Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 85/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 17/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 17 tháng 01 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên;

Căn cứ Quyết định số 1886/QĐ-UBND, ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2030”;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 01/TTr-SGDĐT ngày 05/01/2024 về việc phê duyệt Đề án phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TTr Tỉnh ủy,
- TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VHXH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số: 85/QĐ-UBND ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB ngày 12/9/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang với tên gọi Trường Chuyên, sau đó được đổi tên thành Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang theo Quyết định số 2892/QĐ-UB ngày 20/10/2000 của của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Mục tiêu của Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, của đất nước.

Trong những năm qua, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... đảm bảo cho việc tổ chức dạy - học và các hoạt động khác trong nhà trường được diễn ra thuận lợi. Nhà trường luôn phấn đấu đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, đóng vai trò chủ lực trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi; là cơ sở tạo nguồn đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Trường đã đạt được nhiều thành tích được các cấp Bộ, ngành ghi nhận1 và được học sinh, phụ huynh, xã hội tin tưởng, ủng hộ.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong xu hướng chung về sự phát triển và hội nhập, nhu cầu xã hội đối với giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng, nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế bất cập cần sớm khắc phục, cụ thể như: Trình độ năng lực chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa cao và ổn định; kinh phí đầu tư cho công tác dạy và học đã được quan tâm nhưng còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục toàn diện và nhiệm vụ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi; tạo nguồn đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; chế độ chính sách đãi ngộ đối với sự cống hiến của thầy, cô giáo, thành tích đạt được của học sinh còn hạn chế, chưa thực sự khích lệ giáo viên, học sinh.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tiếp tục đầu tư, bồi dưỡng và phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường; chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh, đặc biệt chất lượng giáo dục mũi nhọn, phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng khá trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước thì việc xây dựng Đề án phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030 là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên;

Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;

Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/5/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 1886/QĐ-UBND, ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2030”.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG

1. Quy mô phát triển

Năm học 2023-2024, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 29 lớp (khối 10: 10 lớp, khối 11: 11 lớp, khối 12: 08 lớp), với tổng số 966 học sinh (khối 10: 350 HS, khối 11: 353 HS, khối 12: 263 HS); trường đang tổ chức dạy học 9 môn chuyên (gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh). So với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án (năm học 2010-2011) tăng 11 lớp (Khối 10: tăng 04 lớp; khối 11: 05 lớp; khối 12: 02 lớp), số học sinh tăng 401 em (từ 565 HS tăng lên 966 HS).

2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh tự học và tham gia nghiên cứu khoa học; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng cao, cụ thể như sau:

- Chất lượng giáo dục toàn diện năm học 2022-2023: Học sinh xếp loại học lực giỏi/kết quả học tập tốt đạt 93,4%; xếp loại hạnh kiểm tốt/kết quả rèn luyện tốt đạt 99,2%. So với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án (năm học 2010-2011) xếp loại học lực giỏi/kết quả học tập tốt tăng 80,5%; xếp loại hạnh kiểm tốt/kết quả rèn luyện tốt tăng 2,0%.

- Kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia: Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2022-2023 Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 49 học sinh đạt giải (07 giải nhì, 17 giải ba, 25 giải khuyến khích). Năm học 2022-2023 nhà trường có 02 học sinh đạt giải (02 giải khuyến khích).

- Kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi đại học: Hằng năm, 100% học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên đều tốt nghiệp Trung học phổ thông; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học tại các trường đại học trong 05 năm gần nhất trung bình đạt 99%. Năm 2023, tỷ lệ học sinh vào các trường đại học đạt 100% tăng 8,0% so với năm học 2010-2011.

Số học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang đỗ vào các trường Đại học tốp đầu của 3 năm học gần nhất: Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, An Ninh, Y dược, Quân đội, Bách khoa, Đại học Quốc gia……).

Năm học 2020-2021: 73/272 chiếm 26,8%.

Năm học 2021-2022: 79/232 chiếm 34,1%.

Năm học 2022-2023: 90/274 chiếm 32,8%.

- Kết quả thi Khoa học kỹ thuật: Từ năm 2014 đến nay Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 16 dự án KHKT tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, trong đó có 03 dự án đạt giải.

3. Về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được quan tâm, bổ sung về số lượng; trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Năm học 2023-2024, có tổng số 86 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (trong đó có 04 cán bộ quản lý; 72 giáo viên và 10 nhân viên). So với năm học 2010-2011, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tăng 20 người (cán bộ quản lý tăng 02 người, giáo viên tăng 15 người, nhân viên tăng 3 người).

Về trình độ chuyên môn: có 37 thạc sĩ (trong đó: cán bộ quản lý 04, giáo viên 32, nhân viên 01), đạt tỷ lệ 43,02%; 100% giáo viên sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; hiện tại có 05/09 giáo viên tiếng Anh đạt trình độ chuẩn IELTS từ 6.5 trở lên.

Hằng năm, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nhiều giáo viên là báo cáo viên cốt cán trong các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng chuyên đề, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh, cấp cụm trường, hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các trường THCS trên địa bàn tỉnh, đã liên kết với Trường THCS Lê Quý Đôn, Trường THCS Yên Biên, thành phố Hà Giang; Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Bắc Quang về việc giảng dạy kiến thức chuyên sâu để tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT Chuyên.

- Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang đã học hỏi và liên kết với các Trường THPT Chuyên đại học Sư phạm Hà Nội, Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai; Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên; Trường THPT Chuyên tỉnh Hưng Yên và Trường THPT Chuyên tỉnh Vĩnh Phúc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phương pháp giảng dạy kiến thức chuyên sâu, phương pháp quản trị nhà trường...

4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

- Trong những năm qua, Trường đã đón tiếp một số đoàn quốc tế đến thăm, khảo sát về công tác giảng dạy, học tập tiếng Anh như: Đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ do Đại sứ quán hoặc Phó tùy viên văn hóa làm Trưởng đoàn, tổ chức ELIC/Mỹ.

- Nhiều giáo viên tiếng Anh của nhà trường đã được tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Cụ thể:

+ 01 người được tham gia Chương trình học bổng của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh tại Mỹ (thời gian 10 tháng).

+ 03 người được tham gia Chương trình bồi dưỡng tiếng Anh và phương pháp giảng dạy do Sở Giáo dục và Đào tạo chọn cử tại Philippin (thời gian 06 tuần).

