BỘ
NÔNG NGHIỆP
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10-NN/TT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 06 năm 1961
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUYỀN LỢI CHO HỌC SINH TRƯỜNG CÔNG NHÂN CƠ KHÍ NÔNG
NGHIỆP
Qua thời gian thi hành các chế độ
đãi ngộ cho học sinh trường công nhân cơ khí nông nghiệp còn có những vấn đề cần
phải giải quyết như sau:
1. Sinh hoạt phí hàng tháng
chênh lệch với lớp học khác, do đó quan hệ hưởng thụ chưa tốt.
2. Các quyền lợi về bảo hiểm và
phúc lợi tập thể chưa có quy định rõ ràng, nên việc áp dụng các chế độ gặp khó
khăn.
3. Áp dụng dụng chính sách đi học
với cán bộ và công nhân hiện nay không còn phù hợp với quy định mới của Bộ Nội
vụ.
Để thực hiện đúng với tính chất
của trường, lớp, đồng thời khuyến khích anh chị em học tập được tốt sau khi Bộ
Lao động thỏa thuận công văn số 851-LĐ/NC ngày 25-05-1961, Bộ quy định cụ thể
các quyền lợi mà các anh chị em học sinh theo học các lớp công nhân lái máy được
hưởng trong suốt thời gian học tập như sau:
I. SINH HOẠT
PHÍ HÀNG THÁNG
A. Đối với cán bộ, công nhân
viên trong biên chế được giới thiệu đi học thì được hưởng sinh hoạt phí bằng
95% mức lương chính và phụ cấp khu vực (nếu có) không phân biệt thời gian thâm
niên, công tác dài hay ngắn.
Trong thời gian đang học nếu do
yêu cầu công tác đột xuất như chống hạn, thu mua lương thực, v.v… mà cán bộ,
công nhân viên đi học phải đi phục vụ, thì được hưởng 100% lương chính và phụ cấp
khu vực (nếu có) trong thời gian làm công tác.
B. Đối với học sinh (không phải
là cán bộ công nhân được cử đi học), thì trong lúc học lý thuyết ở trường, mỗi
tháng được hưởng 21 đồng, thời gian đi thực tập ở các đội máy, được hưởng 30đ mỗi
tháng.
II. CÁC CHẾ ĐỘ
BẢO HỘ VÀ BẢO HIỂM
a) Bảo hộ lao động. Trang
bị phòng hộ.
Mỗi một học sinh đi thực tập được
trang bị như thông tư số 03 ngày 25-03-1961 của Bộ về việc trang bị phòng hộ và
quy định cách sử dụng các loại đã trang bị cho công nhân.
- Đối với phụ nữ trong thời gian
thực hành trên máy thì được nghỉ việc vào những ngày đương hành kinh.
b) Bảo hiểm và phúc lợi tập
thể.
- Đối với cán bộ, công nhân được
cử đi học thì được hưởng các chế độ bảo hiểm, phúc lợi tập thể như cán bộ tại
chức, không phân biệt đủ thâm niên hay không đủ thâm niên.
- Đối với học sinh không phải là
cán bộ được cử đi học thì được hưởng quyền lợi:
1. Được dự trù thuốc thông thường
mỗi tháng 0đ50 một đầu người.
2. Khi ốm đau nặng có tính cách
cấp cứu được giới thiệu đi bệnh viện nhân dân điều trị, các khoản viện phí do
nhà trường đài thọ. Những người ốm đau vì bệnh kinh niên hoặc những bệnh cần phải
chữa lâu dài như lao phổi, thần kinh v.v… sau khi phát hiện rõ bệnh thì nhà trường
quyết định cho thôi học và chuyển học sinh đi sang kinh phí nhân dân hưởng theo
chế độ bệnh viện hiện hành, nhà trường không đài thọ viện phí nữa.
3. Tai nạn lao động – trong suốt
thời gian học tập mà bị tai nạn thì được chữa lành bệnh, viện phí do nhà trường
đài thọ. Sau khi chữa lành bệnh mà còn đủ sức khỏe thì được tiếp tục học, nhưng
nếu không còn đủ sức khỏe thì cho về địa phương. Riêng đối với cán bộ, công
nhân sau khi lành bệnh không đủ sức khỏe thì sẽ cho về cơ quan mà trước đây người
đó đã công tác.
