến khích, vận động mọi người sử dụng năng
lượng mặt trời và năng lượng gió.
|
|
Chủ đề 2: Thực vật và động vật
|
10
|
Sinh sản ở thực vật và động vật
|
- Xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có
hoa; phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho), ghi chú
được tên các bộ phận của hoa và các bộ phận của hạt.
- Nêu được vai trò của nhị và nhuỵ trong quá
trình thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả.
- Nêu được các hình thức sinh sản của động vật đẻ
trứng, đẻ con.
|
|
Sự lớn lên và phát triển của thực vật, động vật
|
- Trình bày được số giai đoạn phát triển chính của
cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Trình bày được quá trình phát triển và vòng đời
của một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
|
|
Chủ đề 3: Con người và sức khỏe
|
12
|
Sinh sản và phát triển ở người
|
- Phân biệt được đặc điểm sinh học và đặc điểm xã
hội của nam và nữ; thể hiện được thái độ và thực hiện tôn trọng người cùng giới
và khác giới.
- Sử dụng được sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng,
tinh trùng, sự thụ tinh,...) để trình bày quá trình hình thành cơ thể người.
- Phân biệt được một số giai đoạn phát triển
chính của con người (tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,...).
|
|
Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì
|
- Thực hiện được việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh
cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
- Có ý thức và kĩ năng thực hiện vệ sinh cơ thể,
đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài.
|
|
Chủ đề 4: Sinh vật và môi trường
|
8
|
Vai trò của môi trường đối với sinh vật và con
người
|
- Trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường
đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng
|
|
Tác động của con người đến môi trường
|
- Trình bày được những tác động tiêu cực và những
tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù
hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
|
|
Chuyên đề tự chọn
|
|
Chuyên đề 1: Phòng chống lạm dụng và xâm hại
tình dục ở trẻ em
|
- Nêu được ví dụ về hậu quả của việc lạm dụng và
xâm hại tình dục trẻ em ở địa phương.
- Phân tích được hậu quả của việc lạm dụng xâm hại
tình dục trẻ em.
- Nhận biết dấu hiệu và giúp đỡ trẻ em bị lạm dụng
xâm hại tình dục.
- Nêu lên được một số quy định pháp luật về
phòng, chống lạm dụng xâm hại tình dục trẻ em.
- Phản đối, tố cáo và ngăn cản hành vi lạm dụng
xâm hại tình dục trẻ em.
- Có ý thức cảnh giác và bảo vệ trẻ em tránh bị lạm
dụng xâm hại tình dục.
- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, và cộng
đồng có ý thức cảnh giác và bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng xâm hại tình dục.
|
10 tiết
|
Chuyên đề 2: Bảo vệ môi trường cộng đồng
|
- Nêu được vai trò của môi trường đối với cuộc sống.
- Tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của
cộng đồng.
- Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường khi tổ
chức và tham gia các sinh hoạt chung.
- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền cho cộng đồng
bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động tập thể.
- Có thái độ phê phán những hành động phá hoại
môi trường khi tham gia hoạt động tập thể.
- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, và cộng
đồng có ý thức bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
|
10 tiết
|
TIN HỌC
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Internet và Đạo đức, pháp luật, văn
hóa trong môi trường số
|
10
|
Xem tin và giải trí trên trang web
|
- Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải
trí có thể xem được trên trang web.
- Nêu được ví dụ những thông tin nào có thể tìm
thấy trên Internet.
- Biết được những thông tin nào trên Internet phù
hợp với từng đối tượng khác nhau.
|
|
Thông tin trên trang web
|
- Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin
chính trên trang web: văn bản, hình ảnh, âm thanh, siêu văn bản.
- Giải thích được sơ lược tác hại khi cố tình
truy cập vào những trang web không nên xem.
|
|
Tìm kiếm thông tin trên Internet
|
- Xác định được chủ đề (từ khoá) của thông tin cần
tìm.
- Dùng máy tìm kiếm để tìm thông tin theo chủ đề
(từ khoá).
- Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên
Internet.
|
|
Tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề
|
- Giải thích được sự cần thiết, tầm quan trọng của
việc thu thập và tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập, lao động
và trong cuộc sống hàng ngày.
- Tìm kiếm và chọn được thông tin trên Internet
phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
- Hợp tác, chia sẻ được thông tin với các học
viên trong nhóm để hoàn thành công việc được giao.
|
|
Sử dụng thông tin cá nhân trong môi trường số một
cách phù hợp
|
- Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể
được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.
- Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình
khi giao tiếp qua máy tính; biết được việc người xấu có thể lợi dụng những
thông tin này gây hại cho bản thân và gia đình.
|
|
Bản quyền sử dụng phần mềm
|
- Nêu được một số ví dụ cụ thể về phần mềm miễn
phí và phần mềm không miễn phí.
- Có ý thức chỉ được sử dụng phần mềm có bản quyền
khi được phép.
|
|
Bản quyền nội dung thông tin
|
- Nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn
đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin.
- Tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung
thông tin.
- Không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối
trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của người khác
khi chưa được sự đồng ý,...
|
|
Chủ đề 2: Ứng dụng tin học
|
10
|
Tập soạn thảo văn bản
|
- Nhận biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo
văn bản và kích hoạt được bằng chuột.
- Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa,
có dấu và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu.
- Đưa được hình ảnh vào văn bản.
- Chỉnh sửa được văn bản với các thao tác chọn,
xóa, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản.
- Mở được tệp có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.
|
|
Thực hành soạn thảo văn bản
|
- Thực hiện thành thạo các thao tác chọn, xóa,
sao chép, di chuyển một đoạn văn bản.
- Định dạng được kí tự để trình bày văn bản đẹp
hơn: chọn kiểu, kích thước, màu sắc cho chữ.
- Đưa được hình ảnh vào trong văn bản một cách
thành thạo.
|
|
Ứng dụng của máy tính trong giải trí, học tập và
lao động
|
- Nêu được ví dụ máy tính giúp con người trong
các hoạt động giải trí, học tập và lao động.
- Có ý thức học sử dụng máy tính thành thạo để
làm được nhiều việc hơn.
|
|
CÔNG NGHỆ
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
Số tiết
|
Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống
|
10
|
Hoa và cây cảnh trong đời sống
|
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời
sống.
- Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ
biến.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ
hoa, cây cảnh.
|
|
Trồng hoa và cây cảnh trong chậu
|
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng
hoa và cây cảnh.
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa
và cây cảnh trong chậu
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng
cây con trong chậu.
- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc một
số loại hoa và cây cảnh phổ biến.
- Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh
trong chậu
|
|
Tìm hiểu thiết kế
|
- Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần
phải thiết kế.
- Kể được tên các công việc chính khi thiết kế.
- Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản
phẩm công nghệ đơn giản.
- Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật
đơn giản theo hướng dẫn
|
|
Sử dụng điện thoại
|
- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết
được các bộ phận cơ bản của điện thoại;
- Nhận biết được các biểu tượng thể hiện trạng
thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
- Ghi nhớ, thực hiện được cuộc gọi tới các số điện
thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
và phù hợp với quy tắc giao tiếp
- Sử dụng các ứng dụng cần thiết trên điện thoại
thông minh (nếu có)
|
|
Sử dụng tủ lạnh
|
- Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia
đình.
- Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác
nhau trong tủ lạnh.
- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm
trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
- Nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ
lạnh trong quá trình sử dụng.
|
|
Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật
|
10
|
Làm đồ chơi dân gian
|
- Nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân
gian.
- Làm được đồ chơi dân gian theo hướng dẫn.
- Tính toán chi phí cho một đồ chơi dân gian tự
làm.
|
|
Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin
|
- Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp
ghép mô hình xe điện chạy bằng pin.
- Lắp ráp, vận hành được được mô hình xe điện chạy
bằng pin.
|
|
Lắp ráp mô hình máy phát điện gió
|
- Mô tả được cách tạo ra điện từ gió.
- Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của
mô hình máy phát điện gió.
- Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió.
- Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc
độ gió khác nhau.
|
|
Lắp ráp mô hình điện mặt trời
|
- Mô tả được cách tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời.
- Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của
mô hình điện dùng năng lượng mặt trời.
- Lắp ráp được mô hình điện mặt trời.
- Kiểm tra được hoạt động của mô hình với những độ
sáng mặt trời khác nhau.
|
|
Chuyên đề tự chọn
|
|
Chuyên đề 1: Trồng cây ăn quả
|
- Nêu được tên các loại cây ăn quả thường trồng
nhiều ở địa phương.
- Phân tích được đặc điểm và điều kiện sống của một
số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.
- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc và kĩ thuật
tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả phổ
biến.
- Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính một
số loại cây ăn quả phổ biến.
- Trồng và chăm sóc một loại cây ăn quả.
- Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi
trồng cây ăn quả.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
|
5
|
Chuyên đề 2: Lắp đặt mạng điện trong nhà
|
- Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ
thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.
- Thiết kế được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt
mạng điện trong nhà.
- Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp
cho mạng điện trong nhà.
- Lắp đặt được mạng điện trong nhà theo thiết kế.
