Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 43/2000/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 25/09/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******

SỐ: 43/2000/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*******

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của  Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 2461/QĐ ngày 07/11/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và Quyết định số 1660/GD-ĐT ngày 20/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Nguyễn Minh Hiển

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(ban hành theo Quyết định số 43/2000/QĐ-BGDĐT ngày 25/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Cơ quan có thẩm quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên căn cứ vào nhu cầu đào tạo và điều kiện cụ thể để quy định cho Trung tâm thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

 a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

 b) Chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông;

 c) Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học ứng dụng;

 d) Các chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng;

 đ) Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học.

 2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập cần thiết, đề xuất việc tổ chức các hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng;

 3. Hỗ trợ để các trường trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không chính quy ở địa phương theo quy định tại Điều 41 và 42 của Luật Giáo dục;

 4. Tổ chức các lớp riêng theo các chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này cho các đối tượng hưởng chính ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác theo kế hoạch đào tạo của địa phương;

 5. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập;

 6. Quản lý giáo viên, nhân viên và học viên;

 7. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

 8. Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm đối với các hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, góp phần phát triển giáo dục không chính quy.

Điều 3. Hệ thống Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh). Trung tâm này không thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế này.

 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện). Trung tâm này không thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng như quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy chế này.

 3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức). Trung tâm này thực hiện nhiệm vụ như Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.

 4. Trung tâm ngoại ngữ, tin học. Trung tâm này chỉ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 2 của Quy chế này (đối với ngoại ngữ, tin học).

Điều 4. Tên của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Việc đặt tên các Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như sau:

 a) Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng;

 b) Trung tâm ngoại ngữ, tin học + tên riêng.

 2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu, biển Trung tâm và các giấy tờ giao dịch.

Điều 5. Phân cấp quản lý.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức, Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.

 2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học do trường quản lý theo quy định tại Điều lệ trường đại học.

Điều 6. Nội quy Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Căn cứ vào Quy chế này, các Trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng nội quy của Trung tâm mình.

Chương 2:

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 7. Điều kiện thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên được xét cấp quyết định thành lập khi:

 a) Việc thành lập Trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

 b) Tổ chức, cá nhân thành lập Trung tâm có đề án khả thi bảo đảm:

 - Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 27 của Quy chế này;

 - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Chương VI của Quy chế này.

 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 3. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

 4. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.

 5. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học do hiệu trưởng trường đại học ra quyết định thành lập.

Điều 8. Hồ sơ và thủ tục thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Hồ sơ xin gồm:

 a) Đơn xin thành lập Trung tâm;

 b) Đề án khả thi quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 của Quy chế này;

 c) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

 2. Thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ được quy định như sau:

 a) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc địa phương sau khi có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 c) Hiệu trưởng trường đại học quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường mình sau khi có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 2. Thủ tục sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 10. Tổ chức lớp học.

 1. Học viên học tập tại Trung tâm theo hình thức tập trung định kỳ, vừa làm vừa học (tại chức, bổ túc) được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm, có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể lớp bầu ra.

 2. Học viên đăng ký học tập tại Trung tâm theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn được tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 11. Tổ chuyên môn, nghiệp vụ.

 1. Giáo viên, nhân viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức thành các tổ chuyên môn, nghiệp vụ giúp Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm.

 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn, tổ nghiệp vụ do Giám đốc quy định.

 3. Mỗi tổ có một tổ trưởng do Giám đốc bổ nhiệm.

 4. Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 12. Giám đốc.

 1. Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của Trung tâm.

 2. Giám đốc là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp đại học, đã công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm.

 3. Cấp có thẩm quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm.

 4. Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm;

 b) Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của Trung tâm;

 c) Quản lý giáo viên và nhân viên;

 d) Đề nghị bổ nhiệm phó giám đốc; bổ nhiệm các tổ trưởng, thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các hội đồng tư vấn của Trung tâm;

 đ) Tiếp nhận và quản lý học viên vào học, cho thôi học đối với các học viên học theo chương trình quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này;

 e) Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ (nếu có);

 g) Ký học bạ, các chứng chỉ và các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp cho học viên học tại Trung tâm theo quy định hiện hành;

 h) Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Điều 13. Phó Giám đốc.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên có từ một đến hai Phó giám đốc do cấp có thẩm quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm. Nhiệm kỳ của Phó giám đốc là 5 năm.

