BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
16-GDĐT
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 8 năm 1997
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 16-GDĐTNGÀY 14 THÁNG 8 NĂM
1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (PTDTNT)
Ngày 14 tháng 8 năm 1997 Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 2590/GD-ĐT ban hành bản quy định về
tổ chức và hoạt động của các trường PTDTNT. Nay Bộ hướng dẫn một số điểm cụ thể
để thi hành bản quy định này.
1. TÊN TRƯỜNG
Tên một trường PTDTNT được gọi
như sau:
Trường PTDTNT + Tên địa phương
(huyện, tỉnh hoặc tên do địa phương đặt)
Ví dụ: - Trường PTDTNT huyện Bắc
Hà (Lào Cai)
- Trường PTDTNT tỉnh Kiên Giang
- Trường PTDTNT N' Trang Long tỉnh
Đắk Lắk
* Tên trường ở các cụm xã tổ chức
bán trú được gọi như sau:
Trường Phổ thông dân tộc bán trú
(PTDTBT) + Tên địa phương đặt + Huyện.
Ví dụ:: Trường PTDTBT Sùng Thàng
huyện Mường Khương (Lao Cai)
* Các trường thuộc khu vực của
Trung ương làm nhiệm vụ "Dự bị đại học" do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết
định tên cho từng trường.
2. MỤC ĐÍCH
MỞ TRƯỜNG VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG PTDTNT.
Điều 1 và Điều 2 đã quy định mục
đích mở trường và mục tiêu đào tạo của trường PTDTNT. ở nước ta trường PTDTNT
ra đời là do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở các vùng dân tộc, góp phần thực
hiện chính sách dân tộc của nhà nước Việt Nam. Học sinh được đào tạo ở trường để
trở thành những người tham gia tích cực vào công cuộc cải tạo và xây dựng quê
hương miền núi, vùng dân tộc. Do đó mục tiêu đào tạo ở trường ngoài những mục
tiêu như trường PT còn phải trang bị cho học sinh những hiểu biết về Tổ quốc Việt
Nam, về các dân tộc thiểu số, về truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc,
về nền văn hoá của từng dân tộc, về chính sách dân tộc và những cuộc vận động lớn
của Nhà nước ở các vùng dân tộc.
3. VỊ TRÍ -
TÍNH CHẤT - NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG PTDTNT
Điều 3, 4, 5 trong bản quy định
đã nêu rõ vị trí, tính chất, nhiệm vụ của trường PTDTNT, cụ thể là: Mọi hoạt động
của trường PTDTNT đều phải thể hiện tính chất PT, DT và đặc điểm NT.
Trường PTDTNT phải thực hiện những
điều quy định trong Điều lệ trường PT, đồng thời phải chú ý đến tính chất dân tộc
và đặc điểm nội trú khi tiến hành các hoạt động.
Sự kết hợp giữa "cái
chung" (tính chất PT) và "cái riêng" (tính chất DT và đặc điểm
NT) là đặc trưng quan trọng trong công tác giáo dục ở trường PTDTNT.
Ngoài những nhiệm vụ như các trường
PT, trường PTDTNT không chỉ chăm lo giáo dục toàn diện học sinh mà còn phải
thay mặt gia đình học sinh, cộng đồng các dân tộc và toàn xã hội nuôi dưỡng học
sinh trong suốt quá trình học tập ở trường.
4. HỆ THỐNG
VÀ QUY MÔ CỦA TRƯỜNG PTDTTNT
a. Điều 6 và 7 trong bản quy định
đã chỉ rõ trường PTDTNT ở nước ta là một hệ thống liên tục từ các trường bán
trú ở các cụm xã đến các trường dự bị ở các khu vực ở Trung ương. Trong hệ thống
này các trường ở tuyến dưới tạo nguồn đào tạo cho các trường ở tuyến trên. b. Quy
mô đào tạo của trường PTDTNT được hiểu là số lượng học sinh của từng trường
trong từng năm học. Căn cứ vào quy mô đào tạo để lập kế hoạch tuyển học sinh mới
hàng năm cho từng trường. Bình quân số học sinh một lớp ở trường PTDTNT từ 25 đến
30 học sinh.
5. ĐIỀU KIỆN
MỞ TRƯỜNG
Điều 9, 10, 11, 12 đã quy định
rõ điều kiện mở trường và việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể trường PTDTNT,
cụ thể như sau:
- Khi mở trường PTDTNT phải có đầy
đủ các điều kiện đã nêu ở Điều 9. Coi trọng chất lượng phát triển của các trường
PTDTNT, không tuyển sinh ồ ạt, vượt quá khả năng đầu tư của Nhà nước và năng lực
quản lý của nhà trường.
- Các trường bán trú ở cụm xã
không tuyển học sinh các lớp đầu bậc tiểu học.
- Các trường PTDTNT huyện cố gắng
không mở các lớp tiểu học và cũng không mở các lớp PTTH.
6. CÔNG TÁC
TUYỂN SINH
a. Đối tượng:
Đối tượng vào học các trường
PTDTNT được quy đinh ở Điều 19 bao gồm:
* Đối tượng chính vào học các
trường PTDTNT là thanh thiếu niên ưu tú các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình
đã định cư lâu dài và ổn định ở vùng cao, vùng sâu xa xôi hẻo lánh... trình độ
phát triển kinh tế xã hội còn thấp, đang thiếu cán bộ và có nhu cầu phải tạo
nguồn đào tạo cán bộ.
* Thanh thiếu niên các dân tộc
thiểu số ở các vùng khác nếu vẫn có nhu cầu tạo nguồn cán bộ cho dân tộc thì
cũng thuộc diện được tuyển chọn vào học trường PTDTNT. Tỷ lệ tuyển số học sinh
này hằng năm do UBND ấn định sau khi đã tuyển hết số học sinh ở phần trên.
* Việc tuyển chọn học sinh người
dân tộc Kinh vào học trường PTDTNT phải được UBND tỉnh xem xét và quyết định đối
với từng trường hợp cụ thể. Tỷ lệ học sinh người dân tộc Kinh ở trường PTDTNT
không quá 5% số học sinh trong trường.
b. Tiêu chuẩn:
* Tiêu chuẩn học sinh vào học
các trường PTDTNT được quy định như sau:
- Có lý lịch rõ ràng do UBND xã
xác nhận đảm bảo cho đi học.
- Ở độ tuổi đi học các lớp theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh dân tộc.
- Có học bạ hợp lệ, bằng tốt
nghiệp các bậc học theo yêu cầu tuyển sinh.
- Có sức khoẻ, không mắc bệnh
truyền nhiễm và không bị di tật.
- Có hộ khẩu thường trú của bản
thân và gia đình ở khu vực tuyển từ 5 năm trở lên.
* Một số điểm cần nói rõ thêm:
- Học sinh có lý lịch rõ ràng được
hiểu theo những quy định hiện hành của Nhà nước. Song đối với trường PTDTNT thì
học sinh phải là những người gia đình và bản thân không có liên quan với các tổ
chức (đảng phái, tôn giáo...) phản động và có triển vọng đào tạo thành cán bộ
hoặc những người lao động có văn hoá. Trường hợp học sinh đang học ở trường nếu
phát hiện thấy bản thân hoặc gia đình có liên quan với các tổ chức phản động
thì nhà trường phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của trường để có biện pháp xử
lý kịp thời. UBND tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể.
- Tuổi học của học sinh không
quá 3 - 4 tuổi so với học sinh phổ thông bình thường.
- Học bạ hợp lệ là học bạ chính
và theo đúng những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trừ những học sinh mới
xin vào lớp 1).
- UBDN xã xác nhận thời gian gia
đình và bản thân học sinh thường trú ở địa phương. Kể từ ngày làm đơn xin học nếu
học sinh và gia đình đã ở vùng tuyển 5 năm trở lên có đủ các tiêu chuẩn khác
thì thuộc đối tượng tuyển.
c. Kế hoạch tuyển sinh và tổ chức
tuyển sinh:
Điều 20 đã nêu rõ kế hoạch tuyển
sinh và tổ chức tuyển sinh, nay nói rõ thêm như sau:
Kế hoạch tuyển sinh vào các trường
PTDTNT hàng năm do Sở Giáo dục - Đào tạo lập trình UBND tỉnh quyết định. Kế hoạch
này phải dựa trên cơ sở của quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương, phù hợp với
quy mô của trường, từng bước phấn đấu để kế hoạch tuyển sinh cũng là kế hoạch sử
dụng học sinh sau khi ra trường. Chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường hàng năm
phải cụ thể tới từng khu vực (bản, làng, buôn, sóc... đối với trường cụm, xã đối
với trường huyện và tỉnh...). Cần chú ý tăng tỷ lệ học sinh nữ các dân tộc thiểu
số tương đương với học sinh nam. Hồ sơ thí sinh xin vào học trường PTDTNT do Sở
Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn.
Trường PTDTNT tổ chức tuyển
sinh, tuỳ điều kiện từng nơi, tiến hành cử tuyển hoặc thi tuyển.
* Việc cử tuyển dành cho những đối
tượng thuộc diện ưu tiên là những thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số có gia
đình đã định cư lâu dài ở vùng cao, vùng sâu, xa xôi hẻo lánh, nơi biên giới, hải
đảo, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp, phát triển giáo dục gặp nhiều
khó khăn, có nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ. Chỉ tiêu cử tuyển cho từng trường
hợp cụ thể tới từng dân tộc thuộc từng bản, làng. Chú ý tới trình độ văn hoá của
đối tượng.
* Việc thi tuyển được thực hiện ở
những địa phương có số đơn xin vào học nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển hàng năm.
Trường PTDTNT tổ chức thi tuyển theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo. Kết
quả xét tuyển cần chú ý đến những học sinh ở các xã bản có ít hoặc không có nguồn
đào tạo cán bộ.
7. THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO.
Kế hoạch đào tạo ở trường về cơ
bản cũng như kế hoạch đào tạo ở trường PT. Cần chú ý những điểm sau:
a. Kế hoạch dạy học:
Nội dung chương trình sách giáo
khoa là nội dung chương trình sách giáo khoa dùng chung cho các trường PT cùng
bậc học trong cả nước. Hoạt động dạy và học của các trường PTDTNT phải hướng
vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng
thuộc hai diện cử tuyển và thi tuyển. Sau đây là một vấn đề cụ thể:
* Biên chế năm học áp dụng theo
quy định chung đối với các trường, thời gian nghỉ (nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ đông,
nghỉ các ngày lễ...) là 2 tháng. Thời gian nghỉ từng đợt do Sở Giáo dục - Đào tạo
quy định. Thời gian ôn tập kiến thức là 1 tháng. Nội dung ôn tập, bổ sung và mở
rộng kiến thức do giáo viên bộ môn chuẩn bị, Hiệu trưởng duyệt và đưa vào kế hoạch.
* Đối với những lớp số học sinh
dưới 10 em thì tổ chức lớp ghép nhất là những lớp ở bậc tiểu học.
b. Kế hoạch hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp:
Trường PTDTNT được sử dụng quỹ
thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức,
bổ sung và mở rộng kiến thức cho học sinh. Giáo viên phụ trách lớp (bậc tiểu học)
và giáo viên bộ môn (bậc phổ thông trung học) căn cứ vào hướng dẫn thực hiện
chương trình của Bộ lên kế hoạch sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức
cho học sinh học tập những tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên nằm trong kế
hoạch được Hiệu trưởng duyệt tính vào giờ lên lớp trong tuần.
c. Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
và dạy nghề phổ thông:
Cùng với việc thực hiện nghiêm túc
chương trình giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông theo chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường PTDTNT được phép sử dụng thời gian ngoài giờ lên
lớp để tổ chức dạy nghề cho học sinh. Cần ưu tiên cho những nghề phù hợp yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như mộc, kỹ thuật trồng rừng, may, dệt
thổ cẩm... Hàng năm tổ chức thi tay nghề và cấp chứng chỉ cho học sinh.
d. Kế hoạch hoạt động văn nghệ,
thể dục thể thao:
Trường PTDTNT cần chú trọng hoạt
động văn nghệ, thể dục thể thao, khai thác vốn văn nghệ truyền thống của các
dân tộc. Hàng tháng tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, TDTT giữa các khối lớp
trong trường. Hàng năm các trường PTDTNT các cấp trong tỉnh cùng trường TW đóng
trên địa bàn tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ, TDTT toàn tỉnh.
8. CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH
Trong khi chờ những quy định thống
nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều sau đây để các địa phương vận
dụng:
* Học sinh các trường PTDTNT được
đảm bảo các điều kiện về sinh hoạt và học tấp theo các văn bản hiện hành của
Nhà nước và địa phương. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND tỉnh
có thể có những quy định bổ sung về chế độ cấp phát và học bổng cho học sinh đảm
bảo điều kiện học tập và đời sống vật chất, tinh thần cho các em. Hàng năm căn
cứ vào định mức kinh phí tính cho từng học sinh, nhà trường có thể tổ chức cho
học sinh đi tham quan, du lịch những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước.
* Các cán bộ quản lý, giáo viên
và công nhân viên trường PTDTNT được giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động nội
trú được hưởng phụ cấp nội trú theo các quy định hiện hành của Nhà nước và hướng
dẫn của các Bộ liên quan cũng như của địa phương. Những giáo viên dạy lớp ghép
được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép theo quy định hiện hành. Những giáo viên được
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Phụ đạo
học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh học nghề, văn nghệ,
thể dục thể thao... được quy đổi thời gian tham gia tổ chức những hoạt động này
thành tiết chuẩn để tính định mức lao động. Việc xác định hệ số quy đổi của từng
hoạt động phải đảm bảo công bằng hợp tình hợp lý nhằm động viên, khuyến khích
giáo viên tham gia.
9. TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PTDTNT
Việc tổ chức và quản lý trường
PTDTNT được thực hiện theo những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Việc định chỉ tiêu biên chế của
các trường PTDTNT trong tỉnh do UBND quyết định. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế
hàng năm Hiệu trưởng được quyền tuyển chọn giáo viên và công nhân viên. Sau một
thời gian hợp đồng theo quy định của Nhà nước, Hiệu trưởng xét và đề nghị tuyển
dụng cho từng trường hợp theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, UBND tỉnh ra quyết định
tuyển dụng.
* Sở Giáo dục - Đào tạo chịu
trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc quản lý các trường PTDTNT bao gồm:
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch
phát triển cho từng trường trong từng năm học và xây dựng các điều kiện về kinh
phí, về tổ chức và cán bộ trình UBND tỉnh quyết định.
- Phối hợp với các ngành, các cấp
tạo điều kiện cho các trường thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Hướng dẫn các trường tổ chức
các hoạt động giáo dục, kiểm tra các trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chế độ
chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.
Trường hợp tỉnh phân cấp cho các
huyện quản lý trường PTDTNT, Sở Giáo dục - Đào tạo có kế hoạch phối hợp với
UBND huyện để quản lý, nhất là về công tác chuyên môn.
Các cơ quan chức năng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn và nghiệp vụ, chỉ đạo hệ
thống các trường PTDTNT theo những nội dung sau:
- Vụ Tiểu học quản lý chuyên
môn, nghiệp vụ các trường PTDTBT tại các cụm xã.
- Vụ Giáo dục Phổ thông quản lý
chuyên môn, nghiệp vụ trường PTDTNT, từng năm học có hướng dẫn chỉ đạo riêng
cho phù hợp với đặc điểm tính chất và mục tiêu đào tạo của trường.
- Vụ Kế hoạch và Tài chính quản
lý chuyên môn, nghiệp vụ trường PTDTNT về mặt phát triển và đầu tư ngân sách.
- Vụ Tổ chức - Cán bộ quản lý
chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức và chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý,
giáo viên, công nhân viên.
- Vụ công tác Chính trị hướng dẫn
công tác tuyển sinh và chế độ chính sách đối với học sinh, quản lý và sử dụng học
sinh sau khi ra trường.
- Viện Khoa học Giáo dục nghiên
cứu nội dung và phương pháp giáo dục trong các trường PTDTNT cho phù hợp với đặc
điểm và tính chất của trường.
- Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục
và Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
PTDTNT cho phù hợp với đặc trưng công tác quản lý của trường.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký.