Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học 2016

Số hiệu: 04/2016/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 14/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (gọi chung là các trình độ của giáo dục đại học).

 

1. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

- Thông tư số 04 quy định mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với Mục tiêu của GDĐH tại Luật giáo dục đại học.

- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau chương trình đào tạo.

- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, Điều chỉnh và công bố.

2. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

- Theo Thông tư 04/2016 Bộ Giáo dục đào tạo, chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

- Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng.

- Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

3. Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

- Theo Thông tư số 04/2016/BGDĐT, việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

- Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.

- Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó.

- Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên được triển khai.

- Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

4. Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

- Thông tư số 04 năm 2016 Bộ GDĐT quy định chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, công khai và được cập nhật.

- Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá.

- Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.

- Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho người học.

 

Thông tư 04 về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo đại học có hiệu lực từ ngày 29/04/2016.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2016/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi Điểm b Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở giáo dục đại học; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có thực hiện chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (sau đây gọi chung là các trình độ của giáo dục đại học).

2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) có thực hiện chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp: nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.

2. Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phần.

3. Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu về những nội dung và Điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

5. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu và Điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

6. Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh một cơ sở giáo dục đại học hoặc một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với cơ sở giáo dục đại học/chương trình đào tạo khác được lựa chọn.

7. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.

Điều 4. Thang đánh giá

1. Việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức, trong đó:

a) Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay;

b) Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục;

c) Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

d) Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;

đ) Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;

e) Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;

g) Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

2. Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 5. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với Mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, Điều chỉnh và được công bố công khai.

Điều 6. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

3. Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Điều 7. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng.

3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

Điều 8. Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

1. Triết lý giáo dục hoặc Mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

Điều 9. Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

4. Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

5. Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

Điều 10. Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

1. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

2. Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

4. Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.

5. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

6. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Điều 11. Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

1. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

2. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, Điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.

3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá.

4. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

Điều 12. Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật.

2. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá.

3. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.

4. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm của người học.

5. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.

Điều 13. Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1. Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

3. Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Điều 14. Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

1. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học.

2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, được đánh giá và cải tiến.

3. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc dạy và học.

5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến.

6. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến.

Điều 15. Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

3. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hướng dẫn cụ thể về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá, hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài để các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thống nhất thực hiện.

Điều 17. Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đại học

Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đại học định hướng cho cơ sở giáo dục đại học lựa chọn phương án đánh giá cho từng chương trình đào tạo theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Quy định này; đôn đốc và tạo Điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục đại học có các chương trình đào tạo phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn.

Điều 18. Cơ sở giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

2. Đối với từng chương trình đào tạo cụ thể, cơ sở giáo dục đại học có thể lựa chọn theo một hoặc một số phương án đánh giá sau:

a) Theo tiêu chuẩn của các tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế uy tín, có tên trong danh Mục các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của quốc tế được Việt Nam công nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;

b) Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo cụ thể do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

c) Theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư này.

Điều 19. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ vào Quy định này để đánh giá và công nhận chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục./.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 04/2016/TT-BGDDT

Hanoi, March 14, 2016

 

CIRCULAR

ON QUALITY ASSESSMENT STANDARDS FOR HIGHER EDUCATION PROGRAMS

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; the Law on Amending several provisions of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the University Education Law dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 prescribing functions, duties and powers and organizational structure of Ministries and Ministry-level bodies;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 setting forth regulations on functions, duties and powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 specifying and guiding the implementation of several Articles of the University Education Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 specifying and guiding the implementation of several Articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 providing for amendments to several Articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 specifying and guiding the implementation of several Articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 providing for amendments to Point b Clause 13 Article 1 of the Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending several Articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 specifying and guiding the implementation of several Articles of the Education Law;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Education and Training hereby adopts this Circular providing for quality assessment standards for undergraduate-level education programs.

Article 1. Issued together herewith is the Regulation on quality assessment standards for higher education programs.

Article 2. This Circular shall enter into force from April 29, 2016.

Article 3. The Minister to the Office, Director of the Educational Quality Testing and Inspection, Heads of relevant subsidiaries of the Ministry of Education and Training, Chairpersons of centrally-affiliated cities and provinces, Heads of bodies in charge of administration of post-secondary institutions, Heads of institutions providing higher education programs, and Directors of educational quality assessment organizations, shall be responsible for implementing this Circular./.   

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON QUALITY ASSESSMENT STANDARDS FOR HIGHER EDUCATION PROGRAMS (Annexed to the Circular No. 04/2016/TT-BGDDT of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Application scope and subjects

1. This Instrument sets forth regulations on quality assessment standards for education programs at the undergraduate, master and doctoral level (hereinafter referred to as higher education levels).

