ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3175/QĐ-UBND.VX
|
Nghệ
An, ngày 18 tháng 7 năm2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015,
Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg
ngày 05/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016
- 2020;
Căn cứ
Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04/11/2016 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện
phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2437/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Chương trình
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo tại Tờ trình số 1373/TTr-SGDĐT ngày 6 tháng 7 năm 2017 về việc đề nghị phê
duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trong các cơ
sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch
Phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trong cơ sở giáo dục trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017-2020 (Có kế hoạch kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố
và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch thành công.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kề từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh
và Xã hội; Thủ trưởng ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, PCT VX UBND tỉnh;
- Tỉnh
Đoàn;
- Ban Văn - Xã HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lưu: VT, VX (toàn).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Thông
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3175/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Thực hiện Quyết
định số 234/QĐ-TTg ngày 05/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai
đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT
ngày 04/11/2016 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số
2437/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành
Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai
đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch phòng, chống tai nạn
thương tích, đối nước trẻ em trong cơ sở giáo dục trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể:
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
1. Căn
cứ pháp lý
Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày
05/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương hình phòng, chống
tai nạn, thương tích trẻ em, giai đoạn 2016-2020;
Chỉ thị số 17/CT-TTg
ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng,
chống tai nạn, thương tích và đuối nước
cho học sinh và trẻ em;
Quyết định 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng
6 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án
tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.
Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày
22/8/2007 của Bộ GDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn, thương tích trong trường phổ thông;
Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày
15/10/2010 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định về xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
Chỉ thị số 1527/CT-BGDĐT ngày
12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương
tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh;
Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày
04/11/2016 của Bộ GDĐT triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích
trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020;
Công điện số 06-CĐ/TU ngày 21 tháng 6
năm 2016 của Tỉnh ủy Nghệ An về đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em;
Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày
31/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020.
Thông báo số 295/TB-UBND ngày 29
tháng 5 năm 2017 của đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên BTV
Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống
tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em năm 2016, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm
năm 2017.
2. Căn cứ thực tiễn
a. Đặc điểm
về vị trí địa lý, khí hậu, hạ tầng giao thông, hạ tầng trường học
Nghệ An là tỉnh ở Đông Bắc dãy Trường
Sơn, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình đa dạng, phức tạp
có nhiều sông suối, kênh mương và ao hồ; Khí hậu khắc nghiệt,
nắng nóng, mưa nhiều, chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão và áp thấp
nhiệt đới, do đó thường xuyên có hiện tượng lũ, lụt ngập úng, tập trung từ
tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Hệ thống hạ tầng giao thông ở một số
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Hệ thống hạ tầng trường học của Nghệ
An cơ bản đáp ứng cho việc tổ chức dạy học và các hoạt động
giáo dục, ngày càng được phát triển theo hướng hiện đại hóa; việc xây dựng trường
học an toàn và công tác phòng, chống tại nạn thương tích đuối nước luôn được
các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục thường xuyên quan tâm.
b. Quy mô
trường lớp, học sinh
Thời điểm năm học 2016 - 2017:
Cấp học mầm non có 535 trường với
205508 số cháu.
Cấp học tiểu học có 541 trường tiểu học
với 248.925 học sinh.
Cấp học THCS có 412 trường với
175.171 học sinh.
Cấp học THPT có 89 trường với 90.190
học sinh
c. Công tác
phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trong các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh:
Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường phối hợp với các tổ chức chính trị xã
hội trên địa bàn để tổ chức tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống tai nạn thương tích, tại nạn giao thông và
phòng chống đuối nước trẻ em học sinh.
