ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
84/2013/QĐ-UBND
|
Phan
Rang - Tháp Chàm, ngày 18 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG CHĂM TRONG
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm
2004;
Căn cứ Luật
Giáo dục năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm
2009;
Căn cứ Nghị
định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy
và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ;
Thực hiện
công văn số 1274-CV/TU ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc
đưa tiếng dân tộc Chăm vào dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên;
Thực hiện
công văn số 5297/BGDĐT-GDDT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc cho phép dạy tiếng Chăm trong trường phổ thông;
Theo đề nghị
của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2038/TTr-SGDĐT ngày 10 tháng 12 năm
2013 và báo cáo kết quả thẩm định văn bản tại công văn số 1690/BC-STP ngày 18
tháng 11 năm 2013 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này
quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm trong các trường
tiểu học trên địa bàn tỉnh, bao gồm: đối tượng, điều kiện, chế độ chính sách đối
với người dạy và người học, cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian thực hiện việc
dạy và học tiếng dân tộc Chăm trong các trường tiểu học.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người học là học
sinh người dân tộc Chăm trong các trường tiểu học, có nguyện vọng và nhu cầu học
tiếng dân tộc Chăm.
Điều 3. Điều kiện tổ chức dạy học
1. Bộ chữ tiếng
Chăm sử dụng để dạy và học là bộ chữ cổ truyền, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê chuẩn.
2. Chương
trình, sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm dùng trong dạy và học được biên soạn
và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Giáo viên:
a) Giáo viên dạy
tiếng Chăm phải được đào tạo tiếng Chăm tại các trường cao đẳng sư phạm, đại học
sư phạm, đại học có khoa sư phạm và đạt chuẩn đào tạo của cấp học, đồng thời được
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dạy tiếng Chăm theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Hằng năm,
các trường tiểu học có dạy tiếng Chăm được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng
với số tiết dạy tiếng Chăm theo thực tế.
4. Cơ sở vật chất:
a) Cơ sở vật chất
phục vụ dạy và học tiếng Chăm được sử dụng chung tại trường tiểu học, do hiệu
trưởng trường tiểu học bố trí;
b) Các lớp dạy
tiếng Chăm được trang bị cơ sở vật chất như các lớp học thông thường khác;
c) Thiết bị dạy
học tiếng Chăm được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại danh mục thiết bị dạy học
tối thiểu cho từng chương trình dạy tiếng Chăm. Khuyến khích giáo viên dạy tiếng
Chăm tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.
Điều 4. Chế độ chính sách
1. Chính sách đối
với giáo viên: giáo viên dạy tiếng dân tộc Chăm được hưởng phụ cấp trách nhiệm
công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung; không áp dụng chế độ phụ cấp
này đối với những người đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định
tại Điều 13 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên
biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Chính sách đối
với học sinh:
a) Học sinh được
Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tiếng Chăm phù hợp với từng lớp học;
b) Đầu năm học,
học sinh được mượn 01 bộ sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm trong thư viện
hoặc tủ sách dùng chung của trường để học; mỗi học sinh được cấp 02 quyển vở
(loại 100 trang) trong một năm học.
Điều 5. Kinh phí và thời gian thực hiện
1. Kinh phí phục
vụ cho hoạt động dạy và học tiếng Chăm, các chính sách, chế độ đối với người dạy
và người học được ngân sách Nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán chi thường
xuyên hằng năm của trường.
2. Thời gian thực
hiện: từ năm học 2013 - 2014.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo:
a) Quản lý, chỉ
đạo, theo dõi, kiểm tra, xử lý định kỳ 06 tháng, năm báo cáo về Ủy ban nhân dân
tỉnh việc dạy và học tiếng Chăm trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn nội
dung, chương trình, phương pháp dạy học, sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị,
hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ khoá học;
c) Tổ chức và
chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Chăm; hướng dẫn việc bố trí
giáo viên dạy chuyên tiếng Chăm ở tiểu học;
d) Phối hợp với
Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc phân bổ biên chế
giáo viên, kinh phí cho các huyện, thành phố; hướng dẫn thực hiện chế độ, chính
sách cho người dạy và người học.
2. Sở Nội vụ: hằng
năm, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về việc bổ sung
biên chế giáo viên dạy tiếng Chăm; Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung biên chế giáo viên dạy
tiếng Chăm theo quy định.
3. Sở Tài
chính:
a) Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mức chi đảm bảo cho hoạt động dạy và học
tiếng Chăm trong các trường tiểu học có dạy tiếng Chăm, các chính sách, chế độ
đối với người dạy và người học theo quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số
50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của liên Bộ;
b) Hướng dẫn việc
lập, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho việc dạy và học
tiếng Chăm theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.
4. Ban Dân tộc:
phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định, chế độ, chính sách về dạy và học tiếng Chăm.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố:
a) Quản lý, chỉ
đạo việc dạy và học tiếng Chăm ở địa phương mình theo đúng các quy định hiện
hành và hướng dẫn của các cơ quan chức năng;
b) Chỉ đạo các
trường tiểu học phối hợp với Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), các đoàn thể,
các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh để xác định nguyện vọng, nhu cầu học tiếng
Chăm của học sinh tiểu học người Chăm trên địa bàn, sắp xếp lớp học hợp lý;
c) Chỉ đạo các
trường tiểu học có tổ chức dạy học tiếng Chăm phân công giáo viên đạt trình độ
chuẩn đào tạo theo quy định, bố trí dạy chuyên tiếng Chăm, hạn chế bố trí giáo
viên dạy kiêm nhiệm; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, sách, tài liệu,
thiết bị, vở viết cho việc dạy và học;
d) Hằng năm,
trên cơ sở kế hoạch về tổ chức dạy và học tiếng Chăm của các trường tiểu học
trên địa bàn, đề xuất bổ sung biên chế giáo viên, kinh phí, chế độ chính sách đối
với người dạy và học tiếng Chăm theo phân cấp quản lý hiện hành.
Điều 7. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Đại
|