- Kiểm tra, thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng
yêu cầu, an toàn.
- Tính toán được chi phí cho một mạng điện đơn giản
trong nhà.
- Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm
túc, trách nhiệm trong công việc.
|
5
|
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Phương pháp giáo dục
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm.
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu
hỏi phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai
thác các nguồn tư liệu bổ trợ.
- Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết,
kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học
viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết
trình, đàm thoại,..) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận,
đóng vai, dự án,...).
- Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học
trong đó chú trọng các loại hình: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, bản đồ, sơ đồ,
các bản thống kê, so sánh,..; phim video.
- Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những
tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và
sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải
quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
4.2. Đánh giá kết quả giáo dục
- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình của
học viên để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản
lí.
- Phương châm đánh giá là khuyến khích được sự say
mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn học, giúp học
viên tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập, rèn luyện.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất
và năng lực được quy định trong Chương trình xóa mù chữ và chương trình môn
Khoa học xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức học viên đã học để
giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống, lao động.
- Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định
kì; giữa đánh giá định tính và định lượng. Đặc biệt với đối tượng học viên xóa
mù chữ cần coi trọng đánh giá sản phẩm.
- Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánh
giá thông qua bài viết, cuối mỗi kỳ có 01 bài kiểm tra đánh giá cuối kỳ để xác
nhận đã hoàn thành nội dung học tập của kỳ.
V. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích từ và thuật ngữ
Chương trình Xóa mù chữ môn Khoa học sử dụng một số
động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học viên. Động từ được sử dụng ở
các mức độ khác nhau nhằm thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể
cần thực hiện. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động,
trong ngoặc là ví dụ minh họa. Trong quá trình dạy học, tổ chức thảo luận kiểm
tra đánh giá, cán bộ, giáo viên dạy xóa mù chữ có thể dùng những động từ nêu
trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù
hợp với tình huống sư phạm, đối tượng và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ
|
Động từ mô tả mức
độ
|
Biết
|
- Nêu được (nêu được một số tính chất của nước;...);
- Kể được (kể được tên một số kênh truyền hình và
nội dung phổ biến;...).
- Xác định được (xác định được cơ quan sinh sản của
thực vật có hoa;...).
- Trình bày được (trình bày được đặc điểm của một
số loại chậu trồng hoa và cây cảnh; vai trò của điện thoại;...)
- Chỉ ra
- Liệt kê
|
Hiểu
|
- Mô tả được (cấu tạo và hoạt động của mạch điện
thắp sáng đơn giản;...);
- Vẽ được (sơ đồ và ghi chú “Vòng tuần hoàn của
nước trong tự nhiên”;...).
- Trình bày được (được đặc điểm của một số loại
chậu trồng hoa và cây cảnh; vai trò của điện thoại;...)
- So sánh được (so sánh được một số đặc điểm của
chất khi tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí;...);
- Phân biệt được (hoa đơn tính và hoa lưỡng tính;
đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ;...).
|
Vận dụng
|
- Nhận xét được (bữa ăn có cân bằng, lành mạnh
không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa
ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường;...);
- Giải thích được (nguyên nhân gây ra ô nhiễm
không khí; sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy
thì;...);
- Vận dụng được (kiến thức về tính chất cho ánh
sáng truyền qua của các vật để giải thích một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng
thực tế; kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc
làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần
phải làm công việc đó;...);
- Thực hiện được (và vận động những người xung
quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm;...).
- Đưa ra được (giải pháp cho một số tình huống cần
làm vật nóng lên hay lạnh đi; yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có
nguy cơ bị xâm hại;...);
- Đề xuất được (phương án thí nghiệm để xác định
vật dẫn điện, vật cách điện;...);
- Xây dựng được (nội dung và sử dụng cách trình
bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hoà
hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương;...)
