Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 659/QĐ-BYT 2015 đào tạo Hộ sinh trình độ đại học cao đẳng tại Việt Nam

Số hiệu: 659/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Quang Cường
Ngày ban hành: 25/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 659/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU KIỆN CHUYÊN MÔN BẢO ĐẢM ĐÀO TẠO HỘ SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam”.

Điều 2. Điều kiện này được sử dụng là một trong những cơ sở thẩm định các điều kiện chuyên môn cho việc mở ngành đào tạo Hộ sinh tại Việt Nam; là căn cứ để các cơ sở đào tạo sử dụng biên soạn chương trình đào tạo Hộ sinh chính quy và đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho việc tổ chức triển khai đào tạo Hộ sinh đảm bảo chất lượng; là cơ sở để các cơ quan quản lý đào tạo nhân lực y tế giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo Hộ sinh tại các cơ sở đào tạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học Công Nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Cường

 

ĐIỀU KIỆN CHUYÊN MÔN BẢO ĐẢM ĐÀO TẠO HỘ SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM

(Ban hành theo Quyết định số: 659/QĐ-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2015)

 

LỜI GIỚI THIỆU

Đào tạo Hộ sinh ở Việt Nam đã có từ những năm 30 của thế kỷ XX, khởi đầu với tên gọi là trường đào tạo Hộ sinh Đông Dương. Qua bao nhiêu năm phát triển, đến nay đã thành hệ thống đào tạo Hộ sinh trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tế, với trình độ trung cấp. Từ năm 2010, bắt đầu đào tạo Hộ sinh trình độ Cao đẳng và năm 2015 các cơ sở đào tạo chuẩn bị đào tạo Hộ sinh trình độ đại học.

Để hội nhập khu vực và quốc tế, trên cơ sở Chuẩn năng lực của Liên đoàn Hộ sinh thế giới (ICM) ban hành năm 2010 và chỉnh sửa năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam, kèm theo Quyết định số 342/QĐ-BYT ngày 24/01/2014. Đây là cơ sở để xây dựng và hướng dẫn đào tạo Hộ sinh theo Năng lực thực hiện. Vì vậy, để đào tạo Hộ sinh các trình độ tại Việt Nam bảo đảm tính hội nhập, các cơ sở cần bảo đảm các điều kiện theo các tiêu chí của khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi cơ quan quản lý phải có những quy định cụ thể cho Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

Các cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực Hộ sinh căn cứ các tiêu chí trong bản quy định Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam để thực hiện đào tạo và đào tạo liên tục đối tượng Hộ sinh đạt Chuẩn Năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ICM           Liên đoàn hộ sinh quốc tế (International Confederation of Midwives)

UNFPA      Quỹ Dân số Liên hiệp quốc

VAM         Hội Hộ sinh Việt Nam (Vietnam Asociation of Midwives)

WHO         Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở xây dựng Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam

Cơ sở để đề xuất xây dựng Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam bao gồm:

- Tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo Hộ sinh (ICM - 2010);

- Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo Hộ sinh (ICM - 2010);

- Tiêu chuẩn của Quy chế Hộ sinh thế giới (ICM - 2011);

- Luật Khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23/11/2009 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật;

- Chuẩn Năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-BYT ngày 24/01/2014;

- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Hộ sinh theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế.

Ngoài ra, tham khảo Chuẩn và Tiêu chí để công nhận các khóa đào tạo Điều dưỡng hoặc Hộ sinh để tiến hành đăng ký, tuyển dụng và cấp phép hành nghề ở Australia (Hội đồng Điều dưỡng và Hộ sinh Australia - 2009).

2. Mục tiêu của Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam

2.1. Bảo đảm chương trình đào tạo Hộ sinh có chất lượng, có tuyên bố về triết lý, mục tiêu, kết quả đầu ra, chuẩn bị cho sinh viên trở thành những Hộ sinh đầy đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em nói riêng;

2.2. Cung cấp bộ khung cho việc thiết kế, thực hiện và đánh giá liên tục chất lượng đào tạo Hộ sinh của các cơ sở đào tạo;

2.3. Quá trình đào tạo bảo đảm chất lượng để Hộ sinh có được tất cả những năng lực cơ bản của Hộ sinh theo ICM, cũng như những năng lực khác dựa trên nhu cầu của xã hội;

2.4. Hỗ trợ việc thực hành Hộ sinh an toàn và chất lượng chăm sóc Hộ sinh cho phụ nữ và gia đình họ;

2.5. Khuyến khích cải tiến liên tục chương trình và quá trình đào tạo Hộ sinh.

3. Giá trị của Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam

- Bảo đảm đào tạo Hộ sinh tuân thủ theo các quy định của Tiêu chuẩn đào tạo Hộ sinh thế giới do Liên đoàn Hộ sinh thế giới (ICM) quy định;

- Khuyến khích và hỗ trợ việc cải thiện liên tục chất lượng của các chương trình đào tạo Hộ sinh và đầu ra của các chương trình này, đảm bảo tính liên thông của nội dung đào tạo Hộ sinh theo các cấp;

- Bảo đảm tính toàn vẹn thông qua một quá trình đào tạo nhất quán, công bằng, trung thực;

- Thiết lập môi trường giáo dục thuận lợi cho xu thế “học tập suốt đời” cho sinh viên, giảng viên và Hộ sinh viên;

- Bảo đảm các chương trình đào tạo Hộ sinh theo từng trình độ đề cao tính Chủ động của nghề Hộ sinh và của người Hộ sinh.

4. Nguyên tắc cơ bản của Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam

- Trình độ đầu vào tối thiểu của học viên là tốt nghiệp Trung học phổ thông;

- Thời gian đào tạo tối thiểu cho chương trình đào tạo hộ sinh cao đẳng theo hình thức chính quy là ba năm;

- Thời gian tối thiểu cho chương trình thực tập sau khi tốt nghiệp hộ sinh là chín tháng;

- Các Tiêu chí phù hợp với các Tiêu chuẩn đào tạo Hộ sinh, Tiêu chuẩn nghề nghiệp Hộ sinh của ICM, tuân theo 12 điều y đức và Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế;

- Chương trình đào tạo Hộ sinh phải tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế; gắn với việc tự đánh giá của Hộ sinh viên, theo các quy định tương ứng với các dịch vụ để duy trì chất lượng và phù hợp với mục đích của chương trình quốc gia.

5. Hướng dẫn sử dụng Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam

Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam gồm 22 tiêu chuẩn và 90 tiêu chí của 5 lĩnh vực:

- Lĩnh vực 1: Chương trình đào tạo;

- Lĩnh vực 2: Tổ chức đào tạo;

- Lĩnh vực 3: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo;

- Lĩnh vực 4: Giảng viên;

- Lĩnh vực 5: Sinh viên.

5.1. Đối với các cơ sở đào tạo sử dụng Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam để:

- Đầu tư, xây dựng đề án đăng ký đào tạo Hộ sinh trình độ đại học và trình độ cao đẳng;

- Sử dụng để biên soạn chương trình đào tạo Hộ sinh chính quy tại các cơ sở đào tạo;

- Tham khảo để biên soạn các chương trình đào tạo Hộ sinh khác (ví dụ như: chương trình liên thông, chương trình đào tạo liên tục) và các chương trình liên quan;

5.2. Đối với các cơ quan quản lý và sử dụng nhân lực Hộ sinh tham khảo Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam để xây dựng các quy định liên quan đến Hộ sinh, ví dụ như việc đăng ký hành nghề, tái cấp chứng chỉ, nhận xét Hộ sinh và giảng viên Hộ sinh, các dịch vụ Hộ sinh...

5.3. Đối với Hội Nữ hộ sinh Việt Nam căn cứ Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam để đề xuất các chương trình, chính sách liên quan đến hoạt động nghề nghiệp; tham gia xây dựng và cải thiện chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo; khuyến khích hội viên tham gia vào quá trình đào tạo tại các cơ sở cung cấp dịch vụ...

Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam cùng với Chuẩn Năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực Hộ sinh có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng và chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung./.

LĨNH VỰC 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng (sau đây gọi là chương trình đào tạo) đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học, mục tiêu đào tạo khối ngành Hộ sinh và được định kỳ rà soát, bổ sung.

1.1. Đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục Đại học;

1.2. Đáp ứng mục tiêu đào tạo ngành Hộ sinh theo quy định của Bộ Y tế;

1.3. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Hộ sinh theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế;

1.4. Được định kỳ rà soát sau 2 khóa đào tạo/lần, điều chỉnh theo hướng cải tiến và nâng cao chất lượng.

2. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các Tiêu chí của Chuẩn Năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam, nhằm chứng minh sinh viên tốt nghiệp đạt được các năng lực theo quy định

2.1. Nội dung chuẩn đầu ra thể hiện đầy đủ yêu cầu cần đạt được về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của Chuẩn năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam.

2.2. Nội dung chuẩn đầu ra phù hợp với Việt Nam và hội nhập khu vực, quốc tế.

2.3. Chăm sóc Hộ sinh lấy người phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em (gọi tắt là khách hàng) làm trung tâm.

2.4. Chăm sóc Hộ sinh là chăm sóc sức khỏe ban đầu và là quá trình chăm sóc liên tục.

2.5. Chăm sóc khách hàng đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn năng lực của Hộ sinh.

2.6. Tôn trọng phong tục, tôn giáo, văn hóa của khách hàng trong chăm sóc Hộ sinh.

2.7. Thực hành dựa vào bằng chứng.

2.8. Có khả năng quản lý các nguồn lực tại cơ sở thực hành để thực hành hiệu quả.

2.9. Có khả năng tư vấn hiệu quả cho khách hàng và gia đình của họ trong chăm sóc Hộ sinh.

2.10. Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp và các nhân viên y tế trong lĩnh vực chăm sóc khác để thực hành chăm sóc y tế hiệu quả.

2.11. Có định hướng chăm sóc cộng đồng.

2.12. Có khả năng quản lý.

2.13. Phát triển nghề nghiệp liên tục (học tập suốt đời).

3. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và/hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và Hộ sinh đã tốt nghiệp.

3.1. Có tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và/hoặc trên thế giới.

3.2. Có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý.

3.3. Có sự tham gia của đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và Hộ sinh đã tốt nghiệp.

4. Chương trình đào tạo có cấu trúc hợp lý, khoa học, cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu; có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo Hộ sinh với các chương trình đào tạo khác trong khối ngành Sức khỏe và theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.1. Có quy định rõ các khối kiến thức, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu. Thời lượng thực hành tối thiểu là 50%.

4.2. Có các học phần lựa chọn, học phần tích hợp, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình.   

4.3. Cấu trúc chương trình hợp lý, đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo trong ngành Hộ sinh và giữa các chương trình đào tạo ở trong và ngoài trường.

5. Kế hoạch đào tạo và đề cương chi tiết đáp ứng yêu cầu.

5.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đầy đủ theo hướng đào tạo theo năng lực.

5.2. Xây dựng và thực hiện đầy đủ đề cương chi tiết cho các học phần.

5.3. Kế hoạch đào tạo, đề cương chi tiết được định kỳ rà soát hàng năm và tổ chức đánh giá, điều chỉnh định kỳ sau 2 khóa tốt nghiệp theo hướng liên tục cập nhật, cải tiến chất lượng.

6. Thứ tự và nội dung của chương trình đào tạo Hộ sinh giúp sinh viên có khả năng đạt được các năng lực thiết yếu trong thực hành nghề nghiệp phù hợp với các tư liệu cốt lõi của ICM.

6.1. Chương trình đào tạo được cấu trúc một cách hệ thống, có lô-gic, giúp sinh viên ngày càng có được các kiến thức, kỹ năng, và hành vi thiết yếu.

6.2. Các nội dung được sắp xếp theo trình tự:

- Từ chăm sóc trước khi có thai đến chăm sóc sau đẻ;

- Từ các quá trình sinh lý tới các tình trạng bệnh lý;

- Từ các tình huống/vấn đề đơn giản, thông thường đến các trường hợp cấp cứu, phức tạp, ít gặp.

LĨNH VỰC 2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Tuyển sinh

1.1. Đối tượng tuyển sinh: đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

1.2. Tuân thủ các quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

1.3. Số lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo;

1.4. Công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn người học của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả.

2.1. Sắp xếp, tổ chức khóa học tại trường và tại cơ sở thực hành lâm sàng phù hợp theo từng cấp độ trong tiến trình đào tạo có đối chiếu với Chuẩn năng lực Hộ sinh, để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng tại bệnh viện và tại cộng đồng.

2.2. Sử dụng các phương pháp dạy - học đã được mô tả trong chương trình đào tạo, chú trọng hoạt động dạy - học lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp và khả năng ra quyết định chăm sóc cần có của người Hộ sinh.

2.3. Tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập lâm sàng dựa trên năng lực, phù hợp giữa nội dung, ứng dụng thực hành, căn cứ vào những bằng chứng mới nhất, đáng tin cậy nhất.

2.4. Kế hoạch dạy học thể hiện các phương pháp dạy học gắn liền với thực hành nghề nghiệp và nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tạo cơ hội cho sinh viên được làm việc theo nhóm nhỏ trong quá trình học tập.

2.5. Tạo cơ hội cho sinh viên học tập với các nhân viên y tế thực hành chăm sóc hộ sinh ở các vị trí làm việc khác nhau, để đảm bảo Hộ sinh thực hành chăm sóc toàn diện cho khách hàng.

3. Có chỉ tiêu thực hành cụ thể: Mỗi sinh viên phải hoàn thành ít nhất hai mươi trải nghiệm chăm sóc liên tục (20 trường hợp chăm sóc liên tục tại khoa lâm sàng và cộng đồng).

3.1. Có quy định sinh viên tham gia vào các mô hình chăm sóc liên tục bao gồm tiếp cận với các phụ nữ ở thời kỳ mang thai sớm, tiếp tục cho tới sáu tuần sau khi sinh;

3.2. Tổ chức dạy học thực hành nghề nghiệp bảo đảm sinh viên có thể trải nghiệm liên tục với từng phụ nữ trong suốt quá trình thực hành tại cơ sở y tế hoặc cộng đồng (theo dõi, chăm sóc khách hàng toàn diện từ khi tiếp cận đến khi khách hàng ra viện);

3.3. Có quy định sinh viên phải được giám sát bởi một Hộ sinh hoặc một nhân viên y tế có trình độ chuyên môn về sản khoa;

3.4. Có kế hoạch đánh giá nhất quán, thường kỳ và tiếp diễn các trải nghiệm chăm sóc liên tục cho khách hàng của mỗi sinh viên;

3.5. Kế hoạch thực hành nghề nghiệp cuối khóa đào tạo thể hiện được mỗi sinh viên có ít nhất tám (08) trường hợp trải nghiệm chăm sóc liên tục cho bà mẹ thời kỳ mang thai/ chuyển dạ đẻ/ sau đẻ: tham gia đầy đủ các nội dung thực hành hộ sinh dưới sự giám sát thích hợp của nhân viên y tế tại cơ sở thực hành;

3.6. Có quy định cụ thể về việc sinh viên cung cấp bằng chứng về sự gắn kết của họ với mỗi khách hàng mà họ chăm sóc, với thông tin đầy đủ của khách hàng mang tính liên tục trong quá trình chăm sóc, theo từng trường hợp riêng biệt.

4. Lượng giá, đánh giá người học có hiệu quả

4.1. Phương pháp đánh giá có giá trị và có tính xây dựng đáng tin cậy, để đo lường thành tích và tiến bộ của sinh viên trong học tập, bao gồm:

- Kiến thức

- Hành vi

- Kỹ năng thực hành

- Khả năng tư duy có phê phán và ra quyết định

- Kỹ năng giao tiếp và xử lý các mối quan hệ xã hội phù hợp

4.2. Công khai các công cụ lượng giá, đánh giá cho giảng viên và sinh viên

4.3. Tạo cơ hội để sinh viên tự lượng giá, sinh viên lượng giá sinh viên mang tính liên tục trong quá trình học tập.

LĨNH VỰC 3. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Thư viện và tài liệu

1.1. Có đủ sách, giáo trình chuyên ngành và tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành Hộ sinh:

- Chuẩn năng lực Hộ sinh thế giới, Chuẩn năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt Nam và các tài liệu liên quan;

- Các học phần cơ sở;

- Các học phần chuyên ngành Hộ sinh;

- Hướng dẫn giảng viên dạy học;

- Hướng dẫn sinh viên học;

1.2. Có thư viện điện tử, đáp ứng yêu cầu truy cập thông tin của cán bộ, giảng viên, người học.

1.3. Công tác thư viện phục vụ phù hợp với các hoạt động đào tạo của trường.

2. Phòng thực hành với thiết bị giáo dục, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu thực hành nghề nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục).

