BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2018/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
26 tháng 9 năm 2018
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC KHỐI
CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật
Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thể
dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm
2018;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối
các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình môn học Giáo dục
thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng (không áp dụng đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc
lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tùy theo yêu cầu thực tế, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ
Công an phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thống nhất điều
chỉnh môn học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, bảo đảm khối lượng kiến thức và
thời lượng môn học sau khi điều chỉnh bằng hoặc lớn hơn khối lượng kiến thức và
thời lượng môn học được quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm
2018. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký
hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức giảng dạy môn học Giáo dục thể chất
thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao
đẳng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giảng dạy
môn học theo các quy định hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức
chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề
nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội để được hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên môn học:
Giáo dục thể chất
Thời gian thực hiện: 30 giờ
(lý thuyết: 04 giờ; thực hành: 24 giờ; kiểm tra: 02 giờ)
I. Vị trí, tính
chất của môn học
1. Vị trí
Môn học Giáo dục thể chất là môn học
điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo
trình độ trung cấp.
2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm một số
nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
II. Mục tiêu
môn học
Sau khi học xong môn học này,
người học đạt được:
1. Về kiến thức
Trình bày được tác dụng, các kỹ
thuật chính và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để
rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.
2. Về kỹ năng
Tự tập luyện, rèn luyện đúng các
yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.
3. Về năng lực tự chủ và
trách nhiệm
Có ý thức tự giác và hình thành
thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe
trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
III. Nội dung
môn học
1. Nội dung
tổng quát và phân bổ thời gian
TT
|
Chương/ bài
|
Thời gian
(giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
BÀI MỞ ĐẦU
|
1
|
1
|
|
|
II
|
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG
|
|
|
|
|
1
|
Bài 1: Thể dục cơ bản
|
6
|
1
|
5
|
|
2
|
Bài 2: Điền kinh
|
8
|
1
|
7
|
|
3
|
Kiểm tra giáo dục thể chất chung
|
1
|
|
|
1
|
III
|
Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN
(chọn 1 trong các chuyên đề sau)
|
14
|
1
|
12
|
1
|
1
|
Chuyên đề 1: Môn bơi lội
|
14
|
1
|
12
|
1
|
2
|
Chuyên đề 2: Môn cầu lông
|
14
|
1
|
12
|
1
|
3
|
Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền
|
14
|
1
|
12
|
1
|
4
|
Chuyên đề 4: Môn bóng rổ
|
14
|
1
|
12
|
1
|
5
|
Chuyên đề 5: Môn bóng đá
|
14
|
1
|
12
|
1
|
6
|
Chuyên đề 6: Môn bóng bàn
|
14
|
1
|
12
|
1
|
7
|
Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác
|
14
|
1
|
12
|
1
|
|
Cộng
|
30
|
4
|
24
|
2
|
2. Nội dung
chi tiết
BÀI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
Trình bày được vị trí, tính chất,
mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.
2. Nội dung
2.1. Vị trí, tính chất môn học
2.2. Mục tiêu của môn học
2.3. Nội dung chính
2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết
quả học tập
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG
Bài
1: THỂ DỤC CƠ BẢN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ
thuật cơ bản đối với bài thể dục tay không liên hoàn;
- Thực hiện được đúng động tác
kỹ thuật của bài thể dục tay không liên hoàn.
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản
2.2. Thể dục tay không liên hoàn
2.2.1. Tác dụng của thể dục tay
không liên hoàn
2.2.2. Các động tác kỹ thuật
Bài 2: ĐIỀN KINH
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
- Trình
bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh
như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình;
- Thực hiện
đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh
được học.
