ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 67/2003/QĐ-UB
|
Đồng Hới, ngày 17
tháng 12 năm 2003
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN " PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH GIAI
ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ ĐẾN NĂM 2010"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật giáo dục ngày 02 tháng 12 năm
1998;
- Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22
tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục giáo dục
Trung học cơ sở;
- Căn cứ Quyết định số: 135/1998/QĐ-TTg ngày
31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào
tạo tại Tờ trình số: 901/GD-ĐT ngày 10 tháng 10 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt đề án
"Phát triển Giáo dục dân tộc miền núi Quảng Bình giai đoạn từ nay đến năm
2005 và đến năm 2010 " (kèm theo Quyết định này).
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3: Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở: Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch &
Đầu tư; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban Dân tộc - Miền núi và Tôn giáo, Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- Bộ GT-ĐT;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh;
- Ban chỉ đạo PCGD-CMC tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.
|
TM/ UBND TỈNH QUẢNG
BÌNH
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH
Trần Công
Thuật
|
UBND TỈNH QUẢNG
BÌNH
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC, MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ
ĐẾN NĂM 2010
(Kèm
theo Quyết định số ...../2003/QĐ-UB ngày…tháng 11 năm 2003 của UBND tỉnh)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Bình có tổng diện tích 8.057 km2,
trong đó miền núi có 6.579 km2 (chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của
toàn tỉnh). Dân số Quảng Bình có 820.247 người, trong đó dân số sống ở vùng
miền núi, dân tộc là 421.677 người (chiếm 29,8% dân số toàn tỉnh, người dân tộc
thiểu số chiếm 1,67% dân số của tỉnh).
Trong 7 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Bình với
157 xã, phường, thị trấn, thì đã có 1 huyện vùng cao, 1 huyện miền núi và 4
huyện có miền núi với tổng cộng 66 xã và thị trấn (có 62 xã miền núi, vùng cao
và 4 thị trấn)
Quảng Bình có 2 dân tộc chính, theo quan điểm
xác định tộc danh thì chia thành 15 nhóm dân tộc ít người (còn gọi là tộc
người): Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì, Sách, Mày, Rục, ARem, Mã Liềng, Thổ,
Thái, KaRai, Mường, Pa cô, Lào. Đồng bào dân tộc cư trú chủ yếu độc lập, có một
bộ phận xen cư với người Kinh, phân bố tại 146 bản ở rải rác trên các vùng lãnh
thổ có diện tích 566701 ha, mật độ dân cư thưa thớt, trung bình 22,6 người/km2.
Vùng miền núi, vùng có đồng bào dân tộc
(ĐBDT) thiểu số sinh sống chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, có vị trí chiến
lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những
năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, kinh tế xã hội của vùng miền núi,
vùng ĐBDT thiểu số ở tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống của đồng
bào từng bước được cải thiện. Tuy vậy đồng bào dân tộc thiểu số (ĐB DTTS) vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn: Kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ đói
nghèo còn cao (trên 50%), trình độ dân trí thấp, vẫn còn những tập tục lạc hậu.
Địa hình phức tạp, nên trẻ em đi lại học tập khó khăn, số người mù chữ thuộc
ĐBDTTS còn nhiều, trẻ em trong độ tuổi đến trường bị thất học gần 40% (phần lớn
chỉ học hết bậc tiểu học) số người học hết PTTH rất ít, nguồn lực được đào tạo
để bổ sung cho lực lượng lao động có kỹ thuật, cán bộ có trình độ quản lý cho
vùng miền núi nói chung, cho vùng ĐBDTTS nói riêng ở Quảng Bình còn hạn chế.
ĐBDTTS, trong đó, cần đặc biệt coi trọng phát
triển giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; GD-ĐT là cơ sở để phát triển
kinh tế- xã hội ở những vùng này. Giáo dục - Đào tạo cần phải đi sâu vào từng
vùng, từng dân tộc, phải có cách làm giáo dục phù hợp với điều kiện học tập ,
trình độ dân trí, đặc điểm cư trú, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sự phát
triển không đồng nhất giữa các dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai đề
án "Phát triển giáo dục dân tộc Miền núi Quảng Bình giai đoạn từ nay đến
năm 2005 - 2010" là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo động lực có tính đột
phá, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi ở
tỉnh ta, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi.
Phần thứ I
NHỮNG
CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào
tạo ở vùng dân tộc và Miền núi.
1. Nghị quyết 22/NQ-TW, ngày 27 tháng 11 năm
1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn trong phát triển
KT-XH vùng miền núi dân tộc.
2. Định hướng phát triển GD-ĐT trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá được nêu trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương
hai, khoá VIII:
"Phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là
quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công
nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho
Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho phát triển. Thực hiện chính sách ưu tiên, ưu
đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách
tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GD-ĐT ... Thanh toán nạn mù
chữ cho những người trong độ tuổi 15 - 35, thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi
khác nhau, đặc biệt chú ý vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc...".
3. Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các
xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Tỉnh Quảng Bình có 25 xã thuộc diện đặc biệt
khó khăn. Theo tinh thần chương trình 135 của Chính phủ, phải có các giải pháp
toàn diện, trước hết tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn; Đồng thời thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã trong vùng.
Qui hoạch và xây dựng các trung tâm, cụm, xã, ưu tiên xây dựng các công trình
giáo dục, y tế... đào tạo cán bộ xã bản, làng, bum, soóc, giúp cán bộ cơ sở
nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW
Đảng khoá IX khẳng định những quan điểm cơ bản về công tác dân tộc, xác định
mục tiêu cụ thể về công tác dân tộc đến 2010. Hội nghị đã chỉ rõ những nhiệm vụ
chủ yếu và cấp bách, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh công tác xoá đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, Chú trọng đến công tác
phát triển giáo dục đào tạo, chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình, tăng
cường các hoạt động văn hoá thông tin tuyên truyền cho các vùng núi dân tộc.
5. Chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo về
việc xây dựng đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của các
trường Phổ thông dân tộc miền núi".
II.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình từ nay đến
năm 2005 và 2010:
1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm của tỉnh Quảng Bình được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
13 thông qua, ngành GD-ĐT phát triển theo hướng sau: "Thấu suốt hơn nữa
quan điểm của Đảng: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển. Giữa vững định hướng XHCN và thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục đào tạo, tạo cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện
cho con em các gia đình có công với Cách Mạng, gia đình nghèo, những người
khuyết tật bẩm sinh có cơ hội được học tập... phát triển giáo dục ở các vùng
dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biển... Giảm bớt sự cách biệt về giáo
dục đào tạo giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Thực hiện giáo dục toàn diện,
đẩy mạnh quá trình XHHGD, xây dựng hệ thống giáo dục phục vụ đắc lực cho yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó lấy mục tiêu đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương làm trọng tâm"
2. Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Quảng
Bình thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá IX về tiếp tục thực
hiện nghị quyết trung ương II (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục từ
nay đến năm 2005 và 2010.
Phần thứ II
THỰC
TRẠNG GIÁO DỤC DÂN TỘC, MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
I.
Thành quả:
1. Qui mô, mạng lưới trường lớp:
Tính đến cuối năm 2001, tổng số học sinh miền
núi, dân tộc tỉnh ta là: 80.181 học sinh (HS) từ bậc học Mầm non đến THPT, tăng
2 lần so với năm 1990. Trong đó:
- Bậc học Mầm non: Có 10.112 cháu (năm 1990
có 568 cháu) tăng 17,8 lần.
- Bậc học tiểu (TH): Có 105 trường tiểu học ở
địa bàn vùng miền núi, vùng cao, đồng bà DTTS, với 1.233 lớp và có 38.450 HS
(tăng 1,5 lần so với năm 1990) có 2 xã chưa có trường TH (Ngư Hoá, Lâm Hoá -
Tuyên Hoá).
- Bậc PTTH: Có 62 trường THCS, PTCS và 8
trường Phổ thông cấp 2-3, THPT. Số học sinh vào học các trường THPT ngày càng
tăng. Địa bàn có các trường THPT, TP cấp 2-3, TTGDTX huyện là địa chỉ rất hấp
dẫn để thu hút con em ĐBDTTS đến học.
- Mạng lưới trường dân tộc nội trú: Quảng
Bình có 3 trường phổ thông dân tộc nội trú.
+ Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh trong năm
học 2001 - 2002 có 135 HS, năm học 2002 - 2003 có 190 HS (trong đó có 170 HS là
con em người DTTS gồm các dân tộc: Sách, Vân Kiều, Khùa, Mường, Nùng, Khơ me,
Thổ, Thái...).
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT)
huyện Lệ Thuỷ trong năm học 2002- 2003 có 150 HS (100% là con em DTTS).
+ Trường phổ thông DTNT huyện Minh Hoá trong
năm học 2002 - 2003 có 135 HS.
Qui mô và số lượng HS các trường DTNT ngày
càng tăng.
2. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục
dân tộc, miền núi.
Quảng Bình đã hoàn thành phổ cập Tiểu học,
XMC năm 1996 và đang phấn đấu đến năm 2004 đã đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi.
Đây là sự cố gắng rất lớn của giáo dục Quảng Bình nói chung và giáo dục dân tộc,
miền núi nói riêng.
- Công tác phổ cập THCS đang được xúc tiến,
đến cuối năm 2002 có 15 xã miền núi, vùng cao/74 xã của toàn tỉnh đã được huyện
công nhận phổ cập THCS (trong đó Minh Hoá 3 xã, Tuyên Hóa 8 xã, Lệ Thuỷ 2 xã,
Bố Trạch 2 xã) , phấn đấu năm 2005 Quảng Bình sẽ đạt chuẩn phổ cập THCS, đến
năm 2007 có 100% xã Miền núi vùng cao phổ cập THCS.
- Số con em ĐBDT thiểu số và con em đồng bào
người Kinh sống ở miền núi vùng cao có trình độ THPT ngày càng đông.
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực:
Việc chuẩn bị nguồn cán bộ cho miền núi, vùng
cao, vùng đồng bào DTTS từ lâu đã được chú ý, đặc biệt là người dân tộc thiểu
số . Học sinh học ở trường DTNT ngày càng tăng. Cuối năm 2001 có 451 HS đang
học ở các trường phổ thông DTNT, trong đó có 112 HS tốt nghiệp THPT ra trường,
trong đó, có 39 HS vào học các trường ĐH, CĐ, THCN.
Trong 10 năm qua (1991-2001), tỉnh Quảng Bình
đã cử tuyển 175 HS là con em của đồng bào DTTS và người Kinh sống ở vùng cao,
biên giới vào học ở các trường ĐH, CĐ, THCN. Trong đó huyện Minh Hoá có 108 HS,
Tuyên Hoá có 54 HS, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ có 13 HS. Trong đó 175 HS trên chỉ có
17 HS là người dân tộc thiểu số (do số con em người DTTS có trình độ THPT còn
quá ít). Do đó để chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao cho tương lai cần
phải tăng cường mở thêm các trường Cấp 2-3, THPT, Hoặc mở rộng quy mô các
trường DTNT để thu hút con em ĐBDTTS vào học ở cấp THCS, THPT.
3. Đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên các cấp ở miền núi, vùng
cao, vùng đồng bào DTTS ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2001 có 3.448 giáo
viên từ Mầm non đến THPT, so với năm 1990 tăng 2,6 lần, song so với yêu cầu thì
còn nhiều vấn đề bất cập. Có một số giáo viên trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn,
ý thức tự học tập để vươn lên còn hạn chế, nhiều giáo viên chưa yên tâm công
tác lâu dài ở miền núi, vùng cao, vùng ĐBDT thiểu số.
4. Cơ sở vật chất, trường học.
Từ năm 1990 đến năm 2001 Tỉnh đã đầu tư cho
ngành GD-ĐT 25.500 triệu đồng để xây dựng 33.305 m2 phòng học. Trong
3 năm (1999-2001), chương trình 135 đầu tư cho 36 xã đặc biệt khó khăn, xây
dựng 57 trường học với 214 phòng, trong đó có 22 trường kiên cố. Tính đến năm
2001 miền núi vùng cao tỉnh ta có 175 trường từ Tiểu học đến THPT, so với năm
1990 tăng 95 trường. Các huyện miền núi vùng cao và huyện có miền núi đều có
các bậc học từ Mầm non đến THPT, đa số các xã đều có trường Tiểu học, 88% số xã
có trường THCS, PTCS, 100% thị trấn có trường Phổ thông cấp 2-3 hoặc THPT.
5. Công tác quản lý
chỉ đạo và các chính sách đối với giáo dục dân tộc miền núi.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh
đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về giáo dục dân tộc miền núi đã được cụ thể hoá bằng các chương
trình hành động ở tất cả các địa bàn trong tỉnh. Ngành GD-ĐT đã tham mưu cho
UBND các cấp xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục dân tộc miền núi phù hợp với
từng giai đoạn phát triển và thực sự góp phần đắc lực trong việc phát triển
kinh tế xã hội của vùng, tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật ngày càng
tăng. Từng bước đưa kinh tế xã hội miền núi, vùng cao phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
phát triển sản xuất và ổn định đời sống, thúc đẩy giáo dục, y tế, văn hoá xã
hội phát triển.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kiện
toàn Hội đồng giáo dục các cấp, góp phần thúc đẩy GD DTMN phát triển mạnh mẽ.
- Ngành GD-ĐT đã kiện toàn đội ngũ cán bộ
quản lý, phân công các chuyên viên của Sở và Phòng GD-ĐT phụ trách địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Hàng năm tổ
chức tổng kết và kịp thời động viên các đơn vị làm tốt, nghiêm khắc phê bình
các cá nhân, đơn vị còn yếu kém. Ngành GD phối hợp với các Ban, Ngành trong
tỉnh và các cấp lãnh đạo kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chính sách đối với
GD DTMN, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
II. Những mặt còn yếu:
Cho đến nay, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội miền núi, vùng cao Quảng Bình còn rất thấp. Đời sống vật chất, tinh thần
của đại bộ phận nhân dân miền núi, vùng cao còn thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu,
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đói giáp
hạt còn diện rộng. Những tộc người như: Rục, ARem, Mày, Mã Liềng, Ma coong đời
sống còn gặp nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng đến phát triển GD-ĐT.
- Về giáo dục mầm non:
Giáo dục mầm non tại các xã miền núi và vùng
dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn. Mạng lưới trường lớp quá mỏng, có
nhiều xã chỉ có tổ Mầm non gắn trong trường Tiểu học (huyện Minh Hoá chỉ có 5
trường).
Cơ sở vật chất của các cơ sở GDMN còn nghèo
nàn quá tạm bợ, thậm chí các tổ Mầm non gắn trong trường tiểu học thì cơ sở vật
chất tuyệt đại bộ phận là của trường tiểu học (đặc biệt là huyện Minh Hoá).
Đời sống giáo viên ngoài biên chế quá khó
khăn, mức thu nhập của giáo viên chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ hàng tháng của tỉnh
(150.000 đ/tháng/cô). Tỷ lệ các cháu vào nhà trẻ, nhóm trẻ còn thấp. Trung bình
các huyện miền núi có số cháu vào nhà trẻ nhóm trẻ chỉ có từ 5 - 7%. Nhiều địa
phương chưa có nhà trẻ như: huyện Minh Hoá (trừ Qui Hoá, Yên Thọ); xã Ngư Hoá,
Lâm Hoá, Thanh Hoá, Lê Hoá huyện Tuyên Hoá; xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Bắc
Dinh (huyện Bố Trạch); xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh); xã Lâm Thuỷ (huyện Lệ
Thuỷ).
- Mẫu giáo: Tỉ lệ huy động mẫu giáo 3 độ tuổi
ở phần lớn các xã miền núi đạt thấp (từ 45 đến đến 55%). Riêng xã Lâm Thuỷ và
Thượng Trạch chưa có lớp mẫu giáo.
- Phổ cập TH đúng độ tuổi và PC THCS chậm so
với yêu cầu kế hoạch..
- Công tác đào tạo cán bộ, giáo viên tại các
vùng miền núi, vùng cao còn rất nhiều bất cập. Đa số cán bộ, giáo viên và người
có trình độ cao đang công tác tại miền núi, vùng cao là người từ các nơi khác
đến, do đó họ chưa thật an tâm công tác lâu dài tại các địa bàn trên.
- Việc cử tuyển con em người dân tộc đi học ở
các trường ĐH, CĐ-THCN chưa được nhiều do con em dân tộc có trình độ tốt nghiệp
THPT còn ít..
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như: bàn
ghế, lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm thực hành... thiếu thốn. Hầu hết các
trường THCS ở địa bàn huyện Minh Hoá đều chưa có phòng thí nghiệm, thư viện
theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các dụng cụ thí nghiệm thực hành, tài
liệu tham khảo được đặt vào một kho chật chội, các tiết học thực hành rất khó
thực hiện. Thư viện còn nghèo về đầu sách, số lượng sách, tài liệu tham khảo và
báo chí. Các tiêu chuẩn về phòng thí nghiệm và thư viện theo quyết định số
01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ trưởng GD-ĐT thì chưa có
trường nào đạt; nhà ở của giáo viên nhiều nơi còn tạm bợ, thiếu các điều kiện
tối thiểu cho sinh hoạt về vật chất và tinh thần của giáo viên như: điện, nước,
ti vi, sách báo...
- Chính sách đãi ngộ với cán bộ, GV chưa thỏa
đáng.
Trước thực trạng trên, việc xây dựng Đề án "Phát
triển giáo dục dân tộc, miền núi" là việc làm rất thiết thực, nhằm
tiến tới thanh toán nạn mù chữ cho những người trong độ tuổi, phấn đấu đến năm
2005 tỉnh ta hoàn thành PCTHCS, năm 2010 có 100% xã miền núi, vùng cao PCTHCS,
để làm động lực thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH vùng miền núi, dân tộc,
tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi theo tinh thần của Nghị
quyết 22/NQ-TW và Nghị quyết 2 của BCH TW khoá VIII, Nghị quyết 7 của BCH TW
khoá IX về công tác dân tộc, miền núi.
MỤC
TIÊU, KẾ HẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC MIỀN NÚI TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ 2010
I. MỤC TIÊU:
1.
Mục tiêu chung:
Quán triệt tinh thần các quan điểm chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, nghị quyết về thực hiện
quyền bình đẳng và sự công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo, đưa giáo dục
miền núi tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả qui mô, mạng lưới trường, lớp
tất cả các bậc học, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo,
góp phần chuẩn bị nguồn lực lao động có trình độ kỹ thuật cho vùng đồng bào dân
tộc, miền núi. Dần dần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa
miền xuôi và miền ngược.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giáo dục mầm non.
Đến năm 2005, hầu hết trẻ em trước 6 tuổi
được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỉ lệ trẻ dưới 3
tuổi đến nhà trẻ từ 5% - 10% năm 2005 lên từ 14% - 16% năm 2010 (chỉ tiêu chung
của tỉnh đến 2010 là 68% - 70% trong đó trẻ 5 tuổi đạt trên 95%)
2.2. Giáo dục tiểu học:
Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập tiểu
học XMC của địa phương và cả nước. Tăng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi vào Tiểu học
từ 95% hiện nay lên 97% năm 2005, 99% năm 2010.
Phấn đấu đến năm 2005 có 97%, năm 2010 có 100%
xã đạt phổ cập đúng độ tuổi.
2.3. Giáo dục trung học cơ sở :
Đến năm 2005, tỉnh ta đạt chuẩn PCTHCS, trong
đó có 85% xã miền núi, vùng cao hoàn thành PCTHCS; đến năm 2010 có 100% xã
trong tỉnh hoàn thành PCTHCS. tăng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi ở miền núi, vùng
cao được vào học tại trường THCS là 100% năm 2010.
2.4. Giáo dục THPT và hướng nghiệp dạy
nghề:
Tăng tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi được học
THPT là 45% năm 2005 và trên 50% năm 2010.
Đến năm 2010 có 75% học sinh THPT và 80% THCS
được học nghề phổ thông.
2.5. Giáo dục thường xuyên.
Củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho
người lớn, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS. Thực hiện
có hiệu quả chương trình xoá mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện
chủ trương phổ cập THCS vào năm 2005, từng bước tiến hành phổ cập THPT trong
những năm tiếp theo ở những nơi đã hoàn thành phổ cập THCS.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC,
MIỀN NÚI TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ ĐẾN NĂM 2010:
1.
Mạng lưới trường lớp:
*
Giáo dục Mầm non:
- Nuôi dạy trẻ: Năm 2005 có 345 nhóm trẻ, nhà
trẻ.
- Mẫu giáo: Năm 2005 có 546 lớp (ở vùng DTTS,
MNVC); đến năm 2006 hoàn thành việc chuyển các trường mầm non ở các xã đặc biệt
khó khăn (135) sang loại hình trường mầm non công lập; đến năm 2010; Thành lập
trường mầm non ở 24 xã còn lại trong diện các xã đặc biệt khó khăn.
* Tiểu học: Đến cuối năm 2002,
tại địa bàn các xã miền núi, vùng cao, vùng ĐBDTTS của Quảng Bình có 105 trường
tiểu học với 1.233 lớp, có 2 xã chưa có trường tiểu học (xã: lâm Hoá, Ngư Hoá -
Tuyên Hoá)
Năm 2005 xây dựng thêm 11 trường tiểu học,
đạt 100% xã có trường tiểu học, nâng tổng số trường TH ở MNVC lên thành 116
trường.
Năm 2010: xây dựng thêm 2 trường tiểu học,
nâng tổng số lên thành 118 trường và đi vào ổn định.
*
Trung học cơ sở:
Trên địa bàn miền núi vùng cao tỉnh ta có 68
trường THCS, PTCS, dự kiến sẽ xây thêm 6 trường THCS ở các xã: Ngư Hoá, Lâm
Hoá, Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hoá, Trọng Hoá.
Riêng huyện Bố Trạch tách 2 trường PT cấp 2-3
và thêm 3 trường THCS (Phúc Trạch, Việt Trung, Số 2 Hưng Trạch).
Thành lập trường dân tộc nội trú ở huyện Bố
Trạch, củng cố và phát triển qui mô các trường phổ thông DTNT Minh Hoá, phổ
thông DTNT Lệ Thuỷ: mở cáp lớp bán trú dân nuôi ở các xã Lâm Thuỷ, Trường Sơn,
Dân Hoá, Trọng Hoá.
*
Trung học phổ thông:
Mở rộng qui mô số lớp ở các trường PT cấp
2-3, THPT, Dân tộc nội trú tỉnh. Có kế hoạch tách một số trường PT cấp 2-3 có
qui mô lớn thành trường THPT và trường THCS, mở thêm một số trường PT cấp 2-3 ở
các cụm đông dân cư, trước tiên sẽ mở trường Phổ thông cấp 2-3 ở xã Trung Hoá huyện
Minh Hoá để thu hút con em đồng bào DTTS và con em đồng bào vùng sâu vùng xa
vào học.
*
Giáo dục thường xuyên:
Các TTGDTX huyện phối hợp với các đồn biên
phòng và các trường TH, THCS, PT cấp 2-3, THPT huyện để mở các lớp bổ túc, lớp
XMC cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu phấn đấu đến năm
2005-2010 có 100% người có độ tuổi 15 đến 35 biết chữ, năm 2010 có 100% người
trong độ tuổi tốt nghiệp THCS.
2.
Qui mô đến năm 2005 - 2010:
* Mầm non:
- Đến năm 2005:
+ Nuôi dạy trẻ (NDT): Có 1.678 cháu,
đạt tỷ lệ 10,8%.
+ Mẫu giáo (MG): có 10.562 cháu, đạt tỷ
lệ 60%, trong đó có 6.384 cháu 5 tuổi, đạt 90%.
- Đến năm 2010:
+ NDT: có 2.365 cháu đạt 16%.
+ MG: Có 12.672 cháu, đạt tỷ lệ 65%.
Trong đó có 6.491 cháu 5 tuổi, đạt 93%.
* Tiểu học:
- Đến năm 2005:
+ Có 6.955 cháu 6 tuổi vào lớp 1, đạt
tỷ lệ 95%.
+ Học sinh 6 đến 11 tuổi 37.176, đạt
tỷ lệ 94%, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%, hầu hết học sinh tốt nghiệp Tiểu
học được vào học THCS.
+ Duy trì sĩ số 89%.
