ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2729/2013/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
VÀ SAU ĐẠI HỌC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND,
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị
định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số
05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc công dân
Việt Nam ra nước ngoài học tập;
Căn cứ Quyết định số
1677/2006/QĐ-UBND , ngày 15/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học
và sau đại học với các trường đại học nước ngoài;
Căn cứ Nghị quyết số
53/2013/NQ-HĐND ngày 10/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc sửa
đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại
học nước ngoài;
Xét đề nghị của Văn phòng UBND tỉnh
Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách liên kết đào tạo nguồn
nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài, gồm
các nội dung sau:
1. Mục tiêu, chỉ tiêu:
1.1. Mục tiêu:
- Đào tạo cán bộ có trình độ đại học,
thạc sỹ, tiến sỹ có chất lượng cao ở nước ngoài nhằm phục vụ cho chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực
giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Hồng
Đức và các trường đại học, cao đẳng của tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Chỉ tiêu đào tạo giai đoạn: 2006 - 2015
Tổng chỉ tiêu: 360, phân theo
các lĩnh vực đào tạo như sau:
TT
|
Lĩnh
vực đào tạo
|
Tổng chỉ tiêu
|
Trình
độ đào tạo
|
Đại
học
|
Thạc
sỹ
|
Tiến sỹ
|
1
|
Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Đào tạo các ngành công nghệ mới về gen, di truyền,
tạo giống cây trồng, vật nuôi; Lâm nghiệp.
|
31
|
01
|
21
|
09
|
2
|
Kinh doanh - Quản lý: Đào tạo chuyên ngành về Quản lý dự án đầu tư, quản lý nhân sự; quản
lý và kinh doanh dịch vụ và du lịch; quản lý di sản văn hóa.
|
80
|
09
|
58
|
13
|
3
|
Kiến trúc- xây dựng và KTCN: Đào tạo các chuyên ngành về Lọc hóa dầu, kỹ thuật
điện (nhiệt điện, thủy điện), tự động hóa, cơ khí chế tạo; kiến trúc, xây dựng công trình, quy hoạch đô thị.
|
120
|
33
|
60
|
27
|
4
|
Công nghệ thông tin: Đào tạo các chuyên ngành về công nghệ phần
mềm.
|
29
|
07
|
14
|
08
|
5
|
Sản xuất và chế biến: Đào tạo các chuyên ngành về công nghệ bảo quản và chế biến nông,
lâm, thủy sản phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
|
05
|
00
|
05
|
00
|
6
|
Y tế:
Đào tạo các chuyên ngành chuyên môn sâu kỹ thuật cao về Y tế (không đào tạo
chuyên ngành Y tế cộng đồng, Y tế dự phòng)
|
20
|
00
|
12
|
08
|
7
|
Bảo vệ môi trường: Đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm môi
trường.
|
15
|
00
|
12
|
03
|
8
|
Các lĩnh vực khác: KHTN,
KHXH&NV và Văn hóa nghệ thuật: Đào tạo chuyên
sâu các ngành/chuyên ngành về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Văn hóa nghệ thuật phục vụ chủ yếu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của các trường đại học, cao đẳng của tỉnh.
|
60
|
00
|
50
|
10
|
|
Tổng cộng
|
360
|
50
|
232
|
78
|
2. Đối tượng đào tạo
2.1. Đào tạo đại học:
- Học sinh đạt từ giải ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; đạt
huy chương đồng trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc
tế hoặc có điểm thi tuyển sinh vào đại học, hệ chính quy các khối thi A, A1, B, D1 đạt từ 24 điểm trở lên (không kể điểm ưu tiên và nhân hệ số) và không có môn thi nào dưới
6.0 điểm; đạt từ 21 điểm trở lên (không kể điểm ưu tiên và nhân hệ
số) và không có môn thi nào dưới 5.0 điểm đối với học viên thuộc đối tượng
là người dân tộc thiểu số, người kinh sống lâu năm ở vùng kinh tế đặc biệt khó
khăn (miền núi, biên giới và hải đảo) của tỉnh.
- Có đủ sức khỏe để học tập, công tác
lâu dài theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Có nguyện vọng và cam kết phục vụ
lâu dài tại tỉnh Thanh Hóa theo sự phân công của tỉnh. Thời gian phục vụ gấp 03
lần so với thời gian đào tạo (kể cả thời gian đào tạo nguồn).
2.2. Đào tạo sau
đại học
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học
hoặc cán bộ viên chức, công chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá, giỏi
tại các trường đại học trong và ngoài nước, có điểm thi tuyển sinh vào đại học
hệ chính quy đạt từ 24 điểm trở lên (không kể điểm ưu tiên và nhân hệ số)
và không có môn thi nào dưới 6.0 điểm; đạt từ 21 điểm trở lên (không kể
điểm ưu tiên và nhân hệ số) và không có môn thi nào dưới 5.0 điểm đối với
học viên thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, người kinh sống lâu năm ở
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (miền núi, biên giới và hải
đảo) của tỉnh.
- Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với
nhu cầu của tỉnh; có nguyện vọng và cam kết làm việc tại tỉnh Thanh Hóa tối thiểu
10 năm.
- Có đủ sức khỏe để học tập, công tác
lâu dài theo quy định hiện hành của Nhà nước; học viên sau khi tốt nghiệp đại học,
thạc sỹ theo chương trình đề án phải có thời gian phục vụ địa phương ít nhất là
02 năm (24 tháng). Riêng học viên được trường đối tác cấp học bổng toàn phần được
ưu tiên cử đi đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp.
- Tuổi đời: Không quá 35 tuổi đối với
đào tạo thạc sỹ; không quá 40 tuổi đối với đào tạo tiến sỹ.
- Đối với đào tạo tiến sỹ: Ngoài các
tiêu chuẩn được quy định nêu trên, học viên phải có đề cương nghiên cứu phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được Hội đồng khoa học
chuyên ngành cấp tỉnh thẩm định và đề nghị.
3. Đối tác liên kết
Lựa chọn các trường đại học đẳng cấp
quốc tế trong khu vực và thế giới; trường phải thuộc Top 400 các trường đại học
hàng đầu thế giới và ngành cử học viên đến đào tạo thuộc
Top 200 thế giới theo bảng xếp hạng của một trong ba tổ chức xếp hạng các trường
đại học có uy tín thế giới: Bảng xếp hạng Academic Ranking Word University của
Đại học Giao thông Thượng Hải, bảng xếp hạng Times Higher Education của Vương
quốc Anh và bảng xếp hạng QS Top Universities của Vương quốc Anh.
4. Chính sách hỗ trợ chi phí
đào tạo
4.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo đại học
- Học viên đủ tiêu chuẩn được quy định
tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều này và đạt trình độ tiếng Anh từ 6.5 IELTS
hoặc tương đương trở lên (đối với cử đi học tại các quốc gia có ngôn ngữ chính
là tiếng Anh) hoặc đạt 6.0 IELTS hoặc tương đương trở lên (đối với cử đi
học tại các quốc gia có ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh) được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo (riêng học phí không vượt quá 15.000 USD/năm)
theo chương trình liên kết: 1+ 2+2 hoặc 1+1+ 2 giữa Trường Đại học Hồng Đức và
trường đối tác.
- Riêng đối với học viên đạt huy
chương đồng quốc tế các môn văn hóa trở lên trong các kỳ thi Olympic quốc tế được
cử đi đào tạo toàn thời gian tại nước ngoài và được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo
trong thời gian học.
4.2. Hỗ trợ chi
phí đào tạo sau đại học
- Học viên đủ tiêu chuẩn được quy định
tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều này và đạt trình độ tiếng Anh từ 6.5 IELTS
hoặc tương đương trở lên (đối với cử đi học tại các quốc gia có ngôn ngữ chính
là tiếng Anh) hoặc đạt 6.0 IELTS hoặc tương đương trở lên (đối với cử đi
học tại các quốc gia có ngôn ngữ chính không phải là tiếng
Anh) được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo (riêng học phí không vượt quá 15.000
USD/năm).
- Học viên thuộc đối tượng do cơ quan nhà nước của tỉnh cử đi đào tạo được hưởng mọi chế độ
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4.3. Khuyến khích
học viên tìm học bổng từ các nguồn kinh phí
ngoài ngân sách nhà nước
Học viên đủ tiêu chuẩn được Chủ tịch
UBND tỉnh cử đi đào tạo tại các trường đại học nước ngoài được nhận học bổng từ
các tổ chức, cá nhân từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước (trừ trường hợp học viên được miễn, hoặc giảm kinh phí đào tạo theo quy định của cơ sở
đào tạo) được thưởng 01 lần cho toàn khóa học với mức thưởng bằng 50% giá trị học
bổng. Mức thưởng cùng với phần học phí tỉnh hỗ trợ cho học
viên trong 01 năm không vượt quá 15.000 USD. Thời gian thực hiện: Sau
khi học viên hoàn thành chương trình đào tạo và trở về địa
phương nhận công tác theo sự phân công của tỉnh.
4.4. Đối với học viên không đủ điều kiện theo học các chương trình liên kết ở bậc
đại học
Học viên đủ điều kiện tham gia Đề án,
sau khi kết thúc khóa đào tạo nguồn (tiếng Anh) tại Trường Đại học Hồng Đức nếu
không đạt yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của Đề án để cử đi đào tạo tại các
trường đại học nước ngoài thì sẽ được xem xét nhận vào Trường
Đại học Hồng Đức để học đại học và được ưu tiên lựa chọn ngành nghề đào tạo phù
hợp.
4.5. Đối với học
viên nghèo học giỏi
Khuyến khích các nhà đầu tư, các cơ
quan, tổ chức cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế trong tỉnh tài trợ, đỡ đầu hoặc đầu tư thêm cho học viên nghèo đủ điều
kiện tham gia Đề án ngoài phần kinh phí hỗ trợ của tỉnh và được ưu tiên tuyển dụng
sau tốt nghiệp.
5. Quy định việc bồi hoàn kinh
phí
5.1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí:
- Học viên không tham gia khóa học
khi đã đăng ký nhập học và đã được cấp kinh phí đào tạo; tự ý bỏ học, thôi học
trong thời gian cử đi đào tạo; không được cấp văn bằng, chứng nhận đã hoàn
thành khóa học (trừ trường hợp bất khả kháng); bị đuổi học hoặc bị trục xuất về
nước;
- Không chấp hành sự phân công công
tác của cơ quan cử đi đào tạo; bỏ việc hoặc tự ý thôi việc khi chưa phục vụ đủ
thời gian theo quy định hiện hành.
5.2. Mức bồi hoàn
kinh phí:
Học viên thuộc các đối tượng được quy
định tại Điểm 5.1, Khoản 5, Điều này phải bồi hoàn kinh phí đào tạo (gồm cả
sinh hoạt phí, học phí và các khoản chi phí khác được nhà nước cấp). Mức bồi
hoàn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Chính sách sử dụng nguồn
nhân lực được đào tạo từ Đề án
- Học viên sau khi hoàn thành chương
trình đào tạo đại học, sau đại học trở về nước được ưu tiên bố trí vào các cơ
quan trong hệ thống chính trị của địa phương. Việc tiếp nhận vào biên chế công
chức, viên chức Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ tiếp nhận học viên của Đề án
làm việc tại cơ sở của đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Việc tiếp nhận
học viên của Đề án được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng giữa học viên, đơn
vị tuyển dụng lao động và Sở Nội vụ (cơ quan đại diện cho UBND tỉnh trong việc quản lý nguồn nhân lực được đào tạo từ Đề án).
7. Kinh phí thực hiện
- Việc cấp phát kinh phí cử học viên
đi đào tạo theo mô hình liên kết hoặc toàn thời gian ở nước ngoài thực hiện
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Nguồn kinh phí: Bố trí từ nguồn
ngân sách hằng năm của tỉnh Thanh Hóa.
8. Thời gian thực hiện Đề án: Đến hết năm 2015.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Trường Đại học Hồng Đức có trách
nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành: Kế
hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên
quan tổ chức triển khai thực hiện cơ chế chính sách này trên
địa bàn toàn tỉnh; quy định, hướng dẫn về trình tự hồ sơ,
thủ tục thực hiện chính sách đảm bảo công khai minh bạch,
dễ thực hiện, dễ kiểm tra và không trái với quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo
từng năm đối với từng ngành, từng trình độ đào tạo đảm bảo
sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và đào tạo gắn với nhu cầu sử
dụng của các cơ quan đơn vị của tỉnh; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt;
định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND
tỉnh;
- Ký hợp đồng với học viên về việc cam
kết thực hiện đúng các yêu cầu được quy định tại Quyết định này.
2. Sở Tài chính căn cứ kế hoạch đào tạo
của Đề án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hằng năm, định mức chi phí đào tạo
của các trường nước ngoài và quy định mức sinh hoạt phí của từng nước theo quy
định hiện hành của nhà nước lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án để bố trí vào
dự toán ngân sách hằng năm của tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị,
UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng
nguồn nhân lực được đào tạo từ Đề án để bổ sung vào biên chế hằng năm của đơn vị; không tuyển dụng nguồn nhân lực ngoài Đề án trong khi nguồn nhân
lực của Đề án đang có nhu cầu được tuyển dụng và phù hợp với
yêu cầu của đơn vị.
4. Sở Nội vụ có
trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch
và phương án tuyển dụng nguồn nhân lực được đào tạo từ Đề án vào các cơ quan, đơn
vị trong tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng quy chế quản lý học viên
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10
ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4277/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế chính sách liên kết
đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học
nước ngoài; mọi quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này đều
bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban của Tỉnh ủy;
- VPĐĐBQH và HĐND tỉnh; các Ban của HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trịnh Văn Chiến
|