+ 01 người được tham gia Chương trình Fulbright TEA do Chính phủ Mỹ tài trợ về bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp giảng dạy tiếng Anh (tại Mỹ, thời gian 03 tháng).

+ 04 người được tham gia bồi dưỡng tiếng Anh bởi tổ chức ELIC/Mỹ tại Việt Nam (thời gian 02 tháng).

- Từ năm học 2020-2021 đến nay Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có 85 học sinh dự thi chương trình IELTS và đạt từ 6.5 trở lên.

- Học sinh nhà trường đã được tham gia chương trình thí điểm trại hè tiếng Anh do tổ chức ELIC/Mỹ tài trợ trong thời gian 20 ngày tại Trường THPT Chuyên (năm 2017). Năm học 2022-2023, Chương trình Fulbright TEA do Chính phủ Mỹ tài trợ đã cử 01 trợ giảng đến làm việc tại trường từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023.

Sau khi tham gia các lớp tập huấn, trình độ của giáo viên tiếng Anh được cải thiện đáng kể, đặc biệt là kĩ năng nghe, nói bằng tiếng Anh, giáo viên được học hỏi rất nhiều về kiến thức và phương pháp dạy tiếng Anh từ người bản xứ.

Các hoạt động giáo dục có sự tham gia của giáo viên người nước ngoài tại nhà trường giúp khơi dậy trong học sinh niềm đam mê học tiếng Anh, tăng cường phát triển khả năng ngôn ngữ trong học sinh, đặc biệt là kĩ năng nghe và nói tiếng Anh. Học sinh không chỉ sử dụng tiếng Anh trong lớp học mà còn sử dụng ngoài giờ học. Học sinh tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh. Qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng mềm, cách làm việc theo nhóm, phát triển tài năng cũng như sự tự tin của học sinh đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa học sinh trong trường.

5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Trường THPT Chuyên

5.1. Cơ sở vật chất

Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang có tổng diện tích 19.658 m2, đã được đầu tư xây dựng với các hạng mục công trình như sau:

- Nhà hiệu bộ gồm: 01 phòng Hiệu trưởng, 03 phòng Phó Hiệu trưởng, 02 phòng họp, 01 văn phòng, 01 phòng kế toán, 07 phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, 01 phòng (tổ chức đảng, đoàn thể), 01 phòng Y tế, 01 phòng văn thư, 01 phòng công tác Đoàn; 01 phòng thư viện.

- Nhà lớp học: Có 02 nhà 4 tầng, với tổng số 33 phòng học.

- Phòng học bộ môn có 09 phòng, trong đó có 01 phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học, 01 phòng Sinh học, 04 phòng Tin học, 02 phòng Ngoại ngữ.

- Nhà đa năng: Có diện tích 337,8 m2, phục vụ tổ chức hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục thể thao và dạy học môn Thể dục.

- Khu nhà Ký túc xá học sinh: 03 tầng với tổng số 30 phòng, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 180 học sinh.

- Các hạng mục phụ trợ gồm: Cổng trường, hệ thống tường rào, hệ thống nước sạch, các công trình vệ sinh, phòng bảo vệ, hệ thống điện, hệ thống đường nội bộ...

5.2. Trang thiết bị dạy học

- Về thiết bị dạy học tối thiểu: Hiện có 01 bộ thiết bị dạy học cho các lớp 10, 11, 12, thiết bị được trang cấp từ năm 2006 và năm 2008 nên một số thiết bị đã bị hỏng.

- Về trang thiết bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm Vật lý, Hóa học và Sinh học: Hầu hết các thiết bị đều được trang cấp từ năm 2006 nên trang thiết bị xuống cấp nhiều, hằng năm nhà trường có mua sắm bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, tuy nhiên số lượng còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

- Phòng dạy học ngoại ngữ: Hiện tại nhà trường có 01 phòng học Ngoại ngữ gồm 36 cabin có tai nghe được kết nối với máy chủ, 01 phòng Ngoại ngữ - Tin học với 26 máy vi tính và các thiết bị khác.

- Phòng thực hành Tin học: Hiện tại nhà trường có 04 phòng thực hành Tin học với 103 máy tính đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Tin học.

- Về thiết bị thí nghiệm thực hành tăng cường giáo dục khoa học - kỹ thuật: Có 01 phòng gồm các thiết bị của bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học phục vụ cho công tác thực hành tăng cường giáo dục khoa học - kỹ thuật.

6. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

6.1. Những hạn chế, bất cập

- Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia của nhà trường hàng năm còn thấp đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, nhà trường chưa có học sinh lọt vào vòng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc tế.

- Chưa thực hiện được việc trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng, phát triển chương trình và tài liệu dạy học cho trường chuyên.

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu; một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy chuyên sâu tại Trường THPT Chuyên, năng lực Ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.

- Nhà đa năng, kí túc xá, nhà ăn, nhà thư viện đã xây dựng xong, tuy nhiên chưa được đầu tư đồng bộ trang thiết bị; chưa có nhà lưu trú cho giáo viên.

- Trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị dạy học phục vụ công tác thí nghiệm, thực hành của các bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

- Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học của nhà trường còn nhiều hạn chế.

- Ngân sách của tỉnh hằng năm cấp cho nhà trường còn thấp, rất khó khăn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, duy trì, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường và thực hiện việc hợp tác quốc tế.

6.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo của nhà trường chưa thật sự hiệu quả; chậm đổi mới; chưa chủ động liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước. Một số giáo viên chưa tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chưa dành nhiều thời gian cho nghiên cứu hoạt động chuyên môn....

- Công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là tự bồi dưỡng các chuyên đề chuyên sâu của từng môn chuyên, tự bồi dưỡng về ngoại ngữ của nhiều giáo viên chưa cao, chưa tự giác và thường xuyên. Một số giáo viên chưa chủ động trong việc học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

b) Nguyên nhân khách quan

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp so với yêu cầu (do nguồn tuyển còn hạn hẹp, một số học sinh ở các các huyện không muốn học tập xa gia đình nên không đăng ký dự thi, do đó tính cạnh tranh đầu vào ở một số lớp chuyên không có), chưa có các giải pháp hiệu quả để phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ cấp trung học cơ sở để tạo nguồn tuyển sinh có chất lượng cho Trường THPT Chuyên.

