BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
287/TB-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN VINH HIỂN TẠI HỘI THẢO VỀ ĐỔI
MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DO BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TỔ CHỨC TẠI CẦN THƠ TRONG CÁC NGÀY 16 - 17 THÁNG 4 NĂM 2009
Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT
ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009,
trong các ngày 16 – 17/4/2009, tại TP. Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức
Hội thảo với chủ đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp
dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí”.
Hội thảo do Thứ trưởng Nguyễn
Vinh Hiển chủ trì.
Tham dự Hội thảo có đại diện
lãnh đạo Sở GDĐT, lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học, Hiệu trưởng và giáo viên một
số trường THCS, THPT của 43 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo sự phân công của
lãnh đạo Bộ GDĐT, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Dự án Phát triển giáo dục
THPT và một số cơ quan thuộc Bộ chuẩn bị nội dung Hội thảo.
Hội thảo nhằm mục đích:
- Đánh giá tình hình và trao đổi
kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cấp THCS và cấp
THPT;
- Xác định trách nhiệm chỉ đạo
và tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học các môn học nói trên trong thời gian tới cho phù hợp với đặc điểm tình hình
địa phương, trường học;
- Định hướng cho giáo viên thực
hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn học
nói trên;
- Kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền về giải pháp thực hiện.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn
Vinh Hiển đã kết luận như sau:
1. Về thực
trạng kiểm tra đánh giá (KTĐG)
a) Trong quản lý chỉ đạo đã chưa
đánh giá đúng tầm quan trọng của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đối với tạo động
cơ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện:
- Về thi, kiểm tra, đánh giá của
các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc
lòng, nhớ máy móc; ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng và giáo dục tình cảm, thái độ.
- Chưa vận dụng linh hoạt các
hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua
kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên,
nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.
- Tình trạng trên đang là một
trong những rào cản chính đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của
học sinh; làm thui chột hứng thú và động cơ học tập đúng đắn.
b) Đã có những giáo viên, nhà
trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ
với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp
quản lý giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình.
2. Về định
hướng và yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá
- Đổi mới KTĐG phải gắn với việc
thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra,
qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát
huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập, hướng dẫn giúp đỡ học sinh
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều
chỉnh các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời.
- Thực hiện đúng quy định của
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng.
- Phải đảm bảo sự cân đối các
yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu
về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.
- Quán triệt đặc trưng của nhóm
môn học để tăng hiệu quả dạy học các môn KHXH-NV. Khắc phục tình trạng thiên về
kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông
hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ
năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn
trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
+ Đối với môn Ngữ văn: Coi trọng
KTĐG kỹ năng diễn đạt, trình bày một chủ đề bằng lời nói, chữ viết và bồi dưỡng
tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng tiếng mẹ đẻ, yêu di sản văn hóa của
nhân loại và truyền thống văn hóa dân tộc, biết coi đó là vốn văn hóa tối cần
thiết đối với mỗi con người.
+ Đối với môn Lịch sử: Coi trọng
KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ,
lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe
nhìn; giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua rèn luyện kỹ năng phân tích,
bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy
luật lịch sử; bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát
huy truyền thống lịch sử của dân tộc, của mỗi địa phương.
+ Đối với môn Địa lý: Coi trọng
KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lý bằng lời nói, chữ viết, sơ
đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ; sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng
tình cảm hứng thú học tập, thái độ đối với các vấn đề toàn cầu bảo vệ môi trường
sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của
nước ra, các điều kiện về kinh tế, xã hội, tài nguyên của quê hương, đất nước.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức
và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
+ Kiểm tra, đánh giá thường
xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến
hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra
1 tiết, cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm
tra miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.
+ Trong kiểm tra, đánh giá học kỳ
cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức,
rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập
và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề.
+ Khuyến khích vận dụng các hình
thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học
sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực
địa, bảo tàng; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học … và
lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.
3. Về trách
nhiệm chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ mỗi
cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan nghiên cứu và nhà trường cần làm tốt các việc
sau:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến
trong nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục và xã hội về chủ trương, định hướng
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục; về định hướng, yêu cầu và ý
nghĩa của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình đổi mới giáo dục phổ
thông.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng
giáo viên về kỹ năng ra đề, đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự
luận, trắc nghiệm, bài tập nghiên cứu, … đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ
năng theo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng; phân hóa đối tượng
học sinh, khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập trong Chương trình Giáo dục phổ
thông.
- Lập dữ liệu nguồn mở các câu hỏi,
bài tập để mọi giáo viên đều có thể tham khảo trong việc xây dựng các đề kiểm tra,
đề thi phù hợp với tiến độ dạy học, đối tượng học sinh và mục đích chính của mỗi
kỳ thi, kiểm tra.
- Thường xuyên nắm vững tình
hình thực hiện của các trường, của giáo viên về đổi mới KTĐG các môn học, lồng
ghép nội dung kiểm tra việc thực hiện đổi mới KTĐG trong các đợt thanh tra
chuyên môn đối với trường học, giáo viên.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc
thi, sinh hoạt chuyên môn, khuyến khích động viên giáo viên nghiên cứu, viết
sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới KTĐG gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học
để phổ biến rộng rãi trong trường, từng địa phương và trong cả nước.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm hỗ trợ, đảm bảo sự linh hoạt về
hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, rèn luyện năng lực, kỹ năng hoạt động
xã hội của học sinh.
- Các cơ quan nghiên cứu, các cấp
quản lý chỉ đạo cần biên soạn, phổ biến các tài liệu hướng dẫn tài liệu tham khảo
về đổi mới kiểm tra đánh giá các môn học nói chung, các môn KHXH-NV nói riêng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo phải “đi đầu” trong việc đổi mới ra đề thi tốt nghiệp, thi tuyển
sinh, thi chọn học sinh giỏi … coi đây là một trong những giải pháp chính tạo động
lực đổi mới kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.
Văn phòng Bộ thông báo kết luận
của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo “Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý” tổ chức tại Cần
Thơ trong các ngày 16 và 17/4/2009. Yêu cầu các Sở GDĐT phổ biến kết luận của Hội
nghị đến các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và toàn bộ giáo viên
các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu
có khó khăn vướng mắc, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần báo cáo với Bộ Giáo dục
và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học và Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Giáo dục) để có hướng dẫn cụ thể.
Nơi nhận:
- Các Sở GDĐT (để thực hiện);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Cục NG-CBQLCSGD (để thực hiện);
- Cục KT-KĐCLGD (để thực hiện);
- Các Dự án PTGDTHPT, PTGVTHPT-TCCN, PTGDTHCS-II (để thực hiện);
- Viện KHGD VN (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ GDTrH.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Trần Quang Quý
|