Các nhà trường
chủ động lựa chọn nội dung phòng, chống
tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước phù hợp để tổ chức các hoạt động
giáo dục, dạy học lồng ghép trong các môn học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành kiến
thức kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt tại
nạn giao thông, phòng chống đuối nước cho học sinh;
Bằng nhiều hình
thức như tập huấn, sinh hoạt chuyên môn các cấp để nâng cao năng lực phòng, chống
tai nạn thương tích; xây dựng trường học an toàn cho cán bộ, giáo viên; tập huấn
năng lực dạy học bơi cho giáo viên cốt cán môn giáo dục thể chất, do vậy việc
quản lý học sinh trong trường phổ thông cơ bản có hiệu quả, tuy vậy vẫn còn một
số khó khăn và thách thức;
Cơ sở vật chất của
nhiều cơ sở giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ để tổ chức tốt
các hoạt động giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt dạy bơi cho học
sinh, toàn tỉnh mới chỉ có 6 thường học có bể bơi mini để tổ chức dạy học.
Một số địa phương, trường học chưa
quan tâm đúng mức về công tác phòng, chống tai nạn thương
tích và đuối nước, do vậy việc tổ chức dạy học bơi trong
các cơ sở giáo dục chưa thực hiện được, tỷ lệ học sinh được tiếp cận kỹ năng
bơi còn thấp.
Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học
sinh về phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước cho con
em còn hạn chế. Tình trạng để trẻ em sử dụng phương tiện giao thông không đúng
quy định, để trẻ em đi vào những nơi nguy hiểm, sông suối,
hồ ao mà không có người lớn trông coi còn khá phổ biến.
Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất
còn nhiều hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kinh nghiệm trong
việc dạy bơi và tổ chức các câu lạc bộ về dạy học bơi.
Căn cứ tình hình
thực tiễn địa phương, các văn bản chỉ đạo liên quan UBND tỉnh phê duyệt "Kế
hoạch phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em trong các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017-2020" (sau
đây gọi tắt là Kế hoạch).
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
Từng bước giảm tỷ lệ tai nạn, tỷ lệ tử
vong, tàn tật và thương tích, đặc biệt là do tai nạn đuối nước, tai nạn giao
thông đối với trẻ em trong các cơ sở giáo dục thông qua việc nâng cao nhận thức
cho học sinh, phụ huynh nâng cao năng lực giáo dục, phòng ngừa tai nạn thương
tích và đuối nước cho cán bộ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Kế hoạch thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết
thực phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và của tỉnh, huy động được
các nguồn lực cùng tham gia.
III. MỤC TIÊU
Kiểm soát giảm tỷ lệ từ 5% đến 10% số
học sinh bị tai nạn thương tích năm sau so với năm trước,
đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông.
100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở
giáo dục có Ban Chỉ đạo phòng, chống
tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tai nạn
thương tích, đuối nước trẻ em. Mỗi cơ sở giáo dục bố
trí 01 giáo viên hoặc nhân viên (kiêm nhiệm) làm cán bộ
thường trực trong việc theo dõi và tổ chức thực hiện kế hoạch.
100% cán bộ, giáo viên và nhân viên
nhà trường được tập huấn và có kỹ năng phòng chống, tai
nạn, thương tích, có kỹ năng sơ cứu ban đầu. Các giáo viên giáo dục
thể chất trong các nhà trường được tập huấn và có nghiệp vụ dạy bơi, cứu đuối.
70% cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn trường
học an toàn, những năm tiếp theo phấn đấu mỗi năm tăng 5%
số trường, tăng dần số trường học có bể dạy bơi. Riêng đối với các trường học
đóng trên những địa bàn đã có bể bơi, bằng phương thức xã hội hóa phối hợp tổ chức cá nhân, tập thể để tổ chức dạy bơi cho học sinh.
100% học sinh được hướng dẫn và biết
kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích phù hợp với cấp học,
đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông. Tăng dần tỷ lệ học sinh phổ
thông được học bơi, biết bơi, có kỹ năng tự cứu đuối.
70% trở lên các trường phối hợp với
Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các lớp học
bơi trong và ngoài nhà trường; nhà trường có kế hoạch hiển khai mô hình dạy bơi an toàn phù hợp tại trường.
100% cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm
tuyệt đối an toàn cho trẻ.
IV. NHIỆM VỤ
1. Tiếp tục
chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các quy định của
Chính phủ, Bộ GDĐT, UBND tỉnh và ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể.