- Điều kiện kinh tế và xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn lực nhất là việc thực hiện xã hội hóa giáo dục phục vụ cho công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế. Ngân sách đầu tư cho Trường THPT Chuyên mặc dù đã được quan tâm song còn rất hạn hẹp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Công tác phối hợp, tham mưu, ban hành các chế độ, chính sách đặc thù cho giáo viên và học sinh trường chuyên còn chậm; chưa có cơ chế thu hút giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tại Trường THPT Chuyên.

- Tỉnh Hà Giang chưa có quy định cụ thể về cơ chế đặc thù đối với công tác tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên về công tác tại Trường THPT Chuyên cũng như là quy định điều chuyển giáo viên, nhân viên ra khỏi Trường THPT Chuyên khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

(Có phụ lục số 01, 02 kèm theo)

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục xây dựng và phát triển Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang trở thành cơ sở giáo dục trung học có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; chất lượng giáo dục cao nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện.

- Xây dựng Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang trở thành hình mẫu của các trường THPT về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về tổ chức, đổi mới phương pháp giáo dục; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

- Hình thành cơ chế chính sách để tạo động lực mới cho sự phát triển của nhà trường; có giải pháp cụ thể với các mục tiêu ưu tiên cho sự phát triển của nhà trường.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy

a) Quy mô học sinh, lớp học

- Năm học 2024 - 2025 Trường THPT Chuyên có tối thiểu 31 lớp với tổng số 1.053 học sinh (Khối 10: 10 lớp, với 350 học sinh; Khối 11: 10 lớp, với 350 học sinh; Khối 12: 11 lớp, với 353 học sinh).

- Từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2029 - 2030, nhà trường duy trì tối thiểu 30 lớp với 1.050 học sinh (gồm các môn chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Trung).

b) Cơ cấu đội ngũ nhà trường

Từ năm học 2024 - 2025, nhà trường có đủ cơ cấu giáo viên theo quy định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Đến năm 2030 Trường THPT Chuyên đảm bảo đủ số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo quy định.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại.

- Trên 50% giáo viên có trình độ thạc sĩ.

- Từ 60% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp, đặc biệt các môn khoa học tự nhiên. Ít nhất 5% số tiết thuộc môn khoa học tự nhiên được giáo viên giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, giáo viên hàng năm: 100% đạt từ khá trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt loại Tốt.

- Bồi dưỡng ít nhất 3 chuyên đề chuyên sâu/môn/năm cho giáo viên dạy 09 môn chuyên.

2.3. Về chất lượng giáo dục

- Đến năm 2030, có 90% trở lên học sinh có kết quả học tập đạt loại tốt.

- 100% học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường đại học.

- 10% trở lên học sinh đỗ vào các trường đại học được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kĩ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài.

- 100% học sinh đạt các tiêu chí và chỉ số đánh giá về phẩm chất và năng lực toàn diện của học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- 100% học sinh đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải. 90% trở lên học sinh tham gia đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia là học sinh Trường THPT Chuyên.

- Học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia: Giai đoạn 2023-2025, có ít nhất 5-7 giải; năm học 2023-2024 có ít nhất 5 giải. Giai đoạn 2025-2028, có ít nhất 8-10 giải. Giai đoạn 2028-2030, có ít nhất 10-12 giải.

2.4. Về cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Đến năm 2030, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang được đầu tư đầy đủ các phòng học đa phương tiện, phòng học bộ môn; mua sắm trang thiết bị dạy học đồng bộ, tiên tiến, hiện đại; bổ sung các tài liệu học tập; đầu tư cơ sở vật chất cho khu ký túc xá; xây dựng nhà lưu trú cho giáo viên…, đảm bảo đủ điều kiện cho các hoạt động giáo dục toàn diện của học sinh, cụ thể:

- Trang cấp đầy đủ thiết bị: 09 phòng học đa phương tiện; 08 phòng học bộ môn; 30 phòng kí túc xá.

- Xây dựng 01 nhà lưu trú (gồm 8 phòng) cho cán bộ, giáo viên.

- Phòng đọc thư viện: Trang cấp 01 bộ máy tính để bàn, 01 máy in, 15 bộ bàn ghế cho bạn đọc và 06 kệ sách; bổ sung khoảng 5.250 cuốn sách vào thư viện.

- Xây dựng thư viện điện tử: Trang cấp 41 bộ máy tính để bàn; 40 bàn để máy tính cho bạn đọc tra cứu, 01 bàn để máy tính điều hành; thuê website, mua phần mềm, mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ ....

(Có phụ lục số 03, 04, 05, 06 kèm theo)

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh về vị trí, vai trò của Trường THPT Chuyên là phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, của đất nước...

- Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chỉ thị, các hướng dẫn về đạo đức nhà giáo.

- Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Trường THPT Chuyên, đặc biệt trong công tác đào tạo nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới từ đó xác định động cơ, động lực, nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Tăng cường các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục động cơ học tập, tình yêu nước, lòng nhân ái, chăm chỉ, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm cho học sinh thông qua các chương trình, các hoạt động cụ thể, thiết thực.

- Tăng cường kỷ cương nền nếp, xác lập hệ thống các biện pháp kiểm soát công việc, kiểm soát chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nghiên cứu đổi mới chương trình, mục tiêu, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh Trường THPT Chuyên theo hướng toàn diện, hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao, tài năng cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

2.1. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

- Lựa chọn học sinh tham gia ôn luyện, thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh phải đảm bảo chính xác (lựa chọn những học sinh có năng khiếu môn chuyên, có sức khỏe cũng như lòng đam mê nghiên cứu khoa học).

- Tăng cường tham gia các kỳ thi mang tính chất giao lưu giữa các Trường THPT Chuyên, các kỳ thi Olympic các môn văn hoá ở trong nước, khu vực và quốc tế để học sinh có cơ hội cọ sát và tích lũy kinh nghiệm.

- Tạo động lực liên tục cho học sinh, đặc biệt các thầy cô tham gia ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi phải là người truyền cảm hứng, tạo sự hứng thú cho học sinh để học sinh tin tưởng, chuyên tâm trong công tác ôn luyện và hướng đến những mục tiêu cao hơn.

- Tập trung đầu tư bồi dưỡng, ôn luyện cho những bộ môn thực sự có tiềm năng đạt giải quốc gia và những học sinh có năng lực, có niềm say mê nổi trội trong đội tuyển.