4. Trường hợp chết vì ốm đau
(trong khi chưa chuyển sang kinh phí nhân dân) hay chết vì tai nạn lao động thì
được các khoản mai táng phí như sau:
Một cỗ quan tài loại trung bình:
4 mét vải phía Nam
Định để khám liệm.
Tiền hương hoa.
Tiền thuê đất và tang nếu có (nếu
cán bộ miền Nam cấp theo mai
táng phí miền Nam).
III. CÁC CHẾ
ĐỘ BỒI DƯỠNG VÀ PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG
A. Trong thời gian đi thực
tập nói chung, đối với học sinh (kể cả cán bộ, công nhân được cử đi học) không
nên bố trí làm đêm hoặc thêm giờ, nhưng nếu có trường hợp đặc biệt nào đó, phải
thực tập thêm giờ thì được bồi dưỡng.
- Nếu thêm giờ từ 02 giờ trở lên
đến dưới 05 giờ thì được hưởng 0đ30. Từ 03 giờ đến 08 giờ thì được hưởng 0đ50.
- Tiêu chuẩn để tính bồi dưỡng
thực tập thêm giờ. Mỗi tuần phải thực tập 48 giờ nếu quá giờ quy định đó từ 02
giờ trở lên thì được tính bồi dưỡng.
a) Cách tính quy ra giờ tiêu chuẩn
48 tiếng một tuần thì theo như công nhân trong biên chế.
b) Cách thanh toán tiền - Lấy tổng
số giờ phải thực tập thêm quy ra giờ tiêu chuẩn hàng ngày (mỗi ngày 8 giờ), nếu
dưới 05 giờ quy ra buổi.
Ví dụ: Trường hợp 1: Anh A thực
tập trong tuần tổng số 58 giờ nhưng giờ tiêu chuẩn của mình là 48 giờ thì còn
được tính làm thêm 10 tiếng (58 – 48 = 10). Nếu vậy số tiền sẽ là 0đ80, mỗi
ngày tính 08 giờ được bồi dưỡng 0đ50, mỗi buổi từ 02 giờ đến dưới 05 giờ được bồi
dưỡng 0đ30.
- Trường hợp 2: Anh A đó là thêm
có 09 tiếng thì chỉ được bồi dưỡng 0đ50 (09 giờ trừ 08 giờ còn 01 giờ chưa đủ
tiêu chuẩn bồi dưỡng một buổi).
- Trường hợp 3: Anh A lại làm
thêm 15 tiếng thì được bồi dưỡng 1 đồng (13 giờ - 08 = 05 giờ vì 05 giờ đến 08
giờ được bồi dưỡng 0đ50).
Đối với những ngày nghỉ. – Ngày
nghỉ lễ nếu không phải thực tập thì được tính 08 giờ, coi như ngày làm việc,
nhưng nếu phải thực tập, thì ngoài việc được tính giờ tiêu chuẩn, còn được bồi
dưỡng theo số giờ thực tập ngày đó.
Ngày chủ nhật nếu phải thực tập
thì chỉ được bồi dưỡng theo số giờ đã thực tập trong ngày đó chứ không được
tính giờ tiêu chuẩn như ngày lễ.
B. Phụ cấp đi đường. –
Trong khi đi thực tập ở các địa phương thì mỗi bữa ăn dọc đường được phụ cấp
0đ60 và thanh toán tiền tàu xe.
Trong thời gian đương học mà có
công việc đột xuất của gia đình cần thiết, người học sinh phải về thì nhà trường
có thể cho phép về nhưng không được cấp các khoản tiền nói trên, mà chỉ được hưởng
sinh hoạt phí như thường lệ.
IV. NHỮNG ĐIỀU
CẦN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC LỚP HIỆN ĐANG HỌC
Đối với những cán bộ công nhân
là học sinh đi học trước ngày 30-11-1960 (trước thông tư chiêu sinh số 09 ngày
07-12-1960 của Bộ), thì riêng mức sinh hoạt phí hàng tháng, được giữ nguyên mức
quy định cũ cho đến ngày ra trường. Còn các quyền lợi khác thì thi hành theo
thông tư này.
Thông tư này thi hành kể từ ngày
01-07-1961. Những văn bản nào trái với thông tư này đều bãi bỏ.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Phan Văn Chiêu
|