2. Tiếp tục
xây dựng và nhân rộng mô hình "trường học an toàn; “Cổng
trường an toàn giao thông”, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước",
"người đi đò mặc áo phao"
3. Tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản
lý, cơ sở giáo dục giáo dục và cộng đồng về phòng, chống
tai nạn, thương tích, đặc biệt đuối nước và an toàn khi tham gia giao thông cho
học sinh.
4. Tăng
cường các giải pháp cải tạo môi trường học tập, vui chơi để giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học; từng bước tăng cường
CSVC như xây dựng bể bơi, các thiết bị cứu sinh ... trong nhà trường.
5. Xây dựng thí điểm mô hình dạy
học bơi trong nhà trường, phấn đấu đến năm 2018 mỗi huyện có ít nhất 01 Trường
học có bể bơi để tổ chức thí điểm dạy học bơi.
6. Phối hợp
liên ngành trong việc thực hiện Kế hoạch; xây dựng và tham mưu
các chủ trương, chính sách trên địa phương để thực hiện tốt
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
7. Kiểm
tra, đôn đốc, đánh giá rút kinh nghiệm tình
hình thực hiện Kế hoạch để chỉ đạo kịp thời có và hiệu quả.
V. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên, học sinh: Các cơ sở giáo dục tăng cường, đa dạng các
hình thức tuyên truyền, giáo dục như:
thông qua bảng tin, pa nô, áp phích,
băng rôn, khẩu hiệu, Website...của nhà trường; tổ chức các buổi câu lạc bộ, tọa đàm, các hoạt động sân khấu hóa; trong các giờ sinh hoạt dưới
cờ đầu tuần và các buổi sinh hoạt lớp...
Xây dựng phong trào “Đội tuyên truyền
nhỏ” trong mỗi nhà trường, mỗi lớp học,
tuyên truyền đến từng học sinh về nguyên nhân, tác hại và cách phòng, chống tai
nạn thương tích và đuối nước. Tăng cường giáo dục an toàn
giao thông, văn hóa ứng xử khi tham
gia giao thông trang bị các kiến thức, luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật, quy định khi tham gia giao thông cho học sinh. Qua đó
giáo dục ý thức đề cao cảnh giác và biết cách ngăn ngừa,
loại trừ các nguyên nhân gây tai nạn có thể xảy ra như: Đuối
nước, tai nạn giao thông, trèo cây, điện giật, bạo lực học
đường...
Phối hợp với các cơ quan báo chí,
truyền thông tăng thời lượng phát sóng, tin bài về chủ đề phòng chống tai
nạn thương tích, đuối nước, nhất là thời gian cao điểm (mùa
hè, dịp lễ, tết, mùa mưa bão,..)
Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao, Công an, cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ,vv... cử các
đội công tác, đội tình nguyện đến các
trường học tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến
bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống tai nạn thương
tích tai nạn giao thông và đuối nước.
2. Tăng cường năng lực, hiệu quả
chỉ đạo và trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn
thương tích, đuối nước và an toàn trường học: Các cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn
thương tích, đuối nước theo từng năm học (bao gồm cả thời gian hè); tổ
chức kiểm tra đánh giá và báo kết quả thực hiện công tác phòng, chống tai nạn
thương tích, đuối nước và trường học an toàn. Các cơ sở giáo dục rà soát, đánh
giá và hoàn thiện các tiêu chí về đảm bảo an toàn trường học theo quy định tại
Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/10/2010 của Bộ GDĐT về
việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định số
4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GDĐT quy định về xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; lồng ghép các
tiêu chí về đảm bảo an toàn trường học với tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia
để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.
3. Nâng
cao năng lực và kỹ năng phòng chống chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên, đội ngũ cộng tác viên: Tổ chức các hội thảo, tập huấn quán triệt các nội dung về phòng, chống
tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em cho các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước của các các đơn vị.
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ dạy bơi cho giáo viên cốt cán môn thể dục của
ngành, trên cơ sở đó, các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục tổ chức
tập huấn nhân rộng cho 100% giáo viên dạy môn thể dục của đơn vị.
Phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên
quan tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên cốt cán các trường học về các
chuyên đề: phòng cháy, chữa cháy; sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; phòng ngừa thảm họa; bảo
đảm an toàn khi tham gia giao thông.
4. Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trong
các hoạt động giáo dục: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn,
hội thảo chuyên đề các cấp xây dựng nội dung, chủ đề và kế hoạch tích hợp, lồng
ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước
trong công tác giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống và trong việc tổ
chức dạy học ở các môn học.
Đa dạng các hình
thức tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, hoạt động của Đội và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
các hoạt động tập thể như giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
hoặc các buổi sinh hoạt lớp về chủ đề liên quan.
Tổ chức các hoạt động, các sân chơi để
giáo dục học sinh về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương
tích, đuối nước giúp các em có các hiểu biết, có kỹ năng
và hành vi phù hợp để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho người khác.
Khuyến khích các cá nhân, tập thể,
các tổ chuyên môn tham gia nghiên cứu, đúc kết và trao đổi kinh nghiệm, các đề tài khoa học sáng tạo để trao đổi nhân rộng các
điển hình về nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em.
5. Tích cực phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước: Các cơ sở giáo dục phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Bộ đội biên phòng... trong việc tuyên truyền,
chỉ dẫn, cảnh báo những địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước.
Phối hợp với các trung tâm học tập cộng
đồng mở các lớp phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân, xây dựng hệ thống cộng tác viên ở
cơ sở trong việc giáo dục, phòng, chống tai nạn thương tích và đuối
nước, đặc biệt chú ý những vùng miền núi khó khăn, vùng
sâu vùng xa và những địa phương có địa bàn đi lại phức tạp.
Thực hiện đảm bảo an toàn giao thông
đường thủy, trên các tuyến đò ngang trong thời gian mưa bão; tổ chức ký cam kết giữa chủ đò với chính quyền địa
phương về việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như áo phao, các thiết bị cứu sinh
theo quy định. Phải đảm bảo 100% học sinh mặc áo phao cứu sinh khi tham gia
giao thông đường thủy hay các chuyến đò ngang.
Chủ động phối hợp, liên kết với các tổ
chức, cá nhân, các trung tâm, doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn có đủ các điều
kiện như bể bơi, các điều kiện cơ sở vật chất đạt chuẩn để tổ chức dạy học bơi cho học sinh.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh để quán triệt tới các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con, em tham gia học
bơi tại các trung tâm các lớp dạy bơi hoặc chủ động dạy
bơi cho con em đối với những phụ huynh có khả năng dạy bơi; quản lý chặt chẽ con em, kiên quyết không
để con em tự học bơi, tự tắm ao, hồ, sông, suối, tắm biển không có người lớn kèm và những nơi có cảnh báo không an toàn.
6. Tổ
chức tốt việc bàn giao
học sinh về địa, phương và gia đình trong hè: Các cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông tổ chức tốt việc bản giao học sinh về địa phương và
gia đình trong thời gian nghỉ hè, tiếp nhận học sinh trở lại trường sau hè.
Chủ động phối hợp với Đoàn Thanh
niên, các tổ chức, đoàn thể tại phường, xã, thị trấn vận động, hướng dẫn phụ
huynh và học sinh thực hiện tốt "Tháng hành động vì trẻ em" hàng năm
với chủ đề “Mùa hè an toàn cho trẻ em để tuyên truyền, triển khai Luật trẻ em và phòng, chống
bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống đuối nước... Trong đó, chú trọng
tổ chức các hoạt động nhằm thu hút trẻ em tham gia như: Diễn đàn trẻ em, tổ chức
các chương trình dạy kỹ năng sống,
phòng chống xâm hại trẻ em, mở các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn
trong môi trường nước.
Khuyến khích các phường, xã, thị trấn xây dựng
và cải tạo các điểm vui chơi an toàn cho trẻ em; tổ chức và thu hút các em tham
gia các hoạt động tại địa phương trong thời gian nghỉ hè: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vệ sinh thôn
xóm, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, người già neo đơn vv..