- Tiếp tục mời các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành và đội ngũ giáo viên các Trường THPT Chuyên giàu kinh nghiệm để tập huấn kiến thức chuyên sâu cho đội tuyển.

2.2. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi

Phối hợp với các trường THCS chất lượng cao, trường trọng điểm của các huyện/thành phố nhằm phát hiện những học sinh giỏi, có năng khiếu về các môn văn hóa. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phối hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho các em học sinh để tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang.

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

3.1. Tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên

a) Bố trí đảm bảo biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho Trường THPT Chuyên.

- Ưu tiên bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng cường công tác phối hợp với các trường THPT/THCS&THPT khác trên địa bàn tỉnh để phát hiện các giáo viên có năng lực chuyên môn, đề xuất với Sở GD&ĐT thực hiện việc điều động, luân chuyển giáo viên về giảng dạy tại Trường THPT Chuyên.

- Thực hiện tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên theo quy định và theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.

b) Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đối với những trường hợp sau:

Ngoài các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ về tuyển dụng viên chức, thực hiện tuyển dụng lập thời bằng hình thức xét tuyển đối với sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Đối với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học Ngữ văn, Lịch sử Địa lý: Sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi hệ chính quy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; sinh viên tốt nghiệp loại khá hệ chính quy trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy các trường đại học sư phạm khác đã đạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia trung học phổ thông (Môn đạt giải là môn được đào tạo tại trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3 theo khung 6 bậc của Việt Nam. Ưu tiên việc xét tuyển đối với các sinh viên đảm bảo các điều kiện trên và nguyên là học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang.

- Đối với môn Ngoại ngữ: Người dự tuyển phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế: đối với tiếng Anh đạt 7.0 IELTS trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương).

3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

Tập trung đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên; hợp tác, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường THPT chuyên trong nước về tham gia các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn...

Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với giáo viên ngoại ngữ và năng lực tiếng Anh cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên; tìm kiếm, sử dụng các phần mềm; ứng dụng học tiếng Anh chuyên ngành. Có chính sách hỗ trợ giáo viên ngoại ngữ và giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí quốc tế cấp. Cụ thể đến năm học 2029-2030:

- Đào tạo thạc sĩ, dự kiến: 16 người (lộ trình thực hiện theo Phụ lục 5 đính kèm).

- Hợp tác với các trường đại học trong nước để bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 100 lượt giáo viên các môn khoa học tự nhiên (20 người/năm).

- Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho 324 lượt giáo viên dạy 09 môn chuyên, mỗi môn chuyên bồi dưỡng 03 chuyên đề/năm.

- Cử 02 giáo viên tiếng Anh tham gia đào tạo, bồi dưỡng học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

3.3. Thực hiện việc đánh giá và luân chuyển giáo viên

- Trường THPT Chuyên tham mưu Sở GD&ĐT xây dựng quy chế sàng lọc giáo viên.

- Hằng năm, nghiêm túc thực hiện việc đánh giá giáo viên và đề xuất Sở GD&ĐT về việc đưa ra khỏi trường chuyên đối với giáo viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên. Xem xét điều chuyển giáo viên từ trường chuyên sang trường trung học phổ thông khác đối với một trong các trường hợp sau:

+ Giáo viên không đạt loại khá trở lên trong kỳ khảo sát do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (nếu có);

+ Trong năm học không đạt từ mức khá trở lên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Giáo viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên khi quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Thời gian thực hiện việc điều chuyển giáo viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ra khỏi Trường THPT Chuyên từ năm 2024.

- Không bố trí dạy môn chuyên đối với giáo viên sau 03 năm dạy môn chuyên không có học sinh giỏi quốc gia.

4. Đổi mới công tác quản lý

Giao quyền chủ động cho Trường trung học phổ thông chuyên trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức các hoạt động chuyên môn. Định kỳ thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực, chuyên môn giáo viên theo quy chế sàng lọc giáo viên. Định kỳ trước ngày 15/6 hàng năm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án báo cáo Sở GD&ĐT.

Tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hoá trong dạy học: Tăng cường hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín trong và ngoài nước về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy và học ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức các giờ học kết nối trực tuyến với học sinh và giáo viên một số nước cùng dạy tiếng Anh qua mạng Internet. Cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế.

Tăng cường tổ chức dạy song ngữ (tiếng Anh) đối với các môn khoa học tự nhiên. Liên kết với các cơ sở giáo dục có giáo viên nước ngoài để thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi nâng cao kiến thức môn ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh.

5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Năm 2024 đầu tư xây dựng nhà lưu trú gồm 08 phòng cho giáo viên; bổ sung trang thiết bị phòng đọc thư viện;

- Từ năm 2024-2026 trang cấp các thiết bị, máy tính, sách điện tử để hoàn thiện xây dựng thư viện điện tử;

- Từ năm 2024-2030 trang cấp các thiết bị phòng đa phương tiện, phòng học bộ môn, ký túc xá cho học sinh.

(Chi tiết tại Phụ lục số 07 đính kèm)

6. Thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Nghiên cứu xây dựng chính sách bổ sung chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Trường THPT chuyên đạt kết quả xuất sắc theo nhiệm vụ được giao.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách bổ sung chế độ học bổng, khen thưởng đối với học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.

- Nghiên cứu bổ sung chế độ đối với giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.

- Chế độ tập huấn các đội dự tuyển: Đối với giáo viên nhà trường tập huấn đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang hiện hành.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là: 45.316.100.000 đồng, trong đó:

- Xây dựng, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất: 2.700.000.000 đồng;

- Trang cấp thiết bị: 8.698.000.000 đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 8.623.600.000 đồng;

- Chế độ tập huấn các độ dự tuyển: 25.294.500.000 đồng.

(Có phụ lục số 06 kèm theo)

2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách tỉnh: 45.053.600.000 đồng;

- Ngân sách Trung ương: không;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 262.500.000 đồng.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT chuyên.

Chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách đặc thù đối với giáo viên, học sinh Trường THPT chuyên; chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy tại Trường THPT chuyên.

Chỉ đạo Trường THPT Chuyên thực hiện các giải pháp đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng mục tiêu Đề án.

Định kỳ tổ chức khảo sát, đánh giá giáo viên theo quy định.

Đánh giá, kiểm tra tiến độ thực hiện đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để triển khai Đề án đảm theo đúng tiến độ.

3. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan đề xuất, tham mưu, trình HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách, nhu cầu tuyển dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang theo đúng quy định của pháp luật và của tỉnh.

5. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu đẩy mạnh tìm kiếm, kết nối, giới thiệu trường với các Đại sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, đối tác quốc tế, các cơ sở giáo dục trong khu vực và trên thế giới để làm việc, giao lưu, vận động các nguồn tài trợ, học bổng và tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, học vấn cho cán bộ, giáo viên, học sinh trường chuyên.

6. Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang

Tổ chức quản lý, quản trị nhà trường đảm bảo theo chức năng, nhiệm vụ của trường chuyên.

Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả từng nội dung của Đề án.

Thực hiện đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án, sứ mạng của trường hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý theo quy định./.

PHỤ LỤC SỐ 01

QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM HỌC 2010-2011 ĐẾN NĂM HỌC 2022-2023

1. Kết quả hai mặt giáo dục

Năm học

Tổng số học sinh

Học lực/Kết quả học tập

Hạnh kiểm/Kết quả rèn luyện

Giỏi/Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2010-2011

565

73

12,9

476

84,2

15

2,7

1

0,2

549

97,2

15

2,7

1

0,1

2011-2012

557

89

16

451

81

17

3

540

96,9

17

3,1

2012-2013

536

93

17,4

436

81,3

7

1,3

529

98,7

7

1,3

2013-2014

536

102

19

427

79,7

7

1,3

529

98,7

7

1,3

2014-2015

566

139

24,6

402

71

25

4,4

539

95,2

27

4,8

2015-2016

626

191

30,5

413

66

16

2,5

6

1

593

94,7

32

5,1

1

0,2

2016-2017

694

219

31,6

460

66,3

14

2,0

1

0,1

682

98,3

12

1,7

2017-2018

751

342

45,5

401

53,4

8

1,1

737

98,1

14

1,9

2018-2019

794

363

45,7

423

53,3

8

1,0

782

98,5

12

1,5

2019-2020

774

465

60,1

306

39,5

3

0,4

765

98,8

9

1,2

2020-2021

784

517

65,9

265

33,8

2

0,3

770

98,2

13

1,7

1

0,1

2021-2022

777

650

83,7

127

16,3

775

99,7

2

0,3

2022-2023

895

836

93,4

59

6,6

888

99,2

7

0,8

2. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia

Năm học

Kết quả thi HSG cấp tỉnh

Kết quả thi HSG cấp quốc gia

Tổng số giải

Trong đó

Tổng số giải

Trong đó

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Giải KK

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Giải KK

2010-2011

101

13

34

27

27

10

0

1

4

6

2011-2012

131

17

48

43

23

5

0

1

2

2

2012-2013

140

18

51

39

32

3

0

0

1

2

2013-2014

139

20

49

36

34

1

0

0

1

0

2014-2015

127

16

46

33

32

4

0

1

2

1

2015-2016

169

25

61

47

36

6

0

2

2

2

2016-2017

229

29

87

76

37

3

0

0

0

3

2017-2018

267

38

97

74

58

2

0

0

1

1

2018-2019

124

20

47

34

23

4

0

1

1

2

2019-2020

142

17

61

39

25

3

0

0

2

1

2020-2021

129

30

37

35

27

1

0

0

1

0

2021-2022

86

6

27

14

39

4

0

1

0

3

2022-2023

123

14

40

27

42

2

2

Tổng cộng

1907

263

685

524

435

49

0

7

17

25

3. Kết quả thi học sinh giỏi giao lưu khu vực

Năm học

Tổng số huy chương

Vàng

Bạc

Đồng

2010-2011

18

0

2

16

2011-2012

29

3

5

21

2012-2013

30

0

9

21

2013-2014

34

0

8

26

2014-2015

38

0

7

31

2015-2016

38

0

7

31

2016-2017

35

3

14

18

2017-2018

35

3

14

18

2018-2019

37

1

10

26

2019-2020

34

2

8

24

2020-2021

Không thi

2021-2022

37

1

6

30

2022-2023

43

1

12

30

Tổng cộng

408

14

102

292

4. Kết quả tốt nghiệp THPT và trúng tuyển Đại học

Năm học

Tổng số HS lớp 12

Tốt nghiệp THPT

Trúng tuyển các Trường Đại học

Số HS

Tỷ lệ %

Số HS

Tỷ lệ %

2010-2011

176

176

100

162

92

2011-2012

185

185

100

174

94,1

2012-2013

181

181

100

174

96,1

2013-2014

174

174

100

169

97,1

2014-2015

168

167

99,4

161

95,8

2015-2016

181

181

100

165

91,2

2016-2017

204

204

100

202

99

2017-2018

232

229

98,7

222

95,7

2018-2019

251

251

100

245

97,6

2019-2020

266

266

100

264

99,2

2020-2021

272

272

100

272

100

2021-2022

232

232

100

232

100

2022-2023

274

274

100

274

100

PHỤ LỤC SỐ 02

BIỂU THỐNG KÊ THỰC TRẠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG NĂM HỌC 2022-2023

STT

Nội dung

Năm học 2022-2023

Ghi chú

1

Quy mô lớp, học sinh, môn chuyên

-

Tổng số lớp

27

-

Tổng số học sinh

895

-

Tổng số môn chuyên

9

2

Chất lượng giáo dục

-

Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi/kết quả rèn luyện tốt

93,4%

-

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT

100%

-

Tỷ lệ học sinh đỗ tuyển sinh ĐH, CĐ

100%

-

Tỷ lệ học sinh đạt giỏi cấp tỉnh

82%

-

Tỷ lệ học sinh đạt HSG cấp quốc gia

3,92%

-

Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kĩ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài;

5,5%

-

Tỷ lệ học sinh đạt các tiêu chí và chỉ số đánh giá về phẩm chất và năng lực toàn diện của học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

100%

-

Tỷ lệ học sinh đạt từ bậc 3 (B1) về Ngoại ngữ theo khung năng lực Châu Âu.

3,5%

3

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

-

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên

87

-

Số lượng (tỷ lệ) CB, GV có trình độ Thạc sỹ trở lên

36 (41,4%)

-

Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp

35%

-

Số lượt bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu/môn/năm chuyên cho giáo viên dạy môn chuyên.

22

4

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

-

Hợp tác với tổ chức ELIC mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh và các hoạt động bổ trợ cho việc dạy học cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

0

-

Số giáo viên tiếng Anh tham gia Chương trình học bổng của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh.

0

-

Số giáo viên tiếng Anh tham gia Chương trình Fulbright TEA do Chính phủ Mỹ tài trợ về bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phương pháp giảng dạy tiếng Anh

0

5

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Trường THPT Chuyên

5.1

Cơ sở vật chất

-

Nhà hiệu bộ

Có 01 phòng Hiệu trưởng, 03 phòng Phó Hiệu trưởng, 02 phòng họp, 01 phòng văn thư, 01 phòng kế toán, 07 phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, 01 phòng (tổ chức Đảng, đoàn thể), 01 phòng Y tế, 01 phòng văn thư, 01 phòng Đoàn thanh niên; 01 phòng thư viện

-

Nhà lớp học

Có 02 nhà 4 tầng, với tổng số 33 phòng học

-

Phòng học bộ môn

Có 09 phòng: 01 phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học, 01 phòng Sinh học, 04 phòng Tin học, 02 phòng Ngoại ngữ.

-

Nhà đa năng

Có diện tích 337,8 m2, phục vụ tổ chức hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục thể thao và dạy học môn Thể dục

-

Khu ký túc xá học sinh

Có 01 nhà 03 tầng với tổng số 30 phòng, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 180 học sinh

5.2

Trang thiết bị dạy học

-

Thiết bị dạy học tối thiểu

Có 01 bộ thiết bị dạy học cho các lớp 10, 11, 12, thiết bị được trang cấp từ năm 2006 và năm 2008 nên một số thiết bị đã bị hỏng

-

Thiết bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm Vật lý, Hóa học và Sinh học

Được trang cấp từ năm 2006 nên trang thiết bị xuống cấp nhiều, hằng năm nhà trường có mua sắm bổ sung, tuy nhiên số lượng còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

-

Phòng dạy học ngoại ngữ

Có 01 phòng học Ngoại ngữ gồm 36 cabin có tai nghe được kết nối với máy chủ, 01 phòng Ngoại ngữ - Tin học với 26 máy vi tính và các thiết bị khác.

-

Phòng thực hành Tin học

Có 04 phòng thực hành tin học với 103 máy tính đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn tin học.

-

Thiết bị thí nghiệm thực hành tăng cường giáo dục khoa học - kỹ thuật

Có 01 phòng gồm các thiết bị của bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học phục vụ cho công tác thực hành tăng cường giáo dục khoa học - kỹ thuật

PHỤ LỤC SỐ 03

QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm học

2023-2024

2024-2025

Giai đoạn 2025-2028

Giai đoạn 2028-2030

I

Quy mô lớp, học sinh

1

Tổng số lớp

Lớp

29

31

30

30

-

Lớp 10

Lớp

10

10

10

10

-

Lớp 11

Lớp

11

10

10

10

-

Lớp 12

Lớp

8

11

10

10

2

Tổng số học sinh

HS

966

1.053

1.050

1.050

-

Lớp 10

HS

350

350

350

350

-

Lớp 11

HS

353

350

350

350

-

Lớp 12

HS

263

353

350

350

II

Chất lượng giáo dục

1

Học sinh đạt học lực giỏi/Kết quả học tập đạt loại tốt

%

88

90

90

90

2

Tốt nghiệp THPT

%

100

100

100

100

3

Thi đỗ vào các trường Đại học

%

100

100

100

100

4

Tỷ lệ học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh

%

100

100

100

100

5

Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia

HS

5

7

Từ 8-10

Từ 10-12

6

Tỷ lệ học sinh đạt từ bậc 3 (B1) về Ngoại ngữ theo khung năng lực Châu Âu.

%

5

10

11

12

PHỤ LỤC SỐ 04

KẾ HOẠCH BỔ SUNG CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030

STT

CBQL/Giáo viên

Năm học 2022-2023

Nhu cầu giai đoạn 2024-2030

Nghỉ hưu giai đoạn 2023-2030

Nhu cầu bổ sung đội ngũ giai đoạn 2023-2030

Ghi chú

Tổng

Năm học 2023-2024

Năm học 2024-2025

Giai đoạn 2025-2030

I

CBQL

04

03

1

0

0

0

0

1

Hiệu trưởng

1

1

1

2

Phó Hiệu trưởng

3

2

0

II

Giáo viên

72

93

4

25

10

13

2

1

Toán

13

15

1

3

2

1

0

2

Vật lý

8

9

1

2

1

0

1

3

Hóa học

7

7

0

0

0

0

0

4

Sinh học

5

6

0

1

0

1

0

5

Tin học

5

7

0

2

1

1

0

6

Ngữ văn

10

13

0

3

1

2

0

7

Lịch sử

3

0

3

2

1

0

8

Địa lý

3

5

1

3

1

1

1

9

Tiếng Anh

10

13

1

4

2

2

0

10

Thể dục

3

4

0

1

0

1

0

11

GDQP-AN

2

3

0

1

0

1

0

12

Công nghệ

0

0

0

0

0

0

0

13

GD Kinh tế và pháp luật

2

3

0

1

0

1

0

14

Mỹ thuật

0

1

0

1

0

1

0

15

Âm nhạc

1

1

0

0

0

0

0

III

Nhân viên

10

14

1

5

1

2

2

Tổng số

86

110

6

30

11

15

4

PHỤ LỤC SỐ 05

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG

STT

Giáo viên môn

Đơn vị tính

Hiện trạng đội ngũ

Giai đoạn 2023 - 2030

Ghi chú

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số GV

Thạc sỹ

Tổng số GV

Thạc sỹ

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Đào tạo thạc sỹ

Người

72

32

93

48

5

0

2

3

3

3

1

Toán

Người

13

7

15

10

2

1

2

Vật lý

Người

8

4

9

6

1

1

3

Hóa học

Người

7

5

7

6

1

4

Sinh học

Người

5

3

6

4

1

5

Tin học

Người

5

2

7

4

1

1

6

Ngữ văn

Người

10

6

13

8

1

1

7

Lịch sử

Người

3

1

6

2

1

8

Địa lý

Người

3

2

5

2

9

Tiếng Anh

Người

10

2

13

5

1

1

1

10

Thể dục

Người

3

4

11

GDQP-AN

Người

2

3

1

1

12

Công nghệ

Người

0

0

13

GD Kinh tế và pháp luật

Người

2

3

14

Mỹ thuật

Người

0

1

15

Âm nhạc

Người

1

1

II

Bồi dưỡng

1

Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên dạy các môn KHTN (4 người/môn x 5 môn = 20 người)

Người

20

20

20

20

20

20

20

2

Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy môn chuyên (3 người/môn x 9 môn = 27 người)

Người

27

27

27

27

27

27

27

PHỤ LỤC SỐ 06

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030

ĐVT: đồng

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

Thời gian

Đơn giá

Thành tiền

1

Xây dựng, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất

2.700.000.000

-

Xây nhà lưu trú cho giáo viên

phòng

8

300.000.000

2.400.000.000

-

Cải tạo phòng đọc

300.000.000

2

Mua sắm thiết bị

8.698.000.000

2.1

Trang thiết bị phòng đọc thư viện

82.500.000

-

Máy tính để bàn có kết nối Internet

bộ

1

12.000.000

12.000.000

-

Máy in

bộ

1

4.200.000

4.200.000

-

Bàn để máy tính

bộ

1

1.200.000

1.200.000

-

Bàn đọc sách (loại 6 chỗ ngồi + 6 ghế)

bộ

15

3.600.000

54.000.000

-

Kệ sách

cái

6

1.850.000

11.100.000

2.2

Mua bổ sung sách thư viện (bình quân 05 cuốn/học sinh)

cuốn

5.250

50.000

262.500.000

2.3

Xây dựng thư viện điện tử

773.000.000

-

Máy tính để bàn có kết nối Internet

bộ

41

12.000.000

492.000.000

-

Bàn để máy tính cho bạn đọc

bộ

40

1.200.000

48.000.000

-

Bàn để máy tính điều hành

bộ

1

2.000.000

2.000.000

-

Hệ thống kết nối dây dẫn, ổn áp, …

hệ thống

1

48.000.000

48.000.000

-

Thuê lập website, mua phần mềm, thuê đường chuyền, mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ

1

100.000.000

100.000.000

-

Chi phí đào tạo cán bộ quản lý thư viện

lần

1

3.000.000

3.000.000

-

Mua sách điện tử

cuốn

2.000

40.000

80.000.000

2.4

Trang thiết bị phòng đa phương tiện, phòng học bộ môn, ký túc xá cho học sinh

7.580.000.000

-

Phòng học đa phương tiện

phòng

9

420.000.000

3.780.000.000

-

Phòng học bộ môn

phòng

8

400.000.000

3.200.000.000

-

Trang bị phòng ký túc xá

phòng

30

20.000.000

600.000.000

3

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

8.623.600.000

3.1

Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên dạy các môn KHTN

264.000.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày

người

20

14

300.000

84.000.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (4 người/môn x 5 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển

quyển

20

2

300.000

12.000.000

-

Hỗ trợ tiền ăn: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày

người

20

14

150.000

42.000.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt

người

20

4

350.000

28.000.000

-

Hỗ trợ tiền ngủ (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối

người

20

14

350.000

98.000.000

Tổng kinh phí mục 3.1 (7 năm)

1.848.000.000

3.2

Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy môn chuyên

356.400.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày

người

27

14

300.000

113.400.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (3 người/môn x 9 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển

quyển

27

2

300.000

16.200.000

-

Hỗ trợ tiền ăn: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày

ngày

27

14

150.000

56.700.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt

người

27

4

350.000

37.800.000

-

Hỗ trợ tiền ngủ (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối

người

27

14

350.000

132.300.000

Tổng kinh phí mục 3.2 (7 năm)

2.494.800.000

3.3

Đào tạo Thạc sỹ

780.800.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (16 người x 45.000.000 đ/người/khóa)

người

16

45.000.000

720.000.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: 16 người x 1.000.000 đ/người/khóa

người

16

1.000.000

16.000.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (16 người x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt x 2 năm) x 350.000 đ/người/lượt

người

16

8

350.000

44.800.000

3.4

Đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh ở nước ngoài

người

2

250.000.000

500.000.000

Tổng kinh phí mục 3.4 (7 năm)

3.500.000.000

4

Chế độ tập huấn các đội dự tuyển thi chọn học sinh giỏi

3.613.500.000

-

Tiền công cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn khối 10 + 11: 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 100.000 đ/người/ngày

đồng/người/ngày

18

195

100.000

351.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết khối 10 + 11 (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày

đồng/người/ngày

18

195

700.000

2.457.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết đối với đội tuyển Quốc gia (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 120 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày

đồng/người/ngày

9

120

700.000

756.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy thực hành (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x 800.000 đ/người/ngày

đồng/người/ngày

3

15

800.000

36.000.000

-

Tiền công trợ lý thí nghiệm thực hành: 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x 300.000 đ/người/ngày

đồng/người/ngày

3

15

300.000

13.500.000

Tổng kinh phí mục 4 (7 năm)

25.294.500.000

Tổng cộng (Mục 1 + Mục 2 + Mục 3 + Mục 4)

45.316.100.000


PHỤ LỤC SỐ 07

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2023-2030

ĐVT: đồng

STT

Danh mục

Lộ trình thực hiện theo từng năm

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Xây dựng, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất

2.400.000.000

300.000.000

-

Xây nhà lưu trú cho giáo viên

2.400.000.000

-

Cải tạo phòng đọc

300.000.000

2

Trang cấp thiết bị

1.392.000.000

1.408.500.000

1.032.500.000

1.412.500.000

1.412.500.000

1.220.000.000

820.000.000

2.1

Trang thiết bị phòng đọc thư viện

82.500.000

-

Máy tính để bàn có kết nối Internet

12.000.000

-

Máy in

4.200.000

-

Bàn để máy tính

1.200.000

-

Bàn đọc sách (loại 6 chỗ ngồi + 6 ghế)

54.000.000

-

Kệ sách

11.100.000

2.2

Mua bổ sung sách thư viện (bình quân 05 cuốn/học sinh)

52.500.000

52.500.000

52.500.000

52.500.000

52.500.000

2.3

Xây dựng thư viện điện tử

317.000.000

416.000.000

40.000.000

0

0

0

0

-

Máy tính để bàn có kết nối Internet

240.000.000

252.000.000

-

Bàn để máy tính cho bạn đọc

24.000.000

24.000.000

-

Bàn để máy tính điều hành

2.000.000

...