|
2. Thời lượng môn học
Thời lượng thực hiện chương trình môn Khoa học là
200 tiết, chia thành 2 kỳ (kỳ 4 là 100 tiết, kỳ 5 100 tiết). Ước lượng số tiết
dành cho mỗi kỳ và mỗi mạch nội dung như sau:
Mạch nội dung
|
Kỳ IV (100 tiết)
|
Kỳ V (100 tiết)
|
Ghi chú (gợi ý
số tiết)
|
Khoa học
|
50
|
50
|
|
- Chất và năng lượng
|
10
|
10
|
|
- Thực vật và động vật
|
10
|
10
|
|
- Nấm và vi khuẩn
|
4
|
|
|
- Con người và sức khỏe
|
8
|
12
|
|
- Sinh vật và môi trường
|
8
|
8
|
|
- Chuyên đề tự chọn:
|
|
|
|
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh lây
truyền qua thực phẩm
|
10
|
|
Chọn 1 trong 2 chuyên đề
|
+ Đa dạng sinh học và cuộc sống
|
10
|
|
+ Phòng chống lạm dụng xâm hại tình dục ở trẻ em
|
|
10
|
Chọn 1 trong 2 chuyên đề
|
+ Bảo vệ môi trường địa phương
|
|
10
|
Tin học
|
20
|
20
|
|
- Máy tính và chúng ta
|
10
|
|
|
- Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm trên máy tính
|
10
|
|
|
- Internet và Đạo đức, pháp luật, văn hóa trong
môi trường số
|
|
10
|
|
- Ứng dụng tin học
|
|
10
|
|
Công nghệ
|
25
|
25
|
|
- Công nghệ và đời sống
|
10
|
10
|
|
- Thủ công kĩ thuật
|
10
|
10
|
|
- Chuyên đề tự chọn:
|
|
|
|
+ Đồ dùng điện và an toàn điện trong gia đình
|
5
|
|
Chọn 1 trong 2 chuyên đề
|
+ Làm hoa giấy, hoa vải
|
5
|
|
+ Trồng cây ăn quả
|
|
5
|
Chọn 1 trong 2 chuyên đề
|
+ Lắp đặt mạng điện trong nhà
|
|
5
|
Đánh giá định kỳ
|
5
|
5
|
|
3. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học tối thiểu môn Khoa học:
- Mô hình, hiện vật, tranh ảnh,..;
- Bản đồ, lược đồ; Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
- Máy tính, phần mềm ứng dụng;
- Các thiết bị dạy học;
- Phim video, mô phỏng;
- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự
nhiên;
- Một số dụng cụ thực hành;
- ….
MÔN
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Mục tiêu chung
Môn Lịch sử và Địa lí Chương trình Xóa mù chữ hình
thành, phát triển ở học viên năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận
thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học; thông qua đó hình thành, phát triển những kĩ năng lao động cần
thiết trong cuộc sống.
Môn Lịch sử và Địa lí giúp học viên khám phá thế giới
tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên
nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển
các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc
gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng
đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ
và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình Xóa mù chữ trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi về
tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử - văn hóa của các vùng miền
trên đất nước; những quốc gia đầu tiên; những sự kiện lịch sử tiêu biểu lịch sử
dân tộc; những nét khái quát về đất nước và con người Việt Nam; khái quát một số
vấn đề về lịch sử và địa lí của một số quốc gia láng giềng: Trung Quốc, Lào,
Campuchia; một số chuyên đề hành dụng.
2.2. Nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện
lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian phạm vi
mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội từ lịch sử, địa lí của
vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của một số nước láng giềng. Từ
những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về
đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa
lí. Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét
tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc
sống hiện tại; cũng như góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống
hiện tại.
2.3. Môn Lịch sử và Địa lí góp phần bồi dưỡng lòng
tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ
gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn
hoá giữa các quốc gia và dân tộc.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử và Địa lí Chương trình Xóa mù chữ góp
phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học
viên theo các mức độ phù hợp với môn học đã được quy định tại Chương trình Xóa
mù chữ tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
đặc thù
Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển năng
lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần:
nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày
trong bảng sau:
Thành phần năng
lực
|
Biểu hiện
|
NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
|
- Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí,
sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời
gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam.
- Trình bày được một số nét chính về lịch sử và địa
lí vùng miền, đất nước.
- Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng
và bảo vệ tự nhiên.
- Trình bày và mô tả được một số nét chính về lịch
sử và địa lí của vùng miền, đất nước.
|
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
|
- Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông
tin tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí;
- Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược
đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện
lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện,
nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...
- So sánh, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên,
dân cư, lịch sử, văn hóa ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên
nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự
nhiên.
- Biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân
cư,... ở mức đơn giản.
|
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
|
- Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm
vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến
trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.
|
ĐÃ HỌC
|
- Sử dụng được biểu đồ, số liệu...để nhận xét về
một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí
- Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học
để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật
lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.
- Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số
hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử, văn hóa,...
|
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Mạch nội dung
|
Chủ đề
|
Kỳ 4
|
Kỳ 5
|
CÁC VÙNG MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
|
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Thiên nhiên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương
|
x
|
|
Đồng bằng Bắc Bộ
Thiên nhiên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá
Thăng Long - Hà Nội
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
|
x
|
|
Duyên hải miền Trung
Thiên nhiên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa
Cố đô Huế
|
x
|
|
Tây Nguyên
Thiên nhiên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
|
|
x
|
|
Nam Bộ
Thiên nhiên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá
Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
x
|
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
|
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính
|
|
x
|
Thiên nhiên Việt Nam
|
|
x
|
Biển, đảo Việt Nam
|
|
x
|
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
|
|
x
|
MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT
NAM
|
Các quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, Champa
|
x
|
|
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
|
|
|
Đấu tranh giành độc lập thời kỳ Bắc thuộc
|
x
|
|
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
|
x
|
|
Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông -
Nguyên
|
x
|
|
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Lê
|
x
|
|
Triều Nguyễn
|
x
|
|
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
|
|
x
|
Cách mạng tháng Tám năm 1945
|
|
x
|
Chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954
|
|
X
|
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
|
|
X
|
Các nước láng giềng
|
Các nước láng giềng: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa (Trung Quốc); Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Vương quốc Campuchia.
|
|
X
|
Các chuyên đề hành dụng
|
Thiên nhiên và con người tại địa phương.
Bảo vệ môi trường tại địa phương.
Tìm hiểu một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong
lịch sử dân tộc
|
|
x
|
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu
cần đạt ở các lớp
KỲ
4
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
CÁC VÙNG MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
|
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
|
Thiên nhiên
|
- Xác định được vị trí địa lí và một số địa danh
tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu,...) của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, trình bày được một
trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, hoặc sông ngòi, hoặc khí hậu...)
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa
hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ.
|
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hóa
|
- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được một số cách thức khai thác tự nhiên
(ví dụ: làm ruộng bậc thang, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, xây dựng
công trình thủy lợi, khai thác khoáng sản...).
- Mô tả được một số lễ hội văn hóa của các dân tộc
ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (ví dụ: lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xoè
Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao,...).
|
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương
|
- Trình bày được những nét sơ lược về Đền Hùng và
Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương.
|
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
|
Thiên nhiên
|
- Xác định được vị trí địa lí của vùng đồng bằng
Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một
trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất đai, sông
ngòi,...) của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu được một số thuận lợi và khó khăn của địa
hình, sông ngòi đối với sản xuất và đời sống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
|
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hoá
|
- Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự
phân bố dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố
dân cư.
- Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống
(trồng lúa nước, nghề thủ công,...) ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
|
Thăng Long - Hà Nội
|
- Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long - Hà
Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Kể được câu chuyện lịch sử về sự tích Hồ Gươm,
Hoàng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.
- Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí,
nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng
của Việt Nam.
|
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
|
- Kể tên một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn
Các, nhà bia tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và nhận xét được truyền thống hiếu
học của dân tộc Việt Nam.
|
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
|
Thiên nhiên
|
- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa
lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã,
đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,...) của vùng duyên hải miền
Trung.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình
bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông
ngòi,...) của vùng duyên hải miền Trung.
- Nêu được một số tác động của môi trường thiên
nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
|
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hóa
|
- Nêu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng
duyên hải miền Trung (làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển,
giao thông đường biển,...).
- Trình bày được một số điểm nổi bật về văn hóa của
vùng duyên hải miền Trung.
|
Cố đô Huế
|
- Mô tả được vẻ đẹp của cố đô Huế qua hình ảnh
sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu như: Kinh thành Huế, Chùa
Thiên Mụ...
|
MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT
NAM
|
CÁC QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
|
Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, Champa
|
- Trình bày được sự ra đời của quốc gia Văn Lang,
Âu Lạc, Phù Nam; kể được tên một số đền tháp Champa còn lại cho đến ngày nay.
- Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết
lịch sử về Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần...mô tả
được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc.
|
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
|
Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
|
- Kể lại được một số câu chuyện về khởi nghĩa Hai
Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
|
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
|
- Kể lại được sự kiện Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa
Lư ra Thăng Long.
|
Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên
|
- Trình bày cuộc kháng chiến của nhà Trần chống
quân Mông - Nguyên thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ:
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn....).
|
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê
|
- Nêu một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn
thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ; Lê Lợi; Nguyễn
Trãi, Lê Lai...).
- Kể lại được chiến thắng Chi Lăng có sử dụng tư
liệu lịch sử: câu chuyện về ải Chi Lăng, Liễu Thăng lược đồ, tranh ảnh....
- Trình bày những nét chính về lịch sử Việt Nam
thời Hậu Lê thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: Vua
Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sỹ Liên...).
|
Triều Nguyễn
|
- Kể được kinh đô của triều Nguyễn và nêu được những
đóng góp của nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
|
KỲ
5
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt
|
CÁC VÙNG MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
|
TÂY NGUYÊN
|
Thiên nhiên
|
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây
Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, mô tả được một
trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai, khí hậu, rừng,...)
của vùng Tây Nguyên.