- Đến năm 2010:
Tiếp tục ổn định quy mô số lượng
trường và lớp, duy trì tỉ lệ học sinh đến trường, tăng số lớp học 2 buổi ngày
lên từ 30 đến 50%. Đưa tin học và ngoại ngữ vào dạy ở những trường có điều
kiện. Phấn đấu có 25% số trường được học tin học và 40% số trường được học
ngoại ngữ.
* Trung học cơ sở:
- Đến năm 2005:
+ Số HS vào lớp 6 là 6.955 em, đạt tỷ
lệ 95%. Duy trì sĩ số 98%, bỏ học 2%.
+ Tổng số HS trong độ tuổi vào THCS là
29.880 đạt tỷ lệ 92%.
+ Số lớp ở trường DTNT: 10 lớp, với
325 HS.
- Đến năm 2010:
+ Tiếp tục duy trì số lượng học sinh,
trường lớp như trên, phấn đấu có 30%, số trường được học tin học và 50% trường
được học ngoại ngữ, có 100% xã phổ cập THCS.
* Trung học phổ
thông:
- Đến năm 2005:
Phấn đấu có 50% - 70% HS tốt nghiệp
THCS vào học THPT.
- Đến năm 2010:
Có từ 60% đến 75% HS tốt nghiệp THCS
vào học THPT.
* Trung tâm Giáo dục
thường xuyên.
- Đến năm 2005 - 2010:
+ Số học viên bổ túc Tiểu học là 235,
số học viên xoá mù chữ là 356.
+ Số học viên bổ túc THCS là 592.
* Trung tâm HN-DN:
Đến năm 2005-2010: HS học nghề đạt tỷ
lệ 85%
3.
Về chất lượng đến năm 2005 - 2010:
* Mầm non:
+ Đến năm 2005 số cháu được ăn ở nhà
nuôi dạy trẻ bằng nhiều hình thức là 100%, đến năm 2010 có trên 100% cháu được
ăn tại lớp.
+ Mẫu giáo: đến năm 2005 có 3.540 cháu
vào học mẫu giáo, 45% cháu được ăn tại lớp, năm 2010 có trên 60% cháu được ăn
tại lớp.
+ Số cháu được tiêm vắc xin năm 2005
là 9.133 cháu, chiếm tỷ lệ 95%, đến năm 2010 có 100% cháu được tiêm văc xin.
+ Số cháu được khám định kỳ năm 2005
có tỷ lệ là 95%, năm 2010 là 100%.
+ Số cháu được dùng nước sạch và vệ
sinh tối thiểu: Năm 2005: 80%, năm 2010: 100%.
+ Số lớp có sân chơi, bãi tập năm
2005: 80%, năm 2010: 100%
+ Tỷ lệ cháu suy dinh dưỡng năm 2005
là 18%, năm 2010 dưới 15%.
+ Số lớp thực hiện chương trình cải
cách : 100%.
* Tiểu học:
+ Số trường học 2 buổi/ngày năm 2005
là 57 trường, 612 lớp, tổng số học sinh: 15.549 em, đến năm 2010 có 72 trường,
635 lớp, với 15.749 học sinh.
+ Số trường, lớp HS được học hát, nhạc,
vẽ:
Năm 2005 có 77 trường, 659 lớp, với
23.522 HS.
Năm 2010 có 81 trường, 656 lớp, với
21.916 HS.
+ Số đạt chuẩn quốc gia:
Năm 2005 có 36 trường, năm 2010 có thêm 31
trường.
+ Tỉ lệ HS lên lớp, khá giỏi, lưu ban tốt
nghiệp:
Năm 2005 có 98% HS lên lớp, 59% khá giỏi,
1,5% lưu ban, tốt nghiệp 97%.
Năm 2010 có 98,5% HS lên lớp, 60% khá giỏi,
1,0% lưu ban, tốt nghiệp 98%.
+ Số xã đạt phổ cập TH XMC và đạt phổ cập
đúng độ tuổi:
Năm 2005 có 65 xã, năm 2010 có thêm 59 xã, tỷ
lệ 100%.
* Trung học cơ sở:
+ Số trường đạt chuẩn Quốc gia:
Năm 2005 có 15 trường, năm 2010 có thêm 11
trường.
+ Số xã PC THCS:
Năm 2005 là 59 xã, năm 2010 có thêm 7 xã.
+ Trường được học ngoại ngữ:
Năm 2005: 65 trường, năm 2010 có 100% trường HS
được học ngoại ngữ.
+ Số HS được học tin học:
Năm 2005: 20%, năm 2010 có 50%.
+ Tỷ lệ HS lên lớp năm 2005 là 94%, năm 2010:
99%. Tỉ lệ lưu ban năm 2005: 2,8%; năm 2010: 1%.
* Trung học phổ thông:
+ Năm 2005 có 50 - 70% học sinh tốt nghiệp
THCS vào THPT, đến năm 2010 tăng lên 75%.
4.
Các điều kiện thiết yếu về giáo dục đến năm 2005 - 2010:
4.1. Đội ngũ:
- Giáo viên Mầm non : 742 người, GV được đào
tạo 729 người chiếm tỉ lệ 98%. Trong đó, đạt chuẩn 592 người, tỉ lệ 81%, trên
chuẩn 39 người, đạt tỉ lệ 5,5%.
- Tỉ lệ giáo viên Tiểu học: 1,15 GV/lớp. Tổng
số 1.666 người.
+ Tỷ lệ đạt chuẩn trở lên 97%, trong đó có
23,5% trên chuẩn.
+ Giáo viên nhạc 100 người, hoạ 70 người, thể
dục 89 người.
- Tỷ lệ giáo viên THCS 1,85 GV/lớp, tổng số
1.276 người.
+ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên: 95%,
trên chuẩn 24%.
+ Số GV nhạc 97 người, ngoại ngữ: 127 người,
thể dục: 98 người, GDCD: 117 người, Kĩ thuật: 91 người.
4.2. Cơ sở vật chất:
+ Mầm non: Số phòng kiên cố từ cấp 4 trở lên:
505 phòng.
+ Tiểu học: Có 960 phòng kiên cố từ cấp 4 trở
lên.
+ Trung học cơ sở: có 622 phòng kiên cố từ
cấp 4 trở lên.
+ Số trường có thư viện: 119 trường, có 63
thư viện đạt tiêu chuẩn 659.
+ Số trường có phòng thí nghiệm thực hành:
68, có 46 trường có bộ đồ dùng dạy học đồng bộ.
4.3. Ngân sách:
1. Hỗ trợ về sách vở và các điều kiện học tập
đối với học sinh dân tộc, miền núi, vùng cao.
2. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trợ cấp ưu
đãi cho cán bộ, giáo viên công tác ở vùng sâu vùng xa.
3. Xây dựng trường, lớp, thư viện, phòng thực
hành, thí nghiệm, nhà ở cho giáo viên.
4. Trang cấp các thiết bị dạy học, bàn ghế,
tủ, giá sách và các thiết bị tối thiểu khác.
III. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VỀ CƠ
SỞ VẬT CHẤT CHO ĐỀ ÁN GIÁO DỤC DÂN TỘC MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005
VÀ 2010:
Tổng số vốn cần cho thực hiện đề án là: 139.800
triệu đồng (có bảng tính chi tiết kèm theo).
1.
Các giai đoạn cần vốn:
a. Kinh phí cần giai đoạn 2003 - 2005 là
97.400 triệu đồng (chi mục: 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, ở bảng chi tiết).
b. Kinh phí cần giai đoạn 2006 - 2010 là:
42.400 triệu đồng (chi mục: 3, 5, 7, 9, 11, 13 ở bảng chi tiết).
2.
Cơ cấu nguồn vốn:
- Chi thường xuyên hàng năm: 7 năm x 0,2 tỷ
đồng = 1,4 tỉ đồng
- Sử dụng kinh phí Thông tư 30: 7 năm x 0,3
tỷ đồng = 2,1 tỉ đồng
- Chi phí đổi mới chương trình thay sách: 7
năm x 1 tỷ đồng = 7,0 tỉ đồng
- Chi phí đổi mới chương trình thay sách: 7
năm x 1 tỷ đồng = 7,0 tỉ đồng
- Nguồn ngân sách và đóng góp của nhân dân,
các thành phần kinh tế...
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng, công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức
trách nhiệm, tình của toàn xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi,
vùng cao nói chung, phát triển giáo dục - đào tạo nói riêng.
2.
Ưu tiên đầu tư các nguồn vốn, xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp bàn ghế, sách
vở, thư viện, phòng thí nghiệm, các phương tiện nghe nhìn. Xây dựng nhà nội trú
cho giáo viên. Ưu tiên những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các xã khó
khăn nhất hiện nay như: Lâm Thuỷ, Ngân Thuỷ, Kim Thuỷ huyện Lệ Thuỷ; Tân Trạch,
Thượng Trạch, Lâm Trạch huyện Bố Trạch; Dân Hoá, Phúc Hoá, Đặng Hoá huyện Minh
Hoá; Ngư Hoá, Cao Quảng, Trọng Hoá, Lâm Hoá, Thạch Hoá, Nam Hoá, huyện Tuyên
Hoá.
3. Có chính sách hỗ trợ về tài chính và điều
kiện học tập cho học sinh, sinh viên con em các gia đình nghèo và các gia đình
hưởng chính sách xã hội. Chú trọng đào tạo cán bộ người dân tộc, gắn đào tạo
với tuyển dụng. Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học
sinh dân tộc. Từng bước mở rộng qui mô tuyển sinh con em dân tộc vào học ở các
trường dân tộc nội trú, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện, đi đôi với cải
tiến chính sách học bổng cho học sinh các vùng này. Miễn phí học tập, cung cấp
sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc
thiểu số.
