BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2020/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 08 năm 2020
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo
dục thường xuyên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đánh giá,
xếp loại Đơn vị học tập, bao gồm: tiêu chí, quy trình, tổ chức thực hiện đánh
giá, xếp loại Đơn vị học tập.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ
quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động,
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu
chiến binh cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh); cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị
ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); cơ quan
chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cấp huyện
(sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
cấp huyện) và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ sau đây
được hiểu như sau:
1. Đơn vị học tập là các cơ
quan, đoàn thể mà trong đó mọi người được tạo điều kiện thuận lợi và có nhu cầu
tự học, học tập thường xuyên, học cách học cùng nhau nhằm mở rộng hiểu biết
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Công dân học tập là công chức,
viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là thành viên) trong cơ quan tham
mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy,
thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội cấp huyện (sau đây gọi chung là đơn vị), có ý thức tích cực, tự giác học
tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng thích ứng
với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại.
3. Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập
là các nội dung, yêu cầu được thiết lập để đánh giá việc triển khai học tập suốt
đời của các đơn vị và đánh giá năng lực, phẩm chất của công chức, viên chức,
người lao động trong xã hội học tập.
Điều 3. Mục đích
1. Tạo cơ hội và điều kiện cho thành
viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu
hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô
hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập.
2. Cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch
thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng,
hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị.
3. Là căn cứ để xem xét đánh giá kết
quả công tác hằng năm của đơn vị và các thành viên trong đơn vị.
Điều 4. Nguyên tắc
đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập
1. Đề cao trách nhiệm tự đánh giá, xếp
loại của các đơn vị và trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, xếp loại của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư này.
2. Đảm bảo nguyên tắc công khai, công
bằng, minh bạch, khách quan.
Điều 5. Tiêu chí
đánh giá Đơn vị học tập
1. Các tiêu chí về các điều kiện để
xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 30 điểm).
a) Đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch
cho thành viên học tập thường xuyên (tối đa 10 điểm);
b) Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm
động viên thành viên học tập (tối đa 10 điểm);
c) Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực,
bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để
đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên (tối đa 10 điểm).
2. Các tiêu chí về kết quả học tập của
thành viên (tối đa 30 điểm).
a) 100% thành viên trong đơn vị có kế
hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (tối đa 10 điểm);
b) 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ
kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết
và trao đổi (tối đa 05 điểm);
c) 100% thành viên trong đơn vị hoàn
thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước
(tối đa 10 điểm);
d) 100% thành viên trong đơn vị đạt từ
danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 05 điểm).
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả,
tác động của xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 40 điểm).
a) 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng
đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập (tối đa 25 điểm), gồm:
- Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực
hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội;
- Có cam kết học tập suốt đời để phát
triển bản thân;
- Có ý thức tổ chức việc học tập
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;
- Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và
hòa hợp với môi trường;
- Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;
- Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính
chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới;
- Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn
hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp.
b) Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể
lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 10 điểm);
c) Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ
tri thức với các đơn vị khác (tối đa 05 điểm).
Điều 6. Đánh giá,
xếp loại Đơn vị học tập
1. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học
tập phải căn cứ vào kết quả đạt được của các tiêu chí quy định tại Điều 5 của
Thông tư này.
2. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học
tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là
100.
3. Xếp loại
a) Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ
85 điểm đến 100 điểm;
b) Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ
70 điểm đến dưới 85 điểm;
c) Loại trung bình: Tổng số điểm đạt
được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm;
d) Loại chưa đạt: Các trường hợp còn
lại.
Điều 7. Quy trình
đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập
1. Các đơn vị tổ chức tự đánh giá, xếp
loại theo các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này và gửi báo cáo kết
quả tự đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập về sở giáo dục và đào tạo (đối với các
đơn vị cấp tỉnh); phòng giáo dục và đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện). Thời
gian gửi báo cáo tự đánh giá, xếp loại chậm nhất trong Quý I của năm sau.
2. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo
dục và đào tạo chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập
của các đơn vị và tổng hợp kết quả trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết
định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và công bố công khai.
3. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học
tập được thực hiện định kỳ một năm một lần.
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo các cơ quan liên quan xây
dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập của địa phương;
b) Căn cứ tiêu chí, quy trình đánh
giá, xếp loại Đơn vị học tập quy định trong Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại Đơn vị học tập cụ thể, phù hợp với đặc điểm
tình hình ở địa phương;
c) Bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác
kiểm tra, thanh tra, tổng kết việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
2. Sở giáo dục và đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Hội khuyến học
cấp tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn
triển khai thực hiện nội dung quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này;
b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc
đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị trên địa bàn;
c) Tổng hợp và báo cáo kết quả về Bộ
Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo các đơn vị cấp huyện xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập;
b) Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo
chủ trì tổ chức kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị
cấp huyện trên địa bàn.
Điều 9. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo
dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc sở
giáo dục và đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới GDĐT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bộ GDĐT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|