- Nêu được một số ảnh hưởng của đặc điểm thiên
nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
|
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hóa
|
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu
ở vùng Tây Nguyên (ví dụ: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển
thủy điện,...).
- Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân
tộc ở vùng Tây Nguyên.
|
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
|
Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng
Tây Nguyên.
|
NAM BỘ
|
Thiên nhiên
|
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một
số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đo hoặc bản đồ, mô tả được một
trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông
ngòi,...) ở vùng Nam Bộ.
- Nêu được một số ảnh hưởng của đặc điểm thiên
nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
|
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hóa
|
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.
- Trình bày được một số hoạt động sản xuất của
người dân ở vùng Nam Bộ (ví dụ: sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản,...).
- Mô tả được sự chung sống hài hòa với thiên
nhiên của người dân thông qua một số nét văn hóa tiêu biểu (ví dụ: nhà ở, chợ
nổi, vận tải đường sông,...).
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
- Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ
Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được một số sự kiện lịch sử có liên
quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện
lịch sử, như: chuyện về bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước,..
- Sử dụng tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của
Việt Nam.
|
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
|
VỊ trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính
|
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản
đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối
với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của
Việt Nam.
- Liệt kê được số lượng đơn vị hành chính của Việt
Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
|
Thiên nhiên Việt Nam
|
- Trình bày được một số đặc điểm của một trong những
thành phần của thiên nhiên Việt Nam (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất,
rừng,...).
- Nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối
với sự phát triển kinh tế.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
|
Biển, đảo Việt Nam
|
- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một
số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
|
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
|
- Nêu được số dân và so sánh được quy mô dân số
Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Nhận xét được sự gia tăng dân số và nêu được một
số hậu quả do gia tăng dân số nhanh, có sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ hoặc
bảng số liệu.
- Kể được tên một số dân tộc ở Việt Nam.
|
MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT
NAM
|
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
|
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930
|
- Kể được sự kiện thành lập Đảng ngày 3/2/1930 và
vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập Đảng.
- Trình bày ý nghĩa của việc Đảng ta ra đời đối với
sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
|
Cách mạng tháng Tám năm 1945
|
- Trình bày sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.
- Nêu được ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945
và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
|
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
|
- Chỉ được vị trí của Điện Biên Phủ trên bản đồ
và trình bày về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử
(lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt
sống tướng De Castries,...).
- Kể lại được một số câu chuyện về một số anh
hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh
Diện, Bế Văn Đàn,...).
|
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
|
- Trình bày được diễn biến chính của chiến dịch Hồ
Chí Minh năm 1975, có sử dụng lược đồ, tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu chuyện
- Kể lại được một số câu chuyện về chiến dịch Hồ
Chí Minh năm 1975 (tiến vào Dinh Độc lập....).
- Nêu được ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử và sự thống nhất đất nước.
|
THẾ GIỚI
|
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
|
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
|
- Trình bày được vị trí địa lí của Trung Quốc
trên bản đồ.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự
nhiên và cư dân và văn hóa của Trung Quốc.
|
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
|
- Trình bày được vị trí địa lí của Lào trên bản đồ.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự
nhiên và cư dân và văn hóa của nước Lào.
|
Vương quốc Campuchia
|
- Trình bày được vị trí địa lí của Campuchía trên
bản đồ.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự
nhiên và cư dân và văn hóa của Campuchia.
|
CÁC CHUYÊN ĐỀ
HÀNH DỤNG
Chuyên đề
|
Yêu cầu cần đạt
|
Thiên nhiên và con người tại địa phương
|
- Trình bày ảnh hưởng của một số thành phần của
thiên nhiên (địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất,...) đối với đời sống và hoạt
động sản xuất của con người tại địa phương.
- Liệt kê được các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp
với đặc điểm thiên nhiên tại địa phương.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên
tại địa phương.
|
Bảo vệ môi trường tại địa phương
|
- Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với
cuộc sống con người.
- Liệt kê và trình bày được một số vấn đề môi trường
(ví dụ: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
môi trường,...) ở Việt Nam. Liên hệ thực tế tại địa phương.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường
và phòng chống thiên tai tại địa phương.
|
Tìm hiểu một số nhân vật lịch sử tiêu biểu
trong lịch sử dân tộc
|
- Kể được tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của
dân tộc Việt Nam.
- Sưu tầm tranh, ảnh, các tư liệu lịch sử để
trình bày về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của một số nhân vật
lịch sử tiêu biểu.
|
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Định hướng chung
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm.
- GV đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi
phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác
các nguồn tư liệu bổ trợ.
- Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết,
kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học
viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết
trình, đàm thoại,...) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận,
đóng vai, dự án,...).
- Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học
trong đó chú trọng các loại hình: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, bản đồ, sơ đồ,
các bản thống kê, so sánh,...; phim video.
- Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những
tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và
sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải
quyết vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
2. Phương pháp hình thành,
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
2.1. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập,
giáo viên giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu như:
yêu quý thiên nhiên, thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung
quanh, yêu quý cộng đồng, yêu quê hương, quý trọng lịch sử và văn hóa dân tộc
Việt Nam, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên
thế giới.
2.2. Giáo viên tổ chức cho học viên thực hiện các
hoạt động học tập nhằm góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung đã
được xác định trong Chương trình tổng thể, cụ thể:
- Đối với năng lực tự chủ và tự học: Khuyến khích
và tạo điều kiện cho học viên tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công
khi học tập, tham quan; biết đặt ra các câu hỏi đơn giản, tự tìm kiếm và phân
tích nguồn thông tin, trả lời câu hỏi về lịch sử và địa lí.
- Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác: Khuyến
khích và hướng dẫn học viên diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, tự tin khi đưa ra
ý kiến, trao đổi, thảo luận khi có các quan điểm khác nhau; làm việc theo nhóm,
chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của người khác, cùng nhau xây dựng ý tưởng
trong quá hình học tập các vấn đề về lịch sử và địa lí.
- Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Khuyến khích và hướng dẫn học viên phát hiện một số vấn đề trong cuộc song xung
quanh, đặt câu hỏi, tìm thông tin, thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp,
giải thích, so sánh,... trong giải quyết vấn đề; đưa ra ý kiến, nhận xét, bình
luận theo các cách khác nhau về các vấn đề địa lí và lịch sử trong cuộc sống
xung quanh.
3. Phương pháp hình thành và
phát triển năng lực đặc thù
Môn Lịch sử và Địa lí chú trọng tổ chức các hoạt động
dạy học để giúp học viên tự tìm hiểu, tự khám phá; tăng cường phối hợp tự học với
học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, làm dự án nghiên cứu; đa dạng hoá các
hình thức tổ chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động xã hội;
tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học viên thực hành, trải nghiệm, tiếp xúc
với thực tiễn để tìm kiếm, thu thập thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trong dạy học lịch sử, chú trọng lối kể chuyện, dẫn
chuyện. Giáo viên giúp cho học viên làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử
dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới thông qua việc kết hợp giữa kiến thức lịch
sử cơ bản và các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học viên bước đầu nhận thức về
khái niệm thời gian, không gian; đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện,
nhân vật lịch sử;... Đối với địa lí, dạy học gắn liền với việc khai thác kiến
thức từ các nguồn tư liệu lược đồ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú
trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên như: thảo luận, đóng vai, làm
dự án nghiên cứu,... nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết
khám phá của học viên đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành
năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Rèn luyện cho học viên biết cách sử dụng sách giáo
khoa và các tài liệu học tập; phương pháp dạy học phù hợp theo định hướng phát
triển năng lực người học, phát huy tính tích cực, chủ động và kiến thức, trải
nghiệm vốn có của người học, tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc trưng bộ
môn và đặc điểm của người học. Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương, giáo
viên tổ chức các hoạt động dạy học ở ngoài lớp học như gặp gỡ các cá nhân, tập
thể đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử, các hoạt động xã hội; tham
quan các cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa, triển lãm, bảo tàng;..
V. ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và
sự tiến bộ của học viên để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy,
hoạt động quản lí.
2. Phương châm đánh giá là khuyến khích được sự say
mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn học, giúp học
viên tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập.
3. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm
chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn
Lịch sử và Địa lí; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên
trong những tình huống cụ thể.
4. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, cần tăng
cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của học viên trong học
tập; chú trọng xem xét sự hiểu biết của học viên về lịch sử, địa lí của địa
phương, vùng miền, đất nước; hiểu biết bước đầu về thế giới và khả năng vận dụng
những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm hiểu môi trường xung quanh, vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống.
5. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định
kì; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự
đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên.
6. Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánh
giá thông qua bài viết: 01 bài kiểm tra định kì.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích thuật ngữ
Chương trình xóa mù chữ môn Lịch sử và Địa lí sử dụng
các động từ hành động để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của
học viên. Một số động từ được sử dụng lặp lại ở các mức độ khác nhau, nhưng
trong mỗi trường hợp thể hiện đối tượng, độ phức tạp và độ khó khác nhau. Trong
bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, độ phức tạp và độ khó của mỗi hành động được
chỉ dẫn bằng các từ ngữ đặt trong ngoặc đơn. Khi ra đề kiểm tra, giáo viên có
thể thay thế các động từ trong bảng tổng hợp bằng động từ có nghĩa tương đương
cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Mức độ
|
Động từ mô tả mức
độ
|
Biết
|
- Xác định được (vị trí địa lí của vùng miền, quốc
gia, châu lục; vị trí một số đối tượng địa lí, địa điểm lịch sử trên bản đồ,
lược đồ).
|
Hiểu
|
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của đối tượng địa
lí, sự phân bố đối tượng địa lí; diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá
trình lịch sử (từ đơn giản đến phức tạp).
- Mô tả được (đặc điểm cơ bản của địa hình, khí hậu,
sông ngòi, một số nét văn hóa, hoạt động sản xuất,...; một số nét cơ bản về sự
kiện, nhân vật lịch sử, di tích lịch sử, lễ hội,...).
- Sử dụng bản đồ, lược đồ, các thông tin trên biểu
đồ nêu được một số thông tin địa lí, sự kiện lịch sử,...
|
- Trình bày được (ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc
điểm tự nhiên, sự thích ứng của con người với thiên nhiên, một số khó khăn do
thiên nhiên gây ra; ý nghĩa của một sự kiện, hiện tượng lịch sử, địa lí; mối
quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí).
|
- Nêu được (tác động của tự nhiên đến sản xuất và
đời sống của con người; ý nghĩa của sự kiện lịch sử, vai trò của một nhân vật
lịch sử; nhận xét của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử
trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử,...).
|
Vận dụng
|
- Tìm hiểu được, khám phá được (một hiện tượng địa
lí, lịch sử thông qua tài liệu và tham quan, khảo sát); đặt được câu hỏi (về
một vấn đề); liên hệ được (thực tế địa phương).
|
- Đưa ra được (một số biện pháp phòng tránh thiên
tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở một vùng cụ thể).
- Vận dụng được (điều đã học) vào trường hợp cụ
thể, hoàn cảnh cụ thể.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản (giải pháp).
|
2. Thời lượng thực hiện
chương trình
Thời gian dành cho mỗi lớp học là 55 tiết/kỳ. Kỳ 5
có 10 tiết chuyên đề hành dụng, lựa chọn 2 trong 3 chuyên đề để học bắt buộc.
Các mạch nội dung “Các vùng miền trên đất nước Việt Nam” và “Một số sự kiện
tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam” được tổ chức dạy học trong kỳ 4 và kỳ 5.
Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung được
trình bày trong bảng sau:
Mạch nội dung
|
Chủ đề
|
Kỳ 4 (Số tiết)
|
Kỳ 5 (Số tiết)
|
Các vùng miền trên đất nước Việt Nam
|
Trung du và miền núi Bắc Bộ
|
8
|
|
Đồng bằng Bắc Bộ
|
10
|
|
Duyên hải miền Trung
|
8
|
|
Tây Nguyên
|
|
8
|
Nam Bộ
|
|
9
|
Đất nước và con người Việt Nam
|
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính
Thiên nhiên Việt Nam
Biển, đảo Việt Nam
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
|
8
|
|
Một số sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt
Nam
|
Các quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, Champa
|
6
|
|
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
Đấu tranh giành độc lập thời kỳ Bắc thuộc
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông -
Nguyên
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê
Triều Nguyễn
|
13
|
|
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
|
|
15
|
Thế giới
|
Các nước láng giềng: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa (Trung Quốc); Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Vương quốc Campuchia.
|
|
10
|
Các chuyên đề hành dụng
|
Thiên nhiên và con người
Bảo vệ môi trường tại địa phương
Các nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam
|
|
10
|
Kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ
|
|
2
|
2
|
Tổng cộng
|
|
55
|
55
|
3. Thiết bị dạy học
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí
bao gồm:
- Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng
ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Bản đồ, lược đồ;
- Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
- Phim video;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu;
- Phần mềm dạy học (nghiên cứu và từng bước sử dụng
rộng rãi).
Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí là các nguồn
tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục,
không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức
các hoạt động học tập tự tìm tòi tri thức lịch sử, địa lí của học viên một cách
tích cực, sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện cho học viên làm việc trực tiếp với
các thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho học viên tiếp xúc nhiều hơn với
các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của
mình nhiều hơn.
Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT về Chương trình Xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26/11/2021 về Chương trình Xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
15.832
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|