2. Nội dung
2.1. Chạy cự ly ngắn
2.1.1. Tác
dụng của chạy cự ly ngắn
2.1.2. Các động tác kỹ thuật
2.1.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về chạy cự ly ngắn
2.2. Chạy cự ly trung bình
2.2.1. Tác
dụng của chạy cự ly trung bình
2.2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về chạy cự ly trung bình
Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN
(Chọn 1 trong các chuyên đề sau)
Chuyên
đề 1: MÔN BƠI LỘI
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật bơi;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Bơi lội.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bơi lội
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Làm quen với nước, phương
pháp thở nước và thả nổi
2.2.2. Động tác chân và tay
2.2.3. Phối hợp tay - chân
2.2.4. Phối hợp tay - chân -
thở
2.3. Một số quy định của Luật bơi
Chuyên
đề 2: MÔN CẦU LÔNG
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Cầu lông;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Cầu lông.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Cầu lông
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Tư
thế cơ bản và cách cầm vợt
2.2.2. Các
bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, kép, đệm
2.2.3. Kỹ
thuật đánh cầu phải, trái cao tay
2.2.4. Kỹ
thuật đánh cầu phải, trái thấp tay
2.2.5. Kỹ
thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ
2.2.6. Kỹ
thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)
2.3. Một số
quy định của Luật Cầu lông
Chuyên
đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng chuyền;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Bóng chuyền.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng chuyền
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Tư thế cơ bản, các bước di
chuyển
2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao
tay cơ bản (chuyền bước 2)
2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp
tay cơ bản (chuyền bước 1)
2.2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay
trước mặt
2.2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay
trước mặt
2.3. Một số
quy định của Luật Bóng chuyền
Chuyên
đề 4: MÔN BÓNG RỔ
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng rổ;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Bóng rổ.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng rổ
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn
bị và di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng
2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và
bắt bóng hai tay trước ngực
2.2.4. Kỹ thuật ném rổ bằng một
tay trên vai
2.2.5. Kỹ thuật hai bước ném rổ
2.3. Một số
quy định của Luật Bóng rổ
Chuyên
đề 5: MÔN BÓNG ĐÁ
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng đá;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Bóng đá.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng đá
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Kỹ thuật di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng
2.2.3. Kỹ thuật giữ/ khống chế
bóng
2.2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng
bàn chân
2.2.5. Kỹ thuật đá biên hoặc ném
biên
2.3. Một số quy định của Luật Bóng
đá
Chuyên
đề 6: MÔN BÓNG BÀN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng bàn;
- Thực hiện đúng một số động
tác kỹ thuật của môn Bóng bàn.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng bàn
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn
bị và di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao
bóng thuận tay và trái tay
2.2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay
và trái tay
2.2.4. Kỹ thuật gò bóng thuận và
trái tay
2.3. Một số quy định của Luật Bóng
bàn
Chuyên
đề 7: MÔN THỂ DỤC THỂ THAO KHÁC
Căn cứ vào điều kiện thực tế và
nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định
xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác như: Võ
thuật, đẩy tạ, tenis, đá cầu...bảo đảm yêu cầu về mục tiêu, nội dung và thời
lượng của chuyên đề thể dục thể thao.
IV. Điều kiện
thực hiện môn học
1. Điều kiện chung: Nhà tập
luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi,
cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y
tế.
2. Trang thiết bị
2.1. Đối với giáo dục thể chất
chung
- Thể dục cơ bản: Sân tập, còi,
tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng, hoa; nhạc tập và
các thiết bị khác.
- Điền kinh:
Chạy cự ly ngắn và trung bình:
Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;
2.2. Đối với chuyên đề thể
dục thể thao tự chọn:
- Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi,
nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;
- Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ
trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị
khác;
- Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền;
trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết
bị khác;
- Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ
bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;
- Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung
thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết
bị khác;
- Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt,
bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.
3. Các điều kiện khác
Khuyến khích các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu
tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một
số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Phương pháp
đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của
người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích
lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra,
thi, xét công nhận tốt nghiệp.
VI. Miễn trừ, bảo
lưu kết quả học tập
Việc miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH
Người học là đối
tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương
trình môn học này. Người học đã có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học
được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình trung học phổ thông.
Tài
liệu tham khảo
1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ
Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
3. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.
4. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
5. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.
6. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.
7. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.
8. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.
9. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
10. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
11. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
12. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.
13. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất
bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
14. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.
15. Trường Đại học Sư phạm
thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.
16. Trường Đại học Sư phạm
thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.
17. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản
Thể dục thể thao, năm 2014.
18. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể
thao, năm 2014.
19. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể
thao, năm 2015.
20. Luật các môn thể thao và
các tài liệu tham khảo khác./.
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên môn học:
Giáo dục thể chất của môn học
Thời gian thực hiện: 60 giờ
(lý thuyết: 05 giờ; thực hành: 51 giờ; kiểm tra: 04 giờ)
I. Vị trí,
tính chất
1. Vị trí
Môn học Giáo dục thể chất là môn học
điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo
trình độ cao đẳng.
2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm một số
nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
II. Mục tiêu
môn học
Sau khi học xong môn học này,
người học đạt được:
1. Về kiến thức
Trình bày được tác dụng, các kỹ
thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để
rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.
2. Về kỹ năng
Tự tập luyện, rèn luyện đúng các
yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.