-

Hệ thống kết nối dây dẫn, ổn áp, ...

48.000.000

*

-

Thuê lập website, mua phần mềm, thuê đường chuyền, mua dung lượng lưu trữ trên máy chủ

100.000.000

-

Chi phí đào tạo cán bộ quản lý thư viện

3.000.000

-

Mua sách điện tử

40.000.000

40.000.000

2.4

Trang thiết bị phòng đa phương tiện, phòng học bộ môn, ký túc xá cho học sinh

940.000.000

940.000.000

940.000.000

1.360.000.000

1.360.000.000

1.220.000.000

820.000.000

-

Phòng học đa phương tiện

420.000.000

420.000.000

420.000.000

840.000.000

840.000.000

420.000.000

420.000.000

-

Phòng học bộ môn

400.000.000

400.000.000

400.000.000

400.000.000

400.000.000

800.000.000

400.000.000

-

Trang bị phòng ký túc xá

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

3

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

1.364.400.000

1.120.400.000

1.218.000.000

1.266.800.000

1.266.800.000

1.266.800.000

1.120.400.000

3.1

Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên dạy các môn KHTN

264.000.000

264.000.000

264.000.000

264.000.000

264.000.000

264.000.000

264.000.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày

84.000.000

84.000.000

84.000.000

84.000.000

84.000.000

84.000.000

84.000.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (4 người/môn x 5 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

-

Hỗ trợ tiền ăn: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đạt.) x 150.000 đ/người/ngày

42.000.000

42.000.000

42.000.000

42.000.000

42.000.000

42.000.000

42.000.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt

28.000.000

28.000.000

28.000.000

28.000.000

28.000.000

28.000.000

28.000.000

-

Hỗ trợ tiền ngủ (4 người/môn x 5 môn) x (2 đợt/năm x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối

98.000.000

98.000.000

98.000.000

98.000.000

98.000.000

98.000.000

98.000.000

3.2

Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy môn chuyên

356.400.000

356.400.000

356.400.000

356.400.000

356.400.000

356.400.000

356.400.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 300.000 đ/người/ngày

113.400.000

113.400.000

113.400.000

113.400.000

113.400.000

113.400.000

113.400.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: (3 người/môn x 9 môn) x 2 đợt/năm x 300.000 đồng/quyển

16.200.000

16.200.000

16.200.000

16.200.000

16.200.000

16.200.000

16.200.000

-

Hỗ trợ tiền ăn: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 ngày/đợt) x 150.000 đ/người/ngày

56.700.000

56.700.000

56.700.000

56.700.000

56.700.000

56.700.000

56.700.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt) x 350.000 đ/người/lượt

37.800.000

37.800.000

37.800.000

37.800.000

37.800.000

37.800.000

37.800.000

-

Hỗ trợ tiền ngủ (3 người/môn x 9 môn) x (2 đợt/năm x 7 tối/đợt) x 350.000 đ/người/tối

132.300.000

132.300.000

132.300.000

132.300.000

132.300.000

132.300.000

132.300.000

3.3

Đào tạo Thạc sỹ

244.000.000

97.600.000

146.400.000

146.400.000

146.400.000

-

Chi phí dịch vụ đào tạo: (16 người x 45.000.000 đ/người/khóa)

225.000.000

90.000.000

135.000.000

135.000.000

135.000.000

-

Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: 16 người x 1.000.000 đ/người/khóa

5.000.000

2.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

-

Hỗ trợ chi phí đi lại: (16 người x (2 đợt/năm x 2 lượt/đợt x 2 năm) x 350.000 đ/người/lượt

14.000.000

5.600.000

8.400.000

8.400.000

8.400.000

3.4

Đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh ở nước ngoài

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

4

Chế độ tập huấn các đội dự tuyển thi chọn học sinh giỏi

3.613.500.000

3.613.500.000

3.613.500.000

3.613.500.000

3.613.500.000

3.613.500.000

3.613.500.000

-

Tiền công cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn khối 10 + 11: 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 100.000 đ/người/ngày

351.000.000

351.000.000

351.000.000

351.000.000

351.000.000

351.000.000

351.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết khối 10 + 11 (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 02 khối x 195 ngày/môn x 700.000 đ/người/ngày

2.457.000.000

2.457.000.000

2.457.000.000

2.457.000.000

2.457.000.000

2.457.000.000

2.457.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy lý thuyết đối với đội tuyển Quốc gia (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 09 môn x 120 ngày/môn x 700.000 đ/người /ngày

756.000.000

756.000.000

756.000.000

756.000.000

756.000.000

756.000.000

756.000.000

-

Tiền công biên soạn và giảng dạy thực hành (1/2 ngày biên soạn, 1/2 ngày giảng dạy = 3 tiết): 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x 800.000 đ/người/ngày

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

-

Tiền công trợ lý thí nghiệm thực hành: 3 môn x 5 ngày/môn x 03 khối x 300.000 đ/người/ngày

13.500.000

13.500.000

13.500.000

13.500.000

13.500.000

13.500.000

13.500.000

Tổng cộng (Mục 1 + Mục 2 + Mục 3 + Mục 4)

8.769.900.000

6.442.400.000

5.864.000.000

6.292.800.000

6.292.800.000

6.100.300.000

5.553.900.000



1 Tập thể: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2021); Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh (2016, 2022, 2023); 01 Cờ thi đua của Bộ Công an (2018); 03 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 04 Bằng khen của UBND tỉnh; 01 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; 01 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh; 16 Giấy khen của Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành, UBND thành phố...

Cá nhân CBQL, GV, NV: 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 03 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 43 Bằng khen của UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tình, TW Đoàn, Tỉnh đoàn; 216 Giấy khen của của Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành, UBND thành phố...

Cá nhân học sinh: 09 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 25 Bằng khen của UBND tỉnh; 04 Bằng khen của Tỉnh đoàn; 27 Giấy khen của Sở GD&ĐT, UBND thành phố, Thành đoàn Hà Giang.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 85/QĐ-UBND ngày 17/01/2024 phê duyệt Đề án Phát triển Trường trung học phổ thông Chuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


296

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.198.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!