BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3814/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 11 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP
ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP
ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định chương
trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động thể thao
cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất trong các
cơ sở giáo dục tiểu học ngày 26/10/2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ tổ chức các hoạt động thể thao cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục
thể chất trong các cơ sở giáo dục tiểu học (Chương trình kèm theo).
Điều 2. Chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức
các hoạt động thể thao được sử dụng làm căn cứ để biên soạn tài liệu bồi dưỡng,
tập huấn đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục thể chất trong các
cơ sở giáo dục tiểu học.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
thể chất, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc
các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO CHO CÁN BỘ
QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
(Kèm theo Quyết định số 3814/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Chương trình bồi dưỡng được áp dụng đối với cán bộ
quản lý, giáo viên giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo
dục thể chất trong các cơ sở giáo dục tiểu học những kiến thức, kỹ năng, chuyên
môn, nghiệp vụ xây dựng, tổ chức các hoạt động thể thao trong nhà trường, đáp ứng
nhu cầu đổi mới và góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và
hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao năng lực khai thác và vận dụng hiệu quả
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao
trường học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục thể chất trong các cơ
sở giáo dục tiểu học.
- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động
thể thao phù hợp với điều kiện thực tiễn trong cơ sở giáo dục tiểu học.
- Có kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trong tập
luyện và thi đấu thể thao; kết hợp dinh dưỡng hợp lý với hoạt động thể lực.
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền
thông và huy động các nguồn lực trong triển khai tổ chức các hoạt động thể
thao.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời
lượng bồi dưỡng
1.1. Tổng số: 04 chuyên đề
1.2. Thời lượng 75 tiết bao gồm: Lý thuyết (nghiên
cứu, trao đổi, thảo luận tập trung, tự nghiên cứu tài liệu); thực hành (khảo
sát thực tế, thực hành bài tập chuyên đề, thực tập tình huống) và thực hiện kiểm
tra đánh giá theo quy định của chương trình.
2. Cấu trúc tổng thể chương
trình
STT
|
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
1
|
Hướng dẫn thực hiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật trong triển khai thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao
trường học trong các cơ sở giáo dục tiểu học
|
10
|
2
|
Kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức tập luyện, thi
đấu thể thao cho học sinh tiểu học
|
30
|
3
|
Kỹ năng đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu
thể thao; Kỹ năng kết hợp dinh dưỡng hợp lý với hoạt động thể lực
|
20
|
4
|
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền
thông và huy động các nguồn lực trong triển khai tổ chức các hoạt động thể
thao trường học
|
15
|
|
Tổng
|
75
|
3. Cấu trúc chi tiết chương
trình
3.1. Chuyên đề 1: Hướng dẫn thực hiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật trong triển khai thực hiện công tác giáo dục thể chất
và thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
3.1.1. Mục tiêu:
Vận dụng hiệu quả hệ thống văn bản chỉ đạo về công
tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục
tiểu học.
3.1.2. Nội dung, hình thức tổ chức và thời lượng:
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
Vị trí, vai trò, ý nghĩa của tổ chức các hoạt động
thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục tiểu học
|
2
|
Hệ thống các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm
pháp luật trong triển khai thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao
trường học
|
5
|
Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đối với
công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học
|
3
|
Tổng cộng
|
10
|
3.2. Chuyên đề 2: Kỹ năng xây dựng kế hoạch,
tổ chức tập luyện, tổ chức thi đấu thể thao phù hợp với phẩm chất, năng lực cho
học sinh tiểu học.
3.2.1. Mục tiêu:
- Nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động tổng
thể, chi tiết đối với các hoạt động thể thao trường học.
- Hoàn thiện kỹ năng tổ chức, triển khai có hiệu quả
phong trào tập luyện, tham gia thi đấu thể thao.
3.2.2. Nội dung, hình thức tổ chức và thời lượng:
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
Các bước xây dựng kế hoạch tổng thể, quản lý và tổ
chức thực hiện kế hoạch
|
5
|
Kỹ năng chuẩn bị, tổ chức hoạt động thể thao cấp
trường
|
20
|
Kỹ năng chuẩn bị, tuyển chọn, thành lập đội tham
gia các giải thể thao học sinh
|
5
|
Tổng cộng
|
30
|
3.3. Chuyên đề 3: Kỹ năng đảm bảo an toàn
trong tập luyện và thi đấu thể thao, kỹ năng kết hợp dinh dưỡng hợp lý với hoạt
động thể lực và hình thành kỹ năng sống cơ bản.
3.3.1. Mục tiêu:
- Có kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu một số chấn thương
trong tập luyện và thi đấu thể thao.
- Biết hướng dẫn sử dụng dinh dưỡng hợp lý, đúng
cách trong quá trình tập luyện thể dục thể thao và hình thành kỹ năng sống cơ bản
cho học sinh tiểu học.
3.3.2. Nội dung, hình thức tổ chức và thời lượng:
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
Phòng ngừa chấn thương và kỹ năng sơ cấp cứu ban
đầu một số chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao
|
10
|
Kỹ năng sử dụng dinh dưỡng hợp lý, đúng cách
trong quá trình tập luyện thể thao và thi đấu thể thao
|
5
|
Hình thành một số kỹ năng sống cơ bản thông qua
các hoạt động thể thao và thi đấu thể thao
|
5
|
Tổng cộng
|
20
|
3.4. Chuyên đề 4: Kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin, truyền thông và huy động các nguồn lực trong triển khai tổ chức các
hoạt động thể thao trường học.
3.4.1. Mục tiêu:
- Hiểu được vai trò và sự cần thiết của công nghệ
thông tin, hoạt động truyền thông đối với công tác giáo dục thể chất và hoạt động
thể thao trong nhà trường.
- Có kỹ năng khai thác, ứng dụng một số cơ sở dữ liệu
các môn thể thao, các ứng dụng có sẵn trong hoạt động tổ chức tập luyện, thi đấu
thể thao.
- Một số kỹ năng cơ bản trong tổ chức hoạt động
truyền thông thể thao.
3.4.2. Nội dung, hình thức tổ chức và thời lượng:
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
Vai trò và sự cần thiết của công nghệ thông tin,
hoạt động truyền thông đối với công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong nhà trường
|
5
|
Kỹ năng khai thác, ứng dụng một số cơ sở dữ liệu
các môn thể thao, các ứng dụng có sẵn trong hoạt động tổ chức tập luyện, thi
đấu thể thao
|
5
|
Kỹ năng huy động các nguồn lực trong triển khai tổ
chức các hoạt động thể thao trường học
|
5
|
Tổng cộng
|
15
|
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
1.1. Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng quy định
tại văn bản này, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo
tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng biên soạn
bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng chuyên đề đã được xác định trong
Chương trình.
1.2. Báo cáo viên, giảng viên tham gia bồi dưỡng
căn cứ tài liệu bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và tham khảo các
văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung Chương trình bồi dưỡng để xây dựng bài
giảng lý thuyết và hướng dẫn học viên thực hành. Bài giảng của báo cáo viên, giảng
viên cần biên soạn theo nhiều dạng thức khác nhau (Word, PowerPoint, video,...)
để học viên dễ dàng tiếp cận và học tập.
2. Phương pháp và hình thức bồi
dưỡng
2.1. Hình thức bồi dưỡng được thực hiện dưới dạng
toàn phần hoặc bồi dưỡng theo từng chuyên đề; tổ chức bồi dưỡng trực tiếp hoặc
trực tiếp kết hợp với trực tuyến đối với các tiết lý thuyết.
2.2. Phương pháp bồi dưỡng đảm bảo kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, ứng dụng
các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học
viên tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết.
3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
3.1. Kết thúc mỗi chuyên đề, học viên được đánh giá
thông qua bài kiểm tra, kết quả thảo luận nhóm hoặc kết quả thực tập tình huống.
Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức,
thái độ và kỹ năng ở từng chuyên đề của học viên.
3.2. Kết quả đánh giá mỗi chuyên đề được đánh giá mức
độ đạt và không đạt.
4. Yêu cầu đối với báo cáo
viên và học viên
4.1. Yêu cầu đối với báo cáo viên
- Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu đối với
nội dung giảng dạy, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường
xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công việc
phù hợp với xu thế phát triển chung.
- Có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy môn giáo
dục thể chất và tổ chức các hoạt động thể thao trường học, có năng lực sư phạm,
có khả năng tổ chức thực hành.
- Có khả năng phát triển nội dung, thiết kế tình huống
và thiết kế nội dung kiểm tra, đánh giá.
- Am hiểu về giáo dục thể chất cấp tiểu học.
4.2. Yêu cầu đối với học viên
- Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch;
thực hiện đúng nội quy của đơn vị tổ chức lớp bồi dưỡng.
- Trong quá trình học tập, học viên tăng cường chia
sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và cách xử lý khác nhau để giải quyết
vấn đề. Kết hợp với báo cáo viên để tìm ra các cách xử lý tốt nhất.
- Học viên chủ động vận dụng các kiến thức, kỹ năng
được bồi dưỡng vào công tác chuyên môn tại nhà trường.
5. Yêu cầu về cơ sở vật chất,
trang thiết bị tổ chức lớp bồi dưỡng
5.1. Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tiếp phải đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về không gian, âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ việc dạy và học.
5.2. Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tuyến phải
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường truyền và thiết bị dạy và học trực tuyến của
học viên.
5.3. Lớp bồi dưỡng học thực hành phải có đầy đủ
trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để học viên thực hành, đáp ứng mục tiêu, nội
dung của chuyên đề.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng.
1.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây
dựng danh mục tài liệu theo nội dung Chương trình bồi dưỡng; phối hợp chỉ đạo tổ
chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo quy định.
1.3. Chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng dành cho cán
bộ quản lý, giáo viên giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục tiểu học cốt
cán của các cơ sở giáo dục tiểu học theo Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo
2.1. Thường xuyên cập nhật, khai thác và vận dụng
có hiệu quả hệ thống văn bản về lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao trường học
tại đơn vị; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về nội dung các chuyên đề thuộc
Chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục thể chất, cán bộ giáo viên tổ chức hoạt động
thể thao của đơn vị.
2.2. Xây dựng kế hoạch, cử đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các
hoạt động thể thao trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức.
3. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Chương trình bồi dưỡng được
trích từ nguồn ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn hỗ trợ
hợp pháp theo quy định của Pháp luật./.