7. Thực
hiện xã hội hóa việc dạy bơi cho trẻ em: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục khảo sát tình hình cụ
thể của đơn vị để xây dựng kế hoạch và tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đề xuất
giải pháp phù hợp để chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực, xây dựng bể bơi và các
thiết bị cần thiết để tổ chức dạy bơi hoặc phối hợp các trung tâm, cá nhân để tổ
chức dạy bơi cho học sinh tiến tới phổ cập kỹ năng bơi và phòng chống đuối nước
cho học sinh nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do tai nạn đuối nước gây ra.
Trước mắt khuyến khích các cơ sở giáo
dục xây dựng các mô hình bể bơi thông minh có thể di chuyển
được, vừa tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả trong việc dạy
học bơi cho học sinh.
Chỉ đạo việc hoàn thiện, củng cố
phòng y tế nhà trường, mua sắm trang thiết bị, thuốc cấp cứu
theo quy định để cấp cứu kịp thời khi có các tình huống xấu xảy ra.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
Thực hiện theo Quyết định số
2437/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND Nghệ An, kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm:
Nguồn ngân sách nhà nước của sự nghiệp
giáo dục đào tạo cấp tỉnh của địa phương theo phân cấp của
Luật ngân sách nhà nước;
Nguồn thu xã hội hóa, nguồn tài trợ của
các tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh và các nguồn hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch
hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố,
thị xã lập dự toán trình UBND các cấp xem xét phân bổ và cấp phát kinh phí tổ
chức hoạt động hiệu quả.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo
dục và Đào tạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường
trực về phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước trong các cơ sở giáo dục,
chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
UBND các huyện thị xã, thành phố để tổ chức thực hiện, chỉ đạo các phòng Giáo dục
và Đào tạo, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện kế hoạch, theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt chú trọng phòng
chống đuối nước cho trẻ em.
Chủ trì xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống TNTT đối với học sinh; Xây dựng và nhân rộng mô hình “Trường học an toàn phòng chống TNTT”; “Cổng trường an toàn giao thông”. Xác định các nguy cơ gây tai nạn, thương
tích và hướng dẫn cách khắc phục, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích đối với
học sinh trong trường học; triển khai đôn đốc đánh giá, rút kinh nghiệm nhân rộng
mô hình.
Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao, các Sở, ngành liên quan tổ chức bồi dưỡng,
đào tạo giáo viên dạy bơi cho các địa phương; triển khai
các mô hình thí điểm dạy bơi trong trường học nhằm giáo dục cho trẻ em độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ năng an
toàn trong môi trường nước, nhất là công tác phổ cập bơi
cho học sinh tiểu học.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, theo dõi, tổng hợp báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Hàng năm, căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao và tình hình cụ
thể đơn vị, lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển về Sở
Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp với sở
Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức thực
hiện Kế hoạch gồm:
Các hoạt động truyền thông nâng cao
nhận thức phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ
em; Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cộng tác viên, học sinh và cộng đồng.
Phối hợp với các địa phương, các cơ
quan đoàn thể liên quan để chỉ đạo triển khai các hoạt động dạy bơi cho trẻ em (trong đó ưu tiên trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) tại cộng đồng vào dịp hè; Phối hợp kiểm tra, giám sát liên ngành về việc
tổ chức thực hiện Kế hoạch đã ban
hành.
3. Sở Y tế
Phối hợp với Sở GD&ĐT
tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho cán bộ y tế các trường học.
Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện sơ cấp cứu, điều trị cho trẻ em, học sinh bị tai nạn,
thương tích; Cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh
viện, chăm sóc chấn thương thiết yếu và phục hồi chức năng cho trẻ em bị tai nạn thương tích.
Tiếp tục triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình Cộng đồng an toàn
phòng chống tai nạn thương tích do Bộ
Y tế chủ trì.
4. Sở Giao thông - Vận tải
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt
trong các nhà trường;
Phối hợp với các ngành liên quan
trong việc xây dựng các giải pháp nhằm phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy; tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“Người đi đò mặc áo phao”.
