Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 457/QĐ-UBND 2017 Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng Kon Tum

Số hiệu: 457/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 30/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  457/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO, TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Căn cứ Công văn 7125/BYT-BM-TE ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em góp phần phát triển nguồn nhân lực trẻ em tại tỉnh Kon Tum.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn được chọn triển khai thí điểm Chương trình Sữa học đường được uống sữa 03 lần/tuần, mỗi lần một hộp sữa 180 ml và thực hiện trong 9 tháng/năm.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,7%/năm.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học được tham gia các lớp tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng (đặc biệt là về sữa học đường) cho trẻ em trong trường học.

- 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành phố và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở các huyện được truyền thông, giáo dục và tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em.

- 100% các trường mầm non và tiểu học thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.

3. Đối tượng, địa bàn triển khai:

- Phạm vi: Tại 10 xã thuộc 06 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Plông và Kon Rẫy. Danh sách trường học triển khai Chương trình tại Phụ lục kèm theo.

- Đối tượng thụ hưởng: Học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch.

- Các trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học còn lại trên địa bàn toàn tỉnh sẽ thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Chương trình Sữa học đường thông qua xã hội hóa, vận động phụ huynh đóng góp bằng nhiều hình thức để cho con em được uống sữa tại trường, lớp học.

4. Nội dung và giải pháp chủ yếu:

4.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng ở tuyến tỉnh, huyện để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình sữa học đường.

4.2. Công tác truyền thông vận động và hội nghị, tập huấn

- Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tham gia triển khai kế hoạch.

- Truyền thông, vận động bằng nhiều hình thức phù hợp về các nội dung có liên quan đến Chương trình Sữa học đường để người dân biết, tham gia.

4.3. Triển khai cho học sinh uống sữa:

- Lựa chọn nguồn sữa và đơn vị cung ứng sữa đảm bảo theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng phục vụ Chương trình sữa học đường

- Công tác vận chuyển và bảo quản sữa phục vụ cho học sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Thực hành cho học sinh uống sữa: Bảo đảm mỗi học sinh mẫu giáo và tiểu học được uống sữa 03 lần/tuần, trong 09 tháng của năm học, mỗi lần một hộp sữa 180 ml, vào giờ nhất định

- Xử lý rác thải: Vỏ hộp sữa được thu gom ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý vỏ hộp sữa như các rác thải hữu cơ thông thường.

4.4. Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện:

- Tổ chức khảo sát thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học trước khi triển khai Chương trình.

Triển khai công tác giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, năm.

- Thống kê, báo cáo kết quả thực hiện: Các trường học báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo 02 tuần/lần; Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế hàng tháng vào trước ngày 10 của tháng tiếp theo. Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh theo học kỳ và năm học.

4.5. Xây dựng, ban hành các chính sách hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp đóng góp tích cực cho việc triển khai Chương trình Sữa học đường.

4.6. Tăng cường huy động nguồn lực để triển khai kế hoạch: Thành lập Quỹ Sữa học đường vì tầm vóc Việt tỉnh Kon Tum, xây dựng phương án huy động kinh phí nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân và lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh để đảm bảo đáp ứng kinh phí để thực hiện kế hoạch.

5. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch:

- Ngân sách chi sự nghiệp y tế, giáo dục hàng năm.

- Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ (khoảng 20% tổng số tiền mua sữa).

- Nguồn vận động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ.

6. Tổ chức thực hiện:

6.1. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm triển khai thực hiện Kế hoạch chương trình sữa học đường phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6.2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chỉ đạo việc tiếp nhận sản phẩm sữa và triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, y tế trường học tham gia chương trình sữa học đường; trực tiếp chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non và tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình Sữa học đường.

6.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh lồng ghép giao một số mục tiêu, chỉ tiêu liên quan về dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch Chương trình Sữa học đường.

6.4. Sở Tài chính: Hàng năm, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương và đúng quy định hiện hành.

6.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động liên quan Chương trình Sữa học đường.

6.6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về các nội dung liên quan của Chương trình sữa học đường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6.7. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên kinh phí nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất sau các giai đoạn triển khai chương trình sữa học đường.

6.8. UBND các huyện, thành phố: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung chương trình sữa học đường tại địa bàn; phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả.

6.9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn và các tổ chức xã hội khác: Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan liên quan trong việc tổ chức phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, thực hiện xã hội hóa chương trình sữa học đường.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch theo nội dung đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- CVP UBND tỉnh, PVP phụ trách;
- Lưu VT, KGVX3, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH TRƯỜNG HỌC TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Huyện

Mẫu giáo

Tiểu học

Tổng số học sinh

Trường

Số học sinh

Trường

Số học sinh

1

Đăk Glei

Đăk Kroong

Mầm non Đăk Kroong

362

Tiểu học Đăk Kroong

464

826

2

Tu Mơ Rông

Đăk Hà

Mầm non Đăk Hà

402

Tiểu học Đăk Hà

488

890

Tu Mơ Rông

Mầm non Tu Mơ Rông

104

Tiểu học Tu Mơ Rông

132

236

3

Kon Rẫy

Đăk Kôi

Mầm non Đăk Kôi

176

Tiểu học Đăk Kôi

285

461

Đăk Pne

Mầm non Đăk Pne

163

Tiểu học Đăk Pne

253

416

4

Kon Plông

Xã Hiếu

Mầm non Xã Hiếu

186

Tiểu học Xã Hiếu

334

520

Pờ Ê

Mầm non Pờ Ê

128

Tiểu học Pờ Ê

203

331

5

Sa Thầy

Ya Xiêr

Mầm non Ya Xiêr

324

Tiểu học Ya Xiêr

409

733

Rờ Kơi

Mầm non Rờ Kơi

367

Tiểu học Rờ Kơi

543

910

6

Ia H’Drai

Ia Tơi

Mầm non Hoa Mai

125

Tiểu học Lê Quý Đôn

212

337

 

Tổng cộng

 

 

2.337

 

3.323

5.660

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 457/QĐ-UBND ngày 30/05/2017 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.026

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.38.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!