2.1. Có đủ số lượng phòng thực hành tương ứng với các học phần cơ sở và chuyên ngành trong chương trình đào tạo;

2.2. Các phòng học, phòng thực hành đảm bảo đủ diện tích, đúng quy cách, phù hợp với nội dung dạy học thực hành;

2.3. Các phòng thực hành có thiết bị dạy học phù hợp;

2.4. Có đủ số lượng dụng cụ, mô hình dạy học theo nhóm, với số lượng tối đa 4 SV/ nhóm dụng cụ;

2.5. Có ít nhất 01 phòng thực hành tiền lâm sàng có đủ trang thiết bị dạy học mô phỏng mang tính liên tục, toàn diện cho chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ sinh sản;

2.6. Có hệ thống bảng quy trình kỹ thuật/ bảng kiểm tương ứng với nội dung kỹ năng;

2.7. Các phòng thực hành và trang thiết bị thực hành được sử dụng và bảo quản hiệu quả.

3. Cơ sở thực hành nghề nghiệp đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng nội dung dạy học

3.1. Có hợp đồng giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành về trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong đào tạo Hộ sinh;

3.2. Có đầy đủ các khoa/ phòng tương ứng với các học phần trong chương trình đào tạo;

3.3. Có số giường bệnh đáp ứng tỷ lệ tối đa 5 SV/giường bệnh (tổng số SV các ngành đào tạo);

3.4. Các cơ sở thực hành lâm sàng có số ca đẻ trung bình 50 ca/ tháng;

3.5. Tinh thần và thái độ của nhân viên y tế thân thiện với khách hàng;

3.6. Sinh viên có thể tiếp cận với nhân viên y tế và khách hàng thuận lợi và an toàn;

3.7. Nhân viên y tế tạo cơ hội cho sinh viên học tập;

3.8. Cơ sở thực hành tạo điều kiện cung cấp trang thiết bị và dụng cụ cho sinh viên;

LĨNH VỰC 4. GIẢNG VIÊN

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Giảng viên cơ hữu

1.1. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên chuyên ngành tối đa 10 SV/Giảng viên với đào tạo trình độ đại học; 15 SV/GV với đào tạo trình độ cao đẳng;

1.2. Giảng viên cơ hữu đảm nhiệm tối thiểu 80% khối lượng chương trình đối với từng khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành;

1.3. Đối với đào tạo trình độ đại học: Mỗi bộ môn có tối thiểu 01 thạc sĩ chuyên ngành tương ứng; Với bộ môn giảng dạy các học phần chuyên ngành Hộ sinh có tối thiểu 01 tiến sĩ chuyên ngành Phụ sản, 03 thạc sĩ chuyên ngành Phụ sản/Hộ sinh và Nhi.

1.4. Đối với đào tạo trình độ cao đẳng: Mỗi bộ môn có tối thiểu 01 thạc sĩ chuyên ngành/ bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành tương ứng; Với bộ môn giảng dạy chuyên ngành Hộ sinh có tối thiểu 02 thạc sĩ chuyên ngành Phụ sản/Hộ sinh, 02 thạc sĩ/ bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Nhi.

2. Giảng viên thỉnh giảng/ hướng dẫn lâm sàng

2.1. Giảng viên thỉnh giảng là những người có trình độ sau đại học đối với đào tạo Đại học hộ sinh; có trình độ đại học trở lên đối với đào tạo Cao đẳng hộ sinh, chuyên ngành Hộ sinh/Phụ sản.

2.2. Cán bộ hướng dẫn lâm sàng cho Hộ sinh: là nhân viên y tế tại cơ sở thực hành lâm sàng, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm lâm sàng từ 5 năm trở lên.

2.3. Số giảng viên thỉnh giảng của một cơ sở thực hành chiếm không quá 50% tổng số giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo.

3. Giảng viên chuyên ngành được đào tạo chính quy về Hộ sinh hoặc Bác sĩ chuyên ngành Sản/Nhi

3.1. Giảng viên là Hộ sinh có bằng tốt nghiệp Hộ sinh trình độ đại học trở lên;

3.2. Giảng viên là bác sĩ có bằng tốt nghiệp chuyên khoa Sản/ Nhi;

3.3. Nếu giảng viên có văn bằng Hộ sinh/ Bác sĩ chuyên khoa Sản/Nhi đã được đào tạo ở nước khác thì quá trình đào tạo của giảng viên phải được công nhận tương đương văn bằng đào tạo tại Việt Nam.

4. Giảng viên chuyên ngành/ Giảng viên thỉnh giảng chuyên ngành/Cán bộ hướng dẫn lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề

Giảng viên chuyên ngành/ Giảng viên thỉnh giảng chuyên ngành / cán bộ hướng dẫn lâm sàng phải có Chứng chỉ hành nghề Hộ sinh/Sản khoa/Nhi khoa theo quy định của Việt Nam.

5. Giảng viên/ Giảng viên thỉnh giảng/Cán bộ hướng dẫn lâm sàng đã được đào tạo về nghiệp vụ Sư phạm y học

5.1. Có Giấy chứng nhận đào tạo Sư phạm Y học theo quy định của Bộ Y tế.

Hoặc

5.2. Có kinh nghiệm lâm sàng đúng nội dung giảng dạy từ 10 năm trở lên.

LĨNH VỰC 5. SINH VIÊN

1. Tuyển sinh

1.1. Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông/ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành Sức khỏe;

1.2. Các cơ sở đào tạo phải công khai các quy định về tuyển sinh của cơ sở mình tại cơ sở đào tạo và trên các phương tiện truyền thông sẵn có tại địa phương;

1.3. Các cơ sở đào tạo phải công khai các tiêu chí tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng với từng khóa tuyển sinh;

 1.4. Các thí sinh đủ điều kiện nhập học đều được nhận vào học (không phân biệt giới, tuổi, tôn giáo, dân tộc…)

2. Cơ sở đào tạo có Quy định về thái độ nghề nghiệp của sinh viên

2.1. Sinh viên có tinh thần trách nhiệm với việc học tập của chính mình;

2.2. Sinh viên có thái độ tích cực và tôn trọng đối với phụ nữ và gia đình của họ, đối với các giảng viên và các đồng nghiệp;

2.3. Sinh viên thực hành phù hợp với các chuẩn mực về y đức, bao gồm tinh thần tôn trọng, giữ kín các bí mật riêng tư của khách hàng;

2.4. Có hành vi và thái độ thích hợp với văn hóa ở các địa điểm học thực hành.

3. Cơ sở đào tạo có Quy định trách nhiệm của sinh viên

3.1. Cơ sở đào tạo có quy định cụ thể về việc tham gia quá trình học tập theo chương trình đào tạo, quy chế đào tạo;

3.2. Cơ sở đào tạo có quy định về công tác học sinh sinh viên;

3.3. Các quy định được công khai ngay từ đầu khóa học;

3.4. Sinh viên thực hiện đầy đủ quy chế học sinh, sinh viên do nhà trường ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Cơ sở đào tạo có

Quy định về quyền lợi của sinh viên

4.1. Có chính sách khuyến khích học tập đối với sinh viên theo các quy định của nhà nước và địa phương;

4.2. Có quy định về thông tin 2 chiều giữa sinh viên và giảng viên; giữa sinh viên và nhà trường;

4.3. Có quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với sinh viên;

4.4. Các quy định được công khai ngay từ đầu khóa học.

 

PHỤ LỤC

CÁC PHÒNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP

1. Nguyên tắc xây dựng

Xây dựng phòng thực hành, thực tập là căn cứ vào chương trình đào tạo hộ sinh, số giờ học lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo cũng như nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của môn học, ngành học. Phòng thực hành có thể được xây dựng riêng rẽ, hoặc lồng ghép cho một số môn học gần nhau. Đảm bảo các môn học đều cần có phòng thực hành, thí nghiệm để dạy - học cho sinh viên và để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

Số lượng các phòng thực hành chuyên ngành hộ sinh cần xây dựng dựa trên số lượng sinh viên tuyển vào hàng năm để đảm bảo đủ phòng thực hành cho dạy- học và tự học của sinh viên. Tính toán số lượng phòng thực hành đủ để dạy thực hành không quá 15-20 sinh viên cho 1 tổ thực tập và không thực hành quá 3 buổi thực tập / 1 ngày.

Một học phần có một hoặc có thể có nhiều phòng thực hành. Một phòng thực hành cũng có thể dùng chung cho nhiều học phần. Khoa hộ sinh trực thuộc các trường đào tạo đa ngành như Đại học Y-Dược, Đại học Tổng hợp,... có thể sử dụng phòng thực hành của các ngành khoa học khác cho thực hành môn khoa học cơ bản và y học cơ sở của hộ sinh nếu có đủ điều kiện như quy định.

2. Số lượng phòng thực hành, thực tập

Về nguyên tắc, Hiệu trưởng trường quyết định số lượng các phòng thực hành, thực tập để đảm bảo công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường.

Căn cứ vào chương trình khung đã quy định và nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhu cầu phát triển ngành hộ sinh, Bộ Y tế quy định các phòng thực hành và các trang thiết bị tối thiểu cho các phòng thực hành để hoàn thành được công việc dạy-học và nghiên cứu khoa học của trường/khoa đào tạo cử nhân hộ sinh cần phải đạt được

Số TT

Phòng thực hành

Phục vụ việc dạy-học và NCKH cho học phần

Ghi chú

1.

Giải phẫu

Giải phẫu học

 

2.

Sinh lý

Sinh lý học

 

3.

Sinh lý bệnh-Miễn dịch

Sinh lý bệnh - miễn dịch

 

4.

Sinh học - Vi sinh vật Ký sinh trùng

Sinh học đại cương - Di truyền học

Vi sinh vật - Ký sinh trùng

 

5.

Hóa sinh

Hóa học

 

Hóa sinh

 

6.

 Lý sinh

Vật lý đại cương - Lý sinh

Có thể ghép thành 1 phòng

7.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng

8.

Y tế công cộng

Dịch tễ học

 

Sức khỏe môi trường

 

Dinh dưỡng - ATVSTP

 

Giáo dục SK và kỹ năng giao tiếp

 

Tổ chức Ytế - CTYTQG

 

Hộ sinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng

 

9.

Thực hành kỹ năng

 (Skill Lab.)

- Điều dưỡng cơ bản

- Quản lý hộ sinh

- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học

- Chăm sóc thai nghén

- Chăm sóc chuyển dạ và sinh đẻ

- Chăm sóc sau đẻ

- Cấp cứu sản khoa

- Chăm sóc sơ sinh

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

- Phá thai an toàn

 

10.

Thực hành sản khoa

- Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ và sinh đẻ

- Chăm sóc sau đẻ

- Cấp cứu sản khoa

 

11.

Thực hành phụ khoa

- Chăm sóc phụ nữ

- Chăm sóc thai nghén

 

12.

Thực hành DS - KHHGĐ và phá thai

- Dân số -KHHGD

- Phá thai

 

13.

Thực hành nhi khoa

- Chăm sóc sơ sinh

- Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi

 

14.

 Ngoại ngữ

Ngoại ngữ

 

15.

 Tin học

Toán - Xác suất thống kê

 

Tin học

 

3. Yêu cầu chung cho các phòng thực hành, thực tập

3.1. Diện tích tối thiểu

- Phòng thực tập: 1 phòng diện tích 50-60 m2 yêu cầu:

+ Đủ diện tích kê, đặt mô hình, tranh ảnh, máy móc, dụng cụ, học liệu.

+ Đủ chỗ cho 15 - 20 học sinh thực tập cùng một lúc.

+ Khi thực tập đủ chỗ để bố trí tối đa 4 sinh viên một bộ dụng cụ thực tập

- Phòng kho: 1 phòng (15m2): Bảo quản mô hình, dụng cụ, đồ dùng dạy học

- Do yêu cầu cụ thể thực hành của môn học, số phòng có thể được bố trí thêm và sẽ được ghi trong mục yêu cầu riêng ở từng chuyên ngành.

3.2. Thiết kế

- Tường nhà lát gạch men trắng hoặc các vật liệu khác có thể tẩy rửa, sát trùng được, chiều cao trên 1,60m

- Nền nhà lát gạch men

- Có thể sử dụng phương tiện nghe - nhìn trong phòng thực tập

- Có hệ thống chiếu sáng chung (300lux) và chiếu sáng cục bộ tại các bàn thực tập

- Có hệ thống cung cấp nước sạch, có labo và giá để xà phòng

- Hệ thống điện, nước bố trí tiện lợi khi sử dụng

- Có hệ thống thông khí tự nhiên và nhân tạo, có quạt thông gió

- Bàn để mô hình, dụng cụ thực tập thiết kế theo tiêu chuẩn chung

- Riêng các phòng cho thực hành các bộ môn có sử dụng hóa chất: cần được bố trí bàn chuyên dụng: tủ đựng, bàn, chậu rửa, dụng cụ cấp cứu,...

3.3. Vệ sinh, an toàn

- Thuận tiện cho việc làm vệ sinh dụng cụ, đồ dùng thực tập sau mỗi buổi thực tập

- Tiện lợi cho vệ sinh trần, tường, nền nhà, dụng cụ, đồ dùng dạy học hàng tuần.

- Có cửa thoát hiểm, có đủ phương tiện phòng, chống cháy, nổ

4. Yêu cầu trang thiết bị cụ thể cho các phòng thực hành, thực tập

 

PHÒNG THỰC TẬP GIẢI PHẪU

(Cho học phần Giải phẫu học)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Bộ xương người cỡ chuẩn

Bộ

4

2.

Mô hình bộ xương người cỡ chuẩn trên 4 bánh xe

Bộ

4

3.

Mô hình bộ xương người có dây chằng

Bộ

4

4.

Mô hình bộ xương người tháo rời

Bộ

4

5.

Mô hình bộ xương người (mini)

Bộ

4

6.

Mô hình hộp sọ ( 7 part)

Bộ

4

7.

Mô hình cơ thể bán thân + nội tạng (13 part )

Bộ

4

8.

Mô hình cơ thể bán thân hệ cơ (30 part)

Bộ

4

9.

Mô hình cơ thể bán thân trên giá

Bộ

4

10.

Mô hình hệ cơ bán thân có đầu (27 mảnh)

Bộ

4

11.

Mô hình hệ cơ toàn thân 2/3 cỡ bình thường

Bộ

4

12.

Mô hình cơ cánh tay - 6 mảnh

Bộ

4

13.

Mô hình giải phẫu toàn thân (phủ tạng có thể tháo rời, có 36 phần H;180cm)

Bộ

4

14.

Mô hình giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi trên

Bộ

4

15.

Mô hình giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi dưới

Bộ

4

16.

Mô hình giải phẫu hệ cơ, xương đầu-mặt-cổ

Bộ

4

17.

Mô hình giải phẫu hệ tuần hoàn

Bộ

4

18.

Mô hình Tim

Chiếc

4

19.

Mô hình giải phẫu hệ hô hấp

Bộ

4

20.

Phổi (7 mảnh)

Chiếc

4

21.

Mô hình giải phẫu hệ tiêu hoá

Bộ

4

22.

Mô hình giải phẫu hệ tiết niệu

Bộ

4

23.

Mô hình giải phẫu hệ thần kinh

Bộ

4

24.

Mô hình cơ quan sinh dục nam

Bộ

4

25.

Mô hình cơ quan sinh dục nữ

Bộ

4

26.

Mô hình giải phẫu tai mũi họng

Bộ

4

27.

Mắt phóng đại

Bộ

4

28.

Da phóng đại 70 lần

Chiếc

4

29.

Tai phóng đại, 6 mảnh

Chiếc

4

30.

Mô hình não

Chiếc

4

31.

Mô hình cắt ngang tuỷ sống

Chiếc

4

32.

Mô hình cắt dọc qua mũi, miệng, hầu

Chiếc

4

33.

Mô hình cắt đứng qua chậu hông nữ

Chiếc

4

34.

Mô hình chi trên/ chi dưới cắt lớp

Bộ

4

35.

Mô hình cắt lớp đầu, mặt

Chiếc

4

36.

Bộ tiểu phẫu

Bộ

4

37.

Bộ trung phẫu

Bộ

4

 

Tranh giải phẫu sinh lý

(Anatomycal wall chart 84x200cm)

 

 

1.

Các tranh giải phẫu-sinh lý máu và tế bào máu

Chiếc

4

2.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi trên

Chiếc

4

3.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương, khớp chi dưới

Chiếc

4

4.

Các tranh giải phẫu hệ cơ, xương đầu, mặt, cổ

Chiếc

4

5.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ tuần hoàn

Chiếc

4

6.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ hô hấp

Chiếc

4

7.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ tiết niệu

Chiếc

4

8.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ thần kinh

Chiếc

4

9.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ sinh dục nam

Chiếc

4

10.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ sinh dục nữ

Chiếc

4

11.

Các tranh giải phẫu-sinh lý răng miệng

Chiếc

4

12.

Các tranh giải phẫu-sinh lý da

Chiếc

4

13.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ giác quan

Chiếc

4

14.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ thính giác

Chiếc

4

15.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ khứu giác

Chiếc

4

16.

Các tranh giải phẫu-sinh lý hệ vị giác

Chiếc

4

PHÒNG THỰC TẬP SINH LÝ

(Cho học phần Sinh lý học)

STT

Tên tài sản

Đơn vị

Số lượng

1

Máy ly tâm 4000v/phút

Chiếc

2

2

Máy ly tâm ống Hematocrit

Chiếc

2

3

Máy lắc ngang

Chiếc

5

4

Máy lắc tròn

Chiếc

5

5

Máy lắc xoáy

Chiếc

5

6

Máy khuấy từ

Chiếc

5

7

Máy xét nghiệm huyết học (16-40 chỉ số)

Chiếc

1

8

Máy xét nghiệm đông máu

Chiếc

1

9

Máy điện não vi tính

Chiếc

1

10

Máy đo tốc độ máu lắng tự động

Chiếc

2

11

Máy thăm dò chức năng

Chiếc

1

12

Máy điện tim 3 cần

Bộ

2

13

Máy so mầu

Chiếc

2

14

Máy ghi tim cơ

Chiếc

5

15

Máy điện cảm ứng

Chiếc

5

16

Máy đo PH để bàn

Chiếc

2

17

Cân phân tích điện tử

Chiếc

2

18

Cân kỹ thuật điện tử

Chiếc

2

19

Cân sức khỏe

Chiếc

2

20

Kính hiển vi 2 mắt

Chiếc

10

21

Kính hiển vi nối camera truyền hình và máy tính.

Bộ

1

22

Nồi cách thủy 6 chỗ

Chiếc

3

23

Tủ ấm

Chiếc

3

24

Tủ sấy

Chiếc

2

25

Tủ lạnh sâu - 400C

Chiếc

1

26

Tủ lạnh thường

Chiếc

2

27

Tủ bảo quản hóa sinh phẩm

Chiếc

2

28

Nồi hấp

Chiếc

2

29

Đồng hồ đo mạch

Chiếc

5

30

Nhiệt kế thủy ngân

Chiếc

5

31

Pipét tự động

Bộ

5

PHÒNG THỰC TẬP SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH

(Cho học phần Sinh lý bệnh-Miễn dịch)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Kính hiển vi kết nối màn hình: (3mắt-TK:20x, 16x; VK:60x, 100x(SL); camera, monitor )

Bộ

1

2.

Kính hiển vi quang học (2 mắt -Thị kính:10x, P:16x; Vật kinh 10x, 40x, 100x; chiếu sáng)

Chiếc

15

3.

Máy li tâm 4000v/phút

Chiếc

1

4.

Máy ly tâm ống Hematocrit

Chiếc

2

5.

Máy Huyết học

Chiếc

1

6.

Máy điện di

Chiếc

1

7.

Máy lắc tròn

Chiếc

1

8.

Máy lắc ngang

Chiếc

5

9.

Máy lắc xoáy

Chiếc

5

10.

Máy đo khí máu

Chiếc

1

11.

Máy sấy tiêu bản

Chiếc

1

12.

Máy khuấy từ

Chiếc

5

13.

Máy điện tim 3 cần

Bộ

2

14.

Máy xét nghiệm huyết học (16-40 chỉ số)

Chiếc

1

15.

Máy đo tốc độ máu lắng tự động

Chiếc

2

16.

Máy quang phổ

Chiếc

2

17.

Máy ghi tim cơ

Chiếc

5

18.

Máy điện cảm ứng

Chiếc

5

19.

Máy ghi điện tim

Chiếc

1

20.

Máy ghi điện não

Chiếc

1

21.

Máy cất nước 2 lần

Chiếc

1

22.

Máy đo huyết áp đồng hồ, ống nghe, đồng hồ bấm giây

Bộ

3

23.

Máy kimographe và huyết áp kế thủy ngân

Bộ

2

24.

Hô hấp ký

Chiếc

4

25.

Huyết áp kế thủy ngân hình chữ U

Chiếc

2

26.

Trụ xoay điện

Chiếc

4

27.

Tủ lạnh sâu (-400C)

Chiếc

1

28.

Tủ sấy

Chiếc

1

29.

Tủ ấm

Chiếc

1

30.

Tủ bảo quản hóa sinh phẩm

Chiếc

2

31.

Nồi cách thủy

Chiếc

1

32.

Nồi hấp

Chiếc

2

33.

Cân phân tích điện tử đo đến 10-3

Chiếc

1

34.

Cân kỹ thuật điện tử 500mg

Chiếc

1

35.

Cân sức khỏe

Chiếc

2

36.

Thông có rãnh

Chiếc

2

37.

Bộ dụng cụ xét nghiệm đếm Hồng cầu, Hb

Bộ

5

38.

Bộ dụng cụ xét nghiệm công thức máu

Bộ

5

39.

Bộ dụng cụ xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông

Bộ

5

40.

Bộ dụng cụ định nhóm máu

Bộ

5

41.

Bộ dụng cụ mổ: Cưa xương, kéo, panh cầm máu, kẹp phẫu tích, dao mổ, kìm gặm xương,...

Bộ

3

42.

Dụng cụ thủy tinh: ống nghiệm các loại, Pipet, Micro pipet, phễu thủy tinh, ống đong các loại, đũa thủy tinh, bình định mức các loại, bình nón, lọ nhỏ giọt, cốc có chân, cốc có mỏ, Buret 50ml, 100ml, pipet paster 8 lỗ, bình đựng nước có nắp,...

Chiếc

20 /loại

43.

Bô can dung tích 4 -5 lít các loại

Chiếc

10

44.

khay men, chậu thủy tinh

Chiếc

3/loại

45.

Giá ống nghiệm, giá để thuốc thử, giá để pipét, kẹp gỗ kẹp ống nghiệm,

Chiếc

5/loại

46.

Ống lồng động mạch và tĩnh mạch (canun)

Bộ

5

47.

Cuộn cảm ứng và acquy

Bộ

2

48.

Vồ đập cao su, đèn cồn

Chiếc

3/loại

49.

ống hình chữ T để kẹp khí quản

Chiếc

5

50.

Hóa phát quang miễn dịch

Bộ

1

51.

Hóa chất: Adrenalin, Acetycholin, thiopental, Ca2+, K+

ống/lọ

3/loại

PHÒNG THỰC TẬP SINH HỌC - VI SINH

(Cho học phần: Sinh học đại cương, Vi sinh vật)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Kính hiển vi quang học (2 mắt -Thị kính:10x, P:16x; Vật kinh 10x, 40x, 100x; chiếu sáng)

Chiếc

15

2.

Kính hiển vi kết nối màn hình: (3 mắt-TK: 20x, 16x; VK:60x, 100x(SL); camera, monitor )

Bộ

1

3.

Kính hiển vi huỳnh quang

Bộ

2

4.

Hệ thống cấy máu BATEC

Chiếc

2

5.

Máy quay ly tâm

Chiếc

1

6.

Máy lắc ngang

Chiếc

5

7.

Máy lắc tròn

Chiếc

5

8.

Máy lắc xoáy

Chiếc

5

9.

Máy đo PH để bàn

Chiếc

2

10.

Tủ hốt vô khuẩn

Bộ

1

11.

Tủ an toàn sinh học

Chiếc

2

12.

Tủ sấy

Chiếc

1

13.

Tủ ấm

Chiếc

1

14.

Tủ lạnh sâu

Chiếc

1

15.

Tủ lạnh thường

Chiếc

2

16.

Nồi hấp

Chiếc

1

17.

Nồi cách thủy 6 chỗ

Chiếc

3

18.

Bộ tiêu bản mẫu vi sinh vật các loại: vi khuẩn thường gặp: lao, lậu, tụ cầu, tụ khuẩn đường ruột, nhiễm sắc thể, tế bào,...

Bộ

30

19.

Bộ tranh và đĩa CD rom về các loại vi khuẩn, virut, đơn bào, đa bào, nấm gây bệnh, các phản ứng huyết thanh

Bộ

10

20.

Bộ dụng cụ nhuộm vi khuẩn

Bộ

5

21.

Khay men, dao lam, lam kinh. lamen,

Bộ

25

22.

Bộ dụng cụ lấy bệnh phẩm (phân, nước tiểu, đờm, dịch tiết, máu) để xét nghiệm vi sinh.

Bộ

5

23.

Giá để tiêu bản và kính hiển vi

Bộ

15

24.

Pipét tự động

Bộ

5

25.

Mẫu một số huyết thanh

ống/lọ

5/loại HT

26.

Các loại tranh, ảnh vi sinh vật, tranh về phân bào nguyên nhiễm, giảm nhiễm, tế bào thần kinh, tế bào cơ,...

Bộ

5

27.

Hóa chất: thuốc nhuộm, thuốc thử, mực in vân tay, ...

Bộ

5

28.

Các môi trường nuôi cấy cơ bản, khoanh giấy kháng sinh,...

Bộ

10

29.

Máy hút ẩm

Chiếc

1

30.

Giá inox đựng ống nghiệm

Chiếc

10

PHÒNG THỰC TẬP HÓA SINH

(Cho học phần Hóa học đại cương, Hóa vô cơ -hữu cơ, Hóa sinh)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Máy Hóa sinh máu tự động

Chiếc

1

2.

Máy Hóa sinh bán tự động

Chiếc

1

3.

Máy sinh hóa nước tiểu tự động

Chiếc

1

4.

Máy li tâm

Chiếc

1

5.

Máy điện di

Chiếc

1

6.

Máy thanh sắc ký

Chiếc

1

7.

Máy sấy tiêu bản

Chiếc

1

8.

Máy định lượng HbA1C

Chiếc

1

9.

Máy đo các chất điện giải

Chiếc

1

10.

Máy ELISA

Chiếc

1

11.

Máy đo PH

Chiếc

1

12.

Máy hút ẩm

Chiếc

1

13.

Máy cất nước 2 lần

Chiếc

1

14.

Máy đo khí máu

Chiếc

2

15.

Máy khuấy từ

Chiếc

5

16.

Tủ sấy

Chiếc

1

17.

Tủ ấm

Chiếc

1

18.

Tủ đựng lạnh thường

Chiếc

2

19.

Tủ hút phòng thí nghiệm

Chiếc

1

20.

Nồi cách thủy

Chiếc

2

21.

Nồi hấp

Chiếc

2

22.

Lò vi sóng

Chiếc

1

23.

Cân phân tích

Chiếc

1

24.

Cân điện tử (10-3)

Chiếc

3

25.

Bộ dụng cụ lấy máu tĩnh mạch

Bộ

5

26.

Quả bóp cao su các loại/bông mỡ/giấy lọc

Bộ

5/loại

27.

Khay quả đậu, khay men, pine, kéo y tế các loại, đèn cồn

Bộ

5

28.

Dụng cụ thủy tinh: ống nghiệm các loại, Pipet, Micro pipet, phễu thủy tinh, ống đong các loại, đũa thủy tinh, bình định mức các loại, bình nón, lọ nhỏ giọt, cốc có chân, cốc có mỏ, Buret 50ml,100ml, pipet paster 8 lỗ, giá ống nghiệm, giá để thuốc thử, giá để pipét, kẹp gỗ kẹp ống nghiệm...

Chiếc

20 /loại

29.

Kit hóa chất, thuốc thử cho thí nghiệm

Kit

5

PHÒNG THỰC TẬP LÝ SINH

(Cho học phần Vật lý đại cương -Lý sinh)

TT

Tên máy, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Cân phân tích: (chính xác 0,1mg)

Chiếc

2

2.

Lọ Picnomet: (Dung tích: 15ml, Sai số: 0,1ml)

Chiếc

5

3.

Cân phù nhiệt Mohr:

Tỷ trọng max: 2g/cm3, chính xác 10-4g/cm3

Chiếc

2

4.

Nhớt kế Hoppler

Chiếc

2

5.

Hộp điện trở mẫu (Sai số: ± 0,1 W)

Chiếc

2

6.

Bộ dụng cụ đo điện trở dung dịch bằng cầu Wheatston

Chiếc

2

7.

Khúc xạ kế

Chiếc

2

8.

Phân cực kế

Chiếc

2

9.

Máy quang phổ UV-VIS đo điểm:

Chiếc

1

10.

Kính hiển vi vật kính: ´ 10,x20,x40

Chiếc

2

11.

Hóa chất thực tập: nước cất, đường Saccharosse, NaCl, cồn Ethanol, Acid Acetic, Vitamin B12

Bộ

3

PHÒNG THỰC TẬP Y TẾ CÔNG CỘNG

(Cho các học phần: Dinh dưỡng-Tiết chế; Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm; Pháp luật - Tổ chức y tế; Sức khỏe môi trường)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Bộ tranh về: nước sạch, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống tai nạn thương. Tranh về các côn trùng truyền bệnh, vệ sinh lao động, vệ sinh bệnh viện, trường học, trạm y tế, cá nhân, vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải,...

Bộ

5

2.

Các bảng về truyền thông giáo dục sức khỏe

Bộ

5

3.

Mô hình các loại thực phẩm,

Bộ

5

4.

Bộ mẫu đánh giá nhanh về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bộ

5

5.

Mô hình cung cấp nước sạch ở nông thôn, thành thị,...

Bộ

2

6.

Mô hình hố xí sạch ở nông thôn, tự hoại,...

Chiếc

2

7.

Mô hình xử lý rác

Chiếc

2

8.

Dụng cụ xử lý chất thải bệnh viện

Bộ

10

9.

Máy đo bụi, máy đo tiếng ồn, máy đo độ rung, máy đo ô nhiễm không khí, đo tốc độ gió, đo ô nhiễm nước,...

Chiếc

1/ loại

10.

Máy quay phim video

Chiếc

1

11.

Máy ghi âm

Chiếc

1

12.

Máy ảnh

Chiếc

1

13.

Bộ tăng âm (Apli, micro, loa)

Bộ

1

14.

Mẫu các loại Vacxin tiêm chủng (tối thiểu đủ các vacxin chương trình TCMR quốc gia)

ống/lọ

10/loạiVX

15.

Túi thuốc sơ cứu cho tuyến ban đầu

Túi

2

16.

Máy đo nhiệt độ dưới da

Chiếc

2

17.

Máy phân tích nư­ớc

Chiếc

2

18.

Máy đo ánh sáng

Chiếc

2

19.

Máy đo oxy hòa tan

Chiếc

2

20.

Máy lấy mẫu bụi

Chiếc

2

21.

Máy đo bụi điện tử

Chiếc

1

22.

Máy đo PH để bàn

Chiếc

2

23.

Cân phân tích điện tử

Chiếc

1

24.

Cân kỹ thuật điện tử

Chiếc

1

25.

Máy đo độ phóng xạ

Chiếc

1

26.

Khúc xạ kế cầm tay

Chiếc

2

27.

Máy đo ánh sáng

Chiếc

2

28.

Máy đo tốc độ gió

Chiếc

2

29.

Máy đo độ ồn

Chiếc

3

30.

Máy ly tâm 4000v/phút

Chiếc

2

31.

Máy lắc ngang

Chiếc

1

32.

Máy lắc tròn

Chiếc

1

33.

Máy lắc xoáy

Chiếc

1

34.

Máy khuấy từ

Chiếc

1

35.

Máy đo dung tích sống

chiếc

1

36.

Phong tốc kế điện tử

Chiếc

2

37.

Nhiệt ẩm kế hiện số

Chiếc

2

38.

Bơm lấy mẫu khí độc

Chiếc

2

39.

Cầu kế Vecnon

Chiếc

2

40.

Bộ thiết bị n­ớc đa năng

Chiếc

1

41.

Thiết bị đo áp suất và nhiệt độ

Chiếc

2

42.

Compa đo bề dầy mỡ d­ưới da

Chiếc

2

43.

Nồi cách thủy

Chiếc

1

44.

Tủ ấm

Chiếc

1

45.

Tủ sấy

Chiếc

2

46.

Tủ lạnh thường 300 lít

Chiếc

1

47.

Tủ bảo quản hóa sinh phẩm

Chiếc

2

48.

Nồi hấp

Chiếc

2

49.

Máy so mầu

Chiếc

2

50.

Cân sức khỏe

Chiếc

2

51.

Đồng hồ đo tiêu hao năng lượng

Chiếc

5

52.

Đồng hồ đo mạch

Chiếc

5

53.

Pipét tự động

Bộ

5

PHÒNG THỰC TẬP KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG

(Cho học phần Điều dưỡng cơ bản)

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Giường bệnh nhân và tủ đầu giường kèm 2 bộ đệm, ga trải giường, nylon trải giường, chăn, gối, đệm nước, đệm hơi,...

bộ

3

2.

Bộ dụng cụ rửa tay thường quy và bồn ngâm tay vô khuẩn, rửa tay ngoại khoa.

bộ

3

3.

Cáng, xe cáng bệnh nhân

cái

3

4.

Xe đẩy bệnh nhân

cái

3

5.

Xe đẩy dụng cụ, thuốc

cái

3

6.

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn các cỡ

cái

5/loại

7.

Các loại săng

bộ

5

8.

Băng các loại

bộ

5

9.

Bô, sô, vịt, chậu các loại

bộ

5

10.

Đồng hồ bấm giây

cái

5

11.

Nhiệt kế các loại

bộ

5/loại

12.

Huyết áp kế các loại

loại

5/loại

13.

Túi đựng dụng cụ cấp cứu

túi

5

14.

Mô hình hồi sinh tim phổi

bộ

5

15.

Mô hình tiêm mông

bộ

5

16.

Mô hình tiêm bắp, tĩnh mạch: cánh tay

bộ

5

17.

Mô hình thụt tháo

bộ

5

18.

Mô hình đa năng (nghe tim phổi, đo huyết áp, đếm mạch)

bộ

5

19.

Mô hình giải phẫu thần kinh người

cái

5

20.

Mô hình đặt ống thông

cái

5

21.

Mô hình rửa dạ dày

bộ

5

22.

Mô hình thông tiểu nam, nữ

cái

5/loại

24.

Bộ dụng cụ chườm nóng

bộ

5

25.

Bộ dụng cụ chườm lạnh

bộ

5

26.

Bộ dụng cụ tiêm trong da

bộ

5

27.

Bộ dụng cụ tiêm dưới da

bộ

5

28.

Bộ dụng cụ tiêm bắp

bộ

5

29.

Bộ dụng cụ tiêm tĩnh mạch

bộ

5

30.

Bộ dụng cụ thử test

bộ

5

31.

Bộ dụng cụ truyền dịch tĩnh mạch

bộ

5

32.

Bộ dụng cụ truyền máu

bộ

5

33.

Bộ dụng cụ cho người bệnh uống thuốc

bộ

5

34.

Bộ dụng cụ bôi thuốc cho người bệnh

bộ

5

35.

Bộ dụng cụ xịt thuốc mắt, mũi, tai

bộ

5

36.

Bộ dụng cụ cho ăn bằng đường miệng

bộ

5

37.

Bộ dụng cụ cho ăn bằng đường thông

bộ

5

38.

Bộ dụng cụ hút đờm rãi

bộ

5

39.

Bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng

bộ

5

40.

Bộ dụng cụ rửa mặt

bộ

5

41.

Bộ dụng cụ chải đầu, gội đầu

bộ

5

42.

Bộ dụng cụ tắm tại giường

bộ

5

43.

Bộ dụng cụ thay băng

bộ

5

44.

Bộ dụng cụ rửa vết thương

bộ

5

45.

Bộ dụng cụ cắt chỉ vết thương

bộ

5

46.

Bộ dụng cụ thụt tháo

bộ

5

47.

Bộ dụng cụ cho người bệnh thở ôxy

bộ

5

48.

Bộ dụng cụ hút dịch dạ dày, tá tràng

bộ

5

49.

Bộ dụng cụ rửa dạ dày

bộ

5

50.

Bộ dụng cụ lấy máu xét nghiệm

bộ

5

51.

Bộ dụng cụ lấy phân xét nghiệm

bộ

5

52.

Bộ dụng cụ lấy nước tiểu xét nghiệm

bộ

5

53.

Bộ dụng cụ lấy dịch tiết xét nghiệm

bộ

5

54.

Bộ dụng cụ rửa bàng quang

bộ

5

59.

Bộ dụng cụ phòng, chống loét

bộ

5

60.

Bộ dụng cụ sơ cứu gãy xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi, cẳng chân, gãy cột sống,...

bộ

5

61.

Bộ dụng cụ sơ cứu vết thương đứt động mạch

bộ

5

62.

Bộ dụng cụ đo lượng dịch vào ra cơ thể

bộ

5

66.

Bộ dụng cụ cấp cứu (bóng Ambu + hộp cấp cứu chống sốc)

bộ

5

67.

Các bộ tranh về: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ quan tạo máu, xử trí ngộ độc cấp, say nắng, say nóng, ngạt nước, rắn cắn,...

bộ

5

68.

Các quy trình điều dưỡng in trên giấy khổ Ao

bộ

5

PHÒNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG SẢN - PHỤ KHOA-KHHGD

(Những cơ sở đào tạo đa ngành thì có thể ghép với Phòng thực hành kỹ năng Y khoa)

1. Phòng thực hành Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén; Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1.

Giường bệnh nhân, đệm, ga trải giường, nylon trải giường, chăn, gối, đệm nước, đệm hơi,...

Bộ

02

2.

Tủ đầu giường bệnh nhân

Chiếc

02

3.

Bàn khám phụ khoa

Chiếc

02

4.

Bàn đẻ

Chiếc

02

5.

Bàn làm thủ thuật

Chiếc

01

6.

Đèn gù

Chiếc

01

7.

Quần áo, đồ dùng hàng ngày của người bệnh (khăn mặt, bàn chải, cốc, bát … )

Bộ

03

8.

Bàn gội đầu kèm dụng cụ gội đầu (lược, máy sấy, dầu gội, cặp tóc, khăn bông...)

Bộ

03

9.

Bồn rửa tay vô khuẩn kèm dung dịch sát khuẩn, hóa chất khử khuẩn

Bộ

03

10.

Phương tiện khử khuẩn, làm sạch dụng cụ

Bộ

03

11.

Dụng cụ khám thai

Bộ

03

12.

Mô hình khám thai, mô hình bà mẹ

Chiếc

03/loại

13.

Mô hình thai nhi phát triển trong tử cung

Bộ

03

14.

Mô hình bụng mẹ có thai nhi và hệ thống tim thai điện tử

Bộ

01

15.

Thước đo khung chậu

Chiếc

03

16.

Dụng cụ chống choáng

Bộ

03

17.

Máy làm khô tay

Chiếc

01

18.

Máy hút ẩm

Chiếc

01

19.

Hóa chất và dụng cụ sát khuẩn dụng cụ

loại

03

20.

Cáng người bệnh

Chiếc

01

21.

Xe cáng người bệnh

Chiếc

01

22.

Xe đẩy dùng cho người bệnh

Chiếc

01

23.

Xe đẩy dụng cụ 3 tầng để dụng cụ tiêm

Chiếc

01

24.

Xe đẩy dụng cụ 2 tầng để dụng cụ thực hành

Chiếc

03

25.

Cân

Chiếc

01

26.

Thước đo chiều cao

Chiếc

01

27.

Nồi luộc dụng cụ

Chiếc

02

28.

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn

Chiếc

15

29.

Tủ sấy

Chiếc

01

30.

Nồi hấp

Chiếc

01

31.

Găng tay, khẩu trang, áo choàng

Bộ

20

32.

Các loại săng vải

Bộ

10/loại

33.

Bô, xô, vịt, chậu các loại

Chiếc

5/ loại

34.

Đồng hồ bấm giây

Bộ

05

35.

Nhiệt kế

Chiếc

20

36.

Huyết áp kế các loại (thủy ngân/ đồng hồ/ số tự động)

Chiếc

05

37.

Túi dựng dụng cụ cấp cứu

Chiếc

05

38.

Phương tiện truyền dịch

Bộ

05

39.

Máy monitoring sản khoa

Bộ

01

40.

Máy nghe tim thai

Bộ

02

41.

Máy thở

Cái

01

42.

Máy hút đờm rãi

Chiếc

01

43.

Máy tiêm tĩnh mạch

Chiếc

01

44.

Máy tạo oxy

Chiếc

01

45.

Bộ dụng cụ lấy máu làm xét nghiệm

Bộ

10

46.

Bộ dụng cụ lấy nước tiểu làm xét nghiệm

Bộ

10

47.

Bộ dụng cụ lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm

Bộ

10

48.

Bộ dụng cụ thông tiểu nữ

Bộ

10

49.

Bộ dụng cụ rửa bàng quang

Bộ

05

50.

Các loại sổ sách, phiếu khám thai, bảng quản lý thai nghén…

 

 

51.

Bảng quy trình kỹ thuật tương ứng với các thủ thuật chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén và sau đẻ

 

 

2. Phòng thực hành chăm sóc bà mẹ thời kỳ chuyển dạ và đẻ

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1

Bàn đẻ

Chiếc

03

7

Bồn rửa tay vô khuẩn kèm dung dịch sát khuẩn, hóa chất khử khuẩn

Bộ

03

8

Phương tiện khử khuẩn, làm sạch dụng cụ

Bộ

03

9

Dụng cụ đỡ đẻ

Bộ

05

10

Dụng cụ cắt, khâu tầng sinh môn

Bộ

05

11

Dụng cụ kiểm tra cổ tử cung

Bộ

03

12

Dụng cụ chống choáng

Bộ

03

13

Dụng cụ chăm sóc rốn sơ sinh

Bộ

03

14

Dụng cụ hồi sức sơ sinh

Bộ

03

15

Dụng cụ, phương tiện chăm sóc sơ sinh sau đẻ

Bộ

03

17

Máy làm khô tay

Chiếc

01

18

Máy hút ẩm

Chiếc

01

19

Máy siêu âm (nếu có thể)

Chiếc

01

20

Hóa chất và dụng cụ sát khuẩn dụng cụ

loại

05

21

Cáng người bệnh

Chiếc

01

22

Xe cáng người bệnh

Chiếc

01

23

Xe đẩy dùng cho người bệnh

Chiếc

01

24

Xe đẩy dụng cụ 3 tầng để dụng cụ tiêm

Chiếc

01

25

Xe đẩy dụng cụ 2 tầng để dụng cụ thực hành

Chiếc

05

26

Cân

Chiếc

01

27

Cân sơ sinh

Chiếc

01

28

Thước đo chiều cao

Chiếc

01

29

Nồi luộc dụng cụ

Chiếc

02

30

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn

Chiếc

15

31

Tủ sấy

Chiếc

01

32

Nồi hấp

Chiếc

01

33

Găng tay, khẩu trang, áo choàng

Bộ

20

34

Các loại săng vải

Chiếc

20/loại

36

Bô, sô, vịt, chậu các loại

Chiếc

2/ loại

37

Đồng hồ bấm giây

Chiếc

05

38

Nhiệt kế

Chiếc

20

39

Huyết áp kế các loại (thủy ngân/ đồng hồ/ số tự động)

Chiếc

05

40

Túi dựng dụng cụ cấp cứu

Chiếc

05

41

Phương tiện truyền dịch

Bộ

05

42

Máy monitoring sản khoa

Bộ

01

43

Máy nghe tim thai

Bộ

02

44

Máy thở

Chiếc

01

45

Máy hút đờm rãi

Chiếc

01

52.

Máy tiêm tĩnh mạch

Chiếc

01

53.

Máy tạo oxy

Chiếc

01

54.

Bộ dụng cụ lấy máu làm xét nghiệm

Bộ

05

55.

Bộ dụng cụ lấy nước tiểu làm xét nghiệm

Bộ

05

56.

Bộ dụng cụ thông tiểu nữ

Bộ

05

57.

Bộ dụng cụ rửa bàng quang

Bộ

05

58.

Mô hình khung chậu để đỡ đẻ

Chiếc

03

59.

Mô hình giải phẫu khung chậu

Chiếc

03

60.

Mô hình cắt khâu tầng sinh môn

Chiếc

03

61.

Mô hình mô tả cơ chế đẻ

Chiếc

01

62.

Mô hình thai nhi

Chiếc

03

63.

Mô hình bánh rau

Chiếc

03

64.

Mô hình khám cổ tử cung các giai đoạn chuyển dạ

Chiếc

01

65.

Thước dây, ống nghe tim thai

Chiếc

03

66.

Ống nghe tim phổi

Chiếc

03

67.

Thước đo khung chậu

Chiếc

03

68.

Dụng cụ làm vệ sinh cho sản phụ: bốc thụt, kẹp sát khuẩn, bình nước chín…

Bộ

03

69.

Bông, gạc

Kg

01

70.

Dung dịch sát khuẩn

Lọ

10

71.

Khăn, áo, mũ, tã… cho trẻ sơ sinh

Bộ

03

72.

Dụng cụ phục vụ chăm sóc sản phụ đẻ khó (Forceps; Giác hút, dụng cụ mổ lấy thai)

Bộ

03

73.

Thuốc dùng trong sản khoa: giảm co tử cung, tăng co tử cung, thuốc gây tê, thuốc chống choáng, dịch truyền, vitamin K1

ống/viên

05/loại

74.

Bảng quy trình kỹ thuật tương ứng với các thủ thuật chăm sóc bà mẹ thời kỳ chuyển dạ và đẻ

 

 

3. Phòng thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn

Số lượng

1

Bàn chăm sóc sơ sinh

Chiếc

03

2

Bồn tắm cho trẻ sơ sinh

Chiếc

01

3

Tủ thuốc

Chiếc

01

4

Thuốc thiết yếu dùng cho trẻ sơ sinh

Loại

03/loại

5

Mô hình sơ sinh

Chiếc

03

6

Dụng cụ chăm sóc rốn sơ sinh

Bộ

03

7

Phương tiện hút nhớt cho trẻ sơ sinh (bóng bóp hút nhớt, ống hút…)

Bộ

03

8

Máy hút nhớt và các thiết bị kèm theo

Chiếc

03

9

Giường sơ sinh

Chiếc

03

10

Lồng ấp sơ sinh

Chiếc

03

11

Áo, tã, mũ, khăn bông

Bộ

03

12

Máy thở

Chiếc

01

13

Máy tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

Chiếc

03

14

Máy tạo oxy

Chiếc

03

15

Mô hình sơ sinh để HSSS

Chiếc

03

16

Dụng cụ, phương tiện chăm sóc sơ sinh sau đẻ

Bộ

05

17

Máy làm khô tay

Chiếc

01

18

Máy hút ẩm

Chiếc

01

19

Hóa chất và dụng cụ sát khuẩn dụng cụ

Loại

05

20

Xe đẩy dụng cụ 2 tầng để dụng cụ thực hành

Chiếc

03

21

Cân sơ sinh

Chiếc

01

22

Găng tay, khẩu trang, áo choàng

Bộ

20

23

Dụng cụ tắm và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Bộ

03

24

Bồn rửa tay vô khuẩn kèm dung dịch sát khuẩn, hóa chất khử khuẩn

Bộ

03

25

Phương tiện khử khuẩn, làm sạch dụng cụ

Bộ

03

26

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn

Chiếc

15

27

Tủ sấy

Chiếc

01

28

Nồi hấp

Chiếc

01

29

Nhiệt kế đo thân nhiệt

Chiếc

20

30

Nhiệt kế đo nhiệt độ nước

Chiếc

05

31

Phương tiện truyền dịch

Bộ

05

32

Thước dây, thước đo chiều cao trẻ sơ sinh

Chiếc

03

33

Bảng quy trình kỹ thuật tương ứng với các thủ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh

 

 

4. Phòng thực hành Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình

TT

Tên dụng cụ, trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng

1

Giường bệnh nhân, đệm, ga trải giường, nylon trải giường, chăn, gối, đệm nước, đệm hơi,...

Bộ

01

2

Tủ đầu giường bệnh nhân

Chiếc

01

3

Bàn khám phụ khoa

Chiếc

01

4

Bàn làm thủ thuật

Chiếc

01

5

Đèn gù

Chiếc

01

6

Tủ thuốc

Chiếc

01

7

Thuốc điều trị bệnh phụ khoa, các phương tiện tránh thai

 

05/loại

8

Bồn rửa tay vô khuẩn kèm dung dịch sát khuẩn, hóa chất khử khuẩn

Bộ

03

9

Phương tiện khử khuẩn, làm sạch dụng cụ

Bộ

03

10

Dụng cụ khám phụ khoa

Bộ

03

11

Dụng cụ chống choáng

Bộ

03

12

Máy làm khô tay

Chiếc

01

13

Máy hút ẩm

Chiếc

01

14

Hóa chất và dụng cụ sát khuẩn dụng cụ

loại

03

15

Xe đẩy dụng cụ 2 tầng để dụng cụ thực hành

cái

03

16

Nồi luộc dụng cụ

Cái

02

17

Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn

Cái

10

18

Tủ sấy

Cái

01

19

Nồi hấp

Cái

01

20

Găng tay, khẩu trang, áo choàng

bộ

20

21

Các loại săng vải

Cái

20/loại

22

Xô, chậu các loại đựng dụng cụ khử nhiễm

Cái

02/ loại

23

Đồng hồ bấm giây, nhiệt kế

bộ

05

24

Huyết áp kế các loại (thủy ngân, đồng hồ, số tự động)

Cái

05/loại

25

Túi dựng dụng cụ cấp cứu

Cái

03

26

Phương tiện truyền dịch

bộ

03

27

Máy tiêm tĩnh mạch

Cái

01

28

Máy tạo oxy

Cái

01

29

Bộ dụng cụ đặt dụng cụ tử cung

bộ

05

30

Bộ dụng cụ hút thai

bộ

05

31

Mô hình đặt dụng cụ tử cung

bộ

05

32

Mô hình hút thai

bộ

05

33

Mô hình khám phụ khoa

bộ

03

34

Mô hình dương vật

Chiếc

05

35

Bộ dụng cụ lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm

bộ

10

36

Các loại sổ sách, phiếu đặt dụng cụ tử cung, tranh lật, tờ rơi

 

 

37

Các phương tiện tránh thai (DCTC; bao cao su; Thuốc tránh thai...)

 

 

 

Bảng quy trình kỹ thuật tương ứng với các thủ thuật chăm sóc sức khỏe phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 659/QĐ-BYT ngày 25/02/2015 về Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.476

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.45.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!