SẮC LỆNH
SẮC
LỆNH SỐ 46 VỀ ĐẶT NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI CỦA CHỦ TỊCH
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 146 NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu theo Sắc lệnh
số 119 ngày 9-7-1946 tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục;
Chiểu theo Sắc lệnh số 44 ngày
10-10-1945 thiết lập Hội đồng Cố vấn Học chính;
Chiểu theo lời đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Quốc gia giáo dục
Sau khi đã trình Ban thường trực
Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA
SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nền giáo dục duy nhất, đặt trên ba nguyên tắc căn bản: đại
chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá, và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng Quốc
gia và dân chủ.
Điều thứ 2
Nền giáo dục ấy được phân phát,
sau bậc giáo dục ấu trĩ, trong ba cấp học là:
Đệ nhất cấp: bậc học cơ bản
Đệ nhị cấp: có hai ngành: ngành
học tổng quát và ngành học chuyên môn
Đệ tam cấp: bậc đại học.
Điều thứ 3
Bậc ấu trĩ nhận giáo dục trẻ con
dưới 7 tuổi và sẽ tổ chức tuỳ theo điều kiện thuận tiện do Bộ Quốc gia giáo dục
ấn định sau.
Điều thứ 4
Bậc học cơ bản dậy những điều
thường thức cần thiết và luyện những tập quán tốt cho các trẻ con từ 7 tuổi.
Hạn học là 4 năm. Học sinh học hết năm thứ tư sẽ thi lấy bằng giáo dục cơ bản.
Bậc học cơ bản sẽ là bậc học cưỡng bách bắt đầu từ năm 1950. Sự cưỡng bách ấy
sẽ tuỳ theo tình trạng kinh tế và xã hội trong nước mà thi hành dần làm nhiều
thời kỳ, theo thủ tục do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau.
Điều
thứ 5
Sau bậc học cơ bản, có lớp dự bị
hạn học một năm mục đích ngoài sự ban phát cho học sinh một cái học phổ thông
đại cương, còn chú trọng đến khuynh hướng và khả năng của chúng để chọn lọc và
đưa chúng vào ngành học tổng quát hay ngành học chuyên môn ở đệ nhị cấp. Lớp dự
bị sẽ tổ chức khi nào xét ra có điều kiện thuận tiện về nhân viên và dụng cụ.
Chi tiết tổ chức lớp này do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ấn định.
Điều thứ 6
Ngành học tổng quát ban phát cho
các trẻ em một cái học phổ thông và một cái học chuyên khoa để dự bị chúng lên
bậc đại học. Ngành này gồm hai bậc:
1) Bậc phổ thông, hạn học là 4
năm , có sự hướng dẫn và tuyển trao đưa trẻ sang ngành học chuyên nghiệp hay
lên bậc chuyên khoa để dự bị vào học. Hai năm đầu dậy theo một chương trình duy
nhất hoàn toàn phổ thông năm sau theo một chương trình phân hoá ở những lớp dự
bị chuyên nghiệp, dự bị chuyên khoa chia ra làm 4 ban: ban Văn học, ban Khoa
học cho lớp dự bị chuyên khoa, ban Vạn vật và ban Kỹ thuật cho lớp dự bị chuyên
nghiệp.
2) Bậc chuyên khoa dành cho học
sinh đã học quá các lớp dự bị cho chuyên khoa và chia ra là 3 ban: ban
Toán-lý-hoá, ban Vạn vật và ban Văn (?). Hạn học 3 năm. Học sinh học hết năm
thứ 3 sẽ thi lấy lấy bằng học thuật (?) quát để vào các ban đại học hay vào các
trường Cao đẳng chuyên môn.
Điều thứ 7
Ngành học chuyên môn ban phát
ngoài cái học phổ thông và một cái học chuyên môn và thực hành để đào tạo những
người làm ruộng thợ, đi buôn lành nghề và những cán bộ thực tiễn đủ năng lực để
điều (???) các cơ quan xã hội, kinh tế v.v... ngành này gồm hai bậc:
1) Bậc thực nghiệm dành cho học
sinh sau một năm hướng dẫn tuyển (??) tỏ ra có năng khiếu và khuynh hướng về
thực nghiệm để luyện chúng thành những nông gia, thương gia và công nhân thành
nghề. Có nhiều ban dạy nghề và hạn học từ một năm đến ba năm tuỳ từng ban.
Những học sinh đỗ tốt nghiệp ưu hạng ở bậc học thực nghiệm có thể xin học lớp
dự bị chuyên nghiệp để thi vào các trường chuyên nghiệp.
2) Bậc chuyên nghiệp dành cho
học sinh đã theo các lớp dự bị chuyên nghiệp chia ra nhiều ban và mục đích huấn
luyện các cán bộ thực tiễn về phần học lý thuyết và thực hành để giúp việc kiến
thiết Quốc gia về các ngành kinh tế xã hội. Hạn học ít nhất là 3 năm và bằng
tốt nghiệp là bằng kỹ sư. Những sinh viên đã đỗ kỹ sư vào ưu hạng có thể xin
vào học các trường Cao đẳng chuyên môn bậc đại học mà không cần có bằng thuật
học tổng quát.
Điều thứ 8
Bậc đại học gồm các ban Văn
khoa, Pháp lý theo sơ đồ từng môn và những trường Cao đẳng chuyên môn, học theo
chương trình đã định và niên hạn nhất định là 3 năm (Y học, Dược học, Mỹ thuật,
Thương mại, Nông lâm, Kiến trúc, Điện học, Khoáng sản. v.v...) Sinh viên tốt
nghiệp bậc Đại học sẽ có bằng Đại học sĩ hoặc Bác sĩ.
Điều thứ 9
Ngành học sư phạm mục đích đào
tạo giáo viên cho các bậc học và chia ra làm 3 cấp:
1) Sư phạm sơ cấp đi song hàng
với các lớp dự bị chuyên khoa và chuyên nghiệp, hạn học 2 năm để đào tạo giáo
viên dạy ở các lớp cơ bản.
2) Sư phạm trung cấp, hạn học 3
năm đi song hàng với bậc chuyên nghiệp và chuyên khoa, và chia làm hai ban để
đào tạo giáo sư dạy văn chương khoa học ở các lớp phổ thông hay thực nghiệp.
3) Sư phạm cao cấp, chuyên luyện
cho các người đã có bằng đại học văn khoa (văn học hay khoa học) để thi lấy
bằng sư phạm ở ban văn khoa đại học. Có bằng này mới được bổ giáo sư thực thụ
các lớp chuyên khoa và chuyên môn.
Điều thứ 10
Cách tổ chức đại cương và các
môn dạy trong chương trình bậc học sẽ có sắc luật định riêng. Còn các chi tiết
tổ chức và chương trình học các bậc học sẽ do nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc
gia giáo dục ấn định. Sự tổ chức và chương trình các bậc học trong thời kỳ
chuyển tiếp cũng nghị định của Bộ trưởng Bộ giáo dục ấn định.
Điều thứ 11
Ở tất các bậc học học sinh không
phải trả học phí, và các kỳ thi tốt nghiệp, học sinh cũng không phải nộp một
phí khoản nào.
Điều thứ 12
Học sinh xuất sắc mà nghèo sẽ
được học bổng của Chính phủ. Thể lệ cấp học bổng sẽ do nghị định của Bộ trưởng
Bộ Quốc gia giáo dục ấn định.
Điều thứ 13
Ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo
dục chiểu Sắc lệnh thi hành.