2. This Instrument shall apply to universities, academies, colleges and scientific research institutes authorized to provide doctoral-level education, foreign-invested higher education institutions (hereinafter referred to as higher education institution) providing education programs at higher education levels within the territory of Vietnam as well as other relevant organizations or individuals.

Article 2. Definitions

For the purpose of this Instrument, terms used herein shall be construed as follows:

1. Education program designed for a specific level includes objectives and requirements relating to knowledge, skills and learners' behaviors or attitudes to be achieved upon graduation; program contents, methodologies and activities; technical and physical facilities, institutional structure, functions, duties and academic activities of the educational institutions entrusted with the conduct of prescribed fields of study.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Education program quality refers to any fulfillment of general, specific objectives and graduation requirements set out in a level-specific education program, conformity with all of legal requirements referred to in the University Education Law and National Knowledge Framework, and satisfaction of human resource needs of local areas

4. Quality assessment standards for higher education programs refer to the number of requirements of contents and conditions that an education program must meet to qualify for an accredited one for its conformity with approved education quality standards.

5. Quality assessment criteria for higher education programs refers to the number of requirements and conditions that an education program must meet in terms of a specific aspect of each standard.

6. Contrasting and comparing refers to a combination of contrasting and comparing a higher education institution or education program with a set of educational quality assessment standards or with another designated higher education institution or education program respectively.  

7. Assessment of higher education programs refers to data collection and processing, giving of opinions based on assessment standards for all of the activities related to an education program in a higher education institution including, inter alia, its objectives and graduation requirements; program description; its curriculum structure and contents; learning and teaching approaches; assessment of students’ learning outcomes; staff of lecturers or academics; education-related employees; students and supports given to students; education-related facilities or equipment; improvement of post-graduation quality and outcomes.  

Article 3. Purposes of adopting quality assessment standards for higher education programs

1. Higher education institutions shall rely on such standards to assess activities relating to education programs on their own initiative to continuously improve their education quality and to address practical conditions of education quality of specific education programs to competent authorities and society.   

2. Education quality assessment organizations shall utilize such standards to assess and grant or deny granting accreditation of conformity with education quality standards for education programs.

3. Other organizations or individuals shall, based on such standards, give their opinions, assess and participate in public consultations on education programs designed by higher education institutions in which they are interested. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Assessment of each criterion in each standard shall be subject to 7-level scale, including:

a) Level 1: Absolutely incompliant. Immediate corrective actions should be taken;

b) Level 2: Incompliant. Corrective actions need to be taken;

c) Level 3: Not fully compliant. Minor corrective actions should be taken to become compliant;

d) Level 4: Compliant;

dd) Level 5: More compliant than expected;

e) Level 6: Well compliant;

g) Level 7: Perfectly compliant.

2. Any criteria that fall into level 1 through level 3 are considered “Not Satisfied” while they are deemed “Satisfied” if falling into level 4 through level 7.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

QUALITY ASSESSMENT STANDARDS FOR EDUCATION PROGRAMS

Article 5. Standard 1: Objectives and graduation requirements

1. Objectives of an education program shall be clearly defined and align with a higher education institution’s missions and visions as well as conform to higher education objectives provided in the University Education Law. 

2. Graduation requirements of an education program shall be clearly determined and cover all common and particular requirements that students must achieve upon completion thereof.

3. Graduation requirements must have the effect of reflecting requirements of relevant parties, regularly reviewed, adjusted and made available to the public.

Article 6. Standard 2: Program summary

1. This summary must provide sufficient and updated information 

2. The course outline must give sufficient and updated information.

3. The program summary and course outline must be made easily accessible to the public and parties involved.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A program curriculum must be designed on the basis of graduation requirements.  

2. Contribution of each program course to achievement of graduation requirements must be explicit.

3. Teaching curriculum must have the logical structure and process with updated and integrative contents.

Article 8. Standard 4: Teaching and learning approaches

1. Educational philosophies or objectives must be clearly declared and widely communicated to relevant parties.

2. Teaching and learning activities must be designed to meet graduation requirements.

3. Teaching and learning activities must promote skill training and enhance learning abilities during student's lifetime.

Article 9. Standard 5: Assessment of students’ learning outcomes

1. Assessment of students’ learning outcomes must be subject to levels in which specific graduation requirements are met.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Methodologies of learning outcome assessment must be diversified and ensure worthiness, reliability and fairness.

4. Assessment results must be subject to timely feedbacks in order for students to improve their learning efforts.

5. Students must be able to gain easy access to the procedures for complaint about their learning outcomes.

Article 10. Standard 6: Staff of lecturers and academics

1. Planning of staff of lecturers and academics (including attraction, admission, appointment, arrangement and employment contract termination and grant of permission for retirement) are implemented to meet needs for training, scientific research and community support activities.