3. Về năng lực tự chủ và
trách nhiệm
Có ý thức tự giác và hình thành
thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe
trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
III. Nội dung
môn học
1. Nội
dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT
|
Chương/ bài
|
Thời gian
(giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
I
|
BÀI MỞ ĐẦU
|
1
|
1
|
|
|
II
|
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG
|
|
|
|
|
1
|
Bài 1: Thể dục cơ bản
|
13
|
1
|
12
|
|
2
|
Bài 2: Điền kinh
|
14
|
1
|
13
|
|
3
|
Kiểm tra giáo dục thể chất chung
|
2
|
|
|
2
|
III
|
Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN
(chọn 1 trong các chuyên đề sau)
|
30
|
2
|
26
|
2
|
1
|
Chuyên đề 1: Môn bơi lội
|
30
|
2
|
26
|
2
|
2
|
Chuyên đề 2: Môn cầu lông
|
30
|
2
|
26
|
2
|
3
|
Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền
|
30
|
2
|
26
|
2
|
4
|
Chuyên đề 4: Môn bóng rổ
|
30
|
2
|
26
|
2
|
5
|
Chuyên đề 5: Môn bóng đá
|
30
|
2
|
26
|
2
|
6
|
Chuyên đề 6: Môn bóng bàn
|
30
|
2
|
26
|
2
|
7
|
Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác
|
30
|
2
|
26
|
2
|
|
Cộng
|
60
|
5
|
51
|
4
|
2. Nội dung
chi tiết
BÀI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
Trình bày được vị trí, tính chất,
mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.
2. Nội dung
2.1. Vị trí, tính chất môn học
2.2. Mục tiêu của môn học
2.3. Nội dung chính
2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết
quả học tập
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG
Bài
1: THỂ DỤC CƠ BẢN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ
thuật cơ bản của một số bài thể dục cơ bản;
- Thực hiện được đúng động tác
kỹ thuật của các bài thể dục được học.
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản
2.2. Thể dục tay không liên hoàn
2.2.1. Tác dụng của thể dục tay
không liên hoàn
2.2.2. Các động tác kỹ thuật
2.3. Thể dục cơ bản với dụng cụ
đơn giản
2.3.1. Tác dụng của thể dục cơ
bản với dụng cụ đơn giản
2.3.2. Các động tác kỹ thuật
Bài
2: ĐIỀN KINH
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học
đạt được:
- Trình
bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh
như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy xa hoặc nhảy cao;
- Thực hiện
đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh
được học.
2. Nội dung
2.1. Chạy cự ly ngắn
2.1.1. Tác
dụng của chạy cự ly ngắn
2.1.2. Các động tác kỹ thuật
2.1.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về chạy cự ly ngắn
2.2. Chạy cự ly trung bình
2.2.1. Tác
dụng của chạy cự ly trung bình
2.2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về chạy cự ly trung bình
2.3. Nhảy cao hoặc nhảy xa
Tùy theo điều kiện cụ thể,
Hiệu trưởng nhà trường quyết định chọn dạy một trong hai nội dung
điền kinh dưới đây: Nhảy cao hoặc nhảy xa.
2.3.1. Nhảy cao
2.3.1.1. Tác dụng của nhảy cao
2.3.1.2. Các động tác kỹ thuật
2.3.1.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về nhảy cao
2.3.2. Nhảy xa
2.3.2.1. Tác dụng của nhảy xa
2.2.2.2. Các động tác kỹ thuật
2.3.2.3. Một số quy định trong Luật
Điền kinh về nhảy xa
Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN
(Chọn 1 trong các chuyên đề sau)
Chuyên
đề 1: MÔN BƠI LỘI
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật bơi;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Bơi lội.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bơi lội
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Làm quen với nước, phương
pháp thở nước và thả nổi
2.2.2. Động tác chân và tay
2.2.3. Phối hợp tay - chân
2.2.4. Phối hợp tay - chân -
thở
2.2.5. Kỹ thuật xuất phát
2.2.6. Kỹ thuật quay vòng
2.2.7. Kỹ thuật về đích
2.3. Một số quy định của Luật bơi
Chuyên
đề 2: MÔN CẦU LÔNG
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Cầu lông;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Cầu lông.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Cầu lông
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Tư
thế cơ bản và cách cầm vợt
2.2.2. Các
bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, kép, đệm
2.2.3. Kỹ
thuật đánh cầu phải, trái cao tay
2.2.4. Kỹ
thuật đánh cầu phải, trái thấp tay
2.2.5. Kỹ
thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ
2.2.6. Kỹ
thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)
2.2.7. Kỹ
thuật đập cầu
2.2.8. Chiến
thuật thi đấu
2.3. Một số
quy định của Luật Cầu lông
Chuyên
đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng chuyền;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Bóng chuyền.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng chuyền
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Tư thế cơ bản, các bước di
chuyển
2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao
tay cơ bản (chuyền bước 2)
2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp
tay cơ bản (chuyền bước 1)
2.2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay
trước mặt
2.2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay
trước mặt
2.2.6. Kỹ thuật chắn bóng
2.2.7. Kỹ thuật đập bóng theo
phương lấy đà
2.3. Một số
quy định của Luật Bóng chuyền
Chuyên
đề 4: MÔN BÓNG RỔ
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng rổ;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Bóng rổ
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng rổ
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn
bị và di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng
2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và
bắt bóng hai tay trước ngực
2.2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng một
tay
2.2.5. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai
tay
2.2.6. Kỹ thuật ném rổ bằng một
tay trên vai
2.2.7. Kỹ thuật ném rổ bằng hai
tay trước ngực
2.2.8. Kỹ thuật hai bước ném rổ
2.3. Một số
quy định của Luật Bóng rổ
Chuyên
đề 5: MÔN BÓNG ĐÁ
1. Mục tiêu
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng đá;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Bóng đá.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng đá
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Kỹ thuật di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng
2.2.3. Kỹ thuật giữ/ khống chế
bóng
2.2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng
bàn chân
2.2.5 Kỹ thuật đá bóng bằng mu
trong bàn chân
2.2.6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa
bàn chân
2.2.7. Kỹ thuật đá biên hoặc ném
biên
2.3. Một số quy định của Luật Bóng
đá
Chuyên
đề 6: MÔN BÓNG BÀN
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này,
người học đạt được:
- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật
chính và một số quy định trong Luật Bóng bàn;
- Thực hiện đúng động tác kỹ
thuật cơ bản của môn Bóng bàn.
2. Nội dung
2.1. Tác dụng của môn Bóng bàn
2.2. Các động tác kỹ thuật
2.2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn
bị và di chuyển
2.2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao
bóng thuận tay và trái tay
2.2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay
và trái tay
2.2.4. Kỹ thuật bạt bóng thuận và
trái tay
2.2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận và
trái tay
2.2.6. Kỹ thuật tấn công và phòng
thủ (thuận và trái tay)
2.3. Một số quy định của Luật Bóng
bàn
Chuyên
đề 7: MÔN THỂ DỤC THỂ THAO KHÁC
Căn cứ vào điều kiện thực tế và
nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định
xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác như: Võ
thuật, đẩy tạ, tenis, đá cầu...bảo đảm yêu cầu về mục tiêu, nội dung và thời
lượng của chuyên đề thể dục thể thao.
IV. Điều kiện
thực hiện môn học
1. Điều kiện chung: Nhà tập
luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi,
cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y
tế.
2. Trang thiết bị
2.1. Đối với giáo dục thể chất
chung
- Thể dục cơ bản: Sân tập, còi,
tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng, hoa; nhạc tập và
các thiết bị khác.
- Điền kinh:
+ Chạy cự ly ngắn và trung bình:
Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;
+ Nhảy cao: Nệm nhảy cao, trụ, xà
nhảy cao và các thiết bị khác;
+ Nhảy xa: Hố nhảy xa, thước đo
và các thiết bị khác.
2.2. Đối với chuyên đề thể
dục thể thao tự chọn:
- Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi,
nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;
- Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ
trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị
khác;
- Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền;
trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết
bị khác;
- Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ
bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;
- Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung
thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết
bị khác;
- Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt,
bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.
3. Các điều kiện khác
Khuyến khích các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu
tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một
số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Phương
pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của
người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích
lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra,
thi, xét công nhận tốt nghiệp.
VI. Miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập
Việc miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.
Người học đã có bằng
tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học
được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung
cấp.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính
phủ Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
3. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.
4. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
5. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.
6. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.
7. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.
8. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.
9. Trường Đại học Thể dục thể thao
Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
10. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
11. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
12. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.
13. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất
bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
14. Trường Đại học Thể dục
thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.
15. Trường Đại học Sư phạm
thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.
16. Trường Đại học Sư phạm
thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.
17. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản
Thể dục thể thao, năm 2014.
18. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể
thao, năm 2014.
19. Trường Đại học Thể dục
thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể
thao, năm 2015.
20. Luật các môn thể thao và
các tài liệu tham khảo khác./.