4. Thực hiện chính sách cử tuyển, đào tạo
theo địa chỉ, gắn đào tạo với tuyển dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và các vùng có nhiều khó khăn. Đồng thời
có chính sách quản lý và bố trí công tác cho phù hợp khi họ ra trường. Tránh
tình trạng để sinh viên học theo chế độ cử tuyển khi ra trường có nhiều người
tự tiện đi xin việc ở nơi khác mà không trở về công tác tại địa phương theo
thỏa thuận ban đầu.
5. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục,
kiện toàn hội đồng giáo dục và thành lập hội khuyến học các cấp. Đẩy mạnh phong
trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, đề ra các chủ trương thích hợp
cho từng địa phương trong những thời gian cụ thể; Động viên phụ huynh vận động
con em tự giác đến trường học tập. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan Đảng
uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh, tranh thủ các nguồn vốn trong nước và các
tổ chức Quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy giáo dục miền núi, dân tộc phát triển .
6. Có chính sách động viên thích đáng đối với
cán bộ giáo viên lên công tác tại các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số để họ yên tâm công tác lâu dài ở các địa bàn trên. Mặt khác,
có kế hoạch lâu dài là đào tạo giáo viên có hộ khẩu tại chỗ. Trước mắt đào tạo
giáo viên Mầm non theo địa chỉ để phục viên cho việc chuyển các trường Mầm non
bán công sang công lập ở các xã vùng cao. Ưu tiên cử tuyển con em người dân tộc
vào học các trường sư phạm để kịp cho việc chuyển các trường Mầm non bán công
sang công lập ở các xã vùng cao. Ưu tiên cử tuyển con em người dân tộc vào học
các trường sư phạm để kịp thời có đủ giáo viên các cấp, đồng thời cử một số
giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn đi đào tạo lại, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào DTTS.
7. Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, phân
công cán bộ của phòng giáo dục phụ trách từng địa bàn cụ thể. Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Hàng năm tổ chức tổng kết và
kịp thời tuyên dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc
và nghiêm khắc phê bình, chấn chỉnh ngay những đơn vị, cá nhân còn yếu kém và
có kế hoạch giúp đỡ họ vượt qua các khó khăn để vươn lên.
Phần thứ IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
I.
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp các
ngành triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi
dân tộc, trong đó chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, góp phần nâng cao
dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu giải quyết kịp thời đề
nghị của các ngành, các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh
nhằm thực hiện được các chỉ tiêu đề ra. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ
chính sách và hiệu quả của đề án.
2. Cân đối ngân sách, khai thác và huy động
các nguồn lực khác để phục vụ cho việc xây dựng, phát triển cho việc xây dựng,
phát triển cơ sở hạ tầng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện
bằng chỉ các chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.
II. Sở giáo dục - Đào tạo.
1. Sở GD-ĐT là cơ quan trực tiếp quản lý đề
ra, tham mưu cho UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo và kiểm tra các huyện thực
hiện kế hạch của đề án. Hàng năm Sở GD-ĐT tổ chức đánh giá, tổng kết tiến trình
hoạt động thực hiện đề án và báo cáo với UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.
2. Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên, cùng với các phòng GD huyện chỉ đạo thực
hiện việc dạy và học ở các địa bàn trên.
3. Căn cứ vào đề án của Tỉnh, Sở GD-ĐT phối
hợp với UBND các huyện chỉ đạo phòng GD xây dựng phương án cụ thể để thành đề
án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và tham mưu cho UBND huyện đề
ra các chủ trương nhằm thực hiện đề án có hiệu quả.
4. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá tiến
độ thực hiện đề án rút ra những bài học kinh nghiệm, báo cáo với UBND tỉnh để
có kế hoạch chỉ đạo kịp thời.
III.
Các sở và Ban ngành liên quan.
1. Sở Tài chính cùng với Sở GD-ĐT và Sở Kế
hoạch - Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm để
bảo đảm cho yêu cầu phát triển giáo dục dân tộc miền núi theo tinh thần của đề
án đặt ra.
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư tham mưu cho UBND
Tỉnh đưa chương trình phát GD DTMN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương theo từng giai đoạn với mục tiêu như trên.
3. Ban Dân tộc - Miền núi - Tôn giáo tỉnh
tham mưu cho UBND tỉnh đưa kế hoạch phát triển giáo dục DTMN vào các chương
trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn nêu
trên và có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này.
4. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh cùng với sở
GD-ĐT tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên miền núi, vùng cao. Thực hiện các chính sách ưu đãi cho cán bộ giáo viên
đi công tác miền núi vùng cao.
5. UBND các huyện căn cứ vào Đề án của Tỉnh,
xây dựng đề án cụ thể của địa phương.
6. Giao cho văn phòng UBND tỉnh, phối hợp
cùng với sở GD-ĐT, UBND các huyện định kỳ báo cáo kết quả thực hiện đề án cho
UBND tỉnh để kịp thời theo dõi và có biện pháp chỉ đạo.
Phần thứ V
CÁC
BIỂU BẢNG THỐNG KÊ LIÊN QUAN
(đính kèm văn bản
này)
|
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO
DỤC - ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
Nguyễn Thị Nghĩa
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|