 2. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp đại học, đã công tác trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm.

 3. Phó Giám đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được phân công;

 b) Cùng Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của Trung tâm;

 c) Thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của Trung tâm khi được ủy quyền.

 d) Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Điều 14. Hội đồng giáo dục.

 1. Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm do Giám đốc thành lập vào đầu năm học và làm chủ tịch.

 2. Thành phần Hội đồng giáo dục gồm: các Phó giám đốc, đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên có kinh nghiệm.

 3. Hội đồng giáo dục họp mỗi năm 2 lần. Các phiên họp cần thiết khác do Giám đốc Trung tâm quyết định.

Điều 15. Các hội đồng khác.

 Căn cứ vào yêu cầu của công tác điều hành, Giám đốc Trung tâm có thể thành lập các hội đồng khác. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, chế độ làm việc và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Giám đốc Trung tâm quyết định.

Điếu 16. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trung tâm giáo dục thường xuyên lãnh đạo Trung tâm và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

 2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trung tâm hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 17. Quản lý tài sản, tài chính.

 1. Việc quản lý tài sản của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải tuân theo đúng các quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong Trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm.

 2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.

Chương 3:

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 18. Các hình thức học tập.

 Các hình thức học tập bao gồm: học tập trung định kỳ, vừa làm vừa học (tại chức, bổ túc); học chuyên đề, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Điều 19. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, các chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông và chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học ứng dụng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.

 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng và các chương trình đáp ứng nhu cầu người học do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

 3. Căn cứ vào các hình thức học tập quy định tại Điều 18 và các chương trình giáo dục quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch dạy học và thời gian biểu cụ thể cho từng lớp học.

Điều 20. Hoạt động hỗ trợ đào tạo của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

 Để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy chế này, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh có trách nhiệm tuân theo các quy định sau đây:

 1. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xây dựng kế hoạch mở lớp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 2. Căn cứ vào văn bản xác nhận nhu cầu đào tạo và kế hoạch mở lớp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ký kết hợp đồng trách nhiệm với các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học về kế hoạch mở lớp của trường tại địa phương trên nguyên tắc nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm về tuyển sinh, giảng dạy, kiểm tra, thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.

Điều 21. Sách giáo khoa và tài liệu học tập.

 Trung tâm giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 22. Hệ thống sổ sách.

 Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm:

 1. Đối với Trung tâm:

 - Sổ đăng bộ;

 - Sổ gọi tên và ghi điểm;

 - Sổ ghi đầu bài;

 - Học bạ của học viên;

 - Sổ nghị quyết của Trung tâm;

 - Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn;

 - Sổ khen thưởng, kỷ luật;

 - Sổ theo dõi các văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn;

 - Sổ quản lý tài sản, tài chính.

 2. Đối với giáo viên:

 - Bài soạn;

 - Sổ dự giờ;

 - Sổ điểm cá nhân;

 - Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp.

Điều 23. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập.

 1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học và loại hình đào tạo.

 2. Học viên học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên theo các hình thức học khác nhau, đã hoàn thành chương trình của mỗi cấp học: bổ túc tiểu học; bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp của cấp học tương ứng và nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp ứng với cấp học đó. Trên văn bằng tốt nghiệp có ghi hình thức học tập; nếu có đủ điều kiện theo quy định của kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp của hệ chính quy.

 Các văn bằng này có giá trị pháp lý để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

 3. Học viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên theo học các lớp chuyên đề, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, đã học xong chương trình được dự thi và nếu đạt kết quả theo quy định được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình đã học.

Chương 4:

GIÁO VIÊN

Điều 24. Giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên là người làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy trong Trung tâm, gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, giáo viên dạy các môn học theo các chương trình giáo dục để lấy văn bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 25. Nhiệm vụ của giáo viên.

 Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây:

 1. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục:giảng dạy theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chấm bài đầy đủ; lên lớp đầy đủ, đúng giờ; quản lý học viên trong các hoạt động do Trung tâm tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

 2. Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

 3. Thực hiện các quyết định của Giám đốc; chịu sự kiểm tra của Giám đốc và của các cấp quản lý giáo dục; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;

 4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; gương mẫu trước học viên, tôn trọng nhân cách của học viên, đối xử công bằng với học viên, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của học viên; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;

 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Quyền của giáo viên.

 Giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên có những quyền sau đây:

 1. Được Trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ;

 2. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo các chế độ chính sách quy định đối với nhà giáo;

 3. Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý trung tâm;

 4. Được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo quy định khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

 5. Được nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ tại cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu khác nếu bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Trung tâm;

 6. Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi các hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình phụ trách giảng dạy;

 7. Giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên có định mức giờ dạy, định mức giờ làm công tác kiêm nhiệm như giáo viên dạy ở các trường phổ thông cùng cấp. Giáo viên có đảm nhiệm các công tác phong trào thì được cộng thêm 4 tiết/tuần;

 8. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Trình độ chuẩn được đào tạo.

 1. Giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên giảng dạy các chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn theo quy định như đối với giáo viên dạy cùng cấp học đó ở các trường chính quy.

 2. Giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên giảng dạy các chương trình giáo dục để lấy chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 28. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên.

 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học viên.

 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của công chức nhà nước.

Điều 29. Các hành vi bị cấm đối với giáo viên.

 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học viên, đồng nghiệp;

 2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử và cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học viên;

 3. Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp.

Điều 30. Khen thưởng và kỷ luật.

 1. Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác.

 2. Giáo viên phạm khuyết điểm trong khi thi hành nhiệm vụ, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Chương 5:

HỌC VIÊN

Điều 31. Học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm những người có nhu cầu học tập và những người có nghĩa vụ học tập, đủ điều kiện tham gia vào một trong những chương trình học của Trung tâm.

Điều 32. Nhiệm vụ của học viên

 Học viên có những nhiệm vụ sau đây:

 1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;

 2. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành do Trung tâm đề ra;

 3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm;

 4. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm;

 5. Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí).

Điều 33. Quyền của học viên.

 Học viên có những quyền sau đây:

 1. Được Trung tâm tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình.

 2. Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận;

 3. Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trung tâm theo quy định của pháp luật;

 4. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và để góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như các mặt hoạt động khác của Trung tâm;

 5. Được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật hoặc các hoạt động khác mà mình tham gia.

Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học viên.

 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học viên phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi.

 2. Trang phục của học viên phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở Trung tâm.

Điều 35. Các hành vi bị cấm đối với học viên.

 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên trung tâm.

 2. Gian lận trong khi thi và kiểm tra.

 3. Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy; tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại; lưu hành văn hóa phẩm đồi truỵ.

 4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong Trung tâm.

 5. Hút thuốc trong lớp, uống rượu, bia khi đi học.

Điều 36. Khen thưởng và kỷ luật.

 1. Học viên có thành tích trong học tập và rèn luyện được Trung tâm và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức sau đây:

 a) Tặng danh hiệu học viên tiên tiến, học viên xuất sắc mỗi năm học.

 b) Tặng giấy chứng nhận, bằng khen nếu đạt kết quả trong các kỳ thi học viên giỏi;

 c) Các hình thức khen thưởng khác.

 2. Học viên vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

 a) Khiển trách.

 b) Cảnh cáo ghi học bạ, thông báo với cơ quan cử đi học và gia đình.

 c) Buộc thôi học.

Chương 6:

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ

Điều 37. Cơ sở vật chất.

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên phải đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có biển trung tâm, gồm những nội dung chính sau đây:

 - Phía trên bên trái: tên cơ quan quyết định thành lập trung tâm.

 - Phía giữa: tên trung tâm.

 - Phía dưới cùng: địa chỉ của trung tâm, điện thoại, FAX (nếu có).

Điều 38. Nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:

 1. Ngân sách nhà nước.

 2. Học phí và các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác.

 3. Các khoản tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Sử dụng nguồn tài chính.

 Nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên được sử dụng cho:

 1. Các hoạt động giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 2. Trang bị cở sở vật chất, thiết bị dạy học.

 3. Các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Điều 40. Thiết bị giáo dục – Thư viện

 1. Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có các thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của các chương trình giáo dục.

 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên có thư viện phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên.

 3. Thiết bị giáo dục và sách thư viện phải được bảo quản chu đáo và sử dụng có hiệu quả theo quy định.

Chương 7:

QUAN HỆ GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ XÃ HỘI

Điều 41. Trách nhiệm của Trung tâm giáo dục thường xuyên.

 Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Điều 42. Quan hệ giữa Trung tâm với xã hội.

 Trung tâm phối hợp với các cơ quan nhằm:

 1. Thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục theo phương thức không chính quy để các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

 2. Huy động các tổ chức và cá nhân xây dựng phong trào học tập thường xuyên và môi trường giáo dục lành mạnh, giúp đỡ Trung tâm giáo dục thường xuyên hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Trung tâm./.

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 43/2000/QD-BGDDT

Hanoi, September 25, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF CONTINUED EDUCATION CENTERS

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, power and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government’s Decree No. 43/2000/ND-CP of August 30, 2000 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;
At the proposal of the director of the Department for Continued Education,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on organization and operation of the continued education centers.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. It replaces Decision No. 2461/QD of November 7, 1992 of the Minister of Education and Training promulgating the Regulation on organization and operation of the provincial continued education centers and Decision No. 1660/QD-DT of May 20, 1997 of the Minister of Education and Training promulgating the Regulation on organization and operation of the district continued education centers.

Article 3.- The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally- run cities, the director of the Ministry’s Office, the director of the Department for Continued Education, the heads of relevant units under the Ministry of Education and Training, and directors of the provincial/municipal Education and Training Services shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF
EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

 

REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF CONTINUED EDUCATION CENTERS

(Issued together with Decision No. 43/2000/QD-BGDDT of September 25, 2000 of the Minister of Education and Training).

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Position of the continued education centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Tasks and powers of the continued education centers

The bodies competent to set up continued education centers shall base themselves on the training demands and concrete conditions to provide that the continued education centers perform part or whole of the following tasks and powers:

1. Organizing the implementation of educational programs:

a/ The program for eradication of illiteracy and post-literacy continued education;

b/ The program for complementary primary education, complementary basic secondary education, complementary general secondary education;

c/ The program for foreign language fostering, applied informatics fostering;

d/ The programs for additional training, periodical fostering, professional level raising, knowledge and skills updating;

e/ The educational programs at learners’ requests.

2. Surveying the learning demands in the localities, determining necessary learning contents, proposing the organization of suitable learning forms for specific subjects;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Organizing separate classes under the programs prescribed in Clause 1 of this Article for subjects entitled to preferential policies, disabled persons and other subjects enjoying the social policies according to the local training plans.

5. Organizing vocational teaching and practice, productive labor activities and other activities in service of the study;

6. Managing teachers, employees and trainees;

7. Managing and using land, material foundations, equipment and facilities and finance according to the provisions of law;

8. Studying and drawing experiences from the activities of the continued education centers, contributing to the development of informal education.

Article 3.- System of continued education centers

1. The continued education centers of the provinces and centrally- run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial continued education centers), which shall not perform the tasks prescribed at Point a, Clause 1, Article 2 of this Regulation.

2. The continued education centers of urban districts, rural districts, provincial towns and cities (hereinafter referred collectively to as the district continued education centers), which shall not perform the task of supporting universities and colleges as provided for in Clause 3, Article 2 of this Regulation.

3. The continued education centers of political organizations, socio-political organizations, economic organizations, the people’s armed forces (hereinafter referred collectively to as the continued education centers of organizations). These centers shall perform the tasks like those of the district continued education centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Names of continued education centers

1. The naming of continued education centers is stipulated as follows:

a/ The continued education center + the proper name

b/ The foreign language, informatics center + the proper name.

2. The centers’ names are inscribed in the decisions on the establishment of the centers, their seals, signboards and transaction papers.

Article 5.- Division of management responsibility

1. The provincial continued education centers, the district continued education centers, the continued education centers of organizations and the foreign language, informatics centers of localities shall be managed and directed by the provincial/municipal Education and Training Services.

2. The foreign language, informatics centers of universities shall be managed by such universities as provided for in the universities’ charters.

Article 6.- Internal rules of continued education centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ORGANIZATION AND MANAGEMENT

Article 7.- Conditions for setting up continued education centers

1. A continued education center shall be considered for granting the establishment decision when:

a/ The establishment of the center conforms to the socio-economic development requirements of the locality and satisfies the learning demand of the community.

b/ The center-founding organization or individual must have the feasible plan, ensuring:

- A contingent of administrators and teachers who meet the criteria prescribed in Articles 12, 13 and 27 of this Regulation;

- The material foundations, equipment and facilities as prescribed in Chapter VI of this Regulation.

2. The provincial continued education centers shall be established by decisions of the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally- run cities (hereinafter referred to as the provincial level) after obtaining written consents of the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The foreign language, informatics centers of localities shall be established by decisions of the directors of the provincial/municipal Education and Training Services.

5. The foreign language, informatics centers of universities shall be established by decisions of the principals of such universities.

Article 8.- Dossiers and procedures for establishment of continued education centers

1. The application dossier shall include:

a/ The application for establishment of the center;

b/ The feasible plan as prescribed at Point b, Clause 1, Article 7 of this Regulation;

c/ The curriculum vitae of the to be- director of the center.

2. Competence to receive the dossiers is stipulated as follows:

a/ The provincial/municipal Education and Training Services shall receive dossiers of application for the establishment of continued education centers, assume the prime responsibility and coordinate with concerned bodies in organizing the appraisal thereof and submit them to the presidents of the provincial-level People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The principals of universities shall decide the establishment of foreign language or informatics centers of their respective universities after getting the written permission from the Ministry of Education and Training.

Article 9.- Merger, division, separation, operation suspension and dissolution of continued education centers

1. Authorities competent to decide the establishment of continued education centers under the provisions in Article 7 of this Regulation shall be competent to decide the merger, division, separation, operation suspension or dissolution of such continued education centers.

2. The procedures for merger, division, separation, operation suspension and dissolution of continued education centers shall comply with the Government’s stipulations.

Article 10.- Organizing classes

1. Students studying at centers in forms of periodical concentrated study, on- job study (in-service study, complementary study) shall be organized into classes. Each class shall be managed by a class teacher, and has a class leader, one or two deputy class leaders, elected by the class.

2. Students registering for their study at the centers in forms of correspondence, self- study with guidance shall be organized according to the stipulations of the Ministry of Education and Training.

Article 11.- Professional, functional groups

1. Teachers and staff members of continued education centers shall be organized into professional or functional groups to assist the directors of the centers in performing the tasks and exercising the powers of the centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Each group is led by a group leader appointed by the director.

4. For provincial continued education centers, professional bureaus and functional bureaus shall be set up.

Article 12.- Directors

1. Directors of the continued education centers are persons who manage and administer all activities of their centers and take responsibility to the superior managing bodies for all activities of their centers.

2. Directors are persons possessed of good political and moral qualities, managerial capability, who have graduated from universities and worked in the educational service for at least 5 years.

3. Authorities competent to establish continued education centers shall appoint the directors of the centers. The directors’ term of office shall be 5 years.

4. The directors of the continued education centers shall have the following tasks and powers:

a/ To draw up plans and organize the implementation thereof in order to fulfill the tasks of their centers;

b/ To manage the material foundations and assets of their centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To propose the appointment of deputy- directors; to appoint group leaders, set up professional and functional groups as well as advisory councils of their centers;

e/ To admit and manage students, to stop the learning for students who follow the programs prescribed in Clause 1, Article 2 of this Regulation;

f/ To manage the finance, decide revenues and expenditures and distribute the yields of labor, technical practices, services (if any);

g/ To sign the school record books, certificates and certifications of the study, technical and professional levels for students at their centers according to the current regulations;

h/ To follow professional courses and enjoy the current entitlements.

Article 13.- Deputy-directors

1. A continued education center shall have one or two deputy-directors appointed by the authority competent to establish the continued education center at the proposal of the director of the center. The deputy-director’s term of office shall be 5 years.

2. Deputy-directors are persons who assist the directors, possessed or political and moral qualities, managerial capability, have graduated from universities and worked in the educational service for at least 3 years.

3. The deputy-directors shall have the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To share responsibility with the directors to the superiors for relevant activities of the centers;

c/ To act on behalf of the directors in administering all activities of the centers when so authorized.

d/ To follow professional courses and enjoy the current entitlements.

Article 14.- The Education Councils

1. Education Councils are organizations advising the directors on the performance of tasks and the exercise of powers of the centers, which shall be set up by the directors at the beginning of the school-year, who act as their presidents.

2. The composition of such an education council shall include deputy-directors, representatives of the organizations of the Communist Party of Vietnam, the Ho Chi Minh Communist Youth Union and Trade Union, leaders of the professional groups and a number of experienced teachers.

3. The education councils shall meet twice a year. Other necessary sessions shall be decided by the directors of the centers.

Article 15.- Other councils

Basing themselves on the requirements of the managerial work, the center directors may set up other councils. The functions, tasks, powers, compositions, working regimes and operation duration of these councils shall be decided by the center directors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Communist Party of Vietnam organizations in continued education centers shall lead the centers and operate within the framework of the Constitution and law.

2. Mass organizations and social organizations in the centers shall operate under the provisions of law and have the responsibility to contribute to the achievement of the educational objectives.

Article 17.- Property and financial management

1. The management of assets of the continued education centers must strictly comply with the State’s regulations. All members of centers shall have to preserve and protect the assets of the centers.

2. The management of revenues and expenditures from various financial sources of the continued education centers must comply with the current regulations of the State; fully comply with the prescribed regimes of accounting, statistics and periodical report.

Chapter III

EDUCATIONAL ACTIVITIES

Article 18.- Forms of study

The forms of study shall include the periodical concentrated study, the on-job study (in-service study, complementary study); specialized subject study; correspondence study; self-study with guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Continued education centers shall carry out programs for eradication of illiteracy and post-literacy continued education, programs for complementary primary education, complementary basic secondary education, complementary general secondary education and programs for foreign language and applied informatics fostering, which are promulgated by decisions of the Minister of Education and Training.

2. Continued education centers shall carry out programs for vocational and technical teaching and practices, supplementary training, periodical study, fostering to raise professional levels, knowledge and skill updating and programs at learners’ requests, which are prescribed by the directors of the provincial/municipal Education and Training Services.

3. Basing themselves on the forms of study prescribed in Article 18 and the educational programs prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the directors of continued education centers shall elaborate the teaching plan and concrete time-table for each class.

Article 20.- Training-support activities of the provincial continued education centers

In order to perform the tasks prescribed in Clause 3, Article 2 of this Regulation, the provincial continued education centers shall have to abide by the following regulations:

1. To survey learning demands in the localities, draw up class-opening plans for submission to the provincial-level People’s Committee presidents.

2. Basing themselves on documents certifying the training demands and class-opening plans of the provincial-level People’s Committee presidents, to sign liability contracts with vocational secondary schools, colleges and/or universities for opening classes of such schools in localities on the principle that the schools bear full responsibility for enrolment, teaching, examinations, graduation exams and granting of graduation diplomas.

Article 21.- Textbooks and learning materials

The continued education centers shall use the textbooks and learning materials under the guidance of the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The system of books and records for monitoring the educational activities in continued education centers includes:

1. For the centers:

- The registration book;

- The roll-call and mark-giving book;

- The lesson title- recording book;

- The record books of students;

- The record of the center’s resolutions;

- The book on professional examination and evaluation of teachers;

- The commendation and discipline record;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The book on asset and financial management.

2. For teachers:

- Syllabuses;

- The book on study periods attendance;

- The personal marks book;

- The class-teacher book.

Article 23.- Examination, evaluation and rating of study results

1. To organize examination, evaluation and rating of study results and conducts for students under the regulations of the Minister of Education and Training for each study level and each training form.

2. Students studying at continued education centers in various forms of study, who have completed the program of each study level: complementary primary education, complementary basic secondary education, complementary general secondary education and satisfy all conditions prescribed by the Ministry of Education and Training, are entitled to sit for the graduation exam of each corresponding study level and, if meeting all conditions for graduation, shall be granted the graduation diploma corresponding to such study level. Inscribed on the graduation diploma is the form of study; if they meet all prescribed conditions prescribed for formal education graduation exams, they shall be entitled to sit for such exams, and if meeting the requirements, they shall be granted the formal education graduation diplomas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Students of continued education centers who take specialized classes, refresher courses to raise professional levels, foreign language and/or informatics fostering classes and have finished their programs shall be entitled to sit for examination and if obtaining the prescribed results, they shall be granted certificates corresponding to the study programs they have completed.

Chapter IV

TEACHERS

Article 24.- Teachers of continued education centers

Teachers of the continued education centers are persons who perform the tasks of education and teaching in the centers, including directors, deputy-directors, teachers of study subjects under the educational programs for acquisition of diplomas and certificates of the national education system.

Article 25.- Tasks of teachers

The teachers shall have the following tasks:

1. To perform the tasks of teaching and education: teaching in strict accordance with the educational programs and teaching plans; preparing syllabuses, marking students’ test papers; giving lectures in full and on time; managing students in all activities organized by the centers; and participating in activities of professional groups;

2. To foster themselves in morality, profession and skills in order to raise the quality and efficiency of teaching and education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To preserve the quality, prestige and honor of teachers; to set bright examples for students, respect their dignity, treat them fairly and protect their legitimate rights and interests; to unite with and assist colleagues;

5. To perform other tasks prescribed by law.

Article 26.- Rights of teachers

The teachers of continued education centers shall have the following rights:

1. To be given conditions by their centers for the performance of their tasks;

2. To enjoy all material and moral interests as well as health care and protection according to the regimes and policies prescribed for the teachers;

3. To participate directly or through their organizations in the management of their centers;

4. To enjoy full pay and allowances according to regulations when being sent to study courses to raise their professional levels and skills;

5. To conduct scientific research, participate in productive labor and/or technology transfer services at educational establishments and other research institutions if having fulfilled their assigned tasks at the centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Teachers of the continued education centers are assigned norms on lecturing hours and the norms on part-time work such as teaching at general education schools of the same level. Those teachers who undertake work of mass organizations shall be given an addition of 4 periods/week.

8. To enjoy other interests under the provisions of law.

Article 27.- Standard levels of training

1. Teachers of the continued education centers who lecture under the educational programs for acquisition of diplomas of the national education system must reach the prescribed standard levels like teachers of the same educational levels in formal education schools.

2. Teachers of the continued education centers who lecture under the educational programs for acquisition of certificates of the national education system must reach the standard levels prescribed by the Ministry of Education and Training.

Article 28.- Conduct, language and costumes of teachers

1. The teachers’ conduct and language must be exemplary and have educational effects on students.

2. The teachers’ costumes must be tidy, simple, suitable to pedagogic activities, according to the Government’s regulation on costumes of State employees.

Article 29.- Acts prohibited for teachers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Tricking in enrolment, examinations and intentionally giving false assessment of students’ study and training results;

3. Smoking, drinking alcohol or beer while giving lectures.

Article 30.- Commendation and discipline

1. Those teachers who record achievements shall be commended and/or rewarded, conferred emulation titles and other noble titles.

2. Those teachers who make shortcomings while performing their tasks shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to the regulations on administrative sanctions in the educational field.

Chapter V

STUDENTS

Article 31.- Students of continued education centers

The students of the continued education centers shall include persons who have the learning demand and persons who have the duty to study, meeting all conditions for participation in one of the study programs of the centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The students shall have the following tasks:

1. To respect the teachers, administrators, staff members of the centers; to strictly abide by the internal rules of the centers and the provisions of this Regulation;

2. To fulfill all study and practice labor requirements set by the centers;

3. To preserve and protect the property of the centers;

4. To contribute to building up, protecting and promoting the traditions of their centers;

5. To pay school fees in full and on time (for students subject to the payment of school fees).

Article 33.- Rights of students

The students shall have the following rights:

1. To be respected and fairly treated by their centers, to be provided with adequate information on their study.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To participate in activities of mass and social organizations in the centers under the provisions of law;

4. To protect directly or through their lawful representatives their legitimate interests and to make their comments on the teaching contents and methods as well as other activities of the centers;

5. To partly enjoy the yields of the productive labor, technical practice or other activities which they have participated in.

Article 34.- Conduct, language and costumes of students

1. The students’ conducts and language must be cultured, suitable to the morality and life style of their age group.

2. The students’ costumes must be clean, tidy and simple, being suitable to their age group, convenient for their study and activities at the centers.

Article 35.- Acts prohibited for students

1. Infringing upon the dignity, honor and physical body of teachers and/or personnel of the centers.

2. Tricking in examinations and tests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Fighting, disturbing order and security in the centers.

5. Smoking in class, drinking alcohol and/or beer when going to school.

Article 36.- Commendation and discipline

1. Students with achievements in their study and training shall be commended in the following forms by their centers and educational administrators at all levels:

a/ Awarding the titles of advanced student and outstanding student for each school year.

b/ Awarding the certificates or commendation diplomas for their achievements in examinations held for excellent students;

c/ Other commendation forms.

2. Students committing shortcomings in their study and training process shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined in the following forms:

a/ Reprimanding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Forcible cessation of their study.

Chapter VI

MATERIAL FOUNDATIONS AND EQUIPMENT

Article 37.- Material foundations

1. The continued education centers must be fully furnished with classrooms, labs, workshops for productive labor practices, meeting the requirements of teaching and learning.

2. The continued education centers must have their own signboards which contain the following principal details:

- In the upper left: The name of the agency which decides the establishment of the center.

- In the middle: The name of the center.

- At the bottom: The centers address, telephone number, fax number (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The financial sources of a continued education center shall include:

1. State budget allocation.

2. School fees and revenues from contracts on training, scientific research, technology transfer, productive labor and other activities.

3. Other financial sources prescribed by law.

Article 39.- Using the financial sources

The financial sources of continued education centers shall be used for:

1. Their educational activities.

2. Furnishing their material foundations, teaching and learning equipment.

3. Scientific research activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The continued education centers must be furnished with minimum teaching and learning equipment according to the requirements of the educational programs.

2. The continued education centers are furnished with libraries in service of teachers lecturing and the students study.

3. The educational equipment and library books must be well preserved and used efficiently according to regulations.

Chapter VII

RELATIONSHIPS BETWEEN THE CONTINUED EDUCATION CENTERS AND THE SOCIETY

Article 41.- Responsibilities of the continued education centers

The continued education centers shall have the responsibility to take initiative in coordinating with the administrations of all levels, socio-political organizations, economic organizations, peoples armed force units and communities to perform their assigned tasks and exercise their delegated powers.

Article 42.- Relationships between the centers and the society

The centers shall coordinate with various agencies in order to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To mobilize organizations and individuals to launch movements for continued education and healthy educational environment, to assist the continued education centers to improve their material foundations, equipment and technical facilities, thus contributing to raising the quality of education and training of the centers.

 

 

MINISTER OF
EDUCATION AND TRAINING





Nguyen Minh Hien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 43/2000/QĐ-BGDĐT ngày 25/09/2000 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.278

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.178.37
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!