Tăng cường công tác kiểm tra; phát hiện,
phối hợp với các cơ sở giáo dục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đảm bảo an
toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn
thương tích cho học sinh, cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đặc biệt phối hợp tập
huấn nâng cao năng lực dạy bơi cho cán bộ, giáo viên giáo
dục thể chất các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
trong việc kiểm tra, quản lý bể bơi, các thiết bị phục vụ dạy học bơi trong nhà
trường.
6. Sở Du lịch
Chỉ đạo các cơ sở, đơn vị kinh doanh
du lịch xây dựng các điểm, khu du lịch đảm bảo an toàn, phòng tránh đuối nước
trong đó có trẻ em như xây dựng nội quy, quy định, cắm biển báo nơi nguy hiểm,
bố trí đội ngũ cứu hộ,...
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với hệ thống các cơ quan
truyền thông tỉnh chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin; Đài Truyền thanh các huyện,
thị, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nội
dung, kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn
đuối nước.
Phối hợp, cấp phép xuất bản các tài
liệu truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ
em cho các ngành, các địa phương.
8. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh
trong việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách
hàng năm theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước; phối hợp
thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
9. Sở Nội
vụ
Phối hợp với Sở GD&ĐT nghiên cứu,
đề xuất tham mưu UBND tỉnh bố trí định biên giáo viên giáo dục thể chất để hỗ
trợ tổ chức dạy bơi cho học sinh trong một số cơ sở giáo dục.
10. Sở
Công thương
Sở Công thương chỉ đạo các đơn vị
liên quan và địa phương để thông báo kịp thời đến các cơ sở giáo dục, học sinh
và nhân dân biết kế hoạch, thời gian xả lũ các hồ đập, để đảm bảo an toàn tính
mạng, tài sản của học sinh, người dân cũng như đảm bảo an toàn hồ đập.
11. Công an Nghệ An
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan chỉ đạo việc thực
hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra về công tác phòng, chống tai nạn thương
tích và đuối nước cho học sinh, các nội dung an toàn giao
thông, giữ gìn an ninh trật tự.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về trật tự, an toàn xã hội, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, quản lý vật liệu nổ,
pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; phối hợp
thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
12. Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
Nghệ An
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
các ngành, các địa phương trong công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trong các nhà trường.
13. Báo Nghệ An, Đài Phát thanh -Truyền hình Nghệ An
Tăng cường các hoạt động truyền thông
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó tập trung tin bài cho công
tác phòng chống đuối nước ở trẻ em.
Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và công tác phòng,
chống tai nạn đuối nước ở trẻ em nói
riêng. Tăng cường đưa tin, đưa bài giới thiệu và tuyên dương các tập thể, cá
nhân điển hình trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em tại các địa phương.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Nghệ An, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh
đoàn, Hội nông dan tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình,
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Kế hoạch có
hiệu quả.
15. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện
Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương
trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; chú trọng
phòng chống đuối nước trẻ em.
Đối với những địa phương có các đập
thủy điện trên địa bàn, phải phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, nhà máy thủy
điện để theo dõi, thông báo thời gian xả lũ các đập thủy điện đúng quy trình,
đúng quy định để người dân được biết và có phương án phòng tránh kịp thời
Xây dựng kế hoạch, tập dượt các
phương án phòng, chống khi có các tình huống do thiên tai, bão lũ xảy ra kịp thời
tránh mọi thiệt hại về người và của có thể xảy ra.
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
rà soát, bổ sung các biển cấm, biển
báo, biển chỉ dẫn tại các đập, ao hồ, các đoạn đường, khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích, đuối nước. Kiểm tra, xử lý, giám
sát chặt chẽ hoạt động của các bến đò ngang, bến dọc sông đảm bảo 100% chủ đò
ký cam kết với chính quyền địa phương về việc chuẩn bị đầy đủ áo phao, các điều
kiện, các thiết bị cứu sinh theo quy định;
Bố trí ngân
sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ 6 tháng, hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống tai
nạn thương tích và đuối nước trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, giai đoạn 2017 - 2020. Các Sở, ban ngành, các địa phương căn cứ chức năng nhiệm
vụ của mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả.