BỘ NGOẠI
GIAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 26/2023/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023
|
THÔNG
BÁO
VỀ
VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại
Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao
trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Liên
bang Đức và Chính quyền Bang
Hessen (nước Cộng hòa Liên bang Đức) về phát
triển và mở rộng
Trường Đại học Việt - Đức (VGU), ký tại Hà Nội
ngày 23 tháng 9 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản
sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Lương Ngọc
|
HIỆP
ĐỊNH
GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ CHÍNH QUYỀN BANG HESSEN (NƯỚC CỘNG HÒA
LIÊN BANG ĐỨC) VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC (VGU)
CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ
CHÍNH QUYỀN BANG HESSEN (NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC) - DƯỚI ĐÂY ĐƯỢC GỌI LÀ
CÁC "BÊN”,
Căn cứ Tuyên bố chung Hà Nội: Đức và Việt Nam - Đối
tác chiến lược vì tương lai ký ngày 11 tháng 10 năm 2011
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng
hòa Liên bang Đức,
Xét đến Ý định thư
ký ngày 21 tháng 5 năm 2007
và Tuyên bố chung ký ngày 29 tháng 02 năm 2008 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Khoa học và Nghệ thuật Bang
Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức,
Xét đến Bản ghi nhớ ký ngày 4 tháng
10 năm 2012 về Hợp tác ưu tiên giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính quyền Bang
Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức,
Với mong muốn tăng cường quan
hệ hữu nghị trong lĩnh vực giáo dục đại học,
Nhận thức tầm quan trọng của đào tạo đại
học và nghiên cứu cho sự phát triển kinh tế,
Khẳng định ý định củng cố quan hệ hợp
tác để phát triển hơn nữa Trường Đại học Việt Đức -
thỏa thuận như
sau:
Điều
1
Hợp
tác giữa các Bên
(1) Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, sau đây được
gọi là “Bên Việt
Nam” và Chính quyền Bang Hessen nước Cộng hòa liên bang
Đức, Chính phủ nước Cộng
hòa Liên bang Đức,
sau đây cũng được gọi là “các Bên phía Đức", cùng
hợp tác để phát triển và mở rộng Trường Đại học Việt Đức, sau đây được
gọi là “VGU”, đặt trụ sở tại Tỉnh Bình
Dương, thành một trường đại học
công lập, định hướng nghiên cứu của Việt Nam dựa trên mô hình Đức, tôn trọng các
nguyên tắc về thống nhất và tự chủ trong nghiên cứu và giảng dạy, cam kết chất lượng học
thuật xuất sắc, tự chủ về các quy định nội bộ và tự quản
trị về học thuật.
(2) Các Bên chỉ định các cơ quan sau đây chịu trách
nhiệm thực thi
Hiệp định này:
- Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET).
- Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức: Bộ
Giáo dục và Khoa
học liên bang Đức (BMBF),
- Chính quyền Bang Hessen nước Cộng
hòa Liên bang Đức: Bộ Khoa học và Nghệ thuật Bang Hessen (HMWK),
(3) MOET, BMBF và HMWK có thể giao cho các
tổ chức công hoặc tư để
thực thi Hiệp định này hoặc một phần của Hiệp định này.
(4) Hiệp hội các trường đại học của
Đức hỗ trợ cho trường Đại học Việt Đức (Konsortialverein
Vietnamesisch-Deutsche Universität e.V.), sau đây được gọi
là “Hiệp hội các trường đối tác VGU”, với thành viên là các trường đại học và tổ chức khác,
là đối tác hợp tác hàn lâm cơ bản của VGU,
hỗ trợ cho sự phát triển
và mở rộng Trường.
(5) MOET, BMBF và HMWK thành lập Ban
chỉ đạo để ra
quyết định về các vấn đề liên quan đến việc
thực thi Hiệp định này, đặc biệt liên quan khung quy định về tài chính, là
những vấn đề không thuộc nhiệm vụ nội bộ của các đơn vị
trực thuộc cơ cấu tổ chức VGU. Ban chỉ đạo bao gồm đại diện của
ba Bộ. Mỗi đại diện có thể cử thêm người tham gia
các cuộc họp với vai trò tư vấn. Với mục đích hiện thực hóa các mục tiêu
của kế hoạch phát triển, Ban chỉ đạo sẽ phê duyệt
các mốc thời gian quan trọng, bao gồm cả kế hoạch ngân
sách trung hạn của VGU cho sự phát triển của Trường trong các năm. Các đơn vị
trực thuộc cơ cấu tổ chức của VGU sẽ quyết định đối với những vấn đề
thuộc phạm vi tự quản trị về học
thuật.
Các quyết định của Ban chỉ đạo dựa
trên nguyên tắc
đồng thuận. Ban chỉ đạo sẽ
họp ít nhất mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn tuỳ theo đề nghị của một trong ba
Bên. Bên Việt Nam và các Bên phía Đức luân phiên chủ trì Ban
chỉ đạo. Về phía Đức, BMBF và HMWK luân phiên chủ trì, BMBF và HMWK sẽ thống nhất
trước quan điểm về các vấn đề quan trọng để đảm bảo có tiếng nói
chung trong trao đổi với phía Việt Nam.
Điều
2
Các
nguyên tắc cơ bản
(1) VGU là một trường
đại học công lập của Việt
Nam được phát triển trên cơ sở đối tác chiến lược giữa
Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính quyền Bang Hessen nước Cộng hòa Liên bang Đức và
Chính phủ nước Cộng
hòa Liên bang Đức. Trường thuộc sự quản lý của MOET, Trường được cấp kinh phí như một trường đại học theo định
hướng nghiên cứu.
(2) Việc nghiên cứu, giảng dạy và quản lý của VGU được dựa trên mô hình các trường
đại học của Đức, với các đặc trưng:
1. thống nhất và tự chủ về nghiên cứu
và giảng dạy,
2. cam kết chất lượng học thuật
xuất sắc,
3. tự chủ về các quy định
nội bộ, và
4. tự quản trị về học thuật.
(3) VGU cam kết đóng góp cho sự phát triển khoa học và
công nghệ theo như sứ mệnh của nhà trường. Trường sẽ tập
trung trước tiên vào công nghệ, nền
tảng khoa học của trường và gắn kết với xã hội, Trường
sẽ hướng tới vị trí xuất sắc về nghiên cứu
khoa học, giáo dục và đào tạo theo định
hướng nghiên cứu ở trình độ quốc tế. Trường sẽ đẩy mạnh chuyển
giao tri thức và công nghệ đến doanh nghiệp
và xã hội cũng như đẩy
mạnh bồi dưỡng và đào tạo nâng
cao cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy
của trường. Trường
sẽ đóng góp vào quá trình cải cách hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam
nhằm mang lại các lợi ích chung cho giới khoa học và
doanh nghiệp của Việt Nam và
Đức.
(4) VGU nổi bật với những đặc điểm
cụ thể sau:
1. sự tự chủ của trường (Điều 3),
2. sự hợp tác có hệ thống và bền vững trên cơ sở đối tác với các cơ sở giáo dục đại học của Đức
nơi cấp bằng cho sinh
viên VGU và trong tương lai, trong phạm vi pháp luật quốc
gia cho phép, sẽ cùng cấp bằng với VGU như thỏa thuận (Điều
6),
3. sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp,
đặc biệt là các đối tác công nghiệp Đức hoạt động ở Việt
Nam và Đông Nam Á (Điều 9), và
4. các đặc điểm của một
trường đại học định hướng nghiên cứu (Điều 5).
Điều
3
Thống
nhất, tự do về nghiên cứu giảng dạy và tự chủ
(1) VGU có quyền tự quản trị trong
khuôn khổ các quy định
pháp luật của Việt Nam về giáo dục đại học. Cụ thể, trường có
quyền ban hành các quy chế và quy định nội bộ để
thực hiện quản lý các vấn đề pháp lý, tài chính, nhân sự và tổ chức của trường mà không bị sự
can thiệp chủ quan của cơ quan hành chính.
(2) Sự thống nhất và tự do về nghiên cứu và
giảng dạy được đảm bảo là quyền cá nhân của mỗi thành viên
trong Trường.
(3) VGU chịu trách
nhiệm về nghiên cứu, giảng dạy
và đảm bảo chất lượng
các hoạt động.
Nội dung này bao gồm việc thiết kế, tổ chức các cơ cấu và trình tự
thực hiện phù hợp cũng như hiệu
quả trong quản lý và điều hành.
(4) Quy chế tổ chức và
hoạt động của VGU quy định chi tiết về thể chế của Trường.
Quy chế được Hội đồng
nội trị soạn thảo, thông qua và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu và Hội
đồng trường. Việc
xây dựng và sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt
động của VGU trong mọi trường hợp phải được thông qua Ban chỉ đạo. Quy chế tổ chức và
hoạt động của VGU sẽ do
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành.
(5) Hiệp định này có giá trị pháp lý
cao hơn Quy chế tổ chức và hoạt động của VGU. Nếu Hội đồng nội
trị, Hội đồng trường
hoặc một trong các Bên có yêu cầu sửa đổi Quy chế tổ
chức và hoạt động của VGU, quy trình sẽ được thực hiện theo khoản (4) nêu trên.
(6) Ngoài các quy định tại khoản
(4) và (5) nêu trên, Quy chế tổ
chức và hoạt động đầu tiên căn cứ theo Hiệp định này sẽ
được xây dựng và thông qua như sau: Sau khi Hiệp định này được ký kết, một nhóm
chuyên gia do Ban Chỉ đạo chỉ định
sẽ dự thảo Quy
chế tổ chức và
hoạt động thay cho Hội đồng nội trị.
Nhóm chuyên gia
gồm Hiệu trưởng VGU, một đại diện Hiệp
hội các trường đối tác VGU và
ba nhà khoa học hoặc chuyên gia bên ngoài do MOET, HMWK và
BMBF, mỗi Bộ cử một đại diện. Quy chế
tổ chức và hoạt động
này cũng phải được sự thông qua của Ban Chỉ đạo và Hội đồng trường.
Quy chế này không phải
thông qua Hội đồng nội trị.
(7) VGU được tự chủ
về tài chính trên nguyên tắc
ngân sách được cấp theo quy định của pháp luật. Việc cấp ngân sách
tuân thủ quy định của cơ quan có thẩm quyền của các Bên.
(8) VGU có thể
sử dụng các quy chế nội bộ để quy định:
1. Quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự,
2. Các nghĩa vụ giảng dạy của đội ngũ
giảng viên,
3. Đảm bảo chất lượng, và
4. Quy định các khoản thu
và. cũng có thể đề xuất cơ chế thí điểm khác với
cơ chế tiêu chuẩn nhưng phù hợp với
quy định về thí điểm trong luật
pháp Việt Nam hoặc
nghị định có liên quan.
Điều
4
Trao
các chức danh danh dự
VGU có thể độc lập trả
thù lao cho các giáo sư. VGU có quyền cấp và trao các
bằng cấp và chức
danh danh dự, thí dụ như giáo sư danh dự.
Điều
5
Nghiên
cứu và giảng dạy
(1) VGU là một trường đại học theo định hướng nghiên cứu.
Nghiên cứu là một nhiệm
vụ được quy định trong hợp đồng đối với các giáo sư của
VGU.
(2) Kết quả nghiên cứu có thể được tính để làm căn cứ
xem xét trả lương cho giáo sư, giảng viên có thâm niên và giảng viên.
(3) VGU được quyền thành lập các trung
tâm nghiên cứu trực thuộc và tiếp nhận tài trợ
từ bên thứ ba.
(4) Trách nhiệm về các lĩnh vực nghiên
cứu được giao cho Ban giám hiệu của VGU.
(5) VGU đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
và cấp bằng của trường theo quy định. Bằng cấp, chương trình đào tạo và
việc kiểm định chất lượng
tuân theo nguyên tắc của Quy trình Bologna và được công nhận ở cả
hai quốc gia theo nguyên
tắc này.
Điều
6
Quyền
tham gia của các cơ sở đối tác của Đức trong giảng dạy và nghiên cứu
(1) Các cơ sở giáo dục đại học đối tác của Đức có
quyền tham gia thiết kế và
thực hiện các chương trình đào tạo theo thỏa thuận hợp tác ký với VGU. Cụ thể, Cơ sở giáo dục đại học đối tác sẽ tham
gia vào việc:
1. Xây dựng chương trình đào tạo,
2. Các quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm,
3. Các hội đồng khảo
thí, và
4. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu và giảng dạy.
(2) Sau khi hoàn thành giai đoạn
ban đầu (thông thường là sáu năm) của mỗi chương trình đào tạo,
cơ sở giáo dục đại học đối tác của Đức sẽ tiếp tục tham gia giảng dạy để duy trì các tiêu chuẩn
chất lượng của Đức, thông thường là trong sáu năm tiếp
theo hoặc trong thời gian dài hơn theo thỏa thuận hợp tác ký với VGU, với
điều kiện VGU phải dẫn chiếu đến mối liên hệ của đối tác Đức
trong các khoá đào tạo.
(3) Trong trường hợp chương
trình đào tạo được
xây dựng cùng với cơ sở
giáo dục đại học
đối tác của Đức thì cơ sở giáo dục
đại học đối tác Đức sẽ cấp bằng như thỏa thuận hợp
tác với VGU. Sau
giai đoạn ban đầu, thông thường
là sáu năm, cơ sở giáo dục đại
học đối tác Đức, trong
phạm vi pháp luật quốc gia cho
phép, tiếp tục cùng VGU cấp bằng theo hình thức song
bằng hoặc bằng
liên kết.
Điều
7
Tổ
chức của Hội đồng trường
(1) Các đơn vị của VGU
gồm Hội đồng trường,
Ban Giám hiệu và Hội đồng nội trị. Các nội dung cụ thể sẽ được quy định
trong Quy chế tổ chức và hoạt động của VGU căn cứ theo khuôn
khổ quy định của pháp luật Việt Nam đối với cơ sở giáo dục
đại học và tham
khảo quy định, thông lệ giáo dục đại học của Đức. Quy chế tổ
chức và hoạt động của VGU quy định cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động để đáp ứng yêu
cầu của một trường
đại
học
nghiên
cứu với quy trình quản lý và điều hành hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh và đơn giản hóa
các quy trình ra quyết định, hướng
tới quản lý đầu ra, chuyên
nghiệp hóa về hành chính và nâng cao hiệu
quả hoạt động của VGU.
(2) Hội đồng trường có 20 thành viên (gồm
10 thành viên các Bên phía Đức và
10 thành viên Bên Việt
Nam). Các thành viên Hội đồng trường phía Đức được MOET bổ nhiệm trên
cơ sở thỏa thuận với các Bên
phía Đức theo nhiệm kỳ 05 năm. Thành viên Hội đồng trường có
thể bị MOET miễn nhiệm vì những lý do quan trọng; đối với các thành viên Hội đồng trường
phía Đức, phải được
các Bên phía Đức thông qua.
(3) Trong giai đoạn phát triển cho tới năm
2022, Hội đồng trường sẽ đảm nhiệm nhiệm
vụ của Hội đồng nội trị khi mà Hội đồng nội trị
chưa được thành lập.
Điều
8
Đóng
góp của các Bên cho việc xây dựng và vận hành Trường
(1) Bên Việt Nam bảo đảm VGU có thể đạt các yêu cầu của một trường
đại học theo định hướng nghiên cứu chuẩn mực quốc tế theo định
nghĩa trong Hiệp định này.
(2) Bên Việt Nam sẽ cấp cho VGU
nguồn tài chính cơ bản, chiếm phần chủ yếu trong tổng kinh phí hàng năm của
VGU. Phần kinh phí còn lại có nguồn từ học phí và các nguồn khác. Kinh phí sẽ chi
trả chi phí hoạt động hàng năm và dài hạn của VGU. Các chi phí hoạt
động của VGU bao gồm:
1. chi phí cho cán bộ
nhân viên,
2. chi phí đảm bảo chất lượng của các chương
trình đào tạo,
3. chi phí cho cơ sở giáo dục đại học
đối tác Đức tham gia ít nhất 20% khối lượng
giảng dạy mỗi chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng
đối với mỗi khóa học
sau khi hoàn thành giai đoạn ban đầu,
4. hỗ trợ đào tạo các nhà
nghiên cứu trẻ (ví
dụ tài trợ chính phủ),
5. học bổng cho sinh viên giỏi,
(3) Học phí của VGU sẽ được quyết định bởi Hội đồng trường
và được Ban chỉ đạo thông qua và được quy định ở mức mà đa số sinh viên có
khả năng chi trả
được. Mức tăng học phí hàng năm sẽ
không cao hơn mức lạm phát ở thời gian tương ứng.
(4) Bên Việt Nam sẽ cung cấp cơ
sở hạ tầng của VGU (địa
điểm, nhà, phòng thí nghiệm và các cơ sở hạ tầng khác).
(5) Bên Việt Nam sẽ cấp ngân
sách nhà nước cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học của VGU theo nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước
Việt Nam (cơ chế tài trợ theo mục tiêu/đặt hàng).
(6) Các điều kiện khung cho việc trả
thù lao và cung cấp trang thiết bị cho đội ngũ giảng dạy
và hành chính trong nước và nước ngoài sẽ do Bên Việt
Nam xây dựng theo hướng có thể tuyển dụng và
duy trì được những cá nhân có uy
tín quốc tế. Ban Giám hiệu
VGU có thể trả thù lao
căn cứ theo kết quả
công việc theo quy định của Hội đồng trường. Giảng viên được biệt phái từ cơ sở giáo dục đại
học đối tác phía Đức được chi trả theo tiêu
chuẩn của Đức.
(7) Căn cứ quy định về tài trợ của các
cơ quan lập pháp, BMBF sẽ hỗ trợ việc phát triển và vận hành của
VGU dưới hình thức tư vấn và đóng góp tài
chính cho các hoạt động cụ thể sau:
1. Phát triển các chương
trình đào tạo cử nhân
và thạc sỹ, thí dụ thông qua
việc biệt phái giảng viên Đức (giảng viên thỉnh giảng) theo các
thoả thuận hợp tác giữa VGU và cơ sở giáo dục đại học đối tác của Đức trong từng trường hợp;
tài trợ của BMBF
sẽ giảm dần khi đội ngũ
giảng dạy của VGU tiếp nhận
tăng dần khối lượng giảng dạy và sẽ kết thúc sau thời
gian tài trợ tối đa sáu năm,
2. Phát triển chương
trình đào tạo và
đảm bảo chất lượng,
3. Thúc đẩy hợp tác
nghiên cứu với các cơ sở của Đức.
(8) Căn cứ quy định về tài trợ của các
cơ quan lập pháp, HMWK sẽ hỗ trợ việc phát triển và vận hành của VGU dưới
hình thức tư vấn và đóng góp tài chính cho các hoạt động cụ
thể sau:
1. Phát triển các chương
trình đào tạo cử
nhân và thạc sỹ,
thí dụ thông qua việc
biệt phái giảng viên Đức (giảng viên
thỉnh giảng) theo các
thoả thuận hợp tác giữa VGU và cơ sở giáo dục đại học đối tác của Đức
trong từng trường hợp;
tài trợ của các HMWK sẽ giảm dần khi đội
ngũ giảng dạy của VGU tiếp nhận tăng dần khối lượng giảng dạy
và sẽ kết thúc sau thời
gian tài trợ tối đa sáu năm,
2. Phát triển chương trình đào tạo và
đảm bảo chất lượng,
3. Phát triển bộ máy hành chính của
VGU: HMWK sẽ chi trả cho các thành viên của Ban Giám hiệu do các
Bên phía Đức cử và các cán bộ,
nhân viên người Đức
khác trong bộ máy hành chính trung tâm của VGU.
Điều
9
Hợp
tác với doanh nghiệp
Các Bên khuyến khích mối quan hệ chặt
chẽ giữa VGU với
doanh nghiệp và khu vực tư nhân tại nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, cụ thể là
các công ty Đức hoạt động tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các đối tác của họ.
Điều
10
Các
điều khoản hành chính (vị trí pháp lý của các nhân viên VGU, quy định về nhập cảnh
và hải quan)
1. Bên Việt Nam,
theo quy định của pháp luật hiện hành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập
cảnh và lưu trú của
cán bộ giảng dạy,
hành chính từ Cộng hoà
Liên bang Đức cùng với gia đình họ và các sinh viên Đức sang
VGU trong quá trình làm việc,
học tập trong phạm vi các hoạt động của VGU. Các Bên phía Đức, theo quy định
của pháp luật hiện hành, sẽ tạo điều kiện cho việc nhập cảnh và Lưu
trú của cán bộ giảng dạy và hành
chính của VGU và các sinh viên Việt Nam cùng gia đình của họ đến các cơ sở giáo dục đại học đối tác
Đức trong quá trình làm việc, học tập trong phạm vi các hoạt động của
VGU.
2. Bên Việt Nam đảm bảo sự bảo vệ cho cán
bộ giảng dạy và nhân viên hành chính từ Cộng hòa Liên bang Đức
sang VGU, bao gồm việc
tiếp cận với các thủ tục trong giải quyết tranh chấp,
phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá ngày 19
tháng 12 năm 1966 và phù hợp với tiêu chuẩn lao động cơ bản được Tổ chức lao động thế
giới thông qua.
Điều
11
Giải quyết tranh chấp
Tất cả các tranh chấp liên quan đến việc diễn
giải hoặc áp dụng
Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận giữa các bên thông qua đàm phán giữa
các cơ quan có tên trong khoản
(2) Điều 1
nêu
trên hoặc qua
kênh ngoại giao.
Điều
12
Hiệu
lực; thời hạn hiệu lực; chấm dứt
(1) Các Bên thông
báo cho nhau bằng văn bản khi hoàn thành các thủ tục
chính thức của mỗi bên để Hiệp định có hiệu
lực. Việc thông
báo được thực hiện qua kênh ngoại giao. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu
tiên của tháng thứ hai kể
từ ngày Bên cuối cùng trong ba
Bên nhận được thông báo nêu trên; trong trường
hợp của Chính quyền Đảng Hessen, ngày Văn phòng Thủ hiến Bang nhận
được thông báo được lấy
làm căn cứ.
(2) Hiệp định này có hiệu lực trong thời
gian năm (05) năm từ
khi có hiệu lực. Hiệp định
sẽ được gia hạn
nếu các Bên đồng
ý bằng văn bản
sáu (06) tháng trước khi Hiệp định này hết hiệu lực,
và trong mỗi trường hợp,
được gia hạn thêm năm năm trừ trường hợp Hiệp định được chấm dứt theo khoản
(3) dưới đây.
(3) Một Bên có thể thông báo bằng
văn bản trước 12
tháng về việc chấm dứt Hiệp định
này cho hai Bên còn lại để kết
thúc hiệu lực áp dụng. Thông
báo có thể được thực hiện
qua kênh ngoại
giao. Thời điểm tính thời gian
một năm là ngày Bên
cuối cùng của hai Bên còn lại nhận được thông báo;
trong trường hợp của Chính quyền Bang Hessen, ngày Văn phòng Thủ hiến Bang nhận
được thông báo được lấy làm căn cứ.
Trong trường hợp chấm dứt, Hiệp định
này sẽ hết hiệu lực đối với tất cả các Bên khi kết thúc thời hạn hiệu lực
áp dụng.
(4) Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định này, các Bên đảm
bảo rằng các sinh
viên nhập học
vào thời điểm chấm dứt Hiệp định
có thể hoàn thành khóa học theo
các điều kiện được áp dụng tại thời điểm nhập học.
Làm tại Hà Nội, Berlin và Wiesbaden
vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, thành ba bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng
Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự diễn giải
khác nhau giữa các văn bản tiếng Việt và tiếng Đức, văn bản tiếng Anh sẽ được
áp dụng.
Thay mặt
Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
|
Thay mặt
Chính quyền
Bang Hessen
(Cộng hòa Liên bang Đức)
|
Thay mặt
Chính phủ
nước Cộng hòa
Liên bang Đức
|
AGREEMENT
BETWEEN
THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, THE GOVERNMENT OF THE
FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY AND THE GOVERNMENT OF LAND HESSE (FEDERAL REPUBLIC
OF GERMANY) CONCERNING THE DEVELOPMENT AND EXPANSION OF THE VIETNAMESE-GERMAN
UNIVERSITY (VGU)
THE
GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, THE GOVERNMENT OF THE FEDERAL
REPUBLIC OF GERMANY AND THE GOVERNMENT OF LAND HESSE (FEDERAL REPUBLIC
OF GERMANY) HEREINAFTER REFERRED TO AS “THE PARTIES” -
referring to the Joint Declaration of
Hanoi: Germany and Viet Nam - Strategic Partners of the Future of 11 October
2011 by the Socialist Republic of Viet Nam and the Federal Republic of Germany,
considering the Joint Declaration of
Intent of 21 May 2007 by the Ministry of Education and Training of the
Socialist Republic of Viet Nam and the Hesse State Ministry for Higher
Education, Research and the Arts and their Joint Declaration of 29 February
2008,
considering the Memorandum of
Understanding of 4 October 2012 between the Government of the Socialist
Republic of Viet Nam and Land Hesse concerning privileged cooperation,
desiring to strengthen the friendly
relations in higher education,
recognising the importance of higher
education teaching and research for economic development,
confirming their intention to
strengthen their cooperation in order to further expand the Vietnamese-German
University -
have agreed as follows:
Article
1
Cooperation
between the Parties
(1) The Government of the Socialist
Republic of Viet Nam, hereinafter referred to as “the Vietnamese Party”, and
the Government of the Federal Republic of Germany and the Government of Land
Hesse, hereinafter referred to jointly as “the German Parties”, shall cooperate
on the development and expansion of the Vietnamese-German University,
hereinafter referred to as “the VGU’, located in Binh Duong, as a public
Vietnamese research-oriented university based on the German model, observing
the principles of unity and freedom of research and teaching, the commitment to
academic excellence, institutional autonomy and academic self-governance.
(2) They shall appoint the following
institutions responsible for the implementation of this Agreement;
- for the Government of the Socialist
Republic of Viet Nam: the Ministry of Education and Training (MoET).
- for the Government of the Federal
Republic of Germany: the Federal Ministry of Education and Research (BMBF),
- for the Government of Land Hesse
(Federal Republic of Germany); the Hesse State Ministry for Higher Education,
Research and the Arts (HMWK),
(3) The MoET, BMBF and HMWK may
commission further public or private institutions with the implementation of
this Agreement or parts thereof.
(4) The Consortium for the
Vietnamese-German University (Konsortialverein
Vietnamesisch-Deutsche Universität e.V.), hereinafter referred to as “the VGU
Consortium”, with its member universities and other institutions shall form the
academic backbone of the VGU and provide support for VGU development and
expansion.
(5) The MoET, BMBF and HMWK shall form
a Steering Committee which will take final decisions on all issues concerning
the implementation of this Agreement, in particular concerning the financial
framework, where these are not explicitly reserved for the VGU’s own bodies.
The Steering Committee shall consist of representatives of the three
Ministries. Each of these representatives may nominate further persons to
participate in meetings in an advisory role. For the purpose of realising the
aims of the development plans, the Steering Committee shall agree milestones,
including a corresponding medium-term budget plan, with the VGU for its
development over several years. The VGU’s own bodies shall decide on issues
that lie within its academic self-governance.
Decisions taken within the Steering
Committee shall require unanimity. The Steering Committee shall meet at least
once per year, or more frequently upon request by one of the three Parties. It
shall be chaired alternately by the German and Vietnamese sides on an annual
basis. The BMBF and HMWK shall alternate as German chair. The BMBF and HMWK
shall provide for early agreement on all important matters so that a common
position can be ensured among the German Parties in communication with the
Vietnamese Party.
Article
2
Fundamental
principles
(1) The VGU is a public Vietnamese
university which is being developed in strategic partnership between the
Government of the Socialist Republic of Viet Nam, the Government of the Federal
Republic of Germany and the Government of Land Hesse. It falls under the
authority of the MoET. It is funded as a research-oriented university.
(2) Its research, teaching and
administration are based on the German model of universities, which is
characterized by:
1. unity and freedom of research and
teaching,
2. a commitment to academic
excellence,
3. institutional autonomy, and
4. academic self-governance.
(3) The VGU commits itself to
contribute to (he development of science and technology in accordance with its
mission. It shall concentrate primarily on technology, its scientific bases and
its embedding in society. It shall aspire to excellence in research and in
scientific, research-oriented education and training at international level. It
shall promote the transfer of knowledge and technology in business and society
as well as further study and the further training of
administrative and academic staff. It shall provide a contribution to the
reform of the Vietnamese higher education system and mutual benefits for German
and Vietnamese science and business.
(4) The VGU shall be distinguished by
the following features in particular:
1. its autonomy (Article 3),
2. systematic and sustained
cooperation on a partnership basis with German higher education institutions
which award their degrees at the VGU and in future, to the extent permissible
under national law, together with the VGU as agreed (Article 6),
3. intensive cooperation with
business, in particular with German industry active in Viet Nam and Southeast
Asia (Article 9), and
4. its character as a
research-oriented university (Article 5).
Articles
3
Unity
and freedom of research and teaching, autonomy
(1) The VGU shall have the right to
self-governance within the framework of Vietnamese higher education
legislation. In particular, it shall have the right to issue internal charters
and regulations and to regulate its legal affairs, finances, staff and
organisational matters independently of state influence.
(2) The unity and freedom of research
and teaching shall be guaranteed as an individual right of the members of the
University.
(3) The VGU shall bear the
responsibility for research and teaching and the assurance of their quality.
This shall include the design and organisation of adequate structures and
procedures as well as efficient management and decision processes.
(4) The VGU Charter shall regulate the
details of the University's constitution. It shall be drawn up and adopted by
the Senate in agreement with the Presidential Board and the University Council. The Charter
and any amendments shall in all cases require the approval of the Steering
Committee, They shall then be endorsed by the Prime Minister of the Socialist
Republic of Viet Nam.
(5) This Agreement shall take priority
over the VGU Charter. If art amendment of the Charter is deemed
necessary by the Senate, the University Council or at least one of the Parties,
the provisions of paragraph (4) above shall apply,
(6) By derogation from paragraphs 4
and 5 above, the first Charter in accordance with this Agreement shall be drawn
up and adopted as follows: following the signing of this Agreement, a panel of
experts appointed by the Steering Committee shall draw up a Charter instead of
the Senate without delay. The panel of experts shall consist of the President
of the VGU, a representative of the VGU Consortium and three external
scientists or experts, one each appointed by the MoET, BMBF and HMWK. This
Charter shall also require the approval of the Steering Committee and the University
Council. It need not be adopted by the Senate.
(7) The VGU shall be granted financial
autonomy on the basis of a global budget. The financing shall be subject to the
proviso that it is approved by the legislative bodies of the Parties.
(8) The VGU may use internal charters
to regulate:
1. the appointments procedure,
2. the teaching obligations of the
academic staff,
3. quality assurance, and
4. the levying of fees
and may also institute pilot schemes
which diverge from Vietnamese law but which are protected by experimental
clauses in Vietnamese law or by relevant decrees.
Article
4
Appointments
of honorary professorships
The VGU may independently remunerate
professors. The VGU shall have the right to confer honorary degrees and titles
such as honorary professorships.
Article
5
Research
and teaching
(1) The VGU shall be a
research-oriented university. Research shall be a contractual duty of the
professors at the VGU.
(2) Research achievements may be taken
into account for the purposes of salary assessment for professors, senior
lecturers and lecturers.
(3) The VGU shall be entitled to
establish research centres on an institutional basis and to acquire third-party
funds.
(4) Responsibility for research
matters shall be assigned within the Presidential Board of the VGU.
(5) The VGU shall introduce academic
qualifications at bachelor’s, master’s and doctorate level and may award its
academic degrees of its own accord. The qualifications, the curricula and the
accreditation shall follow the principles of the Bologna Process and be
recognized in both states on this basis.
Article
6
Participation
rights of German partner Institutions of higher education in teaching and
research
(1) The German partner institutions of
higher education shall have participation rights for the design and execution
of study courses in accordance with their cooperation agreements concluded with
the VGU, In particular, they shall participate in;
1. developing curricula,
2. appointment procedures,
3. examination boards, and
4. quality assurance in research and
teaching.
(2) Following completion of the
implementation phase of the relevant study courses (normally six years), the
German partner institutions of higher education shall continue to be involved
in the teaching in order to uphold German quality standards normally for six
more years in accordance with the cooperation agreements concluded with the VGU
or for longer periods
as appropriate for as long as the VGU makes reference to the German connection
to the study course concerned.
(3) In the case of study courses
developed with German partner institutions of higher education, the German
partner institution shall normally award its qualification in accordance with
the relevant cooperation agreement. Following the implementation phase, which
shall normally take six years, the German partner institutions shall, to the
extent permissible under national law, offer their qualifications together with
the VGU as double degrees or as joint degrees.
Article
7
Organisation
of the University Council
(1) The VGU’s own bodies shall be the
University Council, the Presidential Board and the Senate. Details shall be
regulated by the VGU Charter within the framework of Vietnamese legislation on
higher education institutions and based on German higher education
provisions and customs. The VGU Charter shall provide for an organisation of
structures and procedures commensurate with the requirements of a research
university as well as efficient management and decision processes and also
enable as far as possible the acceleration and simplification of
decision-making processes, an orientation to achievement, professionalization
of the administration and improvement of the economic efficiency of the VGU.
(2) The University Council shall have
20 members (10 members of the two German Parties combined and 10 members of the
Vietnamese Party). The German members of the University Council shall be
appointed by the MoET in agreement with the German Parties, normally for a
period of five years. A member of the University Council may be withdrawn by
the MoET for important reasons; the approval of the German Parties shall be
necessary in the case of German members.
(3) During the development phase up to
2022, the University Council shall additionally assume the tasks of the Senate
for as long as a Senate has not yet been established.
Article
8
The
Parties’ contributions to the development and operation of the University
(1) The Vietnamese Party shall ensure
that the VGU can meet the requirements of a research-oriented university of
international excellence as defined in this Agreement
(2) The Vietnamese Party shall provide
adequate basic funding for the VGU which shall constitute the majority of the
VGU’s annual budget; the remainder of the budget shall be raised from tuition
fees and other sources. The budget shall cover the running costs of the VGU
every year and over the long term. The running costs include in particular:
1. the staff costs,
2. the costs for quality assurance of
the study courses,
3. the residual presence of the German
partner institutions of higher education of at least 20 percent of the teaching
capacity required for quality assurance measures per study course following the
completion of the development of the study courses,
4. support for the training of young
researchers (for example Government grants), and
5. scholarships for talented students.
(3) Tuition fees at the VGU shall be
decided by the University Council and approved by the Steering Committee and
set at such a level that they are affordable to the majority of the students.
The annual increase of tuition fees should not be higher than the respective
inflation rate.
(4) The Vietnamese Party shall provide
the VGU’s infrastructure (site, buildings, laboratories and other
infrastructure).
(5) The Vietnamese Party shall provide
state funding for VGU research activities as per by the Vietnamese state’s
tasks/ assignments to VGU (target-based funding mechanism).
(6) The framework conditions for the
remuneration and provision of equipment for domestic and foreign academic and
administrative staff shall be shaped by the Vietnamese Party in such a way that
internationally renowned personalities can be recruited and retained. The
Presidential Board of the VGU may grant performance-related pay in accordance
with regulations decided by the University Council. Academic staff seconded
from the German partner institutions of higher education shall be remunerated
according to German standards.
(7) Subject to the provision of
binding by the legislative bodies, the BMBF shall support the development and
operation of the VGU by way of advice and financial contributions for the
following activities in particular:
1. development of bachelor’s and
master’s programmes, for example by way of the secondment of German teaching
staff (flying faculty) in accordance with the cooperation agreements between
the VGU and the German partner institution of higher education concerned in
each case; the funding by the BMBF shall be successively reduced as the VGU’s
own teaching staff take over an increasing share of the teaching load, and
shall end after a maximum funding term of six years,
2. development of the curricula and
their quality assurance,
3. promotion of research cooperation
with German institutions.
(8) Subject to the provision of
funding by the legislative bodies, the HMWK shall support the development and
operation of the VGU by way of advice and financial contributions for the
following activities in particular:
1. development of bachelor’s and
master’s programmes, for example by way of the secondment of German teaching
staff (flying faculty) in accordance with the cooperation agreements between
the VGU and the German partner institution of higher education concerned in
each case; the funding by the HMWK shall be successively reduced as the VGU’s
own teaching staff take over an increasing share of the teaching load, and
shall end after a maximum funding term of six years,
2. development of the curricula and
their quality assurance,
3. development of VGU administration:
the HMWK shall finance the members of the Presidential Board provided by the
German Parties as well as other staff in the VGU’s central administration.
Article
9
Cooperation
with business
The Parties shall encourage a close
relationship between the VGU and industry and the private sector in the Federal
Republic of Germany and the Socialist Republic of Viet Nam, in particular to
German companies active in the Socialist Republic of Viet Nam and their
associations.
Article
10
Administrative provisions (legal status of VGU staff;
regulations governing entry and customs)
(1) The Vietnamese Party, in
accordance with the applicable legislation, shall create favourable conditions
for the entry and stay of the teaching and administrative staff seconded from
the Federal Republic of Germany to the VGU and their family members and the
German students and their family members, for the duration of their work within
the scope of activities of the VGU. The German Parties shall, in accordance
with the applicable legislation, create favourable conditions for the entry and
stay of the teaching and administrative staff seconded from the VGU to the
German partner universities and institutions and their family members and the
Vietnamese students and their family members, for the duration of their work
within the scope of activities of the VGU.
(2) The Vietnamese Party shall
guarantee protection for the teaching and administrative staff seconded from
the Federal Republic of Germany, including access to the relevant procedures
for dispute settlement, in accordance with the International Covenant on
Economic, Social and Cultural Rights of 19 December 1966. and in line with the
core labour standards adopted by the International Labour Organisation.
Article
11
Settlement of disputes
All disputes concerning the
interpretation or application of this Agreement shall be settled by mutual
consent by means of negotiations between the institutions referred to in
Article 1 paragraph (2) above or through diplomatic channels.
Article
12
Entry into force; term of validity; termination
(1) The Parties shall inform each
other in writing that the respective formal conditions for entry into force
have been met. This information may also be communicated via diplomatic
channels. This Agreement shall enter into force on the first day of the second
month following the day on which the last of the aforementioned communications
has been received by the last of the three Parties; in the case of the
Government of Land Hesse the day upon which such communication is received
at the State Chancellery shall be decisive.
(2) This Agreement shall be valid for
the duration of five (05) years following its entry into force. The term of
validity will be extended if agreed in writing by the Parties six (06) months
before the end of the validity of this Agreement, in each case for a further
five years unless the Agreement is terminated in accordance with paragraph (3)
below.
(3) Each Party may give 12 months'
written notice of termination of this Agreement to the other two
Parties to take effect at the end of the applicable term of validity. Notice
may also be communicated via diplomatic channels. The one-year period of notice
shall be deemed to start on the day such notice is received by the latter of
the two other Parties; in the case of the Government of Land Hesse the
day upon which such communication is received at the State Chancellery shall be
decisive. In the event of termination, this Agreement shall cease to be in
force for all the Parties at the end of the applicable term of validity.
(4) In the event of termination of
this Agreement, the Parties shall ensure that the students who are registered
at the time of the termination of the Agreement can complete their studies
under the conditions applicable at the time of their registration.
Done in Hanoi, Berlin, and
Wiesbaden, on the 23rd of September 2020 in triplicate in the
Vietnamese, German, and English languages, all texts being authentic. In case
of divergent interpretations of the Vietnamese and German versions, the English
text shall prevail.
For the
Government
of the Socialist Republic
of Viet Nam
|
For the
Government
of Land Hesse
(Federal Republic
of Germany)
|
For the
Government
of the Federal Republic
of Germany
|