UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 780/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 10 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của
Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập
giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung
học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn”;
Căn cứ vào Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày
28/8/2012 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW, ngày
05/12/2011 của Bộ Chính trị (khoá XI);
Căn cứ Công văn số 2258/BGDĐT-GDCN , ngày
05/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp giữa cơ sở đào tạo trung
cấp chuyên nghiệp với trung tâm giáo dục thường xuyên trong tổ chức đào tạo
trung cấp chuyên nghiệp;
Xét Tờ trình số 381/TTr-SGDĐT-GDCN-GDTX, ngày
01/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học
cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm
2020 (kèm theo đề án).
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ
trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án Phân luồng học sinh
sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 -
2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở,
ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thanh
|
ĐỀ ÁN
PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 780/QĐ-UBND, ngày 10/5/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. THỰC TRẠNG PHÂN LUỒNG HỌC
SINH SAU THCS:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường
phân luồng học sinh sau trong học cơ sở và xoá mù chữ. Tuy nhiên, việc phân luồng
học sinh sau trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh ta chưa hợp lý, tỷ lệ học
sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề thấp, số học sinh đi lao động chưa qua
đào tạo còn cao. Năm 2012, chỉ có 0,53% học sinh học trung cấp chuyên nghiệp
(TCCN), 3,57% tham gia học nghề, đồng thời còn 1,60% (880 em) tỷ lệ bỏ học của
học sinh bậc THCS. Đây là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm và chỉ đạo
quyết liệt của các cấp lãnh đạo, để thu hút học sinh vào các trường nghề hoặc
trung cấp chuyên nghiệp, giảm tỷ lệ bỏ học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh.
Biểu tổng hợp học sinh sau THCS:
Các chỉ số/Năm
học
|
2009 - 2010
|
2010 - 2011
|
2011 - 2012
|
2012 - 2013
|
Số lớp 9
|
419
|
412
|
426
|
343
|
Số học sinh lớp 9
|
13.370
|
12.971
|
13.571
|
10.378
|
Số học sinh tốt nghiệp
|
13.392/13.441
|
12.990/13.011
|
13.576/13.619
|
|
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS
|
99,63 %
|
99,84 %
|
99,68 %
|
|
Phân luồng học sinh sau THCS trong 3 năm học
|
THPT
|
|
11.994/13.392
|
11.453/12.990
|
11.110/13.576
|
Tỷ lệ
|
|
89,56 %
|
88,17 %
|
81,8 %
|
GDTX
|
|
13 lớp
246 HV
|
13 lớp
260 Hv
|
42 lớp
1.292 HV
|
Tỷ lệ
|
|
1,8 %
|
2 %
|
9,5 %
|
GDNN (TCCN +
học nghề)
|
|
96
|
198
|
556 (TCCN 72: 0,53%;
nghề 484:
3,57%)
|
Tỷ lệ
|
|
0,07 %
|
1,5 %
|
4,1 %
|
Luồng khác
|
|
1.056
|
1.079
|
1.149
|
Tỷ lệ
|
|
7,9 %
|
8,3 %
|
8,5 %
|
II. MỤC TIÊU CHUNG:
- Tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh
hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của học
sinh, gia đình và xã hội.
- Định hướng để học sinh chủ động lựa chọn con đường
tiếp tục học phổ thông hoặc học nghề phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của các em
và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
- Phấn đấu đến năm 2015 phân luồng học sinh sau
tốt nghiệp THCS vào:
+ THPT: 70 %
+ GDTX: 12 %
+ GDNN: 13 % (trong đó TCCN là 5% và học nghề là
8 %)
+ Luồng khác: 5 %
- Phấn đấu từ năm 2016 đến 2020 phân luồng học
sinh sau THCS vào:
+ THPT: 65 %
+ GDTX: 14 %
+ GDNN: 18 % (TCCN là 6 % và học nghề là 12 %)
+ Luồng khác: 3 %
IV. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ NỘI
DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THCS:
1. Đối tượng: Học sinh lớp 9 sau khi tốt
nghiệp THCS.
2. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm học
2012 – 2013.
3. Nội dung:
- Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là
phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng của người học và
của xã hội. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, ngoài giáo dục nghề nghiệp
và tham gia lao động sản xuất, người học còn có luồng tiếp tục học văn hoá ở phổ
thông nhưng ở mức độ phù hợp với trình độ, điều kiện của người học theo chương
trình GDTX.
- Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS nhằm tạo
ra phương thức học phù hợp và có cơ hội học tập hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của người học.
- Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp
THCS lành mạnh, đúng hướng thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả
xã hội, nâng chất lượng giáo dục phổ thông, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực
được cải thiện, tránh được lãng phí xã hội trong giáo dục…
V. GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC
SINH SAU THCS:
1. Công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để các
bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức đúng đắn việc học tập và cơ hội học
tập, làm việc; là yêu cầu trong quá trình bảo đảm cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực
xã hội.
- Ngoài việc tuân thủ theo chương trình giáo dục
hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS cần liên kết với các
trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, các cơ sở kinh doanh…. để tổ chức
cho học sinh lớp 8, 9 tham gia những buổi hội thảo, hoạt động tư vấn, hoạt động
giới thiệu về nghề nghiệp giúp cho học sinh hiểu rõ năng lực bản thân, điều kiện
gia đình và biết cụ thể hơn về các nghề nghiệp trong việc lựa chọn hướng đi sau
khi tốt nghiệp.
2. Đổi mới công tác giáo dục, nâng cao trình
độ cho cán bộ - giáo viên:
- Thực hiện đào tạo và tuyển dụng vị trí giáo
viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Hạn chế việc sử
dụng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp không qua đào tạo hoặc đào tạo
sai chuyên ngành. Đào tạo giáo viên hướng nghiệp tốt nghiệp trình độ đại học, để
giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học, trường dạy nghề, TCCN…
- Phát triển mô hình dạy chữ và dạy nghề kết hợp
trên cơ sở nghiên cứu sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên với các
trung tâm dạy nghề của các huyện, thị xã, thành phố.
3. Tăng cường công tác hướng nghiệp cho học
sinh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở dạy nghề để phân luồng học
sinh sau THCS:
+ Các trường THCS:
Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp
8, 9, giúp học sinh hiểu rõ hơn về khả năng bản thân và điều kiện gia đình
trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS; đồng thời, giúp học sinh
tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, xem xét đến hoàn cảnh gia đình để chọn
hướng đi cho phù hợp.
+ Các cơ sở dạy nghề, các trường TCCN, các trung
tâm GDTX:
- Kết hợp với các trường THCS tổ chức các buổi
sinh hoạt chuyên đề về hướng nghiệp cho học sinh lớp 8, 9. Các cơ sở đào tạo cần
nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, xác định nguyên tắc đào tạo theo nhu cầu,
đào tạo theo địa chỉ; công bố tỷ lệ học sinh học xong có việc làm. Mỗi cơ sở dạy
nghề cần xác định danh sách doanh nghiệp, đơn vị là đối tác chiến lược ổn định
lâu dài trong việc tiếp nhận nguồn nhân lực đã được đào tạo.
- Đa dạng hoá ngành nghề phù hợp với yêu cầu địa
phương; bổ sung ngành nghề mới, tăng cường năng lực và chất lượng của các trung
tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy nghề, trường trung cấp nghề để đáp ứng
yêu cầu phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
4. Điều tiết phân luồng bằng các chính sách:
- Có chính sách khyến khích để học sinh tham gia
học nghề thông qua chế độ tuyển sinh, học bổng và học phí. Ưu tiên được vay vốn
để học tập và sản xuất.
- Các bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, GDTX đều bình
đẳng trong việc thi vào trường cao đẳng, đại học, đáp ứng được nguyện vọng và
quyền lợi tiếp tục học của học sinh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác phân luồng:
Tuyên truyền, kế hoạch làm việc, nhân lực, phân công cán bộ phụ trách…
- Chỉ đạo các trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông phải thực hiện nghiêm túc hoạt động thi cử, đánh giá năng lực học tập
của học sinh, phân công giáo viên chuyên trách hướng nghiệp có năng lực và tâm
huyết để hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
- Chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên,
các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN...tập huấn
nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
- Thường xuyên theo dõi tình hình dạy học, hướng
nghiệp đối với các học sinh đang học tại các nhà trường THCS; đồng thời, chỉ đạo
các trường thực hiện công tác phân luồng sau THCS theo kế hoạch.
- Tham mưu để các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên
đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và hướng nghiệp tại các
trường THCS, THPT, TTGDTX, TCCN… nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh và nâng
cao chất lượng đào tạo.
- Chỉ đạo các trường THCS, THPT phối hợp với các
cơ sở dạy nghề, các trường TCCN, các doanh nghiệp…tổ chức các buổi tham quan học
tập, các buổi hội thảo chuyên đề về nghề nghiệp, nhằm tuyên truyền và định hướng
cho học sinh trong việc chọn lựa nghề nghiệp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề
trực thuộc thông báo cụ thể chương trình học, chế độ chính sách, quyền lợi của
các loại hình đào tạo nghề hiện hành đến các trường THCS; phối hợp tổ chức các buổi
tư vấn chọn nghề cho học sinh lớp 9.
- Chỉ đạo các trường, trung tâm dạy nghề phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo để quảng bá các chương trình đào tạo nghề trong các
hội nghị, hội thảo của ngành giáo dục- đào tạo.
- Thông báo chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo…đến các
trường THCS trên địa bàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo thực hiện tốt
việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương về phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp
THCS trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tổ
chức các hình thức giới thiệu, tư vấn học nghề cho học sinh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để được chỉ đạo,
giải quyết kịp thời/.