2. Student/ lecturer rate and workload of lecturers and academics shall be measured and monitored as a basis for increased quality of training, scientific research and community support activities.

3. Lecturers and academics recruitment and selection criteria (including moral standards and academic qualification) for the purpose of appointment and work transfer must be defined and availably communicated to the public.

4. Capacity of staff of lecturers and academics must be subject to determination and assessment.

5. Needs for professional training and development for staff of lecturers and academics must be defined and necessary activities must be implemented to meet such needs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Forms and quantity of research projects of lecturers and academics must be established, monitored, and subject to contrasting and comparing procedures to improve their quality. 

Article 11. Standard 7: Employees

1. Planning of employees (those who are working for libraries, laboratory facilities, information technology systems and other auxiliary services) are effected to meet needs for training, scientific research and community support activities.

2. Recruitment, selection, appointment and transfer procedures must be defined and made available to the public. 

3. Employee qualification must be subject to determination and assessment.

4. Needs for professional training and development for employees must be defined and necessary activities must be implemented to meet such needs.

5. Managerial activities based on performance of employees (including grant of reward and recognition) must be effected to create a driving force and provide assistance towards training and scientific research and community support activities. 

Article 12. Standard 8: Students and supports given to students

1. Student admission policy must be clearly defined, made available to the public and kept updated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An appropriate monitoring system must be in place to monitor students’ learning and school activity progress, study outcomes and workloads.

4. Learning advisory and consulting, extra-curriculum, competition activities and auxiliary services must be accessible to students to improve their learning performance and increase post-graduation employment opportunities.

5. Psychological and social environment and facility landscape must facilitate students’ training, research activities and relaxation.

Article 13. Standard 9: Facilities and equipment

1. A system of work, study and functional rooms must be provided with equipment suitable for training and research activities. 

2. Libraries and learning materials must be sufficient and up to date to assist training and research activities.

3. Laboratories, practice rooms and equipment must be relevant and up to date for training and research activities.

4. The information technology system (including online learning facilities) must be relevant and up to date for training and research activities. 

5. Environmental, health and safety standards must be determined and effected by taking into consideration handicapped students’ special needs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Feedbacks and needs of parties concerned must be used as a basis for designing and developing education programs.

2. Design and development of education programs must be effected, assessed and improved.

3. Learning and teaching process and learning outcome assessment must be reviewed and assessed on a regular basis in order to ensure compatibility and conformity with graduation requirements.

4. Scientific research results must be utilized to improve learning and teaching performance.

5. Quality of auxiliary services and all conveniences, such as libraries, laboratory rooms, information technology systems and other necessary services, must be assessed and improved.

6. The feedback mechanism of parties involved must be systematic and subject to assessment and improvement.

Article 15. Standard 11: Student outcomes

1. Dropout and graduation rate must be determined, monitored and subject to contrasting and comparing procedures to improve education quality.

2. Average time limits for graduation must be determined, monitored and subject to contrasting and comparing procedures to improve education quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Forms and quantity of researches conducted by students must be established, monitored, and subject to contrast and comparison requirements to improve their quality. 

5. Satisfactoriness levels of parties involved must be determined, monitored and subject to contrasting and monitoring procedures for education quality improvement.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 16. The Educational Quality Testing and Inspection Department

The Educational Quality Testing and Inspection Department shall provide guidance on application of assessment standards and instructions on self-assessment and external assessment practices in order for higher education institutions and education quality assessment entities to implement them in a consistent manner.

Article 17. Authorities in charge of directly managing higher education institutions

Authorities in charge of directly managing higher education institutions shall show these institutions the way to decide on assessment methodologies for respective education programs in accordance with Clause 2 Article 18 hereof; provide higher education institutions with expeditious and advantageous conditions to design their education programs that seek to meet education quality standards over periods of time.

Article 18. Higher education institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For specific education programs, one or some of the following alternative assessment procedure(s) is/are conducted at higher education institutions’ choice in accordance with:

a) the standards adopted by regional or international prestigious organizations specializing in education quality assessment and inspection and those that have qualified for the List of international education quality inspection organizations accredited in Vietnam, announced by the Ministry of Education and Training;   

b) the quality assessment standards for specific education programs adopted by the Minister of Education and Training;

c) the standards that hereby enter into force.

Article 19. Education quality inspection organizations

Education quality assessment organizations shall consult this Regulation to assess and accredit any education programs of higher education institutions that meet stated education quality standards./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


57.947

DMCA.com Protection Status
IP: 172.178.141.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!